Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 3B) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

5/3/2012 -23/1/2013

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 3B

Quý vị đều nhìn tôi ngây ngô, nói mọi người nghe, sau này người xung quanh cũng sẽ hỏi quý vị vấn đề này, có không? Quý vị phải biết trả lời. Quý vị học kinh điển phải có trách nhiệm, trách nhiệm gì? Ngày mai sẽ có người hỏi quý vị những câu này, quý vị bây giờ phải học cho biết, được không? Quý vị học như vậy mới học được. Nếu không sẽ biến thành nghe kể chuyện, phải không? “Ồ, nghe hay quá!”, chúng tôi đều là bị ép ra, nhân duyên xô đẩy là phải lên bục giảng, sau đó người bên dưới hỏi 1 đống những vấn đề gia đình, quý vị không thể không nghiêm chỉnh tìm đáp án trong kinh điển, đi thỉnh giáo những người càng có kinh nghiệm, đi thỉnh giáo sư trưởng, cho nên chúng tôi là bị ép ra. Quý vị không bị ép, khá là nhẹ nhàng vui vẻ. Khi quý vị thật sự có trách nhiệm, người xung quanh quý vị rất cần giúp đỡ mới tới tìm quý vị. Bây giờ là mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, quý vị phải có trí huệ, quý vị mới giúp họ giải quyết được rõ ràng, sáng tỏ.

Chúng ta đối mặt với bất kì vấn đề nào, trước tiên thứ nhất là từ bi làm gốc, làm sao mới có thể thật sự giúp được anh em, giúp được đối phương? Từ xuất phát điểm này mà suy nghĩ. Lấy cửa phương tiện, phương tiện này tức là phương pháp của quý vị phải thiện xảo, phải khiến họ tiếp nhận được, đây là dùng cửa phương tiện. Thật ra chúng ta có lúc khi đang hỏi câu hỏi, chúng ta có tâm từ bi không? Chưa chắc. Chúng ta khi đang hỏi vấn đề thì “Thầy giáo mau mau cho tôi 1 phương cách, tôi liền giải quyết cho xong, phiền chết đi được”, có phải vậy không? Vậy tâm thái này của chúng ta, cho dù phương pháp tốt tới đâu chúng ta cũng chưa chắc có hiệu quả. Tâm từ bi này của chúng ta, đạo nghĩa này của chúng ta đối với anh chị em phải còn đó, chứ không phải cảm thấy họ đang gây rắc rối cho mình. Chúng ta tại sao cảm thấy anh chị em đang gây rắc rối cho mình? Vì “ngã chấp” của chúng ta rất nặng. Nếu như quý vị đổi 1 góc độ khác, anh em quý vị bây giờ xa xỉ như vậy, họ có tội nghiệp không? Họ rất tội nghiệp, cuộc đời họ tiếp tục như vậy thì sẽ bị hủy hoại. Lúc này quý vị đang đứng trên góc độ của họ mà suy nghĩ cho họ, quý vị sẽ mau chóng dụng tâm để tìm phương pháp tốt giúp đỡ họ, sẽ hoàn toàn khác nhau.

Bây giờ anh em rất xa xỉ mà thiếu tiền, có nên giúp đỡ họ không? Nếu như quý vị càng giúp họ, họ càng xa xỉ, tất nhiên quý vị không thể tiếp tục cho họ rất nhiều tiền mãi được. Mắt quý vị trợn rất to, tôi nói mọi người nghe, rất nhiều việc là nguyên lý nguyên tắc, nhưng trên thức tế phương pháp nào tốt thì quý vị phải cân nhắc. Tại sao? Tình hình anh em quý vị chỉ có bản thân quý vị hiểu rõ nhất, quý vị đừng có nghe xong 1 phương pháp, sau đó “Được!” liền dùng luôn. Điều kiện khách quan phải phân tích rõ ràng. Ngày nay anh em tới mượn tiền, mượn 5 vạn, họ khá là biết xài tiền. Quý vị nói “5 vạn không có đâu, bây giờ em kiếm tiền cũng không dễ dàng, con cái đủ thứ cần tới tiền. 1 vạn, em chỉ có 1 vạn”. Anh em mình cầm đi, được không? Trước khi họ lấy thì quý vị phải nói với họ xài tiết kiệm 1 chút, kiếm tiền không dễ dàng. Quý vị có nhắc nhở họ không? Đúng rồi. Quý vị có phần nghe không lọt tai, có phải 1 vạn đó có chút không đành lòng không? Quý vị lấy ra 1 vạn đó, thì đừng có nghĩ là lấy lại được nữa, nếu không sau này nhìn thấy anh chị em quý vị sẽ thấy họ rất không thuận mắt. Tiền cho họ thì coi như tặng họ luôn, sau này quý vị nhìn họ sẽ không thấy không vui nữa.

Quý vị cho họ 1 vạn, họ nợ quý vị, họ lại tới mượn tiền quý vị thì sẽ ái ngại, đúng chưa? 1 lần, 2 lần họ sẽ thấy ái ngại. Họ đối với quý vị càng ái ngại, quý vị nắm lấy 1 vài thời điểm mà dẫn dắt họ, có thể khuyên răn họ. Nếu như họ mượn quý vị, quý vị 1 đồng cũng không cho họ, họ có thể sẽ suy nghĩ lung tung, sẽ không vui, đúng chưa? Đều có thể quan sát tình hình thực tế mà thấy.

Tiếp theo, người xa xỉ như vừa nói tới, họ không lấy đạo nghĩa, không lấy trách nhiệm làm mục tiêu cuộc đời, họ vẫn đang truy cầu những dục vọng này, cho nên quý vị phải đem cuộc đời có ý nghĩa biểu diễn cho anh chị em quý vị coi. Quý vị đi làm nghĩa công, làm hết sức hoan hỉ, quý vị có tiền dư đều để cho thế hệ sau của quý vị học hành nghiêm chỉnh, cháu trai cháu gái bên nội bên ngoại nào đi học không có tiền, quý vị đem tiền đó giúp đỡ chúng, quý vị đều đem tiền dùng vào việc đạo nghĩa, bản thân quý vị không giữ tiền gì. Giữ tiền là phiền phức, quý vị giữ rất nhiều tiền còn phải đi mua cổ phiếu, mỗi ngày trong lòng ngân hàng nào tiền lãi nhiều 1 chút? Quý vị chỉ nghĩ những chuyện này.

Hơn nữa tích tài hại đạo, quý vị rất nhiều tiền lại không giúp đỡ bạn bè người thân, bản thân quý vị đã tổn hại đạo nghĩa rồi. Cho nên để dành nhiều tiền vậy làm gì? Có nước thì có tiền, tiền phải như nước chảy vậy, nước phải chảy, nó mới không bị thối. Để dành 1 đống tiền, con cái nhìn vào, anh chị em rất nhiều người đều nhìn vào số tiền đó, chả trách quý vị nhiều việc như vậy. Không có ai tới mượn tiền tôi, vì trong túi tôi 1 đồng tiền cũng không có. Phải hiểu nguyên do thật sự của tiền tài là bố thí, quý vị đều thuận đạo nghĩa mà bố thí, sau này quý vị hết sức có phước báo, hơn nữa gia hộ hậu thế quý vị. Tiền của quý vị đều dùng cho đạo nghĩa, con cái quý vị chắc chắn không phải người tự tư tự lợi, đây là cha mẹ có trí huệ.

Tôi thấy cha tôi, chỉ cần các anh em họ của tôi có khó khăn, những người trong gia tộc có khó khăn, anh em họ có khó khăn, đó là bên phía mẹ tôi, mẹ tôi còn chưa mở miệng, cha tôi đã đem tiền ra giúp đỡ bọn họ, làm gì có chuyện mẹ tôi không cảm động chứ? Phải không? Tôi thấy nét mặt quý vị hình như chưa có sự cảm động này. Tiền đủ dùng là được, đừng có muốn để dành 1 đống tiền tài, thật ra đó không phải là thương con, đó là đang hại con, quý vị không biểu diễn đạo nghĩa cho chúng coi, quý vị biểu diễn sự tự tư tự lợi, giữ của, tiếc tiền cho chúng coi mà.

Chúng ta quay lại kinh văn trong “Liễu Phàm tứ huấn”, vừa mới chia sẻ với mọi người những điều này, chủ yếu do chúng ta không có trí huệ, muốn xử lý những việc trong gia đình này là không hề dễ. Cho nên phải mau chóng học, mau chóng nâng cao chính mình mới được.

Tiết trước chúng ta nói tới tiên sinh Liễu Phàm khi làm tú tài, gặp được đồ tông sư muốn cho ông từ lẫm sinh lên làm cống sinh, lúc đó mới ăn hơn 70 thạch gạo mà thôi. Còn Khổng tiên sinh bói cho ông ăn 91 thạch 5 đấu mới có thể làm cống sinh, ông rất nghi ngờ. Kết quả sau đó quả nhiên bị đại diện đề học Dương công bác bỏ, ông không làm được cống sinh. Về sau khi tông sư Ân Thu Minh làm đề học, vừa hay đọc được bài văn trước đó ông thi thì hết sức cảm thán, nói rằng 5 bài văn ông viết, sâu sắc như văn chương đại thần viết cho hoàng đế vậy, không thể mai một nhân tài này, cho nên mau chóng giúp ông xin lên làm cống sinh, được thông qua. Vừa thông qua thì ông tính lại, quả nhiên số gạo lẫm ông nhận được là 91 thạch 5 đấu. Cho nên bắt đầu từ giây phút đó, trong kinh văn nói:

“Vì thế ta ích tín sự tiến thoái có mạng, chậm nhanh có thời, nên thản nhiên vô cầu”.

Vì ông trải qua việc này, “ích tín”, từ “ích” này là càng thêm tin tưởng cát hung họa phước, bần phú quý tiện của 1 đời người đều là có thời tiết nhân duyên, đều đã có số mệnh an bài, không thể cưỡng cầu chút nào. Khi nào thăng quan phát tài hình như đều nằm trong thời tiết nhân duyên đó, tới sớm tới muộn đều có số định. Cho nên ông thấy “sanh tử có số, phú quý tại trời”, đều là số mệnh an bài, “nên thản nhiên vô cầu”, tức là nhìn cuộc đời rất nhẹ, không đi cưỡng cầu thứ gì, đã triệt để tri mệnh, nhận mệnh rồi, không còn có cưỡng cầu, nguyện vọng gì nữa.

“Cống sinh vào Yến Đô, ở kinh đô 1 năm, cả ngày tĩnh tọa, không màng đèn sách”

Sau khi ông nhậm chức làm cống sinh, quốc gia có quy định, cống sinh phải tới học đại học do nhà nước mở. “Yến Đô” là chỉ Bắc Kinh, hồi đó thủ đô triều Minh là ở Bắc Kinh, thủ đô vốn dĩ của triều Minh là ở Nam Kinh, sau đó Minh Thành Tổ Chu Đệ cướp hoàng vị của cháu mình, dời thủ đô về Bắc Kinh. Quốc tử giám triều Minh có 2 cái, vì quốc tử giám đại học vốn dĩ nhà nước mở ở Nam Kinh, sau đó Minh Thành Tổ dời về Bắc Kinh, cho nên quốc tử giám thành ra có 2 cái. Ông tới quốc tử giám Bắc Kinh học trước, nhưng ông đã thấy cuộc đời rất nhẹ, vì không thay đổi được vận mệnh, đành chịu hết cách, cho nên mỗi ngày ông đều tĩnh tọa cả ngày, cái gì cũng không nghĩ, cũng không đọc sách, không thâm nhập những kinh điển này, “không màng đèn sách”.

“Kỷ Tỵ quay về”

Năm Kỷ Tỵ nghĩa là ở Bắc Kinh 1 năm, năm sau ông quay về Nam Kinh, hồi đó ông được 35 tuổi.

“Du ngoạn Nam Ung”

Ông du học tới Nam Ung, “Ung” là chỉ Tích Ung, là đại học nhà nước mở, “Nam Ung” tức là quốc tử giám Nam Kinh.

“Trước khi nhập giám”

Khi ông còn chưa vào tới quốc tử giám.

“Tới bái Vân Cốc Hội thiền sư”

Ông biết núi Thê Hà Nam Kinh có 1 cao tăng là thiền sư Vân Cốc. “Vân Cốc” là hiệu của thiền sư, “Pháp Hội” là pháp danh của thiền sư, cho nên gọi ngài là Vân Cốc Hội thiền sư, tức thiền sư Pháp Hội.

“Ở trong núi Thê Hà”

Ông tới bái phỏng thiền sư.

“Đối mặt trong 1 thất”

Thiền sư là tu thiền định, ngài dẫn dắt người ta ngồi thiền trước, lấy bồ đoàn cho người đến thăm, cho họ bồ đoàn, tham thoại đầu “Bản lai diện mục trước khi cha mẹ sanh ra”, cha mẹ chưa sanh ra quý vị thì quý vị là ai? Mọi người quay về tham thoại đầu “Chưa từng sanh ta ai là ta? Sanh ta rồi ta là ai?”. Kết quả ông tới viếng thăm thiền sư này, ngồi đối mặt trong 1 căn phòng.

“Phàm 3 ngày đêm không nhắm mắt”

Đã ngồi 3 ngày 3 đêm không hề nhắm mắt, điều này cũng không đơn giản, rất có định lực, có thể ngồi 3 ngày không ngủ.

“Vân Cốc hỏi rằng”

Thiền sư Vân Cốc hỏi ông.

“Phàm nhân sở dĩ không được làm thánh nhân, chỉ vì vọng niệm vương vấn. Ngươi ngồi 3 ngày, không thấy khởi 1 vọng niệm. Vì sao?”

Phàm nhân thông thường sở dĩ không thể làm thánh triết nhân, chỉ bởi vì họ bị vọng niệm khống chế mất, tức là vọng niệm này nối tiếp vọng niệm kia, bản thân không làm chủ được.

“Chỉ vì vọng niệm vương vấn”, vọng niệm, phân biệt, chấp trước của họ, những tập khí này không buông bỏ. Hễ buông bỏ liền khôi phục tánh đức, chỉ là không buông được, 1 tà niệm 1 vọng niệm nối tiếp nhau, tự mình không làm chủ được. Cho nên tại sao phải tu thiền định, quý vị mới không bị những vọng niệm này dắt mũi mà đi.

Người làm sao tu định? Phải giữ giới trước, nhất ngôn nhất hạnh đều có quy củ, dần dần ngôn hạnh của quý vị, thậm chí khởi tâm động đều là chánh niệm, quý vị sẽ đắc định, đắc định quý vị sẽ mở trí huệ, quý vị sẽ có thể chuyển cảnh giới này, sẽ không bị cảnh giới dắt mũi đi. Mọi người có kinh nghiệm không, rõ ràng không muốn nổi giận, sau cùng vẫn cứ mắng người, có không? Công phu giới định huệ không đủ, cho nên cứ bị vận mệnh dắt mũi đi, bản thân không làm chủ được.

“Ngươi ngồi 3 ngày”, ngươi đã ngồi 3 ngày, “không thấy khởi 1 vọng niệm, vì sao?”, không thấy ngươi khởi 1 vọng niệm, đây là vì sao vậy? Nghĩa là thiền sư Vân Cốc rất hiếu kì.

“Ta nói, tôi được Khổng tiên sinh đoán số, vinh nhục sanh tử đều đã định sẵn, dù có vọng tưởng, cũng vô ích nên thôi”

Tiên sinh Liễu Phàm nói rằng, vận mệnh của tôi toàn bộ đã được Khổng tiên sinh đoán đúng hết, đoán sẵn rồi. Điều cát hung họa phước của tôi, và cả sanh tử của tôi, thậm chí sống tới 53 tuổi giờ Sửu ngày 14 tháng 8 ngưng thở cũng bị người ta đoán sẵn rồi, đều đã được định sẵn.

“Dù có vọng tưởng, cũng vô ích nên thôi”, có nghĩa là tôi nghĩ cũng vô ích, cũng thay đổi không được, chi bằng khỏi nghĩ.

Người bây giờ nói nghĩ cũng không nghĩ thật là khó, trong tâm 1 đống tạp niệm, bên ngoài lại 1 đống cám dỗ, cho nên mỗi ngày phiền chết mất, ngay cả ngủ cũng tiếp tục phiền, có không? Mơ 1 đống, sau cùng vọng niệm quá nhiều, chuyện phiền phức quá nhiều ngay cả ngủ cũng không ngủ được, thậm chí ngủ không được, sau cùng đi mua thuốc ngủ uống vô không ít. Cho nên người thế nào là có phước? Tâm địa lúc nào cũng thanh tịnh, đừng truy cầu dục vọng, đây là người có phước khí.

“Vân Cốc cười đáp”

Thiền sư Vân Cốc hiểu ra, ông 3 ngày không khởi vọng niệm không phải ông có đạo lực công phu, là do ông thấy không có gì để nghĩ nữa, dù gì số mình cũng không sửa được. Cho nên thiền sư Vân Cốc hiểu ra rồi thì cười mà nói:

“Ta tưởng ngươi là hào kiệt, thì ra chỉ là phàm phu”

Vốn dĩ cứ tưởng ngươi là anh hùng hào kiệt có thể chế phục vọng niệm, có thể làm chủ được, thì ra ngươi vẫn là phàm phu bình thường mà thôi.

“Hỏi lý do”

Thiền sư Vân Cốc nói như vậy, tiên sinh Liễu Phàm không hiểu rõ ý ngài lắm, liền hỏi thiền sư: Ngài nói tôi là phàm phu, tại sao vậy? Thiền sư Vân Cốc cười ông, ông còn chủ động thỉnh giáo, hỏi han, khá lắm, thái độ rất tốt. Người ta cười chúng ta, chúng ta còn thỉnh giáo họ không? Người ta nói “Sao ngươi ngay cả cái này cũng không hiểu”, chúng ta lập tức nói “Có gì ghê gớm chứ, dẹp đi, không nể mặt tôi như vậy”, có phải không? Nói mọi người nghe, cứ sĩ diện, rất nhiều cơ hội người ta có thể khai mở chúng ta cũng không còn nữa. Cho nên khiêm tốn thọ ích, người ta cho dù cười chúng ta, vẫn có thể thỉnh giáo họ. Tiên sinh Liễu Phàm liền thỉnh giáo cũng là thái độ rất tốt. Thiền sư liền nói với ông.

“Rằng: Người chưa thể vô tâm, sau cùng bị âm dương chuyển, sao không có số được”

Con người không thể làm được việc không có những vọng niệm này, khởi lên rất nhiều vọng niệm, nói rất nhiều lời, làm rất nhiều việc. Mỗi 1 ý niệm, mỗi 1 câu nói, mỗi 1 động tác của con người giống như 1 hạt giống, hạt giống này sẽ nảy mầm, nó sẽ lớn lên. Cho nên thiện niệm, thiện ngôn, thiện hành tức là 1 hạt giống thiện, sau này sẽ thành kết quả tốt. Nhưng ác niệm, ác ngôn, ác hành tức là 1 hạt giống ác, sau này sẽ thành quả ác, cho nên không phải không báo, thời cơ chưa tới. Còn người bây giờ ác niệm, ác ngôn, ác hành khá là nhiều, cho nên cuộc đời không như ý thường tám chín phần, trồng những nhân này xuống, sớm muộn gì những quả đó cũng xuất hiện, sao có thể không có số chứ? Vọng tâm không dừng lại được, sau cùng sẽ bị những khí số âm dương này khống chế, trói buộc, cho nên sao có thể không có định số chứ?

“Nhưng chỉ phàm nhân có số”

Người bình thường có định số.

“Những người cực thiện, số mệnh trói họ không được. Những người cực ác, số mệnh cũng trói họ không được”

Người bình thường bị sự khống chế của số mệnh, nhưng khi 1 người cực thiện, vốn dĩ họ là số bần cùng hạ tiện, họ có thể trở nên rất phú quý, bởi vì họ tích cực đi hành thiện, thiện quả của họ nhanh chóng chín muồi, số của họ sẽ chuyển được. Như sư trưởng của tôi số ngài không có tài phú, nhưng ngài 1 lòng vì người, 1 lòng vì chúng sanh, cho nên bây giờ ngài phước báo rất lớn, lớn tới mức độ nào? Ví dụ ngài muốn xây 1 trường học, như trung tâm giáo dục Lô Giang phải tốn không ít tiền. Ngài vừa động 1 ý niệm, Sapa chúng ta có 1 nhà doanh nghiệp, số tiền đó ông chi trả hết.

Người có phước báo rất tốt, khởi ý niệm phải làm việc gì, lập tức tiền người ta liền chuyển tới, có tốt không? Tốt. Nhưng là việc giúp đỡ xã hội, không phải quý vị đem đi ăn uống chơi bời. Cho nên không có phước báo có thể tu thành rất có phước báo, đoản mạng có thể tu thành rất trường thọ, sanh tử tự tại.

Sư trưởng mạng chung là 45 tuổi, bây giờ ngài đã 86 tuổi rồi, còn khỏe mạnh như vậy. Chúng tôi đi bộ với ngài không theo kịp ngài, ngài bước đi như bay. Sau đó cùng ngài đi ra ngoài, hai ba ngày nét mặt chúng tôi đã có phần xanh xao rồi, nhìn ngài vẫn rất thong dong, thể lực không sánh kịp ngài. Cho nên “Những người cực thiện, số mệnh trói họ không được”.

“Những người cực ác, số mệnh cũng trói họ không được”, nếu như họ vốn dĩ là số phú quý, nhưng làm quá nhiều việc ác, 1 là phước báo của họ bị tổn hết, kế đó việc ác họ làm ác quả sẽ sớm hiện tiền trong đời này của họ, cho nên vận mệnh của họ sẽ rất thê thảm. Chúng ta nhìn coi, các cụ già 50 năm trước rời khỏi thế gian này, rất nhiều người ngủ là đi luôn, có phải không? Quý vị bây giờ có nghe thấy ai đang ngủ không hề có chút đau bệnh mà đi luôn không, quý vị thường nghe thấy không? Không dễ đâu. Kì lạ, sao mới 50 năm trước nhiều như vậy? Con người đi rất an tường, đây là phước báo. Trong ngũ phước “khảo thiện chung” tức là ra đi rất tốt, đây là “khảo thiện chung”. Người tích đức hành thiện khi ra đi đều rất tự tại.

Trọng điểm tới rồi, người bây giờ đều không dễ chết, có ai cả đời này, có số là không dễ chết, có không? Không có. Mọi người để ý đi coi mấy em nhỏ đó, hai ba tuổi đứa nào cũng dễ thương ngây thơ trong sáng, khuôn mặt đều bầu bĩnh thế này. Tại sao sau đó chúng đều không còn phước báo? Tư tưởng quan niệm của chúng sai lầm. Từ nhỏ chúng đã bắt đầu phung phí, tới khi trung niên, về già sao chúng còn phước báo được? Mọi người để ý coi người trẻ bây giờ mặt rất tròn dáy tai rất to càng ngày càng ít, đều là không có tấm lòng nhân nghĩa đạo đức này, phước báo đều ngày càng không còn nữa. Thật vậy, người bây giờ càng ngày càng không có phước báo, trái đất bây giờ còn có thể cho chúng ta sinh tồn bao lâu vẫn là 1 câu hỏi lớn, phải không? Đúng rồi! Cho nên nhân tâm phải mau chóng chuyển mới có phước báo.

Người bây giờ phần lớn đều như người cực ác, tôi lấy 1 con số cho mọi người là được rồi, cả thế giới số người phá thai có đăng kí là 1 năm 50 triệu người, xin hỏi mọi người, cốt nhục thân sinh của chính mình là lại kết thúc sanh mạng chúng như vậy, có phải người cực ác không? Có phải không? Súc sinh còn làm không được chuyện đó, con người làm. Con người là “thiên địa nhân” tam tài, mọi người phải chú ý, dục vọng và cốt nhục thân sinh đặt trên 1 cái cân, dục vọng nặng hơn nhiều so với cốt nhục thân sinh, quý vị nói đời này con người sẽ tạo bao nhiêu nghiệp? Đây chỉ là nói về phá thai thôi, những tội nghiệp khác còn chưa tính.

Nhìn từ những việc này sẽ biết tại sao bây giờ người không bệnh mà mất ít như vậy, người chết an ổn ít như vậy, không phải không có nguyên nhân. Cho nên “Số mệnh cũng không trói họ được”. Việc chúng ta làm đều xa rời luân lý đạo đức, người bây giờ bị ung thư, người mắc 1 đống bệnh kì quặc quá nhiều quá nhiều, cái này đều là ác quả sớm hiện tiền. Cho nên không thể không học luân lý đạo đức, phải mau chóng xoay chuyển mới được.

“Ngươi 20 năm nay, bị ông ấy tính sẵn, không hề chuyển đổi tơ hào, chẳng phải phàm phu sao?”

20 mươi năm nay vận mệnh của ngươi đều bị Khổng tiên sinh tính chuẩn như vậy, ngươi hoàn toàn bị vận mệnh làm chủ cuộc đời của ngươi, tơ hào đều không thể thay đổi vận mệnh, ngươi không phải phàm phu, vậy cái gì mới là phàm phu? Từ đây mà thấy ngươi là phàm phu chính hiệu rồi. Lúc đó tiên sinh Liễu Phàm nghe xong, mình không có cách gì thay đổi vận mệnh, không lẽ vận mệnh có thể đổi được sao?

“Ta hỏi rằng: Vậy tránh khỏi số mệnh được sao?”

Số mệnh này thật sự có thể tránh được, có thể vượt quá số mệnh sao?

“Rằng”

Thiền sư Vân Cốc nói tiếp:

“Mệnh do mình tạo, phước do mình cầu. Thi Thư đã nói, đúng lời minh huấn”

Mọi người chú ý, thiền sư Vân Cốc là người thầy hết sức tốt. Ngài đang dẫn dắt tiên sinh Liễu Phàm hết sức có trí huệ, hết sức có phương pháp, cả phương pháp đó nằm ở đâu? Đều ở trong quá trình ngài dẫn dắt. Trước hết tiên sinh Liễu Phàm là người 1 bụng kinh sách, phải không? Ông có thể thi đậu tú tài, học thức của ông không đơn giản, cho nên thiền sư Vân Cốc dùng đạo lý ông quen thuộc nhất giảng cho ông, đây là có chung ngôn ngữ, ông dễ dàng tiếp thu. Ngài nói giáo huấn của ai trước? Giáo huấn của Nho gia, ngài chưa có đưa Phật gia ra. Ngươi là người đọc sách Nho, vận mệnh nắm trong tay ngươi, phước do mình cầu, đạo lý như vậy “Thi kinh”, “Thư kinh” đều có nói rất rõ ràng, sao ngươi lại thấy vận mệnh không đổi được chứ?

Chúng ta coi, người tri thức đọc những đạo lý này rồi, đã đọc nhiều lần như vậy vẫn chưa hiểu ra, vẫn không dùng vào cuộc đời của mình, cho nên cuộc đời chính mình thọ ích có hạn. Chúng ta đọc những kinh điển này có được lợi ích bao lớn, điều quan trọng nhất là chúng ta đã thực hành bao nhiêu, thọ ích sẽ có bấy nhiêu. Không phải đọc rất nhiều sách, đó chỉ là biết thêm 1 số đạo lý, phải thật sự lợi ích chính mình, phải đem giáo huấn của những kinh điển này biến thành cuộc sống của chúng ta, đối nhân xử thế tiếp vật, mới có thể thay đổi vận mệnh, mới có thể thọ ích.

“Thi kinh” có nhắc tới “Mãi hợp mệnh trời, tự cầu phước lộc”, trong “Thi kinh” nói. “Thư kinh” nói rằng “Làm thiện giáng trăm điều lành”, quý vị không ngừng tích đức hành thiện, làm sao có thể phước báo quý vị không hiện tiền chứ? “Làm bất thiện giáng trăm điều tai ương”. Những điều Thi thư nói tức là “mệnh do mình tạo, phước do mình cầu”. Tiếp theo mới nói kinh điển Phật giáo để hô ứng, thì ra cái nhìn của anh hùng đều như nhau.

“Trong giáo điển của ta nói: Cầu phú quý được phú quý, cầu nam nữ được nam nữ, cầu trường thọ được trường thọ”

Trong kinh điển nhà Phật nói, quý vị chỉ cần như lý như pháp mà tu hành, quý vị cầu phú quý có thể được phú quý, quý vị cầu con cái có thể được con cái. Chúng ta rất quen thuộc Quan Thế Âm Bồ tát, trong đó mọi người rất quen với vị gọi là “Tống tử Quan Âm”, phải không? Đó chẳng phải là cầu nam nữ được nam nữ, cầu trường thọ được trường thọ sao? Thật ra tức là chúng ta hiểu rõ đạo lý, quý vị thương yêu sanh mạng bố thí vô úy, nhất định được khỏe mạnh sống lâu.

Có 1 tiểu sa di, sư phụ của chú rất có trí huệ, tu hành rất cao, vừa nhìn thấy chú 7 ngày sau sẽ chết, thọ mạng của chú sắp tới, cho nên cho chú về nhà, nói với chú ngày thứ 8 hãy quay lại, cho chú về nhà gặp lại cha mẹ, 8 ngày sau hãy quay lại. Sư phụ của chú tức là để chú ra đi trong nhà, ra đi bên cạnh cha mẹ. Kết quả ngày thứ 8 chú quay lại thật, sư phụ chú giật mình: “Hả, sao con quay lại được?”, liền hỏi chú: “Đợt này về nhà con gặp chuyện gì?”. Chú nói khi chú về nhà thì gặp trận mưa to, kết quả mưa làm sập 1 cái ổ kiến, lúc đó chú không có bất kì suy nghĩ gì, liền đem áo cà sa của mình cởi ra, dùng cà sa giúp những con kiến đó thoát chết trong nước, cứu được 1 ổ kiến, cứu được nhiều sanh mạng như vậy. Sư phụ chú vừa nghe xong, thì ra chú đã làm việc như vậy, cho nên chú kéo dài tuổi thọ, vận mệnh kéo dài thêm, cho nên cầu trường thọ được trường thọ.

“Vọng ngữ là đại giới của Thích Ca”

“Vọng ngữ” tức là nói lời không phù hợp với chân lý, đây tức là nói lời vọng ngữ. Cho nên nhà Phật đã nói cầu phú quý được phú quý, cầu trường thọ được trường thọ, và nhà Phật nói giữ 5 giới: Không sát, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Vọng ngữ này là 1 trong 5 giới, cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật lấy cái này làm đại giới, cho nên ngài không thể nào nói vọng ngữ, nói lời nhất định đều là đạo lý chân thật.

“Chư Phật Bồ tát, há cuồng ngữ lừa người”

Chư Phật Bồ tát tuyệt đối không thể nào nói dối, nói điều không đúng như chân lý để lừa gạt người khác.

Hôm nay trao đổi với mọi người tới đây, tiếp theo chúng ta sẽ có thể cảm nhận được rõ ràng thiền sư Vân Cốc đã tuần tự dẫn dắt như thế nào, đem những đạo lý vận mệnh này nói rõ ràng cho tiên sinh Liễu Phàm. Được, chúng ta tuần sau gặp lại, cảm ơn mọi người!