Quyết đợi măng mọc

Thời xưa, có rất nhiều người con hiếu thảo, dù không được cha mẹ căn dặn, nhưng vẫn cảm nhận được nhu cầu của cha mẹ mà chủ động đi làm. Vào thời Tam Quốc, có người con hiếu thảo tên là Mạnh Tông, mọi người có thể được nghe câu chuyện “Mạnh Tông khóc măng”. Mẹ Mạnh Tông bị ốm, sức khỏe suy nhược, trong thời gian rất dài không ăn được thứ gì, bỗng nhiên bà thích ăn canh nấu măng. Mạnh Tông nghĩ, mẹ thích ăn canh măng, nếu không được ăn nhất định sẽ rất buồn. Nhưng mùa đông thì đâu thể có măng? Cậu liền vào rừng trúc và ôm lấy cây trúc mà khóc lóc thảm thiết, không biết phải làm sao. Người xưa có câu, “có tâm chí thành, đến núi cũng phải lở”, tấm lòng hiếu thảo tuyệt đối này của cậu đã làm cảm động cây trúc, cho nên mặt đất bỗng mọc ra những củ măng tươi non. Cậu vui mừng khôn xiết, liền hái măng mang về nấu canh cho mẹ ăn. Mẹ ăn xong canh măng, bệnh liền khỏi.

Cây trúc là thực vật. Giáo sư Masaru Emoto (Giang Bổn Thắng) của Nhật Bản đã nghiên cứu ra được, ý niệm của con người có thể ảnh hưởng đến mọi khoáng vật, có thể ảnh hưởng đến nước. Khi con người có ý niệm thiện, thì kết tinh của nước cũng rất đẹp.

Cho nên thế giới tự nhiên và lòng người có sự tương hỗ, biểu hiện ra một trạng thái. Rất nhiều người con hiếu thảo khi xưa tại sao lại làm hệ động, thực vật cảm động chứ? Thậm chí còn làm cảm động cả loài hổ hung dữ nhất? Đều là do tấm lòng hiếu thảo tột cùng. Điều tốt đẹp này, các cụ xưa kia của chúng ta đã làm hàng mấy nghìn năm, chúng ta liệu có nên tiếp nối không? Đương nhiên là nên rồi, chỉ cần chúng ta học được sự hiếu thảo chân thành đó, thì nhất định trong cuộc đời chúng ta sẽ có câu chuyện cảm động rơi nước mắt, còn những người con hiếu thảo thực sự có thể làm cho mẹ an lòng, làm cho cha mẹ mạnh khỏe.

 

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)