Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 17A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 17A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Khóa học “Liễu Phàm tứ huấn” của chúng ta lần trước đã giảng tới “Phương pháp sửa lỗi”. 4 phần lớn trong “Liễu Phàm tứ huấn”, thứ nhất là “Luận về lập mệnh”. Con người muốn thay đổi vận mệnh, trước hết, tâm lượng phải lớn, gọi là lượng lớn phước lớn. Tâm con người, nếu như có thể suy nghĩ cho chúng sanh thiên hạ, vận mệnh của họ chắc chắn thay đổi hết sức nhanh.

Lần trước chúng ta nói tới “Phương pháp sửa lỗi”. 1 người thật sự chịu đoạn ác tu thiện, họ sẽ xuất hiện rất nhiều điềm báo cát tường. Lần trước chúng ta có nhắc tới. Tâm thần họ khoáng đạt, trí huệ khai mở, “Hoặc gặp nhũng đạp mà xúc niệm giai thông. Hoặc gặp oán thù mà chuyển sân thành hỉ. Hoặc mơ ói ra vật đen. Hoặc mơ vãng thánh tiên hiền, dẫn dắt tiếp đón. Hoặc mơ bay bổng thái hư. Hoặc mơ tràng phan bảo cái. Những việc hy hữu, đều là cảnh tượng tội nghiệp tiêu trừ”. Một người thật sự đức hạnh không ngừng tăng trưởng. Lúc nãy đoạn này là phần sau cùng trong “Phương pháp sửa lỗi”

Rất nhiều người đọc xong rồi nói, hình như tôi không có những điềm báo tốt này, thật ra không cần cố ý tìm cầu những điềm báo tốt này. Quý vị đi ngủ mà không nằm mơ gì, 1 giấc ngủ tới sáng đã là người có phước báo rồi. Cũng rất có thể do quý vị y giáo phụng hành rồi, vốn dĩ lòng tin rất đầy đủ, không cần Phật Bồ tác cố ý vào giấc mơ của quý vị xoa đầu nữa. Nghĩa là quý vị rất có lòng tin, hoặc quý vị là học sinh ngoan, không cần cố tình say hello với quý vị. Cho nên, học sinh tốt trong tâm chúng ta biết y giáo phụng hành là đúng rồi. Tất nhiên những điều này đều là điềm báo rất tốt, đều là kết quả tốt khi chính mình tiêu trừ tội nghiệp. Nhưng khi có những điềm báo tốt, những điềm lành này:

“Nhưng đừng chấp đó mà tự cao”.

Không thể tự mình vui mừng, hoan hỉ. Thật ra vui mừng cũng là phiền não, hoan hỉ cũng là phiền não. Do quý vị tham chấp sự vui mừng đó, đi khoe với người ta, như vậy ngạo mạn sẽ khởi lên, phiền não cái sau tiếp nối cái trước, cho dù là điềm báo tốt cũng sẽ biến thành không tốt. Cảm thấy điềm báo tốt này, bản thân mình không chịu tiếp tục hạ công phu để nâng cao, “dương dương tự đắc”, như vậy cũng không lý tưởng, ở đây nói không được vẽ vòng trói mình. Cho nên những điềm báo tốt này cũng không được để trong tâm, vẫn phải dũng mãnh tinh tấn mới đúng.

Tiếp đó có kể 1 tấm gương người xưa sửa sai hết sức tốt, ông không chỉ thận trọng cẩn thận, có nghị lực cầu tiến bộ, hơn nữa lại không tự mãn, không vẽ vòng trói mình. Lấy ví dụ là 1 vị hiền đức thời Xuân Thu, tiên sinh Cừ Bá Ngọc. Nói tới hồi ông 20 tuổi.

“Đã thấy lỗi lầm ngày trước, mà tận tâm sửa đổi”

1 người có thể phát giác ra lỗi lầm ngày trước của mình, có nghĩa là ông không lừa gạt chính mình. Bản thân có lỗi lầm không chịu thừa nhận, đó là biến thành gạt mình, kế đó lại đi gạt người. Cho nên điều đáng thương nhất cuộc đời thật ra là lừa gạt chính mình. Ví dụ nói chúng ta sống chung với người ta, thảo luận 1 số việc, tranh sự đúng sai, bản thân mình tâm trạng nổi lên, khí nóng bốc lên, còn tiếp tục tranh đúng sai nữa không? Lửa đã bốc lên rồi, mình đúng hay sai? Mình đã sai rồi, còn đi tranh đúng sai với người ta. Cho nên nhận thấy lỗi lầm ngày trước của mình, thậm chí 1 câu nói sai, 1 ý niệm sai vừa mới đây, đều phải là người không gạt mình mới làm được.

Giống như ngày nay tôi lầm lỗi hết sức nhiều. Lấy ví dụ, vừa hay bữa nay khi tan lớp, 1 vị trưởng bối, 1 vị nữ sĩ ngồi phía sau tôi, đột nhiên cô đi tới bên cạnh tôi, hình như đã lấy hết dũng khí mới nói chuyện với tôi.

Tôi từng nghe 1 em nhỏ, hình như là 9 tuổi, em nhỏ đó nói trước khi nói chuyện với tôi phải hít thở sâu 3 lần. Tôi liền kiểm điểm mình nhìn có vẻ rất đáng sợ, người ta nói chuyện với mình, mấy em nhỏ sợ tới nỗi phải hít thở sâu 3 lần mới dám nói chuyện với tôi. Nho gia thường nói “trung thứ chi đạo”, sự “thứ” này tức là thời thời nghĩ cho người khác. Ví dụ nói chúng ta làm công tác lãnh đạo, cấp dưới muốn góp ý với chúng ta, thật ra họ đều phải hít thở sâu mấy lần mới tới nói với chúng ta, cho nên nếu như thấu hiểu được điểm này, khi nghe cấp dưới góp ý với chúng ta, phải nên khâm phục dũng khí chính trực của họ, sau đó cảm ơn sự hộ niệm của họ đối với chúng ta, sẽ rất dễ tiếp thu ý kiến của những người bên dưới cho chúng ta.

Tôi nhìn thấy trưởng bối này, khi cô nói chuyện với tôi còn hơi căng thẳng. Cô nói “Thầy Thái, mấy ngày nay tôi ngồi sau lưng thầy, tôi quan sát thấy hai chân thầy mở ra rất rộng”. Quý vị coi, khi cô nói ra câu này, tôi là giác hay là mê, tự mình có phân biện được không? Tôi liền nói tiếp 1 câu: “Tôi từ nhỏ đã như vậy rồi”, nhưng tôi vừa nói câu này xong, tôi liền cảm thấy ý niệm của mình không đúng. Thật ra mà nói, tại sao cô nói câu này với tôi? Cô quan tâm tôi. Tôi liền tiếp nhận sự quan tâm của cô, phước báo của tôi chẳng phải tới rồi sao? Tôi còn động những ý niệm khác, còn phải giải thích 1 phen “Từ nhỏ tôi đã vậy rồi, tôi là bất đắc dĩ”, quý vị câu này tiếp câu kia, “tôi là bất đắc dĩ”, chẳng phải đang tìm cớ sao? Chỉ cần người ta chịu cho quý vị phương pháp, quý vị chịu làm thật, quý vị không tìm cớ thì đã tiến bộ rồi.

Chúng ta mau chóng ngăn chặn ý niệm, đừng giải thích nữa, nghe trưởng bối này nói. Quả nhiên tặng tôi 1 pháp bảo, cô tặng tôi 1 sợi dây thừng, sau đó có thể cột 2 chân tôi lại với nhau, như vậy chân tôi sẽ không mở ra nữa, như vậy sẽ có tác dụng điều chỉnh 2 chân tôi, tôi bị bác sĩ chẩn đoán là “chân ếch”. Đây là kết quả, nguyên nhân là gì? Thể chất không tốt, thiếu vận động, cải thiện thể chất là được rồi. Dây thừng này quả thật rất hữu ích, tôi vừa quay về liền dùng ngay. Không chỉ bình thường khi lên lớp có thể dùng, nhất là khi ngủ, do thời gian ngủ rất dài, 6 tiếng đồng hồ, 7 tiếng đồng hồ, quý vị nghĩ 2 chân cứ xòe ra, chân ếch, cột nó lại, dần dần nó sẽ được điều chỉnh.

Quý vị coi, ý niệm này không đúng phải quán chiếu. Quán chiếu là gì? Là biết lỗi, còn chưa sửa. Sau khi biết rồi còn phải hối lỗi, sám hối, sau đó hạ quyết tâm, mình nhất định phải sửa nó lại mới là sửa lỗi.

Ông có thể thấy lỗi ngày trước, hơn nữa càng khiến người khâm phục là “tận tâm sửa đổi”, hạ quyết tâm đi sửa. Chúng ta khi đọc được câu kinh này liền nghĩ, mình cũng muốn sửa, tại sao không thể tận tâm sửa đổi? Có tâm muốn sửa, nhưng không đủ kiên nhẫn, không đủ quyết tâm, quý vị hạ quyết tâm lại có kiên nhẫn chắc chắn sửa được. Nhưng tại sao không đủ kiên nhẫn? Đó là tùy thuận tập khí của mình khá là mạnh, nguyện lực không đủ, cảm giác sứ mệnh không đủ. Ví dụ mình muốn vinh hiển tổ tiên, không thể khiến tổ tiên mất mặt, chúng ta có động lực chắc chắn sẽ không ngừng sửa lỗi, nâng cao chính mình. Ví dụ chúng ta phải báo ân Khổng Tử, báo ân thánh hiền, vậy quý vị sẽ hạ quyết tâm đi sửa đổi. Chúng ta dây dưa qua ngày, cẩu thả, thì rất khó sửa. Cho nên con người, động lực của họ ở đâu? Tri ân, cảm ân, báo ân. Báo ân cha mẹ, báo ân sư trưởng, báo ân tổ tiên, báo ân thánh hiền.

Cho nên người thật sự quý duyên, người thật sự tri ân, báo ân không nhiều, họ thật sự phát từ nội tâm mà trân quý, cảm ân, họ sẽ có động lực dồi dào bất tuyệt.

Tu hành phải nên là “tăng đức hạnh, bớt lỗi lầm”, phải nên nguyện tâm không ngừng nâng cao, cái này mới là trạng thái tu đạo. Không thể giải đãi, không thể thoái lui, không thể không dũng mãnh, tu thân tu từ căn bản, tức là tu từ tâm địa. Tâm thái này, chỉ cần có 1 thái độ thoái lui, tất cả thái độ khác đều thoái. Khiêm tốn thoái lui, những cái khác đều thoái; sự tỉ mỉ, nghĩ cho người khác thoái lui, trên cơ bản tất cả những tâm thái đúng đắn khác có thể đều theo đó thoái lui; tâm lợi chúng thoái lui lại trở nên khiêm tốn, không thể nào. 1 cái thoái tất cả thoái, 1 cái tăng tất cả tăng. Cho nên, từ tâm địa đi quán chiếu chính mình, sẽ không dễ gì gạt mình.

Tiếp theo kinh văn nhắc tới:

“Tới 21 tuổi, biết lỗi lầm sửa đổi năm trước chưa tận”.

Tiên sinh Cừ Bá Ngọc tận tâm tận lực sửa sai, nhưng tới năm ông 21 tuổi, lại thấy năm 20 tuổi sửa lỗi chưa triệt để. Quá trình sửa lỗi, có thể hành vi chúng ta không còn nữa nhưng ý niệm vẫn còn, ý niệm này vừa có thô có tế.

Cho nên người xưa nhắc nhở chúng ta “tế hành bất căng, chung lụy đại đức”, những hành vi không tốt rất vi tế của chúng ta, thậm chí là ý niệm không tốt, đều không cẩn thận đi điều phục đối trị, dần dần nó sẽ chướng ngại đức hạnh của chúng ta. Tục ngữ chúng ta, ví dụ như “hồi nhỏ trộm kim, lớn lên trộm vàng”, tiếng Mân Nam nói “lỗ nhỏ không vá, lỗ lớn sẽ rất khổ sở”. Hành vi không tốt này của quý vị dù nhỏ tới đâu, quý vị không cố gắng sửa, dần dần nó sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng.

“Biết lỗi lầm sửa đổi năm trước chưa tận”.

Lỗi không sợ, chỉ cần chịu sửa, thì có thể từ từ đối trị. Sửa lỗi phải rất có kiên nhẫn, chúng ta có lúc chính mình trong quá trình sửa đổi sẽ có tiến tiến thoái thoái, sau cùng không kiên nhẫn, còn nổi nóng với mình thì không cần thiết.

“Tới 22 tuổi, nhìn lại 21 tuổi, tựa như trong mộng”.

22 tuổi ông nhận thấy, bản thân mình 21 tuổi còn rất nhiều lỗi lầm. “Trong mộng” là giống như cảm thấy thời gian trôi qua oan uổng, không khiến mình giữ gìn rõ ràng, giác chiếu sai lầm của mình. Cho nên cứ vậy năm này nối tiếp năm kia.

“Năm này qua năm khác, dần dần sửa đổi”.

Ông từng bước hạ công phu trong tập khí của mình.

“Đến năm 50, còn biết được lỗi năm 49”.

Tới năm 50 tuổi, vẫn có thể kiểm điểm được lỗi lầm trước năm 49 tuổi của mình. Ở đây là nói tới mỗi năm đều phản tỉnh lỗi lầm, cho nên năm năm sửa, tháng tháng sửa, ngày ngày sửa, thời thời sửa, sau cùng luyện tới niệm niệm sửa. Ý niệm không đúng, “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, sửa đổi nó lại.

“Học vấn sửa lỗi của người xưa như vậy”.

Người xưa khi cầu học vấn, thái độ sửa sai của họ, hạ công phu đều tới mức độ như vậy. Chúng ta thấy thánh hiền xưa hạ công phu như vậy, và căn bản của họ lại tốt hơn chúng ta, chúng ta nếu như không dùng công phu này, thì đời này muốn thành tựu cũng quá khó. Cho nên thật sự chúng ta phải dũng mãnh hơn cả người xưa, do cơ sở của họ tốt hơn chúng ta, môi trường của họ không quyến rũ như chúng ta, chúng ta hạ công phu không thể thua kém họ.

Tiếp theo tiên sinh Liễu Phàm nói:

“Bọn ta thân là phàm lưu”.

Chúng ta đều thuộc dạng phàm phu tục tử, đều chưa khế nhập cảnh giới thánh hiền. Tất nhiên “bọn ta thân là phàm lưu” tinh thần chủ yếu của câu này là giúp chúng ta sáng suốt biết mình. Trình độ của mình bây giờ như vậy, mình phải thấy rõ ràng mới chịu hạ công phu, câu này không phải ý chán nản, không phải phủ nhận chính mình, không phải, đây là sáng suốt biết mình. Còn “phàm lưu”, chúng ta rất bình tâm quán chiếu chính mình, có lẽ là:

“Tội ác như nhím”.

Tội lỗi chúng ta phạm phải, thậm chí là tội lỗi trong 1 ngày, giống như con nhím, trên thân con nhím có rất nhiều gai, gai của nó đếm không hết. Tội lỗi đó giống như gai nhím vậy, số lượng rất nhiều, mặc dù lỗi lầm rất nhiều.

“Mà nhớ lại chuyện cũ, nếu thường chẳng thấy có lỗi lầm gì, do tâm thô mắt mờ vậy”.

Nhưng nhớ lại quá khứ của mình, hình như không nhớ ra mình có những ngôn hành sai lầm gì, thậm chí ý niệm sai lầm gì. Tại sao không nhớ ra, quán chiếu không được? “Do tâm thô mắt mờ”, tức là tâm mình quá thô thiển, dục vọng quá nhiều, “dục khiến trí mê”, chính mình không cách nào quán chiếu, giác chiếu. Sự “tâm thô” này giống như nhìn không thấy, cảm nhận không được. “Mắt mờ” tức là giống như bị bệnh mắt, bị che phủ, quan sát không thấy vấn đề, sai lầm.

Tất nhiên, câu này nếu như chúng ta cũng có cảm giác này, thì phải đột phá. Do không sửa sai, tội nghiệp này tạo càng nhiều, tập khí càng nghiêm trọng, thì sẽ chà đạp chính mình, chà đạp thời gian. Hơn nữa người muốn sửa sai, tuổi càng lớn sửa càng khó khăn, do những thói quen đó ngày càng nghiêm trọng. Cho nên người muốn sửa sai, muốn nâng cao chính mình, phải tranh thủ thời trẻ, tranh thủ lúc sức khỏe còn tốt mà hạ công phu. Quý vị coi, nếu như sức khỏe không tốt, làm sao dụng công tinh tấn được. Ví dụ muốn đọc kinh, có thể đọc 10 phút, 20 phút thể lực không được nữa, liền ngủ gật, cho nên tinh tấn phải tranh thủ sớm.

Nếu như chúng ta phát giác, chính mình hình như quán chiếu không được lỗi lầm của mình, nhất định phải chủ động tìm cách khắc phục. Ví dụ thường đọc kinh điển đối chiếu chính mình; ví dụ “người hành thiện, ta học theo”; “kẻ hành ác, ta phản tỉnh”, quý vị từ lỗi lầm của người khác, liền quay đầu lại phản tỉnh, mình có lỗi lầm giống họ không. Quý vị chỉ cần nhìn thấy cái thiện của người khác, liền hỏi chính mình, mình có học theo chưa; thấy cái ác của người khác, liền phản tỉnh. Mỗi ngày tâm học hỏi, tâm phản tỉnh này đều được giữ gìn, dần dần có thể phát giác ra chỗ thiếu sót của mình. Tất nhiên những quán chiếu này phải biến thành thói quen, phải tập thành thói quen. Cho nên công khóa sớm tối không được đoạn, buổi sáng nhắc nhở chính mình, buổi tối phản tỉnh chính mình, từ trong kinh điển nhắc nhở và phản tỉnh. Sau đó phụng hành như “Đệ tử quy” nói “nghe khen sợ, nghe chê vui, người đạo đức, tới thân cận”, chính mình rất chân thành biểu đạt với đồng tham đạo hữu bên cạnh, hy vọng họ có thể giúp đỡ mình, nhận ra những chỗ không đúng của mình, nhờ họ chỉ ra cho mình. Tất nhiên khi người ta nhắc nhở chúng ta, chúng ta phải dùng tâm hoan hỉ mà tiếp nhận, tâm cảm ân mà cảm tạ, vậy người ta mới càng vui lòng nhắc nhở chúng ta, điều này rất quan trọng. “Người trong cuộc mê, người ngoài cuộc tỉnh”.

Nhất là người có gia đình, chúng ta nghĩ coi, người nhìn thấy vấn đề của chúng ta có thể là người nhà của chúng ta, phải không? Do họ gần gũi chúng ta nhất, hành động ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta họ đều nhìn thấy rõ ràng. Cho nên, ngày nay đi cúi đầu với 1 nửa kia, sau đó nói với 1 nửa đó: “Anh không muốn chà đạp thời gian, anh không muốn đời này trôi qua oan uổng như vậy, anh muốn cố gắng dùng cuộc đời này thành tựu đức hạnh của mình, anh muốn làm gương tốt cho con cái. Cho nên sau này anh có lỗi lầm gì, xin em chỉ ra giúp anh”. Sau đó cúi đầu với họ, OK? Nhìn vẻ mặt của mọi người hơi bị khó khăn. Nói mọi người nghe, sửa sai rất đau khổ, cảm giác của mọi người bây giờ là bình thường, sửa sai, lấy 1 so sánh, giống như muốn lột từng lớp da của quý vị vậy, có đau không? Tất nhiên đau. Nhưng sau khi lột ra rồi, quý vị sẽ vui vẻ, tại sao? Quý vị không bị dục vọng này khống chế nữa, quý vị sẽ ngày càng vui vẻ tự tại.

Cho nên Khổng Tử nói “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”, “thời” là thời thời y giáo phụng hành. “Tập” là làm theo. Quý vị coi trên chữ “tập” có 1 chữ vũ trong lông vũ, bên dưới có chữ “bạch, đó là chữ hội ý, nghĩa là gì? Lông chim, chim chẳng phải xòe cánh ra sao? Nó biết bay, không phải nó sanh ra là đã biết bay, nó nhất định đã luyện tập rất nhiều, có thể va chạm rất nhiều lần nó mới bay được, đúng chưa? Nó vừa nhấc cánh mình lên, lông vũ trắng tinh dưới bụng nó liền lộ ra, cho nên mới có 1 chữ “bạch” ở dưới.

Quý vị chưa nhìn thấy chim bay đúng chưa? Điều này không trách mọi người. Tôi bây giờ đang thấy “thứ đạo” này rất khó. Tại sao khi đang tường thuật điểm này tôi cảm thấy rất tự nhiên, nhưng nhìn nét mặt của quý vị lại không tự nhiên. Không phải vấn đề của quý vị, nói mọi người nghe, tất cả đều là vấn đề của mình. Khi chúng ta cảm thấy người khác không bình thường, là do chính mình không bình thường, thật vậy. Cho nên sư trưởng có nói: “Người khác sai cũng là đúng”, câu nói này rất có trí huệ nhân sinh.

Ví dụ lấy tình hình vừa rồi, tôi nói khi 2 đôi cánh giang ra thì nhìn thấy da bụng trắng trắng, bên dưới rất nhiều người không có phản ứng, không có phản ứng chắc chắn là đúng rồi. Tôi còn ở đó “Ôi, sao quý vị không phản ứng?”, ý niệm này của tôi sai rồi. Tôi liền nghĩ tới, do hồi nhỏ tôi nuôi bồ câu, tôi dã thấy bồ câu ở đó tập bay, hơn nữa không phải mẹ nó theo nó, là tôi theo nó. Cho nên, động tác nó vừa làm xong, da bụng lộ ra, tôi liền hiểu được tình cảnh đó rất dễ dàng. Nhưng có thể trong quá trình cuộc đời quý vị, chưa có sự thể hội này, cho nên người khác sai cũng là đúng, tôi đúng cũng là sai. “Đúng vậy, rõ ràng là như vậy, sao quý vị không có phản ứng?”, quý vị coi bản thân mình còn chưa dung thứ thấu hiểu người khác. Cho nên thứ đạo, thật ra mà nói, gần đây luôn cảm thấy mình không có thứ đạo, cứ luôn phạm lỗi này.

Trước đây không lâu, tôi cảm thấy có mấy người bạn, họ bởi vì 1 câu người ta nói, họ rất buồn lòng, có người hai ba năm còn chưa nguôi ngoai. Tôi nghe họ ở đó kể những chuyện đau lòng đó, thật sự nói tới câu đó nước mắt cũng chảy xuống. Tôi ngồi đó nghĩ, mặc dù giả vờ nghe rất nghiêm túc, trong lòng lại nghĩ, có khoa trương vậy không? Quý vị coi thứ đạo không có, có thứ đạo phải nên cùng họ chảy nước mắt, cảm thông thấu hiểu. Cho nên, biết được, ngộ được, làm được, và có được, cảnh giới không giống nhau. Nhìn có vẻ hình như biết rồi, thật ra thể hội không sâu.

Kết quả đột nhiên có 1 ngày, có người nói với tôi 1 câu, câu đó nói ngay lúc đó, tôi chỉ thấy có chút không thoải mái. Kết quả tối hôm đó đi ngủ, câu nói đó cứ tới miết, tôi ở đó trằn trọc, xoay qua trở lại ngủ không được, cuối cùng cảm nhận được đau lòng là sao. Kết quả 2 ngày ngủ không được. Tôi đột nhiên nhớ lại người ta chia sẻ với tôi, nghe 1 câu nói mà đau khổ cả mấy năm, khi tôi tình cờ gặp lại họ, có thêm 1 chút tâm từ bi. Cho nên con người thật sự phải thông qua 1 số thể hội, tâm cảnh của mình mới có thể nâng cao.

Nhưng tôi ở đó 2 ngày không ngủ được, tôi đột nhiên khởi lên ý niệm, tôi còn tiếp tục không ngủ được sao? Không được. Quý vị coi bình thường giảng cho người ta nghe, giảng rất nhẹ nhàng, “Mọi người ghi nhớ nhé, không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm, giữa 1 niệm liền chuyển nó lại”, kết quả chính mình 2 ngày ngủ không được, chuyển mãi không được. Tôi ở trên bục chia sẻ bài học, tôi cảm thấy very dangerous, luôn nói mãi cho người khác nghe, hình như nói rất nhẹ nhàng, dần dần cảm thấy hình như những đạo lý này đều rất đơn giản, trên thực tế bản thân mình chưa làm được. Cho nên tôi vẫn luôn đọc “không gạt mình, không gạt mình”, không dễ dàng. Đột nhiên khởi lên ý niệm này, không thể để phiền não, đau khổ tiếp tục nối tiếp nữa, mau mau chuyển niệm.

Khiến người ta nói lời khắc nghiệt như vậy, nhất định là mình ép họ tới nỗi họ không thể không nói câu đó, đúng chưa? Đó vẫn là do mình ép họ. Cho nên người khác sai cũng là đúng. Nếu như mình không ép họ thành như vậy, họ có thể nói lời đó không? Vừa chuyển như vậy, là chính mình sai, thì không thấy họ sai nữa. Tốt rồi, có thể ngủ rồi. Quý vị nói, “Nghĩ lại, thật sự cũng không làm việc gì quá đáng, sao họ đối với mình tàn nhẫn vậy?”, lại nhớ lại lời Đức Phật nói, đời này quý vị tìm không được nguyên nhân, chắc chắn có nguyên nhân, đời trước. “Muốn biết nhân đời trước, thì coi quả đời này”. Đời trước mình cũng tàn nhẫn với họ như vậy, ngày nay họ mới đối với mình như thế. Oan oan tương báo không bao giờ hết, nhưng khởi đầu vẫn do mình có lỗi với họ, mình không thể oan oan tương báo với họ, 2 người cùng nhau báo tới địa ngục, vậy thì quá ngu si. Đời này chuyển oan thân bình đẳng, chuyển oan thành pháp quyến, thành người thân mới được. Quý vị coi Đức Phật cho chúng ta giáo huấn: “Oan thân bình đẳng” xếp cái gì phía trước? Oan. “Sanh Phật bất nhị”, tâm bình đẳng, cung kính của chúng ta nhìn thấy trong câu này, sanh Phật bất nhị đem chúng sanh đặt phía trước, Phật đặt phía sau, quý vị coi sự khiêm tốn, cung kính đó. Tôi đang chuyển những ý niệm này, nói mọi người nghe, phiền não là thật hay là giả? Quý vị coi nó là thật, thì 2 ngày ngủ không được. Quý vị chuyển nó đi, nỗi khổ của quý vị buông xuống, niềm vui liền tới.

Sau đó tôi lại khởi 1 ý niệm, tôi không chỉ không buồn khi thấy họ, nếu nhìn thấy họ, tôi đối với họ cung kính nể phục. Do tôi thấy họ là quý nhân trong cuộc đời tôi. Khởi lên ý niệm gì? Tức là 1 câu nói của họ khiến tôi đau khổ, nghĩa là sao? “Ngã chấp” của tôi hết sức hết sức nặng. Nếu như tôi không có cái tôi, làm sao có nỗi khổ này? Ngã chấp nặng tới mức độ nào? 1 câu nói có thể khiến tôi 2 ngày không ngủ được, thật nghiêm trọng.

Tôi ra ngoài trao đổi với mọi người văn hóa truyền thống đã 9 năm, nhận được tiếng vỗ tay nhiều như vậy, tôi đã đánh mất mình trong tiếng vỗ tay đó, không còn biết mình nặng mấy lạng. 1 câu nói của người ta khiến tôi ngã sấp, khiến tôi không cách nào chuyển, thì sao có công phu được? Cho nên, 1 câu nói của họ giúp tôi nhìn rõ chính mình, cứu huệ mạng của tôi, tôi không thể sống hồ đồ mịt mờ như vậy, mau mau cố gắng hạ công phu, niệm niệm vì người, không thể để ngã chấp ngày càng nặng. Cho nên họ là quý nhân của tôi, tiếng vỗ tay khích lệ của người khác tôi đều không nhìn thấy vấn đề của mình, 1 câu nói của họ giúp tôi thấy rõ ràng, cho nên quý vị coi, khổ vừa chuyển liền biến thành vui.

Còn nữa, cũng phải phản tỉnh chính mình, bản thân tôi có từng nói câu nào khiến người ta mất ngủ không? Các vị trưởng bối các bạn, nếu tôi đã từng nói câu nào khiến quý vị ngủ không được, tan học quý vị phải nói với tôi, tôi phải sám hối với quý vị, phải không? Phải sửa. Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không thể tạo nghiệp mới, không thể không bỏ qua cho người ta, cái này đều là thứ đạo. Chính mình cảm thấy khổ, “điều mình không muốn, không làm cho người”, quý vị không thể cho người ta những đau khổ này.

Bây giờ cảm thấy “thứ đạo” này không hề dễ, kể cả người chưa kết hôn, có thể cảm nhận được sự chua cay ngọt đắng của người đã kết hôn không? Người chưa làm cha, có thể cảm nhận được tâm trạng người làm cha nửa đêm thức dậy không? Đều không biết. Chưa cùng vợ trải qua quá trình mang thai, sao quý vị biết người chồng này buổi tối đã ra sao? Có phải không? Đúng vậy, quý vị nếu như có đồng nghiệp, vừa hay họ vừa làm cha hoặc vợ họ mang thai, buổi tối ngủ không ngon, khi đi làm họ còn ngủ gật, quý vị có cười họ không? Quý vị có phê bình họ không? Quý vị sẽ sao? Quý vị thông cảm họ, “Vất vả rồi, những công việc này tôi giúp anh làm 1 chút”. Nếu như quý vị chưa từng làm cha, hoặc chưa có những kinh nghiệm cuộc đời này, có thể quý vị sẽ chỉ trích. Hễ chỉ trích họ càng buồn lòng, do quý vị không hiểu họ. Nhưng quý vị đặt mình vào hoàn cảnh họ, có thể thấu hiểu họ, cả đoàn thể sẽ giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, thông cảm lẫn nhau, sức mạnh đó rất lớn. Mọi người nghĩ coi, không khí đoàn thể hay chỉ trích tốt hơn, hay không khí cảm thông thấu hiểu tốt hơn? Cảm thông thấu hiểu. Xin hỏi mọi người, 2 đoàn thể này, cùng 1 đoàn thể, nếu như 2 không khí không giống nhau, cả năng lượng sẽ sai kém mấy phần?