Thanh quan Hải Thụy

Khi tôi làm việc ở Hải Khẩu, nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử của Hải Khẩu chính là Hải Thụy, ông là trung thần thời nhà Minh. Có một vở kịch rất nổi tiếng là “Hải Thụy từ quan”. Hải Thụy là một vị quan vô cùng thanh liêm, những nơi ông đến, vẫn chưa thông báo, nhưng những kẻ cường hào, quan tham của địa phương đều phải lánh đi, bởi họ biết Hải Thụy nhất định sẽ chỉnh đốn nghiêm khắc. Cho nên, những nơi mà Hải Thụy quản lý, nhân dân đều vô cùng yêu mến ông. Khi tôi đến thăm mộ của Hải Thuy, vừa mới bước vào, đã thấy bức hoành phi để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc, Hải Thụy viết rằng: “Dù thịt nát xương tan cũng không màng, nhưng phải lưu tiếng thanh bạch trong nhân gian”. Các bậc trí thánh thời xưa luôn đặt đức hạnh ở trong tim, mong muốn sẽ làm phúc cho dân, mong muốn có thể làm gương cho đời sau, có như thế mới xứng đáng với lời dạy của bậc thánh hiền. Triều đình cũng hiểu được lòng trung thành của Hải Thuỵ, nên khi tuổi đã già vẫn mời ông đến Nam Kinh làm quan, sau đó thì ông tạ thế ở Nam Kinh. Người thời xưa đều muốn lá rụng về cội, nên đưa thi hài của ông trở về Hải Nam. Trong quá trình di dời, cả thành Nam Kinh không một bóng người, đau thương như chính cha đẻ, người dân như mất đi cha mẹ của chính mình, vô cùng đau lòng, như đưa tiễn Hải Thụy trở về cố hương. Từ câu chuyện của Hải Thụy, chúng ta có thể cảm nhận được, chỉ cần yêu dân với lòng chân thành, thì nhất định sẽ nhận được sự yêu mến của người dân.

 

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)