Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 8A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

Tập 8A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, và các huynh trưởng của lớp tiến tu, chào mọi người!

Con người nếu như sống tới thứ mấy cũng buông bỏ được, buổi sáng và buổi tối đều buông bỏ được, chắc là tốt lắm, phiền não sẽ ít 1 chút. “Liễu Phàm tứ huấn” chúng ta từ khi bắt đầu, tiên sinh Liễu Phàm gặp được Khổng tiên sinh, cảm thấy cuộc đời 1 người, vận mệnh đều đã chú định. Sau đó gặp được quý nhân thiền sư Vân Cốc chỉ dẫn cho ông, vận mệnh là có thể thay đổi. Tại sao vận mệnh của ông chưa đổi? Do tập khí của ông chưa đổi. Cho nên từ đây chúng ta hiểu rằng, thay đổi vận mệnh quan trọng nhất là thay đổi thói quen xấu. Có 1 câu tục ngữ nói “Đọc sách quý ở thay đổi khí chất”, khí chất sẽ khác, có phải bôi SK-II mà đổi không? Sao đổi được? Chúng ta nhìn bất cứ việc gì cũng nhìn vào đạo lý căn bản. Tướng do tâm sanh, cho nên tâm này thay đổi, tính tình sẽ tốt lên, thái độ không ngạo mạn nữa, khí chất sẽ thay đổi, vận mệnh sẽ theo đó mà đổi.

Cho nên thiền sư Vân Cốc dẫn dắt tiên sinh Liễu Phàm tìm ra tập tính của mình, điều then chốt không thể thay đổi vận mệnh ở đâu. Cho nên sau đó tiên sinh Liễu Phàm cũng rất đáng quý, bản thân ông phản tỉnh, lần lượt tìm ra sự khắc nghiệt của mình, chính mình không quý trọng sức khỏe của mình, chính mình lại thường nói lời tổn thương người, tất cả vấn đề ông đều thừa nhận, đều biết đi sám hối.

Kế đó thiền sư Vân Cốc nói với ông, 1 người có phước báo tài sản ngàn vàng, nhất định có phước báo ngàn vàng, cuộc đời ngàn vàng. “Người có tài sản trăm vàng, nhất định là nhân vật trăm vàng; kẻ bị chết đói, cũng là do số đã định”, cuộc đời họ chưa nỗ lực đoạn ác tu thiện, số chết đói, sau cùng vẫn là chết đói, cái này là tình hình phước báo.

Tiếp theo lại nói, “người có đức trăm đời, nhất định có con cháu trăm đời gìn giữ”, hậu thế của họ có thể kéo dài trăm đời không suy. Trong lịch sử hậu thế của Khổng Tử đã có tám mươi mấy đời, chúng tôi gặp được hậu thế của Khổng Tử, ai ai cũng là người nổi trội trong cách ngành nghề, cho nên cái này là thánh đức. Hơn 2500 năm sau, con cháu đều vẫn phụng hành giáo huấn của ngài, thân là người nhà họ Khổng mà cảm thấy tự hào, hơn nữa hết sức cẩn thận, chỉ sợ mình là ô nhục tổ tiên của mình. Gọi là “đức hạnh kém, cha mẹ tủi”.

Các bạn, có hy vọng đức hạnh của quý vị, chiêu cảm con cháu 2000 năm sau của quý vị vẫn không dám làm quý vị mất mặt không, được không? Được! Hiện tại phải cố gắng tích lũy công đức, học tập Khổng Tử. Right now, đã phải bắt đầu rồi, hiện tại đã phải bắt đầu làm rồi. Cho nên ở đây cũng nói rằng, không có hậu thế là do đức hạnh của ông quá mỏng, cho nên quý vị bây giờ đã biết vấn đề của mình ở đâu, thì phải nghiêm túc đối trị những thói quen xấu này, trừ bỏ nó đi. Cho nên trong kinh văn thiền sư Vân Cốc thật sự rất từ bi, người tốt làm tới cùng, còn giúp ông tổng kết vấn đề của ông nên đối trị ra sao. Ở đây nói tới quý vị đối với những hành vi sai lầm như không đậu được khoa đệ, không được thăng chức này “tận tình sửa đổi”. “Tận tình” ở đây là hết sức sửa đổi, tẩy rửa những tập tính này.

“Cần phải tích đức, cần phải bao dung, cần phải hòa ái, cần phải quý trọng tinh thần”, những điều này đều là phương pháp đối trị rất tốt đối với tập tính của ông. Ông tàn nhẫn cho nên bảo ông hòa ái, ông thường không quý trọng sức khỏe cho nên bảo ông quý tinh thần. “Những điều trước đây, coi như hôm qua đã chết. Những việc sau này, coi như ngày nay mới sanh”, bắt đầu từ hôm nay, như vậy cuộc đời ông về sau tức là “thân đạo nghĩa tái sanh”.

Đoạn này điều quan trọng nhất là sau khi tìm được tập tính, phải đối trị nó. Hơn nữa thay đổi tập tính của mình, phải mau mau sát tuyệt, không thể nào không hạ quyết tâm. Nếu như nói “Được rồi, tôi sửa, ngày mai sẽ sửa”, mai thì sao? “Thật đấy, mai tôi sẽ sửa”. Cho nên người xưa để lại 1 đoạn, nhắc nhở khích lệ chúng ta là “ngày mai rồi lại ngày mai, ngày mai đâu nhiều vậy, tôi chỉ đợi ngày mai, vạn sự thành dang dở”. Chúng ta thường hay nghĩ ngày mai sẽ sửa, thì sẽ không có ngày để sửa, cho nên muốn sửa thì bây giờ liền sửa.

Trong cách ngôn có 1 đoạn giáo huấn rất hay, nói rằng “khinh suất uốn nắn bằng chững chạc”, mọi người có muốn sửa đổi thói quen xấu không? Thói quen xấu là gánh nặng, có thấy không? Ví dụ nói thói quen xấu, có người nào lần nào nổi nóng xong thì nói, ồ, thoải mái thanh thản quá. Nổi nóng xong đều vừa tổn thân vừa hối hận, quan hệ hai bên có thể lại ngày càng gay cấn. Cho nên không có ai thích những tập tính xấu này, phải tìm cách đối trị nó. Người không muốn thay đổi thói quen tức là người không muốn thay đổi vận mệnh, cho nên quý vị thật sự hiểu được thói quen xấu giống như rác rưởi đang ô nhiễm thân tâm chúng ta, quý vị sẽ không muốn giữ chúng. Rác rưởi, chỉ mong sao lập tức đem chúng vứt đi, phải không? Quý vị không có phản ứng? Câu hỏi này của tôi khó vậy sao?

Có người nào đeo 1 đống rác cả 30 năm? Không phải 30 năm, 39 năm? Năm nay tôi vừa tròn 39 tuổi. Đeo cả 39 năm đột nhiên gặp được quý nhân nói với tôi, cái túi này là rác rưởi, tôi thật sự mở nó ra, cuối cùng hiểu được đây là rác rưởi, thói quen xấu là rác rưởi. Sau đó tôi lập tức vứt nó đi, đột nhiên lại kéo nó lại, có thể nào không? Có đấy. Tôi kéo nó lại nói là “Cái túi rác này đã theo tôi 39 năm rồi, không có công lao cũng có khổ lao, giữ thêm 1 ngày nữa”, đó là vẫn chưa nhìn rõ sức sát thương của thói quen xấu đối với cuộc đời mình, không chỉ đối với chính mình có sức sát thương, đối với hậu thế của mình càng có sức sát thương. Do hễ chúng ta nóng tính, thói quen xấu hiện ra, sự khắc nghiệt hiện ra, tâm con trẻ rất nhạy cảm, chúng lập tức liền tiếp thu, có thể liền học theo cái không tốt. Cho nên người xưa nói rằng “cha từ thì con hiếu”, sự từ ái đó thể hiện ở đâu? Thời thời muốn làm gương tốt cho con cái, đây tức là sự từ ái chân thật. Chúng tôi có gặp 1 người nam làm cha, khi vợ anh nói với anh, anh sắp làm cha rồi, anh lập tức cai thuốc ngay, không hút thuốc nữa. Đây là trượng phu thật sự, người thật sự có tình thương, anh vì đứa con chí thân của mình, anh có thể lập tức thay đổi.

“Khinh suất uốn nắn bằng chững chạc, gấp gáp uốn nắn bằng từ tốn, hẹp hòi uốn nắn bằng rộng rãi, lao xao uốn nắn bằng tĩnh lặng, bạo uốn nắn bằng hòa, sơ ý uốn nắn bằng tỉ mỉ”, chúng ta có thể quan sát những vấn đề này, kế đó sửa đổi chúng lại. Thật sự hạ công phu, tôi đảm bảo với mọi người 1 tháng sau, bạn bè người thân xung quanh quý vị khi nhìn quý vị, mắt sẽ trợn rất to. Sau đó sẽ hỏi rằng: “Dạo này hình như anh hơi khác khác?”, các vị huynh trưởng, hai ba tháng này người thân bạn bè bên cạnh quý vị có nói dạo này quý vị hơi khác khác mời giơ tay? Được, hôm nay tôi phải quay về quỳ dài trước mặt tam thánh Nho Thích Đạo không đứng lên, do tôi làm lãng phí sanh mạng của mấy trăm người, để mọi người chạy xa như vậy mà không có thu hoạch gì, đây là tội lỗi rất lớn. Tôi sẽ cố gắng nỗ lực tiếp, có thể tiếng phổ thông của tôi không chuẩn lắm. “Liễu Phàm tứ huấn” của chúng ta, năm nay cũng học được mấy tháng rồi, còn có 1 số cụ già chúng ta đã học lần thứ 2 rồi. Là lần thứ 2, không phải lần thứ 21, đúng chưa? Nhưng cũng chưa chắc phải 21 lần, thật sự chịu hạ công phu có thể học 1 lần, có thể khi đang học thì đã đem tập tính chuyển biến lại. Trước đây rất nhiều người khi đang nghe giảng, khi đang nghe kinh, họ lập tức buông bỏ tập tính, trí huệ của họ liền hiện tiền.

Chúng ta coi đoạn cách ngôn này, khinh suất dùng cái gì để uốn nắn? Chững chạc. Sự chững chạc này làm việc mới khiến người ta tin tưởng, việc gì cũng lao xao có thể sẽ xuất hiện đủ vấn đề. Vậy sự chững chạc này rèn luyện từ đâu? Khi nói mỗi 1 câu đều không được tùy tiện, cái này đều có thể từ những điểm nhỏ mà tu sửa. Chúng ta thấy trước đây trẻ em 10 tuổi, 12 tuổi đối với sự tiến thoái rất là chững chạc, giống như ông cụ non. Do chúng không nói năng bừa bãi, khi làm việc luôn có quy củ, cho nên chúng chững chạc. Chúng ta coi bây giờ rất nhiều sinh viên đại học nói năng đều khá là tùy tiện, điều này là 1 chướng ngại lớn trong cuộc đời các em.

Tiếp theo nói “gấp gáp uốn nắn bằng từ tốn”, người hay gấp gáp phải dùng sự từ tốn để đối trị, hễ họ gấp thì nói rất nhanh, nói rất nhiều, người nói nhiều thì không cát tường. Tôi không phải trù ẻo mọi người, mọi người đừng hiểu lầm, tôi tiếp theo sẽ đem đạo lý nói cho mọi người, tại sao nói nhiều không cát tường? Nói nhiều sẽ sai sót, họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập. Nói vừa nhiều vừa nhanh thì không bình tĩnh suy nghĩ được, “bốp” tuôn ra hết, rất dễ nói sai, rất dễ đắc tội người khác, rất dễ tạo khẩu nghiệp, sao có phước cho được? Cho nên “Kinh dịch” nói với chúng ta “cát nhân chi từ quả”, người cát tường thì nói ít, nói năng đều suy nghĩ kĩ. “Táo nhân chi từ đa”, người nóng vội thì nói hết sức nhiều. Cho nên người nóng vội làm sao đối trị? Bắt đầu từ việc nói chậm. Hơn nữa quý vị nói chậm lại thì sẽ không gấp, quý vị không gấp, tâm quý vị sẽ định lại được, tư duy quý vị khá rõ ràng. Hễ quý vị gấp, đầu óc xáo trộn. Hơn nữa hễ gấp thì nhịp tim đập hết sức nhanh, nhịp tim đập càng nhanh càng đoản mệnh. Quý vị đi đường cũng rất chậm, nói năng cũng chậm rãi, người như vậy sống lâu. Quý vị có thấy người nào 90 tuổi mà nói năng như súng liên thanh không? Có không? Không có. Quý vị thấy những cụ sống tới tám chín chục tuổi hễ nói năng, từ từ nói, có gì từ từ nói, đừng gấp, đừng gấp.

Tôi nói tới đây rất cảm ơn cha tôi, nhớ lại hồi nhỏ, cha tôi lái xe, bên cạnh có xe xông lên, vượt mặt xe chúng tôi, cha tôi cũng không nói gì, “nhanh cũng được hơn 5 phút, không gấp”, mọi người phải biết lái xe nhanh rất nguy hiểm, 10 vụ tai nạn 9 vụ lái nhanh. Nói mọi người nghe không phải nguyên nhân tai nạn xe có 9 lần lái nhanh, làm bất kì việc gì mà bị sơ hở cũng là 9 lần nhanh. Cho nên tất cả ngôn động, chúng ta nói năng cũng vậy, làm bất kì việc gì cũng phải an tường, cũng phải chậm rãi, sai trên sai dưới chỉ vì hoảng loạn, vì hoảng loạn mới nói sai lời làm sai việc, cho nên đọc được câu này phải lập tức hạ công phu.

“Gấp gáp uốn nắn bằng từ tốn”, nói năng bắt đầu từ bây giờ, mỗi 1 chữ mỗi 1 câu đều nói rõ ràng, sau đó khi nói phải nhìn vào đối phương, rất chân thành, rất nghiêm túc. Tiếp theo đi đứng mỗi bước cũng phải chậm, ăn cơm cũng phải chậm, nhai kĩ nuốt chậm. Người bây giờ đau dạ dày hết sức nhiều, do họ ăn như hổ đói, nhai chưa được gì đã vội nuốt xuống, sẽ hại dạ dày. Từ những nhất cử nhất động này, cho nên trong “Đệ tử quy” đối với sự chững chạc vững vàng này, thói quen từ nhỏ đã tập thành, “bước vào phòng, phải chú ý”, hễ gấp gáp cơ thể sẽ thường đụng cái này, rồi vấp cái kia, rất dễ bị thương chảy máu, cái này đều là điềm báo vô phước, quá nóng vội. Cho nên “khi kéo màn, không tiếng động”, khi kéo rèm xửa, “soạt” cái rèm đó vốn dĩ có thể dùng 10 năm, bị chúng ta dùng nửa năm thì game over, thì không dùng được nữa, phải thay cái mới. Quý vị ví dụ nói quần áo, người ta 1 cái áo lót có thể mặc 10 năm, chúng ta mặc nửa năm, do khi mỗi lần mặc, đều rất thô bạo khiến nó bị kéo hư. Cho nên sự chậm rãi này phải huấn luyện trong nhất cử nhất động, kể cả mang giày dép, mặc quần áo đều có quy củ, tuân theo khuôn phép quý vị sẽ không nóng vội.

Tiếp đó, “hẹp hòi uốn nắn bằng rộng rãi”, “hẹp hòi” tức là tâm lượng hơi bị nhỏ hẹp, không độ lượng, phải dùng tấm lòng rộng rãi để đối trị. Chúng ta phải hiểu lượng lớn phước lớn, tâm lượng quý vị càng lớn mới có phước khí; tâm lượng nhỏ hẹp có thể ngay cả con cháu đều bị chúng ta làm liên lụy. Chúng ta coi trong lịch sử rất nhiều người tâm đố kỵ rất nặng hậu thế đều gặp tai ương, tâm lượng quá nhỏ.

Các bạn có hy vọng tấm lòng của mình rộng rãi 1 chút không? Không phải hít thở cho sâu là được, phải luyện. Tất nhiên quý vị thường hít thở sâu, bộ máy cơ thể này tốt rồi, cũng sẽ ảnh hưởng tâm trạng quý vị, cái này vẫn có thể thường xuyên vận động giãn người. Phải rộng mở tấm lòng, phải làm thật, đem bức hình của người quý vị nhìn không thuận mắt nhất chuẩn bị sẵn, để trong phòng quý vị, sau đó mỗi ngày thức dậy cúi mình chào họ 3 cái: Xin chào! Ngày nay họ không tốt tới đâu, họ cũng là “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, họ có những tập tính đó, cũng là “cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, phải biết bao dung người khác, cúi mình chào họ 3 cái, mỗi ngày nhìn, cúi mình, cúi mình 1 cách chân thành, cảnh giới của quý vị sẽ đột phá. Ngày nay quay về làm thật, nếu như quý vị quay về nói, ôi, 1 người cũng nghĩ không ra, congratulation, chúc mừng! Lúc nãy tôi đọc chưa chuẩn phải không? Sao quý vị không có phản ứng gì hết? Quý vị đều không có phản ứng đối với tôi là sự tổn thương rất lớn. Tôi sẽ thấy tiếng Anh của tôi poor đến vậy sao? Congratulation. Nếu như quý vị quay về nói “Quá nhiều người, muốn chọn 3 người thì hơi khó”, vậy là quá nghiêm trọng rồi.

Tiếp theo “lao xao uốn nắn bằng tĩnh lặng”, lao xao phải dùng sự trầm tĩnh để đối trị. Thường nghe cổ nhạc, thường đọc sách hay, điều phục được sự lao xao. Khi quý vị lao xao thì mau mau đi đọc kinh sách, đi xem đĩa hay. Kế đó, cũng xin những người xung quanh nhắc nhở mình. Nói với vợ mình “Khi anh hơi lao xao thì mau mau giẫm chân anh”, nếu như vừa hay đang nói chuyện với người khác, giẫm chân hoặc kéo tay 1 cái, cái này phải nhắc nhở họ cho hiểu ý. Lần trước cô Lưu Phương có tới, cô ở bên cạnh chồng mình có tới mấy lần chồng cô sắp nổi nóng, đều do cô mau chóng kéo tay ông ở dưới bàn, “vợ hiền chồng ít họa”, nếu người vợ hiền đức thì rất nhiều tai họa người chồng sẽ vượt qua được. Sự nhắc nhở của 1 nửa kia luôn luôn vào những phút gay cấn nhất kiềm ngựa bên vực sâu, họ sẽ kiềm lại được.

Kế đó, “bạo uốn nắn bằng hòa”, từ “bạo” này nghĩa là rất dễ nổi nóng, thì dùng sự ôn hòa để đối trị. Hơn nữa thường nhắc nhở chính mình lấy đại cục làm trọng, ở trong nhà hễ nổi nóng thì cả nhà đều đau khổ, nhất là nhân cách thế hệ sau đều bị ảnh hưởng. Ở trong công ty có thể làm việc chung dưới 1 mái nhà không hề dễ dàng, “tu trăm năm được ngồi cùng thuyền, tu ngàn năm được ngủ cùng gối”. Vậy chúng ta chỉnh lại 1 chút tu 500 năm mới được làm cùng công ty, đúng chưa? Học 1 biết 10, đã tu lâu như vậy mọi người mới có thể gặp nhau 1 chỗ, thì phải biết duyên, quý duyên, quý trọng cái duyên này mà thương yêu nhau, chứ không phải nóng tính mà tổn thương nhau. Cho nên “bạo uốn nắn bằng hòa”.

“Sơ ý uốn nắn bằng tỉ mỉ”, sơ ý thì phải dùng tỉ mỉ để đối trị, cuộc đời rất có thể có rất nhiều cơ hội quan trọng, lại bị sự sơ ý của mình làm hỏng mất. Vậy phải dùng phương pháp chứ. Làm sao đối trị sự sơ ý? Thật ra chúng ta bây giờ hỏi mình câu hỏi này, chúng ta đã lớn rồi không còn nhỏ nữa, như tôi đã bước vào trung niên, nghĩ lại hình như cảnh tượng hồi cấp 2 vẫn hiện lên trước mắt, mà bây giờ đã 40 tuổi rồi, cho nên thật sự ngày tháng thoi đưa. Cho nên mau mau nâng cao linh tánh của chính mình, sửa đổi những tập tính này. Chúng ta sơ ý, nếu như từ nhỏ đã sơ ý, bây giờ vẫn sơ ý, nghĩa là thời gian mấy chục năm của chúng ta coi như lãng phí hết. Dùng phương pháp gì? Ví dụ dùng 1 quyển sổ, dùng 1 schedule, khi tôi đọc tiếng Anh, quý vị phải dùng ánh mắt khích lệ nhìn tôi 1 chút, nếu không tôi sẽ… Nói mọi người nghe thật ra tôi rất yếu đuổi, đồng thời nói mọi người nghe, lòng tin của con người phải nhờ vào sự khích lệ của người xung quanh. Con trai quý vị khó khăn lắm mới nói mấy câu tiếng Anh, quý vị dùng ánh mắt hết sức tán thưởng để nhìn nó, phải không? Chồng quý vị ngày nay nhiệt huyết trỗi dậy, “Nào, anh giúp em rửa chén”, mặc dù rửa không được sạch lắm, quý vị vẫn tìm ra 1 cái hơi sạch sạch rồi nói “Ồ, rửa sạch thế này! Như lần đầu tiên em rửa cũng không sạch được như vậy!”, thì tiềm năng của anh ấy sẽ được quý vị khơi dậy, “1 câu nói hay, làm trâu làm ngựa cũng cam lòng”.

Mỗi ngày trước khi đi ngủ, hôm sau phải làm những việc gì thì nhìn lại 1 lần, đều ghi nhớ hết, sáng sớm hôm nay nhìn lại lần nữa sẽ không dễ gì quên. Thậm chí nói sáng nay mình coi buổi chiều vẫn bị quên, thì quý vị buổi chiều ngủ dậy tập thành thói quen coi lại lần nữa, như vậy quý vị dần dần sẽ có trí nhớ tốt, sẽ không sơ ý thiếu sót nữa. Hơn nữa cũng nhờ những người xung quanh thường nhắc nhở chúng ta, 1 lần, 2 lần, 3 lần, quý vị chịu chủ động yêu cầu người khác nhắc nhở và hết sức ưa thích người khác nhắc nhở, dần dần sự tỉ mỉ của quý vị sẽ được nâng cao. Hoặc là khi quý vị dùng 1 phương pháp thời thời khắc khắc nhắc nhở chính mình, niệm niệm suy nghĩ cho đối phương, như vậy quý vị cũng sẽ ngày càng tỉ mỉ. Nhìn thấy họ có nhu cầu gì, mau mau ghi vào trong sổ, sau đó ví dụ họ cần dùng thứ gì, tối hôm đó quý vị quay về mở sổ ra, sau đó chuẩn bị những thứ đó, đặt vào chỗ ngày mai ra khỏi nhà chắc chắn quý vị nhìn thấy được, khi ra ngoài thì đem cho họ, 1 lần, 2 lần, 3 lần người ta sẽ cảm thấy quý vị rất ấm áp, hơn nữa quý vị sẽ ngày càng tỉ mỉ.

Tất nhiên phương pháp đối trị này là nói không hết được, mỗi 1 ý niệm sai lầm sẽ có 1 chánh niệm có thể đối trị nó, mỗi 1 hành vi sai lầm cũng có 1 hành vi đức hạnh có thể điều phục nó. Thật ra tâm con người chỉ cần bị xa lệch “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”, đó chính là ý niệm sai lầm. Cho nên chúng ta thời thời giữ vững 5 tâm này, khiến bản thân mình không tùy thuận theo tâm tính và tập khí xấu, đây là 1 phương pháp, dùng 5 tâm này thời thời điều chỉnh chính mình.

Tiếp theo, tiên sinh Lữ Động Tân là Phu Hựu Đế Quân, mọi người có thể lên mạng tra “Phu Hựu Đế Quân tâm kinh”, ông nêu ra 32 tâm thái sai lầm, lại dùng 32 tâm thái đúng đắn để đối trị nó. Đã giảng rất chi tiết. Lấy 1 ví dụ cho mọi người, dùng tâm khiêm tốn nhún nhường để đối trị tâm ngạo mạn; dùng tâm trung hậu, người rất hồn hậu, để đối trị tâm khắc nghiệt; dùng tâm vợ con để đối trị tâm gian dâm, có tà niệm, lúc này phải dùng tâm của vợ con, quý vị thấy nữ sắc thì động niệm, phải liền nhớ tới đây là con gái mình, là em gái mình, người thân của mình, mình không thể động tà niệm như vậy, cái này đều có thể đối trị. Kể cả dùng tâm an phận, tâm an phận thủ thường, đối trị ý nghĩ không an phận. Đây đều là giáo huấn hết sức hay, 32 tâm này ông nói hết sức tỉ mỉ, phải hạ công phu thì sẽ rất đúng mực.

Tiếp theo kinh văn nói rằng:

“Thân huyết nhục chúng ta, tất nhiên có số. Thân nghĩa lý, há chẳng thể cách thiên”.

Thân thể huyết nhục này của chúng ta, tất nhiên là có số định, có vận mệnh 1 đời này. Nhưng chỉ cần chúng ta bắt đầu từ hôm nay, tức là cuộc đời đạo nghĩa. Thời thời khởi lên ân nghĩa, đạo nghĩa, tình nghĩa, niệm niệm đều đang tích phước, cho nên thái độ như vậy, cuộc đời như vậy chắc chắn có thể “cách thiên”. Sự “cách thiên” này tức là cảm động ông trời, gọi là “chí thành giao cảm, đá vàng cũng mở”.

Tiếp theo chúng ta thường nhìn thấy những kinh văn này, cảm giác của tôi là thấy được thiền sư Vân Cốc khuyên bảo hết mức, thật ra con người chúng ta bây giờ tại sao không có phước? Đối mặt với sự khuyên bảo tận tình của cha mẹ, đối mặt với sự khuyên bảo tận tình của quý nhân trưởng bối xung quanh, chúng ta còn ghét bỏ, như vậy làm sao có phước báo? Cho nên các vị huynh trưởng, các bạn, quý vị muốn cải tạo vận mệnh, trước hết quý vị cảm thấy người mình bực nhất, bây giờ quý vị phải nghe lời họ cho được thì vận mệnh của quý vị sẽ thay đổi. Con người thời đại này chỉ quản mình mà thôi, ai lại phiền quý vị như vậy? Nhất định là người thương yêu quý vị mới phiền quý vị như vậy, họ cũng không phải ăn no rỗi việc. Cho nên con người phải quý trọng lời dặn dò của người thương yêu mình nhất, sao có chuyện họ không thay đổi vận mệnh được? Cho nên người xưa để lại 1 câu nói, “phú tại biết đủ, quý tại biết lui, phước tại nghe khuyên”. Người thật sự phú quý là sao? Người biết đủ. Họ cảm thấy họ rất đầy đủ, đây là người phú quý, con người cho dù có tài sản cả tỉ, hàng ngày so đo với người ta, họ cũng là người bần cùng. Cho nên con người phải sống hết sức tự tại, đừng sống trong hư huyễn, 1 đống đau khổ.

Vương Thiện Nhân ở Đông Bắc có 1 đoạn giáo huấn, thật sự đáng để chúng ta cảm nhận, cụ đã nói rằng “Người thiện không oán người, oán người thành người ác; người hiền không nóng giận, nóng giận là người ngu; người giàu không hám lợi, rất biết tính toán rất biết hám lợi của người khác là người nghèo”. Hám lợi thật ra là người bần cùng. “Quý nhân”, thân phận rất cao quý, cũng không thể nhìn bên ngoài mà thôi. Tại sao? “Đệ tử quy” nói rằng “với đầy tớ, phải nghiêm trang”, thân phận họ rất cao quý; “tuy nghiêm trang, vẫn hiền hòa”, họ lại nhân từ khoan hậu mới hiển lộ sự cao quý của họ. Họ phải lợi dụng phước báo của mình mà thương yêu người khác, thành tựu người khác, cái này mới là quý. Hơn nữa còn trở thành quý nhân của người khác, do họ có sức ảnh hưởng có thể dẫn dắt người, có thể giáo dục người. “Quý nhân”, cho nên họ “không nóng giận”, họ rất nhân từ, “nóng giận là tiện nhân”, đúng chưa? Hành vi này của họ khiến người ta sợ hãi, khiến quan hệ giao tế trở nên rất căng thẳng, làm sao là người cao quý được? Cho nên con người nhờ hành vi mà cao quý, chứ không phải nhờ thân phận mà cao quý.

Vậy chúng ta bây giờ bình tâm nghĩ lại, chúng ta bây giờ nhìn sự việc không nhìn sâu sắc, chúng ta bây giờ thấy người này là phú nhân, nhìn cái gì? Họ có bao nhiêu tiền? Thật ra người thật sự phú quý là biết đủ, không hám lợi của người. Lúc nào cũng hám lợi của người, so đo tính toán, phước báo này sẽ nhanh chóng hưởng hết. Cho nên bây giờ người thật sự phú quý hết sức ít. Hơn nữa sự phú quý của họ có thể vượt quá 1 đời bây giờ cũng rất ít. Mọi người có để ý điểm này không? Vào bảy tám năm trước tôi thấy 1 báo cáo, doanh nghiệp vừa và nhỏ thọ mạng trung bình là 2.9 năm, chưa tới 3 năm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng cửa rồi. Họ có thể mở công ty cũng được coi là hơi phú quý rồi, nhưng tại sao lại nhanh chóng sụp đổ? Do họ không có đức, hễ làm kinh doanh, vừa có chút phát triển, liền kiêu xa dâm dật đều tới hết, liền bị sụp xuống. Hoặc là hơi có chút thành tích, do ngạo mạn khá nặng, lời của ai cũng không nghe vô, lại sập đổ.

Cho nên Lão Tử để lại 1 câu nói cho chúng ta, là “phước họa đi đôi”. Nhìn có vẻ là có phước, chỉ cần không có đức thì chắc chắn chuyển thành họa, nhìn có vẻ là họa chỉ cần có đức lại hóa thành phước lớn. Cho nên điều quan trọng hơn là không phải để cho con cái 1 đống tiền, phải để cho chúng đức hạnh chuyển họa thành phước. Các bạn con cái mình có thể nào cả đời không gặp phải bất kì sự khiêu chiến hoặc tai họa nào không? Có thể nào không? Không thể nào. Nhưng con cái chúng ta có thể gặp hung hóa cát, biến tai họa thành phước báo không? Quý vị không có phản ứng gì? Quý vị đang trầm tư sao? Cho nên “Tam tự kinh” nói, “Người cho con, vàng đầy rương”, người bình thường đều để lại 1 đống vàng bạc cho con cái, “ta dạy con, chỉ 1 kinh”, trong kinh điển tràn đầy trí huệ, quý vị đem trí huệ truyền cho con cái. Quý vị coi mấy trăm năm trước “Tam tự kinh” đã nói, nhắc nhở người thế gian đừng để lại 1 đống vàng bạc cho con cái, người bây giờ vẫn chưa hiểu rõ, kết quả để tới sau cùng, anh chị em bước vô tòa để tranh tài sản.

Cho nên khi lão tổ tiên phát minh chữ viết cũng là rất nhắc nhở chúng ta, chữ “tiền” này viết thế nào? Vàng bạc sau cùng biết thành 2 cái dao ở đó tranh nhau, quý vị coi lão tổ tiên rất từ bi nhắc nhở chúng ta đừng đặt tiền lên vị trí đầu tiên, nếu không sẽ hoạn họa. Mọi người có thấy không? Bây giờ vợ chồng đặt tiền lên vị trí đầu tiên tỉ lệ ly hôn cao như vậy; anh em đặt tiền lên vị trí đầu tiên đều cãi nhau, đánh nhau; bạn bè đặt tiền lên vị trí đầu tiên, hồi đó người cùng nhau lập nghiệp sau cùng đều trở mặt. Chi mà khổ vậy? Nói mọi người nghe, chỉ cần trở mặt thì đồng tiền đó chắc chắn giữ không lâu. Mọi người để ý quan sát, hung tướng của họ đã lộ ra rồi. Nhưng người biết hiếu đễ, biết hòa hợp, biết hòa thuận, gia đạo đó có thể kéo dài không suy.

Cho nên từ đoạn này chúng ta thấy “người thiện không oán người, oán người thành người ác”. “Mình còn lương thiện lắm, chỉ là thường nổi nóng mà thôi, chỉ là thường oán thán mà thôi, mình đối với anh ta tốt như vậy sao anh ta vẫn không nể tình?”, vậy là thành ra chúng ta cống hiến đều là có điều kiện, luôn mong cầu phước báo của người ta, tâm như vậy tức là bất thiện. Đó là tâm lợi hại không phải tâm đạo nghĩa.

“Người hiền không nóng giận, nóng giận là người ngu”. Xin hỏi mọi người, trong cuộc đời chúng ta có việc gì nhờ nóng giận mà giải quyết được không? Có không? Nếu có, có thể nóng giận; nếu không có, thậm chí càng nghiêm trọng, vậy chẳng phải chúng ta chuốc phiền phức cho mình rồi sao? Cái ngu này là thể hiện ở đây. Ngu cũng là ý mắng người, nhắc nhở chúng ta đừng làm việc ngốc, đừng làm những việc hại chính mình lại hại người khác. Khi người khác sai quý vị không nóng giận mà còn giúp họ thu xếp, họ sẽ cảm động, họ nhớ ơn quý vị. Tình nghĩa sâu dày giữa người và người này từ đây mà tới? Từ rất nhiều cảnh thế này, khi họ sai thì có thể không phân chia tôi người mà hỗ trợ, giúp đỡ họ, họ sẽ kết giao được tri kỉ cuộc đời. Cho nên chúng ta nghĩ thử coi, cuộc đời chúng ta có mấy tri kỉ? “Hình như trước đây có rồi bị dọa sợ chạy rồi”. Thật sự không đổi tính thì có thể 1 tri kỉ cũng rất khó tìm.

“Người giàu không hám lợi”, cho nên thay đổi vận mệnh điều thứ nhất, học chịu thiệt không hám lợi người khác, quý vị mới thật sự có phước báo, là người phú quý. Cho nên ở đây nói tới, “phú tại biết đủ, quý tại biết lui”. Chúng ta vừa nói nhiều doanh nghiệp như vậy bị sụp đổ, hơn nữa dạo này rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đều sụp đổ, tại sao? Họ không biết lui, họ cảm thấy sự nghiệp của mình làm thành công rồi, sau đó họ sẽ có 1 thái độ là “Mình làm cái gì cũng thành”, cuồng vọng tự đại sẽ bắt đầu mở rộng. Họ quên mất 1 câu nhắc nhở của lão tổ tiên “cách ngành như cách núi”. Cho nên họ không bình tâm, nên lui, không nên đi phan duyên, họ vẫn cứ phan duyên, sau cùng bị chính mình làm sụp đổ.