Trân trọng kính mời Quý vị đọc cuốn sách quý:
HỌC THEO LỜI DẠY CỦA THÁNH HIỀN ĐỂ THAY ĐỔI VẬN MỆNH CUỘC ĐỜI (2 TẬP)
Chủ giảng: Thầy giáo -Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Dịch giả: Tống Như Cường
Mục lục
Tại sao phải học lời giáo huấn của Thánh Hiền
Làm thế nào để thay đổi vận mệnh
Thứ nhất, thể xác và tinh thần bất an
Thứ hai, gia đình không ngừng mâu thuẫn, tỷ lệ ly hôn cao
Thứ tư, vấn đề nạo phá thai bừa bãi
Trong gia đình, điều quan trọng nhất là dạy bảo tốt con cái
Văn hóa truyền thống là văn hóa yêu thương
1. “Phụ tử hữu thân”
3. “Phu phụ hữu biệt”
1. Hiếu
3. Trung
4. Tín
5. Lễ
6. Nghĩa
7. Liêm
8. Sỉ
9. Nhân
10. Ái
11. Hòa
12. Bình
TẬP 1
Kính thưa quý vị lãnh đạo, các bậc tiền bối, các bậc phụ huynh và các anh chị em! Chúc mọi người buổi sáng an lành!
Tôi rất vinh dự được tham gia công cuộc hoằng dương văn hóa truyền thống lần này do Đại học Đại Đồng chúng ta tổ chức, để cho những người học sau có được cơ hội học tập. Chúng ta có thể cảm nhận được, như trong “Kinh Thi” có nói đến rằng người quân tử chính là hạnh phúc và lợi ích của nhân dân. Một vùng, một trường học chỉ cần nhân duyên có được một người quân tử làm lãnh đạo thì người của vùng này, người của trường học này tốt phúc.
Chúng ta đều biết rằng, ông Tiêu – Cục Trưởng Cục thuế đất Đại Đồng dẫn đầu trong công cuộc hoằng dương và thực hành văn hóa truyền thống. Đơn vị của họ đã trở thành tấm gương cho Cục thuế đất của toàn tỉnh Sơn Tây, thậm chí là tấm gương cho Cục thuế đất trên cả nước. Họ đều có đạo đức và đơn vị của họ từ xưa đến nay không có tội phạm.
Cho nên, nếu như một vị lãnh đạo có đạo đức thì cả một vùng được phúc. Trường học Đại Đồng của chúng ta dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng Thường, Hiệu trưởng Trương, còn có Trưởng ban Lý, hơn 32.000 sinh viên khi học đại học đều được đi sâu vào học tập lời giáo huấn của văn hóa truyền thống. Những sinh viên này có thể đứng ở trên trí tuệ năm nghìn năm của Tổ tiên chúng ta để xây dựng giày thể thao dior cuộc đời hạnh phúc của mình. Cho nên, có thể nói những vị lãnh đạo trường học này có công đức vô lượng. Chúng ta hãy dành một tràng vỗ tay nhiệt liệt hoan hô những vị lãnh đạo trường học này.
Thực sự chúng ta nên đại diện cho sinh viên, thậm chí đại diện cho phụ huynh, đại diện cho Tổ tiên của họ gửi lời chào đến các vị lãnh đạo của trường. Đây được gọi là: “Làm quan một lúc tạo phúc một vùng”. Cho nên, khi có những sinh viên đại học này của chúng ta, sinh viên năm thứ nhất mới đến thì nhà trường lại tổ chức những buổi học như thế này. Bản thân tôi nhớ lại, khi mới là sinh viên đại học năm thứ nhất thì tôi không có cái duyên thù thắng như vậy để học lời giáo huấn của Tổ tiên chúng ta.
Thoáng một cái mười năm đã trôi qua, tôi còn nhớ khi là sinh viên năm thứ nhất, tôi đã gặp một người bạn cùng học. Người bạn học này nói rằng: “Trong tiếng Anh, “đại học” là “university”. Tiếp theo người bạn học này nói ý nghĩa của “university” là học đại học thì tiếng Trung đọc chệch ra thành “tự do chơi bốn năm”, đó là để cho sinh viên vui chơi trong bốn năm. Thời đó còn trẻ tuổi, không có khả năng phán đoán, nhận xét cho nên không ít sinh viên cứ theo đó mà bắt đầu vui chơi. Họ vui chơi đến nỗi đã hoang phí mất bốn năm thời gian.
Cho nên, khi nhìn thấy các sinh viên mới bắt đầu bước vào đại học năm thứ nhất mà đã được học tập lời giáo huấn của Tổ tiên thì chúng tôi vừa vui mừng lại vừa cảm thán. Cảm thán điều gì vậy? Chúng tôi hy vọng sinh viên năm thứ nhất trên cả nước cũng đều giống như sinh viên của trường Đại học Đại Đồng chúng ta, bắt đầu từ năm học thứ nhất đã được học tập văn hóa truyền thống. Chúng tôi tin rằng học tập trong bốn năm thì khi các sinh viên tốt nghiệp ra ngoài đời cũng đều là nhân tài lương đống, trụ cột cho các ngành, các nghề. Cho nên các bạn sinh viên cần phải chăm chỉ học tập, đừng phụ sự dụng tâm vất vả của cha mẹ và của các thầy lãnh đạo nhà trường.
********************
Tại sao phải học lời giáo huấn của Thánh Hiền?
Mục đích giao lưu với mọi người ngày hôm nay là học theo lời giáo huấn của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đời. Chúng ta hãy xem tại sao lại phải học. Trong “Tam Tự Kinh” có nói rằng: “Nhân bất học, bất tri đạo. Nhân bất học, bất tri nghĩa”, một người không được học thì họ có biết phải hiếu thảo không?
Tôi còn nhớ ở Đông Bắc có một nhà doanh nghiệp, ông ta vốn cho rằng mình rất có hiếu. Tại sao vậy? Bởi vì trong tất cả anh chị em thì ông ta là người biếu mẹ nhiều tiền nhất. Đây là nhận thức của ông ta. Khi chưa học thì ông ta cảm thấy mình là người con hiếu thảo. Nhưng sau khi học xong, ông ta nói rằng ngoài mỗi việc ông biếu mẹ nhiều tiền nhất thì khi nói chuyện với mẹ, ông rất không lễ phép, rất không có lễ độ.
Trong “Đệ Tử Quy” nói rằng đối với cha mẹ của mình, chúng ta phải “di ngô sắc, nhu ngô thanh” (mặt ta vui, lời ta dịu). Ông ấy đối với anh chị em cũng rất hung dữ. Ông lại thấy trong “Đệ Tử Quy” nói: “Huynh đạo hữu, đệ đạo cung. Huynh đệ mục, hiếu tại trung” (Anh thương em, em kính anh. Anh em thuận, hiếu trong đó). Anh em không hòa thuận sẽ làm cho cha mẹ bận tâm nhất. Ông ấy lại xem được những tấm gương trong “Nhị thập tứ hiếu”, ông cảm thấy mình kém rất xa và đã sinh lòng hổ thẹn. Cho nên, người không học thì thực sự không biết được đạo lý làm người. Sau khi học xong, ông đã hạ quyết tâm sửa chữa lỗi lầm khi xưa.
Ông ấy là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Khi về nhà, ông đã lấy một chậu nước nóng và giúp mẹ của mình rửa chân. Điều này thật không đơn giản, học xong lập tức phải làm ngay, lập tức phải thực hiện. Đây là thái độ vô cùng đáng quý. Khi ông chuẩn bị xong chậu nước nóng, muốn giúp mẹ rửa chân, nhưng khi ông vừa mới đến trước mặt mẹ và nói rằng: “Mẹ à! Con rửa chân cho mẹ” (giọng điệu vẫn chưa được nhẹ nhàng lắm), thì mẹ của ông giật nẩy mình và lập tức xoay chín mươi độ: “Ái dà! Mẹ không dám để cho Chủ tịch Hội đồng quản trị rửa chân!”.
Người có trí tuệ nghe câu nói này thì phải nghe ra cái học vấn ở trong đó. “Mẹ không dám để cho Chủ tịch Hội đồng quản trị rửa chân”, xin hỏi: Người ở trước mặt bà là con trai bà hay là Chủ tịch Hội đồng quản trị? Đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Cho nên, cái dáng điệu kiêu ngạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị này về đến nhà thì vẫn là Chủ tịch Hội đồng quản trị như cũ. Như vậy thì đương nhiên làm cho người mẹ sợ phát khiếp: “Sao lại dám để cho Chủ tịch Hội đồng quản trị rửa chân!”. Cho nên, từ lời nói này của người mẹ, ông ấy cũng cảm nhận được rằng bản thân mình từ rất lâu đến nay đã đối xử với mẹ rất ngạo mạn, trong lòng luôn luôn nghĩ rằng mình là người hiếu thảo nhất, là người biếu mẹ nhiều tiền nhất. Ông luôn luôn có rất nhiều yêu cầu đối với mẹ. Nếu người mẹ không nghe theo yêu cầu của ông thì có lẽ ông sẽ tức giận.
Sau khi học được những điều từ trong đạo hiếu thì ông đã bắt đầu điều chỉnh lại bản thân. Con người làm thế nào để thay đổi vận mệnh? Đó là sửa chữa lỗi lầm của chính mình, sửa chữa thói quen xấu của chính mình thì vận mệnh sẽ bắt đầu thay đổi.
Anh chị em của ông vốn không hòa thuận. Có một lần đúng vào ngày 30 Tết, ông đã chuẩn bị một bàn tiệc với số tiền là mười nghìn Nhân dân Tệ để mời anh chị em của ông đến ăn cơm. Kết quả là ông cứ ở đó mà đợi vì anh chị em một nửa người cũng không đến. Ông ấy ở đó mà lửa giận bốc lên ngùn ngụt: “Mình là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Mình mời mọi người đến, lại phải tốn nhiều tiền như vậy để chuẩn bị tiệc rượu, vậy mà không có ai nể mặt”.
Quý vị xem ông ta nghĩ như vậy có lý không. Thực ra, nếu chúng ta không được học Kinh điển thì dù nghĩ như thế nào, chúng ta cũng đều cảm thấy mình có lý. Nhưng khi đối chiếu với Kinh điển, các bậc Thánh Hiền đã dạy chúng ta rằng khi gặp phải bất cứ việc gì thì cũng phải “hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”. Chúng ta làm bất cứ việc gì nếu không được như ý muốn của mình, cho dù mình bỏ công sức ra mà không gặt hái được kết quả tốt thì cũng không nên trách cứ người khác mà phải suy xét lại bản thân. Chữ “chư” này có nghĩa là “ở”, phải suy xét lại ở chính bản thân mình.
Anh chị em không dám đến là kết quả. Nguyên nhân không phải là tiệc rượu của ông ấy không ngon. Nguyên nhân là do mấy chục năm nay, người anh trai này đều vênh mặt, hất hàm sai khiến đối với người khác, rất ngạo mạn, làm người ta rất khó chịu, nhìn thấy đã phát run. Khi bình tĩnh lại, ông ấy đã nói: “Phản cầu chư kỷ, vẫn là cái lỗi của mình, không thể vì có nhiều tiền mà ỷ nhiều tiền ức hiếp người khác. Như vậy là không đúng”. Kết quả, đích thân ông gọi điện thoại cho anh chị em của mình. Khi nối được điện thoại thì ông lập tức nói lời xin lỗi với anh chị em của ông: “Bao nhiêu năm nay đều là do anh không đúng, là anh không tốt, các em tha lỗi cho anh”. Ông ấy nói rằng, cùng lúc đó thì người em trai của ông ở đầu dây bên kia đã khóc nức nở.
Thực ra mọi người thử nghĩ lại xem, khi còn nhỏ anh em cũng đều đồng lòng. Có một lon nước ngọt ngon lành thì người này tiếp đến người kia uống từng hớp với nhau rồi hỏi nhau rằng: “Uống có ngon không?”. Sao quý vị không có phản ứng gì hết vậy? Xin hỏi mọi người uống có ngon không? Uống ngon phải không? Xin hỏi mọi người: Hiện nay mỗi người một lon nước ngọt uống ngon hay cái lon nước của thời ngày xưa khi bốn, năm anh em cùng uống với nhau ngon hơn? Bốn, năm người cùng uống chung thì ngon hơn đúng không?
Quý vị thấy đó, sự vui vẻ và hạnh phúc thực sự chưa chắc đã liên quan đến việc có tiền hay không có tiền. Tình cảm chân thành đó, tình thân đó đi theo cả một cuộc đời của chúng ta. Khi nghĩ tới cha mẹ, nghĩ tới anh em thì sẽ có động lực ùn ùn không dứt, sẽ có một loại sức mạnh ủng hộ vĩnh viễn không ngừng nghỉ. Cho nên, từ câu chuyện của nhà doanh nghiệp ở Đông Bắc này, ông ấy đã làm cho chúng ta cảm nhận được rằng, con người nếu như không có sự học tập này thì thực sự sẽ không biết mình sai ở điểm nào, không biết mình kém với Thánh Hiền ở điểm nào.
Cho nên, học rất quan trọng. Tuy nhiên, tại sao lại phải học những lời giáo huấn của Thánh Hiền? Tôi học những điều khác không được sao? Tôi còn nhớ khi ở trên đảo Tần Hoàng, tôi đã hỏi một câu: “Xin hỏi mọi người rằng, khi quý vị lấy được một món rất ngon mà quý vị thích ăn nhất thì ý nghĩ đầu tiên của quý vị là nghĩ đến điều gì?”. Mọi người cũng đều có ý nghĩ chứ. Khi tôi vừa hỏi xong thì một người thanh niên khoảng 30 tuổi ngồi ở giữa hàng ghế đầu tiên đã nói rằng: “Phải mau chóng mà ăn!”. Ở hàng ghế giữa có một người phụ nữ khoảng 40 tuổi thì nói: “Để cho con cái ăn!”. Người mẹ nào cũng đều yêu thương con cái. Tuy nhiên, yêu thương cũng phải có trí tuệ. Đúng vậy không? Quý vị cho con cái ăn, ông bà nội ở bên cạnh không được ăn, vậy thì cái đạo hiếu này làm sao mà dạy đây! Thực ra, nếu chúng ta có đồ ăn mà đầu tiên là dành cho con cái chứ không dành cho ông bà thì con sông lịch sử 5.000 năm sẽ làm cho người ta cười đến gãy cả răng cửa. Những hành vi của thời này khiến cho người ta cười đến chết thì hiện nay lại được coi là rất bình thường.
Cho nên, nếu không truyền thừa những lời giáo huấn của Tổ tiên thì thực sự chúng ta cũng không biết điều gì là tốt, điều gì là xấu. Hành vi này không biết sẽ tạo ra kết quả gì cho gia đình. Chúng ta là người làm cha mẹ thì một lời nói, một hành động của mình cũng đều trở thành nền nếp gia phong của chúng ta. Xin hỏi: Bây giờ chúng ta không mời ông bà ăn thì con cái sẽ không học được đạo hiếu, vậy chúng sẽ học được điều gì? Chúng sẽ học được sự ích kỷ, tự tư tự lợi. Sau này khi có món ăn ngon thì chúng sẽ cho ai ăn? Có phải chúng sẽ cho con cái của chúng ăn? Chúng ta không phải đợi lâu như vậy, bởi vì chúng sẽ cho bạn gái của chúng ăn, cho bạn trai của chúng ăn, còn cha mẹ của chúng thì sẽ bị để sang một bên.
Thưa các bạn sinh viên nữ! Nếu bạn trai của các bạn có thức ăn ngon cũng đều không nhớ đến cha mẹ của họ mà trước tiên đều nghĩ đến các bạn thì có tốt hay không? Sao các bạn không có phản ứng gì vậy? Đây cũng là sự phán đoán, nhận xét rất quan trọng. Phụ nữ hiện nay nếu không được học lời giáo huấn của Thánh Hiền thì sẽ không phán đoán được. Họ sẽ nói: “Chỉ cần bạn trai đối xử với mình tốt là được rồi”. Câu nói này là nghĩ không được sâu xa. Chỉ cần họ đối xử tốt với các bạn, còn đối với người khác không tốt thì sự yêu thương này của họ là giả dối. Họ đối với các bạn là có mục đích bởi vì các bạn trẻ đẹp, lại còn đang học ở Đại học Đại Đồng. Sau này các bạn ra ngoài đời sẽ có công việc tốt thì họ có thể dựa dẫm vào các bạn. Có đúng không nào? Nhưng mọi người cần phải chú ý rằng sau này nếu họ lại gặp được một người còn đẹp hơn, càng có nhiều tiền hơn thì liệu anh ta có thay lòng hay không? Các bạn đã tỉnh ngộ ra chưa?
Cho nên, trong “Hiếu Kinh” có một câu: Kinh điển là chân lý để phán đoán tốt xấu, thị phi. Chúng ta không học Kinh điển thì không thể mở mang được trí tuệ. “Hiếu Kinh” nói rằng: “Bất ái kỳ thân nhi ái tha nhân giả vị chi bội đức”, ngay đến cha mẹ mà họ cũng không yêu thương thì đạo đức của người này là giả tạo, họ đã làm trái với đạo đức. Cội rễ lớn nhất của đạo đức là lòng hiếu thảo. Khổng Tử cảm thán rằng: “Hiếu” là cội rễ lớn của đạo đức. Cho nên, bài giảng ngày hôm qua của Lữ Đạo đã khơi mở lòng hiếu của chúng ta, khơi mở căn bản phúc báo trong cuộc đời của chúng ta. Cả đời của một người có phúc hay không thì đầu tiên phải xem người đó có báo đáp đại ơn, đại đức của cha mẹ hay không.
********************
Ruộng phúc
“Ruộng phúc” là do tâm cày cấy. Cái gì được gọi là “ruộng phúc”?
Thứ nhất là “ân điền”, người biết ơn và báo ơn thì sẽ có phúc.
Thứ hai là “bi điền”, là người từ bi, nhân ái. Tâm lượng càng rộng thì phúc càng lớn.
Thứ ba là “kính điền”, tôn trọng tất cả mọi người, tôn trọng tất cả mọi việc mà họ phụ trách, quý trọng tất cả mọi tài nguyên, tất cả mọi vật dụng, rất là tiết kiệm. Đây được gọi là tôn trọng đối với mọi người và mọi sự vật. Người này chắc chắn cũng sẽ có phúc.
Chúng ta luôn luôn suy nghĩ xem tương lai, công việc của mình sau này có tốt không, gia đình của mình sau này có giàu có không. Thực ra những điều mà chúng ta nghĩ đến đều là kết quả. Muốn thu được kết quả như thế nào thì phải trồng cái “nhân” như thế ấy. Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Chúng ta ở đây mà lo nghĩ đến sự việc của tương lai thì điều này cũng chỉ là lo nghĩ một cách phí công, vô ích. Người thực sự hiểu biết thì chắc chắn sẽ làm thật chắc chắn để tu cái phúc của mình, để trồng ruộng phúc của mình thì hàng ngày phúc báo cũng đều tăng thêm. Cho nên những lời giáo huấn này vô cùng quan trọng: “Bất ái kỳ thân, nhi ái tha nhân, vị chi bội đức”.
“Bất kính kỳ thân”, không tôn trọng cha mẹ của mình mà lại tôn trọng người khác thì được gọi là “vị chi bội lễ”. Điều này là làm trái với đạo đức, lễ phép của một con người. Cho nên mọi người hãy suy nghĩ thật kỹ càng, rằng sự cung kính này của họ thực ra có đi kèm theo mục đích chứ không phải xuất phát từ lòng chân thành.
Vừa rồi tôi có nói đến người phụ nữ 40 tuổi nói rằng để dành món ngon cho con ăn. Điều này thì người làm cha mẹ nên có trí tuệ, phải nghĩ cho thông những đạo lý này. Nếu không thì sẽ trở thành “ái chi bất dĩ đạo”, quý vị yêu thương con cái mà không đúng với đạo đức thì sẽ là “túc dĩ hại chi dã”, quý vị càng yêu thương chúng thì ngược lại càng làm hại chúng.
Tôi xin đưa ra một ví dụ cho các quý vị. Xin hỏi mọi người rằng: Năm nghìn năm trở lại đây, cha mẹ của thế hệ nào là vất vả nhất? Thưa các bậc bề trên! Cha mẹ của thế hệ nào vất vả nhất? “Đó là thế hệ hiện nay”. Tôi không ép quý vị nói mà do quý vị tự nói đấy nhé. Quý vị thấy đó, thế hệ trước sinh bốn, năm người con cũng không vất vả như vậy. Hiện nay, cha mẹ chỉ nuôi một đứa con mà hàng ngày đều có rất nhiều phiền muộn. Quý vị xem, năm nghìn năm trở lại đây, cha mẹ vất vả nhất chính là thế hệ này của chúng ta. Vậy xin hỏi quý vị: Thế hệ nào dạy bảo con cái kém nhất? Tỷ lệ đầu tư và thù lao không tương xứng với nhau. Tại sao chúng ta bỏ ra càng nhiều mà hiệu quả lại càng không tốt như vậy? Cho nên, kết quả của sự cố gắng chưa chắc sẽ là kết quả tốt.
Quý vị phải dạy dỗ con cái từ căn bản, “quân tử vụ bản”. Quý vị không thể đảo lộn gốc với ngọn, đem cái ngọn không quan trọng ra dạy rất nhiều, còn cái gốc căn bản nhất thì lại không dạy. Như vậy thì làm sao mà dạy tốt được, bởi vì “hiếu” là cái gốc mà. Người của một, hai thế hệ này của chúng ta đã không được dạy bảo rồi. Dân tộc có nền văn minh lâu đời nhất từ năm nghìn năm nay đã biến thành dân tộc có tầm nhìn hạn hẹp nhất. Ví dụ như trong gia đình hiện nay xuất hiện việc chỉ vì mấy trăm đồng, mấy nghìn đồng mà con cái có thể giết hại cha mẹ, làm hại ông bà nội.
Đây là nguy cơ cho dân tộc chúng ta. Mỗi một con em của chúng ta đều phải có trách nhiệm nỗ lực thực hiện văn hóa truyền thống, phục hưng văn hóa truyền thống. Chúng ta không thể để những sự việc như vậy xảy ra nữa. Thế hệ trước của chúng ta có nhiều người con hiếu thảo, nhưng thế hệ này người con hiếu thảo không còn nhiều nữa. Hơn nữa, những người con hiếu thảo thời nay có khác một chút so với thế hệ trước. Thế hệ trước, con cái hiếu thảo với cha mẹ nên được gọi là “con cái hiếu thảo”. Thế hệ này gọi việc hiếu thảo với con trai, con gái là “hiếu thảo với con cái”.
Chúng ta nuôi con trai trở thành ông vua con, nuôi con gái trở thành bà Hoàng Thái Hậu. Khi chúng tức giận thì cả nhà đều lo sợ gần chết. Nói thẳng ra là thái độ này của con cái sẽ làm hại cả đời của chúng. Xin hỏi: Khi chúng đến công ty để đi làm thì có được thuận lợi không? Sau này chúng tổ chức gia đình có hòa thuận không? Chúng sẽ có phúc báo không? Một số cha mẹ có con gái tuổi cũng đã 20, 30 nhưng tính tình con gái của họ lại hay nóng nảy. Họ thường lải nhải rằng: “Mau gả chồng cho nó!”. Thực ra làm như vậy rất không có đạo đức. Đầu tiên quý vị phải dạy dỗ tốt con gái, nếu không quý vị sẽ hại một gia đình khác. Như vậy là không đúng. Cho nên không phải là “mau chóng gả chồng” mà phải là “mau chóng dạy dỗ con gái cho tốt”.
Chuyên mục “Cha mẹ thiên hạ” của chúng tôi có tiết mục chuyên biểu dương những người con dâu tốt. Xin hỏi mọi người: Những người phụ nữ được bình chọn là con dâu tốt đã đem giải thưởng lớn nhất dành tặng cho ai? Đó là dành tặng cho chính cha mẹ của họ. Lấy vợ phải xem mẹ vợ, mua bò phải mua con đuôi dài. Đây đều là kinh nghiệm của cuộc sống, là năng lực phán đoán của cuộc sống. Có phải mẹ của cô tốt thì con gái của bà đã được đảm bảo về chất lượng rồi không? Đó là bởi vì cô đã nhận được giáo dục gia đình tốt.
Vậy tôi xin hỏi mọi người: Hiện nay khi người nào đó tìm con dâu, tìm vợ thì có đến nhà của người ta để điều tra, kiểm tra Tổ tiên tám đời nhà người ta hay không? Việc này đều không có. Ngày nay chỉ cần đẹp là được rồi! Nhìn thấy sắc đẹp là họ mất hết trí tuệ, là bị những dục vọng này che lấp.
Tôi xin chia sẻ với mọi người tại sao Khổng Tử lại được sinh ra. Đó là bởi vì ông ngoại của Ngài có trí tuệ. Khổng Tử được sinh ra có liên quan đến ông ngoại. Quý vị cảm thấy tôi quá khoa trương chăng? Tôi xin chia sẻ với mọi người rằng điều này đã được ghi chép trong lịch sử. Khi kén rể cho con gái, ông ngoại của Khổng Tử đã điều tra Tổ tiên mấy đời của cha Khổng Tử là Thúc Lương Hột. Kết quả khi kiểm tra thì thấy Tổ tiên có rất nhiều Thánh nhân nên đời sau của ông tất sẽ xuất hiện Thánh Hiền. Vì vậy ông ngoại của Khổng Tử đã đem con gái gả cho cha của Ngài. Cho nên Khổng Tử mới được sinh ra. Chúng ta hãy vỗ tay cảm tạ ông ngoại của Khổng Tử.
Đoạn lịch sử này được ghi chép trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” – bộ sách quý để thay đổi vận mệnh. Có rất nhiều quốc gia đã coi bộ sách “Liễu Phàm Tứ Huấn” như bảo điển để trị quốc. Đó là những nước khác, vậy thì đất nước chúng ta càng phải quý trọng bộ sách này. Đó là sách quý mà Viên Liễu Phàm tiên sinh đời nhà Minh đã viết cho con cái của ông.
Cho nên, nếu không được dạy bảo thì “con cái hiếu thảo” sẽ đảo lộn biến thành “hiếu thảo với con cái”. Tiếp đến là sự quan trọng của việc làm người thì phải kính trọng với bậc bề trên, kính lão, trọng lão, kính trưởng. Mọi người thử nghĩ xem: Hơn 30 năm về trước, khi tôi còn bé, ông bà nội sống cùng với chúng tôi. Mỗi khi học đại học được nghỉ phép, chúng tôi về nhà thì động tác đầu tiên là đến phòng ông bà nội để hỏi thăm ông bà. Điều này cha mẹ chúng tôi cũng chưa từng dùng lời nói để dạy chúng tôi mà vì chúng tôi nhìn thấy mỗi lần cha mẹ về đến nhà cũng đều hỏi thăm sức khỏe ông bà. Cho nên chúng tôi cũng tiếp nhận sự ảnh hưởng một cách ngấm ngầm nên cũng vội vàng đến phòng ông bà nội để thăm hỏi, vấn an một cách rất tự nhiên. Thậm chí khi chú, dì đến nhà chúng tôi chơi, chỉ cần chúng tôi nghe thấy tiếng nói của họ thì cho dù đang làm việc gì, chúng tôi cũng phải bỏ công việc đó lại và chạy xuống nhà: “Chào dì ạ! Chào mừng dì đến nhà chúng cháu”. Sau đó, chúng tôi rót một ly nước mời dì uống. Tất cả cũng đều là như vậy. Lễ phép rất quan trọng.
Thưa các bạn sinh viên! Các bạn cảm thấy lễ phép có quan trọng hay không? Tôi kể cho mọi người nghe một câu chuyện. Đó là câu chuyện nhờ có lễ phép mà cuộc đời của tôi đã nhận được cái phúc vô cùng lớn. Tôi đã từng đi học ở bên Úc. Chúng tôi có chín người cùng ở chung trong một phòng ngủ. Trong đó có mấy người tuổi tác cũng bằng tầm cha của tôi. Có một người lớn tuổi họ Lư, khi nhìn thấy người lớn tuổi này thì tôi đã cúi đầu chào. Tôi đã chào rằng: “Cháu chào chú Lư ạ!”. Ông vô cùng vui vẻ nhận tôi là cháu. Bên cạnh chú Lư có một người lớn tuổi khác. Ông cũng chạy đến bảo tôi: “Bác cũng muốn nhận cháu”. Thế là tôi liền hỏi tuổi tác của ông và biết ông lớn hơn cha tôi một tuổi. Tôi liền nói: “Cháu chào bác Đàm ạ!”. Tôi đã nhận đến mấy người chú, mấy người bác.
Tôi chỉ mới gọi một câu bằng chú thì ngày hôm sau chú Lư đã gọi tôi đến phòng khách và nói chuyện với tôi trong vòng hai, ba tiếng đồng hồ. Ông từng là lãnh đạo đứng đầu công ty Yamaha, bên dưới quản lý tám mươi nghìn người. Một người có thể dẫn dắt đội quân tám mươi nghìn người, dẫn dắt xí nghiệp tám mươi nghìn người thì chúng ta có thể thấy được năng lực của ông cao như thế nào. Tôi chỉ gọi một tiếng bằng chú nhưng từ đó trở về sau, mỗi lần tôi gặp ông, ông đều hướng dẫn, giúp cho tôi mở mang trí tuệ về cuộc đời. Hơn nữa, tôi đều đến nhà của ông và vợ ông đã nấu những món ngon cho tôi ăn. Khi tôi phải về thì chú lại cho tôi rất nhiều đồ tốt, rất nhiều sách hay. Tôi đã không lấy thứ gì mà chỉ lấy hai xiên chuối.
Quý vị xem, những người lớn tuổi có đạo đức khi thấy những thanh niên chịu khó học tập thì họ sẽ dốc hết kinh nghiệm của họ ra để giúp đỡ thế hệ sau. Tại sao vậy? Đó là vì họ muốn để lại nhân tài cho dân tộc và hy vọng xã hội sẽ càng có nhiều lương đống, càng có nhiều người hiền tài nhân đức. Họ đã vô tư như vậy!
Chú Lư có một bảo bối gia truyền gọi là “ly chống tràn”. Đó cũng là một tác phẩm gốm sứ. Ông đã không cho con của ông mà lại đem cái ly quý ấy tặng cho tôi. Bởi vì ông rất lưu ý đến việc phục hưng toàn bộ văn hóa truyền thống. Cho nên, ông đã yêu thương và kỳ vọng vào những người hậu bối chúng ta.
Lễ phép có thể giúp cho cuộc đời của quý vị có được rất nhiều quý nhân, có được rất nhiều bạn tốt. Nếu như không lễ phép thì vô hình trung không biết quý vị đắc tội với bao nhiêu người, hình thành bao nhiêu chướng ngại. Tại sao con người lại thành công? Đó là nhờ vào thái độ làm người của họ. Thái độ làm người đúng hay không đúng sẽ khiến cuộc đời của quý vị khác nhau một trời một vực. Quý vị cung kính thì được người lớn tuổi dẫn dắt. Quý vị ngạo mạn thì bị người ta đối lập, bị người ta loại bỏ. Cho nên chỉ với một ý nghĩ là có thể đã khác nhau như thiên đường với địa ngục.
Khi còn nhỏ, chúng tôi đã có thói quen tôn trọng người lớn tuổi. Trẻ nhỏ hiện nay không được học nên khi chú và dì đến nhà, đứa trẻ sẽ ngồi không nhúc nhích, còn nói gì đến việc rót trà. Ngay đến thân thể cũng không động đậy thì làm sao chúng rót trà được. Chỉ có cái đầu của chúng là động đậy. Cái đầu của chúng sẽ quay sang một cái rồi lại quay đi tiếp tục xem ti vi. Vậy mà khi tôi nói tình trạng giay thê thao này với các phụ huynh thì có một phụ huynh nói rằng: “Ái dà! Chúng có thể cười với quý vị là đã không tồi rồi”. Tôi xin hỏi mọi người: Nói như vậy có lý không? “Không tồi rồi! Khi tôi đến thì thế hệ hậu sinh cũng không thèm đếm xỉa đến tôi, chúng có thể cười với tôi là không tồi rồi”. Câu nói này không thể nói bừa bãi được. Chúng ta nói điều gì cũng phải lấy Kinh điển làm tiêu chuẩn.
Giả sử thế hệ này nói: “Chúng có thể quay đầu lại cười với quý vị là không tồi rồi”, tiêu chuẩn đã bị hạ xuống thấp như vậy, vậy xin hỏi mọi người: Thế hệ tiếp theo sẽ biến thành như thế nào? Thế hệ tiếp theo thì ngay như việc đứng dậy chúng cũng không đứng dậy nữa, đầu cũng không quay lại. Sau đó người chú, người dì còn rót một ly nước và nói: “Cháu uống nước nhé! Mời cháu uống trà! Cháu cứ từ từ mà xem ti vi!”. Thế hệ sau sẽ biến thành như vậy. Bởi vì thế hệ này của quý vị đã không được dạy bảo thì tiêu chuẩn đã bị hạ xuống thấp như thế này. Như vậy thì thế hệ sau càng hạ xuống nhiều hơn. Giả sử con người sau này biến thành như vậy thì con người sẽ không còn giống như con người nữa. Đúng không ạ?
Tôi đã từng nói với mọi người rằng: “Nếu xung quanh quý vị có những trường hợp hiếu thuận với cha mẹ, yêu thương hữu ái với anh chị em thì hãy thông báo gấp cho tôi, để khi giảng bài chúng tôi có thể đem những tấm gương tốt đó kể cho mọi người nghe”. Kết quả đã có người gửi đến cho tôi một bài văn. Khi xem xong thì tôi có nhiều cảm xúc đan xen. Họ đã viết điều gì? Họ nói rằng con mèo đen nhà họ rất hiếu thảo: “Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu. Trưởng giả tiên, ấu giả hậu” (Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng. Người lớn trước, người nhỏ sau). Khi con mèo đen này ăn cơm, nó cũng đều nhường cho mẹ của nó ăn xong rồi nó mới đến ăn. Còn một điều nữa là khi bị mèo mẹ mắng thì nó cũng cúi gằm đầu xuống rất xấu hổ. Đó được gọi là cha mẹ dạy bảo thì phải kính cẩn lắng nghe. Mèo mà cũng làm được như vậy.
Tôi nghe nói, hiện nay khi cha mẹ dạy bảo một câu thì bọn trẻ đã cãi lại chín câu. Cha mẹ nói một câu thì chúng đáp trả chín câu. Có một người con gái trẻ khoảng mười bảy, mười tám tuổi đi cùng mấy bậc bề trên đến Tây Tạng. Mấy ngày hôm đó mọi người cùng đi tham quan một số nơi. Người con gái trẻ tuổi này thường xuyên cãi nhau với mẹ. Có hai đứa bé năm tuổi và tám tuổi đi cùng. Hai đứa bé này mới có năm tuổi và tám tuổi nhưng chúng học văn hóa truyền thống rất thành kính. Người chị mười bảy, mười tám tuổi này, người mà thường xuyên ngày nào cũng cãi nhau với mẹ, trong lòng cảm thấy rất lạ khi những đứa bé này nhìn vào cô ta với ánh mắt ngạc nhiên. Sau đó bản thân cô ta còn nói với những đứa bé này rằng: “Ở nhà chị cũng đều như vậy. Mẹ của chị nói với chị một câu thì chị nhất định phải cãi đến khi mẹ chị không thể nói được nữa”. Hai đứa bé này tròn mắt ra và nói với người chị lớn này rằng: “Mẹ là Phật sống ở trong nhà, làm sao con cái có thể cãi lại? Mẹ mắng chúng ta một trăm câu thì nửa câu chúng ta cũng không dám cãi lại”.
Qua đây chúng ta thấy rằng, người được giáo dục với người không được giáo dục khác nhau rất xa. Cho nên thế hệ này của chúng ta nhất định phải đem văn hóa truyền thống truyền thừa cho thế hệ sau. Nếu không, sau khi thế hệ sau bị đứt đoạn thì không thể tưởng tượng được toàn thể thế hệ sau của dân tộc sẽ như thế nào. Nếu văn hóa truyền thống bị đứt đoạn trong tay chúng ta thì chúng ta có lỗi với Tổ tiên, cũng có lỗi với thế hệ sau. Bổn phận của cuộc đời chúng ta là kế thừa người đi trước và tiếp tục truyền thừa cho người đời sau. Chúng ta kế thừa trí tuệ năm nghìn năm và dẫn dắt, gợi ý cho đời sau, tiếp nối người trước, mở lối cho người sau.
********************
Thế nào là có văn hóa?
Khi mới bắt đầu buổi nói chuyện, tôi đã nói với mọi người rằng: “Tại sao chúng ta lại phải học lời giáo huấn của Thánh Hiền?”. Nói đến việc học thì chúng ta cảm thấy rằng hình như chỉ người có trình độ học vấn cao mới là người có học.
Lần đó ở trên đảo Tần Hoàng, tôi đã nêu ra câu hỏi: “Xin hỏi mọi người rằng, khi quý vị lấy được một món rất ngon mà quý vị thích ăn nhất thì ý nghĩ đầu tiên của quý vị là nghĩ đến điều gì?”. Người thanh niên thứ nhất đã nói là để món ngon đó cho bản thân mình ăn. Người thứ hai là một phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi thì nói rằng để món ngon đó cho con ăn. Người thứ ba là một cụ già ngồi ở hàng ghế sau cùng. Tại sao cụ già lại ngồi ở hàng ghế sau cùng? Bởi vì cụ già muốn dành cơ hội được nghe giảng cho những người trẻ tuổi. Mọi người thử nghĩ xem, tấm lòng đó của cụ già chính là sự hàm dưỡng văn hóa. Cụ già đã giơ tay lên và nói rằng để món ngon cho cha mẹ ăn.
Tôi xin hỏi mọi người rằng: Câu trả lời của ba người này chứng tỏ người nào thực sự có văn hóa. Đó là cụ già, bởi vì cụ già biết cách làm người. Trong chữ “văn hóa”, chúng ta hãy xem chữ “hóa” này. “Hóa” cái gì? Người có thể cảm động người khác, có thể cảm hóa người khác thì mới là người có văn hóa. Người có trình độ học vấn rất cao nhưng cũng rất ngạo mạn và coi thường người khác thì người đó không có hàm dưỡng văn hóa. Từ câu trả lời của ba người, chúng ta thấy rằng người thanh niên thứ nhất mặc dù có thời gian đi học nhiều nhất, nhưng anh ta không hiểu được cách làm người.
Khi tôi vừa mới đặt chân tới Tổ quốc của chúng ta thì đã có một chút không thích nghi. Tôi thấy có một số cụ già rất có hàm dưỡng nhưng các cụ lại thường nói rằng: “Ái dà! Tôi không có văn hóa! Tôi không có văn hóa!”. Các cụ không được học nhiều chứ không phải là không có văn hóa. Các cụ có văn hóa nhưng thời gian các cụ được đi học không nhiều. Còn chúng ta học đại học mà không học Kinh điển thì dù thời gian được đi học rất nhiều cũng chưa chắc đã là người có văn hóa.
Cho nên nếu họ có học nhiều đi nữa nhưng không học trí tuệ, không học chân lý thì cuộc đời của họ có lẽ vẫn sẽ có rất nhiều chướng ngại. Ví dụ như nếu họ không hiểu được việc phải cảm thông thì vợ chồng họ sẽ xảy ra vấn đề. Họ không biết cách làm thế nào để truyền thừa đạo hiếu thì khi họ giáo dục con cái đời sau sẽ có vấn đề. Họ không biết cách làm thế nào để làm người cấp dưới thì khi họ đi làm sẽ làm cho người khác “người ngã, ngựa đổ”. Trình độ học vấn của họ có cao mấy đi nữa cũng vô dụng.
Tôi kể cho mọi người nghe một câu chuyện có thật. Có một người được coi là vô cùng thông minh. Anh ấy hai mươi tuổi đã lấy được bằng tiến sĩ về toán học. Hơn nữa, anh ấy còn làm Phó Giáo sư và đến đại học Đài Loan để dạy học. Kết quả mười năm trôi qua anh ấy cũng không có cách nào để thăng tiến. Đó là bởi vì anh ấy đặc biệt kiêu ngạo, thường xuyên bới móc khuyết điểm của người khác, quan hệ xã giao với người khác ở trong trạng thái đặc biệt không tốt. Cho nên tất cả những người tiền bối và những người lãnh đạo của trường chỉ cần nhìn thấy bài luận văn có tên của anh ấy thì xem cũng không thèm xem mà để sang một bên.
Cho nên mười năm trôi qua, anh ấy cũng không có cách nào để thăng tiến. Sau đó có người đến chỉ bảo cho anh ấy và anh ấy bắt đầu điều chỉnh lại thái độ. Kết quả anh ấy điều chỉnh lại như thế nào? Do anh ấy quá hà khắc, phê bình người khác quá đáng nên khi điều chỉnh lại thì anh ấy bắt đầu khen ngợi người khác. Điều này là đúng rồi, ý nghĩ đã chuyển thành đúng rồi. Tuy nhiên, khi anh ấy bắt đầu khen ngợi người khác thì bản thân mình cảm thấy không thoải mái, cảm thấy toàn thân nổi da gà, không thể khen ngợi được. Cho nên, đã thành thói quen mà muốn sửa đổi cũng phải mất một thời gian rất dài.
Trong khoảng thời hoàng kim bốn năm đại học hiện nay của chúng ta, nếu chúng ta có thể làm cho điều quan trọng nhất của sự thành công chính là đạo đức, thái độ làm người, làm việc được bắt rễ vững chắc thì cả đời của chúng ta sẽ đứng ở vị trí chân thật là không thể bị đánh bại. Cho nên chúng ta phải học lời giáo huấn của Thánh Hiền chứ không phải chỉ học tri thức, cũng không phải chỉ mưu cầu trình độ học vấn mà thôi. Điều quan trọng hơn là chúng ta phải biết cách làm người thì mới được người khác trọng dụng.
Tôi tin rằng cuộc đời của tất cả những nhà lãnh đạo của giới doanh nghiệp trong xã hội cũng rất từng trải. Nhân tài như thế nào mới có thể gom kết lòng người, mới có thể hết lòng trung thành với công việc của mình? Căn bản vẫn ở đạo đức của họ. Cho nên từ năm 2009, dưới sự chỉ đạo, dưới sự yêu thương của lãnh đạo nhà trường, Đại học Đại Đồng chúng ta đã bắt đầu triển khai truyền thừa văn hóa truyền thống.
Trường chúng ta còn có một đội lễ nghi. Đội lễ nghi này chuyên môn đi sâu vào văn hóa truyền thống. Trong những hoạt động quan trọng của cơ quan nhà nước ở Đại Đồng, đội lễ nghi này đều được mời đến phục vụ. Hình ảnh của đội lễ nghi khiến cho rất nhiều bậc bề trên rất thích thú. Tôi nghe nói những sinh viên có khí chất như vậy tuy chưa tốt nghiệp mà đã có công ty đặt hàng rồi, đều đã mời họ đến làm việc tại những công ty này. Cho nên, người học văn hóa truyền thống cũng đều có phúc.
Chúng ta xem, hiện nay trên toàn thế giới, người có quá trình học tập dài và trình độ học vấn cao ngày càng nhiều, nhưng tình trạng hỗn loạn của gia đình, xã hội thì càng ngày lại càng tăng cao. Cho nên thời gian được đi học nhiều không đại biểu cho học vấn, không đại biểu cho trí tuệ. Chúng ta hãy nghĩ xem chúng ta có giải quyết được rất nhiều phiền muộn, lo âu mà cuộc đời hiện nay của chúng ta phải đối mặt không. Lúc nào mới giải quyết được?
Thưa các bạn cùng học! Quý vị hy vọng bao giờ thì giải quyết được? Không sao! Tôi cứ tiếp tục mất ngủ cũng không sao vì tôi vẫn còn trẻ tuổi mà. Đương nhiên chúng ta đều mong có thể giải quyết ngay lập tức, nhưng chúng ta đã học bao nhiêu năm rồi (học mẫu giáo, tiểu học, trung học, tổng cộng hơn mười năm rồi) mà cuộc sống của chúng ta có rất nhiều vấn đề vẫn không thể giải quyết được. Cho nên, Kinh điển rất quan trọng.
Đối với cá nhân tôi mà nói, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã đi tìm rất nhiều việc để làm. Sau đó tôi cũng không thuận lợi mấy, thay đổi việc làm không ít. Có một lần cha tôi vào phòng sách của tôi và nói đùa với tôi rằng: “Hai, ba năm gần đây, con đã thay đổi bao nhiêu công việc như vậy, có thể đem danh thiếp của con ra để trưng bày triển lãm đấy”. Tôi thay đổi công việc nhiều quá.
Thực ra, khi một người có phúc thì họ làm gì cũng thuận lợi và khi một người không có phúc thì họ làm gì cũng không thuận lợi. Đó là bởi vì cơ hội việc làm của quý vị được gọi là “duyên”, “nhân” là phúc báo của quý vị. Quý vị trồng cây phúc, tiếp đó lại thường hay cố gắng quý trọng cái duyên này. Có nhân, có duyên thì đơm hoa, kết trái sẽ ra kết quả tốt. Cho nên, nếu quý vị không có cái “nhân” thì dù quý vị có cố gắng như thế nào đi nữa cũng không thể ra được quả ngọt.
Sau khi học văn hóa truyền thống thì tôi mới biết được tại sao mình lại không có phúc. Ruộng phúc phải nhờ vào tâm, nếu tâm bị dùng sai thì sẽ không có phúc báo. Ví dụ như khi tôi học cấp hai mà thấy điểm số thành tích thi của bạn cùng học kém hơn mình thì liền nghĩ thầm: “Thi còn kém mình” và thấy rất vui sướng. Mọi người thử nghĩ xem, ý nghĩ như vậy được gọi là gì? Đó là cười trên nỗi đau của người khác. Bản thân mình vui sướng vẫn chưa đủ, tôi còn đem bài thi giơ giơ trước mặt bạn cùng học và nói rằng: “Mình cũng không học mấy mà điểm thi lại còn được cao hơn bạn”. Người ta thi không được đã rất khó chịu rồi, vậy mà tôi lại còn đạp cho người ta một phát, như vậy thì sao mà có phúc báo được.
Nếu tôi thấy bạn cùng học thi được điểm cao hơn tôi thì trong lòng tôi rất khó chịu mà nghĩ thầm: “Chẳng qua là may mắn thôi! Có gì là giỏi chứ!”. Tuy trong lòng nghĩ như vậy nhưng tôi vẫn ra vẻ phong độ mà nói với người ta rằng: “Chúc mừng bạn! Thành tích thi không tồi!”. Điều này được gọi là giả dối. Những ý nghĩ của người giả dối cũng đang làm giảm đi cái phúc của họ. Cho nên, “ruộng phúc” phải cậy nhờ tâm cày cấy, đều trong một ý nghĩ. Sau khi tốt nghiệp đại học thì tôi không được thuận lợi.
Văn hóa truyền thống dạy chúng ta phải biết yêu thương người khác, tôn trọng người khác. Từ sau hôm nghe hiểu, khi có duyên cùng chung sống với nhau thì tôi luôn luôn nghĩ cho đối phương. Tôi còn nhớ khi tốt nghiệp đại học, tôi đi học ở lớp bồi dưỡng để chuẩn bị thi vào lớp đào tạo giáo viên. Sau khi thi đỗ, nếu lại tiếp tục học lớp giáo viên trong một năm thì tôi có thể làm giáo viên. Nhưng lúc đó thi không dễ, một trăm người thì có lẽ chỉ có ba, bốn người thi đỗ mà thôi. Thi không dễ vì toàn bộ đều là người có trình độ đại học trở lên, lại còn có cả người của Sở Nghiên cứu và còn có cả Tiến sĩ đến thi. Khi đó chúng tôi luôn luôn nghĩ đến việc giúp đỡ người khác. Có rất nhiều bạn học lúc đó không hiểu bài đều đến hỏi tôi, tôi đã hết lòng, hết sức hướng dẫn họ. Trạng thái tâm lý đã thay đổi rồi nên kỳ thi lần đó tôi đã thuận lợi mà thi đỗ. Những kỳ thi lần sau cũng rất thuận lợi. Vận mệnh đã được thay đổi. Làm thế nào để thay đổi? Tiêu đề của buổi nói chuyện ngày hôm nay của chúng ta là: “Học theo lời giáo huấn của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đời”.
********************
Làm thế nào để thay đổi vận mệnh?
Chúng ta làm thế nào để thay đổi vận mệnh? Chúng ta phải sửa đổi từ trong tâm, sửa đổi trong tư tưởng. Tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen dần dần hình thành tính cách của một con người. Cuối cùng, tính cách quyết định vận mệnh của một con người. Từ điểm này mở rộng ra thì tư tưởng của một người sẽ quyết định vận mệnh của họ. Tư tưởng của cha mẹ quyết định vận mệnh của một gia đình. Tư tưởng của một dân tộc quyết định vận mệnh của một dân tộc. Tư tưởng của người trái đất quyết định vận mệnh của trái đất.
Tôi xin hỏi mọi người: Hiện nay vận mệnh của trái đất như thế nào? Hiện nay vận mệnh gia đình như thế nào? Chúng ta thử suy ngẫm xem hiện nay nhân loại đi về hướng nào? Phương hướng có đúng không? Có cần phải sửa lại không? Có cần phải căn cứ theo trí tuệ năm nghìn năm để sửa chữa không? Thực ra, chúng ta cần phải tỉnh ngộ. Người nước ngoài còn tỉnh ngộ trước chúng ta. Nhà triết học lịch sử người Anh (đây là điều được công nhận, học vấn của ông được cả thế giới thừa nhận) đã nói một câu: “Để giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, duy nhất chỉ có học thuyết của Khổng, Mạnh và Phật pháp Đại Thừa”. Chúng ta hiện nay đã là thế kỷ hai mươi mốt rồi, năm nay là năm 2012. Đó là đạo Nho, đạo Phật, đạo Giáo của Tổ Tông. Ông dùng từ “chỉ có”, trong khi ông lại là người Anh. Tại sao ông ấy lại nói để cứu thế gian này chỉ có văn hóa truyền thống. Đó là bởi vì ông ấy hiểu hết những văn hóa, lịch sử của toàn thế giới.
Khi tôi nghe thấy lời nói này của Giáo sư Arnold J. Toynbee thì tôi vô cùng cảm thán. Cảm thán điều gì vậy? Giống như ví dụ có một người lạ đến nói với bạn rằng: “Này anh bạn! Cha của anh rất tốt! Mẹ của anh rất tốt!”. Sau đó tôi nói với họ rằng: “Có thật vậy không? Sao tôi không biết?”. Tổ tiên của chúng ta rất tốt, chúng ta là con cháu mà không biết lại để cho một người Anh đến nói với chúng ta rằng: “Tổ tiên của anh rất tốt”. Tôi cũng cảm thấy không còn mặt mũi nào, muốn đào một cái lỗ mà chui xuống.
Tôi đã tiếp xúc với sinh viên đại học du học ở nước ngoài. Khi người nước ngoài hỏi họ rằng: “Anh có biết “Luận Ngữ”không?”. Họ nói họ không biết. Người ta lại hỏi tiếp: “Anh có biết Lão Tử không?”. Họ nghĩ một lúc rồicũng trả lời là không biết. Người nước ngoài đó không hỏi nữa và nói rằng: “Ngay đến lời giáo huấn của cổ Thánh, tiên Hiền của mình mà bản thân cũng không biết”. Người nước ngoài sẽ xem thường chúng ta. Sau khi họ đã đi theo con đường cạnh tranh danh lợi và cảm thấy cứ tiếp tục đi tiếp sẽ không còn đường đi nữa cho nên họ phải quay lại để học trí tuệ của Tổ Tông chúng ta. Còn chúng ta thì không có niềm tin mà lại phải đi học của họ. Cho nên, chúng ta phải tìm lại niềm tự tin dân tộc.
********************
Vận mệnh của người thời nay
Thứ nhất, thể xác và tinh thần bất an
Chúng ta nói từ cá nhân, vận mệnh của người thời nay, đầu tiên là thể xác và tinh thần bất an. Đầu tiên chúng ta hãy phân tích vận mệnh trước mắt của nhân loại. Toàn bộ trạng thái sinh hoạt của họ, thứ nhất là thể xác và tinh thần đều bất an. Về thân thể, mọi người xem, hiện nay có vô cùng nhiều bệnh mãn tính. Xin hỏi mọi người rằng ba mươi năm về trước, chúng ta có nghe nói đến bệnh ung thư không? Khi còn nhỏ, tôi rất ít khi nghe thấy. Ba mươi năm sau thì rất nhiều.
Những người già của ba mươi năm về trước, khi chúng tôi vừa thức giấc thì bậc bề trên nói rằng ông cụ nào đó đã đi rồi, đi bình thản trong giấc ngủ. Xin hỏi mọi người rằng ba mươi năm sau quý vị có nghe nói người già nào đó đã đi bình thản trong giấc ngủ không? Họ đều ra đi như thế nào? Mười người thì có tám đến chín người đều ra đi trong bệnh viện, thân xác bất an, bệnh mãn tính rất nhiều. Bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh mạch máu tim, bệnh tiểu đường, bệnh về hệ thống miễn dịch, bệnh loãng xương đều xuất hiện.
Thưa các bậc trưởng bối! Thưa quý vị! Tôi xin hỏi câu thứ nhất: Quý vị nào chắc chắn rằng cả đời này mình không bị bệnh ung thư thì xin giơ tay! Xin bỏ tay xuống! Người giơ tay không nhiều.
Câu hỏi thứ hai: Quý vị nào chắc chắn rằng cả đời này mình không li hôn thì xin hãy giơ tay! Hai vợ chồng cùng đến thì phải mau mà giơ tay chứ, nếu không, quý vị cãi nhau thì tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy. Đừng nghĩ vậy.
Câu hỏi thứ ba: Quý vị nào chắc chắn mình dạy bảo tốt con cái đời sau thì xin hãy giơ tay! Các bạn cùng học! Quý vị đều không có lòng tin. Vậy sau này quý vị đừng kết hôn nữa, bởi vì kết hôn rồi mà dạy bảo con cái không tốt thì xã hội sẽ bị phiền phức.
Cho nên, kết hôn là việc hệ trọng. Tất cả những lễ nghi trong đời người thì kết hôn là long trọng nhất. Khi kết hôn, chúng ta phải vái lạy trời đất, phải vái lạy cha mẹ. Những điều này có ý nghĩa rất sâu xa. Tại sao vậy? Kết hôn là tổ chức gia đình thì phải xứng đáng với xã hội. Cho nên kết hôn là phải có trách nhiệm với xã hội. Mỗi một gia đình là một tế bào của xã hội. Từ trong nhà đi ra xã hội đều là những người có đạo đức thì xã hội sẽ yên ổn. Hơn nữa con người là thiên, địa, nhân tam tài, linh thiêng nhất trong vạn vật. Con người có thể trình diễn cái đức của trời đất, sự vô tư của trời đất trong cuộc sống của họ. Họ có thể tạo phúc cho muôn loài, cho nên phải vái lạy trời đất, phải không phụ công dưỡng dục của trời đất, phải không phụ sự bồi dưỡng vun trồng của cả gia tộc. Ngày kết hôn là ngày mạch máu của cả gia tộc, nền nếp gia phong từ thế hệ của quý vị truyền cho đời sau. Cho nên, đây là việc đại sự và chúng ta phải rất thận trọng.
Vừa rồi tôi có hỏi ba câu hỏi. Tôi lại xin hỏi quý vị câu thứ tư: Quý vị nào chắc chắn là nhờ quý vị mà người thân trong gia đình, bạn bè của quý vị hiểu được làm thế nào để chăm nom sức khỏe, không bị bệnh ung thư thì xin hãy giơ tay! Quý vị xem, kết quả lại không giống trước rồi. Bố cục cuộc đời không giống nhau.
Câu hỏi thứ năm: Quý vị nào chắc chắn là bởi vì quý vị hoằng dương văn hóa mà những người ở bên cạnh quý vị sẽ không ly hôn, xin hãy giơ tay! Đây là trạng thái tâm lý rất quan trọng. Khi tôi dạy học ở trường, tôi phải tự hỏi bản thân rằng tôi có chắc chắn hướng dẫn cho học sinh để cho học sinh của tôi không ly hôn không, để chúng không bị bệnh ung thư không, để chúng có quan niệm, tư tưởng đúng đắn không. Đây là trách nhiệm của tôi thì tôi mới xứng đáng với đồng lương mà Chính phủ trả cho tôi. Con người phải tận hết đạo nghĩa.
Khi tất cả mọi người đều tin tưởng thì chúng tôi không thể làm hại họ. Chúng tôi dạy học ở trường thì phải xứng đáng với niềm tin của Chính phủ, phải xứng đáng với niềm tin của phụ huynh học sinh, bao gồm cả việc phải xứng đáng với niềm tin của học sinh.
Có một câu nói rằng: “Không làm việc gì trái với đạo lý thì lòng được yên ổn”. Sở dĩ con người lo lắng về vấn đề thân xác và tinh thần, lo lắng vấn đề về gia đình, xã hội, thế giới là bởi vì có rất nhiều lý lẽ họ không hiểu được. Mình cố gắng như vậy thì sẽ có kết quả tốt hay sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề? Họ bị phiền não, bị lo sợ như vậy. Cho nên hiện nay sự lo sợ đối với thân thể, sự lo sợ đối với tương lai, sự lo sợ quan hệ giữa người với người kéo theo sự xuất hiện của bệnh tâm lý như bệnh trầm cảm, bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tự sát. Rất nhiều vấn đề về tâm lý tiếp theo đó mà xuất hiện. Cho nên, học lời giáo huấn của Thánh Hiền mới có thể làm cho tâm được yên.
Từ vấn đề thứ nhất, chúng ta hãy tìm hiểu về vận mệnh tương lai trước mắt của nhân loại, đầu tiên là từ bản thân của chúng ta để quan sát sự bất an của thể xác và tinh thần. Không biết mọi người có chú ý rằng, hiện nay trên toàn thế giới cứ bốn mươi giây lại có một người tự sát. Một năm hơn một triệu người tự sát, so với chiến tranh còn kinh khủng hơn. Cho nên chúng ta mới hiểu được nhà Nho đã nói với chúng ta rằng: “Nhìn người khác đói thấy như bản thân mình bị đói, nhìn người khác chết chìm thấy như bản thân mình bị chết chìm”. Mọi người có bao giờ tự hỏi trong một gia đình có người thân nhất tự sát thì ai sẽ là người đau khổ. Ngoài sự đau khổ của người tự sát ra thì tất cả người thân, bạn bè của anh ta, người yêu thương anh ta trong cả đời này khi nghĩ đến anh ta đều sẽ rơi nước mắt. Bi kịch lớn như vậy không phải chỉ có một vụ mà cứ bốn mươi giây lại xảy ra một vụ. Nhưng nếu những người tự sát ấy được học văn hóa truyền thống thì họ sẽ không thể làm cái việc như vậy. “Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu. Bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã” (Cơ thể, da tóc này là do cha mẹ ban cho, cho nên không dám hủy hoại. Đó là cái gốc của đạo hiếu). Khi có được quan niệm, tư tưởng như vậy thì cuộc đời của họ sẽ không xảy ra bi kịch như thế này.
Thưa các thầy cô!
Thưa các bậc tiền bối!
Thưa các bạn học sinh, sinh viên!
Những thái độ về cuộc đời quan trọng như thế này, quý vị chỉ dạy cho người khác sớm một chút thì có thể cứu được vận mệnh của một gia đình. Cho nên, bây giờ để cho mọi người có thể tiếp xúc với văn hóa truyền thống thì giống với cứu hỏa vậy, một giây, hai giây cũng không thể gác lại. Thân xác và tinh thần không được yên ổn thì các bệnh về tinh thần của họ càng ngày càng nhiều.
Thứ hai, gia đình không ngừng mâu thuẫn, tỷ lệ ly hôn cao
Gia đình không ngừng mâu thuẫn, tỷ lệ vợ chồng li hôn càng ngày càng cao, thậm chí tỷ lệ li hôn ở một số thành phố lớn sắp quá một nửa. Chúng ta hãy bình tĩnh để suy ngẫm! Trong quan niệm của chúng ta, xin hỏi mọi người rằng thành phố lớn phát triển tiến bộ nhanh, hay là nông thôn? Quý vị không có phản ứng gì phải không ạ? Quý vị đã điều tra và biết được con người của tôi vô cùng gian trá, xảo quyệt, cho nên quý vị không thể tùy tiện trả lời câu hỏi của tôi có đúng không ạ? Hay là quý vị đang rơi vào trạng thái trầm tư suy nghĩ?
Thực ra chúng ta có rất nhiều quan niệm không đúng. Tôi đưa ra một ví dụ cho mọi người thấy. Trên cơ thể quý vị mọc một khối u thì đó là việc tốt hay là việc xấu? Ai nói là việc xấu? Tại sao quý vị lại bị mọc một khối u? Đó là cơ thể của quý vị đòi hỏi sự cân bằng và sinh tồn. Toàn bộ thói quen trong cuộc sống của quý vị quá kém thì trong máu của quý vị có nhiều độc tố. Nếu cơ thể không mọc một khối u này để cân bằng thì sinh mệnh của quý vị không có cách nào tiếp diễn được nữa. Đó là một cơ chế điều chỉnh của cơ thể. Nó đang giúp quý vị mà quý vị lại coi nó là kẻ thù, phải giết, giết, giết. Cho nên, xin nói với mọi người rằng giết đến cuối cùng thì sẽ mất mạng, tự mình giết mình.
Xin hỏi mọi người: Trên cơ thể của mỗi một người có tế bào ung thư hay không? Chúng ta đều có. Đó vốn là một bộ phận trên cơ thể của chúng ta. Quý vị dùng rất nhiều cách điều trị có tính phá hoại là quý vị đang giết hết các tế bào trong cơ thể của mình. Tôi xin hỏi mọi người: Chúng ta dùng phương pháp chữa trị có tính phá hoại này, thậm chí dùng rất nhiều hóa chất để chữa trị thì càng chữa trị liệu có càng được khỏe mạnh hay không? Quý vị hãy đưa ra ví dụ cho tôi nghe xem. Quý vị có bao giờ thấy một người nào đó uống thuốc cao huyết áp mà càng uống lại càng thấy khỏe mạnh, thể lực càng ngày càng khỏe không? Có người nào uống thuốc bệnh tiểu đường mà càng uống càng thấy khỏe mạnh không? Tiếp đến là bệnh ung thư, có người nào sau khi được xạ trị thì sức khỏe càng tốt hơn không? Những người này càng xạ trị, càng uống thì càng không ổn.
Thực ra quan niệm của con người thiên lệch rất nghiêm trọng. Sau khi kết thúc tất cả các khóa học, có một câu nói của Tổ tiên mà chúng ta nhất định phải ghi nhớ là: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”. Quý vị nói rằng: “Người này làm cho tôi tức muốn chết, luôn gây sự với tôi”. Quý vị coi họ như kẻ thù, nhưng thực ra họ là quý nhân của quý vị. Các vị thấy có lý không nào? Quý vị có chút miễn cưỡng. Tại sao vậy? Bởi vì sự xuất hiện của họ làm cho mình biết rất rõ rằng mình hay nóng nảy, mình hẹp hòi, cho nên họ đến để nhắc nhở mình rằng vấn đề của mình nằm ở đâu. Vậy thì sao họ là kẻ thù của mình được. Họ làm cho lòng vị tha của mình mở rộng thì họ đã làm cho chúng ta có được phúc báo.
Cho nên, người nhân nghĩa là vô địch. Không chỉ quan hệ xã giao trên căn bản là không có kẻ thù, mà ai ai cũng là người tốt, việc gì cũng là việc tốt, bao gồm việc quý vị kiểm tra ra kết quả có khối u ung thư. Việc này thông báo với chúng ta rằng cái khối u này là bầy tôi trung thành, nó thông báo với quý vị rằng: “Chủ nhân ơi! Không được thức đêm nữa, không được ăn uống linh tinh nữa, không được tức giận bừa bãi nữa. Chúng ta không sống được nữa rồi”. Nó đang nhắc nhở quý vị. Chúng ta không có nhận thức đối với kết quả mà ngược lại, khi nhìn thấy kết quả đó thì lại lo sợ, lại dùng những phương pháp có tính phá hoại để giải quyết vấn đề. Giống như giữa con người với con người, quý vị muốn đi mắng họ, quý vị muốn dùng rất nhiều thủ đoạn để đánh họ, cuối cùng là các bên trả thù qua lại hoài không có điểm dừng.
Cho nên, căn nguyên vẫn là ở trạng thái tâm lý. Mọi người chú ý xem: Đông y của chúng ta nói đến việc giải độc, hóa giải. Tây y thì nói diệt virút, tiêu diệt, khử trùng. Thực ra, vũ trụ rất hài hòa. Khi ý nghĩ của một người không đúng thì hình như cái gì cũng chống lại họ. Cuối cùng thì họ “thần hồn át thần tính”, tự mình làm mình chết mệt.
Chúng ta thấy có rất nhiều triệu chứng về bệnh ung thư như vậy, nó chỉ thông báo với chúng ta rằng: “Thể chất của quý vị kém quá rồi. Kinh mạch của quý vị bị tổn thương rồi, kinh mạch của quý vị bị tổn thương quá nghiêm trọng”. Sau khi kinh mạch của quý vị bị tổn thương quá nghiêm trọng thì cơ thể của quý vị sẽ rất đau. Có thể chân của quý vị đang đau, đầu gối đang đau, thực ra đó là do kinh mạch ở phần mông của quý vị bị tổn thương mà tạo ra. Chỉ cần quý vị mở thông cái kinh mạch bị tổn thương ở phần mông thì chân của quý vị sẽ không đau nữa. Nhưng có lẽ sau khi quý vị đi kiểm tra và nói rằng: “Đầu gối của tôi có vấn đề” thì họ sẽ cắt bỏ đầu gối đi hoặc phẫu thuật lắp khớp đầu gối nhân tạo. Hơn nữa, mọi người nên chú ý: Khi dùng dao cắt xuống thì kinh mạch của quý vị bị tổn thương rất nghiêm trọng, cơ thể bị tổn thương rất nghiêm trọng.
Cho nên, xin thông báo với mọi người rằng, mọi người cũng phải chịu trách nhiệm với hạnh phúc của đời người. Đó là sự bình yên khỏe mạnh về thể xác và tinh thần của chính mình chứ không phải đi tìm rất nhiều phương pháp ở bên ngoài đến giúp đỡ quý vị. Quý vị cũng không biết rõ phương pháp này sau khi làm xong thì sẽ xảy ra kết quả như thế nào. Cho nên làm người cần phải có lý trí. Chúng tôi đã từng gặp một người mắc bệnh ung thư cổ tử cung từ khi 29 tuổi. Năm nay bà ấy đã 78 tuổi. Khối u trong cơ thể của bà đã 49 năm, hơn nữa càng ngày lại càng nhỏ đi, bởi vì bà thích tập thể dục, dần dần thể lực được hồi phục. Hơn nữa, bà lại thích giúp đỡ người khác, giúp người khác là niềm vui. Khi tâm tình tốt lên thì thân xác và tinh thần sẽ thoải mái. Dần dần thể chất có biến chuyển và bệnh chứng đó được cải thiện.
Cho nên, người giác ngộ đều bắt tay từ nguyên nhân và dần dần rất nhiều vấn đề, rất nhiều bệnh chứng được giải quyết. Người giác ngộ thì sợ nguyên nhân. Họ rất có lý trí mà không đi trách cứ người khác. Họ cải thiện nguyên nhân và kết quả là vấn đề được hóa giải. Người mê muội thì luôn luôn đều đang sợ hãi nguyên nhân. Chúng ta học văn hóa truyền thống thì phải học để giác ngộ và luôn luôn phải tìm ra cội nguồn của nguyên nhân.
Chúng ta hãy phân tích tình trạng toàn xã hội một chút, xem ra thì vô cùng phức tạp. Tôi thông báo với mọi người rằng, Tổ tiên chúng ta có một câu nói có thể giải quyết hết mọi vấn đề, một chút cũng không phức tạp. Cho nên, người thời nay chỉ cần có Kinh điển hướng dẫn thì cuộc sống của họ nhất quyết sẽ được hạnh phúc. Có một câu tục ngữ là: “Nửa bộ “Luận Ngữ” có thể trị thiên hạ”. Mọi người có tin hay không? Tôi nói: “Một câu trong “Luận Ngữ” là có thể bình định thiên hạ”. Lát nữa tôi sẽ nói một câu trong “Luận Ngữ”, một câu nói có thể giải quyết căn nguyên của tất cả mọi vấn đề, một câu nói là có thể hiểu thông.
Tại sao giáo sư Arnold J. Toynbee lại nói rằng: “Để giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, duy nhất chỉ có học thuyết của Khổng, Mạnh và Phật pháp Đại Thừa”? Tại sao lời tuyên ngôn phát biểu chung của bảy mươi mấy người nhận được giải thưởng Nobel vào năm 1988 lại nói rằng nhân loại thế kỷ 21 muốn tiếp tục sinh tồn thì cách duy nhất là phải quay đầu lại, quay về hai nghìn năm trăm năm về trước để hấp thu trí tuệ của Khổng Tử? Họ nói rất nghiêm trọng. Những người này đều là những người đạt trình độ cao nhất của các lĩnh vực, đều là những người được nhận giải thưởng Nobel. Con em đất nước chúng ta nên tỉnh lại, đến lúc nhận lại Tổ tiên rồi, nên tìm lại người thầy tốt của cuộc sống là những vị Thánh Hiền.
Chúng ta hãy xem vấn đề của gia đình với tỷ lệ vợ chồng ly hôn cao. Chúng ta thấy rằng, chưa chắc những người sống ở thành phố lớn thì tiến bộ. Người sống ở thành phố lớn thì hưởng thụ vật chất tương đối nhiều, nhưng chưa chắc họ đã có trí tuệ, có sự vui vẻ. Tôi xin hỏi mọi người rằng, sống ở nông thôn thì có nhiều phiền muộn hay sống ở thành phố có nhiều phiền muộn? Ồ! Quý vị đều là những người hiểu biết. Trước đây chúng ta cảm thấy rằng sống ở thành phố lớn là tiến bộ nhưng thực ra chúng ta nên dừng bước chân lại để xem cho rõ sự việc.
Vừa rồi, tôi có kể đến cô gái mười bảy, mười tám tuổi đến Tây Tạng và đã ở trong một khách sạn. Khách sạn này cửa không có khóa. Cô không có chìa khóa để khóa cửa và cô rất căng thẳng, vội vàng yêu cầu người phục vụ mua một cái khóa để khóa cửa rồi nói: “Khách sạn phục vụ quá kém”. Người nữ phục vụ liền nói: “Từ xưa đến nay chúng tôi đều không khóa cửa và từ trước đến nay cũng chưa bao giờ mất đồ”. Người con gái này nói: “Tôi mặc kệ. Chị phải mua giúp tôi một cái khóa đến đây!”. Người nữ phục vụ này nói: “Nếu không thì như thế này nhé, tôi sẽ giúp em canh cửa có được không?”. “Không được! Tôi không tin chị. Chị hãy mua cho tôi một cái khóa mau lên”. Không còn cách nào khác nên người phục vụ đành đi mua một cái khóa.
Vậy xin hỏi mọi người: Người ở thành phố lớn phát triển hay cái nông thôn ở Tây Tạng này phát triển hơn? Lòng người ở đâu lương thiện hơn? Người ta ở đó ban đêm không phải khóa cửa, trên đường không nhặt của rơi. Thành phố lớn hiện nay của chúng ta dùng một cái khóa cũng không đủ, phải có mấy cái khóa để khóa cùng. Thực tế đúng như vậy. Phát triển không phải chỉ là vật chất mà phải phát triển toàn diện, thậm chí điều quan trọng nhất là sự lương thiện của lòng người. Đây mới là căn nguyên của sự phát triển.
Chúng ta hãy xem tỷ lệ li hôn, sự bất hòa giữa cha và con, cha con tranh nhau tài sản, anh em tranh nhau tài sản, bao gồm cả việc mẹ chồng con dâu bất hòa. Ngoài những vấn đề này, còn có vấn đề dưỡng lão. Năm nghìn năm trở về trước, người già có nơi nương tựa. Người trong gia tộc phụng dưỡng người già cả. Người già có niềm vui thú chơi đùa cùng con cháu. Ngày xưa đại gia đình hai, ba trăm người sống cùng nhau, bao gồm cháu của em trai mình, cháu của anh trai mình, và còn có rất nhiều người hậu bối. Họ cũng đều sống cùng với nhau, cũng đều tôn trọng người già. Người già hưởng niềm vui gia đình sum vầy của tuổi già.
Hiện nay ở thành phố lớn không có việc hiếu kính, phụng dưỡng người già, mà đều xây dựng viện dưỡng lão. Đây là tiến bộ hay thụt lùi? Điều này cũng đáng để chúng ta suy ngẫm. Nếu người già sống ở viện dưỡng lão qua ngày, ngày nào họ cũng chỉ biết ăn và ngủ để chờ cái thời khắc tạ thế thì làm sao mà họ vui vẻ cho được! Họ sống ở đó, hàng ngày nghe thấy người ta nói rằng: “Số 28 đi rồi, số 131 đi rồi”. Hàng ngày họ ở đó mà nghĩ rằng: “Hôm nào đến lượt tôi đây?”. Như vậy làm sao mà họ vui vẻ được! Niềm vui thực sự không nằm ở điều kiện vật chất, mà là ở nội tâm được an vui.
Chúng ta thử bình tĩnh mà nghĩ xem, ngày xưa ba, bốn trăm người sống cùng với nhau hòa thuận như vậy. Hiện nay ba người, bốn người sống chung với nhau cũng đều cãi nhau. Tại sao ngày xưa gia đình này mấy trăm người có thể yên bình? Học vấn này chúng ta nên học.
Có bạn nào là người Phúc Kiến không? Phúc Kiến là quê hương của Trịnh Liêm. Vào đời nhà Minh, nhà của Trịnh Liêm có hơn một nghìn người. Cho nên có một câu chuyện gọi là “Trịnh Liêm chia lê”. Vua Minh Thái Tổ là Chu Nguyên Chương rất khâm phục ông. Gia đình chúng ta xử lý còn không được yên ổn, vậy gia đình ông hơn một nghìn người thì rốt cuộc quản lý như thế nào? Thế là vua liền thử thách ông và ban cho ông hai trái lê thật to mang về nhà.
Mọi người nghĩ xem, hai trái lê thật to làm sao có thể chia hết cho một nghìn người ăn. Trịnh Liêm không vội vàng cũng không chậm trễ bèn bảo người mang hai vại nước lớn đựng đầy nước đến, sau đó đập nát những quả lê này để cho nước lê hòa với nước trong hai vại rồi bảo mọi người đến, mỗi người uống một bát. Ông rất bình đẳng và trong lòng tất cả mọi người đều rất vui vẻ. Hơn nữa, những người có quan hệ huyết thống hơi xa với Trịnh Liêm cũng sẽ nghĩ rằng: “Người bác này đối xử tốt với chúng ta như nhau”. Con cái của ông sẽ học được sự rộng lượng, học được cách yêu thương mọi người. Con cái đời sau của ông có phúc.
Chúng ta chỉ nghĩ đến con cái của mình mà không nghĩ đến người khác trong gia tộc thì chúng ta sẽ dạy bảo đời sau trở thành những kẻ mũi nhỏ, mắt bé, sau nữa phúc báo cũng ít. Đó là điều đương nhiên. Tất cả mọi vấn đề, bao gồm cả vấn đề thân xác và tinh thần của quý vị, đều có thể tìm thấy đáp án từ trong Kinh điển của chúng ta.
Đông y có nói: Thầy giỏi chữa trị khi chưa có bệnh. Dược vương Tôn Tư Mạc Tiên sinh nói rằng: Thầy giỏi chữa trị khi chưa có bệnh, thầy thuốc giỏi thì trị quốc, họ có thể ngăn chặn từ buổi ban đầu. Chữ “trị” trong Đông y, thầy giỏi chữa trị từ khi chưa có bệnh, thầy bậc trung chữa trị khi sắp phát bệnh, thầy tồi chữa trị khi đã có bệnh. Cho nên thầy giỏi chữa trị đất nước, thầy bậc trung chữa trị con người, thầy tồi mới chữa bệnh.
Thực sự là thầy thuốc giỏi sẽ nói đến chuyện dưỡng sinh thì trên căn bản quý vị sẽ không bị bệnh. Thầy bậc trung thì làm sao? Quý vị hơi có một chút triệu chứng bị bệnh thì họ đã giúp quý vị chữa khỏi. Người có trình độ kém hơn thì quý vị đã bị bệnh hơi nghiêm trọng rồi họ mới chữa trị cho quý vị.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc có một vị danh y tên là Biển Thước. Ông từng gặp Ngụy Văn Hầu là vua của nước Ngụy. Ngụy Văn Hầu hỏi ông rằng: “Y học của Biển Thước khanh cao minh như thế, vậy trong ba người anh em của khanh, ai là người có thuật chữa bệnh giỏi nhất?”. Ông nói rằng: “Thưa Đại Vương, trong nhà thần thì thuật chữa bệnh của thần là kém nhất”. Nhà vua rất ngạc nhiên: “Thuật chữa bệnh của khanh sao lại kém nhất?”. Ông trả lời rằng: “Bởi vì khi người ta chưa có bệnh thì người anh cả của thần đã chỉ dạy cách dưỡng sinh cho họ. Cho nên thuật chữa bệnh của người anh cả của thần không ra khỏi nhà của người được dạy đó. Thuật chữa bệnh của anh hai của thần đứng thứ nhì, bởi vì anh hai của thần mới thấy người ta xuất hiện triệu chứng của bệnh liền chữa khỏi cho người ta rồi. Cho nên danh tiếng của người anh hai không ra khỏi cái ngõ đó. Còn khi người đó bệnh đã nghiêm trọng rồi thì thần mới châm cứu cho họ, giác hơi cho họ, kê thuốc cho họ, cuối cùng thì bệnh của họ cũng khỏi. Thực ra thuật chữa bệnh của thần là kém nhất, nhưng tất cả mọi người đều thấy thần châm cứu thì đều cảm thấy thuật chữa bệnh của thần là giỏi nhất. Thực ra không phải như vậy. Ngăn phòng bệnh mới là người có thuật chữa bệnh giỏi nhất”.
Những vấn đề xã hội, những tai họa của toàn thế giới thực ra đều có thể được xử lý khi vẫn chưa xảy ra. Văn hóa truyền thống có thể xử lý rất tốt những vấn đề này.
Từ phương diện xã hội, chúng ta hãy xem tỷ lệ phạm tội, vấn đề giữ chữ “tín”, vấn đề về thực phẩm bẩn, vấn đề lừa dối. Mọi người đã bao giờ gặp trường hợp nhận được cú điện thoại lừa đảo chưa? Quả nhiên chúng ta sống ở trong thế giới Đại Đồng cho nên đều chưa nhận được cú điện thoại của tập đoàn lừa đảo. Vậy quý vị nên đem kinh nghiệm về việc hài hòa xã hội của cả thành phố Đại Đồng chúng ta giới thiệu cho người khác. Hiện nay, hiện tượng lừa đảo ở nhiều nơi rất nghiêm trọng.
Có một lần khi tôi ở nhà và đang cùng ngồi với cha tôi. Cha tôi đi nghe điện thoại thì có một người con trai nói với ông: “Cha à! Con bị tai nạn xe rồi. Con đang ở trong bệnh viện. Cha hãy mang tiền đến cho con mau”. Cha tôi nhìn tôi và nói: “Con trai tôi đang ở nhà”. Tình huống lừa đảo này thực ra có liên quan đến sự xa hoa.
Quý vị có thể hiểu được không? Xin hỏi mọi người rằng kẻ lừa đảo có năng lực để mưu sinh không? Có hay không? Có chứ! Tay chân họ đều lành lặn. Tại sao họ lại dùng thủ đoạn bỉ ổi như vậy để lừa đảo tiền của người khác? Bởi vì họ đã quen với thói sống xa hoa, họ kiếm tiền nhưng kiếm không đủ cho nên họ bắt đầu nghĩ nát óc. Điều này trong lời giáo huấn của Quản Tử đã nói: “Quốc xỉ tắc dụng phí” (Đất nước mà xa hoa thì mọi người tiêu pha rất nhiều); “Dụng phí tắc dân bần” (Tiêu pha nhiều thì dân nghèo, người dân không có tiền). Quý vị không nên chỉ nhìn thấy người ta lái chiếc xe rất sang trọng, ở nhà rất lớn, bởi vì tất cả những thứ đó đều do họ đi vay tiền do họ không có tiền. “Dân bần tắc gian trí sinh” (dân nghèo sẽ sinh ra ý gian), người nghèo mà lại thích tiêu tiền thì họ bắt đầu nghĩ nát óc để tìm cách không cần bỏ sức mà có thể kiếm được rất nhiều tiền. “Dân bần tắc gian trí sinh, gian trí sinh tắc tà xảo tác” (Dân nghèo sẽ sinh ra ý gian, sinh ra ý gian thì sẽ làm những việc gian xảo). Những ý nghĩ sai lệch, những sự việc gian xảo đều bắt đầu từ việc xa hoa. Tại sao họ lại xa hoa? Đó là bởi vì gia đình họ đều không dạy cho con cái phẩm chất tốt đẹp của sự cần kiệm. Cho nên, cần kiệm là gốc của việc duy trì gia đình, cần kiệm cũng là gốc lớn của việc duy trì đất nước.
Thứ tư, vấn đề nạo phá thai bừa bãi
Trong những vấn đề của xã hội còn có một hiện tượng, đó là vấn đề nạo thai bừa bãi. Trên toàn thế giới một năm có 50 triệu vụ nạo thai. Đây là những vụ có ghi lại, những vụ không ghi lại có lẽ là còn nhiều hơn. Trong đó tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất đều rơi vào những thiếu nữ vị thành niên. Cho nên, về vấn đề này, mọi người thử nghĩ xem, đứa bé mười mấy tuổi đã nạo bỏ cốt nhục tình thân của mình. Tất cả những loài động vật, súc vật cũng đều không làm những việc như vậy. Vậy mà con người là loài thông minh nhất trong vạn vật lại làm cái việc này!
Chúng ta thường nói: Làm người phải tích đức, phải tích khẩu đức, một câu nói rất có thể sẽ giảm tổn hết cái phúc nửa đời người của mình. Chúng ta nói ra câu nói cay nghiệt có thể làm cho một người có thể có tư tưởng nhảy lầu tự tử. Điều này thực là cay nghiệt. Một câu nói có thể giảm tổn hết cái phúc của một nửa đời người. Một hành vi cũng có thể làm giảm tổn cái phúc của cả một đời.
Điều này không chỉ là phúc bị giảm tổn hết mà bao gồm thân thể của những người thiếu nữ này, thậm chí sau này họ sẽ không sinh nở được nữa cũng đều do những nguyên nhân này tạo nên. Cho nên chúng ta cần phải hướng dẫn cho con gái phải biết quý trọng, bảo vệ thân thể của mình, bao gồm việc quý trọng danh tiết của mình.
Thưa các bạn nữ giới! Người con trai thực sự có trách nhiệm thì họ sẽ nghĩ đến sức khỏe của quý vị, nghĩ đến danh tiết của quý vị. Nếu một người con trai không biết yêu thương, quý trọng quý vị thì họ không thể điều khiển được dục vọng của họ. Về cơ bản, những người con trai này cũng không phải là đối tượng mà quý vị có thể nương tựa cả đời. Ngay một chút định lực họ cũng không có.
Mọi người đã được nghe câu: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân” chưa? Thực ra câu nói này là lời của người phạm lỗi lầm mà vẫn kiếm cớ để nói. Họ biết rõ là sai mà vẫn tìm đường thoát cho mình cho nên mới nói: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Họ đã làm việc sai trái mà còn dùng hai chữ “anh hùng” dán lên mặt của mình. Chúng ta không thể trách cứ họ bởi vì họ chưa được học “Đệ Tử Quy”. “Đệ Tử Quy” nói: “Quá năng cải, quy ư vô. Thường yểm sức, tăng nhất cô” (Biết sửa lỗi, không còn lỗi. Nếu che giấu, lỗi chồng thêm), sai rồi mà còn che giấu thì được gọi là đã sai còn thêm sai, tội tăng thêm một bậc.
Cho nên đối tượng nam giới mà các bạn nữ giới tìm hiểu nhất định phải có đạo đức, phải có định lực. Chúng ta làm sao có thể thấy được định lực của họ? Khi họ hiểu rất rõ rằng: “Hiện nay mình là sinh viên. Mình phải làm cho tốt bổn phận của mình, mình phải nâng cao trình độ học vấn, đạo đức của mình thì sau này mình mới có thể làm trụ cột cho một gia đình, mới có thể yêu thương vợ con của mình, mới có thể hiếu thảo với cha mẹ của mình”. Đàn ông như vậy chúng ta mới có thể nương tựa được. Nếu bây giờ họ buông thả dục vọng, làm tổn thương đối phương, thậm chí không chịu khó học tập, vậy mà quý vị vẫn nói rằng: “Hàng ngày anh ấy cũng đều đến với mình. Anh ấy đối xử với mình rất tốt”, như vậy thì rắc rối rồi, quý vị khó tránh khỏi tai vạ rồi. Quý vị không phán đoán được rằng người nam này không có định lực, không có lòng trách nhiệm. Ham muốn nào cũng đều có thể lập tức làm cho lòng của họ bị dao động. Và có rất nhiều cửa ải trong con đường của cuộc đời họ đều không qua được.
Tiếp đến, trên thế giới có những thiên tai như lũ lụt, gió bão, hỏa hoạn, động đất vì có các loại nguyên nhân.
Chúng ta đã phân tích xong nguyên nhân của những hiện tượng này.
Tiểu kết
Chúng ta hãy quay trở lại đoạn vừa mới nhắc đến ở phía trên: Tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tích cách quyết định vận mệnh. Cho nên tư tưởng là căn nguyên, lòng người là căn nguyên. Cha mẹ không dạy bảo con cái thì lòng người trở nên xấu xa. Quý vị là cha mẹ mà không dạy bảo con cái luân lý đạo đức thì lòng người của thế hệ sau sẽ xảy ra vấn đề. Cho nên, “Tam Tự Kinh” nhắc nhở chúng ta rằng: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa” (Nuôi không dạy, lỗi của cha. Dạy không nghiêm, lỗi của thầy). Khi học ở trường, tôi cũng thường xuyên dùng câu này để nhắc nhở bản thân mình phải có trách nhiệm.
Vậy xin hỏi: Lòng người trở lên xấu xa thì phải làm sao? Chính phủ của chúng ta cũng nhấn mạnh rằng: “Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Lòng người xấu xa là linh hồn xảy ra vấn đề. Phải xây dựng giảng đường lớn về đạo đức để hướng dẫn, uốn nắn!”. Chúng ta rất cảm ơn chính sách có đạo đức của chính phủ. Mọi người trên dưới một lòng để cho gia đình, để cho xã hội dần dần tiến về phương hướng hạnh phúc, ấm no. Văn hóa là linh hồn của dân tộc, giáo dục là ngọn nguồn của văn hóa. Phải dựa vào giáo dục thì tố chất văn hóa của con người mới không ngừng nâng cao.
Nhìn tổng quát tất cả mọi vấn đề, chúng ta thấy có hai chữ là căn nguyên của vấn đề. Đó được gọi là: “Hám lợi đen lòng”. Tất cả mọi vấn đề, cơ thể, thân xác và tinh thần nhiều khi đều do buông thả dục vọng mà gây ra bệnh tật, bao gồm cả việc buông thả lòng ham muốn của mình mà phụ lòng của một nửa kia của mình. Bởi vì lòng ham muốn mà thành ra “bí quá hóa liều”, “tham vàng bỏ ngãi” thì mới xuất hiện những hiện tượng rối loạn như thế này.
Cho nên, khi lòng người chuyển từ “ham muốn lợi lộc” thành“có đạo nghĩa” thì mọi vấn đề đều được giải quyết hết. Thực ra “nguy nan” và “hạnh phúc” ở tại một ý nghĩ, mà ý nghĩ này phải dựa vào giáo dục thì mới có thể xoay chuyển. Mọi người hãy bình tĩnh để nhận thấy rằng mọi tai nạn đều do lòng ham muốn, từ việc bé như tai nạn về thể xác và tinh thần của cá nhân đến việc lớn như tai nạn của thế giới. Tôi xin hỏi mọi người rằng: Tại sao thiên tai lại nhiều như vậy? Tại sao thiên nhiên lại mất quân bằng? Hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng như vậy, căn nguyên ở đâu? Đó là do nhân loại “hám lợi đen lòng”, căn bản là không quan tâm đến sự an nguy của mẹ trái đất, cướp bóc phá hoại. Cuối cùng mọi người phải hiểu một câu mà Tăng Tử đã nói: “Xuất hồ nhĩ giả, phản hồ nhĩ giả”. Chúng ta phá hoại thiên nhiên như vậy thì cuối cùng sức mạnh phá hoại ấy sẽ dội lại bản thân mình. Đánh người khác là đánh mình vậy, mắng người khác là mắng chính mình vậy. Quý vị thấy có lý không? Có chứ. Bởi vì khi quý vị đánh họ thì họ sẽ báo thù và sớm muộn gì họ cũng đánh trả lại. Cho nên quý vị đánh người khác không phải là tự đánh mình sao? Vậy làm gì có người nào lại ngốc đến nỗi tự đánh mình.
Cho nên trong cuốn sách “Đại Học” dạy chúng ta rằng: “Ngôn bội nhi xuất”, câu nói của quý vị không phù hợp với đạo đức thì “diệc bội nhi nhập”, sớm muộn gì quý vị cũng tự chuốc lấy nhục, người ta sẽ mắng trả quý vị. Cho nên, ham muốn cũng phải trở về với đạo đức.
Mọi người hãy xem câu nói của Khổng Tử: “Quân tử dụ vu nghĩa, tiểu nhân dụ vu lợi”. Khổng Tử nói: Người quân tử hiểu rất rõ bổn phận của cuộc đời, đạo nghĩa của cuộc đời, trách nhiệm của cuộc đời. Đây là người quân tử. Mỗi một con người chúng ta đều biết bổn phận của mình là phải làm con như thế nào, phải làm cha như thế nào, phải làm lãnh đạo như thế nào, phải làm cấp dưới như thế nào thì thiên hạ sẽ thái bình. Câu nói này của Khổng Tử đã giải quyết hết tất cả mọi vấn đề từ cá nhân đến thế giới.
Nhưng “tiểu nhân du vu lợi”, kẻ tiểu nhân luôn luôn nghĩ đến lợi ích của mình, làm sao để mình được lợi. Cho nên, ngay đến cha mẹ, họ cũng mặc kệ, thậm chí có thể tranh giành tài sản với cha mẹ. Mọi người hãy chú ý đến lời nói của Khổng Tử, không phải là kẻ “xấu” vụ lợi mà là kẻ “tiểu nhân”. Có thể họ không phạm tội nhưng họ sẽ làm cha mẹ chết vì tức. Có hay không? Nếu chúng ta dạy bảo con cái, học sinh đều nghĩ đến mình trước tiên thì chúng ta đang giúp xã hội đào tạo ra những kẻ tiểu nhân. Mọi người thử nghĩ xem, bây giờ người có trình độ học tập rất cao, tốt nghiệp đại học ra trường thì việc đầu tiên họ nghĩ là mình phải làm sao mau chóng kiếm được tiền để còn tiêu xài. Họ không nghĩ là mình có cơ hội để báo đáp xã hội, mình có cơ hội để hiếu thảo với cha mẹ.
Câu nói này của Khổng Tử đã định ra sự an nguy của thiên hạ, một chút cũng không khoa trương. Cho nên Mạnh Tử nói về hai nghìn năm sau rằng: “Thượng hạ giao chinh lợi, nhi quốc nguy hĩ”. Quý vị đều dạy bọn trẻ tự tư tự lợi thì đất nước này nguy nan rồi, gia đình này nguy nan rồi. Quý vị phải dạy con cái biết yêu thương người khác. Mạnh Tử lại nói: “Bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo”, một người ăn no mặc ấm, nhàn cư mà quý vị lại không dạy bảo họ thì “tắc cận vu cầm thú”. Họ không có quan niệm đạo đức mà chỉ có những ham muốn thì họ sẽ làm tổn thương tình cảm của người khác, trêu chọc cảm tình của người khác. Họ cảm thấy đó là bản lĩnh của họ.
Thánh nhân cũng có nỗi lo lắng về điều này. Thánh nhân nhìn thấy rõ nên có nỗi lo lắng, và đã sớm dạy bảo “ngũ luân bát đức” cho nhân dân trăm họ. Phần sau chúng ta tiếp tục tiến thêm một bước nữa, sẽ nói chuyện tiếp với mọi người về “ngũ luân bát đức”.
Xin cảm ơn mọi người!
Hết Tập 1
TẬP 2
Kính thưa quý vị lãnh đạo, kính thưa các bậc tiền bối, kính thưa các anh chị em! Chúc mọi người một buổi sáng tốt lành!
Một đứa bé khi gặp phải vấn đề thì nó rất tự nhiên sẽ đi tìm cha mẹ của mình. Xin hỏi mọi người: Khi một xã hội, một dân tộc xuất hiện sự thách thức trong một số tình huống của gia đình và xã hội thì họ sẽ tìm ai? Họ sẽ tìm Tổ tiên. Cho nên, vừa rồi chúng ta phân tích những tình trạng như thế này, về căn bản thì không phải rất phức tạp mà chỉ do vấn đề về lòng người.
Chúng ta hãy bình tĩnh mà xem tư tưởng của chúng ta hiện nay có giống với tư tưởng của Tổ tiên chúng ta năm nghìn năm trở về trước hay không. Dòng máu dân tộc chảy trong cơ thể chúng ta. Vậy tư tưởng của chúng ta có phải là “Hiếu – Đễ – Trung – Tín” không? Có phải là “Nhân – Ái – Hòa – Bình” không?
Chúng ta biết được rằng lòng người là căn nguyên. Điểm xuất phát của chủ nghĩa vị lợi là ích kỷ, tự tư tự lợi. Sự tự tư tự lợi sẽ từ trái tim này mà tiếp tục phát triển. Họ chỉ nghĩ đến bản thân mình thì sẽ trở thành cạnh tranh, tranh giành, thắng thua với người khác.
Tôi được nghe một câu chuyện kể về hai chị em gái. Người chị trở về nhà nói với em gái rằng: “Em gái à! Hôm nay bạn cùng học hỏi chị một câu hỏi về toán học. Chị đã không giải đáp cho bạn ấy”. Sau khi nghe xong, người em gái liền nói với chị gái rằng: “Nếu là em thì em sẽ giải đáp cho anh ấy”. Sau khi nghe xong, trong lòng người chị có chút hổ thẹn: “Vẫn là em có lòng yêu thương hơn”. Tiếp đó người em nói rằng: “Em sẽ giải đáp cho anh ấy và em sẽ đem lời giải sai nói cho anh ấy”. Đây là lời đối thoại của bọn trẻ, nhưng quý vị xem, cô bé còn nhỏ như vậy mà tiếp tục phát triển tiếp thì rất đáng sợ.
Tôi còn được nghe kể về một học sinh nam lớp bốn. Khi về nhà, cậu bé đã nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Thật là tốt rồi! Có một bạn gái lớp con lần nào thi cũng đứng đầu môn toán. Ông nội của bạn ấy vừa qua đời rồi. Hôm nay bạn ấy không đến thi được, lần này con có cơ hội thắng bạn ấy rồi!”. Quý vị nghĩ xem, người bạn học của cậu bé mất đi người ông nội thân thiết nhất nhưng cậu bé đã không thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thông cảm cho nỗi đau của người bạn học. Ngược lại, cậu ta chỉ nghĩ là mình đã bớt đi một đối thủ, thứ bậc của mình lại có thể tiến lên một bậc. Nếu trạng thái tâm lý này của đứa bé vẫn cứ tiếp tục duy trì phát triển thì cho dù cậu ta có lấy được bằng tiến sĩ đi nữa, quý vị có cảm thấy cuộc đời của cậu ta được hạnh phúc không? Quý vị cảm thấy cậu ta có phúc báo không?
Cho nên, chỉ xem kết quả thì chúng ta sẽ rất lo sợ, lo lắng trình độ học tập có đủ không, có những năng lực gì, có phải đi kiểm định lại tiếng Anh không. Chúng ta đều nghĩ đến những vấn đề như thế. Nhưng thành công hay thất bại không phải ở những vấn đề đó mà là ở đạo đức của chúng ta, hành động lương thiện của chúng ta.
Quí vị hãy bình tĩnh mà suy ngẫm về những người thành công được công nhận trong xã hội ở xung quanh quý vị, khiến cho quý vị khâm phục. Xin hỏi: Họ có đầy đủ những đức tính gì? Mọi người hãy suy nghĩ vấn đề này. Có rất nhiều vấn đề về cuộc sống chỉ cần bản thân mình bình tĩnh để suy ngẫm thì sẽ nghĩ ra được. Bởi vì xã hội này mọi người đều đang tranh giành, dần dần sẽ trở nên xốc nổi, có nhiều vấn đề chúng ta không đi sâu vào suy nghĩ.
Quý vị đã bao giờ thấy có nhân vật thành công nào nói trong tự truyện của họ rằng: “Bởi vì trình độ học tập của tôi cao cho nên tôi thành công”. Có nhà doanh nghiệp nào nói rằng: “Bởi vì cha mẹ tôi để lại cho tôi rất nhiều tiền cho nên tôi thành công”. Có người thành công nào lại nói rằng: “Bởi vì tôi lấy được một người vợ rất đẹp cho nên tôi thành công. Bởi vì đối tượng tôi tìm hiểu, nhà cô ta có rất nhiều tiền cho nên tôi thành công”. Có ai nói vậy không? Nhưng mọi người hãy chú ý, người thời nay tìm người yêu thì đầu tiên sẽ cân nhắc đến “môn đăng hộ đối”. Cái gì là “môn đăng hộ đối”? Có phải tương đối có tiền được gọi là “môn đăng hộ đối”? Giá trị quan của tư tưởng giống nhau, mục tiêu phương hướng cuộc đời giống nhau mới nên được gọi là “môn đăng hộ đối”.
Tôi từng được nghe cánh đàn ông thời nay nói rằng: “Lấy vợ lắm tiền thì bớt phải phấn đấu 20 năm”. Mọi người đã nghe qua chưa? Tôi thêm câu ghi chú vào là: “Không có chí khí, ăn bám”. Đàn ông phải ra dáng đàn ông. Đàn ông thời nay sao mà ngay cả khí phách đại trượng phu cũng không có!
Mọi người hãy chú ý, tất cả những tư tưởng, quan niệm của chúng ta có bị đảo ngược gốc ngọn lẫn lộn hay không? Sách “Đại Học” có một đoạn nói rất hay: “Hữu đức thử hữu nhân, hữu nhân thử hữu thổ, hữu thổ thử hữu tài, hữu tài thử hữu dụng. Đức giả bổn dã, tài giả mạt dã”. Lấy một đất nước để xem: Nếu một đất nước coi trọng nhân tài, coi trọng đạo đức thì đất nước ấy đã nắm bắt được cái gốc. Nếu không coi trọng nhân tài mà chỉ coi trọng phát triển kinh tế thì đất nước này sẽ xuất hiện nguy cơ.
Có một vị quan chức cao cấp, sức ảnh hưởng của ông rất lớn. Ông đã khiến cho toàn bộ kinh tế của vùng này đi lên. Ông cũng đã rất cố gắng nhưng kết quả hai mươi năm sau, khi phát biểu trên truyền hình (có ghi hình lại bài phát biểu này), ông đã rơi nước mắt mà nói rằng: “Hai mươi năm trước, tôi chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế. Tôi đã không đặt giáo dục vào vị trí quan trọng. Hiện nay tôi thấy tỷ lệ phạm tội của thanh thiếu niên cao như vậy thì tôi cảm thấy mình rất không xứng đáng với xã hội”. Đây là kết quả cuối cùng của việc gốc ngọn đảo ngược. Có lúc muốn cứu vãn thì cũng không còn dễ dàng.
Chúng ta hãy bình tĩnh mà xem: Hiện nay trên toàn thế giới, những nơi có nền kinh tế phát triển thì đi kèm theo là tỷ lệ phạm tội của thanh thiếu niên. Đây là một vấn đề xã hội vô cùng nghiêm trọng. Thực ra, khi chúng ta cố gắng cả một đời và cuối cùng thế hệ sau của chúng ta đều không ra gì thì sự cố gắng của chúng ta cũng bằng không. Cho nên, trong một gia đình thì điều quan trọng nhất là dạy bảo tốt con cái đời sau.
********************
Trong gia đình, điều quan trọng nhất là dạy bảo tốt con cái
Nếu con cái đời sau của quý vị không được dạy bảo tốt thì tất cả những cố gắng của quý vị có lẽ sẽ trở thành sự ân hận và hổ thẹn của quý vị. Quý vị có chức quan cao như vậy nhưng vì con cái của quý vị không được giáo dục nên chúng đều phạm pháp. Quý vị rất giàu có nhưng hàng ngày con cái của quý vị tiêu pha phung phí và quý vị cũng không biết hôm nay sẽ nhận được cuộc điện thoại như thế nào về con cái của mình. Cho nên, sự lựa chọn, cân nhắc nặng nhẹ, nhanh chậm của cuộc đời là trí tuệ vậy.
Có một nhà doanh nghiệp ở Đài Loan tích lũy được hai tỷ đồng tiền Đài Loan, tính ra tiền Nhân Dân Tệ cũng hơn bốn trăm triệu. Nhưng ông ta lơ là với việc giáo dục, không chú ý đến đạo đức của con cái đời sau. Khoảng 70 tuổi, ông ta bị trúng phong. Con trai và cháu nội của ông trong vòng một năm đã tiêu hết toàn bộ số tiền hai tỷ đồng. Xin hỏi mọi người: Câu chuyện đã kết thúc chưa? Vẫn chưa. Có lời kết nào nói rằng con trai và cháu nội ông ta hối cải sửa sai, từ đó trở đi sẽ sống những ngày hạnh phúc vui vẻ? Hình như chúng ta chưa được xem cái kịch bản như vậy. Tại sao vậy? Họ thiếu sự giáo dục mấy chục năm trời thì dù có muốn xoay chuyển lại cũng đâu có dễ dàng. Cho nên, hai tỷ kết thúc rồi thì bi kịch của gia đình họ mới bắt đầu.
Tổ tiên chúng ta để lại cho chúng ta một câu nói. Câu này là lời hay vàng ngọc, không được lơ là bỏ qua. Câu này là: “Chí yếu mạc nhược giáo tử” (Điều quan trọng nhất không gì bằng việc phải dạy bảo con cái), phải dạy bảo con cái cho tốt, phải đào tạo thế hệ sau cho tốt, đây là điều căn bản. Điều này lớn như đất nước, bé như gia đình. Hôm nay nếu quý vị muốn lập gia đình, muốn tìm người yêu hoặc quý vị muốn tìm người yêu cho con trai của mình, xin hỏi: Quý vị cân nhắc đến điều gì đầu tiên? Quý vị cân nhắc đến tiền hay là cân nhắc đến đạo đức? Đúng rồi. Nhưng hiện nay đa số người cân nhắc đến tiền. Chúng ta cảm nhận được rằng thực ra quan niệm của chúng ta là do chúng ta đã không được học tập và gốc ngọn của mình bị đảo ngược mà mình cũng không biết.
Có một người con dâu nhà họ Chu, nhà của cô làm ăn buôn bán. Người cha chồng thấy người con dâu này rất tài giỏi nên hy vọng sẽ đem toàn bộ sự nghiệp kinh doanh của gia đình giao cho người con dâu này. Sau đó người cha chồng đã quyết định một ngày để thực sự bàn giao hết cho người con dâu này: “Cha giao gia nghiệp này cho con kinh doanh”. Người cha chồng lấy ra hai món đồ, một cái đấu và một cái cân. Từ trước tới giờ ông ta làm ăn buôn bán toàn là lừa gạt người khác, đều là cân mua vào thì nặng, cân bán ra thì nhẹ. Đối với những người cùng nghề, đối với những người buôn bán hàng hóa thực phẩm với ông ta, ông ta cũng toàn lừa gạt họ, cũng lừa gạt khách hàng. Khi người cha chồng này muốn đem món đồ đó giao cho người con dâu thì người con dâu lập tức nói: “Cha à! Con thỉnh cầu được rời khỏi nhà này”. Cha chồng rất ngạc nhiên: “Nhà ta giàu có như vậy, tại sao con lại muốn bỏ đi?”. Người con dâu nói: “Nếu con tiếp nhận phương pháp này của cha thì nhất định nhà ta sẽ xuất hiện con cái bất hiếu, đến lúc đó lại quy trách nhiệm thuộc về con. Con không muốn đợi cái thời khắc đó cho nên con phải đi ngay bây giờ”. Người phụ nữ như vậy có kiến thức hay không? Có chứ. Người cha chồng này vẫn còn có lương tâm nên sau khi nghe xong thì liền nói: “Tốt thôi! Vậy thì cứ làm theo ý của con! Cha đem phá hủy hai món đồ này đi vậy”. Người con dâu liền nói: “Xin cha đừng phá hủy! Xin cho con hỏi, cha làm ăn buôn bán như vậy đã được bao lâu?”. “Hai mươi năm rồi”. “Vậy thì bây giờ con lấy món đồ này của cha nhưng sẽ làm ngược lại là cân mua vào thì nhẹ, cân bán ra thì nặng. Như vậy mới có thể trả hết món nợ lừa gạt người khác trong hai mươi năm này”. Con dâu của ông ta đúng là đã làm như vậy trong hai mươi năm. Cuối cùng cô ấy sinh được hai người con trai, tuổi thiếu niên đã thi đỗ tiến sĩ. Thời ấy cả nước mới chỉ có được mấy vị tiến sĩ mà hai người con trai nhà họ đều thi đỗ tiến sĩ.
Mọi người cảm nhận được rằng một người con dâu có kiến thức, có đạo đức thì gia đình ấy có thể thịnh vượng ba đời. Một người con dâu không tốt thì không phải là lụi bại ba đời mà phải là thất bại rất thảm hại, không còn lượt cho đời thứ hai, đời thứ ba nữa. Chúng ta phải có cái nhìn khoa học phát triển, phải biết quan sát chiều hướng biến hóa của sự vật. Từ điều này chúng ta có thể hiểu được tại sao lấy vợ lại là việc đại sự.
Chúng ta thấy, căn nguyên của sự thành công là trái tim lương thiện của mỗi người, là thái độ nhìn nhận đúng đắn về cuộc đời của mỗi người. Nhưng nếu điều này bị thiên lệch thì sẽ biến thành cạnh tranh, cạnh tranh leo thang thì trở thành đấu tranh, đấu tranh lại leo thang thì trở thành chiến tranh, chiến tranh lại leo thang thì trở thành chiến tranh có tính hủy diệt. Vũ khí mà con người thời nay phát triển đủ để hủy diệt nhân loại đến mấy chục lần cũng có. Chúng ta sẽ không đi về hướng đó, bởi đó được gọi là ngày tận thế.
Cho nên, giáo dục thế hệ sau mà lòng người bị sai lệch thì sẽ lệch đến cấp độ này. Mọi người hiện nay đều nói: “Thành phần khủng bố rất ghê gớm”. Tôi thông báo với mọi người rằng, nếu giáo dục mà dạy bảo sai thì thành phần khủng bố sẽ đến làm con, làm cháu trong nhà. Có lý không? Có chứ. Chúng làm cho “gà chó cũng không được yên”, vĩnh viễn không có ngày được yên lành. Nhưng tôi thông báo với mọi người rằng: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh”, chỉ cần gia đình quý vị tích đức, làm việc thiện thì chắc chắn là sẽ cảm động được con cháu đời sau.
Mọi người thử nghĩ xem, đời sau của Khổng Tử lưu truyền đã hơn hai nghìn năm trăm năm, tám mươi mấy đời. Xin hỏi mọi người, trong hai nghìn năm trăm năm trở lại đây, có đời nào mà quý vị nghe được rằng con cháu đời đó của Khổng Tử đạo đức không tốt? Con cháu trong vòng hai nghìn năm trăm năm của Ngài có bao nhiêu người mà chưa từng xuất hiện một đứa con phá của. Mọi người xem, cái đức này dày bao nhiêu, nền nếp gia phong quan trọng bao nhiêu!
Toàn thể văn hóa truyền thống ở Đài Loan nhờ vào ai để lưu truyền? Người công thần đầu tiên là thầy Lý Bỉnh Nam ở Đài Trung. Nho, Phật, Đạo giáo đều nhờ vào ông để lưu truyền. Ông là người Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Vào thời gian năm Dân Quốc thứ chín đến năm Dân Quốc thứ hai mươi lăm, trong 17 năm này ông là Trại Trưởng trại giam ở Huyện Cử. Trong 17 năm ông đã ở trại giam này giáo hóa phạm nhân đến mức độ như thế nào? Đến tết thì ông thả hết tất cả những phạm nhân về nhà ba ngày. Ba ngày sau, toàn bộ phạm nhân quay trở lại trại giam, không một ai đến muộn vì họ cảm động bởi đạo đức của ông.
Con cháu đời sau trong hơn hai nghìn năm trăm năm của Khổng Tử có phúc báo lớn dường nào mà đã mời được người thầy giáo này để giáo dục con cái đời sau của họ? Khổng Đức Thành tiên sinh tiếp nhận sự giáo dục của thầy giáo Lý Bỉnh Nam trong 50 năm. Đến năm 95 tuổi, thầy mới nghỉ hưu. Nhân viên công chức nhiều tuổi nhất của dân tộc chúng ta có lẽ là thầy giáo Lý Bỉnh Nam, 95 tuổi. Mọi người phải hiểu rằng, Khổng Đức Thành tiên sinh có trí tuệ. Ông biết rằng giữ lại một vị Thánh triết nhân thì có thể giữ được nhân tâm của một số người, giữ được cái gốc của văn hóa. Cho nên ông đã mời thầy Lý Bỉnh Nam giúp đỡ quản lý toàn bộ phủ của quan thờ cúng. Con cháu đời sau hơn hai nghìn năm của Khổng Tử đều là quan thờ cúng và đã mời thầy Lý Bỉnh Nam làm Tổng thư ký.
Mọi người có hy vọng rằng hơn hai nghìn năm trăm năm sau, con cháu của quý vị sẽ được Thánh nhân đến chỉ dạy? Hình như quý vị đều không hy vọng lắm. Nếu quý vị hy vọng thì bây giờ quý vị phải tích đức, làm việc thiện.
Tôi lại xin hỏi mọi người một câu hỏi: Thời Khổng Tử truyền thừa văn hóa thì khó khăn hay là thời bây giờ khó khăn? Bây giờ càng khó hơn. Người ngày xưa vẫn còn có những quan niệm này nhưng người thời nay đã mất hết lòng tự tin dân tộc, thậm chí còn cho rằng mặt trăng của nước ngoài tròn hơn.
Tôi nghe bà nội của một cô bé nói với cô bé rằng: “Cháu phải luôn luôn nhường nhịn em trai”. Cô bé lập tức rất tức giận nói rằng: “Lady first!” (nữ giới được ưu tiên). Cho nên, nếu văn hóa Thánh Hiền không được lưu truyền thì sẽ xuất hiện những lý lẽ như đúng mà lại là sai. Cô bé là nữ giới nhưng cô bé cũng là chị, đâu có lý em trai phải nhường chị gái, như vậy luân thường giữa lớn và bé đã không còn.
Tôi có quen một người là cha, ông ta nói: “Anh xem! Phương Tây rất tốt, rất bình đẳng. Con cái đều dùng tên của cha để gọi cha, rất là bình đẳng”. Đúng là ông ta đã để con gái gọi mình là Michael David. Kết quả, xưng hô như vậy được một tuần thì ông ta đã chạy đến rất căng thẳng và nói: “Rắc rối rồi! Con gái tôi cưỡi lên đầu tôi rồi”. Cuốn “Đệ Tử Quy” có câu Kinh văn dạy rằng: “Xưng tôn trưởng, vật hô danh. Đối tôn trưởng, vật kiến năng” (Gọi người lớn, chớ gọi tên. Với người lớn, chớ khoe tài).
Thưa các bậc tiền bối! Thưa các anh chị em!
Mọi người đừng nên xem thường mỗi một câu Kinh văn. Mỗi một câu Kinh văn đều ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tính của bọn trẻ, ảnh hưởng đến thái độ trong cuộc sống của chúng. Khi con cái thực hiện được câu này thì chúng đã kính trọng bậc bề trên, kính trọng anh trai, chị gái của chúng. Con cái không thực hiện được câu này thì ngay đối với anh em họ, chúng cũng không tôn trọng, sau này chúng ra ngoài thì làm sao có thể tôn trọng người khác.
Cho nên, vừa rồi chúng ta có nói đến việc giáo dục con cái là việc đại sự, nếu không thì thành phần khủng bố sẽ đến nhà của quý vị. Vậy thì con đường này không thể đi được. Mọi người có nghĩ đến việc này không? Khổng Tử lại có một câu nói rằng: “Quân tử vô sở tranh”, tranh giành với người khác thì đâu phải là phong cách của người quân tử! Hơn hai nghìn năm trăm năm trước Khổng Tử đã nhắc nhở rồi, nhưng chúng ta cảm thấy nước ngoài đúng hơn cho nên cứ thế mà đi theo. Chúng ta bình tĩnh để suy ngẫm thì thấy con đường của họ không thể đi được.
********************
Văn hóa truyền thống là văn hóa yêu thương
Chọn con đường nào để đi thì Tổ tiên chúng ta đã dạy chúng ta sự giáo dục về lòng yêu thương, về lòng nhân ái, sự giúp đỡ lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau.
Cuối cùng, chúng ta đi theo phương hướng, tình trạng xã hội tốt đẹp như trong sách “Lễ Ký” của chúng ta. Trong thiên “Lễ Vận Đại Đồng Thiên” thì “Đại đạo chi hạnh dã, thiên hạ vi công, tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục”. Thực ra, khi chúng tôi còn bé thì đúng là mọi người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tôi còn nhớ có một cô hàng xóm ở cạnh nhà khi đi chợ mua thức ăn, cô đều hỏi bà nội hoặc mẹ của chúng tôi rằng: “Bà/ bác có cần cháu mua giúp thứ gì không?”. Sau đó, bà nội hoặc mẹ tôi sẽ nói là mua giúp tôi món gì đó. Khi mẹ tôi đưa tiền cho cô hàng xóm này thì cô hàng xóm nói: “Thôi mà! Làm sao phải khách sáo thế! Khi về hãy tính!”. Ngay cả tiền cô ấy cũng không muốn lấy ngay. Thậm chí khi nhà của cô hàng xóm có nấu một nồi chè trôi nước thì cả khu phố chúng tôi đều được ăn. Mọi người có nhớ được tình cảnh của thời còn nhỏ không? Khi nhà nào lấy vợ cho con thì cả khu phố đều như đang sửa soạn lễ cưới, cùng nhau giúp họ nặn chè trôi nước, giúp họ làm một số việc. Giống như tôi hồi còn nhỏ, khi có người lớn trong ngõ kết hôn thì tôi còn được làm chú bé phù rể nhỏ tuổi cầm hoa. Mọi người có nhìn ra được là khi còn nhỏ tôi cũng rất đáng yêu không?
Trong toàn bộ quá trình chúng ta trưởng thành, mọi người đã diễn cho quý vị xem điều gì? Đó là không phân biệt bên này với bên kia. Một phía có nạn thì tứ phía đều đến viện trợ, tấm lòng rộng mở. Bây giờ thì rắc rối rồi! Ngay cả người bên cạnh nhà, họ tên của người ta là gì chúng ta cũng không biết, cũng không đi hỏi thăm. Bây giờ mọi người tự quét tuyết trước cửa nhà mình. Tình người càng ngày càng mờ nhạt. Xã hội như vậy thì lòng ích kỷ của bọn trẻ càng ngày càng hẹp hòi hơn. Con đường đó đi không được! Phải quay về với con đường tìm đến văn hóa truyền thống.
Chúng ta phải hiểu rằng văn hóa truyền thống là văn hóa yêu thương, giáo dục yêu thương. Điểm gốc của yêu thương là ở đâu? Mọi người có phát hiện ra tại sao cả thế giới đều đang dạy về lòng yêu thương, nhưng hiệu quả khi dạy lại không được như ý muốn? Đều là dạy bảo người ta phải có lòng yêu thương, nhưng có thể đều bị biến thành khẩu hiệu. Tại sao vậy? Họ không bắt tay vào làm từ căn nguyên. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử có chỉ dạy đệ tử của Ngài rằng: “Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dữ” (Lòng hiếu thảo, kính nhường là nguồn gốc của lòng nhân từ). Quý vị phải tìm đến cội nguồn của cái cây thì nó mới có thể xanh tốt um tùm. Quý vị không bắt tay vào làm từ gốc mà đều tưới nước trên cành lá thì cái cây ấy không thể sinh trưởng được.
Cho nên, hôm nay muốn chia sẻ với mọi người lòng yêu thương thì đầu tiên phải tìm được điểm gốc của lòng yêu thương, đó là “đạo hiếu”. “Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dữ”, là căn bản của lòng nhân từ. Trong “hiếu – đễ”, điều phân tích này làm cho mọi người được sáng tỏ thông suốt. Tại sao lại là “hiếu – đễ”? Thực ra chúng ta không nhấn mạnh cái gì là đoàn kết, cái gì là không đoàn kết. Trong lòng của họ cảm thấy đây là điều rất tự nhiên. Đầu tiên từ trong gia đình, anh chị em cùng đồng lòng đó là “đễ”, luôn luôn nghĩ đến cha mẹ đó là “hiếu”. Cái gốc của họ đã ăn sâu khó lay chuyển được thì khi họ bước ra ngoài xã hội, đến trường học, họ tiếp tục lòng yêu thương của luân thường mà thôi. Xin hỏi: Khi họ đến trường học thì thầy giáo của họ sẽ là gì? Thầy là sư phụ, “một ngày là thầy, cả đời là cha”.
Hiện nay, vấn đề trọng điểm là họ không hiếu thảo với cha mẹ thì làm sao họ có thể tôn trọng thầy cô giáo. Cái gốc vẫn là ở chữ “hiếu”, cho nên tất cả mọi đức hạnh cũng ở “đạo hiếu”. Tại sao vậy? “Trăm điều thiện thì chữ hiếu đứng đầu”. Đó là đạo hiếu, đó cũng là cái gốc. Lòng “hiếu” mở ra thì trăm điều thiện theo đó mà mở ra.
Lát nữa tôi sẽ cùng với mọi người phân tích sự phát triển tâm tính trong toàn thể “ngũ luân bát đức” thì chúng ta rất dễ dàng lĩnh hội được. Điều này không phải là học kiến thức, mà là học về tâm tính. Quý vị dùng tấm lòng để cảm nhận thì ai ai cũng đều có thể hiểu được. Tại sao vậy? “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Ai ai cũng giống như trong sách “Đại Học” từng nói “tại minh minh đức”, ai ai cũng có đức sáng, ai ai cũng có bản tính lương thiện, vốn là như vậy. Nhưng tại sao bây giờ đức sáng này, những đạo đức này không có cách nào để có tác dụng? “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên” (tùy tiện không dạy dỗ thì bản tính sẽ bị biến đổi). Hiện nay chúng ta bị lòng ích kỷ tự tư tự lợi, bị những thói quen xấu này che lấp. Vén bỏ nó đi thì ánh sáng của đức sáng của chúng ta mới có thể thấu lộ ra.
Họ đến trường học thì thầy giáo là sư phụ và bạn học là huynh đệ. Họ đối xử với bạn cùng học giống như với anh em vậy. Khi họ đi làm các ngành, các nghề, cho dù họ học nghề cắt tóc thì người dạy cho họ cũng vẫn là thầy, người cùng học với họ vẫn là anh em bạn học, đều là tình cha mẹ anh em. Suy diễn tiếp đến việc họ đối xử với hết thảy mọi người. Cho nên “Đệ Tử Quy” mới nói rằng: “Phàm thị nhân, giai tu ái” (Phàm là người đều yêu thương), thế giới là một nhà. Cho nên, “hiếu – đễ” là cội nguồn.
********************
NGŨ LUÂN
Chúng ta nên nắm lấy cương lĩnh, lời giáo huấn của Tổ tiên để học tập. Đó là ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức. Ngũ luân là năm quan hệ. Năm quan hệ nào vậy? “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín”. Năm quan hệ này hài hòa thì những vấn đề mà tôi vừa mới nói đều sẽ không có nữa.
********************
“Phụ tử hữu thân”
Khi có tình thân thiết thiên tính bẩm sinh giữa cha và con thì làm sao mà cha con lại xung đột với nhau. Hơn nữa điểm gốc của tình yêu thương là “đạo hiếu”. Đây là thiên tính.
Mọi người hãy bình tĩnh mà quan sát: Đứa bé sơ sinh tám tháng, mười tháng tuổi khi nhìn thấy cha mẹ thì rất sung sướng và quyến luyến. Sự sung sướng và quyến luyến đó của chúng có ai dạy chúng không? Không có ai lại nói với đứa bé tám tháng tuổi rằng: “Khi con nhìn thấy cha mẹ là phải cười, phải mỉm cười”, phải làm sao, làm sao đó. Khi đứa bé nhìn thấy cha mẹ của mình thì hình như chúng là người hạnh phúc nhất trên thế gian. Có đúng không ạ? Khi cha mẹ mở cánh cửa ra, lúc đó đứa bé đi còn chưa vững, ở đó mà nghiêng bên này, ngả bên kia, liền tiến đến ôm chầm lấy cha mẹ. Chúng là người hạnh phúc nhất. Cha mẹ đâu có cần đưa cho chúng bao nhiêu Nhân Dân Tệ. Có đúng vậy không?
Thực ra, khi sự vui sướng của quý vị được biểu lộ từ trong lòng theo thiên tính bẩm sinh thì quý vị là người vui vẻ nhất. Hiện nay, chúng ta đều đi ra bên ngoài để tìm cầu sự vui sướng mà không tìm cầu từ trong lòng. Khi tìm cầu từ bên ngoài thì chúng ta sẽ bị biến thành nô lệ của lòng ham muốn. Cứ cầu và cầu, cầu không được thì khổ rồi. Cho nên, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm: Khi đứa bé một – hai tuổi thì bình quân một ngày cười 180 lần, sau khi trưởng thành thì bình quân mỗi ngày cười 7 lần. Xin chúc mừng mọi người! Hôm nay quý vị đều đã cười hơn 7 lần của mức bình quân rồi. Quý vị đã nâng mức bình quân lên để cho xã hội nhìn thấy được sự hy vọng.
Chúng ta hãy lại bình tĩnh để suy ngẫm một vấn đề: Một người khi còn là đứa nhỏ cười 180 lần, sau khi trưởng thành cười 7 lần. Vậy khi về già thì sao? Chúng ta suy ngẫm một chút, mục tiêu sống của chúng ta là gì? Hạnh phúc, vui vẻ, gia đình hòa thuận, đúng vậy không? Đây là mục tiêu của chúng ta. Nhưng kết quả mà các nhà khoa học nghiên cứu được đã nói với chúng ta rằng nhân loại vô cùng cố gắng, nhưng mục tiêu của sự cố gắng là để cười không được. Người trưởng thành đã cười không được đúng không? Cho nên mục tiêu của sự cố gắng đã bị sai lầm. Nếu mục tiêu của sự cố gắng là mở rộng tấm lòng lương thiện của bản thân thì chắc chắn quý vị được vui vẻ. Giúp người khác làm niềm vui, làm việc thiện là được vui nhất. Học phải đi đôi với hành, nếu không thì chỉ là lời nói suông.
Mọi người có kinh nghiệm là khi quý vị sửa đổi được một thói xấu thì cảm thấy thể xác và tinh thần rất thoải mái hay không? Quý vị không bị thói xấu đó điều khiển nữa. Niềm vui này là suốt cả một đời. Nhưng hiện nay điều mà chúng ta theo đuổi là sự kích thích của vật chất bên ngoài, giống như sự vui vẻ, nhưng đó là sự gây mê. Ví dụ như khi quý vị đi mua một bộ quần áo đẹp thì vui được bao lâu? Phụ nữ ở Đại Đồng chúng ta đều đã nể tình mà nhẹ tay, cũng đều không đáp trả. Có lẽ rất lâu rồi họ chưa mua quần áo. Mỗi lần chồng theo chúng ta đi siêu thị thì tim đập thình thịch, thình thịch. Khi chúng ta mua một bộ quần áo có nhãn hiệu nổi tiếng thì có lẽ nửa tháng lương của chồng đã không còn nữa. Làm người thì không thể để sự vui sướng của mình xây dựng trên nỗi khổ của người thân.
Tôi có một vị tiền bối. Ông nói rằng trước khi ông kết hôn, khi còn đang tìm hiểu, người vợ của ông cũng không khó nuôi, chỉ ăn có mỗi một chút ít mà thôi. Cô ấy cũng vì giữ eo cho nên ăn một chút ít mà thôi. Sau khi kết hôn, ông mới tỉnh ngộ ra rằng, đồ ăn thì rẻ còn quần áo thì rất đắt. Cho nên, chúng ta thấy con người bị sự sĩ diện, bị lòng chuộng hư vinh làm cho bản thân mình khổ sở. Đúng không nào? Quý vị nói là: “Mình phải mặc đồ có tên tuổi, nếu không thì mình không theo kịp mốt. Mình vẫn còn mặc những bộ quần áo lỗi mốt này thì người ta sẽ cười chết đi được”. Cười chết là người ta chết chứ không phải là quý vị chết. Quý vị căng thẳng cái gì? Con người sống mà sao lại không bình tĩnh như vậy?
Chúng ta hãy xem bà Hứa Triết, bà là bảo bối của đất nước Singapore. Bà sống đến năm 114 tuổi. Quần áo của bà đều nhặt từ những thứ người ta không cần. Đất nước Singapore rất giàu có nên quần áo vứt trong thùng rác căn bản là bị vứt đi không phải vì rách nát mà vì hết mốt. Bà đã nhặt những thứ này lại để mặc. Bà vui vẻ biết bao, bà biết vừa lòng dường nào! Bà đã đem tiền tích cóp được giúp đỡ những người nghèo khổ nhất. Bà rất vui vẻ. Mọi người đã được xem ảnh của bà chưa? Người hơn một trăm tuổi mà cười giống như trẻ thơ. Chúng tôi hỏi bà rằng sao bà lại sống đến một trăm tuổi thì bà trả lời là: “Ha, ha, ha!”. Đối với cuộc đời thì quý vị, cười sẽ giúp quý vị sống rất thọ, điều gì cũng tốt.
Cho nên, niềm vui thực sự tuyệt đối không phải là đi tìm cầu ở bên ngoài. Tại sao chúng ta đi tìm cầu ở bên ngoài thì cuối cùng càng ngày cười càng không được? Bởi vì chúng ta đã rơi vào trong sự đau khổ là cầu mà không đạt được. Hơn nữa, Tổ tiên cũng để lại một câu nói vàng ngọc dạy chúng ta rằng: “Lòng ham muốn là vực thẳm”. Quý vị theo đuổi dục vọng thì nó là cái hang không đáy. Sau đó, quý vị cứ theo đuổi mãi. Đến cuối cùng thì người này so bì với người kia và sẽ tức chết người.
Có một người rất nhiều tiền, có lẽ là người đứng đầu địa phương. Người ở địa phương đó ai ai cũng biết ông ta. Ông ta cứ theo đuổi mãi sự thỏa mãn ở bên ngoài, sự giàu có ở bên ngoài. Kết quả sau đó là vợ con ly tán. Có một hôm, ông ta uống rượu say nằm lăn ra đất. Cảnh sát địa phương mới chạy lại lay gọi ông ta tỉnh dậy và nói: “Ông hãy mau về nhà đi!”. Ông ta nói: “Về nhà? Tôi đâu có nhà!”. Người cảnh sát nói: “Cái tòa biệt thự lớn nhất kia là nhà của ông đấy”. Ông ta nói: “Đó không phải là nhà của tôi, đó là một tòa biệt thự”.
Sự sai lầm trong cuộc đời của nhà doanh nghiệp này khiến cho chúng ta có sự suy ngẫm cảnh tỉnh rất lớn. Không phải cái căn phòng rất đẹp này được gọi là “nhà”. Cái gì mới gọi là “nhà”? “Nhà” là nơi có sự ấm áp, nơi có đạo nghĩa, nơi có sự hy sinh, nơi không phân chia bên này với bên kia, nơi mà khi chúng ta trở về đó thì tất cả mọi người sẽ hết lòng yêu thương, bảo vệ chúng ta chứ không trách mắng chúng ta, không vứt bỏ chúng ta. Nơi đó mới được gọi là “nhà”. Cái “nhà” như vậy cũng không cần phải tốn rất nhiều tiền, mà mọi người phải hiểu rằng chúng ta phải thực sự coi trọng sự hòa thuận trong gia đình. Tổ tiên chúng ta còn để lại một câu nói để chúng ta có được lòng tin: “Gia đình hòa thuận, vạn sự hưng”.
Điểm gốc của sự yêu thương là bẩm sinh. Sự giáo dục về yêu thương của chúng ta là để quý vị duy trì cả đời cái thiên tính này. Một người 60 tuổi rồi mà khi nhìn thấy mẹ thì cũng cười rạng rỡ giống như lúc lên một tuổi vậy. Quý vị xem người này có hạnh phúc hay không? Người này là người hạnh phúc nhất trong gầm trời này. Tôi đã gặp người như vậy. Tiết mục mà mấy người đạo diễn họ Lữ của chúng ta đã quay, bên trong có một đoạn phỏng vấn một người con hiếu thảo tên là Địch Tuấn Kiệt, đạo diễn họ Địch. Trong phần đầu của bộ phim “Cha mẹ trong thiên hạ” có đoạn phỏng vấn người đạo diễn họ Địch này.
Ông hơn 60 tuổi, quay được rất nhiều phim vô cùng hay. Một đoạn lời nói đó của ông đã làm cho tôi liên tưởng đến việc thiên tính của ông được duy trì đến sáu mươi mấy tuổi. Ông nói rằng ông cảm thấy cuộc đời của ông hạnh phúc nhất đó là lúc ông đẩy cánh cửa ra và còn có thể kêu lên một tiếng: “Mẹ!”. Ông có thể nói ra điều này chứng tỏ thiên tính đó của ông thực sự là cả đời cũng không thay đổi.
Chúng ta cũng từng được nghe chuyện của nguyên Bộ trưởng Cao Xương Lễ của Bộ Tư Pháp. Khi ở Sơn Đông, ông cũng đã từng giữ chức quan rất cao. Khi ông đi ra ngoài, tuy ông cũng là người lớn tuổi rồi mà cha của ông vẫn giúp ông đội mũ rồi nói: “Con trai ngoan! Như thế là được rồi! Hãy đi đi!”. Quý vị xem, ông là một cụ già mà được làm con thì hạnh phúc dường nào! Cho nên, những đứa con có cha mẹ thì được cha mẹ xem như bảo bối. Trong lòng của cha mẹ luôn luôn nghĩ rằng chúng ta là bảo bối.
Quý vị hãy xem những người con hiếu thảo như Tăng Tử thời cổ xưa. Tâm tư của mẹ con tương thông với nhau cả đời cũng không thay đổi. Nhà có khách đến, người khách đi rất lâu mới tìm được nhà của họ. Sợ khách phải đợi cho nên người mẹ đã cắn ngón tay của mình. Khi đó Tăng Tử đang ở trong núi đã lập tức cảm nhận được cho nên vội vã trở về nhà, thì ra mẹ sợ khách phải đợi lâu. Đó là chân tướng của sự việc: Tâm tư giữa mẹ con tương thông với nhau. Điều này chúng ta vốn có, nhưng vấn đề là hiện nay lòng ích kỷ của chúng ta quá mạnh nên dù mẹ có cắn đứt tay thì chúng ta cũng không biết. Kém xa như vậy đó!
Do thiên tính này mà chúng ta rất tự nhiên sẽ khai thác phát triển đến tình yêu thương anh chị em, yêu thương vợ con, yêu thương tất cả những người trong gia tộc, yêu thương hàng xóm láng giềng, yêu thương hết thảy mọi người trong toàn xã hội, cuối cùng là “phàm thị nhân, giai tu ái” (phàm là người, đều yêu thương). Đây là mục đích thứ hai của giáo dục. Mục đích thứ nhất của giáo dục là để cho thiên tính bẩm sinh của cha con có tình thân được duy trì cả đời. Mục đích thứ hai của giáo dục là mở rộng ra yêu thương hết thảy mọi người, yêu thương hết thảy mọi sinh mệnh.
Cho nên, Mạnh Tử đã từng nói rằng: “Thân thân nhi nhân dân, nhân dân nhi ái vật”. Thực ra, quý vị chỉ cần dạy đạo hiếu. Khi con người có lòng biết ơn thì họ sẽ không phá hoại thiên nhiên. Cho nên, năm nghìn năm trở về trước, thiên nhiên của chúng ta không bị phá hoại. Thành ra như thế này vẫn là bởi vì thiếu lòng yêu thương, thiếu lòng hiếu thảo, đây là vấn đề căn bản. Cho nên vấn đề bảo vệ môi trường cũng không phải là vấn đề bên ngoài, vẫn là vấn đề trong lòng người.
********************
“Quân thần hữu nghĩa”
Chúng ta lại xem tiếp đến quan hệ “quân thần hữu nghĩa” (vua tôi có nghĩa). Khi có đạo nghĩa thì trong đoàn thể sẽ không có nhiều sự vong ơn bội nghĩa, không có nhiều người chạy sang làm ở công ty khác như thế này, sẽ không có những thực phẩm rác như thế này. Người có đạo nghĩa thì sẽ không bao giờ làm những việc như vậy.
“Phu phụ hữu biệt”
Nếu có “phu phụ hữu biệt” thì tỷ lệ li hôn sẽ giảm xuống. Hơn nữa, vợ chồng đồng lòng thì chắc chắn gia đình của họ sẽ thịnh vượng. Một khi vợ chồng rối loạn thì mối quan hệ cha con và anh em chắc chắn sẽ bị loạn theo. Bởi vì có vợ chồng sau đó mới có cha con, sau đó mới có anh em. Sự hòa thuận của vợ chồng có liên quan đến sự an nguy của thế giới. Sự xung đột của toàn xã hội có căn nguyên là do sự xung đột của vợ chồng. Bởi vì nếu con cái từ nhỏ nhìn thấy cha mẹ đều cãi nhau, đánh nhau thì chúng không tin rằng giữa con người với con người có thể hòa thuận. Từ bé, con cái đã nhìn thấy cha mẹ đều không hòa thuận thì làm sao mà chúng tin được là người với người thực sự có thể hòa thuận với nhau.
Cho nên, nếu vợ chồng, phụ huynh đều diễn ra cảnh hòa thuận thì bọn trẻ sẽ rất tự nhiên đều lấy thái độ này để đối nhân xử thế. Bản thân tôi khi lên cấp ba, gặp một người bạn học có cha mẹ li hôn. Người bạn ấy đã làm cho tôi hết cả hồn. Tôi nói: “Đã là vợ chồng còn li hôn à?”. Cả gia tộc chúng tôi, mẹ tôi có nói một câu rằng: “Người nhà họ Thái chúng tôi không bao giờ cãi nhau với vợ”. Điều này là do mẹ tôi nói chứ không phải là cha tôi nói đâu nhé. Cha nói với mẹ nói có giống nhau không? Không giống nhau vì nếu người chồng nói thì có vẻ như là “tự mình khen mình”. Nhưng nếu tự bản thân người vợ nói thì điều đó đại biểu rằng người chồng đã khiến cho người vợ cũng phải đồng tình.
Từ nhỏ, chúng tôi đã nhìn thấy cảnh như vậy nên chúng tôi cảm thấy rằng vợ chồng là hòa thuận, không thể cãi nhau được. Ra ngoài gia đình tôi mới biết được rằng tỉ lệ ly hôn thời nay rất nhiều. Hồi nhỏ, tôi xem ti vi cũng thường thấy có một câu nói: “Cha ơi! Về nhà ăn cơm tối”. Khi đó, tôi nghĩ rằng người cha đều về nhà ăn cơm tối thì làm sao phải nhấn mạnh câu này để làm gì. Sau này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người cha không về nhà ăn cơm tối. Cha của tôi thường xuyên về nhà ăn cơm tối. Khi nghe thấy tiếng xe máy của cha thì tôi đều chạy xuống nhà và nói: “Cha!”, rồi đón lấy cha. Khi ăn cơm thì tôi mau chóng dọn đũa bát rồi nói: “Cha ơi! Con mời cha ăn cơm ạ! Ông nội ơi! Con mời ông ăn cơm ạ!”. Đây là ấn tượng từ khi tôi còn bé. Khi ra ngoài đời, tôi mới biết rằng gia đình khác chưa chắc đã như vậy. Bởi vì chúng tôi ở trong gia đình đều hòa thuận, vui vẻ như vậy nên chúng tôi biết được phải yêu thương người khác như thế nào.
Từ xưa đến nay, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải yêu cầu này nọ với người khác, đòi hỏi người khác. Chúng tôi chưa được học những thứ này. Bởi vì tình yêu thương mà cha mẹ dành cho chúng tôi cũng đều không có sở cầu. Cũng vậy, khi chúng tôi yêu thương người khác thì cũng không có sở cầu. Cuộc đời như vậy thì sẽ không bị mệt mỏi. Hy sinh một chút mà lại có sự đòi hỏi thì thực là mệt chết người.
“Trưởng ấu hữu tự”
Anh em hòa thuận với nhau.
“Bằng hữu hữu tín”
Mối quan hệ cuối cùng trong “Ngũ luân” là “bằng hữu hữu tín” (bạn bè có thành tín). Cho nên, ngũ luân bát đức giải quyết hết tất cả mọi vấn đề.
********************
BÁT ĐỨC
Hiếu
Chúng ta hãy xem, “bát đức” vẫn là bắt đầu từ chữ “hiếu”. “Hiếu” là gốc cây. “Đễ – Trung – Tín” là thân cây. “Lễ – Nghĩa – Liêm – Sỉ” là cành cây. “Nhân – Ái – Hòa – Bình” là hoa quả. Trong khi giáo dục phải bắt đầu từ gốc, từ thân thì chúng ta lại chỉ quan tâm đến cành cây, hoa quả.
Tổ tiên chúng ta thông hiểu sự giáo dục về tính người. Phải là Thánh nhân mới thông hiểu được tính người, chứ không phải người giáo dục lý luận nào đó mà có thể thông hiểu được. Họ không thông hiểu tính người thì những điều họ dạy thường là sai lầm. Cho nên chúng ta phải nghe lời của Thánh nhân, không được nghe lời của các nhà chuyên gia. Những điều mà các nhà chuyên gia nói còn đang phải sửa đổi, chưa chắc đã là chân lý.
Chúng ta hãy xem tại sao lại gọi là “thuận theo tính người”? Thứ nhất, người thân nhất của bọn trẻ là cha mẹ. Cha mẹ đi theo con cái trong cả quá trình trưởng thành của chúng. Phụng sự cho cha mẹ đó là “sự thân”. Trong gia đình, tôn trọng anh chị, tôn trọng các bậc tiền bối, đó là “kính trưởng”. Ra ngoài xã hội, phục vụ các lãnh đạo, phục vụ những người đứng đầu trong đoàn thể, đó là “sự quân”. “Lễ – Nghĩa – Liêm – Sỉ” là “sự quân”. Cuối cùng, “Nhân – Ái – Hòa – Bình” là yêu thương mọi người. Mọi người không nên xem thường, thực ra trong “bát đức” đều bao hàm quan hệ của ngũ luân ở bên trong. Hơn nữa, trong “bát đức” bao hàm cả “tu thân tề gia”. “Hiếu – Đễ – Trung – Tín” là căn bản của việc tề gia. “Lễ – Nghĩa – Liêm – Sỉ” là trị quốc.
Giống như người chủ trì vừa nãy có dẫn lời của Quản Trọng tiên sinh rằng: “Lễ – Nghĩa – Liêm – Sỉ, quốc chi tứ duy. Tứ duy ký trương, quốc nãi phục hưng. Tứ duy bất trương, quốc nãi diệt vong” (Lễ – Nghĩa – Liêm – Sỉ là tứ duy của đất nước, tứ duy được khuếch trương thì đất nước hưng thịnh. Tứ duy không được khuếch trương thì đất nước sẽ bị diệt vong). Cho nên, chữ “hiếu” được thực hiện trong cả tám đức thì sẽ là “tu thân, tề gia, trị quốc”. “Nhân – Ái – Hòa – Bình” là “bình thiên hạ”. Người với người đều hòa thuận, thân ái với nhau, đó là “bình thiên hạ”.
Chúng ta lại xem, một người yêu thương anh em thì đức hạnh đó được khơi gợi ra từ căn bản nào? “Huynh đệ mục, hiếu tại trung” (Anh em thuận, hiếu trong đó). Xin hỏi: Sự trung thành của một người từ đâu mà có? “Thân sở hảo, lực vi cụ”. Mọi người đã được xem bộ phim của tỉnh Sơn Tây quay tên là “Mùa Xuân Ấm Áp” chưa? Nếu quý vị chưa xem thì quý vị sẽ hối tiếc cả đời. Quý vị nhất định phải xem bộ phim này. Trong ấn tượng của mọi người có một câu nói vô cùng cảm động lòng người, đó là lời nói của Tiểu Hoa: “Tôi thích nhất là được nhìn ông nội cười”. Câu nói này có cảm động hay không? Vậy quý vị nói xem cô ấy học hành có chăm chỉ không? Chỉ cần những việc mà ông nội thích thì cô ấy sẽ tận hết tâm sức làm cho tốt để cho ông nội cảm thấy được an ủi.
Đễ
Kính trọng tất cả mọi người.
Trung
Chữ “trung” này cũng đến từ chữ “hiếu”. “Phụ sở hảo, lực vi cụ”, cha mẹ hy vọng đạo đức của chúng ta tốt, sự học hành của chúng ta tốt mà chúng ta tận hết tâm sức để đạt được điều này thì là “trung”.
Tín
“Tín” là “phụ mẫu mệnh, hành vật lãn” (cha mẹ bảo, chớ làm biếng). Việc cha mẹ giao cho mà con cái lập tức đi làm ngay thì đó là đối xử với cha mẹ có thành tín. Nhưng vấn đề hiện nay là con cái đều thất hứa với cha mẹ, nhưng đối với khách hàng lớn thì không bao giờ thất hứa. Xin hỏi mọi người: Như vậy có phải là thành tín không? Đó là không có gốc. Họ chỉ nhìn vào đồng tiền. Cha mẹ không cho họ tiền nên họ cứ dây dưa mãi. Cho nên đây vẫn không phải là gốc của sự thành tín.
Có phát hiện rằng sự thành tín của người thời nay thực ra không giống với người ngày xưa. Sự thành tín của người thời nay đặt ở giấy trắng mực đen. Tôi xin hỏi mọi người: Như vậy có được coi là thành tín không? Hiện nay giấy trắng mực đen càng ngày càng nhiều thì những việc lừa đảo, những việc bội ước có càng ngày càng ít đi không? Ngược lại, những việc này càng nhiều hơn. Cho nên, chúng ta không thể chỉ dựa vào pháp luật để giải quyết vấn đề. Pháp luật chỉ có thể ngăn chặn trong một lúc. Nếu lòng người không có liêm sỉ thì vấn đề càng ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, chỉ có giáo dục mới có thể giải quyết được vấn đề. Quý vị dùng chế độ, dùng pháp luật thì họ chỉ có thể miễn cưỡng duy trì, nhưng rồi dần dần cũng sẽ chuyển biến theo hướng xấu, cho nên chúng ta phải nắm lấy cái gốc.
Tôi còn nhớ khi tôi còn ở Thang Trì, Lư Giang, tôi có gặp một cụ già. Vừa khéo cụ già có rất nhiều sách cổ, đó là đời ông nội của cụ để lại. Chúng tôi xem xong cảm thấy rất thú vị bởi vì đó đều là những quyển sách cổ mà chúng tôi chưa từng được xem. Ông cụ thấy chúng tôi thích thú như vậy bèn nói: “Vậy thì tôi cho các anh mượn đấy, nhưng các anh phải cẩn thận. Đây là vật báu gia truyền của tôi đấy”. Ông cụ nhắc nhở chúng tôi như vậy. Sau khi nghe xong, sợ ông cụ lo lắng nên chúng tôi liền nói rằng: “Thưa cụ! Nếu không thì như thế này vậy, chúng con sẽ viết một tờ giao kèo nói rằng chúng con mượn mấy quyển sách của cụ”. Thực ra chúng tôi làm như vậy là để cho ông cụ được yên tâm là có giấy biên nhận. Kết quả, cụ già bảy, tám mươi tuổi này đột nhiên rất nghiêm nghị mà rằng: “Viết giấy biên nhận? Lời nói của các anh là lời nói của con người sao?”. Câu nói này rất sâu sắc.
Mọi người xem, Tổ tiên sáng tác ra chữ “tín” này là chữ hội ý. Cái gì được gọi là “tín”? Lời nói của con người được gọi là “tín” (Bên trái của chữ “tín” là bộ “nhân”, là người. Bên phải của chữ “tín” là chữ “ngôn”, là lời nói). Nếu không giữ chữ “tín” thì không phải là lời nói của con người mà là lời nói của ma quỷ. Như vậy thì không giống người rồi. Người không giữ chữ “tín” thì không được nói đến chuyện làm người. Mọi người có phát hiện ra rằng việc giữ chữ “tín” của xã hội công danh lợi lộc với sự thành tín xuất phát từ trong lòng của Tổ tiên chúng ta là khác nhau không? Việc giữ chữ “tín” của xã hội công danh lợi lộc là vì việc tạo dựng sự nghiệp mà bắt buộc họ phải giữ chữ “tín”. Nhưng nếu có một lần họ không giữ chữ “tín” mà có thể làm cho cả đời họ không phải lo nghĩ đến việc vất vả để kiếm sống thì họ sẵn sàng đem chữ “tín” này bán đi. Quý vị có phát hiện ra không?
Điều làm cho một công ty lớn bị phá sản cũng đều là vì chữ “tín” từ trước đến nay chưa hề xảy ra vấn đề gì, nhưng đợi đến khi họ cảm thấy rằng chữ “tín” có thể bán được thì họ cũng sẽ bán. Nhưng niềm vui trong cuộc đời của Tổ tiên chúng ta là không có lỗi với lương tâm. Cho dù có bao nhiêu cám dỗ đi nữa thì họ cũng tuyệt đối không làm những việc trái với lương tâm. Nếu chúng ta không đi sâu vào văn hóa thì đều cảm thấy rằng hình như những phương pháp của nước ngoài tốt hơn so với chúng ta. Thực ra, chúng ta rất khó mà hiểu được trí tuệ và dụng tâm của Tổ tiên. Cho nên, chữ “tín” cũng đến từ chữ “hiếu”.
Lễ
Quý vị không kính trọng cha mẹ thì sự lễ phép này của quý vị sao có thể là chân thật được.
Nghĩa
Quý vị đối xử với cha mẹ không có tình nghĩa. Quý vị xem, người thời xưa “tang tam niên, thường bi yết” (tang ba năm, thường thương nhớ), cha mẹ qua đời ba năm rồi mà lòng cảm ơn cha mẹ của họ, sự đau khổ vì cha mẹ đã đi xa cũng vẫn không thể quên đi. Quý vị xem, hiện nay còn có bao nhiêu gia đình như vậy? Cha mẹ vẫn chưa được chôn cất thì anh chị em đã ở đó mà đánh mạt chược, ở đó mà chơi. Cái tình nghĩa này thụt lùi rất kinh khủng. Phải dạy từ “đạo hiếu”.
Liêm
Toàn bộ đạo đức “Nhập tắc hiếu” (Ở nhà phải hiếu) trong “Đệ Tử Quy” được phát sáng. “Vật tuy tiểu, vật tư tàng” (Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng), bất cứ vật gì cũng không được giấu làm của riêng mà phải cho cha mẹ, cho người trong gia đình biết. Như vậy là “liêm”.
Sỉ
“Đức hữu thương, di thân tu” (Đức tổn thương, cha mẹ tủi), đạo đức của bản thân bị tổn thương thì cha mẹ là người buồn lòng nhất, các bậc phụ huynh là người buồn lòng nhất. Lòng biết hổ thẹn của họ cũng đến từ đạo hiếu.
Nhân
“Đông tắc ôn, hạ tắc thanh” (Đông phải ấm, hạ phải mát), sự săn sóc chu đáo cũng từ tình yêu thương đối với cha mẹ mà hình thành.
Ái
“Thân hữu tật, dược tiên thường” (Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước), quý vị xem, việc này đại biểu cho sự yêu thương, chăm sóc trong cuộc sống.
Hòa
Một người mà không thể hòa thuận với cha mẹ, nói có mấy câu đã cáu giận thì làm sao người ấy có thể hòa thuận với người khác. “Thân hữu quá, gián sứ canh. Di ngô sắc, nhu ngô thanh” (Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi. Mặt ta vui, lời ta dịu).
Bình
Chữ “bình” này là “bình” đến mức độ nào? Cha mẹ mắc sai lầm và đánh họ thì họ cũng không tức giận mà vẫn bình tĩnh, hòa nhã. “Hiệu khấp tùy, thát vô oán” (Dùng khóc khuyên, đánh không giận).
Tám cái đức này đều bắt đầu từ chữ “hiếu”. Mọi người chú ý xem, có phải mười hai chữ này có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của xã hội không? Vấn đề của gia đình, xã hội, đất nước cũng như vậy. Cho nên, xã hội này không phức tạp, chỉ là thiếu mất tám cái đức mà thôi.
Ngày xưa, cách mắng người khác cũng rất có học vấn. Hiện nay chúng ta đã hiểu lầm. Mọi người đã được nghe ba chữ “vương bát đản” (đồ con rùa) chưa? Hiện nay chúng ta đã giải thích nhầm rồi. Đó là câu mắng rất có hàm dưỡng. Nó được gọi là gì? “Vong bát” (quên tám điều), thấy đạo đức của người này không tốt thì chúng ta nể mặt không làm cho họ khó xử, nhắc nhở họ rằng họ đã quên mất tám cái đức cho nên gọi là “vong bát”. Khi quý vị quên đi tám cái đức thì quý vị tiêu đời. Cho nên, lưu truyền dần dần thì đến cuối cùng bị hiểu nhầm: “Vong bát” (quên tám điều) đọc trại ra thành “vương bát” (con rùa). Điều này rất có hàm dưỡng, mắng người khác không có chữ bậy bạ, nhắc nhở người khác phải giữ đạo đức chứ không được như vậy mãi.
Tôi đã phân tích với mọi người “ngũ luân bát đức”. Vì vậy chúng ta có thể lĩnh hội được sâu thêm lời nói của giáo sư Arnold J. Toynbee là: “Để giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, duy nhất chỉ có học thuyết của Khổng, Mạnh và Phật pháp Đại Thừa”, duy chỉ có văn hóa truyền thống. Có lẽ mọi người đều đã được nghe câu nói này của giáo sư Arnold J. Toynbee rồi. Quý vị sẽ có cảm nhận rằng trạng thái thân tâm của quý vị hiện nay khác với hôm qua. Chúng ta đang thay đổi từng chút một. Có hay không? Cuối cùng mình cũng biết được sự xuất hiện của mình trong cuộc đời này là để làm gì. Đời người mấy chục năm nóng lạnh, chung quy, không thể đến và đi qua cuộc đời một cách uổng phí.
Nếu đối diện với cả một đất nước, đối diện với toàn thế giới, trước mắt là những thứ như vậy mà chúng ta không chịu bỏ công sức, như vậy là chúng ta thấy việc nghĩa mà không làm. Khổng Tử nói: “Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã” (Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người có dũng khí). Chúng ta phải có dũng khí gách vác sứ mệnh của gia đình, gánh vác sứ mệnh của xã hội, đất nước. Cho nên, Khổng Tử để lại cho chúng ta một câu nói rằng: “Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử”, người quân tử là người biết mệnh trời. Họ hiểu rằng làm sao cả cuộc đời này họ phải hoàn thiện trí tuệ của mình, tuệ mệnh của mình chứ không phải là càng sống thì càng cười không nổi. Nếu vậy, chúng ta đã biến thành nô lệ cho lòng ham muốn rồi, làm sao trở nên có trí tuệ được! Cho nên, hiểu được đức sáng được gọi là “tự trọng”, biết được phải khôi phục lại tuệ mệnh của mình, đây là người có lòng tự trọng.
Đối với cuộc đời của một người, nếu quý vị có thể nhìn thấu rõ điểm cuối cùng của đời người, sau đó mới quay lại tiến hành tổ chức cuộc đời của mình thì cõi lòng của quý vị sẽ không như xưa. Xin hỏi mọi người: Điểm cuối cùng của cuộc đời sẽ ra làm sao? Tôi diễn cho mọi người xem một chút: Hơi thở này không tiếp nối được nữa là ra đi. Xin hỏi: Có ai khác với điều này không? Có đúng vậy không? Hơi thở cuối cùng không hít vào nữa là đã ra đi. Tôi xin hỏi mọi người: Khi lâm chung, chúng ta đem theo được cái gì? Nếu chúng ta đã không mang theo được cái gì thì tại sao chúng ta lại tham lam như vậy? Tại sao lại phải khổ sở chạy theo như vậy? Không phải chúng ta gây khó dễ với chính bản thân mình sao?
Có một người thực sự rất yêu tiền. Sau khi chết, ông ta xuống gặp Diêm Vương. Diêm Vương rất tức giận: “Ngươi là người keo kiệt như vậy, người bên cạnh khổ sở như thế mà ngươi cũng không sẵn lòng giúp đỡ họ. Ngươi tích tài thương đạo, ngươi giàu có thì đã làm tổn thương đến đạo đức của ngươi. Nay ta xử ngươi không được làm người nữa, xử ngươi làm súc sinh”. Người này khi nghe như vậy thì liền nói: “Vậy Ngài có thể cho tôi làm chó mẹ được không?”. Diêm Vương rất ngạc nhiên: “Tại sao ngươi muốn làm chó mẹ”. Ông ta nói: “Bởi vì con từng nhìn thấy một câu nói rằng: Lâm tài vô cẩu đắc, lâm nạn vô cẩu miễn” (gặp tiền tài thì người không cẩu thả sẽ được, gặp nạn thì người không cẩu thả được miễn). Bản thân ông ta đã nhìn nhầm cái chữ này (chữ “vô” gần giống với chữ “mẫu”). Ông ta nói là: “Lâm tài mẫu cẩu đắc, lâm nạn mẫu cẩu miễn” (gặp tiền tài thì chó mẹ được, gặp nạn thì chó mẹ được miễn). Quý vị xem, ông ta chết rồi mà vẫn còn tham lam như vậy. “Lâm nạn mẫu cẩu miễn”, cho nên ông ta muốn được làm chó mẹ (mẫu cẩu). Đây là một câu chuyện cười, nhưng cũng dạy cho chúng ta rằng con người tham lam đến cuối cùng thì cái linh tính của người đó sẽ hoàn toàn đi xuống.
Khổng Tử trong “Kinh Dịch” đã mở ra đạo lý rất quan trọng là: “Tinh khí vi vật, du hồn vi biến”, linh hồn của con người không có sự sinh diệt, nó có thể đến cảnh giới tốt hơn hoặc là bị sa đọa. Cho nên, điều duy nhất mà con người mang đi được là trí tuệ của mình. Những cái khác đều như mây khói thoảng qua, ngay như đứa con trai yêu quý nhất của mình, quý vị cũng không mang đi được, ngay như cái thể xác đi theo quý vị cả đời, quý vị cũng không mang đi được. Có đúng vậy không ạ? Cho nên, con người thực sự phải nhìn cho rõ ràng rằng cái cuối cùng mà đời người cố gắng đem theo là tuệ mệnh và cái để lại là nền nếp gia phong, phong độ đạo đức. Đây là những người cha mẹ có trí tuệ.
Chúng ta xem con cháu đời sau của Phạm Trọng Yêm: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui cái vui sau của thiên hạ). Tấm lòng của ông chỉ có vậy mà con cháu đời sau của ông học tập không hết. Con cháu đời sau của ông, đời nào cũng có tấm lòng như vậy. Quý vị xem, phúc báo của con cháu đời sau của ông lớn dường nào! Cho nên, “Tam Tự Kinh” nhắc nhở chúng ta: “Nhân di tử, kim mãn doanh. Ngã giáo tử, duy nhất Kinh”. Có rất nhiều cha mẹ để lại cho con một đống tiền. Còn ta chỉ để lại Kinh điển giáo dục đạo đức cho con cái. Đây là người cha mẹ có lý trí.
Mọi người có phát hiện ra rằng, khi nhà doanh nghiệp nổi tiếng qua đời thì đã xảy ra việc là họ đã chết mấy năm rồi mà tài sản của con cháu vẫn chưa dàn xếp xong. Cho nên, chúng ta bớt xén để lập nghiệp thì không có lý được hưởng lâu dài. Tiền mà quý vị hà khắc tích cóp thì giữ không nổi, luân thường sai lầm thì lập tức thấy ngay sự diệt vong. Anh em người thân với nhau chỉ cần xảy ra xung đột kiện nhau ra tòa án thì gia tộc chắc chắn sẽ lụi bại, không có chút may mắn nào. Điều này trong cuốn “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” cũng đã nhắc nhở. Cho nên chúng ta thấy rằng, những lời giáo huấn này cũng đều là sự thương yêu thực sự của Tổ tiên đối với chúng ta. Chúng ta hiểu được thứ nào có thể mang theo được và thứ nào để lại được. Hơn nữa, chúng ta có thể để lại rất lâu dài, có thể để lại một trăm năm, một nghìn năm. Như vậy có tốt không?
Hai trăm năm sau, ở trường Đại học Đại Đồng chúng ta lại tổ chức giảng đường lớn giảng về đạo đức. Đột nhiên con cháu đời sau của quý vị lên bục phát biểu và nói rằng: “Tôi là con cháu đời sau của trưởng ban Lý ở Trường Đại học Đại Đồng hai trăm năm trước của chúng ta”. Tiếng vỗ tay nhiệt liệt vang lên, người ta sẽ vô cùng cung kính. Mọi người thử nghĩ xem, bây giờ khi quý vị biết được người nào đó là con cháu đời sau của Phạm Trọng Yêm, con cháu của Khổng Tử thì quý vị có tôn trọng họ không? Chúng ta rất tôn trọng họ.
Lần này, trong đội ngũ phục vụ của chúng tôi cũng có con cháu đời sau của Mạnh Tử. Họ cũng không quên lời giáo huấn của Mạnh Tử là: “Đang kim chi thế, xá ngã kỳ thùy”, làm người thì phải gánh vác, phải đương đầu. Cho nên quý vị xem, con cháu đời sau của họ Lâm chúng ta, sớm nhất thì tìm thấy Tỷ Can là ông tổ của nhà họ Lâm truyền đến đời nhà Thanh, gần đây là Lâm Tắc Từ tiên sinh. “Cẩu lợi quốc gia, sinh tử hĩ. Khỉ nhân họa phúc tị xu chi” (chỉ cần là việc có lợi cho đất nước thì há vì họa hay phúc mà tranh giành hoặc tránh né ư?).
Xin hỏi mọi người: Khi đó Lâm Tắc Từ tiên sinh đến Quảng Châu thì có nguy hiểm hay không? Xin báo cáo với mọi người là mười phần chết chín, nhưng lại mang lại lợi ích cho không biết bao nhiêu người nên ông tuyệt nhiên đã bỏ sau lưng sự sống chết. “Khỉ nhân họa phúc tị xu chi”. Ông là giường cột của dân tộc, cứu tinh của dân tộc. Mọi người thử nghĩ xem, ngay đến sự sống chết, ông cũng không sợ.
Xin hỏi mọi người: Hiện nay chúng ta học văn hóa truyền thống, hoằng dương văn hóa truyền thống, có ai gặp nguy hiểm đến tính mạng không? Chúng ta đều không gặp phải nguy hiểm đến tính mạng. Lâm tiên sinh nguy hiểm đến tính mạng mà ông vẫn làm việc nghĩa không chùn bước. Chúng ta không bị nguy hiểm đến tính mạng nên đương nhiên chúng ta càng phải gánh vác.
Từ điều này chúng ta có thể hiểu được cái đạo của cuốn “Đại Học”. Sau khi chúng ta hiểu vận mệnh thì sẽ thấu triệt được đức sáng, khôi phục lại đức sáng của mình, rồi thân thiết với nhân dân. Thân thiết với nhân dân rồi thì mở rộng ra “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đó là làm lợi cho gia tộc, làm lợi cho xã hội. Những điều này đều là thân thiết với nhân dân, làm lợi cho dân tộc. Văn hóa năm nghìn năm không thể bị đứt đoạn trong tay của chúng ta.
Tôi từng được xem một bức tranh thư pháp hay do một cụ già viết: “Hà xuyên nhược đoạn lưu, ngã bối hà dĩ đối tử tôn” (Nếu sông ngòi bị khô cạn, đời ta sao có thể nhìn mặt con cháu). Chúng ta phá hoại toàn bộ thiên nhiên là có lỗi với con cháu đời sau. “Văn hóa nhược thất truyền, ngã bối hà dĩ kiến Tổ Tông” (Nếu văn hóa bị thất truyền, đời ta sao có thể nhìn mặt Tổ tiên). Văn hóa năm nghìn năm bị đứt đoạn trong tay chúng ta thì chúng ta còn mặt mũi nào để gặp Tổ tiên của chúng ta. Cho nên, đối với dân tộc, chúng ta cũng phải có sứ mệnh. Đây được gọi là “hiểu vận mệnh”. Đối với thế giới, chúng ta cũng phải có sứ mệnh. Thế giới hiện nay trở thành “thôn trái đất”, không được phân chia.
Mọi người đều đã được nghe rằng, thế kỷ hai mươi mốt phải dựa vào văn hóa truyền thống, cho nên thân tâm của chúng ta bắt đầu thay đổi. Thưa các bậc tiền bối, thưa các anh chị em! Cuộc đời này của quý vị là đến để cứu thế giới, bởi vì trên tay chúng ta có phép báu để cứu thế giới. Chúng ta là con cháu của Tổ tiên. Sau khi chúng ta hiểu vận mệnh thì đầu tiên chúng ta phải xây dựng niềm tin cho mọi người đối với toàn bộ văn hóa truyền thống.
Bởi vì đã mấy đời người không học tập truyền thừa được tốt nên chúng ta đã sinh ra nghi ngờ. Thậm chí có người còn nói rằng, đời nhà Thanh thối nát như vậy là do văn hóa truyền thống gây nên. Mọi người đã được nghe ý kiến như vậy chưa? Ý kiến này như đúng mà lại sai. Nhà Thanh vào đời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long là quốc gia mạnh nhất trên toàn thế giới, hưng thịnh 150 năm. Khi đó bờ cõi lớn dường nào, các nước bên cạnh cũng đến quy thuận, vô cùng ngưỡng mộ và cũng đều học tập theo. Tại sao sau đó nhà Thanh lại lụi bại? Mọi người phải hiểu rằng nhà Thanh không có hôn quân. Giáo dục của nhà Thanh vô cùng chặt chẽ: 3 giờ sáng đã vào phòng sách học đến 7 giờ tối. Tất cả các Hoàng tử đều phải tuân thủ điều này. Nhà Thanh lụi bại là bởi Từ Hi Thái hậu. Khi đó Từ Hi Thái hậu cũng không đọc Kinh điển, không dẫn đầu để nghe “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh”. Sau đó bản thân Thái hậu lại lên đồng. Không hiểu tiếng lòng của nhân dân trăm họ thì làm sao có thể trị vì tốt đất nước? Thái hậu đi hỏi thần, hỏi quỷ, cuối cùng thì đất nước bị hủy hoại.
Cho nên chúng ta đối với sự hưng vong của mỗi một triều đại cũng phải xem cho thật rõ ràng. Nếu không, chúng ta sẽ hiểu lầm Tổ tiên. Như vậy là không được. Tổ tiên từ bi đến cực điểm, phát minh ra Văn Ngôn Văn (văn cổ của Trung Quốc) là có một không hai trên toàn thế giới để lưu truyền lại văn hóa. Trên toàn thế giới có rất nhiều nền văn minh cổ của nhiều dân tộc. Tuy nhiên, chỉ có văn hóa của chúng ta được lưu truyền lại. Chúng ta được truyền thừa lại cái trí tuệ mà dựa vào đó chúng ta có thể đứng ở vị trí mấy nghìn năm để tổ chức cuộc đời. Những nền văn minh cổ khác đều không còn nữa. Văn hóa Ai Cập, Ấn Độ là để những nhà khảo cổ đi nghiên cứu chữ viết chứ không phải là có thể hiểu được trí tuệ, nghĩa lý bên trong. Chỉ cần quý vị học được Văn Ngôn Văn thì quý vị có thể trực tiếp học tập với Khổng Tử. Khi quý vị dùng tâm chí thành để đọc rằng: “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ”, đó là quý vị đã trực tiếp theo học Khổng Tử.
Chúng ta là những đứa con cưng của trời, là dân tộc may mắn nhất, là dân tộc duy nhất được lưu truyền lại. Tuy nhiên, khi quý vị đem văn hóa truyền thống tốt như vậy giới thiệu với mọi người nhưng họ không hiểu mà còn mắng quý vị. Như vậy có oan ức không? Mình muốn họ tốt mà họ lại mắng mình, thật là oan ức quá còn gì! Khi chúng ta đối diện với rất nhiều người không hiểu biết như vậy thì chúng ta có được tức giận không? Tôi xin báo cáo với mọi người rằng họ mắng quý vị chính là đem phúc báo đến cho quý vị. Điều này không phải là do tôi nói mà đó là chân lý. Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” có nói: “Nhân chi vô quá cữu”, một người không có lỗi lầm mà bị người ta phỉ báng, làm nhục thì con cháu luôn luôn được phát đạt mau chóng. Đó là bởi vì vô duyên vô cớ họ bị người ta làm nhục mà vẫn có thể nhịn được, “quán đức ư nhẫn, quán phúc ư lượng”. Người nhẫn nhịn được là người rộng lượng, họ sẽ có phúc báo.
Tôi quan sát khi chúng tôi còn nhỏ, trong thời gian trưởng thành, gần nhà tôi có một gia đình cả cha mẹ đều không biết chữ. Sau đó, có rất nhiều người bắt nạt họ, mắng họ là kẻ ngốc. Kết quả sau đó, con họ rất có triển vọng. Sau này tôi mới biết được rằng, họ bị người ta mắng chửi, mắng đến cuối cùng thì con cháu lại được phúc báo, phát đạt.
Thưa các bậc tiền bối, thưa các anh chị em! Hôm nay, ngày thanh bình của quý vị bắt đầu đến rồi. Ngay như khi quý vị bị người ta mắng chửi, quý vị cũng rất vui sướng. Có đúng vậy không? Quý vị hiểu được lý lẽ này thì sẽ không tính toán hơn thiệt với họ nữa, mà sẽ rất thanh thản, thoải mái. Những người mắng quý vị thì người thứ nhất đem phúc báo đến cho quý vị, người thứ hai thì thử lòng kiên nhẫn của quý vị, thử sự tu dưỡng của quý vị, thử xem họ mắng quý vị thì quý vị có tức giận không. Họ làm cho quý vị phúc tuệ song tu, họ là quý nhân của quý vị. Như vậy có lý phải không?
Chân tướng của cuộc đời chính là: Ngày nào cũng là ngày tốt, giờ nào cũng là giờ tốt, người nào cũng là người tốt, việc nào cũng là việc tốt. Cho nên, học được văn hóa truyền thống thì sẽ rất vui vẻ. Chúng ta muốn làm cho người ta có lòng tin thì chúng ta phải sửa chữa bản thân của mình trước. Viên Liễu Phàm tiên sinh tự mình biết mình. Ông sửa chữa bản thân mình và để lại tấm gương rất tốt cho đời sau. Con cháu cũng đều tin vào lời giáo huấn của ông. Cho nên, chúng ta sửa chữa bản thân là cơ sở của việc lập mệnh. Điều căn bản nhất của sự sửa lỗi là sửa lỗi trong lòng.
Ở đất Quý Khê có một người học trò. Anh ấy rất chăm chỉ học hành, nhưng cho dù có thi như thế nào đi nữa thì cũng thi không đỗ. Sau này, anh ấy đi hỏi một người rất có tu dưỡng. Vị này đã nói với anh ấy rằng: “Chính là anh đó! Anh đã từng nghĩ đến việc quyến rũ thím của anh”. Anh ta rất kinh ngạc và nói rằng: “Tôi chưa làm việc đó”. Người đó lại nói với anh ấy rằng: “Tuy anh chưa làm nhưng anh đã có ý nghĩ đó, hơn nữa lại rất sâu nặng”.
Họa phúc của con người hàng ngày cũng đều có sự tăng giảm thêm bớt. Khi chúng ta khởi một ý nghĩ không tốt thì phúc báo bị giảm bớt, khởi ý nghĩ tốt thì phúc báo tăng thêm. Hơn nữa, nếu ý nghĩ của quý vị là vì thiên hạ, vì mọi người thì phúc báo này rất lớn. Nếu ý nghĩ này của quý vị làm nguy hại đến rất nhiều người thì phúc bị giảm sẽ vô cùng lớn.
Cho nên, từ trong lòng phải nghĩ đến điều Tổ tiên chúng ta đã dạy chúng ta rằng: “Vạn ác dâm vi thủ, bách thiện hiếu vi tiên” (Vạn điều ác chữ “dâm” đứng thứ nhất, trăm điều thiện chữ “hiếu” đứng đầu tiên). Khi quý vị dâm loạn thì không chỉ làm cho cô ta đau khổ cả đời mà cha mẹ của cô ta cũng không ngẩng đầu lên được. Chồng của cô ta, cha mẹ chồng của cô ta, con cháu đời sau của cô ta cũng đều bị nhục. Cho nên, những lời giáo huấn này của Tổ tiên vô cùng quan trọng.
Mọi người hãy xem có rất nhiều sự kiện trong xã hội, ví dụ như làm cho người ta phải phẫn nộ đến nỗi giết hại hết người trong gia đình của đối phương. Những sự kiện này luôn luôn đều do sự dâm loạn gây ra. Họ đã tức giận đến nỗi mất hết lý trí nên họ không chỉ giết chết vợ, mà thậm chí cả cha mẹ của vợ. Họ cũng cảm thấy người con gái này là do cha mẹ vợ dạy bảo mà ra như vậy. Sự phẫn nộ đó của họ không có cách nào để hóa giải. Tổ tiên của chúng ta biết được sức ảnh hưởng rất lớn của những lời giáo huấn này đối với toàn thể xã hội nên đã lưu lại cho chúng ta. Cho nên, chúng ta phải điều chỉnh khắc phục, sửa chữa ý nghĩ xấu này. Khi chúng ta gặp người lớn tuổi thì chúng ta phải xem như là mẹ của mình, gặp người lớn hơn mình một chút thì xem như chị gái của mình, ít tuổi hơn mình thì xem như em gái mình, ít tuổi hơn nhiều so với mình thì phải xem như là con gái của mình. Mọi lỗi lầm đều có thể dùng phương pháp để đối trị. Đây là sửa chữa lỗi lầm, là phải đối trị.
Phải tích đức làm việc thiện để tiêu trừ tai họa và phúc sẽ đến. Tích đức thì đầu tiên là “bách thiện hiếu vi tiên” (trăm điều thiện thì chữ “hiếu” đứng đầu). Đứng đầu trong “hai mươi tư tấm gương hiếu thảo” của chúng ta là Đại Thuấn. Vua Thuấn được xếp thứ nhất là vì điều khó làm được nhất nhưng ông lại làm được. Khổng Tử nói về Ngài, trong “Trung Dung” đã nhấn mạnh rằng: “Đức vi Thánh nhân” bởi vì vua Thuấn đã tận hết hiếu đạo. Đức sáng của vua Thuấn đã khôi phục để trở thành “Đức vi Thánh nhân”. “Tôn vi thiên tử”, phúc báo của vua Thuấn hiện tiền nên được là thiên tử. Sau đó con cháu vẫn duy trì, con cháu đời sau của vua Thuấn cũng đều được hưởng phúc báo của Ngài. Họ Hồ, họ Trần, họ Phó, Điền, Diêu, những họ này đều là đời sau của vua Thuấn.
Thưa quí vị, nếu trên bảng có quý tính đại danh của quý vị thì xin hãy giơ tay! Chúng ta hãy dành một tràng vỗ tay để hoan nghênh con cháu đời sau của vua Thuấn. Mọi người chú ý rằng, văn hóa truyền thống của chúng ta là văn hóa hiếu thảo. Chữ “hiếu” này là chữ hội ý, bên trên là chữ “lão”, bên dưới là chữ “tử”. Đời trước luôn luôn nghĩ đến việc phải giáo dục đời sau cho tốt, yêu thương thật tốt con cái đời sau. Con cái đời sau cõng người già trên lưng, luôn luôn nghĩ cách làm thế nào để báo đáp ân đức của cha mẹ, của Tổ tiên. Cho nên, đời trước và đời sau không thể phân chia. Đời trước còn có đời trước nữa, đời sau còn có đời sau nữa, không thể tách biệt, cả một gia tộc là một khối. Đó là chữ “hiếu”.
Nếu vua Thuấn lúc đó không hiếu thảo với cha mẹ thì con cháu của Ngài còn tồn tại không? Những người vừa nãy giơ tay cũng đều không tồn tại. Có đúng không ạ? Quý vị đã thấy được là phúc đức có thể để lại cho con cháu đời sau. Cho nên, nếu như bây giờ khi quý vị muốn tức giận thì phải nghĩ đến là con cháu đời sau không còn nữa. Con cháu đời sau không còn nữa thì làm gì có con cháu đời sau nữa.
Chúng ta phải nắm vững trạng thái tình cảm thì chúng ta mới có thể nắm vững tương lai. Chúng ta không chỉ nắm vững tương lai của bản thân mình mà còn nắm vững tương lai của con con cháu cháu nhiều đời của chúng ta. Cho nên, cả một khối này thì thực sự đều có thể lĩnh hội được. Đây là vua Thuấn, bao gồm cả quý vị. Chỉ cần có lòng hiếu thảo thì khi có thiên tai, quý vị cũng có thể tránh được tai họa.
Đời nhà Nguyên, lúc đó có động đất rất nghiêm trọng, hơn một vạn ngôi nhà đều bị sập hết. Đường nứt của trận động đất này khi đến nhà của Lý Trung đã chia thành hai đường và khi qua khỏi nhà của ông thì lại chập lại thành một. Toàn bộ các ngôi nhà đều bị sụp đổ, duy chỉ có nhà của ông là không bị sập.
Xin hỏi mọi người: Động đất có mắt không? Việc như vậy không chỉ có một việc. Hiếu thảo làm cảm động lòng trời. Thái Thuận cũng là Tổ tiên của chúng ta. Sự hiếu thảo của Thái Thuận được thể hiện qua việc khi nhà của Thái Thuận bị hỏa hoạn và quan tài của mẹ Thái Thuận vẫn còn để ở trong nhà. Ông đã ôm lấy quan tài mà khóc nức nở. Ông không sợ chết mà chỉ sợ quan tài của mẹ bị lửa thiêu hủy. Kết quả là ngọn lửa đó đã tránh qua nhà của họ mà đốt cháy nhà khác. Những điều này trong lịch sử đều có ghi chép, quý vị đều có thể tra cứu. Tổ tiên đều hiểu rằng lòng chí thành có thể cảm thông trời đất, cho nên mới chỉ dạy cho chúng ta như vậy. Cho nên, Thái Thuận đã tránh được cái tai nạn này. Đây là: “Trăm điều thiện thì chữ “hiếu” đứng đầu”.
Tiếp đến là phúc báo của Quảng Thực, ruộng phúc của Quảng Thực. Phải dạy bảo con cái về “Ân điền”, “Bi điền”, “Kính điền”:
“Ân điền” là nhận được một chút ơn huệ của người khác thì phải báo đáp bội phần.
“Bi điền” là phải yêu thương quý trọng sinh mệnh.
“Kính điền” là nhận được sự ủy thác của người khác thì phải trung thành với việc đó.
Về “Bi điền”, vào thời nhà Tống có một vị danh tướng tên là Tào Bân. Thông thường đại đa số con cháu đời sau của các đại nguyên soái cũng đều không được tốt, bởi vì họ sát sinh quá nhiều, nhưng con cháu đời sau của Tào Bân vô cùng tốt. Cháu trai cháu gái của ông được làm Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu sau là Hoàng Thái hậu. Tại sao vậy? Bởi vì ông rất nhân từ. Có một lần khi đánh thành, ông đã tập hợp toàn bộ tướng sĩ lại rồi nói rằng ông bị bệnh. Ông nói: “Chỉ có các vị mới có thể chữa được bệnh của tôi. Đó là sau khi đánh thành xong, các vị không được lạm sát bất cứ người nào!”. Cho nên, ông đã tích được âm đức rất dày. Sau đó, có một người binh sĩ của ông phạm sai lầm và bị xử đánh đòn, nhưng một năm sau mới bị đánh. Tướng lĩnh bên cạnh ông hỏi: “Tướng quân! Sao Ngài để cách một năm mới xử phạt anh ta?”. Ông nói: “Bởi vì người binh sĩ này năm ngoái mới lấy vợ. Giả sử lúc đó ta đánh anh ta thì người nhà của anh ta sẽ nói: “Bởi vì lấy phải người vợ sao chổi này mà nhà chúng ta mới ra nông nỗi này, nên anh ta mới bị đánh đòn”. Vậy thì cả một đời của vợ anh ta cũng không có cách nào để sống yên ổn trong gia đình ấy”.
Ông quan tâm binh sĩ mà quan tâm đến mức độ như vậy, bao gồm cả việc mùa đông ông không bao giờ cho sửa chữa nhà cửa. Người ta hỏi ông tại sao mùa đông không sửa chữa nhà cửa thì ông nói: “Vào mùa đông, vì cột của những ngôi nhà này đều được làm bằng đất nên sẽ có rất nhiều côn trùng vừa mới ngủ đông trong đó, nếu như khởi công sẽ làm cho chúng chết vì lạnh”. Ngay đối với những sinh mệnh nhỏ bé này ông cũng đều quý trọng như vậy nên đời sau của ông có nhiều phúc báo. Đây là “Bi điền”.
“Kính điền”, tôn trọng người già là quan trọng. Người già có thể được trường thọ là vì họ có tu phúc báo, có đức thì họ mới sống lâu, đáng để chúng ta tôn trọng. Hơn nữa, người già cống hiến cả đời cho gia đình, cống hiến cả đời cho xã hội, đáng để cho chúng ta tôn trọng. Chúng ta có được cuộc sống như hiện nay cũng là nhờ có họ chảy máu, đổ mồ hôi mới tạo thành. Cho nên, chúng ta nhất định phải “uống nước nhớ nguồn”, phải tôn trọng người già. Ngoài ra, người già có trí tuệ, cuộc đời họ mấy chục năm trời tích lũy được rất nhiều tri thức. Có khi chúng ta phải tìm tòi nửa ngày mới hiểu được lý lẽ của cuộc đời, nhưng khi quý vị tôn trọng người già thì họ rất vui lòng chỉ dạy cho quý vị.
Có một người tên là Dương Đại Liên. Anh ta hai mươi tuổi đã thi đỗ trạng nguyên, bởi thế nên cậy tài khinh người, không tôn trọng người già cả. Quan đồng liêu cũng làm trong triều đình với anh ta có người tên là Chu Ngang và Chu Hàn, hai người đều là người già cả. Anh chàng Dương Đại Niên này thường xuyên nói những lời nói móc họ rằng: “Các cụ già! Làm sao mà các cụ nhìn được!” và chế giễu họ. Kết quả Chu Hàn đã nói rằng: “Anh đừng cười chúng tôi! Cũng đến một ngày rồi anh sẽ già”. Chu Ngang đã ngăn Chu Hàn lại mà nói: “Thôi mà! Thôi mà! Đừng có nói chuyện với anh ta nữa, nếu không thì anh ta lại làm nhục chúng ta”. Cuối cùng Dương Đại Liên sống không đến 50 tuổi thì bị chết. Người thi đỗ trạng nguyên có phúc báo, nhưng anh ta thường xuyên không kính trọng người già cả, cuối cùng đã giảm thọ cho nên hơn bốn mươi tuổi thì bị chết.
Ngoài ra, còn có một người tên là Vương Bân. Anh ấy từ nhỏ đã mắc nhiều bệnh, cho nên khi nhìn thấy người trường thọ thì anh ấy vô cùng cung kính, hâm mộ, đều chào hỏi họ, chỉ cần gặp người đi ngang qua nhà của anh thì anh đều chào hỏi. Kính trọng người già sẽ có “Kính điền”. Anh ấy từ nhỏ đã mắc nhiều bệnh, nhưng cuối cùng lại sống đến 93 tuổi, sống rất thọ.
Trong cuộc đời có hai việc không thể đợi được đó là “làm việc hiếu” và “làm việc thiện”. Tại sao “làm việc hiếu” lại không thể đợi được? Bởi vì“cây muốn yên mà gió không ngừng. Con muốn nuôi mà cha mẹ không đợi”.
Có một nhà doanh nghiệp tổ chức mừng đại thọ 80 tuổi cho mẹ. Vừa khéo hôm đó lại có vụ làm ăn mấy trăm triệu đồng phải thương lượng bàn bạc. Ông bố trí cho Phó Tổng Giám đốc của ông đi giải quyết. Người khách hàng đó là một khách hàng lớn, lại là khách hàng nước ngoài. Khi biết được ông không đến và biết hôm nay là ngày mừng thọ mẹ ông 80 tuổi thì vị khách đột nhiên đứng dậy và đi ra ngoài. Người Phó Tổng Giám đốc của ông có chút căng thẳng và nghĩ rằng có phải vị khách cảm thấy Tổng Giám đốc thất lễ với ông ấy. Nhưng kết quả vị khách nước ngoài lại nói rằng: “Tôi muốn gặp người này bởi vì tiền anh ấy cũng không cần, sự nghiệp làm ăn buôn bán lớn như vậy mà anh ấy cũng không đích thân đến, mà lại trân trọng việc mừng thọ mẹ 80 tuổi. Người như vậy, người bạn như vậy thì tôi cũng muốn kết làm bạn”.
Kết quả người khách hàng đã đến nhà của ông ấy. Khi nhìn thấy món ăn rất đơn giản, chỉ có mấy mâm cỗ và mời một số người thì người khách nước ngoài này nói: “Sao ông có thể tổ chức mừng đại thọ 80 tuổi cho mẹ của ông lại giản dị như thế này?”. Ông liền trả lời: “Vì mẹ của tôi thích yên tĩnh cho nên chỉ mời những người thân nhất đến. Điều này thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ chứ không phải là để giữ thể diện cho mình, đều thuận theo sự vui thích của cha mẹ để làm. Mẹ tôi lại thích ăn những món thanh đạm chứ không thích ăn cá, ăn thịt”. Ông đã làm như vậy. Hơn nữa, ông đã quỳ lạy hành đại lễ với mẹ. Người ngoại quốc đứng bên cạnh cũng nhìn thấy và cũng rất cảm động mà rơi lệ. Cuối cùng, vụ làm ăn đó của ông thành công.
Còn có một việc khiến cho chúng ta rất vui mừng. Hiệu trưởng của Trường Đại học Bắc Kinh của chúng ta – Chu Kỳ Phụng tiên sinh sau khi hành đại lễ với mẹ xong thì ông bò đến dưới chân của mẹ rồi hai mẹ con ôm nhau mà khóc nức nở khi mẹ của ông mừng thọ 90 tuổi. Ông nói rằng, khi mẹ ông 80 tuổi thì đúng lúc ông có việc nên đã lỡ dịp mừng thọ 80 tuổi của mẹ. Ông vô cùng buồn bã, ông nói: “Mình nhất định phải trân trọng lễ mừng thọ 90 tuổi của mẹ”. Cuối cùng mẹ cũng đến 90 tuổi, ông đã được mãn nguyện ý nghĩ hiếu thảo này của ông. Cho nên, làm việc hiếu không thể đợi được.
“Làm việc thiện” cũng không thể đợi. Có một người rất giàu có. Vợ của ông qua đời, người thân của ông cũng đều liên tiếp theo nhau qua đời nhưng ông cũng không có cách nào để xoay chuyển được. Mọi người phải hiểu rằng tiền bạc không thể xoay chuyển được kiếp nạn mà chỉ có âm đức, đạo đức mới có thể xoay chuyển được kiếp nạn, có thể chuyển nguy thành an. Cho dù quý vị là người giàu nhất thế giới nhưng khi gia đình quý vị phải gặp cái nạn gì thì quý vị cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên, khi quý vị làm việc thiện thì tai họa sẽ được hóa giải.
Đời nhà Minh có một người tên là Vương Chí Thành. Ông đã bốn mươi tuổi rồi mà chưa có con trai. Sau đó có một người đoán số rất giỏi đã nói với ông rằng: “Tuổi thọ của ông đã đến rồi. Ông không có con cái là do phúc báo rất mỏng, sau đó lại chết sớm”. Người đoán số còn nói rằng: “Ông không thể qua khỏi cái cửa ải này”. Bởi vì ông làm nghề buôn bán cho nên ông vội vã đi thu hết tất cả tiền về để lại cho cha mẹ, để lại cho người thân.
Trong lúc ông đi thì đột nhiên ông nhìn thấy một người phụ nữ bế theo đứa con trai còn nhỏ nhảy xuống sông tự vẫn. Ông lập tức kêu: “Người đánh cá nào cứu người phụ nữ này thì tôi sẽ cho người đó 20 đồng vàng”. Vì 20 đồng vàng là rất nhiều nên tất cả các thuyền đánh cá đều hành động và cứu được người phụ nữ này lên. Người phụ nữ này liền nói: “Nhà của tôi rất nghèo, có nuôi một con lợn. Vừa lúc chồng tôi không ở nhà thì có người mua lợn đến, tôi đem con lợn bán đi. Kết quả là anh ta đã đưa bạc giả cho tôi. Nếu chồng tôi trở về thì nhất định sẽ rất tức giận và sẽ đánh chết tôi. Tôi bị đánh chết rồi thì con tôi sẽ không sống nổi”. Cô ấy rất bi quan cho nên nhảy xuống sông tự vẫn. Ông lập tức hỏi bán lợn được bao nhiêu tiền rồi cho cô ta thêm gấp đôi: “Cô hãy đem về mau đi”.
Và kết quả khi cô ấy đem tiền về thì chồng cô ấy cũng vừa mới về nhà. Cô liền đưa tiền cho chồng rồi khóc mà kể lại sự việc này. Trong lòng chồng cô liền nghĩ: “Thời đại này mà còn có người như vậy sao?”, rồi nói: “Vậy thì cô dẫn tôi đi gặp ông ấy”. Hai vợ chồng liền đến khách sạn và tìm được Vương Chí Thành. Lúc đó đã là nửa đêm, cho nên cô gõ cửa và sau đó nói rằng: “Vương đại nhân! Ngài hãy ra đây một lát!”. Ông lập tức nói rằng: “Cô là phụ nữ trẻ. Tôi cũng là một con người. Tôi không thể mở cửa được. Nếu tôi mở cửa, tôi sẽ làm hại đến danh tiết của cô. Cô hãy mau về nhà đi, không được vào phòng của tôi”. Đây là ông muốn giữ gìn danh tiết cho cô ấy. Nếu không, giả như quý vị không có độ nhạy cảm như thế và đến khi người ta nói lời ong, tiếng ve thì người phụ nữ này có thể sẽ rất khó mà sống được trong xã hội. Kết quả, chồng cô ấy liền tiếp lời rằng: “Xin Ngài yên tâm! Vợ chồng chúng tôi cùng đến”. Như vậy ông mới yên tâm và vội ngồi dậy ra mở cửa. Khách sạn ông ở cũng cũ nát một chút. Khi ông ngồi dậy ra mở cửa thì trong chớp mắt, cả bức tường đổ sập xuống đè nát cái giường của ông nằm. Giả sử không có người phụ nữ này thì mạng của ông đã thương thay rồi. Số mệnh này đã được xoay chuyển. Cho nên, tích đức làm việc thiện thì sẽ tiêu trừ tai họa và phúc sẽ đến. Điều này không thể đợi được. Cuối cùng ông sống đến 96 tuổi và số mệnh của ông đáng ra không có con trai vậy mà ông sinh được 10 người con trai. Điều này thật không đơn giản!
Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau đến cầu nguyện cho sự phục hưng vĩ đại của dân tộc, cũng chúc cho tất cả các bậc tiền bối, các anh chị em được mạnh khỏe, cả gia đình bình an. Cuối cùng tôi có một bài hát đem ra để chia sẻ với mọi người. Bài hát mà tôi chia sẻ với mọi người là bài “Ca tụng dân tộc chúng ta” để tưởng nhớ đến cổ Thánh, tiên Hiền của chúng ta, để học theo Thánh Hiền sửa đổi vận mệnh cuộc đời giống như buổi giảng lần này.
“Thảo nguyên Thanh Hải mênh mông, phóng hết tầm mắt không hết. Núi Himalayas ngọn này nối ngọn kia đến chân trời. Cổ Thánh với tiên Hiền ở đây xây dựng quê hương, trong gió táp mưa sa vẫn đứng vững năm nghìn năm. Dân tộc chúng ta, dân tộc chúng ta đã vượt qua thử thách. Chỉ cần nước sông Hoàng Hà, Trường Giang không ngừng trôi. Dân tộc chúng ta, dân tộc chúng ta thiên thu vạn thế, vĩnh viễn đến muôn đời”.
Tốt rồi! Xin cảm ơn mọi người!
Hết quyển