Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 29B/Hoàn mãn) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 29B

Thật ra điều này có liên quan tới việc ông rất nổi danh không? Có thể liên quan. Do ông nhận được thịnh danh, ông thấy văn chương mình viết rất hay, tự mình cảm thấy mình rất giỏi, người khác không tán đồng ông, hoặc là yết bảng vô danh, khí nóng đó liền theo cái duyên này bốc lên. Kết quả vừa hay có một đạo nhân, ở bên cạnh ông.

“Thời có một đạo nhân, đứng cạnh mỉm cười”.

Đạo nhân này thấy ông lớn tiếng la mắng khảo quan như vậy, liền cười.

“Trương liền trút giận qua đạo nhân”.

Tiên sinh Trương Úy Nham đã rất không vui rồi, đột nhiên nhìn thấy bên cạnh có người còn ở đó cười, ông càng nổi lửa, cho nên “liền trút giận qua đạo nhân”, “liền”
tức là lập tức, đem cơn giận dữ này chuyển qua người đạo nhân kia. Chúng ta vừa đọc tới, Trương Úy Nham đã đọc không ít sách, bác học đa tài, nhưng cái học này là tri thức, không phải đức hạnh trí huệ. Do đã đọc nhiều sách như vậy, chắc chắn biết phải noi gương thánh hiền nhân mới đúng, nếu không đều là tri thức học thuật mà thôi, đức hạnh trí huệ của mình tăng trưởng không được. Cho nên thái độ học tập rất quan trọng, nếu không đọc nhiều tới đâu cũng thành tăng trưởng ngạo mạn.

Như “Đệ tử quy” nhắc nhở chúng ta “không thực hành, chỉ biết học”, học rất nhiều kinh điển, một câu cũng không chịu đi làm, “không thực chất, thành người gì?”, quý vị coi người ta cười một chút, liền đem cả cơn nóng giận trút qua người ta, không có tu dưỡng. Cái này căn bản là không noi gương Nhan Hồi Phu Tử, Khổng Tử tán thán Nhan Hồi “bất thiên nộ, bất nhị quá”, từ “bất thiên nộ” này, công phu càng sâu, trong tâm địa hơi cảm thấy mình đang nóng giận, có tâm trạng rồi, liền đem nó hóa giải, phải nên là công phu như vậy. Tiên sinh Trương Úy Nham không nghiêm chỉnh noi gương, ông đã lớn tiếng la mắng, còn tiếp tục mắng một người khác. Tiếp theo đạo nhân nói với ông:

“Đạo nhân nói, văn tướng công chắc chắn không hay”.

Đạo nhân này rất có tu dưỡng, gọi ông là tướng công, nói văn chương của ông có lẽ không hay lắm. Trương Úy Nham rất tức giận.

“Trương ích nộ viết”.

Từ “ích” này là càng giận hơn.

Ngươi ngay cả văn của ta còn chưa coi qua, ngươi dựa vào đâu nói văn ta không hay?

“Đạo nhân nói, nghe nói văn quý chỗ tâm khí hòa bình. Nay nghe ông mắng chửi, rất bất bình, văn hay sao được”.

“Tôi thường nghe người ta nói”, đạo nhân này nói, sự ứng đối rất có tu dưỡng, ông không có nói “Tôi cho rằng”, ông nói “tôi thường nghe người ta nói”. Viết văn “quý” tức là then chốt, quan trọng nhất đáng quý nhất nằm ở đâu? Tâm khí hòa bình. Tâm bình khí hòa mà viết, bài băn này tức là sự hiển lộ tâm cảnh của ông, tất nhiên là bài văn hay. Cho nên tâm bình khí hòa mới có thể viết ra thiên cổ văn chương, văn chương hay. Nhưng “nay nghe ông mắng chửi”, tôi vừa hay hôm nay nghe thấy ông công khai mắng người, lớn tiếng mắng chửi, “rất bất bình”, tâm của ông cực bất bình, khí cực bất hòa, mới từ tình hình này bây giờ của ông suy đoán văn chương ông, có thể không hay lắm, “văn hay sao được?”. Tâm trạng ông nóng như vậy, sao có thể viết ra bài văn hay chứ?

“Trương bất giác khuất phục, nhân đó xin thỉnh giáo”.

Sự chuyển biến này, thật ra mà nói, không đơn giản, người bây giờ muốn làm được, khó! Tại sao khó? Còn Trương Úy Nham tại sao làm được? Tiền đề là, đạo sĩ này nói “nghe nói văn quý chỗ tâm khí hòa bình”, tâm khí bình hòa, ông giảng thuật đạo lý này, tiên sinh Trương Úy Nham chắc chắn đã đọc qua, chắc chắn đã nghe người ta giáo huấn. Cho nên gặp được cái duyên này, vừa nhắc nhở, “Đúng rồi, người ta nói có lý lắm, ôi chao, sao mình tâm trạng vừa tới, những đạo lý này đều không nghĩ ra”. Cho nên ông liền khiêm cung xuống, hổ thẹn, chuyển thành thỉnh giáo đạo sĩ này.

Và người bây giờ ngay cả những đạo lý này, họ đã sống hai mươi mấy năm cũng chưa nghe qua. Họ chưa nghe qua, cho dù người ta khuyên như vậy, họ cũng không dễ gì lập tức chuyển đổi thái độ của mình. Cho nên đọc sách quan trọng. Người bây giờ khuyên không được, không thể trách họ, họ từ nhỏ đã chưa đọc qua những đạo lý này, cho nên đối mặt với lỗi lầm của người bây giờ phải bao dung, tiếp đó càng có kiên nhẫn, không bực bội mà nhắc nhở. Nghe khoa học gia nói, quý vị đem một đạo lý bắt đối phương ghi nhớ, phải 21 lần, cũng là nhắc nhở chúng ta phải kiên nhẫn. Là “ghi nhớ”, chỉ biết mà thôi, còn chưa ngộ được, quý vị muốn họ ngộ ra, còn phải đủ thứ thiện xảo, khiến họ hoan hỉ chấp nhận, khiến họ cảm thấy quý vị muốn tốt cho họ, họ mới ngộ được, kế đó mới làm được, mới có được.

“Đạo nhân nói”.

Đạo nhân nhìn thấy ông khiêm tốn lui xuống thỉnh giáo, người tu đạo có lòng từ bi, có duyên với ông, tất nhiên hết lòng giúp đỡ ông, nói:

“Trúng tuyển do mệnh”.

Một người có thể thi đậu, do trong số họ có phước báo này.

“Mệnh không trúng được, văn tuy hay, cũng vô ích”.

Trong số ông không có công danh, văn chương viết hay tới đâu, cũng là chuyện vô ích. Đạo lý này rất nhiều người không ngộ thấu, lúc trung niên về già biến thành oán trời trách người. Ví dụ, một người năng lực rất tốt, bạn học của họ thông minh tài hoa đều không bằng họ, sau cùng sự nghiệp làm tốt hơn họ, họ sẽ tức tới nỗi muốn ói máu. Nhưng họ không hiểu, sau cùng còn oán trời trách người, càng mất phước, thậm chí còn oán lãnh đạo, là phiền phức. Cho nên người không hiểu lý, rất khó không tạo nghiệp. Cho nên “con cháu tuy ngu, kinh sách không thể không đọc”, hễ người ta không hiểu lý, ý niệm, ngôn hành rất khó không tạo nghiệp. Nếu người vừa hiểu lý, họ không chỉ không oán trách, lại còn phản tỉnh, kế đó mới thay đổi vận mệnh. Tiếp theo làm sao sửa?

“Phải tự mình làm sự chuyển biến”.

Bản thân trước hết chuyển biến từ tâm địa, do phước điền tâm canh, chắc chắn phải chuyển từ căn bản. Tất nhiên, tiên sinh Trương Úy Nham nói tiếp, ông còn chưa đợi đạo nhân này nói chuyển biến ra sao, ông đã tiếp lời, có thể ông cũng hơi bị khích động? Tại sao? Do ông nghe thấy “mệnh”, cho nên liền rất lo lắng.

“Trương nói, đã là mệnh, làm sao chuyển biến?”.

Cho nên người chưa học “Liễu Phàm tứ huấn”, không biết mệnh có thể cải biến, kể cả tiên sinh Liễu Phàm gặp được Khổng tiên sinh, cũng thấy vận mệnh đã được đoán định không chuyển được. Đạo nhân tiếp đó nói với ông:

“Đạo nhân nói, tạo mệnh do trời”.

Thật ra từ “trời” này là quy luật, quy tắc tự nhiên. Người biết tích lũy âm đức, tự nhiên họ sẽ có hậu phước, một người thật sự tích lũy công đức, họ không cầu, phước báo cũng sẽ tới, do họ là tự nhiên như vậy. “Tạo mệnh do trời”.

“Lập mệnh do mình”.

Người thật sự hạ quyết tâm muốn chuyển biến vận mệnh, chắc chắn sẽ làm được, “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Và sự “lập mệnh” này, hạ quyết tâm chuyển biến vận mệnh, khi nào có thể chuyển? Lúc nãy nói tới chuyển biến từ trong tâm địa, thật ra mỗi ngày vận mệnh đều đang biến chuyển. Chúng ta phía trước nói tới một câu chuyện, câu chuyện 2 đồng tiền. Cô ấy dùng tâm chí thành cúng dường tam bảo, rất ghê gớm, 2 đồng tiền, không lâu sau, vào cung phú quý. Cho nên, vận mệnh con người mỗi ngày có gia giảm tăng từ. Như ví dụ phía trước, Vệ Trọng Đạt khuyên hoàng đế đừng lao dân tổn tài, “Một niệm của ngươi, đã tại vạn dân”, phước báo của ông nhân lên, nhân lên cả mấy lần. Thật sự chúng ta từ những chương tiết phía trước, sau khi học được, lại nhìn vào câu này “lập mệnh do mình”, rất có lòng tin.

“Gắng sức hành thiện, rộng tích âm đức, phước gì chẳng cầu được”.

Chúng ta có thể thành tâm thật ý đi hành thiện, hơn nữa rộng tích âm đức, có thể dùng tâm lượng lớn, để hành thiện tích đức, lại không đi rêu rao, không đi khoe khoang, tích được đều là âm đức, tất nhiên phước báo hiện tiền nhận được sẽ rất nhanh. “Phước gì chẳng cầu được?”, không có phước báo nào không cầu được. Những lý này, thật sự trong “luận về lập mệnh”, thiền sư Vân Cốc đã giảng rất thấu triệt, “cầu phú quý được phú quý, cầu nam nữ được nam nữ, cầu trường thọ được trường thọ”. Còn chúng ta từ những cao tăng này, trong ngôn ngữ của người tu đạo có thể cảm nhận được, họ đối với chân lý không có tơ hào nghi ngờ, nói lời đều hết sức kiên định.

“Trương nói, tôi bần sĩ, làm sao được?”.

Tiên sinh Trương Úy Nham liền phản ứng: Tôi là thư sinh nghèo, sao có thể rộng tích âm đức, gắng sức hành thiện? Cho nên không có thiện tri thức chỉ điểm, cho dù “tích học công văn” bác học đa tài, có một số đạo lý rất quan trọng vẫn nghĩ không thông. Đọc nhiều sách như vậy, vẫn không hiểu rõ phước điền tâm canh, “Lục tổ đàn kinh” của đại sư Lục tổ Huệ Năng đã đọc rồi, vẫn không hiểu ý nghĩa đó, vẫn phải cần thiện tri thức chỉ điểm. “Tất cả phước điền, không rời gang tấc”, những lời này họ đọc rồi, không biết dùng. Cho nên họ cũng cố chấp vào cách nghĩ của mình, cảm thấy hành thiện đều phải người có tiền mới làm được. Tiếp đó đạo nhân dẫn dắt ông, nói rằng:

“Đạo nhân nói, thiện sự âm đức, đều do tâm tạo”.

Tất cả việc thiện làm ra, tất cả âm đức tích được, đều không rời tạo tác của tâm địa.

“Thường giữ tâm này, công đức vô lượng”.

Quý vị thường giữ thiện tâm, thường giữ tâm tri ân báo ân, tâm thương xót nhân dân, tâm cung kính chân thành, chúng đều phù hợp với ân điền, bi điền, kính điền, quý vị mỗi ngày giữ tâm như vậy, công đức sẽ vô lượng.

“Chẳng hạn một việc khiêm tốn, cũng không tốn tiền”.

Hơn nữa giống như có thể có hàm dưỡng khiêm tốn, có phong độ khiêm tốn, nếu nói về cái này, khiêm tốn cũng không mất tiền, tâm thái khiêm tốn này của ông có thể tích phước rồi, lại không dùng tới tiền.

“Sao ông không tự phản tỉnh, mà mắng khảo quan vậy?”.

Nhưng ông lại không tự mình phản tỉnh, ông tại sao không thể phản tỉnh bản thân, lại đi mắng quan khảo thí chứ? Cho nên ở đây chúng ta thấy “không phản tỉnh”, “mắng khảo quan”, tạo tội nghiệp. Có thể kiểm điểm, phản tỉnh, năng lực nâng cao, phước báo nâng cao. Cho nên giữa một niệm, phước họa khác biệt khá lớn. Cho nên, đoạn này sự đổi mệnh quan trọng nhất, cần phải cải biến từ tâm địa của mình. Nhưng sự cải biến này cũng không phải lập tức, ví dụ tự tư tự lợi quen rồi, muốn chuyển thành niệm niệm nghĩ cho người, thì phải hạ quyết tâm, hạ khổ công; bình thường không cung kính, ứng phó người khác, bỗng chốc phải biến thành chân thành cung kính, đó cũng cần phải thời thời quán chiếu, yêu cầu chính mình mới được; bình thường ngạo mạn, bây giờ muốn chuyển thành bình đẳng kính trọng người khác, đều phải có quá trình, ở đây nói rằng:

“Từ đó Trương chiết tiết tự trì”.

Khi ông hiểu rõ những đạo lý này, sau khi bỗng nhiên tỉnh ngộ, đã “chiết tiết tự trì”, từ “chiết tiết” này là giáng phục, tự mình cúi người xuống, phải thật thừa nhận sai lầm, thật sửa sai mới được. “Chiết tiết” là giáng phục sự ngạo mạn, sửa đổi thói quen xấu. “Tự trì” là thời thời phải quán chiếu giữ gìn. Do khi người ta sửa một thói quen, lúc bắt đầu sẽ hết sức khó khăn, lúc này không thể nản chí, phải kiên cường bất khuất, càng khó càng dũng, nhất định có thể khắc phục được nó.

“Thiện càng gia tăng, đức càng thêm dày”.

Thiện hành của ông không ngừng tích cực thực tiễn, thực hành. Từ “gia” này là có hương vị cảnh giới không ngừng hạ công phu, không ngừng nâng cao. “Đức càng thêm dày”, đức hạnh của ông ngày càng dày thêm, từ “dày” này là hậu đức, tại sao lại dày? Do ông có tâm niệm niệm nghĩ cho người khác, càng ngày càng khởi lên. Hậu đức có thể tải vật, hậu đức có thể thấu hiểu người khác, hậu đức có thể bao dung người khác, hậu đức có thể cảm ơn người khác, âm đức này của ông không ngừng tích lũy.

“Đinh Dậu mơ thấy vào nhà cao”.

Năm Đinh Dậu, ông nằm mơ thấy đi vào một căn phòng rất lớn.

“Được sổ ghi tên trúng tuyển, trong trống nhiều hàng. Hỏi người bên cạnh, rằng, danh sách khóa thi này”.

Ông cũng có cảm ứng, nằm mơ, mơ thấy đi vào một phòng lớn, nhìn thấy danh sách trúng tuyển kì thi năm đó. Kết quả ông lật ra coi, bên trong có rất nhiều hàng bỏ trống, kì lạ, cái này vốn dĩ thi đậu rồi, sao lại không thấy tên? Ông hỏi người bên cạnh, họ nói với ông, đây là danh sách trúng tuyển năm nay. Ông liền thỉnh giáo, kì lạ thay, nhiều hàng như vậy vẫn không có chữ, sao không có tên người thi đậu?

“Hỏi, sao nhiều chỗ trống. Rằng, khoa cử âm gian 3 năm xét một lần”.

Cõi âm đối với công danh 3 năm sẽ khảo xét một lần.

“Người tích đức không tội lỗi, sẽ có tên”.

Phải là người tích đức hành thiện không tạo tội nghiệp, họ mới có được công danh này.

“Những hàng bỏ trống, thí sinh đáng lẽ trúng tuyển, do sau bạc hạnh mà bỏ họ đi”.

Ông nhìn thấy, những người trong hàng trống này, tại sao không có tên họ? Đều do vì vốn dĩ sẽ thi đậu, nhưng họ 3 năm nay đã tạo tội nghiệp mới, “bạc hạnh” này nghĩa là hành vi không phù hợp đạo đức, cho nên tổn hại phước của mình, công danh bị xóa sổ. Chúng tôi trước đây chia sẻ với mọi người, một người trí thức Lý Sinh, vốn dĩ trong số mệnh có thể thi đậu tiến sĩ, do ông chủ nhà trọ nói với anh ta, anh năm nay có thể thi đậu, buổi tối anh ta ở đó nghĩ, sau khi mình thi đậu, như diều gặp gió, dung mạo vợ mình lại không xinh đẹp, sau khi thi đậu phải nên đổi cô ấy đi, đã khởi ý niệm này. “Do sau bạc hạnh mà bỏ họ đi”, sau đó không thi đậu, quay về nhà trọ đó ông chủ nói với anh, tôi lại mơ thấy người ta nói, hình như tối hôm đó anh đã nghĩ muốn bỏ vợ mình, cho nên anh thi không đậu. Anh ta nghe xong rất hổ thẹn, không dám ở đó nữa, liền đi mất. Cho nên thật sự những chuyện có thật trong lịch sử này, đều có thể thuyết minh đạo lý này.

“Sau chỉ một hàng”.

Chỉ vào một hàng phía sau nói rằng:

“Ngươi 3 năm nay, giữ thân cẩn thận, hoặc sẽ bù vào, mong ngươi thương mình”.

Ngươi 3 năm nay, yêu cầu chính mình rất nghiêm khắc, hơn nữa tất cả hành vi đều rất thận trọng, không dám phóng dật, phóng túng, có lẽ ngươi sẽ bù vào tên này. Cố gắng tự mình cảnh giác, thương yêu chính mình, đừng làm ra hành vi không phù hợp đạo đức.

“Năm đó quả nhiên đậu thứ 105”.

Quả nhiên kì thi lần đó, ông thi đậu thứ 105. Đây cũng là một ví dụ sau khi điều chỉnh sự ngạo mạn của mình liền có được công danh, cùng 5 ví dụ trước, tiếp đó tiên sinh Liễu Phàm tổng kết những ví dụ này:

“Do đó mà thấy”.

Từ những câu chuyện phía trên, có thể hiểu rằng, một người tiếp nhận phước khí, đều phải có thái độ khiêm nhường khiêm cung, mới cảm được phước báo. Tiếp đó nói:

“Ngẩng đầu ba thước ắt có thần minh”.

Ở giữa trời đất chắc chắn có thần minh ghi chép công tội của chúng ta. Đoạn này trong “Thái thượng cảm ứng thiên” giảng hết sức rõ ràng, “họa phước vô môn, duy nhân tự triệu ; thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình”.

“Hướng cát tránh hung, đoạn nhiên do mình”.

Một người có thể tránh né, hóa giải sự hung ác, có thể không ngừng cầu được phú quý cát tường, “đoạn nhiên do mình”, hoàn toàn do chính mình quyết định.

“Cần khiến mình giữ tâm chế hành, không hề đắc tội thiên địa quỷ thần, mà khiêm tốn nhũn nhặn, khiến thiên địa quỷ thần, thời thời thương mình, sẽ có cơ sở thọ phước”.

Cho nên phải điều chỉnh tâm địa hành vi của mình, giữ thiện tâm. Nói cụ thể, niệm niệm nghĩ cho người, bất luận gặp phải người thế nào cũng có thái độ này. “Chế hành” tức là không sợ niệm khởi chị sợ giác muộn, ý niệm vừa không đúng liền mau điều chỉnh lại, ngăn chặn tất cả ý niệm bất thiện, hành vi bất thiện, đây là “chế hành”. Như vậy, “không hề đắc tội thiên địa quỷ thần”, như vậy sẽ chiêu cảm sự gia hộ của thiên địa quỷ thân. Lại có thể “khiêm tốn nhũn nhặn”, khiêm tốn điều phục tập khí ngạo mạn, “khiến thiên địa quỷ thần, thời thời thương mình”, khiến thiên địa quỷ thần thời thời chiếu cố họ. Chúng ta tin là người đồng tâm này, tâm đồng lý này, người có thể hạ công phu như vậy, ắt sẽ chiêu cảm sự chiếu cố của thiên địa quỷ thần, sẽ có cơ sở để thọ phước, “sẽ có cơ sở thọ phước”, họ sẽ được cát tường, phước báo.

Tiếp theo lại phân tích:

“Còn kẻ khí doanh, ắt không lâu dài. Dù phát, cũng không thọ dụng”.

Trên thực tế trong xã hội chúng ta có thể quan sát thấy, tất nhiên bọn họ lúc đó, người có trải nghiệm cũng có thể quan sát được. Tức là một người, “kẻ khí doanh” nghĩa là kiêu ngạo tự mãn, “ắt không lâu dài”, tức là tiền đồ của họ không thể nào xa rộng, họ không thành đại khí được. “Dù phát, cũng không thọ dụng”, cho dù họ bây giờ có công danh rồi, hoặc có tài phú rồi, họ cũng rất khó thọ dụng. Tại sao? Họ không khiêm tốn, có địa vị tài phú càng nhiều, có thể sẽ tăng trưởng sự ngạo mạn của họ. Ngạo mạn vừa khởi, rất có thể họ sẽ tạo tác rất nhiều việc trái nghịch đạo đức. Chúng ta thấy bây giờ rất nhiều người làm quan rất có phước báo, nhưng rất ngạo mạn, khi họ làm quyết sách, không nghe vô lời khuyên của người khác, làm sai rất nhiều quyết sách, làm hại rất nhiều nhân dân, cái này là tạo tội lớn. Hơn nữa sau khi ngạo mạn, rất có thể sẽ không biết tự ái, không biết tự trọng, có thể sẽ chiêu cảm họa hoạn, thậm chí sẽ chiêu cảm họa sát thân. Thời xưa rất nhiều quý tộc làm quan, sở dĩ chiêu cảm họa sát thân, đều do quá cuồng vọng ngạo mạn, sau cùng gây ra tội không thể dung thứ.

Tục ngữ chúng ta cũng thường nói “lúc nhỏ ghê gớm, lớn chưa chắc tốt”, “thiếu niên đắc chí đại bất hạnh”, những nhắc nhở này đều liên quan tới đạo lý này. Kể cả Khổng Tử trong “Luận ngữ” có nói “Có tài như Chu Công, lại kiêu ngạo keo kiệt, những thứ khác không cần coi tới”. Sự nhắc nhở này đã tới cực điểm, tài năng, khả năng làm việc như Chu Công vậy, chỉ cần ngạo mạn, keo kiệt, không chịu đem kinh nghiệm tốt cho người khác, người này không thể có thành tựu gì.

“Người có chút kiến thức”.

Một người thật sự hiểu lý rồi, có trải nghiệm rồi, tuyệt đối sẽ không chướng ngại phước huệ của bản thân họ.

“Ắt không đành tự mình hẹp hòi, mà bỏ lỡ phước đó”.

Họ nhất định không muốn sự độ lượng của mình bị hẹp hòi, tuyệt đối không muốn mình bỏ lỡ phước này ngoài cửa.

“Huống chi khiêm tốn thường thọ giáo, thì lợi ích vô cùng”.

Huống hồ một người khiêm tốn, sẽ biết tiếp thu giáo huấn của người khác, dung nạp lời khuyên của người khác, “thường thọ giáo” cũng có nghĩa là người khiêm tốn, giống như một vật đựng đồ, họ có thể tiếp thu giáo huấn tốt của người khác, đây gọi là pháp khí. Cho nên người có thể thời thời làm rỗng chính mình, khiêm tốn với người, có thể học được trí huệ, ưu điểm của mỗi một người, cho nên có thể “lợi ích vô cùng”. Người cảm thấy mình có cái gì đó, vật đựng này của họ đã đầy, đồ tốt của người khác không bỏ vào được nữa. Cho nên một người khiêm tốn, họ sẽ có thọ dụng vô cùng, “lợi ích vô cùng”.

“Người tu học bắt buộc không thể thiếu điều này”.

Một người muốn tiến đức tu nghiệp, hướng cát tránh hung, chắc chắn không thể thiếu thái độ như vậy, chắc chắn không thể thiếu đức hạnh khiêm tốn.

Tiếp theo kinh văn nói:

“Lời xưa nói, người có chí về công danh, ắt được công danh. Người có chí về phú quý, ắt được phú quý. Người có chí, như cây có rễ. Kiên định chí này, cần niệm niệm khiêm tốn, trần trần phương tiện, tự nhiên cảm động trời đất. Nên tạo phước do mình”.

Đoạn này thật sự ứng nghiệm với điều thành ngữ nói, “tự cầu đa phước”. Hơn nữa cầu như lý như pháp, nhất định mỗi người đều cầu được, như vậy mới là chân lý. Chân lý không phải người này làm thì có, người kia làm thì không có, cái này không phải là chân lý. Mà then chốt ở đâu? Ý chí kiên định không dời. Nếu người thường chuyển đổi chí hướng, thì sẽ rất khó, “quân tử lập chí lâu dài, tiểu nhân thường lập chí”, thì rất khó đạt được. Cho nên “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Họ chí về công danh ắt được công danh, chí về phú quý ắt được phú quý. Người có chí, giống như cây có rễ, kiên định chí này không thay đổi, hơn nữa còn không ngừng tích lũy công đức. “Cần niệm niệm khiêm tốn”, giữ gìn thái độ khiêm tốn này, “trần trần phương tiện”, tức là lúc nào cũng cho người thuận lợi, nghĩ cho người, không tranh với người, “không tranh với người, không cầu với đời”. Sự tu dưỡng như vậy, sự tích lũy công đức như vậy, tự nhiên cảm động trời đất, mà có được phước báo, “tạo phước do mình”. Tiếp theo kinh văn nói:

“Nay người cầu đăng khoa, giữ thật chí ban đầu, không phải nhất thời hứng chí, hứng thì cầu, không hứng thì thôi”.

Có lúc chúng ta nhìn sự việc, cách nhìn chưa chắc đủ sâu, tiên sinh Liễu Phàm nhìn sự việc rất có độ sâu, ông nói rằng, đừng nói, quý vị thấy một người nói họ muốn thi công danh, họ thật sự muốn cầu công danh, có lúc chỉ là hứng thú nhất thời, hứng chí mà thôi, không phải ban đầu đã có chí hướng kiên định chân thật không dời, cho dù gặp bao nhiêu khó khăn họ cũng không thay đổi, họ không có thái độ như vậy. Thật ra đọc đến đây, tôi cũng nghĩ trước đây mình thi cử, thi không tốt, sau đó trong tâm nghĩ, lần sau mình nhất định hạ công phu nhất định thi cho tốt, kết quả lần sau vẫn như vậy, thi công danh không phải dựa vào hứng khởi, hứng chí nhất thời mà thi đậu được, đức hạnh phải hạ đại công phu, học vấn phải hạ đại công phu, mới có thể làm được. Hơn nữa còn phải có lòng tạo phước cho dân, như vậy mới có thể làm quan phụ mẫu. Thật có tâm tạo phước cho dân, tôi nghĩ có lẽ số mệnh vốn dĩ thi không đậu cũng được thi đậu. Họ có thật chí, tổ tiên luôn gia hộ họ, người này có thể tạo phước một phương.

Tiên sinh Liễu Phàm quan sát thấy, bây giờ người muốn cầu đăng khoa, không có thật chí, không có chí hướng kiên định, nói sâu một chút nữa, không có tâm thật sự muốn phục vụ, tạo phước cho dân. Thật ra không có thật chí như vậy, thật sự họ thi đậu rồi cũng không phải việc tốt, họ đi làm mưa làm gió, có thể tạo tội vô lượng vô biên, họa hại con cháu.

Thật ra không chỉ làm quan phải có thật chí, làm mỗi một ngành nghề đều phải có thật chí, đều phải có chí khí: Tôi ở trong ngành này, phải phục hưng đạo đức ngành này. Dạy học trong trường, phải chấn hưng sư đạo; phục vụ trong ngành y học, chấn hưng y đạo; làm nội trợ gia đình cũng được, chấn hưng đạo làm vợ. Vợ cũng là thánh nhân, tam thái thời Chu. Cho nên cuộc đời đã chọn lựa bổn phận nào, vai trò nào, thì phải tận tâm tận lực mà làm, có thể làm ra cống hiến lớn nhất trong bổn phận này. Không thể nào “nhất thời hứng chí” mà thôi, sẽ không có định tâm.

Tiếp đó lấy một ví dụ:

“Mạnh Tử nói: Vương chi hảo nhạc thậm. Tề kì thứ cơ hồ, dữ ư khoa danh diệc nhiên”.

Nói rằng, Mạnh Tử nói với Tề Tuyên Vương, thật ra Tề Tuyên Vương cũng là “hứng thì cầu, không hứng thì thôi”, ông thích âm nhạc, hứng thú nhất thời mà thôi, không phải thật sự rất thích âm nhạc. Nhưng Mạnh Tử rất thiện xảo, không phủ định ông, đây là chỗ chúng ta cần học, mặc dù biết rõ ông “hứng thú nhất thời” mà thôi, nhưng đã mượn “hứng thú nhất thời” này của ông mà kì vọng ông. Nói, hoàng thượng, ngài thích âm nhạc, nếu như phát từ chân tâm, ngài nhất định là “một mình thích nhạc, chi bằng cùng dân thích nhạc”, ngài nhất định sẽ khiến lão bá tánh cùng tiếp thu âm nhạc tốt, vui cùng dân. Nếu ngài có tấm lòng như vậy, rất ghê gớm, lão bá tánh của ngài đều được lễ nhạc giáo hóa, vậy nước Tề cũng vậy, “thứ cơ” này là cũng tương đương, nước Tề cũng có thể hưng thịnh lên. Tề Tuyên Vương nghe xong, vốn dĩ là hứng chí nhất thời mà thôi, ông cũng phải nâng cao tấm lòng này của mình, được được, ta cũng muốn hạ chút công phu, cũng muốn lão bá tánh có được những lễ nhạc giáo hóa tốt như vậy. Đầy đều là thánh hiền nhân rất biết tạo duyên, cho dù chỉ có một chút xíu, họ cũng biết vận dụng nó cho tốt. Do khiến một quân vương chuyển đổi quan niệm, có thể sẽ lợi ích cho nhân dân cả nước.

Đối với việc thi công danh cũng vậy, một người có chí hướng muốn thi công danh, họ chắc chắn hy vọng càng nhiều người có chí hướng như vậy để thi công danh, cùng tạo phước cho dân, cùng cống hiến cho quốc gia. Cho nên chí khí đó của họ là thật chí, còn cổ vũ người bên cạnh, cùng kiên trì thi công danh, chí hướng tạo phước cho dân. Người như vậy chúng ta tin là chắc chắn sẽ thi đậu, sau khi làm quan cũng chắc chắn sẽ thương dân. Đoạn này cũng kì vọng chúng ta, tâm hoằng dương văn hóa của chúng ta, nhất định không thay đổi, còn có thể cảm động tất cả những người xung quanh có chí hướng này, đến truyền thừa sứ mệnh lịch sử này, đem văn hóa từ thế hệ chúng ta tiếp tục truyền lại. Như vậy không chỉ thay đổi vận mệnh của chính mình, cũng thay đổi vận mệnh của ngàn vạn gia đình, cũng thay đổi vận mệnh của dân tộc chúng ta. Đây là kì vọng nên có đối với bản thân khi chúng ta học “Liễu Phàm tứ huấn”.

Được rồi, hôm nay tiết học cuối cùng về “Liễu Phàm tứ huấn” chia sẻ với mọi người tới đây. Sau cùng cũng chúc phúc mọi người tân xuân cát tường, cả nhà bình an, phước huệ viên mãn. Cảm ơn mọi người.