Khi tôi thăm quan khu tưởng niệm Lâm Tắc Từ, vừa bước vào cửa đã nhìn thấy hai câu này: “Lợi cho nước nhà dù sống chết không màng, lẽ nào vì phúc họa mà lánh đi sao”. Nếu như có một điều thật sự có lợi ích cho nước nhà, thì dù có mất đi mạng sống, dù có phải gặp tai họa, thì ông cũng dũng cảm xung phong đi làm. Lâm Tắc Từ có được thái độ xử thế như vậy, cho nên những điều ông làm hầu như đều là người bình hường không làm được. Chúng ta thấy được quyết tâm đoán nha phiến của Lâm Tắc Từ, nếu không đốt sạch nha phiến thì không biết người Trung Quốc sẽ ra sao? Những năm cuối đời Thanh, chính vì hút nha phiến mà người Trung Quốc bị xem là Đông Á bệnh phu. Lâm Tắc Từ không màng trở nại, cũng chỉ vì lợi ích giang sơn xã tắc, mà cách mà ông tiêu hủy nha phiến lại không phá hoại môi trường tự nhiên nào hết, cho nên Lâm Tắc Từ đã làm được “bảo vệ môi trường” từ mấy trăm năm trước. Phương pháp này từ đâu mà có vậy? Từ lòng chân thật, chân thật muốn làm tốt một việc nhất định sẽ tìm được cách thức tốt. Sau này, khi Lâm Tắc Từ gặp phải nghịch cảnh, bị lưu đầy đến vùng Tân Cương hẻo lánh, nhưng ông ở đó không vì khó khăn mà giảm đi quyết tâm vì dân phục vụ của ông. Ông ở nơi hẻo lánh, mà vẫn kêu gọi phát triển thủy lợi, làm phúc cho người dân nơi xa xôi. Kỹ thuật làm nông nghiệp của họ cùng với kỹ thuật thủy lợi mà Lâm Tắc Từ hướng dẫn họ, ngày nay vẫn được người dân ở vùng Tân Cương, Cam Túc sử dụng.
CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)