Ý Nghĩa Quan Trọng Của Nữ Đức (Tập 2A) | Cô giáo Trần Tịnh Du

Trì giới vi bổn

Quán tâm vi yếu

Thiện hữu vi y

CÁI GỐC CỦA THIÊN HẠ THÁI BÌNH

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA NỮ ĐỨC

Chủ giảng: Cô giáo Trần Tịnh Du

Ngày 5 tháng 10 năm 2015

Giảng tại Bát Nhã Đường Thiên Hồ Tịnh Tự Phúc Kiến

TẬP 2A

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu!

Mời mọi người bỏ tay xuống!

Các vị đồng học tôn kính, xin chào mọi người! A Di Đà Phật!

Thời gian trôi qua rất nhanh, chúng ta chớp mắt ngày mai còn một ngày nữa lại phải đường ai nấy đi rồi, cuộc đời chính là như vậy, khi duyên phận hội tụ lại với nhau, mọi người có duyên cùng nhau học tập, tôi tin là, cũng vì kiếp trước chúng ta có pháp duyên như vậy, vừa chớp mắt, có thể chúng ta đời này đều sẽ không gặp lại nữa. Tôi đã đặt vé vào ngày 8, vốn dĩ muốn về trước nhưng không mua được vé trước đó nữa. Ngày 8 tôi đã về Hồng Kong rồi, tôi cũng rất quý trọng, lần này có cơ hội cùng học tập với mọi người, vốn dĩ năm nay, số lần tôi công khai giảng dạy rất là ít, hình như đây là lần đầu tiên, cho nên đặc biệt cảm ơn ni sư Tâm Lượng từ bi gia hộ, cho tôi có được cơ hội để cùng mọi người học tập như vậy. Hôm nay chúng ta cùng tiếp tục học tập “Cái gốc của thiên hạ thái bình”, tiếp tục học tập bài văn này của tổ sư Ấn Quang.

Trước khi học thì có một vấn đề là hôm qua có đồng học hỏi tôi, cô nói khi tôi lên bục giảng dạy về “Thất bút câu” của đại sư Liên Trì, cô ấy chưa nhớ được, tôi nhờ trợ lý của tôi viết lên trên bảng đen này, cái tôi viết là bản giản yếu, mọi người xem một chút, tan học nếu như mọi người thích thì có thể chép lại. Đối với việc tu hành của mình mà nói, là một sự cảnh giác. Còn nữa là tôi muốn hỏi mọi người một chút, mọi người chúng ta ở đây có phải đều là đã học Phật được một thời gian rồi không, là đồng tu như vậy? Có lẽ là không có ai vừa mới học Phật phải không? Vậy thì tiết học này tôi muốn trọng tâm chia sẻ với mọi người một chút, quan hệ giữa nữ đức và việc học Phật, cũng là tương đồng nhất trí với giáo huấn của tổ sư Ấn Quang. Đại sư Ấn Quang trong bài văn đó, tiếp theo đó ngài có nói “Gia đình có thiện giáo, tự nhiên con cái đều hiền thiện. Gia đình không có thiện giáo, con cái nếu có thiên tư cũng thành cuồng vọng; nếu không có thiên tư, xấu xa bại hoại. Cả hai đều là sâu hại của quốc gia xã hội”. Có nghĩa là sao? Tức là ở trong nhà, nếu như có sự giáo dục khá là lương thiện, tự nhiên con cái đều sẽ khá là hiền đức, rất lương thiện. Ngược lại, cho dù những người con này có thiên tư rất cao, chúng ta nói là rất thông minh, tương lai sự nghiệp cũng rất có thành tựu, nhưng mà do vì tập khí, đức hạnh có khiếm khuyết, cho nên tương lai cũng sẽ trở thành sâu hại cho quốc gia và xã hội, sâu hại tức là sâu mọt gặm nhấm. Những ví dụ như vậy cũng rất là nhiều. Chúng ta từ giáo huấn của đại sư Ấn Quang có thể thấy, bất luận cổ kim, đại đức xưa cũng vậy, cao tăng đại đức ngày nay của chúng ta cũng vậy, đều vô cùng coi trọng giáo dục gia đình, coi trọng giáo dục người nữ. Đại sư Ấn Quang nói, cái gốc của thiên hạ thái bình nằm ở người nữ, giáo dục phải bắt tay từ việc dạy người nữ. Trong một gia đình, người nữ có rất nhiều vai trò, họ có thể là người mẹ, có thể là người vợ, cũng có thể là con dâu. Những thân phận khác nhau trong xã hội này ngày nay quả thật là rất không dễ gì làm được, trong thời xưa chúng ta đã biết người nữ là không cần gánh vác trách nhiệm kinh tế, họ chỉ ở nhà giúp chồng dạy con. Nhưng mà trong xã hội ngày nay thì khác, người nữ phải có trách nhiệm xã hội, cũng phải gánh vác trách nhiệm gia đình, cũng phải hiếu dưỡng cha mẹ, lại phải nuôi dạy con cái. Mặc dù con cái không nhiều, nhưng một đứa càng khó nuôi, còn không bằng sanh thêm mấy đứa, cho nên thật sự là không hề đơn giản. Những năm nay khi tôi giảng về nữ đức cũng đã gặp rất nhiều bạn nữ trao đổi với tôi về vấn đề này. Cảm giác của bản thân tôi, trong việc giảng dạy trước đây của tôi, Thượng Hải có một nhà xuất bản, cô ấy đem bài giảng của tôi chỉnh lý thành một bộ sách, sau khi chỉnh lý sách xong rồi, xuất bản rồi tôi vẫn không biết, sau đó bán rất chạy, tôi mới biết, tên là “Phước của người nữ là do tu mà có”, cô đã trích lục một số tinh hoa trong bài giảng của tôi, đây cũng là một thể hội lớn nhất của tôi, chúng ta bất luận là tu hành pháp xuất thế gian hay là pháp thế gian đều không tách rời được phước báo, người có phước báo họ làm việc sẽ rất thuận lợi, đi tới đâu cũng có ít chướng ngại, ở trong nhà cũng là như vậy. Trước khi chúng ta 40 tuổi, những điều chúng ta chiêu cảm thật ra đều là phước báo mà kiếp trước tu hành nhận được, 40 tuổi về sau thì phải xem đời này rồi. Cho nên 40 tuổi về trước chúng ta phải coi thử chúng ta gặp được cha mẹ chồng như thế nào, gặp được người chồng như thế nào, gặp được môi trường làm việc như thế nào, đây đều là những điều do kiếp trước quý vị tu hành chiêu cảm tới. Những người có đại phước báo, đại phú quý này, vào kiếp trước cũng đều là đã đại bố thí. Trong mấy ngày nay khi tôi đang chuẩn bị bài, có lên mạng vô tình đã tìm được một quyển sách, cũng đã dùng bài giảng của tôi mà cải biên, lấy tên gọi là “Nữ đức và phước quý”, “phước” trong “phước báo”, “quý” trong từ “cao quý”. Vậy thì đối với hai chữ này chúng ta đều phải có một sự nhận thức rất rõ ràng, phước báo, phước không phải cứ có tiền được gọi là phước, quý không phải nói họ có địa vị thì họ sẽ quý, tất nhiền tiền và địa vị là một đặc trưng của nó, nhưng không phải toàn bộ. Trước đây tôi giảng bài có nói qua “Tâm hữu dung tắc vi phước, tâm hữu tịnh tắc vi quý”, tôi không biết những đồng học nữ ngồi đây của chúng ta có nghe nói qua chưa.

“Tâm hữu dung”, dung là chữ dung trong “dung lượng”, “hữu dung” tức là dung lượng lớn, tâm có thể dung chứa một chỗ bao lớn thì phước báo của họ chính là ở đó. Quý vị có thể chứa cả thiên hạ, quý vị sẽ có phước báo của cả người trong thiên hạ, quý vị có thể mẫu nghi thiên hạ. Tâm quý vị chỉ dung chứa được chính bản thân mình, thì sẽ chỉ giới hạn trong phước báo lớn bấy nhiêu vậy thôi. Quý cũng là như vậy, trong tâm càng thanh tịnh, càng không có bất kì vật gì ô nhiễm, việc gì cũng đều là như vậy, đến rồi không đặt ở trong tâm, trong tâm không để lại tì vết, người như vậy thì sẽ cao quý, không phải là họ có địa vị cao bao nhiêu, bởi vì sự tu hành của người nữ chúng ta, rất là không đơn giản, bởi vì nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân tâm lý tự nhiên của họ, trên con đường tu hành học Phật này còn khó khăn hơn người nam rất nhiều lần. Câu nói này cũng không phải do tôi nói, chúng ta từ trong kinh điển, trong giáo huấn của Phật pháp có thể cảm nhận được, bản thân chúng ta trong quá trình này cũng có thể cảm nhận được mức thô nặng của phiền não chúng ta còn lớn hơn người nam rất nhiều. Sự dẻo dai và sự dung nhẫn đó của chúng ta không bằng nam giới. Ví dụ trì giới, người nam phải trì giới, một khi họ đã quyết định rồi họ sẽ rất kiên cường, rất biết chịu khổ, chúng ta thì rất dễ dàng thoái lui. Ví dụ như trong sức quyết đoán, người nam sẽ vô cùng quả quyết, một khi quyết định rồi sẽ dũng mãnh tiến lên, còn chúng ta thì sẽ nghĩ tới nghĩ lui, suy đi tính lại, đắn đo do dự, rất nhiều lúc sẽ bỏ lỡ cơ hội này. Người nữ chúng ta ngạo mạn, hay đố kị, hết sức hư vinh, thích những thứ ở trên hình thức bề ngoài, điều này cũng bao gồm bản thân tôi, không phải là tôi nói người khác, những điều này đều là chỗ để chúng ta bắt tay tu sửa. Theo sự tu sửa của chúng ta, phước báo của chúng ta dần dần sẽ được nâng lên. Vậy phước phải tu từ đâu, phải tu từ trong tâm. Phải bồi dưỡng chúng ta có tâm như thế nào? Tức là cái tâm từ bi nhu nhuyễn, chúng ta có thể coi thử xem bàn tay của chúng ta, sờ thân thể chúng ta có mềm hay không, hay là rất cứng, quý vị coi những người được vãng sanh, thân thể họ rất là mềm mại, chúng ta nếu đã tiễn người vãng sanh đều sẽ biết, chân của họ có thể xếp bằng lại rất dễ dàng, rất là mềm mại rất là mềm mại. Quý vị coi em bé mới sanh thì vô cùng mềm mại, nhưng mà theo tuổi tác ngày càng lớn hơn, đến khi về già thì họ càng ngày càng đơ cứng, cứng đến lúc không chịu được nữa thì sẽ ra đi. Nhưng mà người tu hành thì họ ngược lại, họ càng tu sẽ càng mềm mại, sự mềm mại này là có liên quan đến tâm tính của họ. Cho nên chúng ta tu hành, tự mình kiểm nghiệm chính mình thì sẽ biết, cái tâm mềm mỏng này tức là khởi điểm để tu nữ đức của người nữ chúng ta. Khi chúng ta giảng về “Nữ giới”, “Nữ giới” có 7 bài, ở trên bảng đen đó tôi có viết rồi, “Nữ tứ thư”, bài thứ nhất chính là “Nữ giới”, do Ban Chiêu vào thời Đông Hán viết, bài thứ nhất của “Nữ giới” đề mục là “Ti nhược”, “ti” tức là khiêm hạ, “nhược tức là sự mềm mại, tâm nhu nhuyễn của mình, giống như nước vậy. Chúng ta nói thượng thiện nhược thủy, mọi người đừng có sợ nữ đức, sợ học, cảm thấy cô giáo Tịnh Du giảng rất cao, chúng ta hình như còn kém rất xa. Chúng ta học Phật cũng vậy, học làm người cũng vậy, học làm một người nữ tốt cũng vậy, phải có một tâm như thế nào? Tín tâm kiên định đối với chính mình, tín tâm kiên định đối với thiện pháp, tín tâm kiên định đối với Phật pháp, đối với Phật Bồ tát mãi mãi đều sẽ không xả ly chúng ta, một tín tâm kiên định như vậy. Chúng ta niệm Phật thành Phật đều không sợ, không dễ dàng gì đã dám nhận lời rồi, không vấn đề gì, vậy làm người thôi cũng khó khăn vậy sao? Quý vị coi trong tất cả kinh Phật đều có nói, “Phật thuyết A Di Đà kinh” cũng vậy, “Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh” cũng vậy, đều là nói thiện nam tử, thiện nữ nhân, đó là khai thị cho thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu quý vị bất thiện thì những lời đó không phải là nói với chúng ta. Cho nên chúng ta sống 1 ngày thì phải có một cái tâm hướng thiện, khó đến đâu cũng phải làm. Dùng tín tâm như thế nào? Có công mài sắt có ngày nên kim. Dùng tinh thần đó của Ngu công chuyển núi, làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, không so với người khác, không phải nói mình đi tìm một người để so với họ, chỉ so với chính mình, tôi đã đi qua như thế này đây, những người nữ tốt hơn tôi là vô cùng nhiều, có thể họ không có cơ duyên, để đi lên bục giảng dạy, tôi không phải là người học tốt nhất, cũng không phải là người làm giỏi nhất, chỉ là có cái duyên này để chia sẻ với mọi người, có pháp duyên này, nhưng mà mục tiêu của tôi chính là tôi chỉ đối với chính mình, tôi có thể làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, mỗi năm càng phải tiến bộ hơn, mỗi tháng càng phải tiến bộ hơn, mỗi ngày càng phải tiến bộ hơn, là thành công rồi, đây gọi là tinh tấn. Chúng ta không thể nói, còn chưa có làm chúng ta đã đánh trống rút lui rồi, việc này không làm được, thôi kệ, cái tâm này không được, phải có tín tâm. Trong Phật môn chú trọng nhất chính là tín tâm này, Phật pháp như biển lớn, người có tín tâm mới vào được, quý vị không có tín tâm thì giống như bước vào một núi kho báu, quý vị tay không vô đó, không có tay, quý vị chỉ có tín tâm quý vị mới có thể đem bảo bối đó về được. Học Phật cũng vậy, chúng ta học nữ đức cũng là như vậy.

Tâm từ bi nhu hòa như này là khiến chúng ta đối với vạn sự vạn vật, từng nhánh cây ngọn cỏ, tất cả sự việc đều phải có tình thương như vậy, tình thương xuất phát từ đáy lòng, không phải cảm thấy mình phải nên làm như vậy mình mới thương chúng. Ví dụ chúng ta nhìn thấy dưới đất có một con bươm bướm nhỏ sắp bị chết, chúng ta liền lo gào lên với nó “Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”, chúng ta liền niệm Phật, không phải như vậy. Quý vị thật sự là từ trong đáy lòng có một tình thương đối với nó, quý vị phải dụng tâm để cảm nhận cuộc sống, không phải dùng một loại thủ đoạn hay biện pháp để cảm nhận. Mọi người có thể từ từ cảm nhận. Khi quý vị có tâm từ bi nhu hòa như vậy rồi, trong tâm quý vị tự nhiên sẽ toát ra một sức hấp dẫn, một loại từ trường, mọi người sẽ rất muốn đến thân cận quý vị, thổ lộ tâm tình với quý vị, giống như tìm được một nơi nương tựa, cứ từ từ, cứ từ từ, phước báo của quý vị sẽ càng ngày càng lớn, tất cả phước báo đều là tự mình tu mà có. Phước báo tu đến một mức độ nhất định, một cách tự nhiên trí huệ của quý vị cũng được khai hiển. Câu nói đó gọi là “phước chí tâm linh”, phước đạt đến mức độ nhất định, cái tâm đó hình như cũng được khai mở vậy, quý vị sẽ biết làm. Tại sao quý vị coi thời cổ đại chúng ta, rất nhiều lão thái thái ở nhà, họ chưa từng đến học đường, chưa từng đi học, nhưng họ lại có trí huệ như vậy, tức là bởi vì phước báo của họ rất thâm hậu, đức hạnh rất sâu dày. Cho nên trí huệ sẽ tự nhiên khai hiển. Chúng ta bắt tay học tập từ chỗ này, trong quá trình học tập, tôi cũng muốn chia sẻ một chút với mọi người, phải coi việc học Phật là một sự hưởng thụ trong cuộc đời, đừng coi nó là một sự trải nghiệm rất đau khổ. Chúng ta học nữ đức tức là dần dần quý vị làm mãi làm mãi quý vị sẽ biết, quý vị ở trong nhà, từ trường của quý vị càng tốt, quý vị càng có thể làm một người nữ tốt, môi trường quý vị học Phật sẽ càng khoan hòa, càng không dễ gì sản sanh đối lập, nếu không thì cho dù quý vị trì một giới không sát sanh cũng rất khó, quý vị muốn ăn chay cũng rất khó, bởi vì người trong nhà sẽ có người muốn ăn thịt, muốn quý vị đi mua cá. Quý vị muốn trì giới không trộm cắp cũng rất khó, bởi vì có thể người chồng mở công ty, công ty của họ lại có hiện tượng trốn thuế lậu thuế, quý vị không cách nào, phải cùng chồng mình gánh vác cộng nghiệp này, quý vị lại không cách gì khuyên giải anh ấy. Cho nên nữ đức phải dựa vào sự kiên nhẫn của quý vị, mỗi một ngày đều phải làm, bởi vì bản thân tôi thật sự cũng vậy, đã trải qua như vậy, từ việc có đối lập với chồng, rồi mới dần dần buông bỏ chính mình, thật sự là bản thân mình làm không tốt, cái tâm cảm ơn đó sẽ dần dần được sanh khởi, sau đó, sau khi sanh khởi rồi không phải là anh ấy làm không đúng quý vị cũng không nói, mà quý vị sẽ rất thiện xảo phương tiện mà khai giải anh ấy. Nếu như không có cách nào để dùng ngôn ngữ có thể thử dùng tin nhắn, điện thoại wechat, quý vị nói với anh ấy mấy câu, cũng đừng có nói mà khiến người ta sanh phiền não, tất cả đều sẽ chuyển biến, bởi vì tâm của chúng ta sẽ có thể thay đổi cảnh giới ở bên ngoài, then chốt là chúng ta phải sửa đổi tâm của chính mình, tâm quý vị không sửa thì mãi mãi không có cách nào. Giống như lúc nãy tôi đã nói, chúng ta từ bi đối với vạn vật, tôi sẽ lấy 1 ví dụ mà mấy ngày nay tôi có nhìn thấy, chúng ta mặc hải thanh, chúng ta biết, hải thanh là một bộ lễ phục quan trọng nhất của cư sĩ tại gia đệ tử Phật chúng ta, nó rất là trang nghiêm, vậy thì một bộ đồ trang trọng như vậy chúng ta có thể nào đang đi trên hành lang hoặc là vừa đi vừa mặc, hoặc là tùy tiện tìm một chỗ liền bắt đầu cởi? Hoặc là vừa chạy vừa mặc nó lên người. Bởi vì hôm đó tôi đang cúi đầu đi thì phía trước có một người đang vừa đi vừa cởi áo, đưa tay ra liền đánh tôi một cái, tôi giật cả mình, cô ấy đang đi trên hành lang vừa đi vừa cởi. Thứ nhất là không có uy nghi, không trang nghiêm. Thứ hai là không đủ tôn trọng đối với cái áo này, tâm tôn trọng, tâm từ thiện đó của chúng ta là được hiển lộ từ tất cả mọi nơi. Tôi cũng đang học, tôi thật sự là từ một người hoàn toàn không hiểu nghi quỹ Phật môn, một người như vậy bắt đầu học tập. Sáng nay sư phụ Truyền Huệ nói chuyện với tôi, đến liêu phòng, tôi đang chuẩn bị bài, tôi đã nói với cô những trải nghiệm ban đầu của mình, bởi vì tôi học Phật trong 7 năm đầu là không bao giờ chạy đạo tràng, ở trong nhà chúng ta đọc kinh đọc sách, cũng không cần đến nghi quỹ Phật môn phải không, chỉ có một mình tôi, con thì đi mẫu giáo, bảo mẫu dọn dẹp nhà cửa, tôi cứ ở nhà đọc kinh đọc sách.

Nhưng mà bắt đầu từ năm 2012, từ khi hộ trì pháp sư Định Hoằng, phải dẫn dắt đoàn đội nghĩa công, phải cùng pháp sư Định Hoằng ra vào rất nhiều môi trường như vậy, toàn bộ đều là lần đầu tiên được học, đã làm trò cười vô số lần. Việc thú vị nhất chính là pháp hội vạn người của chúng ta, tôi không biết quỳ dài nghĩa là sao, còn để tôi trong tam thời hệ niệm làm công đức chủ, còn đứng ở đầu tiên. Khi pháp sư đó nói đến quỳ dài, tôi đã quỳ sấp xuống đó, quỳ sấp rất là lâu, sau đó tôi nghe thấy có người nói rất là nhỏ là đứng lên, tôi cũng không biết là họ nói tôi, bởi vì đạo tràng đó rất lớn, quý vị nghĩ một đạo tràng một hai vạn người, chúng tôi ở chính giữa, làm công đức chủ đã có đến mấy chục vị, tôi còn đứng ở trước nhất. Sau đó pháp sư đó liền đi đến bên cạnh tôi mà kéo tôi lên, thầy nói “Cô giáo Tịnh Du, quỳ dài tức là quỳ”. Tôi cứ tưởng là năm vóc sát đất, như vậy thì khá là cung kính, bao gồm mặc hải thanh, lần đầu tiên không biết mặc thế nào, cũng không biết tay phải thế này thế này, như thế này, không biết gì hết, đây là nhờ pháp sư Định Hoằng dạy cho tôi. Bao gồm giống như lỗi lầm đã phạm trong pháp hội lần này đều là không hiểu rõ, không hiểu rõ tôi nói rồi, tức là nghiệp chướng của mình còn nặng, bởi vì quý vị phát tâm, khi muốn làm Bồ tát lợi tha thì sẽ không giống với việc tu học của chính quý vị, quý vị cần nghiệp chướng của mình nhanh chóng giảm đi, phước báo của mình nhanh chóng nâng cao, quý vị mới có thể phục vụ cho chúng sanh, nhất cử nhất động nhất ngôn nhất hành của quý vị, mọi người đều nhìn vào, nó có ý nghĩa biểu pháp. Cho nên sau khi biết rồi, liền bắt đầu từng ly từng tí mà học tập. Như chúng ta có thể phát tâm xuất gia ngắn ngày đến với đoàn đội này, mặc dù chỉ có 7 ngày, nhưng cuộc sống đoàn đội 7 ngày bất luận là đối với bản thân chúng ta mà nói, đối với cả đoàn đội mà nói đều rất hiếm có. Thời gian 7 ngày thật ra có thể nâng cao bản thân rất nhanh, quan trọng là xem chính mình có thể mỗi ngày đều đối chiếu chính mình hay không, đem cái tâm này thu về lại, để kiểm điểm.

Chúng ta tiếp tục học làm sao để coi việc học Phật là một sự hưởng thụ trong cuộc đời? Mấy ngày nay nghe giảng tôi biết là chúng ta đều có tu pháp môn Tịnh độ, đều có niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Tôi học Phật từ 30 tuổi, bây giờ tôi 43, từ khi tôi vừa học Phật, tức là tu pháp môn Tịnh độ, y chỉ pháp sư thượng Tịnh hạ Không, vẫn luôn học tập, đối với niệm A Di Đà Phật, tôi nói thật là từ năm 2013 mới bắt đầu niệm, con đường trước đây của tôi tôi luôn là khá thích học kinh giáo, đối với kinh giáo thâm nhập khá là nhiều, thích đọc kinh, lúc mới đầu nhất, tôi vẫn chưa phải đọc “Kinh Vô Lượng Thọ”, mà đọc “Kinh Địa Tạng”, “Kinh Địa Tạng” đã đọc vô cùng nhiều, cũng giống như “Liễu Phàm tứ huấn”, hồi đó tôi đều có dẫn dắt nhân viên công ty chúng tôi cùng nhau học 5 lần, 1 lần hầu như đều cần thời gian khoảng hai ba tháng, cứ đọc từng chữ một từng chữ một, giảng giải từng chữ một từng chữ một, học tập như vậy. “Thái Thượng cảm ứng thiên” bản thân tôi cũng đã giảng 3 lần, nhưng lần nào cũng chưa giảng xong. Sau đó “Truyện ông Du Tịnh Ý gặp thần bếp” cũng đã giảng rất nhiều lần, đã học tập, bởi vì bản thân tôi cảm thấy, tức là trong quá trình học Phật đó, cái gốc nhân quả quý vị cắm cho càng sâu, thành tựu tương lai của quý vị sẽ càng lớn, lý giải về kinh giáo của quý vị càng thâm nhập, tương lai tín tâm niệm Phật của quý vị càng đầy đủ, niệm Phật không phải như chúng ta thế này, mọi người có muốn niệm không? Muốn niệm. Có muốn vãng sanh không? Muốn vãng sanh. Nhưng mà ra khỏi cánh cửa này rồi về đến nhà Phật hiệu đó quý vị nói có thể mãi không gián đoạn, cứ niệm tiếp như vậy không? Tập khí của quý vị hễ xuất hiện liền gián đoạn 1 lần, tập khí có rất nhiều loại, tham sân si mạn nghi, sát đạo dâm vọng đủ thứ, nó đều sẽ xuất hiện. Cho nên sự lý giải về kinh giáo là điều người học Phật chúng ta phải thâm nhập, quý vị dùng phương pháp nghe kinh, hay là dùng phương pháp để thâm nhập đọc kinh thì đều được, nhưng mà bất luận là dùng cách nào, nhất định phải nhất môn thâm nhập trường kì huân tu, cái tâm đó chắc chắn phải định.

Trong quá trình học Phật của tôi, bản thân tôi tức là, bởi vì con người tôi khá là chấp trước, khá là chuyên nhất, ví dụ như tôi thích một nhãn hiệu quần áo đó, thì mãi mãi là nhãn hiệu này, tôi và chồng tôi cũng vậy, tôi và chồng tôi là bạn học cấp 3, quen anh ấy đến bây giờ đã gần 30 năm rồi, mãi cho đến bây giờ vẫn vậy. Tôi tức là thuộc dạng người phụ nữ khá là chuyên nhất như vậy. Tôi cảm thấy học Phật cũng là như vậy, nhất định phải chuyên, thật ra quý vị không cần nghe quá nhiều, sau khi quý vị nghe quá nhiều, quý vị sẽ xuất hiện rất nhiều chỗ mà bản thân mình không hiểu, có những điều mà họ nói không được nhất trí lắm, nhất là khi vừa mới học Phật, trừ phi quý vị học đến trình độ nhất định rồi, tri kiến của quý vị đã quyết định rồi, khiến quý vị ở trong chánh định tụ, rất chính, bất kì ai cũng không làm quý vị dao động được, sự lý giải của quý vị về kinh giáo rất là sâu sắc, quý vị đến lúc này thì có thể ra ngoài tham học, nếu không nhất định phải nắm lấy một môn, học theo một vị sư phụ hoặc một vị thầy, cứ như vậy mà học mãi, bất luận theo vị thầy nào quý vị cũng đều sẽ thành tựu. Đây là một tâm đắc chân thật của bản thân tôi. Sau đó một cách tự nhiên, khi nền tảng này của quý vị đã cắm vững rồi, khi quý vị niệm Phật thì sẽ rất là dễ dàng. Năm 2013 khi tôi bắt đầu quyết định 1 ngày niệm 3 vạn Phật hiệu, trước đó tôi đừng nói chi 1 vạn, 3 ngàn cũng không có nữa, bởi vì đại đa số thời gian đều là nghe kinh lạy Phật đọc kinh, có lúc một ngày đọc 10 bộ, 5 bộ, cứ như vậy, nhưng mà một khi tôi đã niệm Phật rồi, năm 2013 lúc đó tôi đã gặp phải nghịch tăng thượng duyên rất là lớn, một nghịch cảnh, tôi liền quyết định khởi niệm Phật hiệu, bởi vì lúc đó bản thân tôi tin sâu công đức niệm một tiếng Phật hiệu là bất khả tư nghì, trong một câu Phật hiệu có chưa phước đức và trí huệ là vô lượng vô biên, 10 phương 3 đời chư Phật đều là nhờ vào 1 câu Phật hiệu mà thành Phật, 10 phương 3 đời tất cả kinh giáo Đức Phật giảng đều nằm trong câu Phật hiệu này. Cho nên lúc đó niệm như vậy, tôi đã niệm được rất là dễ dàng, tôi là dùng cách Kim cang trì thì nhanh một chút, khoảng là 3 vạn Phật hiệu thì hơn 5 tiếng đồng hồ, lúc đó mỗi ngày đều ở nhà chuyên tu. Do năm 2013 tôi đã từ bỏ chức vụ tổng giám đốc ở công tu ban đầu, nuôi dạy con trẻ, sau khi con tôi đi học căn bản là tôi ở nhà, tức là niệm Phật hơn 5 tiếng, sau khi niệm Phật xong thì tôi đọc 3 bộ “Kinh Vô Lượng Thọ”, sau đó thì tự mình tiếp tục nghe kinh, cứ như vậy, mỗi ngày như vậy, khoảng được 1 năm làm mãi như vậy. Năm 2014 thì không còn phước báo này nữa, năm 2014 cùng pháp sư Định Hoằng ra ngoài hoằng pháp 2 lần, cộng thêm dẫn dắt nghĩa công, có thể duy trì 1 vạn tiếng là tốt lắm rồi, 1 vạn thì rất là dễ, sớm tối rất là dễ đạt được ngay 1 vạn Phật hiệu, 1 vạn là thấp nhất rồi, không thể thấp hơn 1 vạn nữa. Cho nên sau khi chúng ta đã có tín tâm rất sâu sắc như vậy và sự thâm nhập giải môn này rồi, quý vị niệm Phật sẽ rất vui sướng, hơn nữa quý vị làm việc cũng rất vui sướng, bởi vì quý vị làm việc cũng là niệm Phật, nó là 1 chứ không phải 2. Giống như chúng ta làm nghĩa công, làm nghĩa công mỗi một việc mà chúng ta làm, không việc gì không phải trang nghiêm Phật Tịnh độ, không việc gì không phải hồi hướng Phật Tịnh độ, bởi vì Đức Phật mà chúng ta niệm đó, quý vị coi Đức Phật dạy chúng ta niệm Phật, không phải dạy chúng ta niệm Phật hiệu, tất nhiên trì danh là việc vô cùng quan trọng, có thể đối trị vọng niệm và tạp tâm của chúng ta, nhưng mà niệm Phật này là quý vị thời thời nhớ Phật, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật, đây là “Đại Thế Chí Bồ tát viên thông chương”, Đại Thế Chí Bồ tát dạy chúng ta. Thế nào là nhớ Phật niệm Phật? Tức là chúng ta ngồi đây có thể có người đã từng yêu đương, có thể rất nhiều người đều đã kết hôn, tức là quý vị nhớ thương người yêu của mình, mỗi ngày đều đêm ngày tưởng nhớ, nhớ đến nỗi trong mơ quý vị cũng thấy họ, cứ mong luôn luôn gọi điện thoại cho họ, cứ mong mỗi ngày gặp được họ, tức là tâm như vậy biến thành tâm nhớ A Di Đà Phật, là đúng rồi, tức là quý vị rất muốn gặp A Di Đà Phật, ngày cũng nhớ, đêm cũng nhớ, không có bất kì một việc gì có thể thay thế vị trí của A Di Đà Phật trong tâm quý vị. Con cái quý vị không thay thế được, chồng quý vị không thay thế được, tài phú không thay thế được, địa vị không thay thế được, cái gì cũng không thay thế được, đến lúc này, cái đó chính là đang thật sự niệm Phật, Phật hiệu đó sẽ rất là tự nhiên mà khởi phát ra từ trong tâm quý vị, bởi vì quý vị lúc đó là đang tâm tâm tương ứng với nó, đây là thể hội của tôi, bởi vì mỗi lần khi tôi gặp khó khăn nhất ý niệm đầu tiên là tôi sẽ nghĩ may mắn thay tôi đã học pháp môn niệm Phật, tôi biết niệm Phật, tôi biết Phật chưa bao giờ tách rời khởi tôi, tôi biết mãi mãi Phật Bồ tát đều luôn ở bên cạnh tôi hội trì tôi, tôi cũng biết là thế gian này tôi chỉ giống như một người khách qua đường, cũng giống như chúng ta ở khách sạn vậy, thỉnh thoảng đến một chút, trước sau gì cũng đi, vậy tôi còn so đo với họ làm gì? Không có gì để so đo hết, cười một cài, cười xòa xong chuyện, tôi đi niệm Phật của tôi, quý vị mắng tôi cũng được, quý vị phỉ báng tôi cũng được, ô nhục tôi cũng được, đều không quan tâm.

Tôi không phải nói là nghe sau lưng, tôi là trước mặt đã có người đã từng mắng tôi rất khó nghe, nói rất là khó nghe, nhưng tôi thật sự là trong tâm chưa từng bị tổn thương qua, tôi cũng không hận họ, tôi không có cảm giác, bởi vì tôi cảm thấy, thứ nhất nó là giả, phàm tất cả tướng đều là hư vọng. Thứ hai quả thật là quý vị đối với tôi thế nào, với tôi đều không có quan hệ gì hết, bởi vì sẽ có một ngày tôi phải ra đi, thế giới này tôi không đem theo được thứ gì hết, nơi duy nhất tôi sẽ đến chính là thế giới Cực lạc, vậy quý vị đối với tôi thế nào cũng được, quý vị đối với tôi như vậy là tốt nhất, bởi vì có thể nhanh chóng giúp đỡ tôi tiêu nghiệp chướng, tôi còn phải cảm ơn. Cho nên mọi người nếu như luôn luôn quán tưởng như vậy, luôn luôn quán chiếu như vậy, quý vị trong nhà cũng thế, quý vị làm nghĩa công cũng thế, làm việc cũng thế, quý vị sẽ mãi mãi hoan hỉ, quý vị sẽ hông so đo bất kì sự được mất gì, quý vị sẽ không để tâm đến bất kì việc gì. Chúng ta nhìn thấu buông bỏ, không phải là nói đến lúc lâm chung đó mà là mỗi một ngày, mỗi một khắc quý vị đều phải nhìn thấu buông bỏ. Hôm qua tôi có nghe giảng một chút, pháp sư chúng ta có hỏi là đã buông bỏ tài phú chưa? Vẫn chưa có. Tài sắc danh thực thùy, 5 cái gốc địa ngục, chúng ta học Phật đã lâu vậy rồi, 5 cái gốc này còn nắm chặt như vậy, đó tức là không phải học Phật mà là đang học địa ngục, đang bạt mạng mà lao về hướng địa ngục. Bản thân tôi cảm thấy, tài phú là thứ dễ bỏ nhất, quý vị hiểu rằng tài bố thí được tài phú, quý vị càng xả càng nhiều, quý vị xả rồi, quý vị đem tài phú xả đi rồi, không phải là số quý vị không còn nữa, mà sẽ mãi mãi theo quý vị, đây thật sự là thể hội chân thật của tôi. Sau khi tôi đã toàn thân tâm mà làm nghĩa công rồi, tôi cảm thấy phước báo chỉ có lớn hơn hồi còn làm bà tổng, không nhỏ hơn đó. Trước đây khi còn ở nhà, hồi đó chưa làm nghĩa công, cũng là cuộc sống rất là tự tại, rất là nhàn hạ, sau khì làm nghĩa công thì càng giật mình, chúng tôi cùng sư phụ Định Hoằng ra ngoài, có những lúc trong tâm thật sự rất lo sợ, bởi vì đi theo sư phụ, sư phụ là đi hoằng pháp, quy cách đón tiếp đều rất cao, chúng tôi đi theo bên cạnh sư phụ cũng đều là nước dâng thuyền cao, trong tâm luôn thấy rất lo sợ, sẽ đối mặt rất nhiều lời tán thán, sống một cuộc sống thật sự rất thoải mái, chưa bao giờ phải chịu khổ, trong tâm sẽ thấy lo sợ bất an. Cho nên chúng ta đừng có cảm thấy chúng ta buông rồi là không còn nữa, xả đắc xả đắc, quý vị tiểu xả tiểu đắc, đại xả đại đắc, không xả thì không đắc. Cho nên bố thí trong Phật môn, bố thí vì chúng sinh phải không chút do dự, tiền toàn bộ đều xả đi hết, sạch sẽ hoàn toàn, khi đi rồi thì không nhớ nghĩ, quý vị biết tôi có gặp một cụ già sắp vãng sanh, nguyên nhân mà đi không thành, là trong túi có 6000 tệ, không biết nên cho đứa con trai nào, có 3 người con trai, sau đó cứ nắm lấy mãi, hơi thở đó không đứt được. Sau đó pháp sư đã khai thị cho ông cụ, nói cụ muốn cho con cả? Nghĩ một chút rồi lắc đầu, cho con thứ, cũng lắc đầu. Cho con út? Sau đó mới gật dầu, nhưng con út vẫn chưa tới, cụ liền muốn gọi điện hối con út tới, sau khi tới rồi thì đưa tiền cho anh ấy, đưa xong rồi lại không an tâm, mọi người không biết nguyên nhân gì khiến cụ không an tâm, bởi vì lúc đó ông cụ đã không nói được nữa rồi, pháp sư đã khai thị cho cụ, nói có phải cụ đang lo lắng, cho 6000 tệ không đủ không? Gật đầu. Sau đó pháp sư nói không đủ cũng phải ra đi, cụ cũng không còn tiền nữa rồi, để anh con út tự mình kiếm tiền. Việc này vẫn là thuộc về chuyện khá là đơn giản, lần này chúng ta nghe Thanh Công giảng dạy, năm ngoái chúng tôi ở Australia, tôi đã nghe luật sư Quả Thanh kể qua một công án đó. Bà cụ này cả đời đều luôn niệm Phật, niệm đến lúc ra đi, lúc sắp vãng sanh, vẫn đang niệm Phật, đột nhiên đôi mắt nhìn về hướng cái sân ngoài kia, liền không niệm nữa, không niệm nữa, mọi người liền theo ánh mắt bà cụ mà tìm, cũng không tìm thấy gì, nên hỏi cụ là tại sao cụ không niệm nữa? Cụ mới nói với mọi người một câu rằng, chỉ vào bầu trời đó, trời sắp mưa rồi, nói là nho khô vẫn chưa dọn vào. Cụ còn vướng bận đống nho khô đang phơi ở nhà, vẫn chưa dọn vô, Phật hiệu liền bị gián đoạn.

Những việc mà chúng ta bận tâm có những lúc là quý vị bất khả tư nghì. Bây giờ chúng ta cảm thấy đây là một chuyện cười, nhưng đến một ngày khi quý vị ra đi đó, không có một việc gì là chuyện cười hết, tức là một việc nhỏ rất là vi tế liền có thể kéo quý vị quay về lục đạo luân hồi, kéo quý vị quay về lục đạo luân hồi thì quá dễ dàng, còn quý vị vãng sanh thì không dễ dàng như vậy. Hôm qua tôi nghe rất nhiều đồng học đều nói, không sao hết, rất đơn giản. Việc đó nói rất đơn giản, đó là đã buông bỏ hết, tôi rất là tán thán, bất luận là tình chấp, bất luận là sự bận tâm một chút xíu xiu của quý vị đều không hề vướng bận, quý vị ngồi ở đây, trong nhà bị hỏa hoạn quý vị cũng không có phản ứng gì, nói con của quý vị bị xe đụng rồi quý vị cũng không cảm giác gì, đó là đã buông bỏ toàn bộ, chỉ có 1 câu Phật hiệu. Chúng ta chưa đạt đến trình độ đó thì không thể nào khinh suất, phải không ngừng tu tập. Quý vị tu một phần thì đắc một phần, quý vị không tu, quý vị nói mình đắc rồi là việc không thể nào, Phật hiệu không phải tự mình niệm, một bộ phận trong giáo dục gia đình của chúng ta, đại sư Ấn Quang thường khuyên dạy là dẫn dắt con trẻ, dẫn dắt người nhà cùng nhau niệm. Lần này chẳng phải tôi đã quyết định xuất gia ngắn ngày sao, trước khi đến đây con thứ hai của tôi, nhị bảo, tôi có 2 con trai, đã hỏi tôi nhiều lần, cách một lúc lại hỏi tôi một lần “Mẹ ơi xuất gia ngắn ngày là ngắn bao nhiêu? Ngắn bao nhiêu?”, “Bảy ngày”, “Bảy ngày rồi mẹ có chắc chắn mẹ sẽ về nhà không?”, tôi nói “Tất nhiên”, “Vậy sau 7 ngày mẹ về nhà rồi con có nhìn thấy mẹ không?”, tôi nói “Đúng”. Một lúc sau cháu lại hỏi tiếp “Xuất gia ngắn ngày là đi đâu? Có phải đi đến chỗ A Di Đà Phật không?”, tôi nói “Mẹ cũng muốn đi đó nhưng đi không được”. Bởi vì từ nhỏ tôi đã luôn trao đổi Phật pháp với con trai mình, tôi thường xuyên khuyên cháu, có những lúc cháu sẽ rất nhớ thương tôi, cái tốt của các cháu trai là ở chỗ này, tình chấp ở phương diện này của cháu không phải nặng lắm, bản thân tôi cảm thấy, tôi sẽ nói với cháu, tôi nói con niệm Phật cho nhiều, ở trên thế gian này, chúng ta chắc chắn sẽ có một ngày phải chia tay, chỉ có ở thế giới Cực lạc, chúng ta đều đi đến đó mới mãi mãi không chia ly, ngày nào cũng có thể gặp nhau, không những con có thể gặp được mẹ trong một đời này, còn có thể gặp được mẹ và người thân đời đời kiếp kiếp của con, đó là một nơi thù thắng nhất. Tức là thiện căn này, người làm mẹ chúng ta phải thường xuyên trồng cho các con, những lúc vô tình liền trồng cho các con một câu, những lúc vô tình liền trồng cho các con một câu, hai con trai của tôi đối với tôi rất là lưu luyến, bởi vì từ nhỏ tôi đã chăm các cháu, một chặng đường từ trong nước chăm đến Hồng Kong, mấy năm nay đi học ở Hồng Kong, cũng đều do tôi chăm sóc, nhìn thấy các con dần dần lớn lên, hồi còn nhỏ thì có tình cảm rất sâu sắc với tôi, nhưng mà bây giờ 2 năm nay đã tốt hơn nhiều. Quý vị coi lần này tôi nói tôi xuất gia ngắn ngày, con trai lớn của tôi không có cảm giác gì hết, rất phóng khoáng, nói “Mẹ cứ yên tâm đi đi”, còn khuyên tôi “Phải thật sự phát Bồ đề tâm”. Tôi nói “Con hiểu thế nào là Bồ đề tâm không?”, thật ra cháu cũng không hiểu lắm, cháu trai nhỏ, con trai thứ hai nhỏ bảy tám tuổi, không hiểu rõ lắm, nhưng mà cháu sẽ không khóc lóc nũng nịu với tôi, vẫn rất bình thường. Cho nên chúng ta trên con đường học Phật, không những tự mình học, thứ nhất là phải dẫn dắt người nhà, dùng sự từ bi chân thành lương thiện của quý vị, nhất ngôn nhất hành, nhất cử nhất động của quý vị, trước hết phải cảm hóa người nhà, người thân không cảm hóa thì chướng ngại tầng thứ nhất này của quý vị chưa đột phá, quý vị nói mình đi cứu độ chúng sanh, đó là giả, thật sự là giả. Hơn nữa quý vị sẽ gặp phải rất nhiều chướng ngại, quý vị nói mình muốn ra ngoài, mẹ chồng cũng rất tức giận, chồng cũng phản đối, con cái cũng khóc la, vậy là không được. Đợi trong nhà quý vị thật sự hòa dịu rồi, quý vị tu nữ đức tốt rồi, trong nhà sẽ không có chướng ngại.

Tôi không biết quý vị ở đây có coi “Thiện nữ nhân truyện” chưa? Có coi qua chưa? Quý vị đều muốn vãng sanh Tịnh độ mà không coi người ta vãng sanh như thế nào sao? “Thiện nữ nhân truyện” là một truyện kí, trong đó hội tập lại tất cả những người nữ đã vãng sanh đến thế giới Tây phương Cực lạc, một đời họ đã tu trì như thế nào, trong đó đều có ghi lại, căn bản là người thời cổ đại khá là nhiều, tôi đã xem rất nhiều lần, tôi thích vô cùng. Bởi vì có thể tôi hồi nghiên cứu sinh là học pháp luật, đặc điểm của pháp luật là thích nghiên cứu các vụ án, cho nên sau khi tôi học Phật rất thích xem các câu chuyện, sau khi quý vị xem xong rồi, quý vị đối chiếu một chút, đến thế giới Cực lạc tức là như thế này, mình như thế này có phù hợp với họ như thế kia không? Nếu như không phù hợp thì hình như sẽ không xuất hiện trường hợp đặc biệt, tức là mình như vậy cũng có thể đi, tất cả những người nữ vãng sanh về thế giới Cực lạc đều đặc biệt có nữ đức, gia đình nhất định là rất nhu hòa, bất luận là gặp phải nghịch duyên lớn biết mấy, sự nhu thuận đó, sự nhẫn nhường đó, sự khiêm nhường đó, sự từ bi đó của họ chính là một câu Phật hiệu đã thành tựu họ, cho nên mọi người phải hoan hỉ đọc sách, tự mình mới có thể thật sự ở trong tâm có được tấm gương để tiến lên. Chúng ta còn có một bộ phim Malaysia tên là “Nghịch duyên”, có xem qua chưa? Có xem qua chưa? Có người xem rồi, người đã xem rồi thì đều biết, người nữ ở trong phim “Nghịch duyên” này chính là muốn học Phật niệm Phật muốn ăn chay, kết quả gặp phải sự ngăn trở cực lớn của chồng cô ấy. Sau đó chồng cô thậm chí vì muốn chướng ngại cô, không bán rau củ nữa, cất công chuyển nghề giết heo, hơn nữa khi giết heo nhất định phải bắt cô đi đè chân con heo đó, cô đã rất đau khổ, khi cô ăn cơm, chồng cô nhất định phải gắp mấy miếng thịt bỏ vô chén của cô, nhưng mà cô từ đầu đến cuối đều không nói một câu nào, không có trách mắng chồng của mình, cãi lại, đều không có, cũng không hề oán trách, cô chỉ âm thầm chịu đựng, trong tâm âm thầm mà niệm Phật, khi cô đang đè chân con heo cũng niệm Phật, khi cô đang ăn thịt cũng niệm Phật. Kết quả có một ngày khi cô đã nhìn thấy A Di Đà Phật đến tiếp dẫn cô, cô vô cùng hoan hỉ, đi thay một bộ đồ hoa, rồi nói với chồng mình ba ngày nữa cô sẽ ra đi, đến chỗ của A Di Đà Phật, hy vọng chồng cô cũng sẽ cố gắng niệm Phật, cũng sẽ đến đó. Chồng cô vô cùng kinh ngạc, không tin được. Kết quả nhìn thấy cô thật sự là 3 ngày sau đó đã ngồi xếp bằng trong sân mà đi theo A Di Đà Phật. Sau đó chồng của cô và tất cả mọi người trong thôn xóm đó đều bắt đầu ăn chay niệm Phật. Cho nên quý vị nói cô như vậy chẳng phải nữ đức sao? Vậy quý vị nói chúng ta cần nữ đức như thế nào đây? Quý vị thật sự có thể niệm Phật, cố gắng trong tâm chỉ có Phật hiệu, chắc chắn có thể làm ra tấm gương tốt về nữ đức. Vậy thì tại sao nói chúng ta không muốn học nữ đức hoặc là tôi rất có áp lực, tôi không thể nào? Không đâu, nó là nhất thể, không phải là hai. Một thiện nữ nhân chân chính, nếu trong tâm họ có câu Phật hiệu này, có tình thương của Đức Phật này, chắc chắn họ sẽ là một người nữ rất có đức hạnh, ở trong nhà cũng vậy, ở bên ngoài cũng vậy, người ta đều hoan hỉ gặp họ. Tôi có quen một trưởng đoàn của đoàn trợ niệm, anh đã nói với tôi, thường kể về những câu chuyện trợ niệm, anh nói với tôi “Cô Tịnh Du cô có biết không? Tôi đã tiễn đưa nhiều ví dụ vãng sanh như vậy, nhất là người ở khu vực Triều Sán, phàm là những bà cụ có thể vãng sanh, không một ai không phải người làm tốt nữ đức nhất, trong nhà ngoài nhà được người ta xưng là một điển hình tốt, người mẹ tốt, người con dâu tốt, người vợ tốt, thái thái tốt, vô cùng nhu hòa, sống đến hơn 90 hơn 80 tuổi, biết trước thời gian, tự tại vãng sanh. Chúng ta nhất định phải hướng về tiêu chuẩn này mà nỗ lực, phải học lão hòa thượng Hải Hiền, không cần người ta trợ niệm, không biết là ai đến trợ niệm cho quý vị, lỡ may người đến không phải là người quý vị muốn, vậy là phiền phức rồi. Cho nên khi người ta ra đi, việc đó chính là kiểm nghiệm thành tích học Phật của chúng ta một đời này, và một đời này chúng ta học đến trình độ nào rồi là thành bại từ vô lượng kiếp đến nay của chúng ta, có thể ra khỏi lục đạo luân hồi, thành bại chính là ở đây. Quý vị nói chúng ta vô lượng kiếp đến nay đã cúng dường bao nhiêu ức tôn Phật, đã tu bao nhiêu phước báo, một đời này có thể gặp được Phật pháp, ở trong thời đại mạt pháp này gặp được Phật pháp, được thân người, sau đó lại thích nghe kinh, lại biết được pháp môn niệm Phật thù thắng như vậy, kết quả chính mình lại đã từ bỏ, không học nữa, vậy thì rất đáng tiếc. Cho nên niệm Phật học Phật là việc rất vui sướng, bởi vì quý vị cảm thấy mình đặc biệt may mắn, ở trong muôn vạn chúng sanh, quý vị có thể biết một pháp môn thù thắng như vậy, quý vị sẽ cho dù khi quý vị đang đi dạo phố, quý vị cũng thấy rất vui vẻ. Có những lúc tôi ra ngoài đi dạo phố, chúng ta biết Hồng Kong là nói rất là náo nhiệt, nhưng mà mỗi lần đi trong tâm tôi đều niệm Phật hiệu, tôi liền rất vui vẻ, tại sao? Bởi vì tôi cảm thấy tôi đặc biệt may mắn, tôi không giống như những người khác, tôi biết tôi có thể niệm Phật, tôi biết là những thứ này đều là mây khói phù vân, tôi sẽ không chấp trước chúng, nhưng mà rất nhiều người rất nhiều người đều không biết, cho nên nhất định phải nắm lấy cơ hội này, không thể nào bỏ qua, từng giây từng phút đều không bỏ qua, từ buổi sáng vừa mở mắt ra, một việc đầu tiên là phải nghĩ rằng mình có nhớ tới Phật không? Nếu như vừa mở mắt đã nghĩ đến những việc khác thì sai rồi, mãi cho đến một ngày này đều không để nó trôi qua oan uổng. Chúng ta nói “Không làm các điều ác, siêng làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy”, một ngày này đều khiến tâm của mình, khiến thân của mình, khiến miệng của mình đều hành trong thiện pháp. Quý vị coi trong “Kinh Thập thiện nghiệp đạo” chẳng phải bảo chúng ta thường tư duy thiện pháp, thường quan sát thiện pháp sao? Quý vị phải biết tư duy, quan sát, sau đó là học tập, là làm, từng ly từng tí đều không lãng phí. Mọi người phải cảm ngộ từ trong việc này, thường niệm Phật, chúng ta cũng không cần trang điểm, cũng không cần làm đẹp, như chúng ta mấy ngày nay, khi tôi đến thì đã quên đem đồ trang điểm rồi, cho nên đến đây rất tốt, mỗi ngày dùng nước sạch rửa mặt một chút, cái gì cũng không dùng, và hôm đó ni sư Tâm Lượng đặc biệt từ bi mà nói với tôi, “Tịnh Du, nước ở đây của chúng ta vô cùng tốt, còn tốt hơn đồ trang điểm nữa”. Tôi nói “Vâng, vậy thì dùng nước để rửa mặt”, cũng không cảm thấy rất không dễ chịu. Học Phật tức là người tu hành chúng ta tại sao phải đem rất nhiều thứ đều đơn giản hóa, bởi vì quý vị sẽ không cần thời gian để sắp xếp, quý vị có thể dành ra được lượng lớn thời gian để tu hành, chúng ta bất luận là niệm Phật cũng vậy, lạy Phật cũng vậy, tụng kinh cũng vậy, mặc dù nó là một loại biện pháp, nhưng biện pháp này đã giúp đỡ chúng ta nhiếp thọ cái tâm này dễ dàng nhất, giúp chúng ta tu định, không tin quý vị ngồi ở đó một hơi tụng luôn được 5 bộ kinh, hôm nay tôi đã tụng 2 bộ kinh, tôi liền cảm thấy rất dễ chịu. Quý vị tụng kinh xong rồi mới chuẩn bị bài, so với việc quý vị ngồi lì ở đó chuẩn bị là không giống nhau. Quý vị niệm Phật 1 tiếng đồng hồ rồi mới chuẩn bị bài, cảm giác của quý vị sẽ khác đi, có gia trì, thật sự là có gia trì. Cho nên mọi người phải dốc hết khả năng trong mỗi sinh hoạt hàng ngày, mặc dù lớp xuất gia ngắn ngày của chúng ta đã sắp kết thúc rồi, nhưng sau khi về nhà, phải khiến tập khí tu hành này của bản thân, cảm giác tu hành này, định khóa tu hành này tiếp tục được giữ gìn, khiến tâm của chính mình, mặc dù thân của chúng ta không có xuất gia, nhưng mà khiến tâm của chính mình trước sau đều là xuất gia, không chỉ là xuất ly gia đình nhỏ của mình, còn xuất ly gia đình lục đọa luân hồi này, sẽ không chấp tước tất cả mọi thứ ở đây, thì quý vị sẽ rất điềm nhiên nhìn nhận sự việc trong nhà, quý vị sẽ không có bất kì mâu thuẫn gì.

Quý vị nghĩ, khi chúng ta đang xử lý một công việc đều là kẻ ngoài cuộc thì tỉnh táo, quý vị dùng góc độ của kẻ ngoài cuộc mà nhìn quý vị sẽ không có sự tức giận hoặc là so đo gì hết, sẽ không như vậy. Nếu quý vị dấn thân vào đó, quý vị sẽ rất dễ làm việc theo cảm tính, cho nên Phật dạy chúng ta dùng tứ y pháp, mọi người đều biết là tứ y pháp nào chứ? “Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa, y trí bất y thức”. Người nữ chúng ta phải đặc biệt chú ý điểm thứ tư, y lý trí đừng có y theo tình cảm của mình, đừng có vừa khích động thì lời gì cũng nói ra, hễ khích động thì việc gì cũng làm. Bởi vì có những lúc tôi thường xuyên khuyên chính mình, bây giờ tôi cũng được, gia đình tôi không có bất kì chướng ngại gì trong việc tôi tu hành, chồng của tôi thật sự là đại hộ pháp của tôi, rất hoan hỉ hộ trì tôi, cha mẹ cũng rất hoan hỉ, đều có học Phật niệm Phật. Trong nhà không có chướng ngại, ở bên ngoài vẫn có, trên con đường quý vị hộ pháp sẽ có một số chướng ngại, nhưng quý vị khắc phục được thì sẽ càng ngày càng thuận, tôi sẽ khuyên những đồng học ở xung quanh tôi, họ là hễ nóng lên là tức giận với chồng đến nỗi mặt đỏ tía tai. Vốn dĩ làm nghĩa công ở pháp hội này, công đức tu được cũng rất là tốt, về nhà nói với tôi “Cô ơi, báo hết rồi, hai ngày nay ngày nào cũng cãi nhau, cãi hết phước rồi”. Tôi liền nói “Cô phải nhẫn chịu, đừng có cãi, chồng nói thì cứ nghe thôi, sau khi nghe nhiều rồi, vào tai trái ra tai phải, cô đừng có để trong tâm nữa. Cô quá để ý anh ấy, rồi cứ để trong tâm thì cô chấp trước rồi. Cô để chồng mình trong tâm thì chắc chắn A Di Đà Phật phải mời ra ngoài rồi, đây là điều rất tự nhiên. Quý vị đem A Di Đà Phật đặt trong tâm, chồng mình có thể đặt ở bên ngoài, anh ấy làm gì cô cũng không để ý lắm, tức là sẽ không chấp trước lắm”. Rất nhiều, có rất nhiều ví dụ tìm tôi, còn nữa, ví dụ chồng ở bên ngoài có chuyện ngoại tình, tôi nói vậy chẳng phải tốt sao, quý vị có thể niệm Phật cho tốt rồi, sẽ không cần ngày nào cũng phải hầu hạ chồng.

Trong Phật môn của chúng ta có một người nữ rất tốt vào thời đại của Đức Phật, có thể làm tấm gương cho chúng ta, tôi chia sẻ với mọi người một chút. Đây là người mà pháp sư Định Hoằng thường bảo tôi phải nhắc đến khi giảng bài cho mọi người, tôi cứ quên, lần này tôi cùng học tập với mọi người một chút, mọi người có nghe qua phu nhân Mạt Lợi chưa? Vào thời đại Đức Phật bà là hoàng hậu của vua Ba Tư Nặc Ấn Độ. Bà là một vị đại thiện tri thức thành kính tam bảo, giữ giới hết sức thanh tịnh, nữ cư sĩ tại gia, rất có trí huệ. Sự tích của bà trong “Kinh Tăng Nhất A Hàm”, “Kinh Pháp Cú thí dụ”, “Kinh Hiền Ngu” và trong “Tứ phân luật” của Đức Phật đã nhắc đến rất nhiều, được Đức Phật tán thán, chúng ta xem xem cuộc đời của bà, Khi bà còn nhỏ, bà tên là Hoàng Đầu, sau khi cha chết thì bà trông coi một vườn hoa, là một tì nữ, nô tì của vườn Mạt Lợi. Bà thường tự mình tư duy, bà nói bây giờ thân phận mình đê tiện như vậy, cuộc sống khốn khổ như vậy, mình làm sao mới có thể thoát khỏi cảnh giới làm nô bộc cho người khác thế này? Cho nên có một buổi sáng bà đã đem theo bữa sáng vừa đi vừa suy tư ở trong vườn hoa, còn chưa kịp ăn bà đã nhìn thấy Đức Phật đi vào thành khất thực. Lúc này thì bà liền chuyển niệm, bà nói nếu như mình đem chén cơm này cúng dường cho vị sa môn này, sa môn tức là người xuất gia, bà không biết là Đức Phật. Bà nói thì có thể sau này mình sẽ không cần phải làm nô tì nữa, cho nên bà đã đem chén cơm đó cúng dường cho Đức Phật. Chúng ta không biết là có cái tâm này không, nghĩ là bây giờ nghiệp chướng mình nặng như vậy, học Phật khó thế này, mình có phải làm một việc gì đó, hay là cứ như vậy, cứ ở đó không suy nghĩ. Không ngờ là thật sự vua Ba Tư Nặc vì ra ngoài đi săn bị đi lạc các đại thần, có một lần ông vừa khát vừa mệt, đã không hay không biết mà đến được khu vườn Mạt Lợi này. Hoàng Đầu nhìn thấy người bước vô cử chỉ rất trang nghiêm, rất có uy nghi, bà liền chủ động bước lên, bắt đầu đón tiếp, hầu hạ, cho ông uống nước, để ông nghỉ ngơi. Vua Ba Tư Nặc thấy bà vô cùng thiện xảo cho nên đã dùng ngàn lượng vàng mua bà về trong cung. Sau khi đem về cung thì bà từ từ trưởng thành, đối với lễ tiết trong cung, kĩ thuật sinh sống, đủ các phương diện toàn bộ đều học tập rất tốt. Vua Ba Tư Nặc liền lấy bà làm vợ, đồng thời phong làm đệ nhất phu nhân trong số 500 phu nhân. Do vì bà đến từ vườn Mạt Lợi, nên gọi bà là phu nhân Mạt Lợi. Và điều then chốt nhất là phu nhân Mạt Lệ mặc dù sống trong cung điện mỹ lệ huy hoàng, nhưng bà không hề bị hấp dẫn bởi vinh hoa phú quý trước mắt, bà thường hay tư duy, bà nói là nguyên nhân gì khiến tôi có thể từ thân phận tì nữ mà chớp mắt trở thành đệ nhất phu nhân ở trong hoàng cung? Nghĩ đi nghĩ lại, bà nói có phải là do vì tôi đã cúng dường cho sa môn đó một chén cơm hay không? Bởi vì bây giờ bà đã là hoàng hậu rồi, bà liền bảo thuộc hạ của mình đi tìm coi sa môn đó rốt cuộc là ai. Thuộc hạ đi tìm rồi quay về báo cáo, bà liền vô cùng kinh ngạc, thì ra là Đức Phật, bà lập tức liền dẫn theo thị nữ, đem tâm kính thành mà bắt đầu đi cúng dường Đức Phật, đi gặp Đức Phật. Vừa nhìn thấy tướng tốt của Đức Phật, ánh quang minh đó, bà liền quỳ xuống hướng về Đức Phật mà thỉnh giáo, vấn đề mà bà thỉnh giáo rất là quan trọng, chúng ta cùng nghe một chút. Sau khi phu nhân Mạt Lợi đảnh lễ Đức Phật thì đã nêu ra một vấn đề cho Đức Phật, bà nói “Đều cùng là một người nữ, tại sao lại có người nữ tướng mạo xấu xí, những người nhìn thấy họ đều không hoan hỉ, hơn nữa rất ít người có tài sản, tức là không có tiền, lại không có uy đức. Còn có những người mặc dù tướng mạo xấu xí, không có uy đức, nhưng lại không thiếu của cải, tức là rất có tiền”. Đây là vấn đề thứ hai, vấn đề thứ ba là “Có những người nữ tướng mạo bình thường, thiếu thốn tiền của nhưng lại có đại uy đức?”, đại uy đức tức là rất có quyền thế. Vấn đề thứ tư là “Càng là nhân duyên gì khiến người nữ dung mạo đoan chánh, không lo của cải, mà lại đầy đủ uy đức, ba thứ đều có hết?”. Bà đã hỏi về 4 vấn đề này. Đức Phật nghe xong, mỉm cười mà trả lời phu nhân Mạt Lợi rằng “Nếu có thể không khởi tâm sân hận thì dung mạo đoan chánh”, dung mạo quý vị vô cùng đoan chánh bởi vì quý vị không bao giờ nổi nóng, không có tâm sân hận, bởi vì chúng ta biết tướng do tâm sanh, tâm quý vị như thế nào thì tướng mạo quý vị sẽ hiện ra hình dạng thế đó. Cái thứ hai, bởi vì lý do ưa hành thiện bố thí cho nên một đời này có thể không thiếu thốn tiền tài, vô cùng ưa thích bố thí. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy một đời này rất nhiều trưởng giả đại phú, họ vẫn còn tập khí này, rất thích bố thí. Chúng ta ở trong Phật môn đều là vung tay ngàn vàng, nhưng mà tu phước không tu huệ thì cũng là phiền phức. Thứ ba là không đố kị người khác thì có thể có được đại uy đức, cho nên người nữ điều đáng sợ nhất chính là tâm đố kị, bản thân tôi khi giảng bài cũng đã từng sám hối, bởi vì quý vị có thể quan sát thấy cảm giác vi tế đó của chính mình, nhất là chúng ta bây giờ nếu như làm việc hộ trì, nếu có tâm đố kị thì nhân quả phải gánh chịu là rất nặng. Như chúng ta làm hộ pháp cho sư phụ Định Hoằng, phàm khi nhìn thấy những nghĩa công hộ pháp rất là tốt rất là ưu tú trong Phật môn chúng ta, tuyệt đối không thể đố kị, phải có tấm lòng quảng đại như vậy, hoan hỉ họ đến với đoàn thể của chúng ta, cùng nhau hộ trì Phật pháp, cùng nhau nối tiếp huệ mạng Phật, phải bồi dưỡng tâm của mình. Nếu như khi bắt đầu vẫn chưa có, nhất định phải để tâm của chính mình hiển lộ ra, nếu như tâm của quý vị vừa phát lộ ra, cả đoàn đội của quý vị sẽ khác ngay. Bây giờ chúng ta trong đoàn đội này chính là sau lần pháp hội này, đã đến rất nhiều người đặc biệt ưu tú, bao gồm như MBA học viện Quản lý Quang Hoa đại học Bắc Kinh đều là từ bỏ công việc để hộ trì, tôi cũng đã nói với những nghĩa công cũ trong đoàn thể chúng ta, tôi nói nghĩa công cũ chúng ta có tác dụng của nghĩa công cũ, nhưng mà cũng có sự thiếu sót của chúng ta, nghĩa công mới có ưu điểm của nghĩa công mới, cũng có điểm yếu của họ, hai bên phải bổ sung nhau, không ai đố kị ai hết, mọi người cùng nhau làm việc chung. Cũng có một số nghĩa công cũ nói là “Cô giáo, nghĩa công mới giỏi như vậy, khá như vậy, thôi thì chúng tôi về hưu thôi, không làm nữa”. Thật ra tâm này cũng là tâm đố kị, cũng là một tâm tự ti, tự ti thật ra là một mặt của sự ngạo mạn, nó là ti mạn, trước đây tôi đã giảng qua sự ngạo mạn, ngạo mạn có bao nhiêu loại? Có 12 loại, 12 loại tự mình xem thử là loại nào, phải có một tâm rất bình hòa để hoan hỉ tiếp nhận.

Sau khi phu nhân Mạt Lợi nghe xong thì hết sức cảm động, bà liền phát nguyện trước mặt Đức Phật, bà nói “Tôi Mạt Lợi từ nay về sau dùng tâm không khởi sân hận, thường hành bố thí, mãi không sanh tâm đố kị, đồng thời quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới”. Chúng ta sau khi vừa quy y Tam bảo xong, nữ cư sĩ học Phật chúng ta gọi là Ưu bà di, gọi là Tịnh tín nữ, Tịnh tín sĩ là chỉ người nam, Tịnh tín nữ là chúng ta, chúng ta là Tịnh tín nữ, là người quy y Tam bảo. Rồi bà quay về hoàng cung, bà phát tâm muốn hóa độ vua Ba Tư Nặc. Ở đây có một câu chuyện rất nổi tiếng, tức là bà trì bát quan trai giới, phu nhân Mạt Lợi cứ mỗi lần đến ngày trai giới thì sẽ thanh tịnh trì thủ bát quan trai giới. Lúc đó có người đã hiến bảo vật cho quốc vương. Quốc vương nhìn thấy bảo vật này thì chuẩn bị cho phu nhân ưu tú nhất của ông, nhưng tất cả phu nhân đều đến rồi, 500 vị phu nhân của ông, chỉ có phu nhân Mạt Lợi chưa đến, ông liền hỏi người bên dưới, tại sao không nhìn thấy phu nhân Mạt Lợi? Mọi người liền nói bà ấy đang trì bát quan trai giới. Vua Ba Tư Nặc liền rất tức giận, dám coi thường cả ta, vì muốn trì giới mà không đến tiếp nhận bảo vật này của ta. Cho nên ngài đã cho người đi gọi phu nhân Mạt Lợi tới. Kết quả phu nhân Mạt Lợi bất đắc dĩ nên đành thân mặc thường phục, không có bất kì trang sức gì, đi đến hoàng cung. Nhưng quốc vương vừa nhìn thấy bà lập tức liền hết sức kinh ngạc, tại sao vậy? Là bởi vì do bà trì bát quan trai giới, tướng mạo vô cùng đoan trang, cử chỉ an tường, giống như mặt trăng mặt trời từ phương xa đi tới, quốc vương liền ngẩng ra. Quốc vương khởi tâm kính trọng mà hỏi bà rằng “Tại sao hôm nay nàng lại có được uy đức và ánh sáng như vậy, khác rất nhiều so với bình thường?”. Tiết học sau tiếp tục kể câu chuyện này nhé!

Chúng ta tiếp tục học tiếp nhé! Vua Ba Tư Nặc liền hỏi phu nhân Mạt Lợi “Hôm nay tại sao nàng nhìn có vẻ có uy đức, hơn nữa ánh sáng chiếu ngời như vậy?”. Phu nhân Mạt Lợi liền nói “Thiếp biết bản thân mình phước mỏng mới sanh làm nữ nhân”, đây không phải là lời của phu nhân Mạt Lợi, là lời của chúng ta, chúng ta phước báo lớn thì đã sanh làm người nam rồi, thân nữ thật sự rất đau khổ, “Cấu uế trong thân thể cao dày như núi, cuộc đời ngắn ngủi, rất sợ phải đọa vào ba đường ác, cho nên ngày đêm siêng tu Phật pháp, tinh tấn tu hành”. Sau khi vua Ba Tư Nặc nghe xong thì vô cùng hoan hỉ, liền chuẩn bị đem bảo vật này, ngọc hương anh, ban tặng cho phu nhân Mạt Lợi, nhưng phu nhân Mạt Lợi đã nói “Hôm nay bởi vì thiếp phụng trì trai giới, không nên đeo ngọc hương anh, xin đại vương hãy tặng cho người khác”. Vua Ba Tư Nặc vẫn kiên quyết nói “Nàng là phu nhân xuất sắc nhất, lại phụng trì Phật pháp, đạo đức cao siêu, bảo vật này chỉ xứng đáng với nàng”. Phu nhân Mạt Lợi liền tranh thủ khuyên vua Ba Tư Nặc đem bảo vật hương anh này cúng dường cho Đức Phật, Đức Phật đã vô cùng từ bi mà tiếp nhận cúng dường, sau đó đã nói những lời thế này, rằng “Hoa sen và đàn hương mặc dù có hương thơm, nhưng không bằng hương thơm của việc trì giới, giới đức có thể xông hương đến khắp mọi nơi, nếu đem tất cả trân bảo trong đại quốc thiên hạ mà dùng để bố thí thì vẫn thua xa công đức phu nhân Mạt Lợi một ngày một đêm trì trai giữ giới. Bà ấy tích lũy công đức như vậy, siêng cầu trí huệ, cầu chứng Bồ đề ắt sẽ ở trong tầm tay”. Phu nhân Mạt Lợi tài đức vẹn toàn nhờ nguyên nhân giới đức huân tu mà bà đã đắc pháp nhãn tịnh rất nhanh chóng, chứng đắc quả vị A la hán. Cho nên thật sự, chúng ta nghĩ đó là vào thời kì chánh pháp, chúng ta trong thời kì mạt pháp, chúng ta có thể trì một ngày một đêm bát quan trai giới, công đức là bất khả tư nghì, và trong một ngày trì giới này, quý vị bất luận là tụng kinh niệm Phật, hay là phóng sanh làm việc thiện, công đức sẽ nhiều gấp trăn ngàn vạn lần. Mọi người có hiểu là chúng ta đều là không sát sanh, chúng ta trì giới không sát sanh, và không có trì giới này, chỉ là tu không sát sanh ở trong thập thiện nghiệp, nó có khác biệt gì không? Mọi người nhất định phải biết sự khác biệt này, sau khi biết rồi quý vị sẽ vô cùng hoan hỉ mà thọ giới. Hơn nữa như tôi đã thọ qua rất nhiều lần ngũ giới, nhưng hôm đó thọ giới từ ni sư Tâm Lượng, tôi rất hoan hỉ tiếp tục thọ tăng ích giới, tăng trong “gia tăng”, ích trong “lợi ích”, tiếp tục thọ. Có cơ duyên tốt như vậy tuyệt đối không thể bỏ qua. Bởi vì chúng ta ở Australia, một tháng năm ngoái, tất cả đều theo Thanh Công, luật sự Thanh Công học tập giới luật, lúc đó, Thanh Công đã giảng “Nam Sơn tam đại bộ”, luật sự Thiên Nhân thì lúc đó giảng về Bồ tát giới, luật sư Quả Lương giảng “Sa di thập giới uy nghi lục yếu”, chúng tôi mỗi ngày hầu như đều học tập tiết học 6 tiếng đồng hồ trở lên, học trong cả 1 tháng. Cho nên lúc đó đối với bản thân mình đã huân tu năng lượng rất lớn, cũng triệt để hiểu rõ thọ giới và không thọ giới, sự khác biệt giữa chúng không phải khác nhau trời vực mà sự khác biệt đó là quá lớn quá lớn quá lớn. Chúng ta có ghi nhớ là khi chúng ta đang thọ ngũ giới, ni sư có bảo chúng ta quán tưởng, khi chúng ta đang quán tưởng, quán tưởng trong lúc tam quy y, quy y lần thứ nhất, gõ chuông 1 cái, chúng ta sẽ quỳ xuống dưới đất, mọi người nghĩ đến thiện pháp, toàn bộ từ đại địa bắt đầu tuôn trào, đều tuôn ra, tất cả thiện pháp đều tuôn ra. Sau đó đến khi làm lần thứ hai chúng ta sẽ nghĩ đến thiện pháp này đã dâng lên không trung, bắt đầu vân tập như tràng mây kết thành. Lần thứ ba nghĩ đến thân thể chúng ta to lớn như hư không pháp giới vậy, tất cả các thiện pháp hình thành như hình một cái phễu bắt đầu từ đỉnh đầu chúng ta quán nhập vào thân tâm chúng ta, quán nhập vào báo thân chúng ta. Chúng ta quán tưởng như vậy, trong quá trình đó khi không khởi vọng tưởng, quý vị liền nhận được giới thể, thọ ngũ giới, đắc giới thể của ngũ giới, thọ bát quan trai giới, đắc giới thể của bát quan trai giới. Bồ tát giới là vào lúc tam phiên kiết ma cũng sẽ quán tưởng như vậy, liền đắc giới thể Bồ tát giới. Vậy quý vị có được giới thể này, nếu như quý vị mỗi một ngày đều luôn rất tinh tấn, rất cẩn thận, rất thanh tịnh mà trì cho tốt cái giới này của quý vị, ví dụ như một ngày nay quý vị đã trì giới không sát sanh, một chút ý niệm sát sanh cũng không hề khởi, thậm chí là nếu như ruồi muỗi kiến sâu quý vị đều không có sát hại, đối tượng mà quý vị hướng tới là đối với cả hư không pháp giới, quý vị đều không sát sanh, có hiểu không? Nếu như ngày nay chúng ta chỉ nói là hôm nay mình không trì giới, nhưng mà hôm nay mình cũng không có sát sanh, chúng ta chỉ là trong cảnh giới hiện lượng của chúng ta, mình nhìn thấy con bò này mình không giết nó, mình nhìn thấy con gà này mình cũng không giết nó, quý vị chỉ không khởi lên đối với một mình nó, thì phước báo quý vị nhận được chỉ là quý vị đối với một con bò này, một con cá, một con gà này mà thôi, không phải tận hư không biến pháp giới. Cho nên sau khi quý vị nhận được giới thể, quý vị thọ giới nhận được phước báo là không thể nào hạn lượng.

Tại sao lại có 25 vị thần hộ giới đến hộ trì quý vị? Công đức đó là vô lượng vô biên, huống hồ chi là trì bát quan trai giới, cho nên tôi thật sự là vô cùng giải đãi, thật ra là đạo lý tôi nói thì hiểu rất rõ, nhưng không làm được.