Ý Nghĩa Quan Trọng Của Nữ Đức (Tập 2B /Hoàn mãn) | Cô giáo Trần Tịnh Du

Trì giới vi bổn

Quán tâm vi yếu

Thiện hữu vi y

CÁI GỐC CỦA THIÊN HẠ THÁI BÌNH

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA NỮ ĐỨC

Chủ giảng: Cô giáo Trần Tịnh Du

Ngày 5 tháng 10 năm 2015

Giảng tại Bát Nhã Đường Thiên Hồ Tịnh Tự Phúc Kiến

TẬP 2B

Bát quan trai giới năm ngoái tôi ở Australia, đã trì một tháng, lúc đó là đã hạ quyết tâm rất lớn đi Australia, bởi vì trước đó pháp sư Định Hoằng có khuyên tôi đi, tôi cứ cảm thấy buổi tối mình còn phải ăn cơm, bởi vì phải trì bát quan trai giới, nên lúc đầu tôi không có báo danh, sau đó bị sư phụ phê bình, nên cắn răng mà đi. Đi rồi ngày thứ nhất chúng tôi đã thọ bát quan trai giới, không được ăn nữa, đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi trì bát quan trai giới, cho đến buổi chiều thì thật sự rất là đói, đói cho đến buổi tối thì chỉ có một điểm tức là phải lên giường đi ngủ sớm, nhắm mắt lại thì không nghĩ gì nữa, bắt đầu nhớ đến Phật hiệu, dốc sức mà niệm Phật, cứ vậy mà trải qua 30 ngày, đến lúc chúng tôi sắp viên mãn rồi, thì sau cùng chúng tôi đã cùng với tăng đoàn Thanh Công, nghĩa công hộ pháp chúng tôi cùng tăng đoàn Thanh Công. Chúng tôi đến bờ biển Hoàng Kim để đi dạo, sau đó có đến nhà một cư sĩ, chúng tôi đến làm khách. Thanh Công luật sư Quả Thanh liền hỏi tôi là “Cư sĩ Tịnh Du, cô có ăn lén đồ gì không?”. Tôi nói tôi rất muốn nhưng mà không dám, thật sự rất đói, nhưng mà đã thọ giới rồi mà. 30 ngày đó, liêu phòng của cúng tôi có rất nhiều người, 12 người mọi người đều canh chừng lẫn nhau, không dám ăn lén, nhưng mà lại muốn ăn, trong tâm rất là đói. Sau khi quay về thì không trì nữa, hễ những khi đến pháp hội, chúng tôi đều sẽ trì bát quan trai giới, sẽ trì, nhưng mà lần này, tôi thật sự cảm thấy hôm đó cũng đã nghe bài giảng của pháp sư, tự mình cũng đã phản tỉnh, tôi liền cắn răng, tôi quyết định trì bát quan trai giới 5 tháng, trì đến tháng 3 sang năm, chúng tôi ở Ma Cao sẽ có một pháp hội 3000 người, pháp hội học giới niệm Phật, đến lúc đó, luật sư Quả Thanh sẽ tới, sẽ thọ tiếp bát quan trai giới, sẽ tiếp tục, tức là hy vọng có thể trì liên tục, bởi vì công đức trì bát quan trai giới là rất lớn. Vậy thì phu nhân Mạt Lợi mặc dù trì bát quan trai giới, nhưng mà cũng bởi vì bi tâm và trí huệ của bà, đã từng khai duyên cứu một mạng người, là cứu một vị đầu bếp ở trong hoàng cung, đầu bếp này có một lần đã đắc tội với vua Ba Tư Nặc, vua Ba Tư Nặc chuẩn bị giết ông. Ngày hôm đó vừa hay là ngày phu nhân Mạt Lợi thọ trì trai giới, phu nhân Mạt Lợi đã mặc đồ rất xinh đẹp, rồi đi qua đó uống rượu vui đùa với quốc vương, đồng thời chỉ rõ muốn đầu bếp này đích thân nấu cơm cho bà. Vua Ba Tư Nặc thấy rất khó hiểu, nói “Bình thường trong ngày này nàng không dính chút rượu nào, hôm nay tại sao nàng lại dám phạm giới đại kị, động niệm muốn uống rượu?”. Phu nhân Mạt Lợi nói “Thiếp nghe nói đầu bếp này đã khiến đại vương tức giận mà phạm tội sát sanh, hôm nay không mời ông ấy nấy một số tức ăn mỹ vị ngon lành, sau này sợ là sẽ ăn không được nữa”. Vua Ba Tư Nặc nghe xong vô cùng hổ thẹn, cho nên đã tha cho đầu bếp này một mạng sống. Đây là khai duyên của bà, giới luật đều có trì một cách linh hoạt, chưa tu đến trình độ này của phu nhân Mạt Lợi thì không được khai mở tùy tiện, chúng ta khai xong luôn luôn là bởi vì tự mình muốn ăn, cho nên mới khai duyên, việc này là không được nhé. Bởi vì đây là điều tôi đã từng làm qua, tôi đã rất muốn ăn, thôi kệ hôm nay khai duyên, sau khi khai được mấy lần thì không trì nữa, không được vậy, bởi vì trên đường tu hành, thật sự nói thẳng ra, không có ai quản chúng ta hết, chỉ có bản thân chúng ta quản chính mình. Quý vị nói ai mà cả ngày canh chừng quý vị, ép quý vị lạy Phật, ép quý vị tụng kinh, ép quý vị niệm Phật, không ai hết. Nhất là cư sĩ tại gia chúng ta, về nhà liền rất phóng dật, chỉ có chính mình có thể thật sự khởi tâm sanh tử, thật sự khởi tâm từ bi như vậy, quý vị sẽ phát tâm muốn đi làm, sanh khởi tâm từ bi rất không đơn giản, chúng ta giảng về Bồ đề tâm, người có thể sanh khỏi Bồ đề tâm tức là đã đi về con đường Bồ tát, Phật pháp Đại thừa là hành Bồ tát đạo, chúng ta vãng sanh không phải vì chính mình, là vì muốn làm Phật, làm Phật là vì chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Cho nên vì chính mình thì không đến thế giới Cực lạc được, cái tâm đó phải nghĩ lại coi là vì ai. Chúng ta lại tiếp tục quay đầu nhìn lại một chút, nữ giới, ở đây tôi còn dẫn dắt một số câu nói là do Tôn Trung Sơn nói, ông nói “Sự thái bình an nguy trong thiên hạ là xem người nữ, sự thịnh suy trong gia đình là xem người mẹ”. Nhà giáo dục nước Đức Frobel cũng từng nói “Vận mệnh của quốc dân thay vì nói là thao túng trong tay của kẻ đương quyền, chi bằng nói là thao túng trong tay của mỗi một người mẹ”. Cho nên chúng ta có thể nghĩ một chút, chúng ta có con cái, trách nhiệm của người mẹ là lớn biết mấy. Trong thời đại này hiện nay, có thể giáo dục ra một người con rất tốt đặc biệt không hề dễ, tôi cùng mọi người thể hội sâu sắc, bởi vì môi trường lớn của xã hội này đặt ở đây, chúng ta đối mặt với môi trường lớn này, khắp nơi đều là internet, game, dù sao thì những người chưa học Phật thì nhiều, người không hiểu nhân quả cũng nhiều. Chúng ta làm sao để giúp đỡ con mình đi làm, tôi chỉ là chia sẻ một chút kinh nghiệm của bản thân.

Tôi làm cũng không tốt, nhất là con trai lớn của tôi, bây giờ lên cấp 2, đang thuộc vào thời kì phản nghịch, tự mình đặc biệt có chủ kiến, nhưng mà vẫn phải cố gắng mà làm, dùng tâm từ bi chân chính đó của mình, đối với con cái cũng phải dùng tâm từ bi, không đối lập, không dùng tình chấp đó, tức là quý vị làm ra tất cả các cơ hội để vun bồi thiện căn và phước đức của các con. Tôi cũng có rất nhiều công việc, thật sự là khi tôi làm, tự lợi đều lợi tha, lợi tha đều tự lợi, ví dụ như tôi phát khởi chúng ta ở Hồng Kong mỗi một năm đều có triển lãm sách quốc tế quy mô lớn, chúng tôi liền trong triển lãm sách quốc tế đó xin một vị trí để lưu thông máy phát kinh, máy phát kinh của sư phụ Định Hoằng và cả máy phát kinh của lão pháp sư, năm ngoái chúng tôi đã lưu thông 4000 máy, năm nay chúng tôi đã lưu thông hơn 8000 cái, tức là thời gian mấy ngày nhưng lượng lưu thông rất lớn. Vừa hay đúng dịp các con tôi được nghỉ hè, tôi liền nhờ con đi làm nghĩa công, mặc dù cháu muốn thu phí với tôi, cháu nói “Mẹ, không thể đi không không được”, nhưng tôi cho tiền thù lao rất ít, chỉ là một ngày mấy chục tệ thôi, 50 tệ, 50 đô Hồng Kong, đổi qua nhân dân tệ còn bớt 20%, cháu cảm thấy rất ít, tôi nói “Con nhận tượng trưng một chút là được rồi, có một chút xíu con sẽ tìm được một chút cảm giác thành tựu”. Nhưng mà ở đó cháu sẽ cùng mọi người đi kết pháp duyên, sẽ đi làm. Bao gồm ví dụ như tôi làm sách điện tử của sư phụ Định Hoằng, đem bài giảng của thầy sau khi làm thành giảng kí rồi sẽ chuyển thành sách điện tử, mùa hè năm nay tôi đã nhờ con trai lớn của tôi làm được khoảng gần hơn 30 quyển sách điện tử của sư phụ Định Hoằng, cháu đã dùng khoảng thời gian 1 tháng ở nhà tìm, tôi để cháu làm, tất nhiên cũng có cho tiền, nhưng mà khá ít, bởi vì cháu nói cháu muốn có tiền tiêu vặt để ra ngoài chơi, nếu không tôi cũng phải cho cháu, nên tôi đã dùng phương thức này, tôi nói “Vậy con cứ làm 1 quyển mẹ sẽ cho con 20 đồng”, cháu làm 1 quyển mới đầu phải tốn rất nhiều tinh lực để làm. Dạo này chúng tôi, bởi vì sang năm sẽ mở pháp hội, bởi vì trước đây cháu đã từng họ ở trường quốc tế, cho nên cháu làm cái movie này, đều làm rất là tốt. Tôi nói “Con giúp mẹ làm một video tuyên truyền cho pháp hội, movie đó”, tôi đưa cho cháu tài liệu. Tức là thật ra là chúng ta phải tốn tâm tư từng ly từng tí dẫn dắt các em làm, con trai nhỏ của tôi thì thích xem phim hoạt hình, tôi sẽ thu thập đủ các loại phim hoạt hình, ví dụ nếu tôi đi Đài Loan, tôi sẽ đặc biệt đến Từ Tế, Từ Tế Tịnh Tư Đường, họ có rất nhiều phim hoạt hình vô cùng hay, ví dụ có một phim tên là, tên gì tôi quên mất rồi, con trai nhỏ của tôi đặc biệt thích xem, tôi liền mua về từ Từ Tế, mặc dù hơi đắt nhưng tôi đã mua băng đĩa đó về nhà, và cả mấy cuốn sổ rất nhỏ của họ, do Từ Tế làm, có tiếng Trung lẫn tiếng Anh, tên là “Đức dục thiếu nhi”, những câu chuyện nhỏ về phương diện này, còn có một số câu kinh nhỏ. Mỗi ngày tan học, tôi đều cho cháu đọc 1 đoạn, còn có kèm theo đĩa để đọc, các em sẽ không hay không biết mà quý vị giúp các em trồng thiện căn. Phật hiệu là thế này, hai cháu, nhất là cháu nhỏ của tôi, khi vừa mới vào trường học quốc tế, lúc bắt đầu cháu đã đi học ở một trường quốc tế, chỉ thuần tiếng Anh, toàn bộ đều là giáo viên nước ngoài, cháu nghe không hiểu, nghe không hiểu, về nhà cháu rất là buổn rầu, cháu nói “Mẹ ơi con nghe không hiểu gì hết”, tôi nói “Nghe không hiểu thì mẹ dạy cho con một phương pháp tuyệt chiêu, con cứ xếp bằng ngồi ở đó niệm Phật, con niệm 2 tiếng đồng hồ, niệm thêm mấy ngày nữa là hiểu ngay”. Cháu thật sự rất là nghe lời, bởi vì đi học ở trường quốc tế không giống như chúng ta rất quy củ thế này, từng chỗ ngồi từng chỗ ngồi, các cháu là có một cái bàn tròn nhỏ, có mấy bạn, chưa đến 20 bạn nhỏ, khắp nơi trên thế giới đều có, cháu liền ngồi ở đó niệm Phật, cháu còn nói với tôi cho cháu mặc một cái quần rộng rãi một chút, có thể ngồi xếp bằng, lên lớp rồi cũng có thể ngồi được. Tôi nói “Con đừng có niệm ra tiếng, ra tiếng thì cô giáo sẽ hông hoan hỉ, con cứ niệm thầm trong tâm mình, cô giáo giảng bài của cô giáo, con cứ niệm theo con”. Sau khi cháu thật sự đã niệm được 1 tháng rồi, bây giờ tiếng Anh của cháu vô cùng tốt, đặc biệt tốt. Trước đó là cháu ở Thâm Quyến học ở trường quốc tế, bây giờ quay về Hồng Kong rồi, ở lớp cháu tiếng Anh đều đứng thứ nhất, tiếng Quảng Đông cũng rất khá, thật sự là niệm Phật có thể tiêu nghiệp chướng, sau khi quý vị thành Phật, âm thanh gì quý vị cũng hiểu hết, đừng nói chi tiếng Anh, ngôn ngữ gì quý vị cũng hiểu hết, ở những thế giới khác cũng hiểu. Trong tình hình thông thường, tôi đều luôn dạy hai cháu như vậy. Quan hệ với bạn học không tốt, tôi liền nói về nhà niệm Phật là được rồi, không cần màng tới, 2 ngày sau sẽ tốt lên, đều do tâm con biến hiện ra, trong tâm có phiền não gì, niệm Phật một chút, khi rảnh rỗi thì dẫn các con đi phóng sanh một chút, thông thường ở Hồng Kong thì chúng tôi sẽ phóng sanh ở Tây Cống, cứ cách một thời gian tôi sẽ dẫn hai cháu đi thuê 1 chiếc thuyền, cũng coi là đi thư giãn, phóng sanh một chút. Con trai lớn của tôi còn đem tiền tiêu vặt của mình, mỗi lần đều muốn phóng một chút, tùy hỉ một chút. Tôi nói “Con tùy hỉ nhiều một chút đi”, cháu liền tùy hỉ 100, 200, cứ như vậy, những việc tương tự rất là nhiều, là người mẹ cần phải tốn tâm tư mà làm, phải có sự kiên nhẫn cực lớn, đừng có cảm thấy sao mà con mình kém thế này? Thật ra trước đây tôi cũng là như vậy, nhưng mà sau đó thật sự là trong suốt quá trình đang học Phật, sự kiên nhẫn của mình, sự nhẫn chịu của mình đã mạnh lên rất nhiều, tức là các cháu đều luôn khảo tôi, tôi cảm thấy con của tôi cũng vậy, nghĩa công cũng vậy, những đồng học tôi đối diện cũng vậy, họ đều là đến khảo nghiệm bản thân tôi. Đối diện với sự khảo nghiệm này, tự mình cũng phải ở đó tôi luyện. Quý vị nghĩ coi thế giới Cực lạc tại sao dùng liên hoa hóa sanh, mỗi một đóa hoa sen nó đều là mọc ra từ trong bùn, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, gột rửa trong nước mà chẳng lả lơi”, nhưng đến sau cùng khi nó lộ khỏi mặt nước, đến lúc nó nở rộ, chính là lúc nó đã thành tựu. Cho nên đều là chúng sanh đang thành tựu nó, mỗi một chúng sanh đều là đang thành tựu bản thân chúng ta. Quý vị tách khỏi chúng sanh, quý vị sẽ không có ngày được thành tựu, đây là một đạo lý hết sức chân thật, cho nên không chê ghét bất kì một chúng sanh nào, đem họ đều đặt vào trong tâm của mình, dùng tâm hoan hỉ để tiếp nhận họ. Chúng ta đọc “Liễu Phàm tứ huấn, ở trong đó có một câu nói rất là kinh điển, là câu nào? Mọi người có nhớ không? Là “Nước quá sạch thường không có cá, đất ô uế thường nhiều sinh vật”. Nước sạch tới cực điểm ngay cả 1 con cá cũng không sanh được, còn quý vị coi mặt đất mặc dù ô uế, nó có thể sanh trưởng vạn vật, ví dụ này nói rõ điều gì? Nói rõ là tâm chúng ta, nếu ai cũng không nhìn được, trong mắt không dung chứa được 1 hạt cát, ai cũng chán ghét, ai cũng không hợp khẩu vị của mình, quý vị sẽ triệt để xong luôn, sẽ khô cằn, hoa sen đó của quý vị sẽ bị khô héo triệt để, không có thứ gì đến tưới tẩm nó, nhưng mà nếu như quý vị giống như đại địa mà bao dung, mà tiếp nhận tất cả vạn vật, quý vị sẽ có thể có sinh khí đó. Cho nên ở trong “Kinh dịch” đã cùng quẻ khôn để đại diện người nữ, hình dung người nữ giống như đại địa vậy, người nam thì dùng quẻ càn, là trời, “Trời vận hành mạnh mẽ, quân tử tự cường bất khuất”, là hình dung về nam giới, nam giới là thể hiện cho dương tính, cho nên người nam có thể phô trương, họ có thể xuất đầu lộ diện, họ có thể ra ngoài thành tựu sự nghiệp, họ là phải lộ ra ngoài. Người nữ là âm tính, âm tính là phải che đậy, là phải thu lại, là phải khiêm hạ. Cho nên “địa thế khôn đương hậu đức dĩ tải vật”, đây là dùng quẻ khôn, đây là quẻ thứ nhất ở trong “Kinh dịch”, là nói về 2 quẻ càn khôn, là nói về nam giới nữ giới, cho nên chúng ta phải biết là, chúng ta làm người nữ phải làm sao để giữ vững bổn vị của chúng ta, mặc quần áo không được lộ quá, quý vị lộ ra là không phải âm, những chỗ âm tính thì phải che đậy. Quý vị coi quần áo của người nữ thời xưa, nó là rất đoan trang rất là tốt, chúng ta bây giờ là thiếu vải thiếu vải, thiếu tới cực đoan. Thậm chí là trong Phật môn, hôm nay tôi còn có kiến nghị với sư phụ, tôi nói “Chúng ta có thể dán một kiến nghị ở trước cửa là người nữ vào Phật môn trọng địa buộc phải mặc quần dài áo tay dài không?”. Sư phụ nói “Vậy thì không dễ gì cho họ trồng thiện căn, họ muốn mặc đồ gì thì cứ mặc, bước vô còn có thể trồng chút thiện căn”. Tôi nói cái này là sợ, thật sự tôi cảm thấy rất tạo nghiệp, bởi vì tôi đã từng đi qua Srilanka và Thái Lan, chùa chiền của họ ở bên đó, mặc dù đều là Tiểu thừa nhưng về mặt này là cực kì nghiêm khắc, quý vị không mặc áo dài váy dài, không trang nghiêm lắm thì tuyệt đối không cho phép quý vị bước vào, bởi vì tự viện là một nơi rất trang nghiêm rất thần thánh, không phải là nơi chốn du lịch để quý vị đến chơi đùa nô giỡn, không phải vậy. Nếu quý vị như vậy là không cung kính với Phật, thật sự là, tức là cái tâm đó, tôi cảm thấy, có những lúc tôi có sự vướng mắc như vậy, tức là trong tâm rất, không biết làm sao để mà diễn đạt, bởi vì quý vị ở thời mạt pháp, khi giáo dục của Đức Phật đã đến mức độ này rồi, khi mọi người không dùng một tâm rất coi trọng, quý trọng nó giống y như trân bảo vậy, chúng ta làm đệ tử Phật, trong tâm cũng đang chảy nước mắt, rất là buồn, thật sự là cực kì buồn. Họ tức là không ý thức được tính trân quý đó của nó, không ý thức được sự vĩ đại đó của Đức Phật.

Cho nên như 2 ngày trước pháp sư đã nói, “Thích Ca phổ” cũng vậy, “Thích Ca phương chí” cũng vậy, tôi đã đọc qua rất nhiều lần, bao gồm “Truyện Thích Ca Mâu Ni Phật” do đại sư Tinh Vân đã viết lúc xưa, tôi không những đã đọc, hồi đó tôi còn trợ ấn mấy ngàn quyển, bởi vì tôi vô cùng thích, tôi đã lần này đến lần khác đọc lại truyện kí đó, quý vị sẽ cảm động hết lần này đến lần khác. Chúng ta sẽ cảm thấy, chúng ta là đệ tử của Đức Phật, tự hào biết mấy, quý vị có thể quy y với Tam bảo là một sự việc vinh hạnh biết mấy, chứ không phải cảm thấy việc này không quan tâm đến, rất nhiều nơi cảm thấy cầm được giấy quy y rồi, mình đi vô nơi này thì sẽ được miễn phí, miễn vé vô cổng. Có lúc tôi vừa nghe thấy, trong tâm giống như đang bị chích kim vậy, vô cùng buồn. Bao gồm nhìn thấy sư phụ xuất gia của chúng ta, mỗi một vị sư phụ nếu như họ có thể phát tâm xuất gia đều không phải việc cư sĩ tại gia chúng ta có thể sánh được. Quý vị coi xuất gia, họ chính là thầy của trời người, họ đã cùng họ với Thích Ca Mâu Ni Phật. Tôi đã từng dẫn dắt đồng học cùng nhau học qua “Tán tăng công đức kinh”, ở trong đó Đức Phật đã có một so sánh, người xuất gia họ tu không tốt tới đâu, họ là một cái chén vàng, cũng là chén vàng bị nứt. Nhưng cư sĩ tại gia chúng ta tu tốt tới đâu cũng là một cái chén đất, cái chén đất của quý vị không bị nứt cũng mãi mãi không sánh kịp với một cái chén làm bằng vàng, cho nên điều này là không thể so sánh được. Chúng ta ở trong 1 điểm này, tức là thân làm cư sĩ tại gia có thể là, điểm thứ nhất cần phải làm được, nhất là người nữ chúng ta học Phật đều khó tránh, con cái của quý vị sẽ có qua lại với tự viện, có giao tiếp với sư phụ xuất gia, cho nên làm sao dạy các con cung kính sư phụ xuất gia, tôn trọng mỗi một ngóc ngách, mỗi một vật phẩm ở trong đạo tràng trong tự viện, tôn trọng pháp bảo là điều mà chúng ta làm mẹ cần phải học nhất. Khi chúng tôi đang mở pháp hội tôi đã nhìn thấy, pháp bảo đó của chúng ta, đệ tử học Phật chúng ta đã vứt ở dưới đất, chúng ta đều nhớ là lần pháp hội Phật thất này của chúng ta có một quyển “Sổ tay giới tử”, ở trong “Sổ tay giới tử” này có “Tây phương phát nguyện văn”, đó là pháp bảo, nhưng mà chúng ta có rất nhiều đệ tử Phật, có thể là chỗ hơi chật, họ đã tiện tay đem nó vứt ở dưới chỗ ngồi, vậy là không được. Pháp bảo này là phải hết sức hết sức cung kính. Chúng ta có nhìn thấy, quý vị coi, tôi vẫn chỉ là một cư sĩ tại gia, tôi giảng dạy 2 lần này, pháp sư đều sẽ đích thân đem tới trước quyển kinh mà tôi sẽ giảng, pháp là lớn, pháp là đi ở phía trước. Chúng ta nếu nhìn thấy pháp sư giảng dạy cũng vậy, sẽ có pháp sư nâng quyển kinh này lên, đi ở phía trước đặt lên trước. Vì vậy nữ cư sĩ tại gia như chúng ta cũng vậy, chúng ta còn có nam cư sĩ, phải học cách làm sao tôn trọng pháp bảo, kinh văn không thể nào tùy tiện mà nhét vô trong túi xách, kinh sách ở trong nhà phải đặt để cung kính như thế nào, điều này chắc chắn là phải coi trọng, bởi vì chúng ta ở đây tu tập, ở bên kia thì bị rò rỉ mất, quý vị là được một mất mười, một ngày này vốn dĩ quý vị làm được rất nhiều việc tốt, kết quả bởi vì 1 việc nhỏ mà phá hỏng hết, cho nên những điều này đều phải biết cung kính. Bao gồm con trẻ, phải biết lễ kính tam bảo như thế nào, ở trong tự viện thì nói cho các cháu làm thế nào, đều phải làm như vậy, trong mỗi tự viện chúng ta đều có thần hộ pháp.

Tôi hồi xưa, đây là trải nghiệm từ hồi rất xưa rồi, ít nhất cũng đã có khoảng, hồi đó vẫn còn chưa chính thức học Phật, hồi mới hơn 20 tuổi, tôi đã đi Phổ Đài Sơn mấy lần rồi, cùng đi chung với chồng của tôi. Sau đó tôi nhớ là năm đó đi Phổ Đà Sơn, là ở một tự viện lớn nhất ở dưới thấp nhất của Phổ Đà Sơn, tôi quên mất tên gì rồi, rất đông người, chúng tôi đã đi qua sơn môn đó, sơn môn đó là tuyệt đối không được giẫm lên, cái bục cửa đó, sau đó tôi đã giẫm lên một cái, giẫm lên một cái liền bị chồng tôi trách, lúc đó vẫn thấy không có gì, tôi nói không sao đâu, kết quả vừa ra khỏi cổng, trời nắng, ở cổng có một cái cây, trên cây liền rớt xuống một cành cây rất là lớn, trúng ngay người tôi, bỗng nhiên rớt trúng người tôi. Lúc đó đã cảm thấy thật sự là nhân quả báo ứng, lập tức liền hiện tiền. Cho nên mọi người phải rất cẩn thận, ở trong tự viện nói năng phải cẩn thận, làm việc cho thận trọng cẩn thận. Phước báo xuất gia ngắn ngày lần này của chúng ta thật sự là quá lớn, tôi cũng chưa từng nghĩ đến những vị phục vụ cho chúng ta đều là sư phụ xuất gia, hành đường cũng vậy, làm tất cả mọi công việc. Tôi liền nghĩ mấy ngày nay mình đã phải tiêu hết bao nhiêu phước, tôi liền muốn đặt vé sớm sớm để tranh thủ ra về. Bởi vì mỗi lần tôi tới tự viện đều là có nghĩa công, lần này thì tôi rất kinh ngạc, bất luận là dẫn lễ hay là làm việc gì, toàn bộ đều là sư phụ xuất gia, và rất nhiều vị đều là sư phụ đã thọ đại giới tỳ kheo ni, chúng ta thật sự là nhận không nổi, chúng ta y theo Phật chế, luân lý ở trong Phật môn, vị thứ nhất là tỳ kheo, vị thứ hai là tỳ kheo ni, vị thứ ba là thức xoa ma na, vị thứ tư là sa di, vị thứ năm là sa di ni, vị thứ sáu là ưu bà tắc, tức là nam cư sĩ tại gia, vị cuối cùng, vị thứ bảy là nữ cư sĩ tại gia chúng ta. Quý vị nghĩ thử coi như quý vị ở nhà ngày nào cũng ngồi ở đó, sau đó cha mẹ quý vị ngày ngày bới cơm cho quý vị, làm việc cho quý vị, phục vụ quý vị, phước báo tiêu hao này thật sự là hơi bị quá lớn. Cho nên tại sao tôi hôm đó phát tâm muốn trì bát quan trai giới? Thật sự lúc đó tôi cảm thấy nhận không nổi, bản thân mình vốn dĩ nghiệp chướng đã nặng, phước báo cũng chẳng có bao nhiêu, cứ mãi tiếp tục như vậy thì rất là đáng sợ, chúng ta phải có tâm cảnh giác này.

Trong quá trình học Phật này chúng ta nhìn thấy đại sư Ấn Quang đã đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân quả, ở phía sau ngài có một câu nói, tôi chia sẻ cùng mọi người một chút, câu nói này ngài nói là, hết sức nghiêm trọng. Có cơ hội mọi người quay về có thể đọc quyển sách này một chút, ngài nói “Nhân quả là phương pháp thánh nhân dùng để trị thiên hạ, Phật độ chúng sanh vậy. Nếu xả ly nhân quả, thì thánh nhân Phật Bồ tát cũng không cách nào làm được. Ngày nay loạn thế cùng cực, muốn mong cứu vãn, cần phải chú trọng giáo dục gia đình, nhân quả báo ứng. Khi con cái vừa học tri thức, khi vừa học nói năng, liền đem nhân quả báo ứng cùng các sự lý tuần tự dẫn dắt mà hun đúc các con”.

Tiết học trước tôi có nói một ít, tiết học này tôi sẽ tiếp tục kể cho mọi người nghe một vài câu chuyện. Mọi người nghe kể chuyện thì khá là dễ dàng có ấn tượng, nếu như giảng đạo lý nhiều quá quay về có thể 3 ngày sau sẽ quên hết sạch sẽ, nghe kể chuyện thì có thể ghi nhớ một chút. Kể 2 công án vào thời đại của Đức Phật, chúng ta về nhà cũng có thể thường xuyên xem, có thể xem phim hoạt hình, cũng có thể đọc sách, kể cho con mình nghe. Mọi người có biết vua A Dục không? Có lẽ đều biết về vua A Dục hả, có biết tại sao ông lại trở thành vua A Dục không? Đây cũng là nhân quả, nhân quả bố thí. Chuyện kể là, đây là một ghi chép trong “Kinh Hiền ngu”, có một buổi sáng nọ, Đức Phật và A Nan đi vào thành khất thực, khất thực, tôi đã xưng thán đó là một phước điền lưu động, cho nên pháp sư Định Hoằng năm ngoái khi đi khất thực ở Đài Loan, tôi vô cùng phấn khích, tôi liền cất công bay qua đó, sau đó trên con đường mà thầy sẽ khất thực, bản thân tôi sẽ điều tra trước một vòng, sau đó phát hiện khất thực quá sớm, không có ai hết, gặp được mấy bà cụ, tôi nói lát nữa có tỳ kheo tăng đến khất thực, các cụ phải chuẩn bị một ít thức ăn nhé. Sau đó họ cũng có đến chuẩn bị, sau đó hai ba nghĩa công chúng tôi đã đi theo các thầy, các thầy có khoảng năm sáu vị tỳ kheo tăng, các thầy đã cầm bát đến khất thực, vô cùng trang nghiêm, các thầy xếp thành một hàng rất có uy nghi. Lúc đó tôi cầm điện thoại chụp hình, cả cảnh đó là khi các thầy đang cầm bát để đến nhận vật cúng dường, tức là khi người ta cúng dường cho các thầy, chỉ có mấy miếng bánh mì, trên cả bầy trời có một luồng ánh sáng bảy màu chiếu xuống, khiến quý vị cảm thấy vô cùng thù thắng. Cho nên khất thực rất là không đơn giản, nó đang chế phục tâm ngạo mạn. Khi ngài đang khất thực thì nhìn thấy một nhóm trẻ nhỏ đang chơi đùa, các em đã dùng bùn đất đắp thành một cung điện, lại làm thành nhà kho chứa bảo vật và ngũ cốc, trong đó có một em nhỏ từ xa nhìn thấy Đức Phật đi tới, ngắm nhìn tướng hảo trang nghiêm của Đức Phật, cho nên Bồ tát độ chúng sanh thì phải tu tướng hảo trang nghiêm trước, tướng mạo không trang nghiêm thì không đảm bảo, nói năng không ai muốn nghe, trước hết tướng mạo phải khá khá, tiếp theo giọng nói cũng phải khá khá, hai điều này đều là tu mà có, tu tập đời đời kiếp kiếp, hành Bồ tát đạo.

Đức Phật thì không cần nói nữa, 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp chỉ là ứng cơ lúc đó ở Ấn Độ, thực tế Đức Phật là vô lượng tướng tốt. Trong tâm em nhỏ không ngăn được sự hoan hỉ dâng trào, lập tức chạy đi đem những ngũ cốc trong nhà kho làm bằng cát của mình, thật ra chỉ là một đống cát, thành kính mà dùng tay dâng lên, muốn cúng dường Đức Phật. Em nhỏ vóc dáng nhỏ bé không cách nào bỏ vô trong bát của Đức Phật được, cho nên em nói với bạn của mình ở bên cạnh “Mình có thể đứng trên vai của bạn để cúng dường Đức Phật những ngũ cốc này không?”, bởi vì em rất là nhỏ, cũng không phân biệt được đây là thật hay là giả, em coi chúng như là đồ thật mà đi cúng dường, bạn em cũng rất hoan hỉ mà đồng ý, cho nên em đã đứng lên vai của người bạn này, đem một nắm cát đó cúng dường cho Đức Phật. Đức Phật liền cúi mình xuống tiếp nhận sự cúng dường của em nhỏ, sau đó nói với A Nan “Con hãy đem số đất này đi trét lên căn phòng của ta”, nhà đất của thời xưa đều là làm như vậy. Hôm đó khất thực xong rồi quay về tịnh xá Kỳ Hoàn, A Nan đã đem số đất này trét lên một mặt căn phòng của Đức Phật, sau khi trét xong, A Nan gặp Đức Phật, Đức Phật liền nói với A Nan rằng “Em bé nhỏ ngày hôm nay đã dùng tâm hoan hỉ để cúng dường nắm đất này, đất đã được trét lên một chỗ trong phòng của Đức Phật, em ấy nhờ công đức này, trăm năm sau khi ta niết bàn, em sẽ làm quốc vương, tên là A Du Ca, tức là vua A Dục, một em nhỏ khác thì làm đại thần của em ấy, các em sẽ cùng thống trị tất cả quốc độ ở Nam Diêm Phù Đề. Cho nên vua A Dục trên thực tế là chuyển luân vương tái lai, lúc đó cả Ấn Độ ông đã toàn bộ đều thống nhất hết. Em bé này về sau chính là đã chuyển thế thành danh vương một đời của Ấn Độ là vua A Dục. Võ Tắc Thiên của chúng ta cũng là như vậy, kệ khai kinh mà chúng ta đọc mỗi ngày đó mọi người biết là do Võ Tắc Thiên viết, Võ Tắc Thiên cũng là, đời trước của bà đã từng ở Ấn Độ, do vì bà đã cúng dường Đức Phật một nắm cát, Đức Phật cũng đã tiếp nhận sự cúng dường này, lúc đó thị giả ở bên cạnh Đức Phật cũng hỏi là tại sao lại tiếp nhận? Đức Phật nói “Bởi vì ta tiếp nhận nắm cát này của bà ấy, tương lai khi mà bà ấy sẽ đến Đông thổ là nữ vương, bà ấy sẽ hộ trì Phật pháp”. Cho nên trong thời đại Võ Tắc Thiên đã hết sức hộ trì Phật pháp. Cho nên thấy được sự từ bi của Đức Phật. Câu chuyện này đã nói về điều gì? Tức là nói về chúng ta phải dùng tâm hoan hỉ để bố thí, nhất là tâm hoan hỉ bố thí trong Phật môn, nhất là quý vị phải có tâm hoan hỉ bố thí những vị tỳ kheo trì giới thanh tịnh, tăng đoàn thanh tịnh, phước báo đó là không thể nào đo lường được. Chúng ta phải phát tâm này, cho nên bản thân tôi thường phát, quý vị coi ni sư Tâm Lượng có nói, thường phát tâm hoan hỉ bố thí, thời thời khắc khắc không để nó gián đoạn, đừng có nói chúng ta không có tiền thì không thể nào bố thí được, bố thí là không liên quan gì đến tiền bạc hết, mà có liên quan đến tâm của chúng ta, thời thời khắc khắc đều muốn cúng dường người khác, cúng dường trước hết là cúng dường Phật môn, chúng ta là đệ tử Tam bảo, cái thứ nhất là cúng Phật, quý vị coi chúng ta thọ Bồ tát giới đều có, nếu quý vị nhận được thực phẩm tốt, đồ vật tốt, trước hết là phải dâng lên bàn Phật để cúng Phật, không phải là lấy ra cho mình hưởng dụng trước. Tiếp đó, phải cúng dường cha mẹ của mình, cúng dường những người cô độc nghèo khổ này. Sau khi cúng dường, không được hối hận. Tôi thật sự đã từng gặp, chúng tôi có một số nữ đồng học, bố thí xong thì hối hận, thứ nhất có thể là hối hận cho nhiều rồi, thứ hai có thể hối hận cho sai rồi. Việc này sai hay không đều không cần để ý, cúng dường xong là viên mãn rồi, đừng có nghĩ họ lấy tiền của mình rồi có đem đi làm việc khác không? Thế nào đó, Việc này đều không liên quan tới chúng ta, nhân quả đều là đối riêng mỗi người. Sau khi quý vị cúng dường xong rồi, quý vị buông nó xuống, tâm của chính mình thanh thanh tịnh tịnh, làm được tam luân thể không thì sự cúng dường này của quý vị đã viên mãn, bố thí tức là viên mãn. Trong Bồ tát lục độ của chúng ta, điều thứ nhất là phải tu việc bố thí này, sau đó trì giới nhẫn nhục các thứ, đều phải đi tu hành. Vậy câu chuyện tiếp theo cũng là kể về lúc Đức Phật tại thế, rằng có một nhóm thương nhân đi về nước khác để làm ăn, họ đã đem theo một chú chó, đi được nửa đường, người ngựa khốn đốn, các thương nhân liền muốn nghỉ ngơi. Khi họ tĩnh lặng lại, tranh thủ không người để ý, chú chó liền đi lấy trộm thịt của thương nhân, không may bị mọi người phát giác, rồi bị đánh một trận tơi bời, chân cũng bị đánh gãy, sau cùng bị vứt lại giữa chốn hoang vu. Lúc đó Xá Lợi Phất dùng thiên nhãn nhìn thấy chú chó này, vô cùng đáng thương, thoi thóp chút hơi tàn, cho nên tôn giả liền đắp y cầm bát, sau khi vào thành khất thực, đã từ tâm tha thiết đem những thực phẩm nhận được này đem đút cho chú chó này ăn. Sau khi thân thể của chú chó dần dần được khôi phục cũng trở nên rất hoan hỉ, cho nên Xá Lợi Phật đã thuyết pháp cho nó, không lâu sau, sau khi chú chó lâm chung đã chuyển sanh làm người. A Nan liền hỏi Đức Phật rằng chú chó này đời trước đã tạo nghiệp ác gì dẫn đến đời này đọa lạc thành chó? Đức Phật đã nói với A Nan “Trước đây vào thời Phật Ca Diếp có chúng tỳ kheo tụ hội đến một nơi, trong đó có một tỳ kheo nhỏ tuổi, giọng nói của thầy ấy thanh nhã, tụng kinh xướng tán đều vô cùng thiện xảo, mọi người đều vô cùng thích nghe. Một vị lão tỳ kheo khác, giọng nói vô cùng trầm đục, không khéo tụng kinh xướng tán, hễ tụng ra tiếng thì nghe không hay lắm. Nhưng trên thực tế vị lão tỳ kheo này là thánh nhân đã chứng đắc quả A la hán rồi. Vậy thì tỳ kheo diệu âm trẻ tuổi này nghe thấy giọng nói của lão tỳ kheo đó vô cùng trầm đục thì đã hết sức ngạo mạn đã chê trách lão tỳ kheo này là “Trưởng lão, giọng đọc của ông thật giống như chó kêu vậy”. Đợi sau khi thầy ấy mắng xong, lão tỳ kheo đã quát mắng thầy ấy rằng “Ngươi có biết ta không?”. Tỳ kheo trẻ tuổi nói “Làm sao tôi không biết ông chứ, ông chẳng phải là tỳ kheo tăng vào thời đại Phật Ca Diếp sao?”. Kết quả vị trưởng lão này đã cảnh tỉnh thầy ấy rằng “Ta đã thành tựu đạo A la hán rồi, nghi thức sa môn tất thảy đều đầy đủ”. Kết quả tỳ kheo trẻ tuổi vừa nghe thấy liền sợ hãi đến dựng đứng lông gáy, lo sợ tự trách, vô cùng sợ hãi. Chúng ta biết là, hủy báng một vị thánh nhân chứng quả, quả báo đó là phải vô địa ngục vô gián, rất đáng sợ. Thầy ấy liền lập tức sám hối, nhưng cho dù thầy ấy sám hối rồi, lão tỳ kheo này cũng đã tiếp nhận thầy ấy sám hối rồi, do vì tội nghiệp ác khẩu của thầy ấy nên 500 kiếp thầy đều thường đọa thân chó, chịu mọi điều khổ đau.

Một điểm này cũng là sự bất khả tư nghì ở trong nhân quả, sư phụ thượng nhân của chúng ta đã từng tổng kết trong “Đại tạng kinh”, tổng kết ra tất cả các phương diện của nhân quả, gọi là “Chư kinh Phật thuyết địa ngục tập yếu”, trước đây tôi đã xem qua rất nhiều lần bộ kinh này. Sau đó do vì có khởi thỉnh thầy giáo Giang Dật Tử đến làm nhân quả biến tướng đồ liên quan đến những điều trong kinh Phật, lúc đó tôi còn cùng với mấy đồng học của chúng tôi cùng nhau phân loại. Mọi người phải thường đọc những kinh về phương diện này, sau khi quý vị đọc nhiều rồi, khái niệm nhân quả sẽ thâm nhập vào xương tủy quý vị, quý vị chắc chắn sẽ cắn đứt lưỡi cũng không dám nói năng xằng bậy. Chúng ta bây giờ là rất khinh suất, không hề suy nghĩ đã nói ra một câu nói. Chúng ta nói, Nho gia còn nói nghĩ kĩ rồi mới nói, nghĩ kĩ rồi mới làm, chúng ta không phải nghĩ kĩ, căn bản là không có nghĩ, trực tiếp nói ra luôn. Quý vị nói về nữ đức nó đã có phụ ngôn này rồi, lúc đó khi tôi giảng phụ ngôn, tôi đã giảng rất nhiều, tại sao vậy? Mở miệng nói năng một cách khinh suất, trước khi nói ra thì suy nghĩ kĩ một chút, quý vị nói với người nào, quý vị nói trong trường hợp nào, nội dung quý vị nói là nội dung như thế nào, nghĩ kĩ rồi hãy nói, lời nói cũng giống như nước vậy, hất ra rồi sẽ không thu lại được, quý vị không thể nói câu nói này tôi nói xong rồi, xin lỗi giờ tôi thu về lại, anh coi như chưa nghe thấy gì, đây là việc không thể, cho nên người nữ chúng ta đặc biệt phải chú ý về mặt này. “Đệ tử quy” nói “nói lời nhiều, không bằng ít”, chúng ta suy nghĩ kĩ lại, bản thân chúng ta thì đa phần là thường hay nói năng, hay là thường hay im lặng, là bản thân mình mỗi ngày thường hay phản tỉnh, hay là thường xuyên cùng người khác nói Đông nói Tây hơn? Đặc điểm của người nữ, cho nên người nữ một khi có được thân nữ thì dễ dàng, đem thân nữ này chuyển đổi thành thân nam thì rất không đơn giản, cho nên mọi người phải cẩn thận, sau khi có được thân nữ thì rất dễ dàng, đời đời đọa lạc đều là thân nữ. Chúng ta có xem qua quyển sách “Kiếp trước kiếp sau” chưa, đó là của tiến sĩ Weiss người nước Mỹ, ông là một thầy thôi miên, học giả tâm lý. Khi ông đang thôi miên, chúng ta nhìn thấy những người nữ đó, bao nhiêu đời họ đều là nữ giới, đều là người nữ, cơ hội chuyển thành người nam rất ít. Cho nên ở phương diện này chúng ta phải phản tỉnh, chúng ta phải dùng tốt thân nữ này, thật sự là phải đối với tập khí của chính mình, ra tay sửa đổi, không thể thao túng nó, một ngày hai ngày, một năm hai năm, đợi đến khi quý vị vãng sanh rồi, quý vị hối hận cũng không kịp nữa, không có ai có thể giúp quý vị được, đến khi nghiệp lực đó bỗng chốc tuôn trào lên, đến khi chúng ta vãng sanh thì hoàn toàn không thể làm chủ được nữa. Mọi người bây giờ đừng có cảm thấy vãng sanh không vấn đề gì, chẳng phải chỉ 1 câu Phật hiệu sao? Quý vị căn bản không khởi lên được, tôi thật sự đã gặp qua đồng học vừa vãng sanh đó, quý vị bảo cô ấy niệm, do vì nghiệp chướng cô ấy chướng ngại ngay trước mắt, tôi ở bên cạnh tai cô ấy kêu lên A Di Đà Phật, cô ấy không nghe thấy, cô ấy có thể nghe thấy giọng nói của những người không niệm danh hiệu A Di Đà Phật, thật vậy, tức là bên cạnh có người nói với cô những lời khác, cô có thể nghe thấy. Tôi nói với cô điều gì, cô nói với người đó là không nghe thấy, không biết là tôi đang nói gì.

Đem những vật khác đến trước mắt cho cô xem đều có thể thấy được, đem hình Phật đến trước mắt cô thì không thấy được, là một bức màu đen, một bức màu đen, thật sự là như vậy. Sau đó niệm cái khác đều được, nói chuyện khác đều được, niệm Phật hiệu niệm không được, đây không phải nói người không học Phật, là người học Phật. Cho nên mọi người làm sao có thể gặp phải những tình trạng này, trên con đường học Phật này, thật ra không phải thuận buồm xuôi gió như vậy, chúng ta nói có thiên ma, có tâm ma, có phiền não ma, ngũ trược ác thế, nó cái gì cũng có, quý vị mỗi một bước đều phải rất cẩn thận, lúc nào cũng phải quán chiếu chính mình, điều chỉnh chính mình, cũng không thể quá nóng vội, cũng không thể quá giải đãi, cũng giống như đánh đàn vậy, quý vị kéo dây căng quá nó sẽ bị đứt, dây đàn. Quý vị không đánh, quý vị đánh quá chùn lại không ra được âm thanh, cho nên chúng ta phải phối hợp tình hình sức khỏe của chúng ta, khiến nó được điều chỉnh đến một giai đoạn thích hợp nhất. Giống như 37 đạo phẩm đã có nói về vấn đề này, quý vị phải biết chọn pháp, phải biết điều chỉnh thân tâm của chính mình “điều chúng sanh, tuyên diệu lý, trữ công đức, thị phước điền, dĩ chư pháp lạc, cứu liệu tam khổ”, tức là chúng ta phải điều chỉnh trước, điều chỉnh thân thể của chính mình, sau khi điều chỉnh rồi, quý vị có thể tụng 3 bộ, quý vị tụng sao cho hoan hỉ nhất, đừng có đùng một cái tụng 10 bộ, ngày hôm sau 1 bộ cũng không tụng nữa, giống như “một ngày nắng, mười ngày rét”, vậy là phiền phức, cho nên tại sao tôi nói với mọi người như vậy? Do thật sự có trường hợp thực tế, có một cụ già rất là tinh tấn, đã hơn 70 tuổi rồi, mỗi ngày 1000 lạy, lợi hại, kết quả do vì duyên với gia đình vẫn chưa khai giải được, con cái đều không học Phật, bà cụ không màng tới, dù sao các con không học Phật, mỗi ngày mình vẫn lạy như vậy, mình vẫn niệm Phật như vậy, mỗi ngày thức dậy liền 1000 lạy, lạy đến nỗi thật sự cảnh giới rất tốt, có thể nhìn thấy hoa sen, cứ hễ lạy xuống liền nhìn thấy một bông hoa sen, cứ như vậy. Kết quả có một hôm lạy nóng vội quá, sau khi vừa lạy xuống, đứt mạch máu não mà ngã xuống, ngã xuống, con trai chắc chắn sẽ cấp cứu, cấp cứu, các con không học Phật, việc đầu tiên là đưa đến phòng cấp cứu trong bệnh viện, sau đó bắt đầu cấp cứu, phẫu thuật hay là làm não bộ gì đó, nói chung là đã đưa vào trong cả một trạng thái cấp cứu thông thường, cấp cứu được một lúc, chắc chắn là tâm sân hận sẽ khởi lên. Chúng ta biết là trong lúc đó, khi mà tứ đại bắt đầu thoát ly, là lúc đau khổ nhất, như con rùa bị lột mai, khuôn mặt bắt đầu bị đen, thân thể cứng đờ, sau cùng đã không đi được, con cái đều không học, quý vị làm sao, quý vị làm sao? Khi quý vị đến một hơi thở sau cùng là tôi đến bên cạnh dày vò quý vị, cho nên quý vị nói cửa ải con cái quý vị không làm tốt, cửa ải vợ chồng không làm tốt, người nhà quý vị không làm tốt, quý vị nói mình cứ học theo mình, không quản tới họ, đây không phải việc quý vị muốn quản hay không, ai đi trước ai đi sau cũng không biết được, quý vị phải sắp đặt họ cho tốt, mọi người đều là, quý vị phải đảm bảo được khi quý vị ra đi, tình hình đó là rất tốt đẹp, như vậy mới được, rất nhiều lúc là không y theo ý chí của mình. Tôi còn có gặp một trường hợp, cũng là một cụ già, di chúc đã viết xong rồi, nhất định là phải mời đồng tu đạo hữu của mẹ đến đưa mẹ qua Niệm Phật đường để trở niệm, người nhà cũng đã kí tên xong rồi. Đợi đến khi thật sự ra đi rồi, người nhà liền không nhận nữa, liền xé đi, chúng tôi nên cấp cứu thì phải cấp cứu, mạng sống của mẹ chúng tôi là quan trọng nhất, nhất định phải vô bệnh viện, cái gì mà vô trợ niệm đường chớ, không đi vô đó, cũng hết cách. Cho nên chúng ta bình thường ở những phương diện này, phải đi tu hành từng ly từng tí, thật sự là phải y theo lời trong “Phổ Hiền hạnh nguyện phẩm” “Lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai”, quý vị thường tán thán, thường bố thí, thường ái ngữ, họ hoan hỉ họ sẽ không chướng ngại quý vị, rộng tu cúng dường, người nhà muốn thì đều cho, không tranh với họ, họ hoan hỉ là được. Khi tôi vừa mới học Phật, nhà chúng tôi chỉ có một mình tôi, cha mẹ tôi, em trai tôi, chồng tôi đều không học. Lúc mới đầu tôi nhớ là mười mấy năm trước, tôi và người trong nhà ra ngoài ăn cơm, tôi chỉ gọi món chay, người nhà tôi liền rất phiền não, rất nóng giận, nhưng quý vị cứ làm mãi như vậy, làm từng ly từng tí, bây giờ tôi đã học Phật 13 năm, tôi thật sự là người nhà đều đang học, hơn nữa mọi người đều rất hoan hỉ. Cha mẹ của tôi vào năm nay đã có viết một bức thư, cha tôi trong hai năm gần đây đều đang viết hồi kí, lá thư lần này viết, dịp tết năm nay, là viết cho hai em trai của tôi, nói cho các em, những việc của cha và mẹ của tôi, những việc hậu sự, đều giao cho tôi xử lý, toàn bộ đều y theo phương thức trong Phật môn mà làm. Hai em trai của tôi cũng đặc biệt hoan hỉ, nói không vấn đề gì, đều nghe theo lời chị. Bởi vì quý vị thật sự là phải bỏ sức nỗ lực quý vị mới có được kết quả, quý vị nói mình cái gì cũng không cống hiến, mình chỉ niệm Phật, cái gì mình cũng không quản hết, không phải vậy, cần phải làm. Chúng ta thật sự có thể tốt, đoạn tuyệt ngoại duyên, giống như bác thợ vá nồi vậy, cái gì cũng không quản nữa, cũng không có bất kì vướng bận gì, mình khiến chính mình cách ly ra, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, coi thử 3 tháng, hay là 3 năm mình liền ra đi, là được rồi, nhưng then chốt là quý vị không đoạn được, quý vị còn phai chung sống với người nhà, còn phải đối diện với con cái quý vị, cha mẹ quý vị, cha mẹ chồng quý vị, thì tâm quý vị, quý vị nếu như không buông bỏ sự đối lập, không buông bỏ sự chấp trước đó của mình, không dùng cái tâm nhu thuận nhu hòa đó, tâm khiêm hạ đó để chung sống với họ, quý vị sẽ không xoay chuyển được cục diện này, 10 năm 20 năm cũng không chuyển, đến sau cùng sẽ không còn cơ hội nữa, có thể họ đi làm quỷ rồi họ cũng không bỏ qua quý vị, đợi đến khi quý vị ra đi họ vẫn sẽ tới. Cho nên mọi người phải đem những vấn đề này thật sự phải nghĩ rõ ràng, tầm quan trọng của nữ đức là không thể so sánh được. Khi Đức Phật còn tại thế, đối với nữ cư sĩ tại gia đã giảng “Ngọc Da Nữ Kinh”, có thể chúng ta đều đã nghe qua, chuyên môn nói về nữ giới tại gia, có nghe qua chưa? Rất nhiều kinh điển mọi người chưa nghe qua. Ngọc Da Nữ này là đương thời khi Đức Phật còn tại thế, có một vị trưởng giả đại phú, ông rất hộ trì Phật, hộ pháp, ông có rất nhiều con, có 7 người con trai, 6 người vợ lấy lúc đầu đều đặc biệt tốt, rất hiếu thuận, đều học Phật, kết quả đến người vợ nhỏ nhất thì có vấn đề, lấy về người vợ nhỏ này thật sự rất là xinh đẹp, trong nhà cung rất có tiền của, gia tài đều rất tốt, tên là Ngọc Da, chính là Ngọc Da, nhưng mà lại vô cùng hống hách vô lễ, đối với cha mẹ chồng cũng không lễ kính, cũng không ưa làm việc, ỷ vào gia thế của mình rất tốt, tướng mạo xinh đẹp, nên coi trời bằng vung. Cha chồng của cô rất là buồn phiền, không có cách gì, cũng không quản cô được, làm sao đây? Liền chạy đi tìm Đức Phật, bởi vì ông là hộ pháp của Đức Phật, đã nói với Đức Phật là “Thưa Đức Phật, ngài có tiện đến nhà tôi một chuyến không, con dâu tôi chắc chắn sẽ không đi gặp ngài, ngài đến nhà tôi ứng cúng một chút, tôi cúng trai cho ngài, ngài có thể thuyết pháp một chút để chuyển hóa cô ấy không?”. Đức Phật rất từ bi, có một hôm đã dẫn theo tăng đoàn tới, mọi người trong nhà đều bước ra đảnh lễ Đức Phật, chỉ có Ngọc Da Nữ này không có bước ra, nấp ở phía sau, không gặp Đức Phật. Nhưng không gặp Đức Phật, cô lại rất tò mò, cô muốn biết Đức Phật là như thế nào, cô mới nấp phía sau bức bình phong len lén nhìn, kết quả vừa nhìn thấy tướng hảo trang nghiêm đó của Đức Phật, bỗng chốc cô liền bị nhiếp thọ, tất nhiên Đức Phật có đại thần thông, biết được cô đang đứng ở phía sau, Đức Phật liền bắt đầu giảng pháp, cô liền bất giác mà đi ra ngoài, quỳ xuống đất lắng nghe. Điều Đức Phật giảng toàn bộ đều là quý vị phải làm vợ như thế nào, làm một người con dâu ra sao, làm một người nữ tốt như thế nào. Bài này tôi đã từng giảng qua mấy tiết, là nữ cư sĩ tại gia chúng ta cần phải học tập. Quý vị làm sao sống chung với chồng, làm sao sống chung với mẹ chồng, làm sao lo liệu công việc trong gia đình. Quý vị coi Đức Phật hiểu hết, đã giảng giải vô cùng vô cùng viên mãn. Ngài nói sống chung với chồng thì phải làm được ngũ phụ, phụ trong “phụ nữ”, ngũ phụ. Điều thứ nhất ngài nói là ví dụ như, thứ tự thì tôi không nhớ rõ lắm, đã giảng 2 năm về trước, thần phụ. Thế nào là thần phụ? Tức là quân thần, phải giống như thần tử đối với quân chủ vậy, phải cung kính như vậy. Còn nữa gọi là tì phụ, tì phụ tức là như nô tì hầu hạ chủ nhân vậy, phải rất khiêm hạ, đây là lời Phật giảng. Còn nữa là như chủ phụ, tức là thật sự là chủ trong gia đình, giúp đỡ lo liệu việc nhà. Còn 2 loại nữa tôi không nhớ rõ lắm, lúc đó tôi còn giảng qua hết cho nhân viên của mình, điều Đức Phật nói là cực kì viên mãn. Cho nên chúng ta được may mắn một đời này được nghe Đức Phật khai thị cho chúng ta, ngài thật sự là bổn sư. Tất nhiên chúng ta đến thế giới Cực lạc sẽ càng hoan hỉ, hàng ngày ở trong giảng đường thất bảo, A Di Đà Phật, ngày ngày đều giảng cho chúng ta, chúng ta mỗi ngày ngoài việc nghe kinh niệm Phật, sau đó đến 10 phương để cúng dường chư Phật, thì không còn việc gì khác, ngoài việc tu phước thì là tu huệ. Còn giảng qua “Đại Ái Đạo tỳ kheo ni kinh”, là giảng cho các sư phụ tỳ kheo ni xuất gia nghe, nữ cư sĩ tại gia chúng ta cũng có thể nghe, năm ngoái ở Đài Loan tôi đã giảng qua rất nhiều quyển, có học qua, cũng là rất nghiêm khắc. Đại Ái Đạo tỳ kheo ni là dì mẫu của Đức Phật, chính là Ma Ha Ba Xà Ba Đề, bởi vì sau khi Đức Phật ra đời, mẹ của ngài là phu nhân Maya đã qua đời, đã vãng sanh, vãng sanh về trời Đao Lợi. Cho nên khi ngài sanh ra, là do dì mẫu của ngài nuôi dưỡng. Sau khi dì mẫu nhìn thấy Đức Phật xuất gia cũng đã kiên trì muốn xuất gia, cho nên sau đó sau khi Đức Phật đã nhận lời, đã giảng bài kinh này cho bà nghe. Bài kinh này thật ra đều là giảng về quy củ, có rất nhiều quy củ, nhưng mà nghe nói, dì mẫu của ngài sau khi xuất gia đã y theo quy củ mà Đức Phật đã giảng để tu hành, và đã chứng quả vị A la hán rất nhanh chóng. Còn nữa là như “Thắng Man phu nhân kinh”, đã giảng rất nhiều kinh điển như vậy. Cho nên chúng ta trong quá trình đang học Phật là không có điểm dừng, cũng như lời Nho gia đã nói “Biển học vô bờ, khổ là thuyền”, phải thâm nhập kinh tạng. Hôm đó chúng ta niệm Phật, buổi tối niệm Phật xong 2 tiếng đồng hồ, chúng ta chẳng phải có tam quy y sao? Quy y Pháp là như thế nào? (Thâm nhập kinh tạng). Đúng, chúng ta có làm được chưa? Chưa làm được thì chưa có quy y được, chúng ta tam quy vẫn chưa có làm tốt. Cho nên có thời gian thì thường xuyên đọc kinh, đọc kinh cho nhiều, tư duy cho nhiều, năng lượng của kinh giáo là bất khả tư nghì, giống như hôm qua tôi đã giảng trong tiết học vậy, nó giống như Đức Phật dùng nước cam lồ vậy, khiến phiền não của chúng ta toàn bộ đều gột rửa sạch sẽ. Khi tôi đang phiền não, hoặc là nghe kinh, hoặc là đọc kinh, quý vị sẽ không nghĩ đến những việc khác nữa, tự mình sẽ tâm khai ý giải, không cần đi tìm người khác để kể lễ, oán than, rồi nói chuyện thị phi người này người kia, không cần nữa. Tự mình phải có thể hóa giải sự phiền muộn ở trong tâm mình. Nữ giới học Phật cần phải bắt tay từ chỗ vi tế, chú ý quán chiếu tâm niệm của chính mình, quan sát ngôn hành của chính mình. Cho nên trì giới là có ích lợi như vậy, bởi vì giới pháp có thể giúp đỡ chúng ta từ những chỗ rất là tinh vi để thu nhiếp lại tâm hành của chính mình. Nếu quý vị không trì giới thì sẽ rất dễ dàng phóng dật, đừng nói ngũ giới bát giới, giới gì mình cũng không trì hết, quý vị sẽ không có chỗ bắt đầu. Sau khi chúng ta trì rồi thì sẽ khác đi, như chúng tôi năm ngoái đã thọ Bồ tát giới này, lần này sau khi pháp hội viên mãn, chúng tôi có tụng giới, cứ nửa tháng sẽ tụng giới một lần. Chúng tôi ở niệm Phật đường Đông Lâm ở Hồng Kong, chúng tôi phải sám hối với pháp sư trước, hôm đó có mặt sư phụ Định Hoằng của chúng ta, chúng tôi đã sám hối với sư phụ Định Hoằng, sư phụ Định Hoằng đã gọi tôi “Tịnh Du, cô qua đây sám hối”, tôi nói “Sư phụ, then chốt là, những điều tôi phải sám hối là quá nhiều, xin thầy chờ một chút”, liền cầm quyển kinh này lên, nhìn vào, có khoảng hơn 20 điều, nói lỗi tứ chúng, khen mình chê người, rất nhiều rất nhiều, tiểu vọng ngữ gì gì đó, còn nhỏ đến nỗi không phải cố ý sát sanh, do vô tình mà giẫm chết một con thằn lằn. Vừa nhìn vào liền toát mồ hôi, quý vị vừa đối với giới pháp, quý vị sẽ biết, vừa đối với giới điều sẽ biết ngay chính mình đã phạm rất nhiều lỗi lầm, trong tâm sẽ thấy rất hổ thẹn. Quý vị lập tức sẽ sanh khởi tâm hổ thẹn, sau đó bắt đầu tu hành lại, bắt đầu tâm muốn tu hành tinh tấn dũng mãnh đó của chính mình. Nếu quý vị không trì giới, cũng không đi thọ giới, quý vị sẽ không có sự trói buộc này. Cho nên sau khi thọ giới nhất định phải tụng giới, chúng tôi là mỗi nửa tháng mỗi nửa tháng tụng giới một lần, trước khi tụng giới có một việc rất cần thiết chính là sám hối, ngũ giới thì y chiếu nghi quỹ ngũ giới mà sám hối, Bồ tát giới thì y chiếu nghi quỹ Bồ tát giới mà sám hối, 2 cái đều thọ thì tụng ngũ giới trước rồi tụng Bồ tát giới, như pháp như vậy mà sám hối, tụng giới. Những khi quý vị tụng giới, Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ giáng lâm đạo tràng, sẽ xem nghi quỹ này của quý vị. Chúng ta tức là đồng tham đạo hữu tụ hội lại một nơi, ví dụ người đều thọ ngũ giới, chúng tôi tụ hội lại với nhau, sau khi tụng xong ngũ giới, người thọ Bồ tát giới sẽ tụ hội với nhau, người chưa thọ Bồ tát giới thì tuyệt đối không thể nghe, không thể nào lén nghe giới pháp, lén nghe tụng giới. Chúng ta cứ mãi cho đến lúc vãng sanh, chúng ta chừa lại chỉ là thời gian nửa tháng đó không có sám hối, nếu không như vậy quý vị sẽ cứ mãi tích lũy tích lũy, tích lũy đến lúc quý vị vãng sanh, có thể 30 năm, 20 năm, những việc này quý vị đều để đó. Bởi vì nếu quý vị không có sự trói buộc này, hàng ngày quý vị sẽ không phát lồ sám hối trước Đức Phật, “Xin lỗi, con thật sự không nên làm như vậy”, chúng ta rất ít làm vậy. Cho nên mọi người tức là ở đây có thể thành lập một quan niệm đúng đắn như vậy. Cái gốc nhân quả phải cắm cho sâu, phải cắm cho vững, nếu là như vậy, nó sẽ giống như một mặt kính vậy, chiếu vào chúng ta nhìn lại chính mình có phải thật sự tu hành hay là giả. Trong “Kinh dịch” có nói “Nhà tích điều thiện ắt có niềm vui, nhà tích bất thiện ắt gặp tai ương”, quý vị thường tu như vậy, gia đình quý vị chính là một gia đình an hòa tường thiện, từ trường sẽ rất tốt, quý vị không cần lo lắng con cái của mình nhất định sẽ như thế này, cho dù nếu như có ác nghiệp, dần dần cũng sẽ tiêu trừ. Cho nên người mẹ, tôi thường hay so sánh, họ giống như định hải thần châm ở trong nhà vậy, họ có thể khiến cả gia đình này an định lại, một người mẹ tốt có thể thịnh 3 đời, bắt đầu từ quý vị, nhà chồng của quý vị 3 đời đều sẽ được hưng thịnh, bởi vì đã có một người mẹ như vậy. Tôi nhớ là rất nhiều năm trước ở Đông Bắc, hồi đó có quen một thầy hiệu trưởng, vô cùng vô cùng tốt. Thầy đang phổ biến “Đệ tử quy” trong trường học. Sau đó tôi đã nói chuyện với thầy hiệu trưởng đó, thầy đã hơn 60 tuổi rồi, thầy đã nói với tôi, thầy nói “Tôi vô cùng cảm ơn mẹ của tôi, bởi vì mẹ tôi từ lâu đã theo học với lớp thiện nhân của Vương Phụng Nghi”. Mẹ của thầy, mẹ của mẹ của thầy, bà ngoại của thầy, cũng là một người nữ vô cùng tốt, chúng ta có rất nhiều đồng học đều khá là hiểu về pháp sư Định Hoằng, chúng ta biết là mẹ của thầy ấy là một người mẹ vô cùng vĩ đại, vô cùng có trí huệ. Có thể chúng ta vẫn chưa biết, bà ngoại của thầy, tức là mẹ của mẹ thầy ấy là một người nữ có đủ nữ đức của truyền thống Trung Quốc vô cùng vô cùng tốt như vậy. Đã hơn 80 tuổi rồi vẫn còn pha nước rửa chân cho chồng của mình. Tôi đã xem qua bức hình của cụ, tức là bức hình của bà ngoại sư phụ Định Hoằng, tuyệt đối xứng đáng là phụ nữ Trung Quốc, hết sức đoan trang, nhã nhặn. Bà cụ không phải đẹp thế này, không phải giống như người nữ hiện đại chúng ta trang điểm, mặc quần áo rất xinh đẹp thế này, không phải như vậy, bà cụ là từ trong tâm hiển lộ ra bên ngoài vẻ đẹp của mẫu tính, vẻ đẹp của nữ giới, đặc biệt khiến người ta cảm thấy sanh khởi tâm kính trọng, cho nên mới có được hậu thế tốt như vậy, vì vậy hậu thế tốt không phải vô duyên vô cớ mà đầu thai vô nhà chúng ta, mà phải nhờ tích thiện tích đức, từng chút một mà chiêu cảm tới. Còn nữa, trong “Thượng thư” cũng có nói “Làm thiện giáng trăm điều cát tường, làm bất thiện giáng trăm điều tai ương”, thiện và bất thiện, bản thân chúng ta có thể tự phản tỉnh mỗi ngày, phải có chỗ bắt tay rất vi tế. Tôi nhớ là trước đây tôi xem qua bảng công tội đó, ví dụ như trong tâm quý vị khởi lên một ý niệm tà dâm, một ý niệm mà thôi, lỗi trong ngày nay của quý vị, lỗi lầm là 10 cái. Hôm nay quý vị đã lên mạng coi một bài văn về sắc tình, lỗi lầm là 100 cái. Quý vị đã kể cho bạn bè 1 câu chuyện cười sắc tình, có thể tội lỗi đã là 1000 cái. Đây là tôi lấy ví dụ, nhưng mà tội tà dâm thì rất là nặng, tức là trong tất cả các tội lỗi, tà dâm là nặng nhất. Cho nên trong nhà quý vị, tuyệt đối không được giữ những sách vở băng đĩa thể loại này, tất cả đều đem đi đốt, trang web cũng phải xóa hết, có thể không coi tivi thì không coi tivi. Từ khi tôi học Phật đến bây giờ 13 năm chưa từng coi tivi, thật sự là không coi. Tôi đến Hồng Kong cũng là không có bất kì tivi nào hết, tivi ở nhà chúng tôi tức là để kết nối DVD, để xem phim hoạt hình đức dục, “Ngọc Lịch Bảo Sao”, “Ngọc Lịch Bảo Sao” có phim hoạt hình, thường cho các con xem. “Địa ngục biến tướng đồ” cũng thường xuyên xem, khi rảnh rỗi quý vị phải thường kể cho các con, nếu như vậy quý vị sẽ có khái niệm, nếu không quý vị làm rồi quý vị cũng không có khái niệm. “Thái Thượng cảm ứng thiên”, Thái Thượng Lão Quân cũng nói “Họa phước không cửa, tự người chiêu cảm, thiên ác báo ứng, như bóng theo hình”. Sau khi đã xây dựng chánh tri chánh kiến này cho bản thân, quý vị trên con đường tu hành sẽ càng đi càng tốt, thuận buồm xuôi gió, nghịch cảnh hiện tiền, không có cảm giác về nghịch cảnh, đều là tăng thượng duyên. Thuận cảnh hiện tiền, trong tâm sẽ có sự cảnh giác cao độ, không bị dao động, thuận nghịch nhất như, đều là như vậy. Tất cả các cảnh giới đều nằm ở 1 niệm tâm của chính mình. Cho nên Phật pháp Đại thừa đặc biệt nói về tâm pháp, sự tu học của nữ giới chúng ta cũng vậy, phải thật tu từ trong tâm. Bởi vì có những lúc, luôn luôn là tự mình lừa gạt chính mình, tự mình cũng không biết, quý vị dùng tâm hư ngụy đối với người khác, cũng dùng tâm hư ngụy đối với chính mình, chính mình tu mãi tu mãi đi trên con đường này, không hay không biết quý vị đã lạc lỗi, nhưng vẫn không hề biết. Cho nên đại sư Ngẫu Ích chúng ta ở trong “Tịnh xã minh” có 4 câu nói vô cùng hay, ngài nói chúng ta tu hành là “Trì giới vi bổn, Tịnh độ vi quy, quán tâm vi yếu, thiện hữu vi y”, trì giới là căn bản của chúng ta, giống như đại thụ vậy, quý vị phải có gốc. Sau đó đạo quy về nơi nào? Phải quy hướng Tịnh độ, quý vị không quy hướng Tịnh độ, chúng ta sẽ không cách nào thành tựu được, thật sự là không cách nào thành tựu được. Tất cả các pháp môn đều dựa vào tự lực, ở trong thời đại này, chúng ta đừng nói quả A la hán, quả Tu đà hoàn cũng rất khó chứng đắc, tự lực phải hoàn toàn đoạn trừ phiền não, chỉ có pháp môn này của A Di Đà Phật là pháp môn tha lực, chúng ta chỉ cần để chính mình hoàn toàn nương tựa vào thân A Di Đà Phật, hoàn toàn tin ngài, muốn được vãng sanh, tin tưởng có thế giới Cực lạc, muốn đến thế giới Cực lạc, muốn được trì danh niệm Phật, quý vị vậy là được. Bởi vì khi ra đi A Di Đà Phật sẽ đến rước, chúng ta cũng không cần suy nghĩ phải đi ra sao, Di Đà sẽ hiện tiền đến rước chúng ta đi. Chúng ta không cần đoạn phiền não, chúng ta chỉ chế phục phiền não, quý vị dùng một câu Phật hiệu khiến tất cả ác niệm của mình đều bị chế phục, tham tâm của chúng ta, tâm tình dục của chúng ta, tâm ái luyến của chúng ta, tâm ngu si của chúng ta, đều chế phục. Bất luận là cảnh giới gì, quý vị dùng Phật hiệu để đối trị thì có thể chế phục nó. Khi đang chế phục tức là công phu thấp cấp nhất đã thành phiến, sau đó từng cấp từng cấp mà nâng cao, chúng ta sẽ có thể nắm chắc được. Mọi người phải hiểu rõ đạo lý này, là điều bất khả tư nghì. Cho nên pháp môn Tịnh độ, đó là khó tin dễ hành, quý vị nói thật sự tin tưởng không hề dễ, sau khi thật sự tin tưởng, sự kiên định mà quý vị thể hiện ra đó, sự tự tin đó, sự chuyên nhất đó, sự chuyên chú đó, người đại tu hành chân chính nhìn qua là thấy được ngay, người có địa vị giống quý vị, trình độ giống quý vị hoặc là thấp hơn quý vị thì không nhìn ra được. Người có trình độ cao hơn quý vị một chút, lập tức liền có thể thấy được. Giống như tôi bây giờ người tu hành cao hơn tôi nhìn qua nhất định sẽ biết được tôi còn tồn tại những vấn đề gì, nhưng những người ngang bằng tôi hoặc là thấp hơn tôi, họ không nhìn ra được, bản thân chúng ta cũng rất khó nhìn ra được. Cho nên trong phương diện này nhất định phải thường xuyên quán chiếu tâm của mình, quán tâm không có gì khác, phải tĩnh lặng, nhất là người nữ, đặc biệt coi trọng sự trinh tĩnh, trinh tức là chữ trinh trong trinh tiết, “trinh” trong hàm nghĩa của thời cổ xưa, nó có nghĩa là chuyên nhất, chuyên chú, chuyên tâm, cho nên quý vị coi người nữ thời xưa, ví dụ như họ từ đầu tới cuối, họ nói họ có trinh tiết, tức là dùng hàm nghĩa của chữ trinh này, chúng ta nếu như không có cách nào hoàn toàn tĩnh lặng lại, quý vị sẽ rất lao xao, khi quý vị rất lao xao thì giống như sóng ở trên biển vậy, dâng lên rất cao, quý vị sẽ rất khó nhìn thấy những thứ ở dưới đáy biển. Những khi mặt biển rất bình lặng, quý vị đứng bên bờ biển sẽ có thể nhìn thấy dưới đáy biển thì ra là có vỏ ốc, có sao biển, có cát, khi rất tĩnh lặng quý vị sẽ nhìn thấy được. Cho nên tâm của chúng ta cũng là như vậy, phải để nó tĩnh lặng lại. Quý vị thông qua việc ngồi thiền cũng được, thông qua việc tự mình đoạn tuyệt một số ngoại duyên cũng được, phải tu hành, đừng có luôn dày vò, mái tóc này của mình hôm nay phải đi nhuộm thành màu đỏ hay là màu xanh, mua quần áo thì mua loại này hay là mua loại kia, đây đều không phải điều người tu hành nghĩ tới, người tu hành không nghĩ đến những điều này, người tu hành nghĩ đến là làm sao liễu sanh tử, làm sao thoát luân hồi, làm sao thành Phật đạo, làm sao để độ chúng sanh. Chúng ta đã học Phật rồi thì phải chọn lựa một con đường của người tu hành, không thể đi con đường thế gian này nữa, quý vị quay đầu đi lại con đường như của người thế gian, quý vị sẽ đi lướt qua Phật pháp, thì quá đáng tiếc, quá là đáng tiếc, đợi quý vị đời sau lại luân hồi, đến lúc lại được thân người, đó đều là vô lượng kiếp. Chúng ta cảm thấy bây giờ làm người hình như rất dễ dàng, đến lúc quý vị đánh mất thân người này rồi sẽ biết được nó không hề dễ dàng gì, tuyệt đối là sự thật, có thể được thân người này, đó là chúng ta vô lượng kiếp tu trung phẩm ngũ giới thập thiện mà có, chúng ta nhìn thấy chúng ta một đời này ngũ giới và thập thiện đã làm được bao nhiêu, sát đạo dâm vọng, rất là khó, chỉ nhìn một đời này là biết ngay được thân người là không hề đơn giản, cho nên phải cố gắng lợi dụng thân người này để trì giới niệm Phật. Một điểm sau cùng chính là “thiện hữu vi y”, bạn lành không phải là người đối với quý vị rất tốt, thường nói những lời hay ho với quý vị, không phải vậy, phải có chung một mục tiêu, cùng sanh Tịnh độ, có chung một chí hướng, có đạo tâm chân chính, có tâm chân chính hộ niệm lẫn nhau, cho dù họ trách mắng quý vị cũng là tốt cho quý vị, có bạn lành như vậy ở bên cạnh, mọi người cùng nhau thúc tiến, không phải là ăn ăn uống uống, vui vẻ chơi bời, không phải mọi người đùa cợt nô giỡn nhau, những việc thế gian này đều không phải bạn lành, chúng ta có thể xả ly thì đều xả ly, tôi nghe một số bạn học nhỏ thường hay nói, cái gì mà khuê mật (bạn thân), cái mật này, cái mật kia, đây đều là thuốc độc, không cần đến những bạn khuê mật gì đó, chúng ta có thời gian thì thường đọc sách, sau khi tôi học Phật rồi mới thật sự có bạn bè, trước khi tôi học Phật, quý vị coi tên của tôi, Trần Tịnh Du, tôi rất ưa yên tĩnh, tôi thật sự không có bạn, một sở thích duy nhất của tôi là đọc sách, lúc tôi vừa tốt nghiệp đại học, đi ra từ đại học Nhân dân Bắc Kinh đã gói ghém được gần 10 bao tải sách, do toàn là sách, lúc vô học đại học thì không ngừng mua sách, sau đó chất đầy trên giường dưới đất đều có, còn có để ở nhà bạn bè. Sách ở Bắc Kinh rất nhiều, thường đi dạo chợ sách Tây Đơn, có những lúc còn đi đến Thiên Tân mua một số sách cổ xưa, vô cùng thích đọc sách, cổ kim trung ngoại đều thích, sách thích đọc nhất chính là sách thể loại triết học, bởi vì lúc đó lên đại học, tiết học tự chọn nhiều nhất chính là triết học và tôn giáo học cổ Hy Lạp, bởi vì lúc đó tôi thấy hứng thú nhất chính là tại sao con người lại sanh? Tại sao con người lại chết? Sanh tử là một chuyện thế nào? Lúc đó đối với Phật pháp thì lại tiếp xúc không nhiều, tiếp xúc nhiều với triết học phương Tây, hơn nữa lại là tôn giáo học, tức là tiếp xúc nhiều với thông học. Sau khi tốt nghiệp cũng vậy, có bạn bè sau khi học Phật rồi, tức là sau khi làm nghĩa công, trước khi tôi đi làm nghĩa công thì ở nhà một mình, không có đạo hữu gì hết, tự mình đọc sách. Sau khi làm nghĩa công thì có rất nhiều nghĩa công, duyên trong đời này đời xưa đều tụ hội lại, tôi đã thường xuyên cùng các nghĩa công bên cạnh nhắc nhở lẫn nhau, chúng ta chỉ có một mục tiêu là cầu sanh Tịnh độ, giữa chúng ta đừng có sản sanh bất kì tình chấp gì, bởi vì chúng ta phải biết là, bây giờ rất nhiều vợ chồng cùng nhau học tập thật ra đời trước có thể đều là đạo hữu, vốn dĩ cùng nhau ví dụ là xuất gia tu hành, đã có tình cảm giống như huynh đệ như vậy, vừa chuyển thế đầu thai thì lại biến thành vợ chồng, có rất nhiều trường hợp nhân quả như vậy. Cho nên chúng ta phải giữ gìn tâm thanh tịnh đó, tức là tất cả đều lấy đạo pháp làm chủ, cho đến những việc khác, không vướng nhiễm, sẽ không có tâm trạng luyến ái như vậy ở bên trong. Được, chúng ta hôm nay thì học đến đây. Tịnh Du cũng rất hổ thẹn vì thật sự tu hành rất kém, ở đây có rất nhiều pháp sư, thật sự mong là chư vị pháp sư chỉ giáo thêm cho, và cả các vị đồng học thiện tri thức đều chỉ giáo cho. Hy vọng chúng ta tương lai đều gặp nhau ở Cực lạc liên trì hải hội, có duyên sẽ gặp lại! Chúng ta hồi hướng một chút

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật Tịnh Độ

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có kẻ thấy nghe

Đều phát lòng Bồ Đề

Hết một báo thân này

Đều sanh về Cực Lạc