Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 23B) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 23B

Tất nhiên là tự từ bỏ mình. Hơn nữa chính mình rất keo kiệt, người keo kiệt chắc chắn sanh ra con cháu xa xỉ, đây là người tính không bằng trời tính. Cho nên “bỉ sắc chi nhân” tức là người rất keo kiệt, “tất sanh con xa xỉ”, đây đều là sự tuần hoàn nhân quả.

Những năm đầu Dân quốc, cháu ngoại của tiên sinh Tăng Quốc Phan là tiên sinh Nhiếp Vân Đài, ông đã viết một quyển sách, có lẽ mọi người nghe tên sách sẽ rất hứng thú, tên “Bảo phú pháp”, phướng pháp làm sao giữ gìn tài phú. Quý vị ra về lên mạng sẽ tìm được ngay. Mọi người có muốn giữ gìn tài phú không? Quý vị đều vui với số mệnh không đơn giản, quả nhiên là người học “Liễu Phàm tứ huấn”, không cần cưỡng cầu, “mệnh do ta tạo”. Phương pháp giữ gìn tài phú trong đó ông nhắc tới rất nhiều, do ông sống ở Thượng Hải, những người cực kì giàu có ông gặp không ít, trong đó có đại phú ông họ Chu. Từ thời Thanh tới Dân quốc, tài sản của ông có bao nhiêu? 3000 vạn đồng bạc, 3000 vạn đồng bạc nếu như tính theo tiền Mã Lai bây giờ là bao nhiêu? Rất ghê gớm, đồng bạc, một đồng bạc có thể mua rất nhiều thứ, ông có 3000 vạn đồng bạc. Ông nói, phương pháp tôi giữ gìn tài vật, tức là chỉ cần tiền vào túi tôi thì ai cũng lấy không được. Ông thấy mình lợi hại, ông tích lũy tiền tài như vậy, thật ra mà nói ông là si phước, ông ngu si! Tổ tiên ông để lại phước rất lớn cho ông, ông không hiểu lý, ông có 10 con cháu, 3000 vạn chia thành 10 phần mỗi người 300 vạn, kết quả chưa tới 10 năm 10 đứa con cháu của ông tất cả đều xài sạch trơn, thậm chí có người còn không có đất cắm dùi, ngay cả sinh sống cũng khó khăn, đây đều là chuyện có thật, kết quả tiên sinh Nhiếp Vân Đài nhìn thấy. Cho nên “tích tài hại đạo” là thật không phải giả.

Đời người phải hiểu rằng, tiền tài là vật ngoài thân, sanh không mang tới. Quý vị có từng thấy, người nào chết rồi mà đem tiền đi không? Có một số con cháu còn lấy vàng nhét vô… thật là! Ôi chao, cái lỗi không đọc sách. Như vậy làm được cái gì? Cho nên người thật sự có thể nhìn thấy cuộc đời cái gì là quan trọng nhất, cái gì khá là không quan trọng, sự nặng nhẹ hoãn cấp này quý vị nhìn hiểu được, quý vị và người bình thường xây dựng cuộc đời tuyệt đối khác biệt nhau.

Các vị trưởng bối, các bạn, cuộc đời thứ gì quan trọng nhất? Là những thứ mang đi được. Cuộc đời quý vị nếu như nhìn thấy được giây phút sau cùng, quý vị mới đi xây dựng cuộc đời cảm giác sẽ khác nhau. Người ta cứ bận rộn bận rộn, bận rộn bận rộn, sau đó bận tới khi nào? Đột nhiên có người nói với họ, ông còn sống được 3 táng, họ mới nghĩ tới cái chết. Thật ra chúng ta thấy giây phút sau cùng của đời người, trên cơ bản tất cả mọi người đều giống nhau, họ làm quan lớn hay làm ăn mày cũng giống nhau, giây phút sau cùng là gì? Có phải không? Đúng rồi, một hơi thở sau cùng không tới nữa chẳng phải đi luôn sao? 2 tay 2 chân buông xuôi là đi luôn. Cái gì đem đi được? Ngay cả thân thể cũng không đem đi được, vật ngoài thân đem đi được không? Cho nên người mấy chục năm, bận rộn những thứ căn bản đem đi không được, chẳng phải rất oan uổng sao? Bận tới sau cùng sợ được sợ mất, người tới khi già so đo tính toán, một đồng một xu cũng không buông, thấy người ta có tiền thì hâm mộ muốn chết, thấy con cháu người ta làm quan thì ngày nào cũng ở đó càm ràm: “Người ta một tháng kiếm được một vạn đồng đấy!”, quý vị coi khổ lắm, phải không? Ngay cả lâm chung trong bệnh viện còn cầm một mớ tiền, họ an tâm. Cho nên người ta nhìn thấy giây phút sau cùng, những thứ bên ngoài đều đi theo không không được, chỉ có linh tánh, trí huệ của mình đem đi được, cục diện cuộc đời quý vị sẽ khác.

Quý vị đời này có thể khiến trí huệ của mình nâng cao tới cảnh giới thánh hiền, quý vị sẽ không uổng phí, hơn nữa quý vị cho con cháu đại phước, Khổng Tử, Phạm Trọng Yêm con cháu họ mấy ngàn năm nhận sự gia hộ của họ. Cho nên có trí huệ hay không xây dựng cuộc đời hoàn toàn khác nhau, hơn nữa đời này tất cả việc thiện đã làm đều đi theo quý vị tới kiếp sau, người thật sự hiểu rõ rồi, đời này tuyệt đối không tạo ác nghiệp, dự tính cho đời đời kiếp kiếp của mình. “Tam tự kinh” có nói “Đậu Yến Sơn, hữu nghĩa phương, giáo ngũ tử, danh cụ dương”. Ông sống tới tám mươi mấy tuổi, có một buổi tối nọ tắm rửa xong, nói tạm biệt bạn bè người thân, hoan hoan hỉ hỉ nói với họ “Tôi phải đi đây”, nói xong ngồi trên ghế, đầu gật một cái là đi, thăng thiên rồi, ra đi rất tự tại.

Các vị trưởng bối, các bạn, bây giờ đa số người ta đi ra sao? Quý vị có thấy ai nói “Bye bye” rồi “thăng”, một người cũng không thấy hả? Nhưng có người thật sự làm được rồi. Thật sự làm được rồi, ví dụ như vậy bây giờ khá ít, nhưng thật sự có người, quý vị coi họ sanh tử tự tại! Họ hiểu rõ điều gì? Thân thể không phải mình, linh tánh mới là mình, thân thể này là công cụ, đừng biến thành gánh nặng, dùng 80 năm không dùng được nữa, đổi một thân thể khác tốt hơn, họ sẽ không tham chấp, người tại sao chết? Chết không được, họ thấy thân thể này là mình, họ buông không được, có buông không được sau cùng cũng phải buông. Cho nên bây giờ những đạo lý này có thể hiểu ra sớm chút, quý vị xây dựng cuộc đời chắc chắn sẽ khác.

Thật sự hiểu rõ linh tánh, trí huệ đem đi được, thì phải nên dùng phước báo đời này của mình nâng cao linh tánh của mình, để tạo phước xã hội, để tích lũy công đức, thứ này sau này quý vị hoàn toàn thọ dụng được. Quả thật người ta “lấy từ xã hội, dùng cho xã hội”, thái độ này nếu chưa hình thành, đều cảm thấy “tiền là của mình kiếm”. Câu này có lý không? Hello, “tiền là của mình kiếm”. Làm ơn, không ai mua đồ của quý vị thì kiếm tiền được không? Không có nhân viên quý vị cùng quý vị chảy mồ hôi có kiếm được không? Không có quốc gia an định, quý vị bây giờ qua châu Phi kiếm tiền thử coi? Bây giờ nhiều người chết đói như vậy, quý vị mỗi ngày còn an cư lạc nghiệp được sao, bao nhiêu nhân duyên góp phần vào đây? Cho nên người bây giờ nói những lời đó đều quá ích kỉ, cho nên người xưa nói “lấy từ xã hội, dùng cho xã hội”. Nhu cầu trong ngày của chúng ta, xin hỏi có bao nhiêu ngành nghề đang giúp đỡ chúng ta? Quý vị chưa tính qua, quý vị ngủ dậy, đồng hồ do người ta bán, phải không? Mền cũng do người ta bán, quý vị còn có mùng cũng do người ta làm, quý vị đứng dậy sàn nhà đó cũng là người ta lát, có không? Kế đó quý vị soi gương, gương cũng do người ta làm, quý vị xài nước máy, công ty nước máy cũng vậy… Vậy xin hỏi mọi người, quý vị từ hôm nay mở mắt ra tới bây giờ có bao nhiêu ngành nghề đã phục vụ quý vị? Đúng vậy. Phước báo chúng ta nhận được từ trong xã hội này, cũng phải nên dùng cho xã hội, sao có thể biến thành tư lợi nắm trong tay mình chứ?

Câu này “Dễ mà không làm, là tự hủy mình”, cho nên xã hội công lợi trong số 100 người đa phần người ta đều đọa lạc tâm tính, rất đáng tiếc. Đời này được làm người, thiên địa nhân là tam tài đồng đẳng, kết quả biến thành kẻ giữ của, biến thành nô lệ của dục vọng, oan uổng quá. Biến thành tự từ bỏ mình.

“Bần tiện làm phước đều khó”.

Họ bần cùng không có địa vị, muốn đi tạo phước cũng không dễ dàng, hơi bị khó khăn.

“Khó mà làm được, là điều đáng quý”.

Rất khó họ có thể tận lực mà làm, cho nên hết sức quý hóa khó gặp.

Chúng ta trước đây không lâu nói về “2 đồng tiền”, trên người cô chỉ có 2 đồng tiền, cô toàn bộ đem ra bố thí, sau cùng “vào cung phú quý”, lên làm vương phi, cái này cũng là “khó mà làm được”. Kể cả trước đây kể về 10 thiện hành rất nhiều chuyện cũng không dễ dàng, đều dốc hết sức mình mà giúp người, cho nên rất đáng quý, “trời sẽ giáng hậu phước”.

Từ 8 góc độ này mà phân tích cái gì mới là điều thiện đúng đắn, thật ra nhìn từ căn bản, tức là từ tấm lòng của họ mà phán đoán. Tâm lượng lớn thì thiện lớn, tâm lượng nhỏ thì thiện nhỏ; trong tâm hoàn toàn vô tư thì họ là chân thiện, họ là chánh, đoan, họ là chánh thiện, không phải khuất thiện. Trong ý niệm này xen tạp bất kì tự tư tự lợi nào thì họ không phải chân thiện, họ là giả thiện, họ là khuất thiện. Cho nên nhìn từ căn bản, nhìn tấm lòng của họ.

Chúng ta có thể sẽ nhìn thấy, rất nhiều người tu thiện tích đức hình như vận mệnh cũng không chuyển đổi. Nguyên nhân là họ đoạn ác chưa sạch sẽ, vậy cái thiện của họ cũng không cách nào tu được viên mãn. Cho nên “Liễu Phàm tứ huấn” đơn vị thứ 2 có nói “sửa lỗi”, đặt ở phía trước tích thiện là có lý, những tập khí này mỗi ngày còn đang tạo tội nghiệp, thiện đều trôi đi hết. Cho nên vẫn phải coi trọng việc đoạn ác, còn phải tích cực tu thiện.

Tiếp đó kinh văn lại nói:

“Tùy duyên cứu người, phân loại rất nhiều”.

Lúc nãy, thiện đã nói với mọi người rồi, tục ngữ chúng ta thường nói có 2 việc không thể đợi, “một việc là hành hiếu, một việc là hành thiện”. Tại sao hành hiếu không thể đợi? Do cha mẹ hơn chúng ta một thế hệ, khi chúng ta muốn báo đáp rất có thể “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn dưỡng mà cha không đợi”. Hành thiện tại sao không thể đợi? Nếu như chúng ta vừa hay không có phước báo, tai ách sẽ hiện tiền, lúc này không tích cực hành thiện, có thể “lộc tận nhân vong”, phước báo của quý vị sẽ không còn, “đường tới suối vàng không già trẻ”, vậy thì rất đáng tiếc, không chỉ là họ tiếc nuối, cả nhà họ, tất cả người thân đều tiếc nuối.

Chúng ta coi thời đại này chủ nghĩa công lợi quá thịnh, cho nên phong khí tổn người lợi mình khá là mạnh, thậm chí còn phá hoại cả thế giới tự nhiên, tạo tội nghiệp rất lớn. Cho nên “làm bất thiện giáng trăm điều tai ương”, đây là “Thượng thư” nói với chúng ta, “làm thiện giáng trăm điều lành”, câu này đã từ sự cát hung họa phước của cá nhân chúng ta nói tới sự cát hung họa phước của cả thế giới, của cả trái đất, chỉ một câu đã nói xong rồi.

Mấy ngày trước tôi và chị tôi nói chuyện điện thoại, chị nói đứa cháu gái của tôi bây giờ học tiểu học, chạy về hỏi mẹ nó: “Mẹ, có ngày tận thế không?”. Do bây giờ rất nhiều giới khoa học, giới tôn giáo, một số lời tiên tri đều đang nói. Con cái quý vị có khi nào đột nhiên một hôm mắt mở rất tròn: “Mẹ, mẹ thấy có ngày tận thế không?”. Quý vị thời thời phải stand by những đáp án này, nếu không quý vị đột nhiên bị hỏi sẽ không biết trả lời ra sao? Khi hỏi những vấn đề này, đều là thời cơ giáo dục con cái hết sức tốt. Tôi liền nói với chị tôi, tôi nói chị có thể nói với nó: “Con thấy sao?”, có lúc một câu hỏi của quý vị khiến chúng suy nghĩ, tất nhiên quý vị hỏi như vậy cũng không thể để chúng ở đó nghĩ 10 phút cũng nghĩ không ra, nghĩ muốn điên lên, quý vị coi chúng nghĩ mãi nghĩ mãi, nghĩ không ra, có thể tùy theo phản ứng của chúng mà trao đổi, dẫn dắt chúng. Quý vị tiếp đó có thể nói với chúng: “Con có biết tai nạn từ đâu tới không?”, mấy đứa nhỏ chỉ nhìn thấy một kết quả, rồi lo sợ, cho nên người giác ngộ đều là bắt tay từ nguyên nhân, đi phòng ngừa, người mê hoặc không hiểu lý họ sẽ bị những kết quả này dọa cho chết.

Tai họa lớn tới đâu cũng có người may mắn, những người đó tại sao tránh khỏi? Cũng không phải cùng ông trời bốc thăm trúng “miễn tử, miễn tai”, nên họ không việc gì. Người thế gian không có một việc gì là ngẫu nhiên, “ăn cơm uống nước, đều do tiền định”, cho nên câu nói này của lão tổ tiên có thể nói cho con cái nghe, “làm thiện giáng trăm điều lành, làm bất thiện giáng trăm điều tai ương”, người thật sự tích đức hành thiện, họ sẽ không có tai họa, cho nên tục ngữ nói “Ở trong đạo thì không ở trong kiếp nạn”.

Vậy mượn cơ hội này, quý vị có thể dẫn dắt con mình, ngạo mạn chiêu cảm động đất, tham lam chiêu cảm họa nước, ngu si chiêu cảm họa gió, tâm sân hận, nóng giận chiêu cảm họa lửa. Trên trái đất này rất nhiều người rất nóng tính, cho nên hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng, nhiệt độ ngày càng cao, núi băng đều tan chảy, lại không biết sự an nguy của thiên hạ liên quan tới tu dưỡng của chúng ta, liên quan tới tâm niệm. Các nhà lượng tử lực học cận đại đã nghiên cứu ra, những điều tôi nói mặc dù tổ tiên dạy như vậy, bây giờ khoa học đã chứng minh. Người hiện đại đều đã học khoa học tự nhiên, đã học định luật Newton, quý vị giảng cho họ một số đạo lý, họ không thể ấn chứng, họ nói quý vị lấy chứng cứ ra, đối với việc gì cũng nghi ngờ trước, họ không tin. Nhưng mấy ngàn năm nay con cháu Viêm Hoàng chúng ta đều không nghi ngờ, vừa hay người thời đại này chúng ta đã nghi ngờ, không còn cách nào, vừa hay khoa học gia nghiên cứu ra.

Như tiến sĩ Giang Bổn Thắng Nhật Bản làm thí nghiệm nước, nước là vật chất, ý niệm con người tốt, nó kết tinh rất xinh đẹp, ý niệm không tốt nó rất xấu xí. Các nhà lượng tử lực học nói càng triệt để, thủy tổ khai sơn của lượng tử lực học, tiên sinh Planck là thầy giáo của Einstein, đủ trọng lượng chưa? Quý vị không biết Einstein sao? Quý vị phải biết, nếu không bị mấy đứa nhỏ cười. Người học khoa học không ai không biết Einstein, thầy của Einstein là chuyên môn nghiên cứu về lượng tử lực học. Lượng tử lực học này sau cùng họ nói, họ đem vật chất, quý vị ngày nay một đồ vật cứ phân chia ra mãi, phân tới nguyên tử, phân tử, rồi phân chia tiếp, nhỏ tới mức độ nào? một phần 10 tỉ của một sợi tóc, sợi tóc mỏng như vậy, một phần 10 tỉ, phân phân phân, phân tới sau cùng nhỏ nhất là gì? Tiểu quang tử, không thể phân tiếp được, phân tiếp phát hiện điều gì? Căn bản không có vật chất, là hoang tưởng do ý niệm sản sinh. Cho nên ý niệm của con người sản sinh hiện tượng vật chất, đã là ý niệm biến hiện hiện tượng vật chất, ý niệm thay đổi, đâu có chuyện vật chất không thay đổi chứ? Sự nhận thức này của các nhà lượng tử lực học rất quan trọng. Cho nên trái đất này hư rồi, có cứu được không? Lòng tin quý vị rất đầy đủ, ý niệm con người hễ đổi, số mệnh họ, vận mệnh quốc gia, thế giới sẽ đổi, khi nào có thể đổi? Một giây trước khi tai họa xảy ra đều có thể đổi, điều này nói từ luân lý là tuyệt đối làm được.

Tôi lấy một ví dụ cho mọi người coi, họ hành thiện vào hôm có tai nạn, thay đổi. Bây giờ thời đại khoa học không lấy ví dụ người ta không tin. Huy thương, ngày nay vừa hay nói tới Huy thương, Huy thương của An huy tiên sinh Vương Chí Nhân, 40 tuổi vẫn chưa có con trai, gặp một thầy tướng hết sức biết coi bói, thầy vừa thấy ấn đường của ông phát đen, “Ôi cha, trong mấy tháng này ông có đại nạn, có thể không qua khỏi ải này”. Người này rất nổi tiếng trong vùng, coi bói rất là chuẩn, cho nên Vương Chí Nhân cũng tin tưởng. Ông liền mau chóng, ông làm kinh doanh, đem những tài vật người ta nợ ông thu về hết, sau đó có thể giao lại cho người nhà của mình.

Vừa hay trong quá trình này ông ở một nhà trọ, lúc đó trời mưa liên tục, nước sông dâng cao. Ông vừa hay khi đi tản bộ, ở bên sông nhìn thấy một phụ nữ rất trẻ ôm đứa con trai chuẩn bị nhảy sông, kết quả thật sự nhảy xuống, ông không kịp ngăn chặn. Ông liền nói, la lên rất lớn tiếng: “Ngư dân nào chịu cứu? Tôi trả 20 vàng”. Các thuyền cá liền tranh đua nhau cứu người, kết quả đã cho số vàng thưởng này. Hỏi người phụ nữ này, rốt cuộc duyên cớ gì mà muốn tự sát, ngay cả con trai cũng ẵm đi nhảy sông? Cô nói rằng, chồng cô làm đầy tớ cho người ta để sống, rất nghèo khổ. Chúng tôi nuôi một con trâu, có thể bán đi rồi, mới trả được mấy khoản nợ, nhưng hôm qua có người mua heo tìm tới, vừa hay chồng tôi ra ngoài, tôi nói chuyện xong xuôi liền bán cho ông ta. Ai ngờ đâu ông ta đưa cho tôi toàn là tiền giả. Tôi nghĩ lại, chồng tôi nóng tính như vậy, về nhà nhìn thấy toàn tiền giả, chắc chắn sẽ đánh tôi chết mất, tôi thấy quá khổ, không muốn sống nữa, nên ôm đứa con đi nhảy sông. Kết quả Vương tiên sinh rất thương xót cô, liền hỏi cô con heo đó bán bao nhiêu tiền, đều đưa cho cô, nên đừng đi tự sát nữa.

Người vợ này liền quay về, vừa hay chồng cô cũng trở về, liền khóc kể chuyện này cho chồng mình nghe. Người chồng không tin, có loại người này sao? Liền dẫn người vợ cùng đi tìm Vương tiên sinh này, lúc đi tìm thì đêm đã khuya, đến lúc phải đi ngủ rồi. Tìm tới khách sạn, thiếu phụ này liền gõ cửa, Vương tiên sinh khoác áo ngồi dậy, Vương tiên sinh nghe thấy tiếng nói của người nữ, liền nói với cô: “Cô còn trẻ như vậy, tôi một người nam đơn độc tuyệt đối không thể gặp nhau trong đêm, bị người ta nhìn thấy hoặc là chồng cô sẽ hiểu lầm, danh tiết một đời của cô phải làm sao?”, nên không mở cửa. Kết quả chồng của thiếu phụ nghe ông nói như vậy, hết sức cảm động, đây là chánh nhân quân tử chân chính, liền nói với trong phòng: “Ông yên tâm, tôi cũng tới, vợ chồng chúng tôi đều ở đây”, ông mới mở cửa ra, kết quả cửa vừa mở ra, đột nhiên nghe thấy trong phòng ầm một tiếng, tức là bức tường do trời mưa quá nghiêm trọng, bức tường sập xuống đè nát giường của ông.

Thiếu phụ không tới gõ cửa, ông đã ra đi rồi, ông đã chết rồi, đây là sự việc hôm đó. Ông hành thiện cứu được 2 mạng người, hơn nữa quý vị coi ông niệm niệm nghĩ cho đối phương, vì danh tiết của họ, kết quả tránh được kiếp này. Về sau lại gặp thầy bói này, thầy bói này vừa nhìn thấy: Ồ, khí sắc của ông hoàn hoàn khác biệt, chắc chắn đã cứu mấy sanh mạng, hậu phước của ông rất lớn. Ông vốn dĩ không có con trai, đã 40 tuổi rồi không có con trai, sau cùng liên tục sanh 10 đứa, sống tới 96 tuổi, chuyện này đều có ghi chép. Cho nên chỉ cần chúng ta dùng tâm chí thành hành thiện, vận mệnh của mình sẽ đổi được, vận mệnh quốc gia thậm chí cả trái đất cũng đổi được.

Tất nhiên con trẻ hỏi những vấn đề này, cũng có thể nhân đó dạy các em đối mặt với vấn đề sanh tử trong đời. Tôi nhớ hồi tôi học cấp 2, tôi có một trưởng bối qua đời, tôi đau lòng cả mấy ngày; sau đó khi học cấp 3, bạn học của tôi cũng bị xe tông chết mất. Vấn đề sanh tử này, cuộc đời mỗi người đều phải đối mặt. Cho nên phải nhắc nhở các em thân thể là công cụ, hư rồi không dùng được nữa, là thân thể chết rồi, linh tánh con người là không có sanh tử. Đây không phải lời tôi nói, lời Khổng Tử nói, lời tôi nói quý vị không tin, trong “Kinh dịch” Khổng Tử đã nói “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”, du hồn tức là linh hồn của con người, giúp các em từ nhỏ đối mặt lành mạnh với sanh tử, sẽ không sợ sanh tử. Hơn nữa phải biết hành thiện không thể đợi. Kế đó, đối mặt với biến cố trọng đại, khi tai họa hiện tiền, tâm người ta nhất định phải định, không được hoảng sợ, phải từ tốn ứng đối, mới có thể giúp đỡ mình, mới có thể giúp đỡ rất nhiều người xung quanh.

Kể cả rất nhiều tình hình trọng đại xuất hiện, trường học, gia đình đều phải biết xử lý nguy cơ, đều phải diễn tập phòng tai nạn. Đại lục ngày 12 tháng 5 năm 2008 động đất Vấn Xuyên, có một trường học hết sức nghiêm trọng, nhưng thương vong hết sức hết sức ít, tức là bởi vì hiệu trưởng đó hết sức coi trọng, cho nên học sinh của ông vốn được huấn luyện, đều may mắn thoát nạn. Cho nên mỗi một sự dụng tâm đều có khác biệt.

Tiếp theo đọc kinh văn phía dưới, hình như lần trước có nhắc nhở mọi người, mỗi ngày đem những thiện hạnh công đức mình đã làm hồi hướng hóa giải tai họa của cả thế giới. Tiết học trước có nói chưa? Quý vị đều không có phản ứng, hôm nay tôi sẽ rất khó ngủ, quý vị ngày nay không có ngày làm một việc thiện. Lần trước nói rồi chứ? “Một niệm của ngươi, đã tại thiên hạ”, cái phước này mỗi người đều có thể tu.

“Tùy duyên cứu người”.

Tùy duyên phận này, tất cả nhân duyên gặp phải trong đời, tận tâm tận lực làm cho viên mãn. Kể cả chúng ta bây giờ nhìn cả thế giới, báo chí vừa mở ra, tai họa nhiều như vậy, chúng ta niệm niệm chúc phúc thế giới này, đây tức là “tùy duyên cứu người”, “cứu” là cứu tế giúp đỡ chúng sinh có duyên.

Hành thiện, thiện có quá nhiều quá nhiều chủng loại, đại khái phân chia nó ra thành 10 cương yếu, 10 cương lĩnh.

“Chia thành cương lĩnh, đại khái 10 loại”.

10 điều nào?

“Thứ nhất, cùng người làm thiện. Thứ hai, giữ tâm kính mến. Thứ ba, thành toàn việc thiện. Thứ tư, khuyên người làm thiện. Thứ năm, cứu người nguy cấp. Thứ sáu, xây dựng lợi ích. Thứ bảy, xả tài làm phước. Thứ tám, hộ trì chánh pháp. Thứ chín, kính trọng sư trưởng. Thứ mười, thương tiếc vật mạng”.

Chúng ta từ 10 điều này đối chiếu với những hiện tượng phát sinh trong xã hội, gia đình bây giờ, đều cảm thấy 10 điều này thật sự là tùy bệnh cho thuốc. Thời đại này thiếu thốn tình thương, thiếu thốn sự tôn trọng người khác, thiếu thốn tình thương đối với sanh mạng, người bây giờ sát sanh, sát nghiệp rất nặng, người bây giờ không tôn trọng trưởng bối, người bây giờ đều đặt tiền lên đầu tiên, không đặt trí huệ, không đặt giáo huấn của thánh hiền lên đầu tiên, cho nên những điều này đều là thiện hành rất quan trọng. Điều thứ nhất:

“Cùng người hành thiện là sao”.

Làm sao mới dẫn dắt mọi người cùng hành thiện? Do xã hội này là xã hội quần cư, không thể chỉ có chúng ta tốt, phải mọi người cùng tốt.

“Xưa Thuấn ở Lôi Trạch, thấy ngư dân đều chiếm chỗ nước sâu. Còn người già yếu thì bắt chỗ nông cạn nước xiết, thấy đó đau lòng”.

Thuấn làm quan ở vùng “Lôi Trạch” này, đây là ở Sơn Đông bên hồ Lôi Trạch. Vừa hay nhìn thấy ngư dân đều giành chỗ tốt, giành chỗ đầm nước khá sâu, bắt được khá nhiều cá, còn những người già và trẻ nhỏ đành phải ở những nơi nước cạn chảy xiết. Cho nên những người mạnh này đều hết sức cưỡng thế, đều chiếm chỗ tốt làm của riêng mình. Nghĩa là phong khí vùng này đều là anh tranh tôi giành, hình thành phong khí, người vùng này đều không có phước. Cho nên “thấy đó đau lòng”, cho nên Thuấn vương hiểu lý, ngài thương xót những người này tâm tánh bị lệch lạc, nhưng không nổi giận với những người cưỡng thế đó, không giận những người tranh đoạt đó. Cho nên:

“Bèn tới đánh cá”.

Ngài liền cùng với họ, sống cùng với nhay, làm việc cùng nhau. Sau đó thấy những người tranh đoạt, ngài vờ như không nhìn thấy.

“Thấy lỗi không nói gì tới”.

Không đi phê phán họ, đây gọi là ẩn ác.

“Thấy người nhường nhịn, liền khen ngợi mà làm theo”.

Nhìn thấy có người lễ nhường, ngài khẳng định họ, tán thán họ, sau đó noi gương họ. Ngài khơi dậy mỹ đức lễ nhường cho mọi người học hỏi, đây là “dương thiện”. “Ẩn ác dương thiện”, đã làm một năm.

“Năm sau, đều nhường nhau chỗ đầm nước sâu”

Một năm sau, giữa người và người đều biết nhường chỗ tốt cho đối phương, cho nên ngài cải thiện được dân phong vùng này.

“Ôi vua Thuấn thật minh triết”.

Tài trí của vua Thuấn, trí huệ của ngài, những đạo lý này ngài đều rất rõ ràng.

“Há chẳng mất lời nào mà dạy được dân sao”.

Sao có thể không dùng lời nói để dạy dân chúng chứ? Nhưng ngài:

“Tuy không dùng lời dạy, mà dùng thân mình dạy”.

Ngài không dùng ngôn ngữ giáo huấn người, ngài dùng sự thực hành của thân mình để cảm hóa người, để chuyển biến tâm thái của người, chuyển hóa phong khí vùng này.

“Là khổ tâm khéo dụng công vậy”.

Ngài dụng công lương khổ! Mọi người đọc đến đoạn này, nhất là hậu thế Thuấn vương phải truyền thừa đức hạnh tốt như vậy, hậu thế của Thuấn vương mời giơ tay, quý vị chưa nhận tổ quy tông, có nói rồi hả? Được, tôi biết rồi, chưa nói 21 lần, nói một hai lần không tính. Phải nên nói một lần quý vị liền biết mình là hậu thế của Thuấn vương rồi. Nào, hậu thế Thuấn vương mời giơ tay, nhận tổ quy tông. Có cảm thấy đỉnh đầu mình tê tê không? Nối được tần số này rồi. Điều này trong “Liễu Phàm tứ huấn” kể cả “Luận ngữ”, “Trung dung”, “Mạnh tử” đều nói về rất nhiều hành trì của Đại Thuấn, ưu điểm của ngài quá nhiều, phải truyền thừa lại, mới không hổ là hậu thế của Thuấn vương.

Cuộc đời chúng ta cũng đã sống mấy chục năm rồi, nhìn thấy câu này chắc có cảm nhận, thế giới người lớn trong thời đại bây giờ, quý vị dùng lời nói có khuyên người được không? Người ta sẽ không coi quý vị nói gì, người ta chỉ coi quý vị làm gì! Quý vị thật sự làm được rồi mới có thể cảm động họ. Nếu không bây giờ có một số cách nói rất không tốt, khiến cho rất nhiều người nghi ngờ về nhân tính, đều nói là “quạ trong thiên hạ đều màu đen”, họ không tin. Người tốt với người là vô tư, sao có thể nào? Làm được mới có thể cảm động người.

Malaysia chúng ta có một nhà doanh nghiệp, ông được giáo dục bằng tiếng Anh, ông nói rằng: Lần đầu tiên ông nghe sư trưởng giảng dạy, sau đó đích thân tới tận nơi nghe sư trưởng dạy, ông cảm thấy trên thế giới này không thể nào có loại người này, ông không tin, vô tư vô ngã, ông không tin. Kết quả lần đó tới tận nơi cứ nghe cứ nghe, vốn dĩ ngồi ở phía sau, càng nghe càng tiến về trước, sau cùng khâm phục sư trưởng cả đời vì cả quốc gia, dân tộc, vì chúng sanh, ông khâm phục, sau cùng ông cũng tận tâm tận lực giúp đỡ người khác, cho nên làm ra mới cảm động được người.

Như sư trưởng ở Singapore đoàn kết 9 tôn giáo lớn, quý vị không làm ra thì ai tin? Làm ra rồi người ta không thể không tin. Thật sự “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, nhưng cũng phải thông qua sự thực hành của bản thân mà thức tỉnh bổn thiện của họ. Cho nên tiếp đó tiên sinh Liễu Phàm cũng dụng tâm lương khổ, phân tích tới thời đại này.

“Bọn ta thời mạt thế, đừng lấy sở trường của mình mà ép người, đừng lấy cái thiện của mình so với người, đừng lấy thế của mình mà khốn khó người”.

Chúng ta ngày nay hành thiện, đó là lương tâm chúng ta cảm thấy làm người nên làm vậy, đừng đi khoe khoang, giống như đè người ta xuống, đừng như vậy, phải khiên tốn. Sau đó kì vọng bản thân: Xã hội này, bây giờ người học luân lý đạo đức ít rồi, người ta không tin tưởng luân lý đạo đức, cảm thấy đó là thứ lỗi thời. Cho nên mình phải nên noi gương Thuấn vương, dẫn đầu mà làm. Bát đức đều cần gương mẫu, hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, xin hỏi mọi người bát đức này khi nào làm được? Mỗi một ngày, mỗi một thời, mỗi một khắc, anytime, anywhere, đều có thể thực hành bát đức, trở thành tấm gương và tín tâm hành thiện của người thiên hạ, được không?

Được rồi, chúc phúc mọi người, hôm nay đêm mơ cát tường. Cảm ơn mọi người!