Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 19A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 19A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Vừa đúng hôm thứ bảy ngày 20, tôi tham gia 1 khóa học “Hoằng dương văn hóa truyền thống, làm 1 người có đạo đức” do đại học Đại Đồng Sơn Tây tổ chức cho học sinh. Đại học Đại Đồng học sinh của họ có tới 3.2 vạn người, bằng với 1 xã hội rồi. 3.2 vạn học sinh này, sau này các em đều là phần tử trung kiên trong các ngành các nghề, làm sao vào thời đại học của các em, cho các em cắm chắc cơ sở đạo đức luân lý, đối với cuộc đời các em, đối với gia đình các em, đối với xã hội chúng ta sẽ hết sức quan trọng. Họ coi trọng giáo dục đạo đức, vậy họ đều là quý nhân 1 đời của những học sinh này. Gọi là “’làm quan 1 phương, tạo phước 1 phương”, thật ra người quản lý, người nắm quyền lực, chỉ cần họ coi trọng đạo đức, thì công đức họ tích lũy được quá lớn quá lớn.

Bản thân tôi nhớ lại, hồi tôi học đại học, chưa bao giờ thấy trường tổ chức 1 khóa học đạo đức cho chúng tôi học, cho nên cuộc đời luôn do ngộ duyên khác nhau, hồi năm nhất không học môn đạo đức luân lý, vòng 1 vòng đã bảy tám năm, sau đó mới có cơ duyên gặp được kinh điển của lão tổ tiên. Xin hỏi mọi người, đời người bảy tám năm có thể có lãnh ngộ, nâng cao bao lớn? Rất lớn rất lớn. Nhưng nếu như không thể nghe được thánh giáo vào bảy tám năm trước, không chỉ vòng 1 vòng, bảy tám năm này còn nhiễm rất nhiều tập tính xấu, thói quen xấu, còn phải rửa sạch nó đi. Cứ đi đi về về như vậy, cuộc đời tôi so với sinh viên năm nhất đã được nghe thánh giáo, sẽ có khác biệt rất lớn.

Nói xong rồi, không có liên quan gì với tôi, tôi không phải là lãnh đạo đại học, tôi cũng không phải giảng viên đại học. Xin hỏi quý vị có bạn bè người thân dạy trong đại học không? Có không? Ai có giơ tay? Được, biết ý chưa? “Thấy sáng suốt, nghe rõ ràng”, người phải biết nghe lời. Tại sao tôi phải nhấn mạnh điều này? Do từ cuộc đời của bản thân tôi, năm nhất tôi vào đại học, mọi người thấy không, tôi vẫn rất ngốc, đúng chưa? Quý vị không thấy năm nhất tôi rất ngốc sao? Kết quả gặp phải anh lớp trên, anh nói với tôi: “Đại học tiếng Anh là university, có nghĩa là cho ta chơi 4 năm”, tôi ngốc ngốc cũng không biết phân biện, đã thật sự dốc sức chơi hết cả mấy năm, nếu như năm nhất tôi vừa vào, thầy giáo, lãnh đạo trường tôi đã tổ chức khóa học “Liễu Phàm tứ huấn”, vậy ghê gớm lắm! Năm nhất tôi đã biết vận mệnh nắm giữ trong tay ai? Trong tay chính mình, sao tôi có thể đi chà đạp thời gian? Cho nên cuộc đời luôn vì ngộ duyên bất đồng, bản thân chúng ta có biết quý trọng nhân duyên gặp được thánh giáo, chúng ta có biết tạo ra càng nhiều nhân duyên cho mọi người nghe thánh giáo không, đây chính là giá trị cuộc đời chúng ta. Cho nên chính tôi đã đi 1 vòng lớn như vậy, tôi không muốn các em sinh viên tiếp tục đi con đường cũ của tôi.

Cho nên vừa hay từ cuối năm 2004 tới năm 2005, tôi có thời gian gần 1 năm diễn giảng ở các đại học, đều là trao đổi với các em văn hóa truyền thống. Kết quả cho tôi cảm nhận rất sâu sắc, tôi vừa mới tới trường diễn giảng, giáo viên trong trường đã nhắc nhở tôi: Sinh viên đại học bây giờ giảng 15 phút, có thể sự chú ý của chúng sẽ không còn nữa, thầy phải kể 1 vài câu chuyện cho chúng nghe mới được. Nhưng tôi giảng cho các em về những giáo huấn ngũ luân bát đức này, sinh viên chuyên tâm chú ý. Tôi nhớ ở đại học Địa Chất liên tục giảng hình như là 12 tiết, tám chín trăm người rất chú ý, giống như khoảng trống giữa câu trước và câu sau thời gian chưa tới 1 giây đó lặng ngắt như tờ, giống như giây phút đó 1 cây kim rớt xuống mặt đất cũng nghe được. Lúc đó tôi cảm thấy, không thể nói học sinh không nghiêm túc học tập, mà là chúng ta có đem thứ quan trọng nhất cuộc đời chúng, thứ chúng cần nhất, khát khao nhất dạy cho chúng không.

Từ sau lần đó, sau đó tôi tới Thang Trì Lô Giang, phổ biến “Đệ tử quy” giáo dục đạo đức luân lý cho lão bá tánh địa phương, tôi rất ít vào đại học diễn giảng. Cho nên chỉ cần gặp giảng viên đại học, gặp nhà doanh nghiệp tôi đều sẽ tranh thủ thỉnh cầu họ, phải giảng cho sinh viên những kinh điển quý báu này, và cả trí huệ nhân sinh. Cho nên người đời này những chuyện đã trải qua, sẽ không ngừng sách tấn bản thân quý trọng mỗi 1 nhân duyên, thời gian.

Tôi nhớ khi tôi diễn giảng ở đại học Địa Chất, có nữ giảng viên tìm gặp tôi, muốn cùng khích lệ tôi: Chúng ta sau này phải thường tới giảng trong đại học, truyền thụ luân lý đạo đức, truyền thụ những tư tưởng giá trị quan lành mạnh cho sinh viên, không được chậm trễ. Tôi nói “Sao cô có cảm nhận sâu sắc như vậy?”. Cô nói, trước đây không lâu trường có mời 1 nhà doanh nghiệp tới trường diễn giảng, nhà doanh nghiệp họ mời đều được gọi là “nhân sĩ thành công”. Các bạn, xin hỏi ai là “nhân sĩ thành công”? Họ có những điều kiện gì? Quý vị coi sách thông thường nói “nhân sĩ thành công”, có nói “vợ chồng hòa hợp, 50 năm không cãi nhau”, quý vị có thấy điều này không? Quý vị nói, nhân sĩ thành công hiếu thuận cha mẹ, cả đời rửa bô cho mẹ, có không? Không có. Bây giờ “nhân sĩ thành công” nghĩa là “kiếm tiền rất nhiều”, cái này là tiêu chuẩn, có chính xác không? Cái này là tiêu chuẩn thế tục, chưa chắc là chân lý, cũng chưa chắc là tiêu chuẩn của thánh nhân.

Chúng ta chương sau sẽ phán đoán cái gì là chân thiện, cái gì là giả thiện, sẽ nói tiếp. Kết quả cô mời những người kiếm tiền khá nhiều này tới trường diễn giảng, câu đầu tiên là nói với học sinh: “Các bạn thân mến, đời này các bạn muốn thành công, trước hết phải buông bỏ 2 chữ đạo đức, chỉ cần không giết người, không phạm pháp, không phóng lửa, việc gì cũng có thể làm”. Ông nói xong, cô giảng viên trường đó toát mồ hôi lạnh. Ông ấy đã lên bục rồi, sao quý vị mời ông ấy xuống được? Nhưng điều khiến cô càng kinh ngạc là ông ấy vừa nói xong câu này, sinh viên bên dưới vỗ tay rào rào. Những đứa trẻ này không có sức phán đoán, chúng nghe xong cảm thấy rất sảng khoái, liền vỗ tay. Tư tưởng quan niệm của chúng có thể trong 1 buổi diễn giảng đã bị lầm lạc mất. Cho nên cô giảng viên này nói tiếp: “Cho các em tiếp xúc những tư tưởng quan niệm đúng đắn này, cấp bách như cứu lửa vậy, thầy chậm 1 bước có thể chúng đã bị lầm lạc rồi”. Cho nên, tôi chỉ cần gặp những nhà doanh nghiệp có thể sẽ tới trường diễn giảng, hoặc vốn dĩ là giảng viên dạy học trong đại học, tôi đều hy vọng họ vất vả 1 chút cũng không sao, cứu người như cứu lửa, mau mau gieo rắc những tư tưởng quan niệm của thánh hiền.

Hơn nữa không chỉ là đại học, thực ra mà nói, phải nên cấp báo toàn diện. Tôi đã từng tới nhà ngục nữ để giảng, giảng 2 tiếng đồng hồ. Nhà ngục, thông thường chúng ta cho rằng là những người phạm tội khá nghiêm trọng, nhưng vào học 2 tiếng đồng hồ, những nữ đồng học này không có người nào không tập trung tinh thần, không có 1 người ngủ gật. Tôi có lúc nghe giảng còn bị ngủ gật, còn không bằng họ. Lúc đó tôi hết sức chấn động, cũng rất cảm thương, tại sao? Họ không muốn học sao? Cũng không có ai quy định họ rằng: “Cô nghe giảng không chú ý, lát nữa phạt cô”, họ không chuyên tâm, họ cúi đầu xuống nghĩ gì cũng không ai quản họ, họ thật sự rất chuyên tâm chú ý, họ rất cảm thán tại sao bây giờ mới gặp được? Nếu như trước đây đã hiểu, tôi đã không đi vào đây. Cho nên cảm nhận của tôi, chúng ta làm giáo viên tiểu học có lỗi với họ, chúng ta làm cha mẹ có lỗi với họ, chúng là làm quan viên chính phủ có lỗi với họ. Nhất là người làm giáo dục phải xứng đáng với những người này. Cho nên cảm nhận được “người đáng ghét ắt có chỗ đáng thương”, hành vi của họ, có thể khiến chúng ta cảm thấy sai lầm rất nghiêm trọng, nhưng trên thực tế, họ chỉ là do trong đời chưa nghe được thánh giáo mà thôi.

Cục thuế đất Đại Đồng có cục trưởng Tiêu, dẫn đầu học văn hóa truyền thống. Cả tỉnh Sơn Tây của họ, tỉnh Sơn Tây rất lớn, mọi người có thể rất khó cảm nhận. Khi tôi vừa mới tới đại lục, có nói với đồng bào rằng “Nhà quý vị cách đây bao xa?”, họ nói “Rất gần, 5 tiếng đồng hồ là tới”. Trong quan niệm của họ bốn năm tiếng đồng hồ tới được thì rất gần. Tỉnh Sơn Tây từ Bắc tới Nam 660 cây số. Đài Loan chỉ hơn 400, nó đã 660 cây số, cả tỉnh có tới mấy ngàn vạn người. Tỉnh lớn như vậy, tất cả các thành phố cấp 2, chỉ có cục thuế đất thành phố Đại Đồng không có 1 người nào phạm pháp bị bắt giữ. Cục thuế đất Đại Đồng là cục thuế đất mô phạm toàn tỉnh, thậm chí là toàn Trung Quốc. Do cục trưởng Tiêu này đã đưa văn hóa truyền thống vào cả đơn vị của ông. Không có 1 người phạm pháp, đây là điều ngẫu nhiên sao? Đây là điều may mắn sao? Đây là gì? Có ai dạy không? “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Cho nên “Thư kinh” có nói: “Quân tử như chỉ, loạn thứ thuyên dĩ”. Quân tử giống như phước lợi, phước khí, phước trạch của nhân dân vậy, chỉ cần những nơi có họ, tai họa sẽ được ngăn chặn nhanh chóng.

Mọi người nghĩ coi Đường Thái Tông tiên sinh Lý Thế Dân, trước khi ngài làm hoàng đế, Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Tùy đã loạn bao lâu rồi! Một hai trăm năm. Nhưng ngài lên ngôi chưa được mấy năm, thiên hạ đại trị, trở thành người chủ chung của cả thiên hạ. Những dân tộc khác phong ngài là “Thiên Khả Hãn”, hoàng đế của thiên hạ, ngài đã tạo phước cho bao nhiêu dân tộc, quốc gia. Chúng ta coi Hàn Quốc Nhật Bản đều Đường hóa, đều học văn hóa và chữ viết của thời Đường.

Lúc nãy nhắc tới cục trưởng Tiêu, khi ông tại vị thì cục thuế đất này không có vợ chồng ly hôn, không có người phạm pháp, ông đã an định bao nhiêu gia đình, bao nhiêu cuộc đời? Giống như lúc nãy nhắc tới lãnh đạo của đại học Đại Đồng, điều then chốt nhất của đại học Đại Đồng là trưởng phòng sinh viên của họ, trưởng phòng Lý, cô thật sự thương yêu tất cả sinh viên như con của mình vậy, hết sức phổ biến luân lý đạo đức. Cho nên rất nhiều tai họa của sinh viên đều được hóa giải.

Ở đây có vị nào là ông chủ, là lãnh đạo không? Có lẽ rất nhiều, nhìn mặt quý vị là biết. Thật vậy, người có phước báo làm quan không, chúng ta nói “phước tướng”, nhìn thấy được. Như tôi thì không giống làm quan, không có quan ấn, không có quan mệnh. Còn 1 điểm nữa, người phú quý, khi quý vị bắt tay họ có thể cảm nhận được, phần này của tay họ rất dày, rất mềm mại, tôi đã từng để tâm quan sát, và cả dáy tai của họ đặc biệt lớn, đặc biệt dày. Dạo này tôi cứ luôn kéo lỗ tai, tất nhiên đây là sai lầm, kéo lỗ tai không cẩn thận sẽ kéo hư mất, “thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ”.

Cho nên làm việc gì cũng không thể hạ công phu từ bề mặt, phải hạ công phu từ căn bản. Quý vị muốn thay đổi vận mệnh, không phải kéo lỗ tai, không phải sửa sắc đẹp, đó là càng sai lầm, là phá hoại cảnh quan tự nhiên, phải không? Người sanh ra đều là cảnh quan tự nhiên, quý vị sửa sắc đẹp là phá hoại cảnh quan tự nhiên, sẽ xuất hiện nguy cơ sinh thái. Cho nên người đi sửa sắc đẹp, không lâu sau, mấy năm sau họ sẽ bắt đầu xuất hiện 1 đống vấn đề. Giống như chúng ta phá hoại tự nhiên, bây giờ rất nhiều hiện tượng lạ trong giới tự nhiên đều xuất hiện. Phải thương yêu, quý trọng tự nhiên, không thể nào phá hoại tự nhiên. Số mệnh con người muốn đổi, quan trọng nhất là phải sửa tâm địa. “Thiện là bảo ngọc cả đời dùng”, hành thiện tích đức, vận mệnh chắc chắn sẽ đổi, nhất là tướng mặt nhất định sẽ chuyển biến. Các vị trưởng bối các bạn, chúng ta một hai năm nay học “Liễu Phàm tứ huấn”, có bạn bè người thân nào gặp quý vị nói: “Ôi chao, tướng mặt anh thay đổi rồi”, hình như trán càng ngày càng sáng, càng ngày càng cao, tất nhiên không phải đi bôi dầu nhé.

Vậy câu này chúng ta cảm nhận được rồi, xin hỏi mọi người ai là quân tử? Chính là người làm quan, người làm lãnh đạo trong trường, không liên quan tới mình. Lại nữa rồi, chúng ta học 1 câu cứ cảm thấy cái này là nói lãnh đạo quốc gia, cái này là nói giáo viên trong trường, không liên can tới mình, vậy học cả đời cũng không đắc lực, mỗi câu trong kinh điển đều có liên quan tới chúng ta.

Quân tử này là chỉ ai? Người làm cha mẹ. Cha mẹ là quý nhân quan trọng nhất 1 đời con trẻ, cha mẹ có trí huệ, tai họa của con cái sẽ không còn, có lý không? “Loạn thứ thuyên dĩ”, bao nhiêu đứa trẻ khởi ý niệm sai lệch, cha mẹ dẫn dắt đúng lúc, hóa giải tai họa của chúng. Dạy học ở trường, thầy cô chính là phước trạch, quý nhân của tất cả học sinh mình dạy. Kể cả tất cả bạn bè người thân có duyên đời này với quý vị, quý vị có thể đem thánh giáo cúng dường họ, lợi ích gia đình họ, quý vị chính là quân tử, quý vị đang tích âm đức. Trong vô hình đã hóa giải nguy nan của bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình. Có, chúng tôi nghe bạn bè nói, họ đem kinh điển này tặng cho bạn bè, sau đó bạn họ nói với họ, vốn dĩ đã định ly hôn rồi, sau khi học xong thì biết mình sai rồi, đó có phải đã hóa giải nguy nan gia đình họ không? Phải.

Chúng ta vừa hay mấy tiết này đang nói về “Phương pháp tích thiện”, làm sao tích lũy công đức. Phía trước đã kể 6 câu chuyện, điểm tương đồng của chúng đều là chân thành, tận tâm tận lực lợi ích người khác, thật sự có điểm chung là giúp đỡ người khác không chút ngần ngại. Nếu có ngần ngại, tâm tư lợi vẫn chưa trừ bỏ, tâm chí thành vẫn chưa thể hiện tiền. Còn làm 1 cách không ngần ngại, chí thành giao cảm trời đất, cảm động vạn vật.

Chúng ta coi tiếp ví dụ sau:

“Thường Thục Tử Phượng Trúc Thức”.

Ở trang mấy? Trang 72.Mọi người vừa nghe số 72 thì có liên tưởng tới gì không? Khổng Tử có 72 hiền nhân. Cho nên hôm nay đọc bắt đầu từ trang 72, là hy vọng chúng ta đều là đệ tử tốt của Khổng Lão Phu Tử, đời này đều có thể trở thành thánh hiền, có được không? Được, cho mình 1 tràng pháo tay.

Nói mọi người nghe, người thế gian không có chuyện gì trùng hợp, chỉ cần quý vị để ý, cho dù quý vị ngẫu nhiên gặp 1 tình cảnh, hoặc đều là tổ tiên thánh hiền đang nhắc nhở chúng ta. Ví dụ tôi nhớ tôi đi trên đường, nhìn thấy rác, sau đó trong lòng tôi nghĩ: Cũng không ít, lại chẳng có cái túi để đựng, không dễ nhặt. Đột nhiên liền bay tới 1 cái túi rác, quý vị biết cái túi rác đó là gì không? Nó có thể là sự gia hộ của thánh hiền nhân, trong vô hình đang nhắc nhở quý vị, “Đừng tìm cớ, làm thật”, hoặc là quý vị hôm nay muốn làm biếng 1 chút, đột nhiên bị người ta phát hiện, quý vị liền nói: “Bình thường tôi không phải như vậy, vừa hay hôm nay không cẩn thận”, đây là “hễ che giấu, tội thêm nặng”. Bình thường quý vị không như vậy, đột nhiên như vậy liền bị người đó phát hiện, người đó là thánh hiền phái tới giúp đỡ quý vị. Quý vị hơi có chút niệm xấu, có chút hành vi không tốt, liền có người nhắc nhở, đây là có phước báo. Nếu như quý vị ở đó lười biếng cũng không ai phát hiện, bản thân mình còn thấy mình rất thông minh, đó là tai họa trong đời người, không phải thông minh, không phải việc tốt. Cho nên lật tới trang 72, cũng là thánh hiền tổ tiên đang âm thầm kì vọng chúng ta “Đừng cam chịu, không thua kém, thành thánh hiền, đều đạt được”.

“Thường Thục” là ở vùng Giang Tô.

“Từ Phương Trúc Thức” người này tên “Từ Thức”, hiệu “Phượng Trúc”. Người xưa đều có hiệu, bạn bè người thân đều gọi hiệu của họ, chỉ có cha mẹ và thầy cô gọi tên họ, những người khác tôn trọng họ gọi hiệu của họ.

“Cha ông giàu có”.

Cha ông rất có của cải, là người giàu có.

“Gặp năm mất mùa, trước đề xướng quyên tô trong ấp, sau chia gạo chẩn tế người nghèo”.

Cha ông hết sức lương thiện, nếu gặp năm mất mùa, thu hoạch rất không tốt, cha ông luôn kêu gọi tâm hành thiện của mọi gười, trước quyên tô điền, cha ông là địa chủ, đã quyên 1 số tô điền để cứu tế dân nạn. Ông tung gạch nhử ngọc, trở thành người dẫn đầu trong huyện ông, trong ấp ông, “đề xướng trong ấp”. Câu này cũng hy vọng mỗi người chúng ta làm bất kì việc gì, kêu gọi phong khí tốt đẹp của gia đình mình, kêu gọi khu phố mình, kêu gọi đơn vị mình. Ví dụ quý vị ở trong đơn vị, rất nhiều người không quý trọng giấy mực công cộng, những bút viết, dụng cụ công cộng này, chúng ta đừng đi chỉ trích bất kì ai, chúng ta làm người khởi xướng, người hành động gương mẫu trước, chúng ta tuyệt đối không lấy bất kì đồ vật công cộng gì, dùng của công hết sức tiết kiệm. Lâu dần, đồng nghiệp nhìn vào, sanh tâm hổ thẹn, xấu hổ, dần dần phong khí này sẽ được khơi dậy. “Sau chia gạo chẩn tế người nghèo”, không chỉ đem tô điền quyên góp, còn đem lương thực trong nhà mình ra cứu tế những người hết sức khốn khổ đói khát.

“Đêm nghe quỷ hát ngoài cửa”.

Nửa đêm nghe thấy quỷ hát rằng:

“Ngàn không sai, vạn không sai, tú tài họ Từ làm tới cử nhân lang”.

Từ “sai” này là nói những lời lừa gạt người, anh đừng gạt tôi, có nghĩa là anh đừng lừa gạt tôi. Ngàn không sai, vạn không sai, tức là những lời sắp nói sau đây, tuyệt đối không gạt người. Đồng thời cũng là nói với chúng ta, tích đức hành thiện là giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, đã nói mấy trăm lần, mấy ngàn lần, đã nói mấy trăm năm, mấy ngàn năm, tuyết đối không gạt người, không sai một li. Cho nên hậu thế của họ Từ vốn dĩ chỉ là tú tài, nhưng cha họ tích đức hành thiện, cho nên làm tới cử nhân lang.

Người trí thức thời xưa, cấp thứ nhất họ thi đậu tú tài, tú tài tức là học sinh chính phủ, sau này họ đi học đều do chính phủ cung cấp trường học, kể cả cho họ phí dụng sinh hoạt, giúp họ không có việc gì lo lắng, chăm chỉ học hành. Nhưng họ vẫn chưa được làm quan, thi đậu cử nhân tức là có công danh rồi, thì có thể làm quan, gọi là cử nhân lang. Thi đậu tiến sĩ, chức quan quốc gia giao cho sẽ càng cao.

“Tiếp tục kêu hô”.

Những hồn quỷ này đang hát bài như vậy thật ra cũng là đang tán thán tùy hỉ thiện hành của lão gia nhà họ Từ, cứ hát mãi không ngừng.

“Cả đêm không ngừng. Thị tuế”.

“Tuế” là chỉ năm đó, quả nhiên vào năm đó.

“Quả nhiên Phượng Trúc cử ư hương”.

Từ Phượng Trúc quả nhiên thi đậu tiến sĩ. “Cử ư hương”, từ “hương” này tức là thi hương, thi hương đậu rồi gọi là cử nhân, thi hội đậu rồi gọi là tiến sĩ, “cử ư hương”. Cha của ông vô cùng được cổ vũ.

“Cha ông vì thế càng tích đức”.

Có nghĩa là càng tích cực, càng nỗ lực đi hành thiện tích đức.

“Tư tư bất đãi”.

“Tư tư” nghĩa là hết sức cần mẫn, không hề mệt mỏi. Mọi người có gặp người nào xung quan mình làm việc tốt, càng làm càng hoan hỉ, càng làm càng không mệt mỏi, càng làm càng không dừng lại? Nếu như xung quanh quý vị có người như vậy, đó là “cát nhân tự hữu thiên tướng”, họ có thể làm hoan hỉ như vậy, nghĩa là “thấy người được, như mình được”, “người đói mình đói, người yếu mình yếu”. Chỉ cần người khác có nhu cầu, họ tuyệt đối sẽ không ngoảnh mặt làm ngơ, làm rồi bản thân họ sẽ an tâm. Cho nên “tư tư bất đãi”, “đãi” tức là không giải đãi. Đã làm những việc gì?

“Sửa cầu sửa đường”.

Làm lợi cho những người đi đường. Chúng ta đọc mỗi câu kinh, phải dụng tâm cảm nhận, cảm nhận được rồi chúng ta sẽ muốn làm . “Sửa cầu”, mọi người nghĩ coi, nếu như không có cầu, 1 con sông, mỗi năm sẽ dìm chết bao nhiêu người? Dìm chết 1 người cũng ghê gớm lắm rồi, bao nhiêu người trong nhà họ sẽ đau khổ 1 đời, cho nên sửa cầu tích được âm đức không hề nhỏ. “Sửa đường”, đường sá nếu không tốt, rất lầy lội, hễ trời mưa, quý vị coi bao nhiêu người tai ương?

Mọi người có kinh nghiệm không, trời mưa đường sá lại không tốt, quý vị giẫm lên cả đôi giày đều dính bùn, có kinh nghiệm đó không, có hả? Thậm chí trợt ngã bị thương, nhất là người già, lớn tuổi rồi sợ gì nhất? Ngã, hễ ngã có thể xương cũng gãy, có thể cả đời phải ngồi xe lăn. Quý vị khi thấy những chỗ cần thiết, liền nhanh chóng đi sửa cầu sửa đường, có đường rồi, cho người dễ đi. Nhưng họ không có tư tưởng quan niệm đúng đắn, con đường cuộc đời của họ có đi tốt được không? Không đi tốt được. Cho nên quý vị đem tư tưởng quan niệm đúng đắn cúng dường cho người khác, đó cũng là giúp con đường cuộc đời họ dễ đi hơn.

Tôi vừa tốt nghiệp đại học chưa gặp được thánh giáo, công việc cũng không thuận lợi, đã đổi mười mấy công việc. Cha tôi nói đùa rằng danh thiếp của tôi có thể mở triển lãm rồi, lợi hại hơn mọi người phải không? Quý vị nếu như chưa đổi mười mấy công việc, nghĩa là phước báo của quý vị đều lớn hơn tôi. Sau đó gặp giáo huấn của sư trưởng, “làm người phải nên niệm niệm suy nghĩ cho người khác”, đem thái độ ích kỉ vốn có chuyển 1 ý niệm, vận mệnh sẽ khác. Bắt đầu từ lúc đó, chung sống với người khác tôi đều nghĩ: Mình có thể làm gì cho họ? Ý niệm vừa chuyển, mệnh sẽ chuyển. Sau khi tôi tới lớp ôn thi thì đã làm như vậy, bắt đầu từ lúc đó, tôi thi cử đều rất thuận lợi, đều thuận buồm xuôi gió. Cho nên sự thuận và nghịch trong số mệnh là do tâm chúng ta quyết định.

Cho nên lão tổ tiên để lại 1 câu cho chúng ta: “Thương người thì được người thương, kính người thì được người kính”, mắng người thì, học 1 biết 10, thì bị người mắng, oán người thì bị người oán. Nhưng có người lại nói: “Đúng rồi, nhân duyên của anh ta rất tốt, anh ta rất tốt với người, chiêu cảm quả báo này. Tôi cũng rất tốt với người, nhưng tại sao rất nhiều người đều gây phiền phức cho tôi?” . Có thể có tình hình này không? Có thể không? Quý vị đều rất tin tưởng chân lý, đều không có nghi vấn, có thể người xung quanh quý vị sẽ gặp phải tình hình này.

Trước tiên “làm việc không thông, phản cầu chính mình”. Chúng ta đối với người rất tốt, có lúc là tiêu chuẩn của chính mình. Có lúc quý vị trên bề mặt đối với người rất tốt, trong lòng quý vị thì chưa đủ chân thành. Có người nói: “Tôi đối với người đó rất tốt, họ đối với tôi không ra sao. Nhưng người khác đối với họ cũng không tốt bằng tôi đối với họ, hai người bọn họ lại tốt không chịu nổi”. Họ còn ở bên cạnh ganh tức muốn chết. Thật ra người ta có thể không thường liên hệ, nhưng nửa năm gọi điện 1 lần hoàn toàn là quan tâm chân thành. Cho nên mặc dù không thường liên lạc, tâm của họ vẫn ở bên nhau. Chúng ta mỗi ngày gọi điện cho họ, nhưng không chân thành, người ta còn thấy chúng ta phiền phức, phải không? Không thể nhìn sự việc trên bề mặt, phải nhìn từ tâm địa căn bản.

Đối tốt với người ta, người ta lại không hòa hợp tình cảm với chúng ta, “ái nhân  bất thân, phản kì nhân; lễ nhân bất đáp, phản kì kính”. Đây là giáo huấn của Mạnh Tử dạy chúng ta, “ái nhân bất thân, phản kì nhân; trị nhân bất trị, phản kì trí; lễ nhân bất đáp, phản kì kính”. Quý vị thương yêu 1 người, nhưng không thân với họ, phải quay lại, quý vị làm trên bề mặt, hay là nhân ái từ trong nội tâm suy nghĩ cho họ? “Trị nhân”, quý vị là 1 người lãnh đạo, quý vị lãnh đạo 1 đoàn thể, quản lý 1 đoàn thể, nhưng không quản lý tốt, phải kiểm điểm lại trí huệ của mình có đủ không, năng lực có đủ không, không được trách người khác. “Lễ nhân bất đáp”, quý vị trên bề mặt đối với người rất cung kính, người ta cũng không phản ứng gì, ngược lại cảm thấy chúng ta rất giả tạo, còn hơi chê cười chúng ta, là “lễ nhân bất đáp, phản kì kính”, trong tâm mình có phải là không đủ cung kính? Cho nên “làm việc không thông, phản cầu chính mình”, đây là nguyên văn lời của Mạnh Tử. Cho nên chúng ta sau này làm việc gì, gặp những cảnh giới này, 3 câu nói này hết sức hay. Tốt với người, người ta tại sao không tốt với chúng ta? Kiểm điểm.

Kế đó, quý vị vừa kiểm điểm, mình thành tâm đối tốt với người, nhưng vẫn có rất nhiều người gây phiền phức cho mình, có khả năng đó không? Có. Chúc mừng quý vị, congratulations. Tại sao chúc mừng quý vị? Do quý vị là người muốn thành thánh hiền, quý vị là người muốn gánh vác trọng trách thế gian, quý vị mới gặp được tình hình này. Không phải lời tôi nói, lời Mạnh Tử nói. Mạnh Tử nói: “Trời sắp giao trọng trách cho ai, trước hết làm khổ tâm trí họ, đày đọa gân cốt họ, đói khát thân thể họ, vắt kiệt thân họ, lao đao khốn cùng mọi mặt, vậy mới rèn tính nhẫn nại, tăng trưởng năng lực của họ”. Tức là dựa vào những cảnh giới này, để mài giũa đức hạnh và năng lực của quý vị, khiến quý vị không ngừng nâng cao, giúp quý vị sau này có đủ sức gánh vác trách nhiệm lớn. Bây giờ gặp 1 chút trắc trở, 1 chút ô nhục, quý vị đau lòng 3 ngày 5 ngày, sau này làm sao làm chuyện lớn? Cho nên, quý vị đối với người ta rất tốt, còn gặp 1 đống chướng ngại, quý vị phải rất vui, tại sao? Quý vị là người ông trời coi trọng, mau mau về nhà chúc mừng 1 bữa. Đời này sẽ không uổng phí, sẽ không uổng 1 chuyến tới thế gian. “Khi gặp phỉ báng, như chỗ mài giũa thành ngọc, ta sẽ hoan nhiên tiếp nhận, sao giận cho được?”. Quý vị sao nhìn tôi 1 cách ngu ngơ? Đoạn này ở trong phần “Phương pháp sửa lỗi”, đoạn này rất sâu sắc, tất cả cảnh giới xuất hiện, đều là mài giũa chúng ta, hoan hoan hỉ hỉ tiếp nhận, sao còn có thể nổi nóng?

Tiếp đó nói tới lão tiên sinh Từ “sửa cầu sửa đường”.

“Trai tăng tiếp chúng”.

Tăng nhân là người “1 bát cơm ngàn nhà”, họ hoằng dương giáo huấn của Đức Phật, du hóa 4 phương. Nhìn thấy tăng nhân, liền cúng dường cho cuộc sống, ăn uống của tăng nhân. “Tiếp chúng”, rất nhiều người đi đường, họ khát rồi, đói rồi, họ không có chỗ nghỉ ngơi, ông giúp đỡ họ rất phóng khoáng. Điểm này chúng ta từ bản thân cha mẹ, ông bà đều nhìn thấy được. Tôi nhớ lúc ăn cơm, có 1 số người đi đường ngang qua, ông tôi thường lớn tiếng nói với họ, tới nhà tôi ăn cơm, để nhà chúng tôi mời khách. Người không quen biết đều rất nhiệt tình mời người ta vào nhà ăn cơm, hoặc là nấu 1 ấm nước để bên đường, người đi đường không có nước uống, nhìn thấy ấm nước này, tranh thủ uống 1 ly.

Có 1 cô gái, cô kể về những phong phạm của trưởng bối nhà cô, cho tôi ấn tượng hết sức sâu sắc. Cô nói bà nội cô mỗi ngày đều nấu ấm nước, mời người ta uống. Người làm cháu như họ, nhìn thấy bà nội lần đầu tiên gánh nước này ra, mấy đứa nhỏ liền trốn phía sau coi có ai uống không. Kết quả thấy người bộ hành thứ nhất uống rồi, mấy anh chị em, anh chị con cô cậu, chú bác đều hết sức vui mừng, nhảy lên mà cười “Có người uống rồi, có người uống rồi!”, cô gái này kể với tôi đoạn này, đây đều là tình cảnh ba bốn chục năm trước khi cô còn nhỏ, cô ấn tượng có sâu không? Rất sâu. Quý vị coi 1 ấm nước bao nhiêu tiền, lại giúp tất cả các con cháu như cô trồng được thiện căn sâu như vậy. Họ hoan hoan hỉ hỉ, vui mừng vì bà nội làm việc tốt, đó cũng biến thành thái độ nhân sinh của cô. Giống như cô Hứa Triết hồi còn nhỏ, mẹ cô đem thức ăn ra cho những người mấy ngày chưa ăn cơm, cả nhà họ đều vui mừng, cả nhà đều là người lương thiện. Mẹ cô sống hơn 100 tuổi, cô cũng sống hơn 100 tuổi.