Ý Nghĩa Quan Trọng Của Nữ Đức – Tập 1A – Cô giáo Trần Tịnh Du

Trì giới vi bổn

Tịnh Độ vi quy

Quán tâm vi yếu

Thiện hữu vi y

CÁI GỐC CỦA THIÊN HẠ THÁI BÌNH

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA NỮ ĐỨC

Chủ giảng: Cô giáo Trần Tịnh Du

Ngày 3 tháng 10 năm 2015

Giảng tại Bát Nhã Đường Thiên Hồ Tịnh Tự Phúc Kiến

TẬP 1A

Sư phụ Tâm Lượng tôn kính! Chư vị pháp sư tôn kính! Chư vị đại đức cư sĩ tại gia! Xin chào mọi người! A Di Đà Phật! Vô cùng hổ thẹn, bởi vì tháng 9 năm nay, ở Hồng Kong hưởng ứng sự khởi xướng của lão hòa thượng Sướng Hoài, chúng tôi đã tổ chức một kỳ Phật thất trì giới niệm Phật 7 ngày. Rất vinh hạnh, Phật thất lần này, ni sư Tâm Lượng tôn kính của chúng ta đã đến gia trì đạo tràng, cũng vì nhân duyên này mà có duyên làm quen với sư phụ. Vậy thì tại sao lại đến tham gia đợt xuất gia ngắn hạn này? Bởi vì nói thật là, Tịnh Du học Phật từ năm 30 tuổi cho đến năm nay đã được 13 năm rồi, năm nay tôi 43 tuổi, đây là lần đầu tiên tôi tham gia hoạt động này của tự viện, chưa từng tham gia qua hoạt động của tự viện, căn bản đều là lấy việc ở nhà nghe kinh đọc sách học tập là chính. Nguyên nhân rất ít đến tự viện là có 2 điểm, điểm thứ nhất là không hiểu lắm về tình hình một số tự viện trong nước, tri kiến của bản thân cũng không ổn định lắm, sự tu học giới định huệ đều không đủ, cho nên có đôi phần lo lắng, sợ mình chạy lung tung, nghe nhiều quá sẽ có vấn đề, cho nên trên căn bản là không chạy đến đạo tràng. Một điểm khác nữa quả thật là đối với kinh sám Phật sự cũng không có hứng thú lắm, tôi thích kinh giáo, rất nhiều tự viện trong nước đều là lấy kinh sám Phật sự làm chính. Hơn nữa bản thân tôi khi vừa mới học Phật đã biết rằng trong cửa Tam bảo nơi tự viện phải đặc biệt cẩn thận, cho nên rất sợ đi đến chùa rồi sẽ làm sai nhân quả. Vậy thì lần này là bởi vì Tịnh Du trong lần pháp hội này đã phạm một sai lầm rất nghiêm trọng, cho nên trước hết tại đây tôi xin sám hối với đại chúng, mặc dù đã hơn nửa tháng trôi qua rồi, cũng là trong lần tụng giới sau khi pháp hội viên mãn, tôi có nói với sư phụ Định Hoằng, trước khi chúng tôi tụng giới thì tôi có sám hối, tức là đã phạm Bồ tát giới, trong tâm vẫn còn thấy hổ thẹn, cảm thấy thật sự là sự ngạo mạn của mình, sự ngu si của mình mới đem đến hậu quả rất không tốt như vậy. Bởi vì một ngày sau cùng trong pháp hội này của chúng tôi đã sắp xếp buổi sáng sau cùng có một phần tôi lên bục để nói lời cảm tạ đối với tứ chúng đồng tu trong đạo tràng. Chủ yếu là làm một sự tổng kết về hoạt động của pháp hội, việc này là do sư phụ Định Hoằng sắp xếp, bởi vì thầy nói nhất định phải đem tình hình tiền của cúng dường cho pháp hội của chúng tôi nói ra rõ ràng, đây là điều cần phải đặc biệt chú ý trong đoàn thể trì giới của chúng tôi, cho nên đây là một điểm trọng yếu. Vậy thì thật ra trước lúc đó tôi đã xin ý kiến rồi, nhưng mà do vì nghiệp chướng của bản thân cho nên kết quả xin chỉ thị lại sai lầm, tự mình không biết, tức là xin chỉ thị về nghi quỹ lên bục báo cáo như thế nào, bởi vì tôi cũng chưa từng tham gia Phật thất, đây là lần đầu tiên. Vậy thì tôi đã y theo kết quả đã được chỉ thị mà lên bục, tức là ở chính giữa đại điện, như sáng hôm nay chúng ta có thọ trì tam quy ngũ giới, mọi người nhìn thấy đối diện với đại hùng bảo điện có miếng một đệm bái tròn rất lớn, đó là hòa thượng chủ pháp và phương trượng mới có tư cách sử dụng. Trong pháp hội của chúng ta ở trên pháp đàn cũng là có một cái. Vậy là tôi liền dùng cái đệm đó để lạy Phật, sau đó không chỉ lạy xong, sau khi tôi lạy xong rồi còn trực tiếp thăng tọa luôn, lên ngồi chỗ pháp tọa để giảng pháp, cảm thấy hơi bị không đúng, nhưng lại cảm thấy xin ý kiến rồi thì có lẽ cứ làm theo như vậy. Cho nên sau khi đã nói lời cảm tạ kết thúc 20 phút xong đi xuống, tôi vẫn luôn cảm thấy không đúng, nhưng lại không biết được là việc gì, sau đó quay về sư phụ Định Hoằng đã phê bình tôi, quả thật là làm sai rồi, chúng ta làm việc chính là như vậy, mặc dù có thể nói chúng ta không biết hoặc là vô tri, nhưng những điều này đều không phải lý do, bản thân tôi biết rất rõ, đây là nghiệp chướng của mình, bởi vì nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp đến nay của mình không biết đến khi nào nó sẽ phát tác, hơn nữa luôn luôn là những cái nhân rất vi tế đó tương lai sẽ sanh ra cái quả rất to lớn. Cho nên trong đại pháp hội rất trang nghiêm này đến khi kết thúc đã xuất hiện một sai lầm rất nghiêm trọng như vậy, bởi vì bên dưới có tăng đoàn trì giới của chúng tôi, còn có tỳ kheo ni trì giới, tỳ kheo, tỳ kheo ni pháp sư đều có mặt, tăng đoàn tỳ kheo của đạo tràng chúng tôi có khoảng 20 vị, tăng đoàn tỳ kheo ni ước chừng có khoảng 50 vị. Vì vậy sau đó thật sự hết sức buồn lòng, bởi vì biểu pháp như vậy vô cùng không tốt, cũng là vô cùng không cung kính Tam bảo. Cho nên tôi nghĩ tôi nhất định phải đến tự viện để học tập một chút. Vừa hay nghe thấy đồng học nói với tôi, Thiên Hồ Tịnh Tự chúng ta có tổ chức xuất gia ngắn hạn, lúc đó tôi rất hứng khởi, thứ nhất là biết ni sư là một vị pháp sư vô cùng trì giới như pháp, có chánh tri chánh kiến, cũng nhận được sự khẳng định của sư phụ Định Hoằng, cộng thêm bản thân tôi lại không hiểu những nghi quỹ Phật môn này, cho nên đã muốn đến học tập một chút, lúc đó tôi còn tưởng là có thể cạo tóc nữa, tất nhiên tôi rất hứng khởi, còn nói với sư phụ Định Hoằng là con có thể cạo tóc, mặc dù chỉ có 7 ngày, những điều này đều không hiểu, sau đó ni sư còn đặc biệt gọi điện đến giải thích cho tôi, tức là tại sao lần này chúng ta không phải cạo tóc, nhưng cũng thật sự là rất muốn đến tu học cho tốt một chút. Có nhân duyên này rồi cho nên ni sư cũng vô cùng từ bi, để tôi làm báo cáo với mọi người. Thật sự là tôi không cho mình là thầy, bởi vì trên con đường học Phật cũng vậy, trên con đường làm người cũng vậy, chúng tôi căn bản đã không xứng đáng làm thầy rồi, mở ra tất cả những truyện kí của tổ sư đại đức của chúng ta, rồi nhìn lại sự biểu pháp của tất cả các vị cao tăng đại đức xung quanh chúng ta, thật sự là chúng ta ngay cả tư cách xách dép cho người ta cũng không có, chỉ là đem những tâm đắc học tập của bản thân ra cúng dường đại chúng, nếu như có được một chút hữu ích gì thì mọi người sẽ lấy mà học tập. Đây là lời nói đầu.

Chúng tôi hôm nay điều muốn báo cáo với mọi người là đại sư Ấn Quang, vị tổ thứ 13 của Tịnh độ tông, một trích đoạn trong “Văn sao” của tổ sư Ấn Quang, “Văn sao” của ngài đã trích dẫn ra một tập sách nhỏ là “Cái gốc của thiên hạ thái bình”. Quyển “Cái gốc của thiên hạ thái bình” này chuyên nói về tầm quan trọng của nữ đức mẫu giáo. Chúng tôi đã từng ở pháp hội Vô Lượng Thọ lần cuối cùng của cuối năm 2012 ở Hồng Kong, tôi đã thỉnh cầu sư phụ Định Hoằng giảng qua 2 tiết học, thầy đã giảng bài mở đầu, lời tựa bài thứ nhất. Quyển sách nhỏ này là vô cùng vô cùng hay, tôi cũng rất là thích đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Hôm nay tôi sẽ cùng mọi người học tập bài thứ tư trong sách. Vốn dĩ tôi đã nhờ trợ lý của mình in ra cho mọi người nhưng cô ấy nghe nhầm cứ tưởng là in cho tôi, cho nên chỉ in 1 trang. Tiết học hôm sau chúng ta có thể in một chút.

Bên dưới tôi sẽ đọc từng câu cho mọi người, sau khi đọc xong tôi sẽ giải thích cho mọi người.

“Thế đạo nhân tâm ngày nay trầm luân cùng cực, nếu chỉ khuyên răn từng việc từng việc, dù cũng có thể thu được hiệu quả thay đổi phong tục, nhưng vẫn không đắc lực bằng biệc dốc sức từ căn bản. Về việc dốc sức từ căn bản vừa nói tới tức là đề xướng giáo dục gia đình, đề xướng nhân quả báo ứng”.

Đây là đoạn thứ nhất, vậy thì Tịnh Du từ khoảng năm 2011, 4 năm trước, lúc đó tôi vừa mới bắt đầu giảng về tiết học nữ đức, sớm nhất là dựa vào quyển “Nữ giới” trong “Nữ tứ thư” này. Quyển sách “Nữ giới” này có phần tối nghĩa khó hiểu, bởi vì nó được Ban Chiêu viết ra từ hơn 2900 năm trước, chính là em gái của Ban Cố viết ra. Cho nên lúc đó chuẩn bị bài rất là khó. Vậy thì “Nữ tứ thư” thật ra lúc mới đầu tôi muốn giảng về “Nữ luận ngữ” hơn, nhưng mà lúc đó pháp sư Định Hoằng vẫn chưa xuất gia, sau đó khi 2 người chúng tôi thương lượng làm sao để phổ biến giáo dục nữ đức, thầy đã nói với tôi, thầy sẽ giảng “Nữ luận ngữ”, để tôi giảng “Nữ giới”, lúc đó tôi nói với thầy, tôi nói “Nữ luận ngữ” tôi cho rằng rất dễ giảng, bởi vì đều là giảng về từng sự việc, người nữ ở nhà may áo, nấu cơm như thế nào, những chuyện như vậy, là do 2 nữ sĩ thời Đường viết ra. Còn “Nữ giới” thì vô cùng ngắn, câu từ rất súc tích, nó đều nói về lý, sau đó sư phụ Định Hoằng liền cười, hồi đó là tiến sĩ Chung Mao Sâm, thầy nói “Nhìn vào là biết ngay cô không thường giảng dạy”, thầy nói “Giảng lý thì dễ, giảng sự thật ra không có dễ, cô từ trong sự khai hiển ra lý thì cần phải có công phu rất sâu dày. Nhưng cái lý này từ đó mà diễn ra sự, có thể nhiều ít có thể lớn bé, đều dễ giảng hơn”. Hơn nữa thầy nói “Tôi đã giúp cô đem đề cương, những tài liệu chuẩn bị bài làm xong hết rồi”. Lúc đó thầy ở nhà xuất bản Thương Vụ Hồng Kong đã mua cho tôi “Nữ tứ thư chú dịch”, tức là một bài giảng giải tường tận, thầy bảo tôi dựa vào sách này mà học tập, nếu như không hiểu thì lạy Phật. Cho nên lúc đó ở nhà đã chuẩn bị bài khoảng hơn nửa năm, ở nhà cũng là tự mình học tập thực hành, sau đó mới bắt đầu lên giảng ở luận đàn. Chúng ta bây giờ có thể từ trên mạng tìm được quyển sách “Nữ giới” này, bây giờ có ảnh hưởng rất lớn. Hồi đó khi tôi đang chuẩn bị bài rất là khó khăn, bởi vì từ trên mạng tôi tìm được tài liệu rất có hạn, toàn bộ đều là phê phán quyển sách đó, không có một cái gì là tán thán, phê phán nó là một cái xiềng xích của xã hội chuyên chế phong kiến, sau đó là trói buộc người nữ. Lúc đó thật sự tôi cảm thấy trong tâm rất buồn phiền, bởi vì văn hóa truyền thống nếu như không được lý giải và học tập đúng đắn thật sự là rất đáng tiếc. Đây là đều có nguyên nhân, từ trăm năm về trước văn hóa truyền thống sau khi đã đứt đoạn ở Trung Quốc, trong ngày nay trước hết chúng ta không nói quyển sách này học ra sao, tức là căn bản nhất văn ngôn văn này có thể rất nhiều người đều nghe không hiểu lắm, hoặc là cũng không muốn học, mọi người thà tốn một lượng lớn thời gian để chơi điện thoại, chơi game, lên mạng coi những phim Hàn phim Nhật này kia, nhưng lại không muốn ngồi xuống để đọc một bài “Cổ văn quán chỉ”, không muốn ngồi xuống để thưởng thức một chút những trí huệ đã hiển lộ ra từ trong văn tự học của cổ nhân, đây là điều rất đáng tiếc, thật sự rất đáng tiếc. Chúng ta coi chữ “Nho” trong Nho gia, “Nho” có phải là có một đơn vị chữ “nhân” cộng thêm chữ “nhu” trong nhu yếu, đó chính là điều bắt buộc phải học khi làm người, trừ phi quý vị nói tôi không làm người, vậy ai còn hơn cả người, đi làm mèo, đi làm chó có thể chúng không cần học, nhưng quý vị làm người thì nhất định phải học. Cho nên lão tiên sinh Nam Hoài Cẩn đã từng nói qua một câu, ông nói một quốc gia nếu như đã diệt vong vẫn có thể phục hưng nó lại, không khó. Ông nói nhưng mà văn hóa của một dân tộc nếu như bị diệt vong thì quốc gia này bất luận thế nào cũng không phục hưng lại được. Cho nên tôi nhớ lại hồi trước mỗi lần tham gia luận đàn, hễ nghe thấy quốc ca, luận đàn trong nước đều có mở quốc ca, chúng tôi đều đứng dậy mà hát, vừa hát đến đoạn dân tộc Trung Hoa đã đến thời khắc nguy hiểm nhất, tôi sẽ nước mắt đầm đìa, lúc đó thật sự là vô cùng xúc động. Thậm chí là có một lần tôi tham gia luận đàn “Quần thư trị yếu”, lúc đó cũng giảng về nữ đức, tức là phần “Hậu phi truyện” ở trong “Quần thư trị yếu”, sau đó có một thư kí đảng ủy đã hỏi riêng tôi rằng, ông nói tại sao cô lại khích động như vậy? Tôi nói không phải, tôi nói tôi rất là buồn, bởi vì tôi thật sự cảm thấy thiên hạ hưng vong, thường dân có trách nhiệm, mặc dù tôi thật sự chỉ là một người nữ nhân bé nhỏ không có thành tựu gì lớn lao, cũng không có cái gì, lúc ban đầu không có phát tâm gì lớn lao. Nhưng cũng giống như ni sư tối hôm qua giảng dạy chúng ta đã nói như vậy, ni sư nói vì có cái duyên này chúng ta cũng tùy theo cái duyên này, một cách tự nhiên cũng đã đi làm công việc này, tôi nói Tịnh Du cũng là như vậy, chưa bao giờ nghĩ là mình ở nhà dạy con trai đọc “Đệ tử quy” rồi sẽ ra ngoài giảng cho mọi người, tôi tốt nghiệp đại học cũng vậy, tốt nghiệp nghiên cứu sinh cũng vậy, đại học Nhân Dân và đại học Hải Dương Trung Quốc lúc đó đều có giữ tôi ở lại trường làm giảng viên tôi đều đã từ chối, bởi vì tôi cảm thấy làm giáo viên không hề dễ, điều không dễ dàng nhất chính là cái tâm của họ, tình thương bằng tấm lòng nguyên sơ của họ đối với học sinh tôi cảm thấy tôi rất khó có được. Nếu như chỉ đơn thuần là việc giảng dạy tôi cảm thấy đó là làm lầm lỡ học sinh cho nên tôi nói thà đi làm kinh doanh chứ tôi cũng không đi dạy học, nên không có làm. Nhưng không ngờ rằng quay một vòng vẫn là ra đi dạy. Cho nên do vì có một tình cảm như vậy nên đối với việc dạy nữ đức thật sự là tôi yêu thích nó từ trong thâm tâm, hết sức hy vọng những tiết học này có thể giúp đỡ mọi người, có thể giúp đỡ tất cả nữ giới, tất cả gia đình đều có thể thật sự tìm được hạnh phúc cho chính mình. Chúng ta khoan hãy nói chúng ta có chí hướng lớn bao nhiêu, bồi dưỡng nhân tài thánh hiền cho quốc gia, chỉ nghĩ một điểm, chúng ta có thể vì tổ tiên của chúng ta mà bồi dưỡng ra một thế hệ sau tốt đẹp hay không? Mỗi một năm khi chúng ta tế tổ, khi đối diện với bài vị của tổ tiên, quý vị có thể hết sức không hổ thẹn mà nói chúng ta không có lỗi gì với lão tổ tiên. Cho nên điều này cũng là năm 2012, lúc đó tôi đã nói với pháp sư Định Hoằng phát khởi pháp hội tế tổ vạn người, phát tâm ban đầu của tôi, bởi vì lúc đó thật sự là vô cùng khó, chồng của tôi cũng không muốn lắm, anh nói bởi vì nhiều người như vậy, lại đề cập đến một số nguy hiểm, sau đó ở Hồng Kong tôi chưa từng làm qua, những luận đàn tôi đã làm thật ra nhiều nhất là 500 người, và đợt tế tổ lần đó tôi phát khởi là một vạn hai ngàn người. Cho nên độ khó trong lúc đó là không thể nào tưởng tượng được, tức là tôi chưa bao giờ làm qua pháp hội, chưa bao giờ tham gia tam thời hệ niệm, cũng chưa từng có nghĩa công, tức là thầy Định Hoằng đã hỏi tôi một câu, thầy nói năm năm 2012 có thể có tai họa, chúng ta cùng hộ thế tiêu tai có được không? Tôi nói được. Thầy nói vậy thì được, làm một quy mô lớn cả vạn người, hiệu quả này rất tốt. Tôi nói được. Có thể là có pháp duyên túc thế với thầy nên đã nhận lời rất dứt khoát. Nhưng mà từ nhỏ tôi làm việc là thế này, hoặc là tôi không nhận lời, đã nhận lời rồi thì tôi sẽ làm rất nghiêm túc, cho nên lúc đó những nghĩa công làm việc bên cạnh tôi đều không vượt quá 5 người, sau đó ba bốn người này, năm sáu người này toàn bộ đều đang nghi ngờ tôi, mỗi lần tôi họp là mọi người đều nói “Trần Tịnh Du cô làm được không, chúng ta chỉ có chưa đến 2 tháng, tức là chưa đến 50 ngày”. Lúc đó tôi đã nói, thật sự là nhờ vào câu Phật hiệu này, dựa vào tín nguyện đối với A Di Đà Phật đã gắng gượng vượt qua. Nhưng mà lúc đó tôi thật sự rất cảm ơn mẹ chồng tôi, vì mẹ chồng tôi lúc đó đã nói với tôi một câu, bà hỏi tôi tế tổ vạn tánh là sao? Tôi nói tức là tất cả tên họ của tổ tiên chúng ta đều ở trên bục, tôi sẽ khuyên bảo con cháu của dân tộc Trung Hoa đều đến tế tự tổ tiên của mình. Sau đó mẹ chồng tôi nói đây là một việc tốt, đây chẳng phải sắp trở thành anh hùng dân tộc rồi sao? Bà nói như vậy. Mẹ chồng tôi là một mẫu phụ nữ rất có dũng khí rất biết gánh vác, sau đó đã khích lệ tôi làm. Vậy thì tôi nhớ là trong lễ tế tổ lúc đó chúng tôi có một dải lụa, mỗi cư sĩ lúc đó đều phát cho một dải lụa màu vàng, dải lụa đó có viết là “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu”, quý vị nói chúng ta chỉ 8 chữ này thôi đã chuyển tải một phân lượng rất lớn, có thể mỗi một người chúng ta đều không ý thức được, thế nào là “thận chung truy viễn”, chúng ta dùng tâm cung kính như thế nào, dùng một tâm kính sợ như thế nào để tưởng niệm lại tổ tiên của chúng ta, sau đó nhìn lại hiện tại của chúng ta có những điểm nào có thể làm cho xứng đáng với tổ tiên của chúng ta. Nếu như thường xuyên khởi lên tâm như vậy, tôi tin là những lời mà ni sư chúng ta đã giảng 2 ngày nay, buổi chiều hôm nay thọ ngũ giới cũng vậy, bát giới cũng vậy, không có một ai không hoan hỉ thọ trì, bởi vì làm được những điều này đều là những điều tổ tiên hoan hỉ. Quý vị nói tổ tiên nào thích nhìn con cái hậu thế của mình vừa sát sanh, vừa trộm cắp, vừa tà dâm, vừa vọng ngữ, không có một người nào như vậy hết. Nhưng mà chỉ vì đánh mất sự tưởng niệm đối với tổ tiên cho nên chúng ta rất khó có thể khiến tâm của mình được định lại. Chúng ta có biết không? Vào thời xưa tất cả những hành vi tế tự tổ tiên là do ai đứng ra làm? Toàn bộ đều do chủ mẫu đương gia trong nhà làm, nữ giới chúng ta làm. Lúc đó khi tôi chuẩn bị bài thì có nhìn thấy, vào thời xưa khi chúng ta làm hôn lễ không phải vào ban ngày, mà là ban đêm, lúc hoàng hôn, hôn giá, chữ “hôn” đó cùng âm với “hôn” trong hoàng hôn. Đến lúc hoàng hôn, phu quân này sẽ cỡi xe ngựa mà đến, bởi vì sính lễ trước đó đều đã thăm hỏi hết rồi. Việc cưới xin thời xưa là một sự việc vô cùng nghiêm khắc, ví dụ nạp cát gì đó, nó đều có 8 mục phải câu thông lẫn nhau, sau cùng đại sự nam nữ mới được xác nhận. Bởi vì đối với người xưa mà nói dựng vợ gả chồng chắc chắn không phải chuyện tình cảm vui đùa mà nó liên quan đến sự hưng thịnh của hai gia tộc, liên quan đến vấn đề con cháu hậu thế, là việc vô cùng nghiêm khắc. Cho nên tuyệt đối không phải là người nam để mắt đến người nữ, người nữ yêu thích người nam là được rồi, không phải như vậy, cả đại gia tộc của hai bên nam nữ đều coi đó là một đại sự long trọng mà làm, cho nên gọi là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là có đạo lý, bởi vì các cụ đều có trí huệ, kinh nghiệm và sự từng trải xã hội cả một đời của họ, họ sẽ giúp quý vị chọn một người vợ tốt, một người chồng tốt để sống cả đời. Cho nên đến lúc hoàng hôn, sau khi đã nghênh đón người nữ này về rồi, họ không giống như cảnh chúng ta nhìn thấy trong phim ảnh, 3 bái xong rồi liền vào động phòng, không phải như vậy. Người xưa là đến nhà phu quân rồi, việc đầu tiên là phải bước vào từ đường tổ tiên. Mỗi một gia tộc của tổ tiên chúng ta đều có nơi để tế tự tổ tiên, nơi này được gọi là từ đường. Chúng ta sau cách mạng văn hóa từ đường không còn nữa, Khổng miếu không còn nữa, miếu Thành hoàng cũng không còn nữa, đây là những điều đáng tiếc nhất. Tổ từ, từ đường là để chúng ta tế tự tổ tiên. Khổng miếu là để chúng ta kỉ niệm đại thành chí thánh tiên sư của chúng ta, Khổng Lão Phu Tử. Còn miếu Thành hoàng để dạy cho chúng ta đạo lý nhân quả, tiếc là đều không còn nữa, bây giờ chúng ta không còn nơi nào để tìm hiểu nữa. Đến từ đường của tổ tiên rồi, trước hết người nữ vừa rước về nhà này phải bái tổ, họ phải đứng trước bài vị của tổ tiên mà phát nguyện. Phát nguyện gì? Lúc đó tôi xem cổ văn thì rất là phức tạp, nên giải thích đơn giản cho mọi người một chút nhé, họ phát nguyện là “Con nhất định sẽ cố gắng trong gia đình này của chúng ta làm một người vợ tốt, một người vợ tốt, người mẹ tốt, người con dâu tốt, sau đó nuôi dạy tốt thế hệ sau của gia đình quý vị, không ô nhục tổ phong, không ô nhục môn đình”. Sau khi họ phát nguyện rồi cũng không phải vào động phòng ngay, họ phải bế quan 3 ngày để suy ngẫm một đời này họ nhất định phải thực hiện cái nguyện này, sau đó mới là tình hình mà chúng ta nhìn thấy bây giờ. Cho nên quý vị có thể nhìn thấy hôn lễ thời xưa nó hoàn toàn khác biệt với thời hiện nay. Vậy thì từ đây cũng có thể nhìn thấy, tổ tiên chúng ta không phải không coi trọng người nữ, mà là cực kì coi trọng, đặc biệt coi trọng. Nếu như mọi người có coi qua trong “Quần thư trị yếu” có một bài là “Khổng Tử gia ngữ”, mở “Khổng Tử gia ngữ” ra bài đầu tiên đã viết là nam tử nhân chân chính là làm như thế nào? Phải kính vợ. Tại sao phải kính vợ? Bởi vì cô ấy giúp quý vị nuôi dạy thế hệ sau, là giúp đỡ gia đình quý vị, cái gốc khiến gia phong, gia giáo, gia nghiệp của nó được tiếp nối chính là nằm ở bản thân người nữ này. Cho nên họ ý thức được một điểm này họ sẽ không dễ dãi mà lấy một người nữ về nhà. Lúc đó tôi nhớ là, sư phụ thượng nhân tôn kính của chúng ta còn đặc biệt đem câu nói này trong “Khổng Tử gia ngữ” viết trên điều quan trọng nhất trong tất cả các việc giáo dục của chúng ta mà lão pháp sư chúng ta đã từng đề xướng, viết trên trang đầu của “Dựng nước quản dân, dạy học đứng đầu”, viết ở đây, nói rõ điều gì, nói rõ căn nguyên của tất cả việc dạy học, căn nguyên của tất cả việc giáo dục nằm ở nữ giáo, nằm ở mẫu giáo, điều này là cái gốc của thiên hạ thái bình, cũng là cái gốc của gia đình thái bình hòa hợp. Cho nên chúng ta gọi một đất nước chưa từng gọi riêng, đều gọi là quốc gia, bởi vì có sự an ổn thái bình của gia đình mới có sự an ổn thái bình của đất nước, cho nên quốc và gia là không thể phân khai. Nếu như chúng ta bây giờ mỗi một gia đình đều đòi ly hôn, đều không thái bình trong nhà đều là gà bay chó nhảy như vậy thì quý vị có thể tưởng tượng, quốc gia, cả đất nước này cũng không cách nào thái bình. Đối với đại sư Ấn Quang mà nói, ngài đã trực tiếp nắm được cái gốc của mẫu giáo chính là 2 điểm, thứ nhất là giáo dục gia đình, thứ hai là giáo dục nhân quả. Trọng tâm căn bản của giáo dục gia đình nằm ở bản thân người mẹ này.

Vậy thì bây giờ có thể sẽ có một vài đồng học nói tôi vẫn chưa kết hôn, nhưng mà đối với người thế tục mà nói chúng ta có thể giống như ni sư Tâm Lượng xuất gia làm tăng dù gì cũng là thiểu số, đại đa số đều sẽ gả làm vợ người. Vậy thì làm sao để làm một người vợ tốt, làm sao để làm một người mẹ tốt, đây là bài học bắt buộc trong cuộc đời. Trong thời cổ đại các bé gái vừa sanh ra đời mỗi một gia đình đều có được ý thức này, căn bản là lên 5 tuổi, những nhà giàu có sẽ trực tiếp ở nhà xây dựng nữ học, người không có tiền thì sẽ đưa bé gái này đến trường tư thục, nhất định là phải dạy, các em không giống như con trai, chúng ta hình như cảm thấy chỉ có các em trai thời xưa mới vào tư thục, em gái thì không có, không phải vậy. Bởi vì nữ học của các em gái không giống với tư thục của các em trai lắm, con trai thì lấy việc đọc sách làm chính, thật sự là “Tứ thư”, “Ngũ kinh” những sách này các em phải đọc trôi chảy. Nhưng các em gái, tôi đọc “Nữ sử” tức là lịch sử của nữ giới Trung Quốc, các em vừa học, phần lớn thời gian là dùng để vừa làm việc. Cho nên cái bé gái ở nhà, “Nữ nhi kinh” mà các em học, “Nữ tiểu nhi ngữ”, “Nội huấn”, “Nữ huấn” sau khi học trong gia đình nhất định là phải thực hành, năm sáu tuổi đã bắt đầu phải học làm việc nhà, phải làm việc nhà, phải thông đạt, phải đem những đạo lý này thực hành rành rẽ vào trong cuộc sống, không phải chỉ nói trên miệng. Cho nên chúng ta hiện nay có một số lớp nữ đức, hai ngày trước tôi cũng là đang nghĩ về vấn đề này, cũng là học lệch rồi, chúng ta cũng bao gồm cả lớp “Đệ tử quy” cũng là như vậy. Hai ngày trước có một đồng học đã hỏi tôi là “Cô ơi, bây giờ tôi vô cùng vất vả, buổi sáng thức dậy đọc “Kinh Vô Lượng Thọ”, niệm Phật, lạy Phật, đọc “Đệ tử quy”, đọc “Cảm ứng thiên”, đọc “Thập thiện nghiệp đạo kinh”, cô nói “Một ngày của tôi rất là bận rộn, sau khi bận tới tối rồi cũng không bận đúng trọng tâm, cũng không biết được ngày nay rốt cuộc phải nên làm gì”. Tôi nói tất cả việc học tập của chúng ta đều phải lấy việc thực hành làm chính, Phật môn gọi là giải hành đều quan trọng. Trong Nho gia thì câu đầu tiên trong “Luận ngữ” chính là “Học mà thực hành chẳng phải vui lắm sao”, quý vị học rồi phải biết thực hành, nếu như chỉ đơn thuần học thuộc thì không có ích gì. Như chúng ta 2 ngày nay nghe giảng, bất luận là hôm qua, chúng ta nghe về bát quan trai giới hay là tối hôm qua nghe về “Liễu Phàm tứ huấn” do ni sư giảng giải, hay là sáng hôm nay chúng ta trang nghiêm như vậy, đã thọ tam quy ngũ giới và bát giới, là dùng để làm, nếu như không làm những điều này đều không có bất kì ý nghĩa gì, lãng phí thời gian quý báu trong cuộc đời chúng ta. Cho nên mấy ngày nay mọi người phải phản tỉnh, những điểm nào những điều nào mình vẫn chưa làm được? Bởi vì tôi có thể nói với mọi người một cách thực tình, tất cả những điều mà chúng ta học được trong 2 ngày nay không có một điều nào tách rời sự giáo dục nữ đức, toàn bộ đều là giáo dục nữ đức, toàn bộ đều ở trong phạm trù của giáo dục nữ đức.

Cho nên ở đây tôi muốn chia sẻ với mọi người một chút rốt cuộc thế nào là giáo dục gia đình? Thế nào là giáo dục nhân quả, chúng ta từ cái căn bản, trước hết sẽ lý giải từ một tổng cương lĩnh. Chúng ta vừa mới nói, cái gốc của giáo dục gia đình là người mẹ, vậy người mẹ như thế nào mới được coi là có thể an định gia đình, an định xã hội, an định quốc gia? Bản thân tôi cảm thấy trước tiên người mẹ này phải làm một người mẹ có đức hạnh, phải làm một người mẹ có phước báo, hơn nữa điều quan trọng nhất là phải làm một người mẹ hiểu con mình. Vậy thì những điều này đều phải dùng thời gian của một đời của chúng ta để từ từ học tập, một ngày hai ngày không được, một đời này học rồi, đến đời sau vẫn dùng được, cho dù quý vị vãng sanh thế giới Cực lạc thì có một ngày quý vị cũng phải cỡi thuyền từ bi về lại Ta bà, quý vị vẫn dùng được. Quý vị nói tôi không làm người nữ, tôi làm người nam, mọi người có biết không? Tất cả những người giáo dục nữ đức thành công nhất của chúng ta đều là do người nam dạy. Quý vị coi “Giáo nữ di quy” của chúng là do Trần Hồng Mưu thời Thanh biên soạn, người đề xướng giáo dục nữ đức nhiều nhất của chúng ta là đại sư Ấn Quang tổ thứ 13 của chúng ta. Chúng ta đều biết “Thiện nhân đạo” lão tiên sinh Vương Phụng Nghi là nam chúng, điều ông đề xướng nhiều nhất là làm một người nữ tốt. Cho nên quý vị làm người nam cũng phải hiểu đạo lý này.

Chúng ta cùng xem một chút thế nào gọi là đức. Đức hạnh có thể nói một cách đơn giản là điều thiện đã thành gọi là đức, đạo có thể thành gọi là hạnh, gộp lại gọi là đức hạnh, vậy thế nào gọi là điều thiện đã thành? Điều thiện đã thành là do thân khẩu ý tạo tác ra và hình thành cái thiện này, và cái thiện này điều then chốt nhất là nói không chấp tướng, trong tâm quý vị không chấp trước nó, nó sẽ biến thành đức. Chúng ta thường hay có những lúc sau khi một ngày đã trôi qua, không biết dừng lại nghĩ một chút hôm nay mình đã làm những việc thiện gì, làm những việc ác gì, trong việc đoạn ác tu thiện không có hạ công phu, phước họa trong cuộc đời sẽ không trách người khác được, đều do chính mình chiêu cảm, gọi là họa phước không cửa, người tự chuốc lấy. Chúng ta nghĩ thử coi mấy ngày này tôi tới bị muộn là do mưa bão, vốn dĩ muốn đến sớm một chút, ngày 27, vì lý do mưa bão nên đã hủy vé, tôi chỉ đành phải chờ ở Hồng Kong, canh vé ở trên mạng, cuối cùng cũng mua được vé ngày 1, cũng đỡ, tôi nói chỉ cần mua được trước ngày 3 là được, bởi vì tôi đã nhận lời sư phụ đến giảng bài rồi, bất luận thế nào trước ngày 3 cũng phải tới cho được, vì vậy may là đã mua được vé ngày 1. Chúng ta có thể thấy, chúng ta ngày đầu tiên đến với tự viện này, ý niệm đầu tiên là mọi người nghĩ điều gì, ý niệm này sẽ quyết định điều quý vị nhận được là phước hay là họa. Quý vị nói tôi phát tâm xuất gia ngắn ngày, tôi vì điều gì? Tôi vì người nhà, tốt, tiểu thiện, hay là vì càng nhiều người nữa, thậm chí là vì Phật pháp, vì hành Bồ tát đạo, thì theo sự rộng mở của tâm lượng quý vị, phước báo mà quý vị nhận được sẽ không giống nhau. Cho nên tâm lượng của chúng ta cũng giống như một ly nước vậy, tâm lượng quý vị càng lớn thì cái ly này sẽ càng lớn, cái phước mà thân khẩu ý của chúng ta mỗi ngày đã tu được đó, cái thiện đã hành đó cũng giống như nước trong cái ly này vậy, tâm lượng quý vị lớn thì nước đựng càng nhiều. Và những lỗ hỏng trên thân thể chúng ta chính là cái ác mà chúng ta đang tạo mỗi ngày, khuyết điểm trong quá khứ của chúng ta cũng giống như cái lỗ nhỏ ở bên dưới cái ly này vậy, khuyết điểm quá khứ của quý vị càng nhiều, mặc dù quý vị vẫn đổ nước vô đó nhưng không ngăn được việc nó chảy đi cũng nhiều. Mọi người có thể tưởng tượng một chút, tại sao tôi lại nói như vậy với mọi người? Bởi vì có thể mọi người cũng đều là Bồ tát đang biểu pháp, các sư phụ cũng rất từ bi, giống như khi chúng ta đang làm pháp hội, nghĩa công của chúng ta đều vô cùng từ bi, đều không đành lòng nói giới tử của chúng ta, sau khi Phật thất viên mãn thì tôi nhận được báo cáo của các giới tử, tất cả đều phê bình tôi thế này, nói, “Cô giáo nghĩa công của cô thật quá từ bi, tại sao không nghiêm với tôi một chút?”. Vậy thì người khác không nghiêm, bản thân mình đối với chính mình phải nghiêm, ở nơi này từng gạt gạo đã ăn, từng ngụm nước đã uống, từng kí điện mà chúng ta đã dùng mỗi ngày đều là sự cúng dường của thiện tín thập phương, không có dễ dùng vậy đâu, sau khi ăn vào rồi, dùng tâm gì để ăn, dùng tâm gì để dùng, mọi người đã nghĩ rõ rồi, ngôn ngữ cử chỉ của chúng ta phải dụng tâm để mà hộ trì cho cẩn thận. Quý vị cứ luôn phan duyên bên ngoài, cứ luôn ở đó nhìn bên Đông ngó bên Tây, nói bên Đông, cười bên Tây, tâm quý vị sẽ phân tán, chúng ta tu hành là thu tâm trở về, không phải phóng tâm ra ngoài, quý vị phóng ra ngoài càng nhiều quý vị càng không chuyên chú, mà niệm Phật muốn đắc tam muội, then chốt là phải chuyên chú, tiền đề của sự chuyên chú là phải thu tâm, dựa vào đâu mà thu? Dựa vào mắt tai mũi lưỡi thân ý của quý vị, 6 căn này nó giống như 6 tên giặc vậy, suốt ngày chỉ muốn chạy ra ngoài, quý vị phải thu nó lại. Khi đang đi đường, quý vị coi người xưa dạy người nữ đi đường, nhìn xuống phía dưới, chuyên chú vào mũi chân của mình, chuyên chú vào đường đi của mình, không nhìn Đông nhìn Tây. Những khi nghe giảng thì đoan đoan chánh chánh, đoan tâm chánh tọa, nhất là những khi sư phụ giảng dạy chúng ta còn dám ngủ gà ngủ gật thì rất là kinh khủng. Hôn trầm là nghiệp chướng nghiêm trọng của chúng ta, phải tiêu trừ. Mấy năm ban đầu khi tôi vừa mới tới Hồng Kong, nghe giảng trong phòng ghi hình của sư phụ thượng nhân, nghiệp chướng thật sự rất nặng, ở ngay trong phòng ghi hình, chúng tôi có tổng cộng chưa tới 5 người, phòng ghi hình nhỏ, xem lão pháp sư giảng kinh, tôi ngủ gật mất, ngủ mà không biết, bỗng nhiên tỉnh dậy, nhìn thấy sư phụ thượng nhân đang nhìn tôi chăm chăm, lúc đó tôi thật sự toát mồ hôi lạnh, không có gì khác, chính là nghiệp chướng, tự véo mình cũng không được, trước đó đã uống rất nhiều cà phê cũng không được, sau khi bước vô thì không hay không biết mà ngủ mất. Thật sự lúc đó thật là vô cùng hổ thẹn, sau khi ra ngoài tôi đã câu thông với thị giả của sư phụ đã cùng chúng tôi vào phòng ghi hình, tôi nói tại sao quý thầy có tinh thần như vậy? Thầy thị giả nói “Nghiệp chướng nhẹ hơn cô”. Quả thật là như vậy. Tiêu trừ nghiệp chướng có rất nhiều phương thức, sự giáo dục cắm rễ này của chúng ta, bất luận là “Đệ tử quy” hay là nữ đức, bao gồm việc chúng ta trì giới, trì ngũ giới đều là giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng. Từ trong thân khẩu ý mà sửa đổi từng chút một lỗi lầm của chúng ta, quý vị sửa được một chút thì có thể tiêu một phần nghiệp chướng, nếu không chúng ta sẽ không biết được, thật ra nữ đức không giống như mọi người tưởng tượng phù phiếm như vậy, lớn lao như vậy, nguyên tắc như vậy, không phải vậy, ở ngay trong mỗi ngày, trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, trong sự đối nhân tiếp vật của chúng ta, trong ngôn ngữ cử chỉ hàng ngày của chúng ta, những lời không nên nói, quý vị nói rồi, vậy là sai rồi; động tác không nên có, quý vị cũng làm rồi, vậy là cũng sai rồi, cũng giống như tôi đăng pháp tọa vậy. Quý vị không nên có tâm tư này nhưng quý vị vẫn khởi tâm đó, ví dụ như tâm tà dâm, vậy là sai rồi. Những cái sai này không phải là quý vị nói qua rồi thì cũng xong chuyện rồi, không phải như vậy, nó đều là ác nhân ở trong nhân quả, cũng giống như hạt giống này của chúng ta vậy, nó đã gieo rắc trong mảnh ruộng A lại da thức của chúng ta rồi, bất luận quý vị tránh né ra sao cũng không thể tránh được. Khi cái duyên này vừa xuất hiện, nó chắc chắn sẽ kết quả, giống như Đức Phật, như sư phụ chúng ta đã giảng, Đức Phật đã thành Phật, ngài còn phải chịu cơn đau đầu trong 3 ngày, là do hồi trước ngài đã gõ vô cái đầu cá 3 cái, nhất định là như vậy, các ngài chỉ là Phật Bồ tát, sau khi các ngài thành tựu, do vì các ngài không chấp thân tướng cho nên các ngài sẽ không cảm thấy nỗi khổ đau của thân tâm tứ đại này. Không như phàm phu chúng ta rất chấp cái thân tướng này, sẽ rất đau khổ. Nhưng mà cái nhân quả này thì vẫn phải chịu, cho nên mọi người phải vô cùng cẩn thận mà đi đối mặt. Cái đức này là nằm ở việc chúng ta mỗi ngày tích tiểu thiện để thành đại đức. Quý vị nói tiểu thiện không biết phải tích thế nào, quý vị coi chúng ta sau bữa sáng và sau bữa trưa, chẳng phải chúng ta đều đọc trích yếu của “Thường lễ cử yếu” sao, quý vị làm được một điều chính là tích một tiểu thiện, quý vị đều làm được rồi, những tiểu thiện này dần dần làm nhiều rồi thì sẽ trở thành đức hạnh của quý vị, một bộ phận để tạo thành. Chúng ta thọ ngũ giới cũng vậy, thọ bát giới cũng vậy, chúng ta mỗi một ngày đều trì ngũ giới cho tốt, thì quý vị trì tốt một ngày tức là làm tốt ngũ thiện này, cũng sẽ trở thành một bộ phận trong đức hạnh của chúng ta. Mọi người nhất định đừng lơ là, bởi vì cuộc đời có những lúc thật sự là có những lúc không có thuốc hối hận để uống, không phải có những lúc mà là mãi mãi không có, trôi qua rồi là trôi qua rồi. Hôm nay khi sư phụ đang dẫn dắt chúng ta sám hối, tôi vô cùng xúc động, bởi vì tôi cảm thấy từ trường vô cùng trang nghiêm, tôi đã thọ ngũ giới rất nhiều lần, lần này tôi vẫn là quỳ xuống ở đó, quỳ xuống ở đó thọ tăng ích giới, bởi vì pháp sư Định Hoằng đã nói với tôi, mỗi một lần có cơ duyên, khi có cao tăng đại đức thọ trì giới thể cho chúng ta, chúng ta đều có thể tùy hỉ mà làm thêm, giới thể của ngũ giới cũng giống như một bức tường thành vậy, tường thành này đang phòng hộ chúng ta không bị những cảnh duyên ác bên ngoài quấy nhiễu. Chúng ta thọ thêm một lần cũng giống như tường thành gia cố thêm một lần, chúng ta lại sám hối một chút, tự mình nghiêm túc ngẫm lại những điều nào chúng ta chưa làm được, cho nên tôi đã nghe rất nhiều đồng học khi đang sám hối thì đã òa khóc nức nở, trong tâm tôi thật sự cảm khái muôn phần, lúc đó thật sự có khởi vọng niệm, tôi vừa nghĩ nếu như chúng ta từ khi bắt đầu đã biết được kết quả này, chúng ta không làm nữa chẳng phải được rồi sao, giống như Bồ tát vậy, Bồ tát bởi vì lo sợ cái nhân này, các ngài biết rất rõ trong nhân địa là một việc như thế nào, cho nên các ngài dứt khoát không tạo tác, các ngài sẽ không phải chịu ác quả đó. Phàm phu chúng ta căn bản là không suy xét cái nhân này, đến lúc quả báo hiện tiền thì rất buồn phiền, tự mình liền sám hối, mình không phá thai thì tốt quá, mình hiếu thuận với cha mẹ chồng hơn thì tốt quá, từ nhỏ mình đã dạy dỗ con cái cho tốt thì tốt quá, mình đối tốt với chồng mình một chút, bao dung anh ấy một chút thì tốt quá. Nhưng trên đời không có việc gì hối hận được hết, đã làm rồi thì đã làm rồi, bình thường nếu như chúng ta thường nghe giáo huấn của thánh hiền, nghe nhiều một chút, khai giải nhiều một chút, quý vị sẽ không làm nữa. Cho nên hôm trước khi tôi vừa mới tới, ni sư có kéo tôi qua nói chuyện, tôi thật sự là xuất phát từ tim gan mà nói với ni sư, tôi nói thật sự là không thể trách họ được, mấy năm nay có quá nhiều bạn nữ viết email cho tôi, tìm tôi nói chuyện, thật sự là không thể trách họ được, vì không có ai dạy, họ không hiểu, họ cũng chưa được nghe những lời này, họ không biết phải nên làm thế nào, cũng giống như tôi vậy, không không hiểu nghi quỹ của Phật môn, điều tôi làm là sai trái nhưng tôi không biết. Nhưng quý vị không biết thì quý vị không phải gánh chịu nhân quả sao? Không phải vậy. Tôi là người học pháp luật. Thế gian pháp của chúng ta trong hình pháp có một điều, chúng ta vô ý giết người thì có phải gánh chịu quả báo không? Có. Trong Phật môn của chúng ta cũng như vậy, quý vị nói tôi vô tình phạm lỗi, có phải gánh chịu không? Vẫn phải gánh chịu. Quý vị nói quý vị không sám hối, không sửa lỗi, không tu hành cho tốt thì quý vị sẽ không cách nào sửa đổi sai lầm này, bởi vì sai lầm sẽ đi theo quý vị đời đời kiếp kiếp, chỉ khi quý vị thành tâm sám hối, chân chính tu hành, sửa đổi từ đầu, đoạn ác tu thiện, quý vị mới có cơ hội. Tôi kể cho mọi người nghe một trải nghiệm thành tâm của tôi. Tôi có sám hối điện thoại tôi 2 ngày nay chưa giao nộp, bởi vì chuẩn bị bài tôi cần phải tra rất nhiều tài liệu, hôm qua tôi đã nhận được một email do một pháp sư gửi tới cho tôi, sư phụ này trước khi xuất gia thì chúng tôi có quen biết, chúng tôi thông qua sư phụ Định Hoằng, sư phụ Định Hoằng lúc đó cũng chưa có xuất gia, quen biết nhau, cũng cùng cô giáo Triệu, là mẹ của sư phụ Định Hoằng cũng quen biết. Trong mấy năm trước đó, ba bốn năm trước đó khi tôi giảng dạy, bởi vì vô tình, khi đang giảng bài thì có nhắc đến cô ấy, lấy cô làm ví dụ, tức là cứ nói cứ nói rất tự nhiên mà nói tới người ta, đã đem cô ra để làm một ví dụ phản diện cúng dường cho đại chúng, hy vọng đại chúng phản tỉnh. Không ngờ là bởi vì một điểm này đã làm tổn thương cô, sau đó cô đã hết sức buồn, lúc đó cô vẫn chưa có xuất gia, cô đối với tôi rất tốt, sau đó lúc đó cô đã rất buồn, cũng đã nói với sư phụ Định Hoằng, nhưng mà sư phụ rất là từ bi, sư phụ nói, giáo viên giảng dạy dùng cô làm ví dụ, giúp cô tiêu nghiệp chướng, cô phải buông bỏ, lúc đó tôi cũng đã sám hối với cô, nhưng trải qua 2 năm sau đó cô đã xuất gia rồi, bây giờ cô đã xuất gia rồi, vẫn chưa thọ giới tỳ kheo ni, là Thức xoa ma na. Hai năm nay tôi hoằng pháp cùng pháp sư Định Hoằng, đều có gặp cô ấy, cô có đi theo tăng đoàn đến nghe sư phụ Định Hoằng giảng dạy, lần nào trong tâm tôi cũng thật sự là vô cùng buồn, tôi cảm thấy thật sự không có thuốc hối hận, quý vị làm sai rồi thì cũng sai rồi, điều duy nhất tôi có thể sửa là dùng tâm của tôi cố gắng mà hộ trì chánh pháp, cố gắng mà tu sửa bản thân, sau này mãi mãi không tái phạm nữa, cứ mỗi lần tôi gặp cô ấy tôi đều phát nguyện này. Thì hôm qua cô ấy đã gửi cho tôi một lá thư, cô nói, “Cô giáo Tịnh Du, tôi nợ cô một lời xin lỗi chân thành, xin lỗi”. Tôi vô cùng không chịu nổi, tôi nói “Thật ra phải nên là tôi”. Cô nói “Tôi cảm thấy cô là vô tình phạm phải, thật sự là bây giờ tôi đã thật tình tha thứ cho cô rồi”, nút thắt này cũng giống như ni sư chúng ta đã nói, một đời này đã tháo gỡ rồi, chúng tôi gọi là hóa giải oán kết, đã hóa giải được. Chúng ta và người nhà ở bên cạnh cũng vậy, con cái của chúng ta cũng vậy, bạn bè cũng vậy, tâm của người nữ phải rộng lớn, đừng vướng mắc ở những chuyện nhỏ, quý vị nghĩ coi một đời này có bao nhiêu thời gian để cho chúng ta vung vãi, có bao nhiêu việc thiện đang đợi chúng ta đi làm, còn chúng ta cứ ở trong cái tự ngã rất nhạt nhẽo đó mà tiêu hao trôi qua hết thời gian. Có rất nhiều người hỏi tôi tại sao lại làm những công việc này, bởi vì có người là bạn học đại học của chúng tôi, khi các bạn học đại học của chúng tôi họp lớp, rất nhiều người học Phật đều biết tôi, họ có viết thư đến hỏi tôi, do vì họ cũng không học Phật, có một số người không học Phật, có một số người học khá là cạn, tôi nói khi tôi lên học cấp 3 đã rất yêu thích một câu nói của Văn Thiên Tường “Đời người xưa nay ai không chết, để lại tâm đan chiếu sử xanh”. Cuộc đời chúng ta đều là một chữ “chết”, đến lúc chết, bất luận quý vị làm quan lớn đến đâu, có tài sản nhiều đến đâu, xinh đẹp đến đâu, gia thế quý vị tốt đến đâu, con cái hiếu thuận đến đâu, có bao nhiêu nhà cửa biệt thự đi nữa, quý vị đều không đem theo được, chỉ có nghiệp theo thân, thiện nghiệp và ác nghiệp chúng ta đã tạo một đời sẽ theo quý vị, quý vị sẽ theo nghiệp lực này mà bị dẫn dắt. Tôi nói sau khi tôi học rồi đã hiểu rằng chỉ có nguyện lực mới có thể thay đổi nghiệp lực của chúng ta, chỉ có niệm Phật mới có thể tiêu trừ túc nghiệp của chúng ta. Cho nên thật sự là tôi đến hộ trì pháp sư Định Hoằng là bởi vì khi vừa học Phật chưa được mấy năm, tôi đã từng phát nguyện này, tôi hy vọng có thể làm hộ pháp, giống như viện trưởng Hàn Anh hộ trì chánh pháp vậy, hy vọng có thể giống Quan Thế Âm Bồ tát vậy, giúp đỡ càng nhiều bạn học, giúp đỡ họ, bởi vì sư phụ thượng nhân của chúng ta giảng kinh, bất luận là Quan Thế Âm Bồ tát cũng vậy, Phổ Hiền Bồ tát cũng vậy, Văn Thù Bồ tát cũng vậy, chỉ là danh xưng của một học vị, bất kì người nào hành vi của họ đạt đến tiêu chuẩn của học vị này rồi họ liền có thể xưng danh xưng này, giống như trong đại học chúng ta có người học văn học, học lịch sử, học triết học, học vật lý, quý vị phải đạt được yêu cầu của kì thi đại học vật lý học, quý vị sẽ nhận được học vị cử nhân chính quy của vật lý học, chính là như vậy. Tôi thật sự là bởi vì khá là có duyên với Quan Thế Âm Bồ tát, bởi vì khi 16 tuổi lần đầu tiên tôi đến Phổ Đà Sơn bái Quan Âm Bồ tát, bức tượng Phật đầu tiên thỉnh về cũng là Quan Thế Âm Bồ tát, câu nói đó của ngài tôi vẫn thường ghi nhớ bên tai “Ngàn nơi khẩn cầu ngàn nơi ứng, biển khổ làm thuyền độ người qua”, cho nên tôi cảm thấy then chốt là chính mình phải có phát tâm như vậy. Quý vị nói tôi không phát được tâm lớn như vậy, chúng ta liền phát một tâm nhỏ, vì gia đình này của mình, vì tổ tiên của chúng ta, mình hãy làm một người nữ tốt, làm một người nữ có đức hạnh, đây chẳng phải là một việc tốt sao? Một đời này chúng ta sẽ sống rất có ý nghĩa, không để lãng phí thời gian trong những việc nhạt nhẽo, đánh mạt chược, đi dạo, nói chuyện thị phi người này người kia, có thời gian đó thì thường xuyên đọc sách, thường xuyên nghe kinh, thường nói chuyện cùng con cái, có thể thật sự câu thông với nhau. Thời gian trôi qua rất nhanh. Được, chúng ta nghỉ ngơi một chút trước nhé! Đợi lát nữa chúng ta sẽ giảng tiếp tiết học sau.

Được, chúng ta cùng tiếp tục học tập. Sự thực hành cụ thể của giáo dục gia đình nằm ở ngôn truyền thân giáo của người mẹ, nhất ngôn nhất hành của người mẹ tức là trong vô hình đã đang dạy con cái quý vị, quý vị dạy hay không, em sẽ nhìn vào, các em đều như vậy. Quý vị nói trong nhà mỗi ngày quý vị đều dọn dẹp rất là sạch sẽ, rất là ngăn nắp, điều con trẻ chính là như vậy, tập thành thói quen rồi, đột nhiên các em đến một căn phòng lộn xộn không chịu được, các em sẽ thấy kì kì, sẽ rất tự nhiên mà muốn đi dọn dẹp. Nếu quý vị làm mẹ mỗi ngày đều đoan đoan chánh chánh, ngôn ngữ rất an tường, rất hoan hỉ cùng người khác làm thiện, hành thiện bố thí, quý vị không cần dạy, nhưng mà thật sự ra quý vị đang dạy con của mình, các em sẽ làm như vậy, các em không hay không biết trong môi trường như vậy đã chuyển biến một số tập tính không tốt của các em. Cho nên người mẹ mặc quần áo thế nào, ăn cơm thế nào, dọn dẹp nhà cửa thế nào, nói năng thế nào, thậm chí là đi đứng thế nào đều sẽ ảnh hưởng đến con quý vị. Quý vị vội vàng hấp tấp, không nhìn trước ngó sau, các con của quý vị cũng sẽ chạy tới chạy lui, không có chương pháp. Bây giờ chúng ta nhìn thấy, quý vị coi tôi lần này, đây là lần đầu tiên tôi đi tàu điện, tôi rất ít ra khỏi nhà, muốn đi nhanh, quý vị coi ngoài máy bay ra, đoạn đường gần thì là đi xe, đây là lần đầu tiên đi tàu điện. Lúc mới bắt đầu tôi còn tụng kinh, tôi tụng tới bộ thứ 3 thì thật sự không tụng được nữa, tại sao? Trợ lý cùng đi với tôi tới đây cũng biết, chỗ ngồi ở phía sau tôi không ngừng bị một em bé lấy chân đạp vào, sau đó tôi quay đầu lại, bởi vì tôi để ý đã nói với em đó mấy lần rồi, em cùng với bà nội và mẹ của mình ngồi ở phía sau, hơn nữa cũng rất lớn rồi, cũng khoảng được bảy tám tuổi rồi. Trợ lý của tôi cũng đã nói rất nhẹ nhàng, đừng có lấy chân đạp cái ghế nữa, nói 2 lần cũng không ích gì, tôi quay đầu lại nhìn, nhìn có vẻ không có ích gì nữa vậy thì không tụng kinh nữa, không tụng kinh thì chuyển qua niệm Phật, niệm Phật một lúc cũng không niệm được nữa, vậy thì chuẩn bị bài. Chuẩn bị bài, tôi liền nghĩ, sao mà xa thế này, sao mà vẫn chưa tới, nhưng mà lúc đó thật sự tôi đã rất cảm khái, bởi vì trong toa xe của tôi, phàm là những em bé tôi nhìn thấy được, quý vị không nhìn thấy một em nào hết sức yên tĩnh, tường hòa, những em nhìn rất có định lực, bé trai bé gái đều bao gồm hết, một em cũng không có, rất là ồn ào. Trong giáo dục văn hóa truyền thống của chúng ta cũng vậy, mọi người đừng có hễ nhắc tới văn hóa truyền thống liền liên hệ ngay tới thời cổ đại, không phải như vậy. Chúng ta phải hiểu rõ, hai chữ truyền thống này là có ý nghĩa gì, truyền là truyền thừa, sự truyền thừa này có nghĩa là, chúng ta là người có tổ tiên, chúng ta là con cháu Viêm Hoàng, chúng ta không phải là không biết tổ tiên của mình là ai, dân tộc Trung Hoa là một dân tộc rất vĩ đại, làm người Trung Quốc thì phải nên hết sức tự hào. Chúng ta biết là Trung Quốc vào 1000 năm trước đây là một đất nước đẳng cấp nhất thế giới, nó siêu việt tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, không phải 10 lần, trăm lần, mà là mấy ngàn lần. Vào lúc đó, quy mô thành thị của Trung Quốc, trình độ hiện đại hóa căn bản là chúng ta bây giờ không thể tưởng tượng được. Vào thời đại đó của nó, văn minh của nó, tố chất của nó, trên cả thế giới đều là đứng hạng nhất. Quý vị có thể nhìn xem, thương gia của Venice Italia ông viết về Trung Quốc du kí như thế nào, ông không phải nói có một cường đạo chạy đến một hòn đảo sau đó đã chiếm lĩnh và phát triển thành một dân tộc, không phải như vậy. Nó thật sự là có sự truyền thừa văn hóa, văn minh của nó, kĩ thuật của nó, tố chất con người của nó không phải điều mà người bây giờ tưởng tượng được. Cho nên chúng ta nhìn xem người Trung Quốc chúng ta bây giờ, bản thân chúng ta không cảm thấy buồn sao? Tháng 3 sang năm chúng tôi còn phải phát khởi một pháp hội niệm Phật học giới gồm 3200 người tổ chức ở Ma Cao, tới lúc đó pháp sư Định Hoằng và luật sự Quả Thanh sẽ giảng giới trong suốt quá trình. Trước khi đến đây tại sao tôi lại mệt như vậy? Bởi vì tháng 9 pháp hội vừa viên mãn, pháp sư Định Hoằng là ngày 15 rời khỏi Hồng Kong, một tuần khi pháp hội vừa viên mãn đều đang hộ trì tăng đoàn, thật sự là rất vất vả, nghĩa công của chúng tôi lại không nhiều, ngày 15 thầy rời đi, chúng tôi liền bắt đầu xác định sân bãi cho pháp hội sang năm và đại cương cho cả việc tổ chức pháp hội sang năm. Trong lúc tổ chức thì tôi đã nêu ra một điểm, tôi nói hướng dẫn cho tất cả cư sĩ đồng tu đến tham gia pháp hội học tập việc làm sao để văn minh du hành. Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì tôi cũng có ra nước ngoài, khi giảng dạy thì tôi có chia sẻ với mọi người, năm 2007 tôi đến nước Mỹ, đã đi rất nhiều thành phố, ở lại nước Mỹ được một tháng, từ Los Angeles đến San Francisco, đi qua rất nhiều thành phố. Khi đi dạo cửa hàng hoặc là khi làm gì đó, người ta không nghĩ rằng quý vị là người Trung Quốc, tại sao vậy? Cảm thấy quý vị ăn mặc tốt một chút, nói năng văn minh một chút, tiếng Anh cũng khá khá một chút, lần đầu tiên liền hỏi quý vị có phải người Nhật Bản không, thật sự là đã đích thân hỏi tôi như vậy, Are you Japanese, cô là người Nhật Bản hả? Không phải. Lần thứ hai hỏi “Cô có phải người Hàn Quốc không?”. Tôi nói không phải. Lần thứ 3 hỏi tôi có phải người Đài Loan không? Tôi nói không phải. Sau đó hỏi tôi có phải người Hồng Kong không? Không phải. Trải nghiệm của tôi ở trong một nơi mua sắm, khu mua sắm đó tên là Mary hay là Ma gì gì đó, một hệ thống mua sắm của nước Mỹ. Sau cùng tôi nói tôi là người Trung Quốc đại lục, ông ấy không tin. Cho nên sau đó lại có người hỏi tôi, tôi không để họ đoán nữa, tôi trực tiếp nói với họ, tôi là người Trung Quốc đại lục. Ở nước Mỹ thật sự là quý vị sẽ nhìn thấy những người cầm điện thoại nói chuyện rất ồn ào là người Trung Quốc, ngồi trong sân bay cầm một tô mì gói ở đó mà ăn không hề để ý gì hết là người Trung Quốc, khạt nhổ bừa bãi là người Trung Quốc, đi toilet thậm chí là lần này chúng tôi đi Ma Cao xem sân bãi, tôi vào một nhà vệ sinh ở bến cảng thì nhìn thấy đoàn du lịch đến từ đại lục của chúng ta, có nhóm người nữ họ lại đem giấy vệ sinh vứt ra bên ngoài, rõ ràng là có thùng rác, không vứt, ồn ào rất lớn tiếng, bởi vì ở trong quốc tế một quy phạm về văn minh là thế nào? Họ đặc biệt không thích việc lớn tiếng ồn ào như vậy ở nơi công cộng, họ gọi điện thoại cũng đều sẽ dùng tay che lại thế này, nói rất nhỏ tiếng, nói chuyện đều rất nhẹ nhàng, không phải chỉ có người Nhật là như vậy, quý vị đến nước Mỹ cũng là như vậy, ở nơi công cộng, đi ra nước ngoài đều là như vậy. Người Trung Quốc chúng ta không biết là do không nghe thấy đối phương nói chuyện hay là thế nào, giọng nói rất là lớn. Cho nên ở bên cạnh tôi có một nghĩa công người miền Nam, trước đây tôi luôn nói giọng cô ấy lớn quá, mấy ngày trước cùng tôi đi Ma Cao, nhìn thấy những du khách trong đoàn du lịch trong nước chúng ta, cô nói “Cô giáo cô nhìn họ kìa, giọng của tôi không hề lớn chút nào”, tôi nói đúng thật vậy. Tôi không phải nói những người chưa học Phật này, tức là đệ tử học Phật chúng ta, bất luận là nam chúng hay nữ chúng, nhất là nữ chúng, thật sự là có rất nhiều rất nhiều vấn đề. Làm sao để khiến hình tượng bên ngoài của chúng ta biểu hiện khá là có lễ tiết, chúng ta còn chưa nhắc tới phụ dung, phụ ngôn, phụ công, phụ đức, tứ đức này có thể chúng ta còn lâu lắm mới đạt được tiêu chuẩn, nhưng mà căn bản nhất là lễ độ tu dưỡng quý vị phải làm được. Chúng ta xếp lớp ra ngoài, không thể chen lấn. Quý vị rõ ràng là ở lớp này, hôm qua chúng ta xếp lớp, người ở bên cạnh tôi phải đợi lớp của chúng tôi ra rồi, cô ấy mới ra, cô lại kéo tôi một cái, chen vô trước mặt tôi, tôi liền nhìn nhìn cô, cô không có cảm giác gì hết cứ thế mà đi ra, việc này đều phải chịu nhân quả. Trong pháp đường, nghe giảng, chúng ta hôn trầm đó là không còn cách nào, nghiệp chướng. Còn trong tình hình không hôn trầm thì không thể nào loạn động. Hôm qua chúng ta còn tụng “Thường lễ cử yếu”, khi đang ngồi thì không duỗi chân, nguyên văn là nói thế nào, tức là không được để chân duỗi ra phía trước thế nào. Hôm nay khi chúng ta đang dùng trai, một nữ đồng học ngồi đối diện tôi hai chân đã duỗi ra như vậy, sau đó ngậm miệng lại niệm Nam mô A Di Đà Phật, không thể nào như vậy. Chúng ta học rồi, học một điểm thì dụng tâm mà học, sau đó đối với chính mình, thật ra tôi như vậy là không đúng, tôi đối trước mọi người, những lúc giảng dạy thì mọi người đừng để trong tâm nhé, tức là có thì sửa, không có thì khích lệ. Tại sao có lúc tôi phải nói? Không phải đang soi khuyết điểm của mọi người, bởi vì có những lúc, kể cả bản thân tôi cũng vậy, tôi đã phạm lỗi mà lại không biết. Hôm qua ni sư có bảo tôi đến phòng phương trượng, nói đến sau cùng cô liền cười, cô nói “Tịnh Du cô có biết pháp hội lần này cô có vấn đề gì không?”. Tôi nói “Ni sư, con đảnh lễ sám hối với ni sư”, tôi nói “Vừa mới kết thúc là con biết ngay”, tôi thật sự là chí tâm sám hối, sau này mãi mãi không phạm nữa, một đời này nhất định sẽ không tái phạm nữa, bởi vì không giảng pháp thì không thể nào đăng pháp tọa, bởi vì tôi chỉ làm bài tổng kết, đây là thật sự sám hối, tức là không sợ phạm lỗi, ai cũng đều sẽ phạm lỗi, người không phải thánh hiền, không sai sao được, người không phạm lỗi chắc chắn đã thành Phật rồi, chỉ có Phật mới không phạm lỗi, có thể Bồ tát bởi vì còn tập khí nên cũng đều phạm lỗi, phạm lỗi không có gì mà xấu hổ hết, cũng không có gì mà cảm thấy bị rớt giá, có lỗi với người khác, không có. Phạm lỗi rồi, thẳng thắn khảng khái mà thừa nhận, rồi sửa, sau này không tái phạm nữa, đây chính là anh hùng thật sự, đây chính là người tu hành thật sự. Người tu hành không phải nói là không có lỗi, họ có những mà họ sửa, họ chắc chắn là sau khi sửa rồi sẽ không tái phạm nữa, bất đắc dĩ có những lúc tập khí phạm nữa, thành tâm sám hối, chắc chắn là như vậy.