Đại Vũ trị thủy

Chúng ta đừng xem nhẹ tấm lòng chân thành này của chúng ta, có câu “Lòng chí thành mà có, đến đá cũng cảm động”. Vì sao các bậc thánh hiện lại được lưu danh sử sách, làm tấm gương cho con cháu đời sau vậy? Đó là xuất phát từ đạo nghĩa mà họ đối xử với người dân. Vào đời nhà Hạ, vị lãnh đạo đứng đầu là ai nhỉ? Là Đại Vũ. Chúng ta chắc chắn đã nghe câu chuyện Đại Vũ Trị Thủy, cũng có thể nghe qua câu chuyện Đến cửa nhà ba lần mà không vào. Vì sao ba lần đến cửa nhà mà lại không vào vậy? Bởi vì nạn nước rất cấp bạch. Nếu vào nhà, làm mất thời gian, nước lũ tràn đến, có thể không phải là một người chịu nạn, không phải một nhà chịu nạn, mà là hàng nghìn hàng vạn người dân lầm than, cho nên sự cẩn trọng của ông, mọi ý nghĩa đều nghĩ đến người dân. Đại Vũ kết hôn bốn ngày đã phải xa nhà, tám năm trị thủy đằng đẵng chưa từng về qua nhà. Sau này, ông thực sự đã dùng biện pháp khơi thông mà dẹp yên được nạn nước. Biện pháp Đại Vũ trị thủy, hiện nay chúng ta có được áp dụng không vậy? Đương nhiên là được chứ. Không những trị thủy, mà giáo dục con trẻ cũng có thể áp dụng biện pháp khơi thông, thuận theo thời cuộc mà dẫn dắt, tuyệt đối không được áp dụng phương pháp chống tắc giống như cha của Đại Vũ, bế tắc trong thời gian dài đến một lúc nhất định sẽ vỡ bờ. Chúng ta phải tùy cơ ứng biến, linh hoạt theo tính cách khác nhau của trẻ để uốn nắn dần dần.

 

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)