Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 17B) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 17B

Cùng 1 đoàn thể. Cho nên thái độ hết sức quan trọng, nhất là người lãnh đạo nhất định phải khơi dậy phong khí này, cho nên tâm thái người lãnh đạo ảnh hưởng quá lớn.

“Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công”, nói mọi người nghe, đây không phải điều thời đại Nghiêu Thuấn mới nhìn thấy được, người vừa phát đại tâm đều sẽ làm được. “Tuyển hiền dữ năng”, giống như Nghiêu đế hồi đó muốn truyền cho Thuấn đế, đã tìm mấy chục năm sau cùng mới quyết định. Khảo nghiệm Đại Thuấn 28 năm, quan sát ngài thật sự rất khá. Nghiêu đế quả thật không đơn giản, 2 người con gái đều gả cho Đại Thuấn, 9 đứa con đi giúp Đại Thuấn làm việc. Hành vi bên ngoài và hành vi trong nhà của ngài, Nghiêu Đế hết sức rõ ràng, tại sao? Vì muốn tìm 1 lãnh đạo tốt nhất cho thiên hạ, dụng tâm lương khổ.

Cho nên 1 người lãnh đạo, chúng ta ở địa vị 1 người lãnh đạo, trước tiên, nhất định là sự ủng hộ của đoàn thể, chúng ta phải xứng đáng với sự ủng hộ của họ. Kế đó, rất có thể là sự tín nhiệm của quốc gia, tín nhiệm của đại chúng, thậm chí tín nhiệm của sư trưởng, vậy chúng ta càng nên xứng đáng với tất cả những sự tín nhiệm, ở vị trí lãnh đạo này, nhất định phải dẫn dắt phong khí tốt.

Thầy Lý Bỉnh Nam có 3 câu nói, đối với phong khí cả đoàn thể là giáo huấn hết sức sâu sắc. “Thấy người thiện, không đố kị, phải tùy hỉ”, mỗi người đều tùy hỉ, “người hành thiện, ta học theo”, mọi người đều nhìn cái thiện của mỗi người, đều noi gương, học hỏi, mọi người “đức hạnh tăng, ít lỗi lầm”. Nhưng 1 người lãnh đạo, nếu như thấy người thiện nhưng không tùy hỷ, không noi gương, biến thành đố kị, thậm chí bài xích họ, thì phong khí cả đoàn thể đó cũng bị bóp méo. 1 cái thì hưng, 1 cái thì suy, giữa 1 niệm sai biệt rất lớn.

“Thấy người ác, không phê bình, phải cố khuyên hoặc im lặng”, im lặng tức là, họ còn chưa tin tưởng chúng ta, chúng ta đừng gấp gáp khuyên họ, tự mình làm tốt rồi, đối phương tin tưởng rồi hãy khuyên.

Thứ 3, “thấy người làm sai”, sự việc đã xảy ra rồi, đã gây ra rồi, chúng ta còn nổi nóng, còn chỉ trích cũng không giúp được gì, sẽ biến thành tùy thuận tâm sân hận, đó là ngu si, không lý trí. Cho nên “thấy người làm sai không chỉ trích, phải trợ giúp trước”. Người phạm lỗi, thật ra họ cũng rất áy náy, lúc này quý vị chỉ hết lòng giúp họ thu xếp, họ sẽ càng cảm thấy ái ngại, càng cảm thấy sám hối. Do quý vị lại hỗ trợ họ, mọi người lại tâm bình khí hòa thảo luận việc này, mọi người từ việc này mà có được trí huệ, được nâng cao. Cho nên những phong khí này đều từ tâm niệm của người lãnh đạo, chúng ta trước hết phải đem tinh thần thứ đạo này, từ bản thân lãnh đạo chúng ta mà làm ra.

Cái này là vừa nói tới với mọi người, chúng ta nếu không thể phát giác sai lầm của mình, phải dùng đủ các phương pháp để giúp mình biết sai. Tiếp đó tiên sinh Liễu Phàm nhắc tới, nếu người lầm lỗi, tội nghiệp quá nhiều, cũng sẽ có vài điềm báo. Thật ra coi đoạn này, cũng là 1 sự từ bi của tiên sinh Liễu Phàm, ông hy vọng thông qua đoạn này giúp chúng ta cảnh giác. Nếu như có những hiện tượng này, người ta liền cảnh giác, họ mới không tiếp tục thoái lui.

“Người mà tội ác sâu nặng”.

Người có lầm lỗi tội nghiệp khá sâu nặng.

“Cũng có chứng nghiệm”.

Cũng sẽ có đủ các hiện tượng hiển hiện ra.

“Hoặc tâm thần bế tắc, quay đầu là quên”.

Cả trạng thái tinh thần của họ khá là hôn trầm, hay quên, tâm thần bất định, thường việc gì chớp mắt liền quên ngay. Lúc này phải khiến tâm mình bình tĩnh lại, đừng để những vọng tưởng này tiếp tục bay bổng. Vọng tưởng càng nhiều, trí nhớ của con người sẽ càng suy thoái. Tất nhiên không thể để tình hình này tiếp tục ác hóa, làm sao đây? Định tâm đọc kinh, nghe kinh, khiến tâm mình định lại trước, sẽ không bị ác hóa nữa. Thật sự vẫn bị hiện tượng hay quên, phải mau mau viết nó ra, có 1 quyển sổ tay, thì sẽ không quên đông quên tây. Quý vị ngày nay nhận lời người khác lại quên mất, những việc như vậy cứ mãi xảy ra, quý vị sẽ ngày càng chán nản, trách mình. Cho nên cũng phải thông qua 1 số công cụ để khắc phụ tình hình này. Ngoài việc tự mình viết, người bên cạnh, quý vị dặn họ nhắc nhở mình, quý vị sẽ không thất tín với người nữa.

“Hoặc vô sự mà thường phiền não”.

Không có việc gì đột nhiên cảm thấy rất u uất, rất ưu sầu, tất nhiên những tình hình này chỉ cần tinh tấn dụng công đều có thể khắc phục.

“Hoặc gặp quân tử mà ngượng ngùng e thẹn”.

Gặp được quân tử, người có đức hạnh, lại cảm thấy đỏ mặt, ái ngại, không dám gặp. Gặp quân tử có đức phải nên hoan hỉ, chủ động thỉnh giáo, thái độ này mới đúng. Quý vị gặp quân tử có đức hạnh, lại không muốn đến thân cận, đây là thái độ tự mình buông bỏ mình, đây là nghi ngờ chính mình. Cho nên con người đối với thân tâm có 5 loại độc hại rất nghiêm trọng, là tham sân si mạn nghi. Đối với chính mình khởi tâm nghi cũng là cái độc rất lớn, mau mau chuyển niệm, “đừng cam chịu, không thua kém, thành thánh hiền, đều đạt được”.

“Hoặc nghe chánh luận mà không vui”.

Nghe thấy 1 số đạo lý giáo huấn tốt đẹp, trong tâm lại không hoan hỉ, cái này đều là tình hình bất thường.

“Hoặc làm ơn lại mắc oán”.

Quý vị giúp đỡ người khác, cho người khác ân huệ, người khác không thọ lãnh, lại oán trách quý vị. Quý vị thật sự gặp hiện tượng này, đừng chán nản, càng phải cố gắng nỗ lực, “có thể là mình tạo những tội nghiệp này quá dày”, không phủ nhận chính mình giúp đỡ người khác, quý vị giúp người khác giống như 1 hạt giống thiện được gieo xuống, sớm muộn gì cũng có quả thiện. Quý vị không thể vì mình đi giúp đỡ người đó, người đó lại oán mình, mình nói “Ôi, đừng làm việc thiện chi nữa”, cái này là không hiểu lý, không lý trí. Việc đúng thì vẫn phải kiên trì đi làm, nhưng gặp phải thái độ không tốt của người khác, phải càng phản tỉnh, càng hạ công phu, nhất định có thể chuyển đổi.

“Hoặc đêm mơ điên đảo”.

Ban đêm nằm mơ điên đảo đảo điên, khởi lên rất nhiều tà niệm không tốt, cái này đều phải phản tỉnh.

Thời xưa có người trí thức tên Dương Chứ, nửa đêm ông mơ thấy mình vào 1 vườn mận, hái của người ta 2 trái mận để ăn. Các vị trưởng bối các bạn, nếu quý vị nằm mơ hái của người ta 2 trái mận, tỉnh lại chúng ta sẽ nghĩ gì? “Ôi chao, mận thật là ngọt”. Nhưng Dương Chứ lại nói, ở trong mơ mình lại lấy trộm mận của người ta, cái này do mình ban ngày không phân rõ nghĩa và lợi, sao có thể lấy cái lợi bất nghĩa chứ? Điều này không đúng. Công phu ban ngày của mình không đủ. Cho nên phạt mình quay mặt vô tường kiểm điểm, mấy ngày không ăn cơm. Người xưa sửa sai với thái độ như vậy.

Trong mơ điên đảo đảo điên, liền nhắc nhở chúng ta công phu còn xa kém nhiều, phải càng hạ công phu. Người xưa có đoạn nhắc nhở, đạo tâm, đạo lực của 1 người, “trong tĩnh có 10 phần”, bình thường khi quý vị chưa xảy ra việc gì, quý vị có công phu tu dưỡng 10 phần, “trong động mới 1 phần”, bình thường quý vị nghe kinh đọc kinh cảm giác rất tốt, trong tâm rất bình tĩnh, đột nhiên có việc nan giải xuất hiện, trong động còn 1 phần mà thôi. “Trong động có 10 phần công phu, trong mơ chỉ 1 phần công phu; trong mơ có 10 phần công phu, lúc lâm chung mới có 1 phần công phu”. Cho nên từ đoạn này chúng ta nghĩ coi, công phu chúng ta thường ngày, trước khi tắt thở chỉ còn lại bao nhiêu? Một phần ngàn. Nếu như bình thường ý niệm không điều phục được, thì khi lâm chung muốn khởi lên chánh niệm, rất khó.

Tiên sinh Âu Dương Tu là đại Nho, ông đã từng hỏi 1 nhà đại tu hành. Âu Dương Tu cách chúng ta đã tám chín trăm năm rồi, ông tu dưỡng cũng rất khá. Ông liền hỏi người đại tu hành này: “Người xưa tu hành công phu rất cao, thường có người ngồi đó, sanh tử tự tại mà ra đi, công phu cao như vậy, người bây giờ sao đều không đạt được?”, đây là vấn đề hỏi vào thời Tống. Kết quả nhà đại tu hành này nói: “Người xưa niệm niệm đều trong định cảnh, định cảnh này của họ thời thời gìn giữ, không có 1 khắc rời xa, cho nên lúc lâm chung sao loạn cho được? Nhưng người bây giờ niệm niệm đều đang tán loạn, lâm chung sao định cho được? Chúng ta bây giờ chánh niệm không giữ gìn được, thì lâm chung càng không bảo đảm”. Âu Dương Tư nghe xong lời của nhà đại tu hành này, ông là 1 đại văn hào, nghe xong liền bất giác hai gối quỳ xuống đảnh lễ, khâm phục giáo huấn của ngài, tất nhiên cũng là sự nhắc nhở hết sức sâu sắc đối với mình. Cho nên người xưa rất quán chiếu ý niệm của mình, cho dù là trong mơ cũng không cẩu thả.

“Thậm chí vọng ngôn thất chí”.

Càng nghiêm trọng hơn nữa, tự mình nói những lời suy tang. Thật ra mọi người bình tâm nghĩ lại, chúng ta hễ nói ra những lời suy tang, thất chí, vừa nói ra không chỉ tổn hại chính mình, còn tổn hại ai? Những người thân nhất bên cạnh quý vị vừa nghe xong, họ chẳng phải liền căng thẳng, buồn lo cho quý vị sao? Đây là không thương mình, lại không thương người bên cạnh. Không thể nói những lời thất chí này, chính mình phải tự lập tự cường, kiên cường bất khuất, phải nuôi dưỡng thái độ như vậy. Đây đều là:

“Tướng của tác nghiệt”.

Có thể tạo tác 1 số tội nghiệp, sản sanh những điềm báo không tốt này. Có người có thể sẽ thấy, đời này mình cũng không làm việc gì xấu, sao cuộc đời mình nhiều việc không như ý như vậy? Cho nên con người trên con đường tu hành tu thân, trước tiên phải có thái độ hết sức quan trọng, tin sâu nhân quả, không thể may rủi, không thể nghi ngờ chân lý nhân quả, bất kì việc gì cũng không thể là ngẫu nhiên. Đời này làm rất tốt, vẫn còn gặp chuyện không như ý, chắc chắn do đời trước còn có việc làm không tốt. Không thể nghi ngờ chân lý, không thể nghi ngờ đạo lý nhân quả. Hễ nghi ngờ, cái nghi này có thể khiến chúng ta phủ nhận tất cả chân tướng, vậy sẽ binh bại như núi đổ.

Đại sư Huyền Trang khiến chúng ta hết sức khâm phục, cả đời ngài phiên dịch kinh điển, trải qua những khổ nạn không phải chúng ta có thể tưởng tượng được, phải dùng thập tử nhất sanh cũng không cách nào hình dung được, còn hình dung chưa đúng mức. Tới Tây vực đem kinh điển về, không biết đã chết đi bao nhiêu lần. Hơn nữa sau khi quay về thật sự đã cúc cung tận tụy mấy chục năm, phiên dịch kinh điển nhiều nhất tạo phước cho hậu thế. Kết quả về già ngài sanh bệnh. Cả đời đều cống hiến tâm lực cho chánh pháp, sao về già khi lâm chung lại sanh bệnh? Ngài liền khởi ý niệm là gì? Có phải mình dịch kinh sai rồi, mình mới chịu kết quả này không. Cho nên ngài trước sau luôn tin tưởng kinh điển, tin tưởng chân lý. Mình có cái quả này, không lẽ do mình dịch kinh sai rồi sao. Sau đó cảm ứng nói với ngài, ngài không có dịch sai, đây là nghiệp lực đời quá khứ của ngài nay tội nặng báo nhẹ. Ý niệm đó của đại sư Huyền Trang thật khiến chúng ta cảm phục, làm việc tốt cả đời, không hề cầu 1 quả báo tốt, vẫn thời thời suy xét mình có phải có chỗ không thỏa đáng. Tiếp đó kinh văn nói:

“Nếu có như vậy”.

Nếu có tình hình nói trên, chúng ta nếu có 1 điều như vậy.

“Liền phải cố gắng”.

Càng phải hạ công phu quyết chí vươn lên, “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”.

“Bỏ cũ cầu mới”.

Nhất định phải buông bỏ phiền não tập khí sai lầm, thói quen xấu, sau đó sửa lỗi canh tân, “cầu mới”.

“Mong đừng tự ngộ”.

Nhất định không thể chà đạp cơ duyên đời này được nghe thánh giáo mà lầm lỡ chính mình, “mong đừng tự ngộ”. Đoạn này là tâm hộ niệm của tiên sinh Liễu Phàm đối với sự tu đạo đời này của chúng ta, hy vọng có thể nhắc nhở chúng ta.

Tiếp theo chúng ta coi tiếp phần lớn thứ 3 trong “Liễu Phàm tứ huấn” là “Phương pháp tích thiện”. Đã đoạn ác, tiếp đó phải càng tích cực hơn trong việc tu thiện, tích thiện. Thật ra con người khi hành thiện, cũng là quá trình buông bỏ tập tính. Cho nên giúp đỡ người khác thật ra tức là giúp đỡ chính mình, chúng ta khi suy nghĩ cho người khác, sự tự tư tự lợi nghiêm trọng nhất dần được nhạt bớt. Cho nên lợi người thật ra thu hoạch lớn nhất là chính mình, đức hạnh của mình được nâng cao, phước báo của mình gia tăng. Cho nên cảm ơn người khác, cảm ơn nhân duyên giúp chúng ta có cơ hội phước huệ song tu.

Kinh văn mở đầu đã nói:

“Kinh Dịch nói: Nhà tích điều thiện, ắt có niềm vui”.

Gia tộc tích được đức dày, chắc chắn có thể để phước cho con cháu đời sau của họ. Điều này trong lịch sử có quá nhiều gia tộc chứng minh cho chúng ta: Hậu thế của Khổng Tử, hậu thế của Phạm Trọng Yêm, hậu thế của tiên sinh Lâm Tắc Từ, hậu thế của tiên sinh Tăng Quốc Phan. Khổng Tử có mấy ngày năm, những thánh triết nhân này đều có gia đạo mấy trăm năm vẫn không suy. Nhưng chúng ta coi trước mắt nếu không có tình hình tích thiện, giàu không quá mấy đời? Người trước đây nói 3 đời, chúng ta coi bây giờ giàu không quá 1 đời. Thật ra mà nói giàu không quá 1 đời là đã không khách quan nữa, bây giờ nên nói là giàu không quá 10 năm, 20 năm.

Chúng ta coi 1 con số là được rồi, doanh nghiệp vừa và nhỏ thọ mạng bình quân là 2.9 năm, đó là ông chủ, 2.9 năm là họ rớt xuống rồi, sự giàu có rất khó giữ. Do quan niệm luân lý đạo đức không dạy từ nhỏ, cho nên phước báo vừa tới, biến thành tai họa trong cuộc đời gia đình họ, họ bắt đầu phung phí, kiêu xa dâm vọng, gia đình này sẽ bại vong. Cho nên “con cháu tuy ngu, kinh sách không thể không đọc”. Con cháu chỉ cần không hiểu lý, gia đạo này chắc chắn bại, quý vị để lại rất nhiều tiền cũng vô ích. Những nhà tích điều thiện này việc đáng quý nhất là để lại phong phạm đức hạnh cho đời sau, đời đời noi gương. Cho nên đọc tới câu kinh này, chúng ta phải hỏi chính mình, chúng ta có những đức hạnh tốt nào, con cháu bây giờ đang học hỏi? Cái này là lợi ích thật sự lớn nhất đối với con cháu.

Tiếp đó lấy ví dụ trong lịch sử để chứng minh đạo lý này.

“Xưa họ Nhan đem con gả cho Thúc Lương Hột, xét kĩ tổ tông họ đã tích đức lâu đời, biết trước con cháu họ sẽ được hưng thịnh”.

Vào thời Xuân Thu, tiên sinh Nhan Tương trước khi đem con gái là nữ sĩ Nhan Trưng Tại, gả cho cha của Khổng Tử là tiên sinh Lương Thúc Hột, “xét kĩ tổ tông họ đã tích đức lâu đời”, tiên sinh Nhan Tương này đi điều tra tình hình của tổ tiên tiên sinh Lương Thúc Hột. Biết được tổ tiên ông có rất nhiều thánh hiền nhân, biết được gia tộc này của ông về sau chắc chắn sẽ hưng vượng, sẽ xuất hiện hậu thế thánh hiền.

Đoạn này rất quan trọng, nói với chúng ta tìm thông gia như thế nào. Thật vậy, “trai sợ vào nhầm nghề, gái sợ gả nhầm chồng”. Thật ra, “gái sợ gả nhầm chồng” câu này quý vị mở rộng ra, không chỉ người nữ sợ gả nhầm chồng, con gái quý vị gả nhầm người, đời này quý vị cũng thấp thỏm lo âu, phải không? Cho nên kết hôn không phải việc lớn của 2 người, là việc lớn của 2 gia tộc. Nhưng quý vị coi, người bây giờ có nghiêm cẩn, có trí huệ, có hiểu rõ chân lý như tiên sinh Nhan Tương không? Bây giờ không như vậy, không phải điều tra phía trên họ có thánh hiền nhân không, mà trước hết điều tra đối phương 1 tháng tiền lương bao nhiêu, quý vị không điều tra đức hạnh, quý vị điều tra tiền, là phiền rồi. Quý vị chỉ nhìn vào cành ngọn, không nhìn vào gốc rễ, sau cùng gốc ngọn đảo lộn, sẽ không có kết quả tốt. “Đức là gốc, tài là ngọn”, nhìn thấy tổ tiên họ có nhiều thánh triết nhân như vậy, ông có thể suy đoán ra, con cháu họ ắt có thánh hiền, gia tộc ắt sẽ hưng thịnh.

Đại sư Ấn Quang có nhắc tới cho chúng ta “Cầu tử tam yếu”. Quý vị muốn cầu 1 đứa con thánh hiền không khó, chỉ cần làm được nhất định cầu được, “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, việc này nhất định phải nói với quý vị, do quý vị cầu được con cái tốt, sau này nhất định có thể hoằng dương văn hóa Trung Hoa, bây giờ hoằng dương văn hóa truyền thống thiếu nhất là nhân lực. Cho nên nếu như quý vị cầu được 1 đứa thì sanh thêm 1 đứa, nhiều điều ích thiện.

Thứ nhất “đôn luân tích đức”, quý vị có đức dày mới có thể cảm được con cháu tốt, “dĩ lập phước cơ”. Thứ hai, “bảo thân tiết dục”, trạng thái thân tâm của vợ chồng muốn hết sức tốt, phải tiết chế dục vọng. Sức khỏe vợ chồng tốt, thể chất bẩm sanh của con cái sẽ tốt, “dĩ bồi tiên thiên”. Thứ 3, “thai ấu thiện giáo”, sau khi con cái ra đời, 3 tuổi thấy lớn 7 tuổi thấy già, hồi nhỏ cha mẹ cho chúng thân giáo, ngôn giáo rất quan trọng. “Dĩ miễn tùy lưu”, không trôi theo phong khí xã hội không tốt mà đọa lạc. Cơ sở của chúng lập vững rồi, thâm căn cố đế, chúng sẽ không dễ bị dao động. Chịu làm theo, gia đình chúng chắc chắn có phước báo lớn.

Tiếp đó lại lấy 1 ví dụ cụ thể, quả thật là “nhà tích điều thiện, ắt có niềm vui”.

“Khổng Tử xưng Thuấn là đại hiếu”.

Nhị thập tứ hiếu Thuấn đứng đầu, ngài là thánh nhân chí hiếu. Cha mẹ tổn hại ngài, ngài hoàn toàn không thấy cha mẹ sai, ngài lại còn thấy do mình làm không tốt. Chí hiếu khôi phục được trí huệ đức hạnh, còn cảm được phước báo lớn.

“Rằng: Hưởng sự tông miếu, con cháu giữ gìn”.

Ngài lên làm thiên tử, đi cúng tế tổ tiên của mình, “lập thân hành đạo, dương danh hậu thế, hiển vinh cha mẹ”, hiển vinh tổ tiên, cho nên “hưởng sự tông miếu”. Hơn nữa ngài không chỉ khiến tổ tông vinh hiển, thánh đức của ngài còn khiến con cháu đời sau thời thời cúng tế ngài, nhớ về ngài, noi gương ngài. Tiếp đó nói “con cháu giữ gìn”, giữ gìn đức hạnh hiếu của ngài, những phong phạm này của ngài.

“Đều là chí luận”.

Khổng Tử đem những chân tướng nhân sinh vũ trụ này nói với chúng ta, “nhà tích điều thiện, ắt có niềm vui”.

“Lại dùng những chuyện xưa”.

Tiếp đó tiên sinh Liễu Phàm thật sự tận tình khuyên bảo, lại lấy những ví dụ cụ thể về những người đương thời mà con cái ông quen thuộc. Nếu không con trai ông cảm thấy đó đều là người xưa, bây giờ vẫn như vậy sao? Lấy những ví dụ này khiến chúng ta càng có lòng tin, thật sự thiện giả thiện báo. Trước hết bắt đầu nhắc tới:

“Dương Vinh thái sư, người Kiến Ninh, dùng nghề thế độ mưu sinh”.

Thái sư là thầy của thái tử, một trong “tam thiếu”. Ông là người Kiến Ninh Phúc Kiến, tức là người vùng Kiến Âu này. Tổ tiên ông mấy đời đều là người chèo thuyền đưa sông, chèo thuyền trên sông suối để mưu sinh, kết quả vừa hay gặp kì mưa lũ quá lâu.

“Mưa lâu nước dâng”.

Sông suối ngập tràn.

“Dòng chảy cuốn trôi cư dân”.

Đều cuốn trôi hết nhà cửa của lão bá tánh.

“Người chết chìm theo nước trôi xuôi”.

Người chết đuối quá nhiều quá nhiều, cứ trôi theo dòng chảy này, thi thể trôi nổi khắp nơi.

“Thuyền khác tranh thủ vớt tài vật. Chỉ mỗi cụ nội thiếu sư ra sức cứu người, không tham vớt 1 chút tài vật”.

Chúng tôi nói tới đây, trong đầu hiện lên cảnh tượng, nhìn thấy thi thể đó trôi dạt thế này, quý vị coi người nhà họ sẽ đau đớn biết mấy, nếu như thật sự cuốn đi không tìm được nữa, người nhà họ sẽ vô cùng thương nhớ. Đồng cảm như vậy, cứu được bao nhiêu, vớt được bao nhiêu thì vớt bấy nhiêu. Thậm chí có người còn sống, liền mau mau vớt họ lên. Cho nên chúng ta nghĩ tới cảnh tượng này, đều bị cảm động bởi tinh thần đó. Chỉ có cứu người, hoàn toàn không nhìn tới những đồ vật có giá trị, những đồ quý trọng đó, không nhìn thấy những vật đó.

“Người làng chê cười ngớ ngẩn”.

Người trong làng liền cảm thấy “Ôi trời, nhiều tài sản vàng bạc như vậy ông không đi vớt, cứ vớt xác chết, cơ hội phát tài như vậy ông lại để vuột mất”. Chúng ta nhìn thấy “người làng chê cười ngớ ngẩn”, có cảm thấy rằng trong xã hội này, quý vị muốn làm việc tốt còn gặp phải “người làng chê cười ngớ ngẩn” không?

Trong thời đại công lợi này, người ta sẽ thấy ông có vấn đề. Nhưng không sao, bị người ta cười không sao, cười lâu rồi, họ cười càng lâu, sau này cảm động càng lâu. Thật vậy, do “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, họ cười tới sau cùng cũng nhìn thấy sự thật, lực tác dụng và lực phản tác dụng lớn như nhau. Cho nên không cần sợ người ta cười, cười càng lớn tiếng càng tốt, chỉ cần quý vị kiên trì, sớm muộn cũng cảm động họ.

Đài Loan chúng tôi có 2 giáo viên nữ Canh Tâm Liên Uyển, cả đời hơn 20 năm luôn dốc sức vào giáo dục. Nhìn thấy mấy em nhỏ ở Tam Trùng, trong nhà nghèo khổ, cha mẹ các em không ở nhà, lang thang ngoài đường, không cơm ăn, không học hành, rất dễ đọa lạc. Không có quan hệ thân thích, con cái của những người không quen biết, tìm các em về dạy các em học. Phát 1 nguyện, Tam Trùng là nơi sanh lưu manh, cô nói phải biến Tam Trùng thành nơi sanh ra thánh hiền, khiến chúng ta rất cảm phục. Những người nữ vốn dĩ phản đối họ, sau cùng bị họ cảm động, vừa sáng sớm đã tới giúp căng tin của họ nhặt rau. Do căng tin này biến thành căng tin của cả khu phố, rất nhiều người trong khu phố bị thất nghiệp, 3 tháng, 5 tháng không có lương, không có tiền ăn cơm, dẫn theo con cái mỗi bữa đều tới đây ăn, giống như người 1 nhà. Sau đó tìm được việc làm rồi, số lương đầu tiên toàn bộ đều quyên góp cho Liên Uyển, “thương người thì người thương”.

Dạo này cũng gặp rất nhiều người khiến chúng tôi hết sức cảm phục, trong đó tôi gặp trưởng đài Vương của đài truyền hình thành phố Chu Khẩu tỉnh Hà Nam đại lục. Thật sự, tôi tin là rất nhiều người mắng ông ngốc, đài truyền hình của ông tuyệt đối không phát sóng những quảng cáo lừa dối. Ông nói chỉ riêng quảng cáo y dược, mấy cái đó đều phóng đại, ông không treo những quảng cáo này, 1 năm tổn thất mấy trăm vạn. Nhưng số tiền trái với lương tâm này, ông 1 xu cũng không kiếm. Tôi nghe xong da đầu thấy tê tê, thật sự khâm phục. Ông chỉ phát sóng những chương trình hợp với luân lý đạo đức, hơn nữa 1 lòng mưu phước lợi cho đông đảo nông dân. Nông dân có bất kì nhu cầu gì, gọi điện tới đài truyền hình của ông, ông cử chuyên gia đi phụ đạo họ. Lúc bắt đầu người ta cảm thấy không thể được, làm gì có chuyện gọi điện cho đài truyền hình liền cử chuyên gia tới giúp đỡ mình? Sau đó làm thật. Bây giờ đông đảo lão bá tánh hết sức tin tưởng ông. Mọi người biết không? Thành phố Chu Khẩu số lương thực 1 năm sản xuất được, có thể cho cả Trung Quốc ăn trong nửa tháng. 1 năm sản xuất bao nhiêu lương thực? 15 tỉ cân lương thực, kho lương thực của Trung Quốc. Trưởng đài này có đội phục vụ nông thôn, tức là cử ra 2 đội ngũ chuyên môn phục vụ nông dân, tạo phước cho nông dân. Quý vị coi, đài truyền hình như vậy làm được, làm tấm gương tốt nhất cho toàn thế giới. Làm việc cho lương tâm, làm để cải thiện phong khí lương thiện trong xã hội, vẫn sẽ có người ủng hộ, sẽ không sụp đổ. Kết quả ông nói luôn luôn vào những lúc ông rất khó khăn, đột nhiên lực lượng ủng hộ xuất hiện, cho nên “đường dài biết sức ngựa, lâu ngày hiểu lòng nhau”.

“Sanh phụ thân thiếu sư, gia đình dần khá”.

Đợi tới khi cha của tiên sinh Dương Vinh ra đời, tình hình kinh tế gia đình dần dần khá lên.

“Có thần nhân hóa làm đạo sĩ”.

Có thần tiên hóa thành 1 người tu đạo.

“Nói rằng: Tổ phụ ngươi có âm đức, con cháu được quý hiển, nên táng chỗ đó. Bèn theo chỉ dẫn mà chôn cất, tức phần mộ Bạch Thố ngày nay. Sau sanh thiếu sư, 20 tuổi đăng khoa”.

Đạo sĩ nói với ông, ông cố, tổ phụ của ngươi đã tích âm đức rất dày, con cháu hậu thế của ông ấy có phước báo lớn, đều được vinh hiển. Đem ông chôn chỗ đất đó, tức là phần mộ Bạch Thố nổi tiếng trong vùng. Về sau cha ông sanh ra thiếu sư, 20 tuổi đã thi đậu tiến sĩ.

“Làm tới tam công”.

Tam công tức là thầy của hoàng đế, đó là quan vị cao nhất.

“Phong chức quan đó cho ông cố, ông nội”.

Đối với ông cố và ông nội của ông cũng phong làm quan tam công. Quý vị coi, ông cố, ông nội của ông mấy chục năm trước làm được âm đức, sau cùng còn được phong làm quan tam công. Cho nên trồng dưa chắc chắn được dưa, là phước báo của chúng ta thì chắc chắn không chạy thoát được.

“Con cháu quý thịnh, tới nay còn nhiều hiền giả”.

Con cháu hậu thế của ông hết sức hưng vượng, mấy trăm năm sau, con cháu ông bây giờ vẫn còn rất nhiều thánh hiền nhân. Cho nên “xưa nay, rất nhiều gia thế không ai không tích đức”, tất cả những gia tộc hưng thịnh lưu trong lịch sử này đều nhờ tích đức mà thành tựu.

Được, hôm nay trao đổi với mọi người tới đây, cảm ơn mọi người.