Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 10B) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

Tập 10B

Cho nên con người phải “thiện hộ khẩu nghiệp”, do người ta 1 ngày nói không ít lời, cho nên mong rằng chính mình mỗi lần mở miệng niệm niệm suy nghĩ cho đối phương. Nói lời khích lệ người khác, nói lời cổ vũ người khác, có thể nói lời an ủi người khác, nói lời có thể khai mở trí huệ người ta. Tại sao? Người và người gặp nhau đều là duyên phận khó đắc, hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, cho nên phải quý trọng duyên phận này. Không nói nhảm nhí, càng không nói lời khiến người ta có tư tưởng sai lầm hoặc có tà tư. Hiện tượng này đều rất bình thường. Quá trình con người sửa sai đều sẽ lên lên xuống xuống, đây không chỉ là tình hình của tiên sinh Liễu Phàm, trên căn bản mỗi 1 người tu học đều sẽ có hiện tượng như vậy. Lúc này đừng nên chán nản, phải biết kiên cường bất khuất, phải biết càng khó càng dũng mãnh là được.

“Hoặc lúc tỉnh hăng hái, nhưng say lại phóng dật”.

Lúc tỉnh táo có thể giữ gìn lễ tiết, uống say rồi thì nói năng bừa bãi, làm ra 1 số động tác không cung kính.

“Tội nhiều hơn công”.

Lỗi lầm của mình lại tổn hại công đức mình đã làm, ví dụ ngày nay làm được 5 việc tốt, nói sai 4 câu thì “tội nhiều hơn công”.

“Ngày thường hoang phí”.

Mỗi ngày đều không chăm chỉ tích lũy công đức.

“Ta phát nguyện vào năm Kỷ Tỵ”.

“Năm Kỷ Tỵ” này là hồi ông 35 tuổi, thời xưa tính năm tháng, là dùng “Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý”, “Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi”, là dùng 10 và 12 chữ này để xếp, cho nên năm thứ nhất là năm Giáp Tý. 2 chữ này kết hợp với nhau, 1 vòng tuần hoàn là 60 năm, cho nên chúng ta thường nói 1 Giáp Tý nghĩa là 60 năm. Nếu như quý vị nhìn thấy 1 cụ già nói mình đã sống 1 Giáp Tý rồi, thì cụ đã 60 tuổi rồi, năm đó là năm Kỷ Tỵ.

“Mãi tới năm Kỷ Mão”.

Nghĩa là đã trôi qua 10 năm, ông 45 tuổi.

“Hơn 10 năm, thời 3000 điều thiện mới xong”.

Ông phát nguyện 3000 điều thiện, đã làm 10 năm mới viên mãn.

“Lúc đó từ Lý Tiệm Am nhập quan”.

Ông đi làm tham mưu cho tướng quân Lý Tiệm Am, họ vừa vào Sơn Hải Quan, Sơn Hải Quan này ở miền Bắc, ra khỏi Sơn Hải Quan là tới 3 tỉnh Đông Bắc.

“Chưa kịp hồi hướng”.

Lúc đó ông còn chưa có thể đem 3000 việc thiện mình tu được đi hồi hướng, sự “hồi hướng” này tức là đem công đức mình tu được hồi hướng, hồi quy, sau đó quy hướng, đem công đức này cho ai? Ví dụ tiêu nghiệp chướng của mình, ví dụ hồi hướng cầu phước cho cha mẹ, ví dụ hồi hướng cho đất nước của mình, những việc này đều được. Như Đài Loan dạo này có động đất, lại có mưa rất lớn, cho nên mấy đồng nghiệp Đài Loan chúng tôi, mỗi tối đều hồi hướng cho Đài Loan, tất nhiên cũng hy vọng mọi người chúc phước đảo quý của chúng tôi.

Do chúng tôi lớn lên ở vùng này, mảnh đất này giống như người mẹ của mình vậy, cho nên những người con lớn lên ở Đài Loan chúng tôi, chúng tôi đều tự xưng là củ lang. Mọi người coi 1 củ lang rất giống hình dạng của Đài Loan, cho nên vùng đất này, con người ở đây, mới thành tựu sanh mạng của chúng tôi. Cho nên chúng tôi mặc dù không ở quê hương của mình, nhưng thời gian không gian là trừu tượng không tồn tại, chân tâm chúng ta có thể đột phá thời không, có thể hóa giải những tai họa này.

Cho nên cách đây không lâu vào ngày tết của mẹ, tiến sĩ Giang Bổn Thắng Nhật Bản hết sức đáng quý, ông phát khởi 3 phút cầu nguyện toàn cầu, hồi hướng cho người mẹ trái đất, mong người mẹ trái đất không phải chịu sự phá hoại của chúng ta, có thể khôi phục sự mạnh khỏe của nó. Sức mạnh của niệm lực này là rất lớn, khoa học gia cận đại đã nghiên cứu sức mạnh của niệm lực là vô cùng tận. Cho nên khoa học bây giờ đã nghiên cứu ra “dĩ tâm khống vật”, tâm niệm của con người có thể khống chế trạng thái vật chất cứng rắn. Ví dụ tiến sĩ Giang Bổn Thắng nói lời cảm ơn với nước, thì kết tinh nước rất xinh đẹp, điều này đều đã chứng minh cho chúng ta. Và cổ nhân chúng ta nói “làm thiện”, tâm con người thiện rồi, “giáng trăm điều lành, làm bất thiện giáng trăm điều tai ương”, có phải dĩ tâm khống vật không? Phải! Cho nên chúng ta hiểu được điểm này, tai họa của tự nhiên có thể hóa giải không? Có thể, từ nhân tâm, từ ý niệm con người bắt đầu chuyển biến là đúng rồi. Khoa học ba bốn trăm năm nay, có 1 sai lầm nghiêm trọng nằm ở đâu? Họ đem vật chất và tinh thần phân chia ra để nghiên cứu, thật ra nó là không thể phân chia. Cho nên nhà vật lý học cận đại chứng minh, vật chất thật ra là hiện tượng hiện ra bởi ý niệm tương tục. Cho nên hễ ý niệm quý vị chuyển, hiện tượng vật chất sẽ biến chuyển.

Cho nên hiểu rõ rồi, chúng ta đối với thế giới này trước tiên cống hiến lớn nhất là gì? Niệm niệm là niệm thiện, niệm niệm là niệm thanh tịnh, đây là đang khẩn cầu khôi phục thế giới tự nhiên và hòa bình thế giới, bắt đầu làm từ đây. Và chúng ta thật sự có tâm niệm này, thật sự gia đình, đoàn thể chúng ta ở, đều được ảnh hưởng tốt của chúng ta, ý niệm của con người sẽ càng ngày càng thuần tịnh thuần thiện.

“Canh Thìn về Nam”.

Năm Canh Thìn ông 46 tuổi, quay về phương Nam.

“Mới thỉnh 2 thượng nhân Tính Không Huệ Không”.

Ông mời 2 vị pháp sư, thượng nhân là họ học hỏi những vị pháp sư này, thượng nhân cũng có nghĩa là sư phụ của họ. Chúng ta thông thường xưng pháp sư trong nhà Phật, họ đều có pháp hiệu, ví dụ pháp sư thượng Thường hạ Minh , cái “thượng” này là gì? Trên cầu Phật đạo; hạ là gì? Dưới độ chúng sanh. Quý vị coi tấm lòng này khó đắc, trên cầu Phật đạo, họ có trí huệ cao độ, trí huệ viên mãn, tiếp đó là giúp đỡ chúng sanh khổ nạn. Pháp hiệu tôi vừa mới đọc cho mọi người, tức là pháp hiệu của chú Lư khi xuất gia, quý vị nghe thấy pháp hiệu của thầy, có duyên với thầy, hôm nào sư phụ Thường Minh tới rồi, tôi sẽ mời thầy giảng 1 tiết cho mọi người được không? Bí mật của niệm lực, mọi người thật sự thành tâm, nói không chừng thầy sẽ “Ôi chao, dạo này sao lỗ tai của tôi ngứa thế này?”, bị mọi người niệm tới luôn. Trí huệ nhân sinh và sự thâm nhập đối với Phật pháp của trưởng bối, khiến học sinh chúng ta khâm phục vô cùng. Và sự học tập của thầy, thầy nghe sư phụ giảng “Kinh Bát Nhã”, 1 bộ kinh nghe luôn 8 năm, đã từng có 1 đĩa 1 ngày nghe 8 tiếng đồng hồ, đã nghe 27 ngày, cùng 1 đĩa. Mọi người coi hạ công phu học tập rất sâu, chúng ta không thể nào nuốt chửng cả thảy, học xong rồi, đọc xong rồi, hỏi chúng ta đã giảng cái gì? Không biết. Cho nên việc học này phải chuyên, phải định, phải thâm nhập mới được. Đã mời những pháp sư này:

“Tại Đông tháp thiền đường hồi hướng, và phát nguyện cầu con”.

3000 điều thiện ông làm xong rồi.

“Lại hứa làm 3000 điều thiện”.

3000 điều thiện đầu tiên là ông cầu báo đáp đức thiên địa tổ tiên, điều này rất đáng quý, không quên gốc. Tiếp theo ông muốn nối dõi tông đường, hy vọng có hậu thế tốt để hiển vinh tổ tông, ông lại phát 1 điều nguyện, cầu con. Mọi người coi, con người hễ khởi 1 niệm, liền có cảm ứng, ông còn chưa làm xong 3000 việc thì đã sanh con trai. Đúng chưa?

“Tân Tỵ sanh con Thiên Khởi”.

Đã sanh ra con, ông hứa 3000 việc còn chưa làm xong, cách 1 năm con ông đã ra đời. Tiếp đó ông nói rằng.

“Ta làm 1 việc”.

Ông làm 1 việc thiện.

“Tùy đó ghi lại”.

Ông tự mình dùng bút ghi nó lại.

“Mẹ con không biết viết”.

Mẹ của con không biết chữ, bà không biết viết những việc thiện bà đã làm.

“Khi làm việc gì, bèn dùng bút lông ngỗng, khuyên 1 vòng son vào tờ lịch hôm đó”.

Vợ của tiên sinh Liễu Phàm, bà dùng bút lông ngỗng chấm vào mực đỏ, sau đó làm 1 việc thiện gì thì vẽ lên tờ lịch hôm đó 1 vòng đỏ, làm 2 việc thì vẽ 2 vòng.

“Hoặc thí thực người nghèo”.

Họ đã làm những việc thiện gì? Nhìn thấy người không có cơm ăn thì giúp họ.

“Hoặc mua vật phóng sinh”.

Tất cả sanh mạng đều rất quý trọng mạng sống của mình, cho nên quý vị đem 1 sanh mạng sắp bị giết, mua nó về cứu nó 1 mạng, nó sẽ hết sức cảm kích. Thật ra người đã từng đi phóng sinh thì sẽ hiểu, chúng tôi đã từng đi thả cá, con cá đó đều có linh tánh, quý vị sau khi thả nó thì nó ở đó bơi qua bơi lại, nhảy lên, có lúc đầu còn ngẩng lên cứ nhìn quý vị, không bơi đi ngay. Thả rùa là rõ ràng nhất, có lúc thả xong nó còn chảy nước mắt, sau đó vừa đi vừa quay đầu nhìn, cảm cái ân này, cho nên công đức phóng sanh rất lớn.

“Mỗi ngày có hơn 10 vòng khuyên”.

Vợ chồng họ dụng tâm làm như vậy, nhất là người vợ có số giúp chồng, xông pha giúp nhà mình hành thiện, có in được mười mấy vòng khuyên.

“Đến tháng 8 năm Quý Mùi, con số 3000 đã đủ”.

Tháng 8 năm Quý Mùi ông 50 tuổi, nghĩa là 46 tuổi phát nguyện, 3000 việc thiện cầu con, trải qua 4 năm đã làm xong. 3000 việc phía trước là 10 năm, 3000 việc thứ hai là 4 năm, 3000 việc thứ ba? Có thể chỉ cần 1 năm, phải không? Tại sao? Thiện tâm thiện niệm của con người càng ngày càng tự nhiên, tới sau cùng quý vị niệm niệm đều đang tích thiện.

“Lại thỉnh các vị Tính Không, hồi hướng tại gia đình”.

Ông đã mời những vị tăng nhân xuất gia như pháp sư Tính Không, tới nhà ông giúp ông hồi hướng.

“Ngày 13 tháng 9, lại khởi cầu đậu tiến sĩ”.

Ông lại khởi 1 niệm, hy vọng có thể thi đậu tiến sĩ, làm quan 1 vùng tạo phước 1 phương.

“Hứa làm 10 ngàn điều thiện”.

Kết quả 10 ngàn điều thiện còn chưa làm xong.

“Bính Tuất trúng cử”.

2 năm sau ông đã thi đậu tiến sĩ.

“Làm tri huyện Bảo Đề”.

Bổ nhiệm chức quan cho ông là tri huyện Bảo Đề, hơn nữa Bảo Đề là 1 huyện rất lớn, cho nên chức quan của ông cũng không nhỏ.

“Ta làm 1 sổ nhiều ô trống”.

Bản thân ông chuẩn bị 1 quyển sổ ô trống, ghi lại tình hình đoạn ác tu thiện của mình.

“Gọi là trị tâm thiên”.

Ông đặt tên cho quyển sổ này là “trị tâm thiên”, thời thời đối trị ác niệm, tà niệm của mình. Cái này là biết tu thân, từ đâu? Hạ công phu từ căn bản khởi tâm động niệm.

“Buổi sáng thăng đường, gia nhân đem cho môn dịch, để trên án”.

Mỗi ngày ông thức dậy, người nhà ông sẽ đem quyển “Trị tâm thiên” này giao cho môn dịch trong nha môn của ông, sau đó để trên bàn làm việc của ông. Hơn nữa 1 ngày như vậy:

“Việc thiện ác đã làm, đều ghi tỉ mỉ”.

Những việc thiện việc ác đã làm, nhỏ tới đâu ông cũng đều ghi lại rất rõ ràng.

“Tối thì đặt bàn giữa sân”.

Buổi tối ông đặt hương án ở trong sân đình.

“Noi gương Triệu Duyệt Đạo dâng hương cáo đế”.

Ông noi gương, thời đại của họ là thời Minh, Triệu Duyệt Đạo là người thời Tống. Triệu Duyệt Đạo lúc đó người ta xưng là Thiết Diện ngự sử, hết sức công chánh không a dua. Hơn nữa Triệu Duyệt Đạo rất nhân từ, lúc đó rất nhiều nhân khách làm quan chết ở tha hương, người nhà của họ đều không thể quay về, ông liền làm cả trăm cái thuyền, giúp người nhà của những quan viên không về quê được này tất cả đều tới tìm ông, sau đó ông đều cho họ tiền, cho họ thuyền, giúp họ trở về quê. Người nhân từ như vậy, làm quan rất nghiêm khắc, tại sao? Ông không nghiêm khắc lão bá tánh chịu khổ.

Hơn nữa cả đời ông, mỗi ngày đều cáo trình trời đất, cho nên ông không làm việc ác. Làm việc ác buổi tối không dám nói với trời cao, cho nên công phu tu dưỡng đó của ông, cứ mỗi ngày đốc thúc mình như vậy. Ông mệnh chung rất tự tại, ngồi đó không bệnh mà đi, thông thường đều là nằm mà đi, ông thì ngồi mà đi, công phu rất tốt, thấy biết rõ ràng đi tới những nơi tốt. Cho nên phước khí lớn nhất cuộc đời này “khảo chung mệnh”, lúc lâm chung thấy biết rõ ràng không hề hồ đồ, đây là phước khí lớn nhất. Có thể ông đã tới nước Phật rồi, không ở trong vòng luân hồi sanh tử này nữa, đây là cái phước lớn nhất.

Vậy xin hỏi mọi người, bây giờ 100 người rời khỏi thế gian này, có mấy người tỉnh táo? Có 5 người không? Rất khó nói, cho nên quý vị nói người bây giờ có phước, tôi không nghĩ là vậy. Thật sự có phước thì thân tâm vui vẻ, sau đó thân tâm không có gánh nặng, khi sắp chết thì nói “Bye bye, tôi đi đây!”, rồi đi mất, tự tại biết mấy. Công phu này từ bây giờ đã phải luyện, quý vị đừng “Tôi sắp đi rồi, nhưng tôi rất thích ăn chuối”, người bây giờ phải đem rất nhiều thứ tham chấp buông bỏ xuống, không được nhiễm chấp. “Xưa nay chẳng 1 vật, chỗ nào vướng bụi nhơ”, đây là rất đáng thương, sẽ đọa lạc. Cho nên người bây giờ càng sống càng thoái lui, em bé một hai tuổi 1 ngày cười 180 lần, người lớn 1 ngày cười 7 lần. Tại sao càng sống càng cười không nổi? Mỗi ngày rất cố gắng làm việc lăn lộn tới sau cùng thì cười không nổi, do phương hướng cuộc đời họ sai rồi, biến thành truy cầu dục vọng. Dục là hố sâu, sau cùng họ sẽ khổ, cầu không được, khổ lắm. Người không cầu thì sẽ không khổ, người hễ tham chấp thì không bao giờ nguôi.

Có 1 người rất keo kiệt, kết quả chết rồi tới chỗ vua Diêm La, vua Diêm La nói: Con người ngươi rất keo kiệt, người bên cạnh đói sắp chết, ngươi cũng không giúp đỡ họ, thật là đồ giữ của, thật ngu si, phán ngươi đi làm chó. Kết quả người đó liền nói ngay: Tôi muốn làm chó cái. Vua Diêm La nói: Kì lạ, để ngươi làm chó ngươi còn vui sướng như vậy, còn muốn làm chó cái, tại sao ngươi muốn làm chó cái? Ông ta nói: Sanh tiền tôi có nghe người ta nói 2 câu “Lâm tài”, nhìn thấy tài vật, “mẫu cẩu đắc”; “lâm nạn”, khi đối mặt với tai nạn, “mẫu cẩu miễn”. Quý vị coi, ông ta đã xuống chỗ vua Diêm La rồi cái tham đó vẫn chưa bỏ đi, hơn nữa ông không biết chữ lại không hỏi người. Đối mặt với tiền tài “vô cẩu đắc”, phú quý không thể dâm, bần tiện không thể dời, không thể tham lam phạm pháp, không thể tiếp thu cám dỗ. Kết quả ông đọc thành “mẫu cẩu đắc”, có tiền tài thì chó cái được trước, tôi tất nhiên muốn làm chó cái. Cho nên quý vị coi tập khí này đem theo cả 1 đời, phải mau mau buông bỏ những tập khí xấu này. “Lâm nan”, người thật sự có khí tiết đối mặt với tai nạn, họ “sát thân thành nhân, xả thân vì nghĩa”, là “lâm nạn vô cẩu miễn”.

Cho nên các bạn, chúng ta đối mặt với nguy cơ tồn vong của văn hóa Trung Hoa, mỗi 1 người “lâm nan vô cẩu đắc”, hơn nữa chúng ta bây giờ phục hưng văn hóa cũng sẽ không bị mất mạng, có phải không? Người trước đây mất mạng cũng không sợ, chúng ta bây giờ thua xa lắm, tìm lại cho được hào khí này. Cho nên Triệu Duyệt Đạo ra đi hết sức tự tại, người hậu thế lấy ông làm gương. Tiên sinh Liễu Phàm học hỏi ông, như vậy mỗi ngày đều làm thì lực nhiếp thọ sẽ ngày càng mạnh, quý vị mỗi ngày cáo trình trời đất, sự thành tâm đó ngày càng thành, quý vị khởi 1 ý niệm liền giao cảm với trời cao. Kết quả vợ ông thấy những việc thiện mình làm không đủ nhiều.

“Mẹ con thấy làm không được nhiều”.

Tại sao không nhiều? Không phải bà thoái lui, do ông đã lên làm huyện thái gia của 1 huyện lớn, vợ ông là phu nhân cao quý, cũng không thể thường ra ngoài xuất đầu lộ diện, cho nên vợ ông ở đó sốt ruột, ông đã hứa 10 ngàn điều bây giờ thiếp lại làm ít như vậy.

“Chau mày lo lắng”.

Chau mày lại mà nói.

“Trước đây thiếp ở nhà, giúp đỡ làm thiện, nên con số 3000 mới đủ. Nay hứa 10 ngàn, trong nha không giúp được gì”.

Trước đây chúng ta còn chưa làm huyện thái gia, thiếp đã hỗ trợ ông hành thiện, cho nên 3000 việc thiện đều có thể viên mãn. Nhưng lần này ông hứa càng nhiều hơn, hơn 3 lần là 10 ngàn, nhưng ở trong nha môn lại không làm được những việc thiện đó.

“Biết khi nào mới viên mãn”.

Vậy khi nào mới có thể viên mãn? Người xưa rất hồn hậu, họ phát nguyện với trời cao, họ cứ muốn làm sao cho nhanh hoàn thành, nhanh chóng làm xong không thể dây dưa.

“Đêm đó nằm mơ thấy 1 thần nhân”.

Tiên sinh Liễu Phàm và vợ ông còn đang u sầu, thì tối về ông nằm mơ, kết quả ông mơ thấy thần nhân, ông liền kể về chuyện này:

“Tôi nói việc thiện khó mà làm xong”,

10 ngàn việc thiện này chúng tôi hình như rất khó hoàn thành. Trong mơ:

“Thần nói: Chỉ giảm tiền thuế, 10 ngàn việc sẽ hoàn tất”.

Chỉ cần giảm tô thuế cho huyện Bảo Đề, 10 ngàn việc của ngươi sẽ được viên mãn, kết quả sau khi ông tỉnh dậy liền nhớ tới việc này.

“Thuế ruộng Bảo Đề”

Thuế ruộng của Bảo Đề vốn dĩ là:

“Mỗi mẩu 2 phân 3 ly 7 hào thì quá cao”.

Ta điều chỉnh lại nó 1 chút.

“Giảm thành 1 phân 4 ly 6 hào”

Giảm bớt không ít.

“Ủy có việc này”

Từ “ủy” này nghĩa là thực sự chỉ có việc này.

“Trong tâm kinh ngạc”.

Trong lòng ông rất ngạc nhiên, sao thần lại biết việc này của ông? Còn có chút bán tín bán nghi.

“Thiền sư Thích Huyền Dư từ Ngũ Đài tới”.

Thiền sư Huyền Dư vừa hay từ Ngũ Đài Sơn tới vùng của họ.

“Ta đem mộng kể cho ngài”.

Ta thỉnh giáo pháp sư, mộng thấy tình hình này.

“Và hỏi việc này tin được không?

Sự việc này thật sự là có thật sao?

“Thầy nói: Thiện tâm chân thiết”.

Tâm thiện của ông hết sức thuần nhất, chí thành.

“Thì 1 việc đáng bằng 10 ngàn”.

Ông rất chí thành, thì không thể dùng số lượng để đong đếm nữa, 1 việc có thể bằng 1 vạn việc.

“Huống hồ giảm tô 1 huyện, vạn dân được hưởng phước”.

Huống hồ ông vừa giảm tô, lão bá tánh trong cả huyện ông đều thọ ích, đó chẳng phải 10 ngàn điều sao? Từ lý mà nói, chân tâm là vô lượng; từ sự mà nói, những bá tánh được lợi ích quả thật vượt quá cả vạn người. Cho nên sau khi ông nghe xong hết sức hoan hỉ, hơn nữa quý vị coi ông trời rất từ bi, khi ông có nghi hoặc thì cho ông lòng tin. Mọi người đang học tập văn hóa truyền thống, có khi nào mơ thấy Khổng Lão Phu Tử tới xoa đầu quý vị không? Tiếp tục cố gắng, đây đều là cảm ứng tốt.

“Ta liền quyên góp lương bổng”.

Ông đem lương bổng của mình ra quyên góp.

“Xin thầy về Ngũ Đài Sơn trai tăng 1 vạn vị và giúp hồi hướng”.

Nhờ pháp sư đem về Ngũ Đài Sơn, Ngũ Đài Sơn là 1 trong tứ đại danh sơn Trung Quốc. Ngũ Đài Sơn là của Bồ tát Văn Thù, ở Sơn Tây; Nga My Sơn ở Tứ Xuyên là của Bồ tát Phổ Hiền; Phổ Đà Sơn ở phía Đông của Bồ tát Quan Âm; Cửu Hoa Sơn ở An Huy của Bồ tát Địa Tạng. Ở đây nói tới Ngũ Đài Sơn của Văn Thù, cúng dường pháp sư xuất gia 10 ngàn vị, sau đó làm hồi hướng. Do những pháp sư này đều là thay Phật giáo hóa chúng sanh, đây cũng là phước điền đáng để chúng ta cúng dường.

Vậy tất nhiên thời đại này thật ra phải hành thiện, ví dụ chương trình truyền hình hay hễ chiếu ra có thể hơn trăm vạn người thọ ích. Nếu như ở đại lục, trong nước chúng ta, quý vị ở đài trung ương thì có thể phát sóng khắp mấy ngàn thậm chí cả mấy trăm triệu lại là những sự giáo dục đạo đức luân lý tốt đẹp này, công đức đó là vô lượng. Cho nên người trong showbiz hát 1 bài hát tốt, thì công đức đó cũng rất lớn, họ hát 1 bài hát không tốt, tội nghiệp cũng rất lớn. Tiếp đó chúng ta coi, ông lại nhắc tới 1 việc khác.

“Khổng Công tính ta 53 tuổi gặp tai ách”.

Khổng tiên sinh tính ông 53 tuổi giờ Sửu ngày 14 tháng 8, nửa đêm, thì qua đời tại nhà, nhưng ông chưa cầu xin cho thọ mạng của minh.

“Ta chưa từng cầu thọ, năm đó lại vô sự”.

Lúc 53 tuổi lại không sanh bệnh, không gặp tai họa.

“Năm nay 69 tuổi”.

Lúc ông viết “Liễu Phàm tứ huấn”, ông đã kéo thọ 16 năm, sau cùng ông thọ thêm 21 năm, sống tới 74 tuổi.

“Sách nói “Thiên nan kham, mệnh mĩ thường”.

Thiên đạo này rất khó xác định, chữ “kham” này tức là chân thật đáng cậy. Nghĩa là thật ra số mệnh con người sẽ thay đổi, không phải cố định. “Mệnh mĩ thường”, số mệnh con người không phải thường hằng không thay đổi.

“Lại nói: Duy mệnh bất ư thường”.

Cái này đều là lời của “Thi Kinh”, nghĩa là “Thi Kinh” nói với chúng ta vận mệnh có thể chuyển biến được.

“Không phải cuồng ngữ”.

Cái này đều là giáo huấn chân thật không phải gạt người. Như tôi học tập văn hóa truyền thống và học tập với sư trưởng chúng ta, thọ mạng của ngài là 45 tuổi, năm nay ngài 86 tuổi, hơn nữa sức khỏe rất là tốt. Chúng tôi đi bộ chung với ngài còn phải đuổi theo ngài, quý vị coi mặt mũi phát sáng, đây đều là tấm gương thay đổi vận mệnh hết sức thành công. Chúng ta có chí khí thì học hỏi tiên sinh Liễu Phàm, học hỏi sư trưởng, dũng mãnh tinh tấn đoạn ác tu thiện.

“Ta nhân đó hiểu rằng”.

Từ trải nghiệm trong cuộc đời của mình ông đã hiểu:

“Phàm sự họa phước do tự mình cầu lấy, là lời của thánh hiền”

Phàm nói tới họa phước thật ra là dựa vào bản thân mình mà cầu, cái này tương ứng với giáo huấn của thánh hiền.

“Nếu nói họa phước do trời đã định”.

Họa phước của 1 người ông trời đã chú định rồi, không thay đổi được.

“Là bàn luận của thế nhân”.

Đó là lời nói của những người chưa hoàn toàn thông đạt vận mệnh.

“Mệnh của con chưa biết thế nào”.

Vận mệnh cuộc đời của con, còn chưa biết thế nào? Đoạn kế tiếp là tình thương của tiên sinh Liễu Phàm đối với con của mình, là thái độ nhân sinh hết sức đáng quý, hơn nữa nó tương ứng với khiêm tốn.

“Khi mệnh đang vinh hiển, thường nghĩ lúc hàn vi”.

1 người vốn dĩ trong số của họ sẽ hưởng vinh hoa phú quý, nhưng phải thường nghĩ về lúc sa cơ. Nếu không sẽ rất huênh hoang, rất tổn phước. Xài tiền xài phước báo 1 cách vô độ, thì sẽ không tốt.

“Khi đang thuận lợi, thường nghĩ cảnh khó khăn”.

Cho dù bây giờ mọi việc đều rất thuận lợi, cũng phải thấy hình như đang đối mặt với nghịch cảnh vậy, tại sao? Người cái gì cũng thuận, sẽ đắc ý vênh váo. Cho nên thật ra người trong thuận cảnh rất dễ bị tập khí hiện tiền, cha của anh hộ niệm trí huệ, đức hạnh của con mình, không đơn giản.

“Khi trước mắt đủ ăn”.

Trước mắt ăn no mặc ấm không lo nghĩ ăn mặc.

“Thường nhớ cảnh bần hàn”.

Nghĩ tới trước đây khi còn nghèo nàn, không thể chà đạp thức ăn, bây giờ tại sao được ăn no mặc ấm? Phải cảm ơn bao nhiêu quý nhân, cảm ơn phước ấm của tổ tiên, như vậy họ sẽ không đọa lạc trong thuận cảnh. Người khi đang hưởng phước sẽ thường cảm thấy nên như vậy, tất nhiên như vậy. Nhưng có những nhắc nhở này sẽ trở nên cảm ơn, sẽ biết quý trọng.

“Khi được người kính yêu”.

Người ta đối với họ hết sức thương yêu cung kính.

“Thường thấy e dè”.

E dè sợ sệt, sao mình nhận sự kính yêu của người khác được? Mình phải xứng đáng với sự kính yêu của người khác, mình không thể khiến họ thất vọng. Lúc này quý vị sẽ lo sợ dè dặt, sẽ không coi sự kính yêu của người khác đều là điều tất nhiên nên có. Cho nên người bây giờ không có tâm này, sẽ chà đạp sự kính yêu của người khác đối với họ.

“Khi gia thế vọng trọng, thường nghĩ lúc ty tiện”.

Cho dù gia thế của mình rất tốt, cũng có thể khiêm tốn nhún nhường mà không kiêu ngạo.

“Khi học vấn cao rộng”.

Học vấn của mình hết sức tốt, nhưng:

“Thường nghĩ mình nông cạn”.

Cảm thấy có người giỏi hơn, có trời cao hơn, họ mới không coi mình quá cao. Người hễ cảm thấy bản thân mình học vấn rất tốt, họ sẽ không lên được. Tiếp đó đoạn này nói rất sâu sắc, thật ra đây chính là nhân sinh quan, giá trị nhân sinh đúng đắn.

“Xa thì nêu đức của tổ tiên, gần thì bồi lỗi của cha mẹ. Trên thì báo ân quốc gia, dưới thì tạo phước gia đình. Ngoài thì cứu người nguy cấp, trong nghĩ tà kiến của mình”.

Viết rất sâu sắc. Quý vị coi người thế gian thường hay nói cuộc đời rốt cuộc có ý nghĩa gì? Câu nói này đã nói tận cùng sâu thẳm, chúng ta đọc rồi không quên bổn phận, “xa thì nêu đức của tổ tiên”.

Các bạn, quý vị nếu là hậu thế của Thuấn vương, quý vị phải biểu diễn sự chí hiếu, đức của tổ thượng Đại Thuấn quý vị sẽ truyền lại từ bản thân quý vị. Quý vị là hậu thế của Chu Văn Vương, quý vị phải thương dân thương vật, quý vị mới xứng đáng với tấm gương của Chu Văn Vương để lại cho chúng ta. Quý vị là hậu thế của Lâm Tắc Từ, quý vị sẽ không thể hút thuốc, tổ tiên của quý vị là anh hùng dân tộc, quý vị không thể làm mất mặt họ. “Xa thì nêu đức của tổ tiên”.

“Gần thì bồi lỗi của cha mẹ”, cha mẹ, ví dụ cha mẹ làm giáo viên, họ cảm thấy họ chưa tận lực còn nuối tiếc, quý vị làm con cũng làm giáo viên, quý vị phải tận tâm tận lực giúp cha mẹ mình an lòng. Con mình đã bù đắp giúp mình, lương tâm của họ sẽ an. Kể cả bản thân cha mẹ và chú, bác, cô dì, có gì đối lập, có gì oán hận, quý vị phải có trí huệ thiện xảo hóa giải chúng, nếu không người thế hệ trước quý vị đời này đều sống rất khổ, lương tâm họ đều đang dằn vặt. “Gần thì bồi lỗi của cha mẹ”, phải có trí huệ, phải độ lượng, bao dung hóa giải.

“Trên thì báo ân quốc gia”, ân của quốc gia dân tộc, “dưới thì tạo phước gia đình”, từ bản thân mình có thể dùng phong phạm của mình, xây dựng gia đạo ngàn năm không suy, có chí khí.

“Ngoài thì cứu người nguy cấp”, người đời này gặp phải bất kì ai có khó khăn, đưa tay giúp đỡ, giúp người mà vui, làm thiện vui nhất, đây chính là giá trị của cuộc đời. Khi quý vị rời khỏi thế gian, đức hạnh của quý vị, những việc quý vị làm, lưu lại trong tâm mọi người cảm kích quý vị, nghĩa là đời này quý vị không uổng 1 chuyến tới đây, “ngoài thì cứu người nguy cấp”. “Trong nghĩ tà kiến của mình”, tà niệm, ác niệm của bình đều đối trị hết, chỉ còn tâm thuần tịnh thuần thiện, đời này trí huệ, đức năng của quý vị sẽ được khôi phục, tức “minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện”.

Được, hôm nay vẫn chưa hát, do “Đệ tử quy” nói “phàm xuất ngôn, tín làm đầu”, sau cùng vì tôi vừa nói tới “Xa thì nêu đức của tổ tiên, trên thì báo ân quốc gia”, chúng ta đều là con cháu Viêm Hoàng, cho nên sau cùng hát cho mọi người 1 bài, do bài hát này cần phải hít thở sâu, là “Tụng ca dân tộc Trung Hoa”, “xa thì nêu đức của tổ tiên”, “trên thì báo ân quốc gia”.

Thảo nguyên Thanh Hải, bát ngát bao la, Hy mã lạp sơn, trập trùng nối tiếp tới chân trời. Cổ thánh và tiên hiền, ở đây xây dựng gia viên, trong mưa sa gió táp, đứng vững 5000 năm. Dân tộc Trung Hoa, dân tộc Trung Hoa, đứng vững trước khó khăn, chỉ mong Hoàng Hà Trường Giang chảy bất tận, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Trung Hoa, thiên thu vạn thế cho tới vĩnh hằng.

Cảm ơn!