Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 3A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

5/3/2012 -23/1/2013

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 3A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Thứ bảy chủ nhật này vừa hay Surabaya Indonesia thành lập “Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Trung Hoa Indonesia”, có khóa trình 2 ngày “Trăm thiện hiếu dẫn đầu”. Indonesia từ năm 1965 đã không thể học Hoa văn, đến năm 1998 mới có thể học Hoa văn. Bọn họ hơn 30 năm, học tập văn hóa Trung văn bị gián đoạn, cho nên bây giờ người biết nói tiếng Hoa đại đa số là sáu mươi mấy tuổi, những người có tuổi, bây giờ người trẻ không biết nói tiếng Hoa. Cho nên cả Đông Nam Á bây giờ truyền thừa văn hóa Trung Hoa, giữ gìn tốt nhất chính là người Hoa Malaysia, người Hoa Malaysia có phước báo.

Phước báo này là mấy đời trước của chúng ta gia hộ cho, mấy đời người kiên trì truyền thừa văn hóa. Như tiên sinh Lâm Liên Ngọc, lão tiên sinh Thẩm Mộ Vũ, không có sự kiên trì lúc đó của họ, văn hóa đã không thể nào truyền thừa tốt như vậy ở Malaysia. Người trước trồng cây, người sau núp bóng. Các bạn, quý vị bây giờ cũng đang trồng cây, phải trồng cho tốt mới có thể ân trạch hậu thế, ân trạch con cháu đời đời thế thế.

Trung tâm giáo dục Surabaya này đều là những vị trưởng bối có tuổi, họ rất có trách nhiệm, sứ mệnh, hy vọng có thể mau mau truyền thừa lại văn hóa, bởi vì nếu họ không truyền thừa, văn hóa Trung Hoa sẽ gián đoạn, nên họ cảm thấy nếu như gián đoạn sẽ có lỗi với tổ tiên. Hơn nữa Indonesia là quốc gia Hồi giáo, dân số hơn 200 triệu người, là 1 quốc gia Hồi giáo tương đối lớn. Tiên sinh Muhammad Hồi giáo vào hơn 1000 năm trước đã giáo huấn họ: Phải truy cầu tri thức, trí huệ, cho dù xa tới Trung Quốc. Cho nên tín đồ Hồi giáo học tập văn hóa truyền thống, họ rất chịu tiếp thu, bởi vì đây là lời giáo huấn của giáo chủ Muhammad dạy họ. Cho nên chúng ta tiết học hôm chủ nhật có 1200 người, tín đồ Hồi giáo chiếm tỉ lệ rất lớn.

Tiết học ngày chủ nhật nói 1 câu tiếng Hoa, phiên dịch 1 câu tiếng Indonesia, hơn nữa tiếng Indonesia hơi dài, tiếng Hoa có lúc chỉ có 4 chữ người ta phải dịch cả nửa ngày, bởi vì từ vựng 5000 năm của chúng ta quá phong phú. Tôi nói 1 câu “tri túc thường lạc”, anh ấy dịch một hai phút, bởi vì anh rất dụng tâm, anh phải đem đạo lý đó dịch sao cho người bên dưới nghe hiểu được. Sau đó tôi còn nói tới 1 câu “gà chó không yên”, anh dịch cả nửa ngày có phần dịch không được. Cho nên tiếp xúc với văn hóa dân tộc khác, thì có thể càng cảm nhận được con cháu Trung Hoa chúng ta rất có phước khí, có được văn hóa 5000 năm, trí huệ 5000 năm truyền thừa lại duy nhất trên thế giới. Hơn nữa trong thời đại lớn này, có thể dẫn dắt thế giới này bước ra con đường lớn khang trang cũng phải dựa vào sự phục hưng của văn hóa dân tộc Trung Hoa. Cho nên thân làm con cháu Trung Hoa mỗi người đều có trách nhiệm vì dân tộc, vì thế giới mà nỗ lực, mà cống hiến.

Những đồng bào Indonesia này họ học văn hóa truyền thống Trung Hoa không có chướng ngại, họ muốn học. Cho nên nếu như người Hoa Indonesia hoằng dương, thực hành cho tốt, chủng tộc, tôn giáo của Indonesia sẽ có thể đoàn kết, nó có thể làm tấm gương rất tốt cho thế giới, khiến thế giới tin tưởng tôn giáo là có thể đoàn kết, chủng tộc, văn hóa là có thể đoàn kết với nhau. Họ làm gương, thế giới sẽ có lòng tin, mọi người sẽ muốn bắt chước học tập. Tất nhiên, Malaysia cũng là quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa, chúng ta cũng vì thế giới làm nên những mô phạm quan trọng, tấm gương quan trọng này, điều này hết sức quan trọng.

Indonesia cũng có nhiều người Hoa rất giàu có, người Hoa Malaysia cũng rất giàu có. Người Hoa giàu có vì họ tiết kiệm, “đại phú do thiên, tiểu phú do cần”, thật sự biết cần kiệm thì có thể giàu có. Nhưng sau khi người ta có tiền mà vẫn giữ được phú quý, thì phải nhờ trí huệ, nhờ đức hạnh.

Ở Đài Nam Đài Loan, có 1 nhà doanh nghiệp nỗ lực cả đời, ông khoảng 70 tuổi, tiền tài của ông tích lũy được 2 tỉ Đài tệ, không phải 1 con số nhỏ. Đổi thành tiền Malaysia là 200 triệu, 200 triệu quý vị không có chút biểu cảm gì, quý vị đã tới trình độ, tiền bạc phú quý thế gian với tôi như phù vân. Khá lắm khá lắm, văn hóa Trung Hoa quý vị đã học vào rồi. Như Khổng Tử nói, ngài mỗi ngày ăn cơm hẩm trà thô, không phải rau xanh đậu hũ thì là đậu hũ rau xanh, là “ăn thô lương uống nước lạnh, co tay làm gối”, không có tiền mua gối không sao, co tay lại làm gối mà ngủ, “cũng có niềm vui trong đó”, ngài vẫn tự có niềm vui. Vì mỗi ngày ngài phiền não ngày càng ít, trí huệ ngày càng tăng, pháp hỉ sung mãn. Cho nên Khổng Tử câu thứ nhất trong “Luận ngữ” đã nói, “học mà thực hành, chẳng phải vui lắm sao”. Vì ngài thật học, đem tất cả vọng niệm, phiền não đều buông bỏ, thân tâm ngài hết sức vui vẻ.

Nhà doanh nghiệp Đài Loan này, quý vị nói ông không nỗ lực sao? Ông khá là nỗ lực, nỗ lực cả đời, tích lũy nhiều tiền tài như vậy, nhưng bản thân ông xây 1 ngôi nhà dùng hết 100 triệu Đài tệ. Tôi vừa nghe tới đây, ông ta có phước báo, không có trí huệ. Tại sao? Quý vị xây cái nhà tốn hết 100 triệu, chẳng phải đang nói với ăn trộm “Nhà chúng tôi có rất nhiều tiền, có rảnh thì tới chơi”, có phải không? Cho nên tiền không được lộ ra, phải giấu giàu, sự phú quý này không được khoe khoang. Hơn nữa phú quý là ông trời cho chúng ta phước báo, để chúng ta đi chăm sóc càng nhiều người, chứ không phải để phung phí phú quý, phung phí tới sau cùng nhất định sẽ giáng họa cho chính mình và hậu thế. Người bây giờ đều không hiểu, giàu không quá mấy đời? Không phải 3 đời nữa, mọi người đi điều tra mà coi, tiến cùng thời đại, bây giờ người ta không biết đã đến mức rất nghiêm trọng rồi, ngay cả 1 đời cũng không qua được.

Nhà doanh nghiệp này có tiền tài 2 tỉ, kết quả ông đột nhiên tai biến, tai biến chưa tới 1 năm, con trai và cháu ông đem toàn bộ tài sản 2 tỉ của ông đều xài hết, chưa tới 1 năm. Nỗ lực cả đời của ông tất cả đều trôi theo dòng nước. Ông có phước báo, ông có phú quý, ông không có trí huệ để giữ gìn phú quý. Các bạn, chuyện này kết thúc chưa? 1 tỉ đều xài hết rồi, nếu không thì sao? Có khi nào 2 tỉ xài hết rồi, con và cháu ông đau đớn hối cải, con hư quay đầu không? Làm gì có chuyện đó, phải không? Bi kịch của gia đình họ chỉ mới bắt đầu, cho nên họa phước đi đôi.

Người phú quý nếu như không có trí huệ dạy con cái, không có trí huệ vận dụng sự phú quý của mình, vậy gia đình họ có thể đại họa sắp giáng xuống. Tôi thấy 1 vị chắc cũng là 1 người cha rất có thành tựu đã hỏi 1 vấn đề, anh hỏi “Thế hệ chúng ta, từ nhỏ đã cảm nhận được cha mẹ rất vất vả, đều biết suy nghĩ cho cha mẹ, bây giờ con cái chúng ta đều không biết thông cảm cho cha mẹ vất vả, ăn xài phung phí tiêu tiền như nước, hình như đều thấy đó là tất nhiên, làm sao đây?”. Tình hình bây giờ của họ làm sao cải thiện? Có thể không phải nhà họ là như vậy, tình hình này có thể rất phổ biến. Chúng ta thật ra khi đang đối mặt với sự việc, tâm thái chúng ta hết sức quan trọng. Tâm thái không đúng, phương pháp tốt đến đâu, dùng 1 chút thì không muốn dùng nữa, không có lòng tin, “không ích gì đâu, tôi đã nói rất nhiều nó vẫn không nghe”. Làm gì có chuyện vừa nói đã nghe, nói 1 lần đã nghe? Các bạn, “Liễu Phàm tứ huấn” chúng ta đã đọc bao nhiêu lần rồi, chúng ta nghe được câu nào rồi? Có phải không? Bản thân chúng ta học bộ kinh này, còn không biết đã đọc bao nhiêu lần còn chưa chắc nghe, chúng ta nói với con cái 1 lần đã muốn chúng nghe, đây chẳng phải khắc nghiệt sao?

“Quân tử hữu chư kỉ, nhi hậu cầu chư nhân; vô chư kỉ, nhi hậu phi chư nhân”, đây mới là thái độ của quân tử. Chúng ta có thái độ quân tử mới dạy ra quân tử, đây là giáo huấn trong “Tứ thư”. Mọi người phải tìm hiểu bất kì cảnh giới nào tới, nhất định phải ghi nhớ giáo huấn của Khổng Tử, Mạnh Tử: làm việc không thông, phản cầu chính mình. Vấn đề không ở bên ngoài, phải từ nội tâm của chúng ta mà hạ công phu. Tại sao mình nói họ không nghe? Vì họ không phục mình mà. “Anh được 50 bước còn cười tôi trăm bước”, họ sẽ không tiếp thu được.

“Hữu chư kỉ” là quý vị có những ưu điểm này, quý vị mới có thể dẫn dắt người khác học theo ưu điểm quý vị. Sửa sai là ưu điểm, nghe lời là ưu điểm. Chúng ta vừa nghe kinh điển dạy liền đi làm ngay, liền sửa sai ngay, ưu điểm, đúng không? Chúng ta biết dũng cảm sửa sai, mới có thể khiến con cái dũng cảm sửa sai. Chúng ta nghĩ thử coi, chúng ta học văn hóa truyền thống 1 năm rồi, học 2 năm rồi, sửa được lỗi gì rồi? Quý vị không có phản ứng.

Mọi người chú ý, tôi câu thông với mọi người trọng điểm này, tức là thật ra chúng ta dùng rất nhiều tinh lực vào đâu? Con mình đã làm chưa? Con mình đã sửa chưa? Người xung quanh đã sửa chưa? Trước giờ chưa từng hỏi “Mình đã sửa chưa?”, tất nhiên quý vị không cách nào khiến người ta khâm phục, tiếp thu. Quý vị có những ưu điểm này quý vị mới có thể yêu cầu, mới có thể dẫn dắt người ta có những ưu điểm này. Lúc nào quý vị thật sự có những ưu điểm này, quý vị không cần yêu cầu, người ta cũng bị quý vị làm cảm động. Tại sao? Chánh kỉ hóa nhân.

Cha mẹ tôi không bảo chúng tôi cố gắng học tập, nhưng bọn họ mỗi ngày đều đọc sách, họ không coi tivi, cho nên con cái nhà chúng tôi cũng không có thói quen coi tivi. Họ không yêu cầu, mà họ cảm hóa, tự nhiên lấy thân làm mẫu, chúng tôi liền làm theo. Cha và mẹ tôi trước giờ chưa từng nói những lời khắc nghiệt, tức là nói ra khiến người ta tức tới nỗi không biết nói gì, những lời đó tôi chưa từng nghe thấy. Cho nên 3 chị em nhà chúng tôi, người ta nói chuyện lớn tiếng chúng tôi chưa từng có lời qua tiếng lại với người ta, không có. Thật ra sự ảnh hưởng của chúng ta đối với con cái là âm thầm thay đổi, lúc nào cũng đang ảnh hưởng.

“Vô chư kỉ”, quý vị không có những khuyết điểm này, mới đi chỉ đạo người khác đừng làm những chuyện không tốt này nữa. Ví dụ nói quý vị không hút thuốc, quý vị không uống rượu, quý vị không phải nô lệ của những dục vọng này, quý vị mới có thể dẫn dắt con cái quý vị không biến thành nô lệ của những thói quen xấu này. Kết quả bản thân chúng ta đã là nô lệ của những thói quen này rồi, sao có thể khiến con cái sửa lại được?

Tôi lấy 1 ví dụ, Quản Ninh, ông là quan phụ mẫu quản lý 1 vùng. Khi ông vừa tới, lão bá tánh vùng này rất hay tranh đoạt. Muốn đi lấy nước cũng chen lấn ở đó tới nỗi đánh nhau, cứ phải tranh nhau gánh nước lên trước, ai cũng không nhường ai. Kết quả ông biết được, ông thường thức dậy sớm, sau đó mua rất nhiều thùng nước, giúp họ hứng nước xong xuôi. Kết quả những người này xông tới, khi sắp giành nhau, nhìn lại, quan phụ mẫu, huyện thái gia đã giúp chúng ta hứng nước xong rồi, dần dần cảm thấy rất ái ngại, rất mất mặt, họ không tranh giành nữa. Cho nên “vô chư kỉ”, quan phụ mẫu này không tranh, không có những thói quen xấu này, sau đó “phi chư nhân”, tức là ông không có những thói quen xấu này, làm thức tỉnh tâm hổ thẹn của những người đó, sửa đổi thói quen xấu của họ.

Ngày ngay chúng ta ở đó coi phim, mê muốn chết, sau đó đột nhiên trừng mắt đứa con bên cạnh:”Đi học đi, con làm gì đó?”, quý vị coi nó có phục không? Có có phục không? Khẩu phục tâm không phục, đúng chưa? Nó lên lầu ngồi trước bàn học: “Tại sao cha được coi, mẹ được coi, chỉ có mình không được coi?”, tâm này của nó ngồi trước bàn học học được bao nhiêu chữ tôi cũng không tin, đúng chưa? Nó còn ở đó tiếp tục nghĩ, nhân vật nam thế nào, nhân vật nữ ra sao, ngay cả khi nằm mơ cũng thấy càng nhiều hơn.

Cho nên ngày nay chúng ta đối mặt với tình hình cuộc đời của chính mình, kể cả đối mặt với tình hình của con cái mình, tâm thái chúng ta phải hết sức đúng đắn. Trước tiên bản thân mình có lấy thân làm mẫu không? Kế đó quý vị phải có lòng tin với con cái. Quý vị đối với chúng không có lòng tin, quý vị muốn từ bỏ chúng, quý vị muốn mắng chúng, quý vị hễ nhìn chúng liền nổi máu nóng, đúng chưa? Quý vị không có phản ứng, thật tốt, nghĩa là quý vị từ đầu tới cuối đều tin tưởng con mình, kiên nhẫn cùng chúng trưởng thành.

“Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, con cái quý vị bây giờ bất luận ra sao, nó nhất định có bổn thiện, chúng ta đối với điểm này tuyệt đối không được nghi ngờ. Tiếp theo, “cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, thói quen xấu của nó bây giờ, băng dày ba thước không vì 1 ngày đông, băng đã đóng thành 3 thước rồi, đâu phải 1 ngày lạnh giá mà làm cho nó đóng cao 3 thước được, phải không? Cho nên ngày nay hành vi của con cái bị lệch lạc, có thể đã mấy năm rồi chúng ta không dẫn dắt nó, bầu bạn nó cho tốt, nó lệch lạc 1 thời gian rồi. Quý vị muốn dẫn dắt nó về con đường bình thường, tất nhiên phải kiên nhẫn, cần thời gian, nhưng chúng ta hễ gấp gáp, hễ có tâm trạng, thì sẽ phản tác dụng, con cái không thể tiếp thu giáo huấn của chúng ta. Cho nên khi có tâm trạng thì đừng dạy con, quý vị hễ có tâm trạng, quý vị nói đều là lời trong kinh điển, nó 1 câu cũng không nhớ được, nó chỉ nhớ là mẹ mình rất dữ, cha mình rất nóng tính. Điều này là nhân tình thế sự, vốn dĩ là như vậy.

Quý vị đã từng bị lãnh đạo mắng chưa? Quý vị đều giỏi giang như vậy? Lãnh đạo vừa mắng, hình như cả cái đầu đều mơ mơ, chỉ nhớ được họ… vừa bước ra họ vừa nói gì cũng không biết. Nhưng lãnh đạo nói “Lời tôi nói đều là trọng điểm, anh đều không nhớ”, cho nên chỉ cần khi có tâm trạng, người ta sẽ rất khó tiếp thu những lời rất tốt của chúng ta.

Người muốn lợi ích người, muốn giáo dục người, trước tiên không thể có tâm trạng. Cho nên khi có tâm trạng thì phải ôn hòa lại trước, khoan hãy dạy con cái. Trước tiên đi pha 1 ly trà nóng, định thần lại, uống 1 chút, đọc lại kinh điển. Khi ổn định lại rồi mới dạy, không gấp gáp việc trước mắt, không sốt ruột 10 phút đó, 20 phút đó. Vì những tâm thái này của chúng ta đúng rồi, sẽ không nóng giận, “tôi đã nói với nó 1 lần, 2 lần rồi sao nó vẫn không nghe?”, quý vị liền nổi giận. Nếu như tâm thái chúng ta là “tôi lơ là giáo dục con cái, không bên nó nhiều năm lắm rồi, tôi nhất định phải kiên nhẫn thương yêu nó, giúp đỡ nó”. Lúc này khi quý vị thấy nó không tốt, quý vị không những không nổi giận nữa, tình thương và sự kiên nhẫn của quý vị sẽ ngày càng đầy đủ. Chí thành sẽ cảm thông, có đứa nhỏ nào lại không muốn chuyện gì cũng nói được với cha mẹ, có đứa nhỏ nào lại không muốn những lời trong lòng đều nói với cha mẹ, có phải vậy không? Đúng vậy, chúng ta học mẫu giáo về tới nhà, cặp còn chưa bỏ xuống, đã bắt đầu “Mẹ, hôm nay bạn con thế nào” việc gì cũng nói cho mẹ nghe hết, phải không? Đợi đến khi những việc trong lòng chúng đều không muốn nói cho cha mẹ nghe, thì chúng rất đau khổ.

Tôi rất may mắn, ngay cả lên cấp 3 khi làm gì sai, về tới nhà không nói với mẹ là tôi rất khó chịu, tôi phải khai trước, vừa vào cửa làm sai những gì đều kể cho mẹ hết. Cả đời này trong lòng không có việc gì không nói được với mẹ, đây là cảm giác rất hạnh phúc. Cho nên tâm thái này rất quan trọng.

Kế đó, nếu như tâm thái đúng rồi, con cái vẫn không thể tiếp thu, thì có thể điều chỉnh thành phương pháp mà chúng tiếp thu được, “thà tìm phương pháp cho thành công, không tìm lí do cho thất bại”. Con cái bây giờ không biết thông cảm cha mẹ, vì chúng không nhìn thấy cha mẹ làm việc rất vất vả, làm sao chúng thông cảm được? Trước đây là xã hội nông nghiệp, sự khổ nhọc của cha mẹ, chúng phải ra ruộng phụ giúp, cùng gánh phân, tất nhiên chúng biết cha mẹ rất vất vả. Mẹ trời còn chưa sáng đã dậy, bận rộn tới nửa đêm, có lúc còn giúp chúng may quần áo, may tất vớ, trong tâm chúng cảm nhận sâu sắc cha mẹ thật không dễ dàng, cho nên động lực cố gắng của chúng là mau mau giúp cha mẹ sống những ngày tốt đẹp. Nhưng bây giờ thời đại thương nghiệp, con cái không nhìn thấy chúng ta rất vất vả, con cái chỉ biết tiền từ đâu mà tới, thẻ tín dụng soạt soạt… tiền liền chui ra. Có 1 em nhỏ nói với ông bà mình “Ông ơi, cha cháu vừa hay dạo này không có làm việc nữa, cái thẻ vàng đó của ông có thể tặng cho cha cháu không?”, quý vị coi đứa nhỏ biết được cái thẻ vàng của ông nó đưa vô, tiền sẽ chui ra, nó sao biết được tiền đó phải đi kiếm trước, bỏ vào thì nó mới ra được? Vậy phải làm sao? Con cái đều không biết cha kiếm tiền rất cực khổ, làm sao đây? Người cha này đi tới trước mặt đứa con “Cha nói con nghe, cha kiếm tiền cực khổ biết mấy con có biết không?”. Các ông cha, quý vị có nói ra đượckhông? Có nói ra được không? Nói không ra đâu! Cha thương con là thiên tính, sao còn lấy nó ra để yêu cầu? Nói không ra. Cho nên sự vất vả của cha thì mẹ phải nói, 1 nửa kia nói. Quý vị đã từng nói với con cái là chồng quý vị rất vất vả, vất vả chỗ nào mời giơ tay? Mời bỏ xuống. Tối nay tôi ngủ được 1 chút. Quý vị làm chồng có khi nào vào những thời điểm hết sức tự nhiên, sau đó đem sự vất vả của vợ mình nói cho con mình nghe, nói rồi còn ở đó lau nước mắt mời giơ tay? Không nhất định phải lau nước mắt, chỉ nói rất thành tâm mời giơ tay? Mời bỏ xuống. Đúng rồi, quý vị có thể cảm nhận được sự vất vả của 1 nửa kia, những lời này sẽ rất tự nhiên, rất chân thành mà nói ra. Cho nên giáo dục là hợp sức, phải phối hợp với nhau, thầy cô dạy hiếu thuận cha mẹ, cha mẹ dạy tôn trọng thầy cô.

Kể cả tất cả trưởng bối, đối với thế hệ sau quý vị, con cái quý vị cũng vậy hoặc là cháu trai cháu gái quý vị đều phải dạy như vậy. Sự vất vả của cha mẹ chúng quý vị phải nói cho chúng nghe, sự vất vả của quý vị thì có anh chị em quý vị nói cho con cái quý vị nghe, gọi là “đổi con mà dạy”. Kể cả sự vất vả của cha mẹ, ông bà cũng có thể nói, phải không? Ân đức của ông bà đối với gia đình này, mẹ phải nói. Quý vị làm mẹ đã từng kể ra sự vất vả của cha mẹ chồng cho con cái mình nghe mời giơ tay? Không đơn giản, vỗ tay khích lệ 1 chút. Người nữ như vậy chắc chắn là người nữ hưng thịnh 3 đời, cả gia đình họ đều có gia phong tri ân báo ân.

Tiếp theo còn 1 điểm, con cái chúng ta bây giờ tại sao đều đắm chìm trong những thú vui này? Tôi lớn lên ở thành phố Cao Hùng, tôi 2 tuổi đã tới Cao Hùng rồi, cho nên từ nhỏ cuộc sống vật chất của tôi cũng là khá sung túc, ra ngoài mấy bước là có tiệm đồ chơi điện tử, có bị cám dỗ không? Có. Tại sao tôi không vào đó? Chúng tôi bây giờ đều cảm thấy là môi trường ảnh hưởng, môi trường là 1 nhân tố bên ngoài, bên trong là gì? Mọi người có bao giờ nghĩ về vấn đề này không? Bên trong là họ truy cầu dục vọng, hưởng lạc cuộc đời, hay là họ có trách nhiệm, họ đang thực hiện đạo nghĩa cuộc đời của mình? Điều này là khác biệt lớn nhất.

Tại sao thế hệ cha chúng ta hồi đó họ đi học, họ đi làm đều không cần người nhà lo lắng? Vì động lực của họ là đạo nghĩa, họ có trách nhiệm. Con cái bây giờ không có trách nhiệm. Con cái bây giờ từ nhỏ đã thấy cái gì là hạnh phúc cuộc đời? Thỏa mãn, hưởng thụ dục vọng. Mọi người chú ý coi, chúng chỉ cần nghỉ lễ là nghĩ chuyện gì? Chơi làm sao, ăn cái gì, đều là những thứ này. Cho nên học quý ở lập chí, con cái chúng ta đã lập chí chưa?

Tôi là cháu trưởng trong gia tộc chúng tôi, thế hệ của tôi tôi lớn nhất, trên bia mộ của bà cố tôi khắc tên đầu tiên là tôi. Hồi nhỏ tôi đi tảo mộ, quỳ xuống, ngẩng đầu lên nhìn thấy tên mình viết ở vị trí đầu tiên, giật cả mình. Sau đó những em họ này từ nhỏ đã “anh, anh, anh”, như thế càng gọi mà không giống anh cũng không được. Mặc dù ở trong nhà tôi thuộc hàng nhỏ, nhưng trong số các con trai cấp bậc của tôi là đầu tiên, không giống nhau, liền rất có trách nhiệm, cho nên sắp phải thi cấp 3, tôi không được mất mặt, phía sau đều nhìn tôi, 5 đứa con trai, tôi có 5 người em họ, cho nên đây đều là thái độ có trách nhiệm. Còn cha tôi là con trưởng, hết sức có trách nhiệm. Cho nên quý vị phải khiến chúng lập những chí hướng này, phải chăm sóc tốt gia đình của mình, phải vì quốc gia, vì xã hội mà cống hiến, chúng sẽ theo phương hướng này mà xây dựng cuộc đời của mình, chúng sẽ không chìm vào những dục vọng đó.

Chúng tôi lớn lên ở thành phố Cao Hùng cũng có rất nhiều cám dỗ, nhưng chúng tôi cảm thấy đó là đang lãng phí cuộc đời. Nhưng rất nhiều em nhỏ không có chí hướng, mỗi ngày chúng hình như đều phải tìm những kích thích dục vọng này, nếu không chúng thấy rất nhạt nhẽo, thật ra mà nói, chúng chơi xong thì càng thấy trống trải.

Được, giúp con cái lập chí! Tôi xin hỏi mọi người, quý vị đã lập chí chưa? Cuộc đời chúng ta truy cầu điều gì? Nếu như quý vị cũng truy cầu lợi lạc, truy cầu hưởng thụ, con cái quý vị sao lại không có mục tiêu cuộc đời như vậy được? Có 1 câu nói là hậu sanh khả úy, hổ phụ sanh hổ tử, tốt xấu đều vậy. Cho nên tình hình này của con cái, chúng ta có ngẫm nghĩ lại không? Chúng đã mười mấy tuổi rồi còn chưa lập chí, sao có thể không chơi bời hư hỏng được? Nhưng chúng ta đã hiểu rõ rồi, chỉ cần có bắt đầu thì không sợ muộn, mau mau dùng những giá trị quan nhân sinh đúng đắn dẫn dắt chúng, chúng đã bị lệch rồi, đều đang truy cầu cuộc đời dục vọng, phải dẫn chúng quay lại. “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, phải có lòng tin này, phải biến thành thái độ cuộc đời có tâm lượng hy sinh phụng hiến này.

Chúng tôi ở Nam Mã, đã mở lớp mấy ngày. Trong đó có 1 người cha đã nói, ông nói 2 đứa con của ông khiến ông lo nát ruột gan, sau đó ông học rồi mới biết, ông chưa cho chúng tư tưởng quan niệm đúng đắn. Cho nên sau khi ông quay về, đối với 2 con trai ông và cả vợ ông, cả nhà, sám hối với bọn họ, nói trước đây ông làm người, làm việc không đúng, bây giờ học “Đệ tử quy”, học văn hóa truyền thống, ông dụng tâm đi sửa đổi chính mình, sám hối với người trong nhà. Kết quả con ông rất cảm động, cả gia đình đều chuyển biến. Khi ông nói với chúng tôi, buổi hội nghị đó có làm bánh hữu cơ, sandwitch hữu cơ cho chúng tôi ăn chính là con trai ông làm, đã mở tiệm hữu cơ rồi, sự nghiệp làm rất tốt. Con ông đã trưởng thành, nhưng ông vừa học văn hóa truyền thống, vừa học luân lý đạo đức, bản thân ông sửa đổi lại, con cái ông nhìn vào rất khâm phục cảm động, liền học tập theo ông. Cho nên đừng cảm thấy rằng, lớn rồi không học được nữa, không sửa được nữa, không phải như vậy. Tính bổn thiện, bất luận họ bây giờ bao nhiêu tuổi vẫn là tính bổn thiện.

Rất nhiều nhân tố, từ tâm thái chúng ta tới giá trị quan nhân sinh của con cái.

Kế đó, 1 người không biết quý phước, chúng luôn “trà tới há miệng, cơm tới đưa tay”, quý vị không cho chúng đi cống hiến, đi lao động, chúng sẽ không dễ cảm ơn. Ví dụ em gái quý vị bán bánh, mỗi ngày đứng ở đó làm việc từ sáng tới tối, đứng đó nướng bánh cho người ta ăn, bán cho người ta. Quý vị cho con mình đi theo làm 1 ngày, chúng sẽ biết kiếm tiền không dễ dàng. Quý vị cho con mình đi làm nghĩa công, vô nhà bếp làm nghĩa công, ở đó rửa rau, ở đó phụ giúp, chúng sẽ biết làm 1 bữa cơm rất là vất vả, không hề dễ dàng, chúng sẽ không siêng ăn biếng làm, chúng sẽ cần cù biết cảm ơn, đặt mình vào vị trí đó mà cảm nhận. Cho nên rất nhiều khả năng cảm nhận là quý vị phải cùng con cái mình đi làm, quý vị phải ở bên chúng mới được.

Đây là vừa hay đợt này đi Surabaya Indonesia, chia sẻ với mọi người 1 buổi, làm 1 bài báo cáo.

Cho nên người Hoa thế hệ chúng ta, bất luận thân ở phương nào, thật ra đều trách nhiệm nặng nề đường sá xa xôi. Trước tiên chúng ta ở trong gia đình mình phải truyền thừa lại văn hóa, dạy dỗ tốt thế hệ sau, hơn nữa chúng ta nhất định phải có trí huệ mới được. Có 1 người bạn nói rằng, anh chị em là tình cảm tay chân, người nào có khó khăn vốn dĩ phải giúp đỡ lẫn nhau. Nếu như anh em vì xa xỉ mà thiếu tiền, có nên giúp họ không? Giúp họ, sợ họ được voi đòi tiên càng xa xỉ; không giúp họ, có thể trong nhà sẽ không hòa hợp, khuyên họ lại không nghe. Làm sao giúp đỡ anh em, sau đó lại không tổn hại tới tình cảm giữa các anh chị em?