Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 7A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 7A

Các vị trưởng bối, các bạn, chào mọi người!

Chúng ta lần trước nói tới thiền sư Vân Cốc dẫn dắt tiên sinh Liễu Phàm tự mình đi suy ngẫm, bản thân ông cảm thấy mình có thể có công danh, có con nối dõi, có hậu thế tốt không. Sau đó sau khi ông suy ngẫm lại mình, biết mình có rất nhiều tập khí đều tổn hại hết phước báo của mình, cho nên tất cả những tập tính xấu của bản thân ông, ông đều tìm ra chúng. Thật ra con người chỉ cần thay đổi tập khí, mỗi ngày đều đang dùng đức hạnh, dùng thiện tâm để làm việc, để đối nhân xử thế, mỗi ngày đều có thể tích lũy rất nhiều công đức, cho nên thay đổi vận mệnh điều quan trọng nhất trước hết phải thay đổi tập khí.

Thiền sư Vân Cốc nghe xong sự phản tỉnh của tiên sinh Liễu Phàm, tiếp đó nói rằng:

“Vân Cốc rằng: Há chỉ khoa đệ thôi sao?”.

Há chỉ có khoa đệ cầu không được sao, con cái cầu không được, do ngươi không có tích đức, vận mệnh của ngươi sẽ không thể thay đổi, cho nên đã nói rằng thật ra người thế gian đều có số mệnh, đều có vận mệnh. Trong kinh văn nói:

“Người thế gian hưởng tài sản ngàn vàng, nhất định là nhân vật ngàn vàng. Người hưởng tài sản trăm vàng, nhất định là nhân vật trăm vàng”.

Chúng ta thấy chữ “nhất định” này, tức là thiền sư Vân Cốc đối với chân lý không nghi ngờ chút nào. Người thế gian này quả thật có phước báo ngàn vàng, vậy trong số mệnh họ sẽ có thể nhận được phước báo như vậy, ai cũng không cướp đi phước báo của họ được, do đó là tự họ tu được. Phía trước chúng ta đã nói “tất cả phước điền không rời gang tấc”, đều do dụng tâm tích lũy.

Chúng ta ôn tập 1 chút, tích phước phân thành 3 loại phước điền lớn: Ân điền, bi điền, kính điền. “Ân điền” tức là người tri ân báo ân thì có phước, báo ân cha mẹ, báo ân sư trưởng, báo ân tổ tiên, cho tới báo đáp tất cả những người có ân với mình trong cuộc đời, đây đều là ân điền. Cho nên tục ngữ có nói “Ân như giọt nước, báo đáp suối nguồn”, người có tấm lòng như vậy là người có phước. “Bi điền”, xót thương người khác, xót thương tất cả sanh mạng, thương yêu sanh mạng, cứu tế sanh mạng, đây là bi điền. Tiếp theo “kính điền”, cung kính thánh hiền, cung kính tất cả mọi người, ở công ty cung kính lãnh đạo, trong đất nước cung kính lãnh tụ, cho tới tất cả những việc quý vị phụ trách quý vị đều tận tâm tận lực mà làm. 1 là tích phước, 2 là quý vị làm tốt công việc, uy tín của quý vị trong xã hội, uy tín trong đoàn thể không ngừng nâng cao. Người ta nói việc này giao cho ai ai đó là an tâm, họ sẽ tận tâm tận lực làm tốt nó 1 cách cung kính. Hơn nữa 1 người dùng tâm cung kính làm tốt công việc, không chỉ có phước, khả năng làm việc của họ, kĩ năng làm việc của họ cũng theo sự tận tâm tân lực đó không ngừng nâng cao.

Cho nên các bạn, trong thiên hạ có chuyện bị thiệt thòi không? Cho nên mọi người từ những điểm này mà cảm nhận việc chịu thiệt là phước. Người khác đều là nước đục thả câu, làm biếng được thì làm biếng, thấy những người thật thà kia đang ở đó làm hình như rất là ngốc. Thật ra người tính không bằng trời tính, những người bình thường nói rất thông binh hay nước đục thả câu, đó là thông minh lại bị thông minh hại, người lãnh đạo thật sự có trí huệ, họ sẽ quan sát được rất nhiều chỗ vi tế này.

Ân điền, bi điền, kính điền, bản thân họ có tích phước, cả đời này họ hưởng tài phú ngàn vàng. Phước báo của người thế gian có giống nhau không? Không giống nhau. Được, quý vị nhìn thấy người có phước trong tâm có cảm giác gì? “Người may mắn mà thôi, có gì ghê gớm chứ?”, đúng chưa? Trong tâm thấy chua chát lắm, như vậy không tốt. Ở đây chúng ta thấy, họ hưởng được tài sản ngàn vàng, thì nhất định đó là phước họ tu được, không được đố kỵ, tâm niệm đố kỵ này lại là tạo nghiệp. Quý vị bắt chước họ ưa bố thí hành thiện, chúng ta cũng có thể trong đời này thay đổi vận mệnh của chúng ta. Nếu như đố kỵ, thậm chí hủy báng, hãm hại, vận mệnh đó chắc chắn càng ngày càng xấu.

Cho nên rất nhiều đạo lý cuộc đời nếu như không làm rõ ràng, có lúc sẽ rất rầu rĩ, sẽ rất oán trách, sau cùng còn oán trời trách người. Ví dụ nói, trong đoàn thể thì thấy, người này không có nỗ lực làm việc bằng mình, tại sao lại thăng chức nhanh vậy? Tại sao phước báo anh ta lớn vậy? Mình cũng lái xe như vậy, xe người ta thì không sao, xe mình thì nổ bánh, còn bị người ta tông, còn phải đi sửa. Những việc này càng nghĩ càng thấy bất lực. Còn có 1 câu tục ngữ là “họa vô đơn chí”, có không? Sao quý vị đều gật đầu? Quý vị đều có kinh nghiệm sao? Thật sa tại sao họa vô đơn chí? Chúng ta phải hiểu, những cơ ngộ trong đời có liên quan tới ý niệm của chính mình, người cứ hay oán trách, việc xấu của họ sẽ nối tiếp nhau mà tới, đúng chưa? Ông thần tài tới trước cửa nhà họ, nhìn thấy cái mặt bí xị của họ là sợ bỏ chạy, có không? Cho nên “người nhóm theo loài, vật tụ theo bầy”, từ trường của con người cảm ứng với tất cả vạn vật, sự oán hận này không trừ bỏ, chiêu cảm người sự vật đều là chuyện không tốt, chả trách họ họa vô đơn chí. Nhưng nếu như lòng người lương thiện, họ gặp phải 1 việc không tốt, nhưng họ dùng thiện tâm để ứng phó, tai họa của họ sẽ được hóa giải, họ sẽ chuyển đổi được, phải coi họ dụng tâm chuyển đổi ra sao.

Nhật Bản có 1 nhà doanh nghiệp tên Matsushita, thật ra chúng ta đi tìm hiểu những nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng trên thế giới này, họ nhận được sự tôn trọng của thế nhân có thể kéo dài mấy chục năm thậm chí cả trăm năm, xin hỏi mọi người nguyên nhân ở đâu? Do họ kiếm được nhiều tiền sao? Có phải không? Không phải. Do trí huệ của họ đối với thế nhân là sự gợi mở rất lớn, do thiện hành của họ tạo phước hậu thế. Tiên sinh Matsushita mở trường tư thục Panasonnic, chuyên môn đào tạo nhà chính trị và nhà doanh nghiệp, tư thục ông mở đối với giới doanh nghiệp và giới chính trị trong cả Nhật Bản ảnh hưởng hết sức lớn. Cho nên ông còn vì làm giáo dục, làm giáo dục luân lý đạo đức, khiến người thế gian thọ ích mà thương nhớ ông.

Có lần công xưởng do 1 xưởng trưởng của ông quản lý bị hỏa hoạn, thiêu cháy mất, 1 công xưởng bị cháy mất thì tổn thất hết sức lớn, sau đó ông tìm hiểu, khi hỏa hoạn thì xưởng trưởng này của ông không có mặt, do mẹ của xưởng trưởng này thời gian đó bị bệnh khá nặng, do ông ấy sốt rột liền chạy tới bệnh viện để thăm mẹ mình, kết quả ngay lúc đó thì công xưởng lại bị cháy.

Các bạn, câu chuyện kể tới đây, mọi người nghe kể chuyện phải biết nghe, khi nghe kể chuyện thì quý vị là ai? Hello? Tôi lại hỏi 1 vấn đề khác, xin hỏi khi quý vị coi phim, who are you? Quý vị là ai? Theo kinh nghiệm của tôi mà nói, nếu như tôi coi phim, tôi là vai nam chính, người nữ coi thì chắc là vai nữ chính. Có người nữ nào coi nói mình là vai nam chính, hay người nam coi nói mình là vai nữ chính không? Đó có thể sẽ có chút phiền phức, như vậy là người nam không giống người nam, người nữ không giống người nữ, như vậy là không tốt. Quý vị có thấy người nam bây giờ càng không giống người nam? Có gánh vác gì không? Người nữ cũng không giống người nữ, ai cũng đều rất mạnh mẽ. Cho nên Lão Tử khuyên chúng ta “Nam phải trung lương, nữ phải nhu thuận”. Nam nữ ở giữa trời đất này, thuộc tính đặc tính khác nhau, âm dương thể hiện khác nhau. Người nam trung, trung tức là tận tâm tận lực, vì gia đình, vì cha mẹ không từ việc gì, sự trung thành đó; lương là lương thiện, người nam tấm lòng phải lớn, đừng có bụng dạ nhỏ hẹp, ưa so đo tính toán, còn hay đố kỵ chướng ngại người khác, còn hay ghen tuông. Xin hỏi mọi người, nếu như người đàn ông hay ghen, có giống đàn ông không? Ví dụ trong 1 đoàn thể “Hừm, lãnh đạo đều đối tốt với anh ta, đều không tốt với mình lắm, mình thật ghen tức”. Quý vị coi nói năng đã không giống đại trượng phu rồi, phải không? Đại trượng phu là gì? Bản thân có đức hạnh có năng lực không được trọng dụng, vẫn hết sức rộng rãi, “người không hiểu mình không giận”, đây mới là phong cách của đại trượng phu.

Tôi có nói chỗ nào không đúng, thì xin lượng thứ. Hay là đoạn mới nói lúc nãy rất… Chân lý giữa đất trời, cho nên hơi bị dao động, sách cũng rớt xuống luôn, gọi là chấn động trời đất. Tại sao? Người nam phải giống người nam, người nữ phải giống người nữ, gia đình này mới được an định, hễ gia đình an định, thì mới có thể sanh được con cháu thánh hiền. Ví dụ người nữ rất mạnh mẽ, nhất định sẽ khắc với chồng họ, chồng họ sẽ ủ rũ không vui, u uất rầu rĩ, do bị người nữ đạp xuống. Đây là điều tôi quan sát lâu ngày. Kể cả ai cũng bị họ đạp xuống? Con trai họ, họ không chỉ khắc chồng mình còn khắc cả con trai. Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ chơi chung với rất nhiều bạn, họ nói “Mình về nhà hỏi mẹ trước đã”, luôn không có chủ kiến. 1 người nam luôn không có chủ kiến, sau này sao họ làm chồng được? Sao làm cha được? Cho nên không thuận theo trời đất, âm dương, đặc tính của nam nữ, thật sự sẽ xuất hiện rất nhiều hiện tượng dị thường.

Tất nhiên cũng không thể trách người nữ mạnh mẽ, người nữ cũng là bất đắc dĩ thôi, phải không? Quý vị coi nhiều người gật đầu như vậy. Các vị nam tử hán phải nghe thấy tiếng lòng của người nữ, bởi vì bờ vai của chúng ta không đủ dày, cho nên người nữ phải mạnh mẽ. Cho nên nếu như người nam không gánh vác, và không gánh vác trọng trách gia đình, kể cả uy nghiêm giáo dục con cái, thì người nữ vừa phải làm người nam, vừa phải làm người nữ, cho nên người nữ bây giờ căn bệnh nghiêm trọng nhất là nội tiết không điều hòa, không phù hợp với sự nhu thuận của họ. Hàng ngày phải làm những chuyện như vậy, có 1 số người nữ mắng con mình xong, bản thân mình còn phải khóc 1 trận. Có không? Họ cảm thấy tại sao mình phải dữ với con cái như vậy, sau đó họ ở đó khóc cả ngày. Thiên tính họ là tình mẹ chứa chan, cũng không muốn mạnh mẽ như vậy, nhưng bị 1 số hoàn cảnh ép tới sau cùng, luôn làm 1 số vai trò, 1 số việc mình không muốn làm.

“Người hưởng tài sản ngàn vàng” này, sao lại nói tới chuyện người nam và người nữ rồi? Đây là có đạo lý, tại sao? Do người nam và người nữ đều giữ đúng bổn phận của mình, nhất là vợ chồng có thể đồng tâm, đất cũng hóa vàng, vợ chồng đồng tâm, vận mệnh gia đình họ nhất định có thể thay đổi.

Lúc nãy cũng đã nói với mọi người rồi, chúng ta không cần hâm mộ, càng không cần đi đố kỵ người khác, cũng không cần oán trách ông trời. Ông trời rất công bằng, phước báo của tất cả mọi người, ông tu ôngđắc, bà tu bà đắc, không tu thì không đắc. Cho dù quý vị nỗ lực tới đâu, đó là 1 duyên phận, quý vị phải có phước báo cộng thêm sự nỗ lực của mình, quý vị mới có tài phú, quý vị mới có phước báo hiện tiền. Cái này dùng vật lý mà nói, tức là 1 hạt giống trồng xuống đất, hạt giống này là nhân, quý vị bón phân cho nó, tưới nước cho nó, đem nó trồng trong đất, đất, nước, ánh mặt trời những cái này thuộc về duyên, sau cùng nó sẽ khai hoa kết trái. Chúng ta muốn có phước báo, quý vị trồng phước điền đây là nhân, tiếp theo quý vị nỗ lực làm việc là duyên, sau cùng mới kết ra trái đại phước báo.

Nhưng chúng ta luôn luôn chỉ nhìn thấy “Tôi rất nỗ lực rồi”, đó là duyên, còn phải tu phước, còn phải tu bố thí. Phước điền nhờ điều gì? Tâm canh. Quý vị dùng chân tâm, vận mệnh quý vị chắc chắn thay đổi rất nhanh. Cho nên chúng ta hễ hiểu lý thì điều quan trọng nhất là lý đắc tâm an, không khởi thêm bất kì ý niệm oán trời trách người nào nữa. Cho nên “hưởng tài sản trăm vàng”, họ chắc chắn là “nhân vật trăm vàng”.

Chúng tôi có quen 1 nhà doanh nghiệp, ông làm 1 khu du lịch, hơn nữa những cây cối trong khu du lịch đó của ông, gốc của nó đã dài tới mấy mét, những cây đó đều cả mấy ngàn năm rồi. Ông vì muốn bảo vệ những cây này, do những cây mấy ngàn năm tuổi rất hiếm có, hơn nữa đều có thần cây, ông không đành lòng chặt những cây này đi, ông đều tránh những cây này ra mà xây nhà. Tất nhiên tiền vốn của ông cũng sẽ rất cao, kết quả cứ thua lỗ cứ thua lỗ. Người ta kiến nghị ông, ông chặt 1 cái cây mấy ngàn năm này, ông có thể bán được bao nhiêu tiền, lại có chỗ trống dư ra, cứ khuyên ông chặt cây. Chúng tôi đã từng nghe rất nhiều người bạn, họ ở quê hương mình, thấy có người vô duyên vô cớ đi chặt những cây mấy trăm tuổi, đem nó chặt mất. Kết quả sau đó người này và gia đình họ xuất hiện 1 số tai họa. Cho nên con người phải cung kính tất cả vạn vật, không thể ngạo mạn, không thể sát hại sanh mạng. Mọi người nghĩ thử coi, cây mấy trăm năm, nó mấy trăm tuổi đấy! Chúng ta mới mấy tuổi? Đối với cây không quý trọng, không cung kính, cái tâm đó luôn bị tổn phước.

Nhà doanh nghiệp này kiên quyết không chặt những cây nguyên thủy đáng quý này, sau đó ông lỗ lỗ lỗ, lỗ liên tiếp cả mấy năm, có khoảng 10 năm, có thể là ông trời khảo nghiệm ông. Đột nhiên khu du lịch của ông đào ra suối nước nóng, suối nước nóng ở khu vực Đài Bắc, người trong thành phố hễ tới dịp nghỉ lễ, nhất định sẽ tìm tới những khu rừng này, còn được tắm suối nước nóng, còn có thể điều dưỡng thân thể, việc kinh doanh của ông bỗng phất lên, lập tức những chuyện thua lỗ kia đều được cải thiện.

Cho nên con người bất luận bất kì lúc nào luôn phải giữ vững thiện niệm này, mọi người có giữ vững thiện niệm không, sau đó nói mình sắp không chống đỡ nỗi rồi, mình sắp không chống đỡ nỗi rồi, có không? Nếu như quý vị thấy không chống nỗi nữa, nghĩa là phước báo của quý vị sắp hiện tiền, tức là “núi cùng nước tận ngờ hết lối, bóng liễu hoa tươi 1 thôn làng”, vẫn phải kiên trì, tại sao? Không kiên trì thì lương tâm cả đời này đều bất an, quý vị có tiền có địa vị tới đâu cũng không thể có niềm vui thật sự.

Mọi người quan sát coi, người bây giờ có tiền có địa vị, càng có tiền càng có địa vị thì tỉ lệ uống thuốc ngủ càng cao, có lý không? Quý vị có uống thuốc ngủ không? Không uống, quý vị không phải quan lớn, quý vị cũng không phải nhà doanh nghiệp. Cái này không phải tôi nói bừa, mọi người để ý coi 1 số tin tức, rất nhiều doanh nghiệp lớn đều là một thời xếp top 10 phú hào, tỉ lệ tự sát hết sức cao. Do họ đã làm quá nhiều điều có thể vi phạm pháp luật, hoặc là trái với lương tâm. Sau cùng họ không chịu được liền tự sát. Cho nên phước báo cuộc đời, sự nghiệp cuộc đời thành tựu đều phải để nó nước chảy thành mương, đừng làm bất kì chuyện gì phạm pháp hoặc trái với lương tâm. Đã là của quý vị thì chạy cũng không thoát, sao lại làm trái với lương tâm chứ? Cái này thật sự là “tiểu nhân oan uổng làm tiểu nhân”, rõ ràng nên là phước báo của họ, họ lại làm chuyện trái với lương tâm, lại tổn hại phước báo của mình, sau cùng cả đời cũng vui vẻ không nổi. Tiếp theo nói rằng:

“Kẻ bị chết đói, cũng là do số đã định”.

Nếu như số họ không có phước báo, thì sẽ chết đói, thật sự họ sẽ đi vào hang cùng ngõ cụt. Như thời Minh có 1 đại gian thần tên Nghiêm Tung, ông lộng hành mấy chục năm, sau cùng lão bá tánh hết sức căm hận ông. Do ông làm tể tướng lâu như vậy, hoàng đế cũng có cảm tình với ông, chức quan lớn như vậy sau đó tra ra hại nước hại dân, hoàng đế không giết ông, cho ông 1 cái bát làm bằng vàng. Các bạn, quý vị thấy cái bát nào làm bằng vàng chưa? Có nhìn thấy chưa? Chưa. Cho nên sau khi hoàng thượng ban cho ông, người trong thiên hạ, hễ nhìn thấy người cầm cái bát vàng liền biết ngay đó là ai? Đại gian thần. Cho nên không ai muốn đem đồ tới cho ông ăn, Nghiêm Tung sau cùng bị chết đói. “Lộng quyền 1 thời, thê lương vạn cổ”. Cho nên con người vẫn phải dùng lương tâm xây dựng cuộc đời.

Hơn nữa cái số chết đói này, quý vị nhìn từ căn nguyên, căn nguyên chỗ nào? Tư tưởng có vấn đề. Rất nhiều nơi nghèo khổ, rất nhiều đoàn thể từ thiện tới cứu tế họ, kết quả càng cứu, lão bá tánh càng lười, sau đó nói cho mình đều là điều nên làm. Rất nhiều đoàn thể từ thiện rất bất lực, đã từng có đoàn thể từ thiện hỏi sư trưởng, tại sao những vùng chúng tôi cứu tế càng nhiều, lão bá tánh càng không cảm ơn? Ngài trả lời họ 1 câu, người ta ngay cả cha mẹ cũng không cảm ơn, họ còn cảm ơn quý vị? Suối nguồn của tâm cảm ơn là cảm ơn ân dưỡng dục, giáo dục của cha mẹ, “trăm thiện hiếu đứng đầu”, hiếu tâm khai mở, tâm tri ân báo ân của họ mới mở ra, đức hạnh của họ mới mở ra. Cho nên thật sự muốn giúp người, tâm tốt thôi chưa đủ, còn phải dùng cái gì? Trí huệ! Nếu không sẽ hại họ.

Quý vị có kinh nghiệm giúp bạn bè, sau đó cảm thấy giúp thành ra hại họ chưa? Có. Quý vị nhất định có rất nhiều nỗi khổ. Không sao “1 lần ngã là 1 lần bớt dại”, thật sự muốn giúp người khác giải quyết vấn đề nhân sinh của họ, nhất định phải bắt đầu giúp từ tư tưởng quan niệm đúng đắn của họ. Cho nên ngoài việc cứu tạm thời, nhất thời dùng tài vật cứu người, thật sự muốn giúp người ta giải quyết triệt để vấn đề cuộc đời của họ, vẫn phải dựa vào giáo dục, họ phải có tư tưởng quan niệm đúng đắn, cho nên phải tặng họ những kinh sách như “Liễu Phàm tứ huấn”, “Đệ tử quy”. Người tốt phải làm tới cùng, tiễn Phật tiễn tới Tây thiên.

Thật sự thời đại này muốn làm việc tốt, có dễ không? Không hề dễ, tại sao? Con người đánh mất giáo dục luân lý đạo đức quá lâu, cho nên cũng đừng nổi nóng với những bạn bè người thân không hiểu chuyện, thật ra họ đều là con cháu Trung Hoa đáng thương, đứt đoạn mất trí huệ 5000 năm của tổ tiên mình, mới rơi vào cuộc đời bây giờ tràn đầy phiền não và sai lầm như vậy. Cho nên chúng ta đừng có tức, cũng đừng chỉ trích, chuyển thành tâm từ bi thương xót, do chúng ta đã học thánh giáo rồi, dùng đạo nghĩa này để giúp đỡ những bạn bè người thân xung quanh chuyển biến tư tưởng, cải tạo vận mệnh.

Vừa nói với mọi người “kẻ chết đói” này, “nhân vật chết đói”, chúng ta thấy báo cáo, nước Mỹ có 1 cái là Lottery, mọi người có biết không? Tức là cái đó đùng 1 cái kiếm rất nhiều tiền, cũng là bài bạc, đột nhiên biến thành tỉ phú. Kết quả phát hiện những người đột nhiên từ bần cùng biến thành rất có tiền, sau đó đi theo dấu những người này sau cùng đều thế nào? Rất nhiều người đều chết trong nhà. Do họ hễ có tiền rồi, họ chỉ nghĩ tới việc gì? Xài, xài cho thoải mái, kết quả chưa tới mấy năm tài sản ngàn tỉ toàn bộ xài hết, sau cùng chết trong nhà. Sau đó trong nhà còn có 1 đống những thực phẩm gia công, mì ăn liền, cả gia đình hỗn loạn bừa bãi. Cho nên khi tư tưởng 1 người có vấn đề, quý vị cho họ 1 đống tiền, là họa chứ không phải phước, sau cùng vẫn là số gì? Là số chết đói.

Chúng ta bây giờ rất bình tâm, chúng ta quay về giáo dục con cái chính mình, nếu như con cái chúng ta trà tới đưa tay cơm tới há miệng, hơn nữa tất cả những thứ cha mẹ cho chúng, chúng đều cảm thấy nên là vậy, là điều tất nhiên, đứa nhỏ như vậy sau này phước báo xài hết rồi sẽ ra sao? Sẽ khốn khổ điêu đứng. Cho nên đọc tới đoạn này, chúng ta vẫn phải trưởng dưỡng hiếu tâm, tâm tri ân báo ân của con cái.

Tiếp theo kinh văn nói:

“Thượng thiên chỉ phụ họa vào thôi, chẳng thêm vào một ly một ý nào”.

Ông trời rất công bằng, không hề thiên vị, do đặc trưng của mỗi người, gọi là dạy theo trình độ, tùy thế dẫn dắt. Lúc nãy có nói với mọi người, tất cả những cơ ngộ trong đời thật ra đều tương ứng với tâm của chính mình. “Người giúp mình thì trời giúp, người cứu mình thì trời cứu, người bỏ mình thì trời bỏ”, cho nên “thượng thiên chỉ phụ họa vào thôi”. Người này tự lực tự cường, ông trời hộ niệm họ, tại sao? Người làm thiện, trời cho phước báo, sẽ giáng phước cho họ; người làm ác, trời giáng tai ương, họa nạn cho họ. Đây không phải do ông trời quyết định, do bản thân người đó quyết định. Quý vị nói người ác thì cho họ gặp ác báo trước, như vậy họ sẽ không tiếp tục tạo ác nữa, cho họ sự nhắc nhở, xử phạt thích đáng, họ mới biết phải sám hối, phải sửa sai. “Chẳng thêm vào 1 ly 1 ý nào”, ông trời tuyệt đối không thêm vào ý riêng của mình, công bằng chính trực vậy mới là ông trời. Cho nên đó là luật nhân quả tự nhiên của mỗi 1 người, nhân quả báo ứng chiêu cảm tới. Tiếp theo:

“Như việc sanh con”.

Vừa mới nói tới phần phước báo, tiếp theo nói về “sanh con”, tức là nối dõi tông đường.

“Người có đức trăm đời, chắc chắn có con cháu trăm đời gìn giữ”,

Chúng ta từ trong lịch sử nhìn lại những việc này, thật ra người bây giờ, có 1 tâm thái bắt buộc phải điều chỉnh, tức là tâm nghi hết sức nặng. Hễ nhìn thấy đạo lý này, “Thật vậy sao? Đó là việc của trước đây, bây giờ còn dùng được sao?”, rất nhiều câu hỏi, nghi ngờ. Chúng ta nhìn từ cả lịch sử, Khổng Tử là chí thánh tiên sư, hậu thế của ngài đã tám mươi mấy đời rồi, cho nên “có đức trăm đời, chắc chắn có con cháu trăm đời gìn giữ”, tám mươi mấy đời đời nào cũng là thánh hiền. Quý vị có quen ai hậu thế của họ Khổng, hậu thế của Khổng Phu Tử không? Có, nói mọi người nghe, những người hậu thế họ Khổng tôi từng gặp không ai không có thành tựu, đều là người nổi trội trong cách ngành các nghề. Người tôi từng gặp cho tới nay, không ai tầm thường vô ích hết, hơn nữa rất nhiều người trong giới chính trị, trong ngành giáo dục, đều là người có ảnh hưởng lớn. Tôi có 1 lần ở Nam Kinh mở 1 lớp học, lớp học 5 ngày, đời 74, đời 75, đời 76, đời 77 đồng thời 4 thế hệ đều xuất hiện. 4 người bọn họ đứng đó chụp hình, kết quả người đời 74 là trẻ nhất, vai vế lại cao nhất. Ông đứng ở chính giữa, vai vế ông cao nhất, đời 74, tới đời 77 thì có lẽ là đời chắt của ông, thua 3 đời. Hơn nữa có quan viên, có doanh nhân lớn, có giáo viên, còn có người tinh thông “Kinh dịch”.

Cho nên mọi người phải có 1 niềm tin, việc mà thánh hiền nhân làm được, mỗi 1 người đều có thể làm được. Chúng ta không thể vừa học vừa “Ôi, việc đó chỉ có tiên sinh Liễu Phàm làm được, chúng ta đều làm không được; chỉ có Khổng Tử làm được, chúng ta đều làm không được”, thì phiền lắm. Người từ bỏ mình thì sao? Trời bỏ. Mọi người đã đọc “Đệ tử quy” chưa? Câu cuối cùng của “Đệ tử quy” nói gì với chúng ta? “Đừng cam chịu, không thua kém, thành thánh hiền, đều đạt được”. Khi quý vị đọc câu này có đột nhiên cảm thấy tinh thần rất hăng hái không? Có. Tại sao? Bởi vì câu sau cùng cuối cùng cũng đọc xong rồi hả? Không phải chứ? Đọc kinh sách tùy văn nhập quán, vậy thì pháp hỉ sung mãn, càng đọc tinh thần càng tốt, bởi vì câu nói này khích lệ chúng ta đừng cam chịu từ bỏ, mỗi 1 người đều có minh đức, đều có bổn thiện, đã có minh đức thì có thể trở thành thánh hiền, đức năng trí huệ vốn dĩ mỗi người đều có, còn phải coi có muốn tự mình cố gắng nỗ lực hạ công phu không thôi.

Cho nên Mạnh Tử là thánh nhân, cảnh giới ngài khế nhập đã nói ra 1 câu “Thuấn người thế nào, ta người thế nào?”, tôi nhìn mắt mọi người, hay là tôi viết ra tốt hơn. Các bạn, nếu như quý tánh của quý vị có trên bảng đen, câu nói này quý vị phải đọc thuộc, do đây là nói về tổ tiên của quý vị, những tên họ này đều là hậu thế của Đại Thuấn. Có người nào bữa nay mới biết mình là hậu thế của Đại Thuấn không? Có không? Lát nữa quý vị đi đường sẽ rất uy phong, ngày nay nhận tổ quy tông, tiếp nối với đức hạnh của tổ tiên, phải truyền thừa đức tổ. Mạnh Tử nói “Thuấn người thế nào, ta người thế nào?”, “ta” là chỉ chính mình, mình là người thế nào? “Người có thành tựu đều vậy”, tức là người chịu tự lực tự cường, cũng có thể khế nhập cảnh giới thánh nhân như Đại Thuấn vậy.

Còn Thuấn vương sở dĩ có thể trở thành thánh hiền, trong “Mạnh Tử” có nhắc tới, ngài sống trong rừng sâu, so với nông dân bình thường nhìn có vẻ cũng không khác gì nhau. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất ở chỗ Thuấn vương nhìn thấy thiện hành của người ta, ngài liền lập tức toàn lực bắt chước học hỏi họ; nghe thấy 1 lời nói thiện, 1 giáo huấn hay, ngài liền thực hành nó, khác biệt ở chỗ này. Tức là “người hành thiện, ta học theo”, liền thật sự đi học hỏi họ từng bước từng bước. Chúng ta vừa nói tới Khổng Tử, có đức trăm đời, thì có con cháu trăm đời gìn giữ.

Tiếp theo, tiên sinh Phạm Trọng Yêm cũng là tám chín trăm năm, hậu thế của ông cũng đều hết sức tốt. 2 năm trước tôi còn ở Đài Loan có tới 1 gia đình hậu thế của Phạm Công, 10 người con của ông ai ai cũng có thành tựu. Còn có 1 năm thi đại học, thi đại học là thi công nhân viên chức, hình như có 5 đứa con đồng thời thi đậu, rất không đơn giản. Thời đại đó thi đại học rất khó đậu, con cái ông lại đậu hết. “Có đức trăm đời”, mọi người mục tiêu đã định xong chưa? Quý vị bây giờ lập ra chí hướng, “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”, vậy hậu thế của quý vị sẽ có phước báo, còn có thể học hỏi tấm gương tốt, tức là những tổ tiên như quý vị.

“Người có đức mười đời, chắc chắn có con cháu 10 đời gìn giữ. Người có đức hai đời ba đời, chắc chắn có con cháu hai đời ba đời gìn giữ”.

Mọi người nghĩ thử coi chúng ta bây giờ đức hạnh có thể để lại cho con cháu mấy đời? “Đừng cam chịu, không thua kém, thành thánh hiền, đều học được”.

“Người vô hậu không con nối dõi, vì phước chí bạc”.

Người xưa đối với nhân quả này, đối với việc “nhà tích điều thiện ắt có niềm vui, nhà tích bất thiện ắt gặp tai ương”, họ hiểu rất thấu triệt. Cho nên thật sự thương yêu con cháu đời sau, nhất định phải tích phước cho chúng, đây là cha mẹ có kiến thức. Chứ không phải để lại 1 đống tài sản, sau cùng khiến anh em tranh chấp, thậm chí bây giờ trên báo nói kiện lên tòa cũng có. Cho nên phải có trí huệ, trong “Tam tự kinh” nói “Người cho con, vàng đầy kho”, người cho con 1 đống tài sản, “ta dạy con, chỉ 1 kinh”, đem luân lý đạo đức truyền cho con cái.

Thời Tống có 1 tể tướng tên Vương Đán, ông rất là độ lượng, “bụng tể tướng có thể chèo thuyền”, ông chính là làm tể tướng.