Tăng Sâm chịu đòn

Thời Xuân Thu, có người con hiếu thảo tên là Tăng Sâm. Có một lần, cha cậu rất tức giận, muốn trừng phạt cậu, liền tiện Tay lấy một thanh gỗ rất to bên cạnh đánh cậu, cậu rất ngoan ngoãn, không hề cử động, “Cha mẹ trách, phải thừa nhận”, liền ngoan ngoãn ở đó để cho cha đánh đòn. Người cha vì rất tức giận mà đánh cậu đến ngất đi.

Khổng Phu Tử biết được việc này, liền nói với Tăng Sâm, “Con làm thế này, chính là bất hiếu”. Tăng Sâm thấy mình rất ngoan ngoãn, “Cha mẹ trách, phải thừa nhận”, đến chạy còn không chạy, sao lại bất hiếu chứ? Khổng Phu Tử mới nói, “Giả sử cha cậu lỡ tay đánh chết cậu, thì ai đau lòng nhất”, đó chính là cha mẹ, “Đòn đau là phải chạy”, chính là mau mau mà đi, phải học một cách linh hoạt chứ. Cho nên chúng ta học kiến thức cũng phải linh hoạt, phải biết ứng biến. Giả dụ, hôm nay chúng ta vừa mới phạm lỗi, bị cha mắng, thì lúc này chúng ta phải “Cha mẹ dạy, phải kính nghe”. Nhưng khi cha bị bệnh tim, càng thấy mình thì càng tức giận, lúc này lại không được đứng ở đó, mà phải mau rời đi. Điều này nói lên rằng, chúng ta phải biết quan sát tình huống, một mực nghĩ cho cha mẹ.

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)