Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (Tập 4/40)

GIẢNG TÒA NHÂN SINH HẠNH PHÚC

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp

Tập 4/40

Các vị bằng hữu, chúng ta tiếp tục chương trình buổi học lần trước.

 Chúng ta đã nói việc thâm nhập giáo huấn của Thánh Hiền có tám chữ rất quan trọng, đó là “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Chữ “thâm nhập” này cũng đã nói rồi, nhất định sau khi đã chân thật hiểu được thì nỗ lực thực hiện, mới có thể giải hành tương ưng.

Vào thời đại nhà Đường, Tiên sinh Bạch Cư Dị rất ưa thích việc học Phật. Một lần ông đi lên núi để thỉnh giáo một vị cao tăng là Thiền sư Điểu Khoa. Sau khi ông lên đến nơi, nói với vị Thiền sư: “Thiền sư! Học Phật như thế nào?”. Thiền sư đã nói với ông tám chữ: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” (“Đoạn hết thảy ác, làm hết thảy lành”). Sau khi nghe tám chữ này, Bạch Cư Dị liền cười ha ha…. Ông nói: “Con nít ba tuổi cũng biết”. Thiền sư đáp lại ông một câu: “Ông lão tám mươi làm không ni”. Đạo lý đến con nít ba tuổi cũng đều biết mà rất nhiều người sống đến tám mươi tuổi vẫn chưa làm được. Cho nên câu chuyện này đã nói với chúng ta, học vấn thật sự quan trọng nhất là có thể nỗ lực thực hiện, có thể áp dụng. Vì vậy, học được ngàn vạn câu không bằng làm một câu.

Chữ “thâm nhập” này đích thực còn phải có công phu nỗ lực thực hiện mới có thể thâm nhập. Chúng ta dẫn dắt trẻ nhỏ cầu học vấn, điểm này nhất định từ lúc mới bắt đầu phải thiết lập cho tốt. Nếu như mới bắt đầu bạn không chú trọng giải hành tương ưng, đứa trẻ học càng nhiều Kinh điển sẽ càng cho mình là đúng, cho nên phàm việc gì cũng phải thận trọng lúc bắt đầu. Khi bắt đầu mà đúng thì toàn bộ việc học của nó sẽ đúng, lúc mới bắt đầu mà sai thì muốn kéo trở lại cũng không dễ.

Có thời gian tôi đã từng đi đến Thẩm Quyến, đứng lớp dạy một buổi cho các em lớn trong trường mẫu giáo. Tôi vừa bước vào, liền nói với các bạn nhỏ: Này các em, hôm nay thầy sẽ dạy “Đệ Tử Quy”. Các em nhỏ lập tức đồng thanh nói rằng: Thầy ơi, cái đó chúng em đã học qua rồi, chúng em đều học thuộc rồi. Mới sáu tuổi! Tiếp theo tôi liền nói với các em: “Chúng ta học Kinh điển quan trọng nhất chính là phải làm một người có đạo đức, học làm một người có học vấn. Tiếp đến tôi liền viết ra chữ “Đạo”. Lục thư Trung Quốc tạo chữ đều đem trí tuệ triết học cuộc sống hàm chứa vào trong, đây là chữ được lập từ kiểu chữ hội ý. Chúng ta hãy xem, gồm chữ “thủ” và chữ “tẩu” nằm bên cạnh, vì thế học vấn quan trọng là gì? Là phải thực tiễn. Cho nên người có đạo đức chính là người trước tiên có thể nỗ lực thực hiện, có thể thực hành, mới là người có đạo đức. Các vị tiểu bằng hữu, điều nào các bạn đã làm được rồi?. Vốn là ngẩng đầu rất cao, vừa nghĩ đến câu nói nào đã làm được rồi thì lập tức đã cúi đầu xuống. Ngay câu đầu tiên mà thế nào rồi? Đều làm không được. “Cha mẹ gọi, trả lời ngay”. Các vị xem trẻ nhỏ bây giờ, lần ấy tôi nói: “Bảy – tám tuổi đã giỏi tranh luận với cha mẹ rồi. Người bạn của tôi nói: Cần gì đến bảy – tám tuổi, bốn – năm tuổi đã rất lợi hại, đâu đến bảy – tám tuổi. Cho nên bạn xem, câu đầu tiên chúng làm chưa được, vì thế thái độ cầu học vấn của chúng lúc bắt đầu đã không có nỗ lực thực hành. Kỳ thực trẻ nhỏ đều rất dễ dạy, chỉ cần bạn nói khiến chúng có thể tín phục, chúng sẽ có thể tiếp nhận. Cho nên hôm đó, trong số ấy có một đứa trẻ đã viết vào nhật ký, thầy Thái hôm nay đã dạy chúng tôi “Đệ Tử Quy”, thầy Thái nói: “Đệ Tử Quy” là học để làm theo chứ không phải để học thuộc lòng. Em đã viết lại điều đó.

Ngoài ra còn có một đứa trẻ nữa, bởi vì tôi đã dạy em một tiết về “Đệ Tử Quy”, trong đó có một câu: “Sáng phải thăm, tối phải viếng”. Nghĩa là buổi sáng hay buổi tối đều phải thăm hỏi cha mẹ, khiến cha mẹ yên lòng và hoan hỷ. Thế là cách mấy hôm sau, bé gái đã đứng trước cửa phòng của cha mẹ, cha mẹ vừa bước ra liền cúi chào và nói: “Ba mẹ, xin chào buổi sáng, tối hôm qua ngủ có ngon không ạ?. Cha mẹ em liền lập tức gọi điện thoại cho trường mẫu giáo nói: Ngày hôm qua đã xảy ra chuyện gì vậy?. Cha mẹ rất có sự cảnh giác, rất có sự nhạy cảm, biết được đứa con có thay đổi nhất định là do nhà trường dạy, lập tức tìm hiểu mới có thể phối hợp chặt chẽ với thầy cô giáo. Gia đình và nhà trường hợp tác thì dạy đứa trẻ sẽ rất tốt, cho nên chúng ta dẫn dắt trẻ nhỏ cầu học vấn nhất định phải đặt vị trí cho thật chính xác ngay lúc bắt đầu.

Cho nên “Nhất môn thâm nhập” dựa vào việc phải “gắng làm” và thêm “học văn”, tiếp đến “trường kỳ huân tu”.

Chúng ta vừa nói đến “trường kỳ”, không phải làm một ngày rồi nghỉ một ngày, như vậy không được. Khổng Phu Tử nói Ngài ba ngày không đọc sách, khí chất đều lui sụt. Khổng Phu Tử còn bị lui sụt, vậy chúng ta ba ngày không đọc sách sẽ như thế nào? Chúng ta không cần nói ba ngày không đọc sách, có thể tự mình lúc vẫn còn đang ngồi đó đọc “Đệ Tử Quy”, nhìn thấy con cái có một số hành vi không tốt, bạn thẹn quá hóa giận liền lớn tiếng la mắng rồi. Trong lúc vẫn còn đang đọc Kinh thư mà tính khí không tiết chế được, bắt đầu nổi cơn thịnh nộ, xong đột nhiên quay đầu trở lại, mình mới rồi đang đọc “Đệ Tử Quy” mà. Cho nên chúng ta hiện nay nền móng đều khá kém. “Nhân quý tự tri”, bản thân có mấy tính hai mặt phải tự mình biết. Vì vậy chúng ta bây giờ mà bỏ Kinh thư xuống thì mặt mũi liền trông đáng ghét. Đã biết được căn bản của chúng ta không tốt phải nên nỗ lực tinh tấn nhiều hơn. Kinh điển của Thánh Hiền ngày ngày đều không thể ngừng xem, đều phải huân tu.

Vì vậy, tôi đã bốc cho rất nhiều thầy cô giáo một thang thuốc đông y trị đến tận gốc, và còn trị đến phần ngọn nữa. Là thang thuốc gì vậy? Đó là sớm, tối đọc tụng một lần “Đệ Tử Quy”. Sớm tối đọc tụng một lần đảm bảo ba tháng sẽ thấy hiệu quả, tuyệt đối sẽ khiến bạn cảm thấy đạo đức học vấn nâng cao rất nhanh. Phải kiên trì trong ba tháng. Các vị bằng hữu nào có thể làm được mời giơ tay? Ít như vậy sao. Cũng có rất nhiều bằng hữu giơ tay. Sau khi giơ tay phải cố gắng làm. “Đệ Tử Quy” nói: “Phàm nói ra tín trước tiên”, nói được phải làm được.

Kỳ thực chư vị bằng hữu, không phải tôi muốn gây áp lực cho các vị. Đạo đức học vấn của một con người có thể thành tựu hay không nhất định không phải dựa vào người khác ép các vị, mà đều phải nhờ vào bản thân mình chủ động nỗ lực siêng năng, nhất định phải như vậy mới có thể thành tựu.

Vậy tại vì sao phải sớm, tối đọc một lần? Đọc vào thời gian buổi sáng là nói với mình tất cả hành vi việc làm hôm nay nhất định phải làm theo những giáo huấn trong “Đệ Tử Quy”. Buổi tối tan ca, tan học trở về lại đọc một lần, quán chiếu một chút, phản tỉnh một chút, hành vi việc làm hôm nay có làm được như trong “Đệ Tử Quy” không. Nếu như có chỗ nào còn chưa làm được thì nhanh chóng thay đổi, nhanh chóng sửa sai. Đã làm được rồi thì duy trì cho được. Cho nên buổi sáng nhắc nhở bản thân một lần, buổi tối phản tỉnh bản thân một lần.

Chúng tôi tại Hải Khẩu có một vị giáo viên đã chân thật làm được rồi. Ngày hôm đó, lần đầu tiên ông lên lớp, tôi còn nhớ rất rõ là ngày tết Nguyên Tiêu. Bởi vì hôm đó có vị giáo viên gọi điện đến nói: Thầy Thái à, hôm nay là tết Nguyên Tiêu, có nên nghỉ học một ngày không?. Có nên hay không? Cầu học vấn không thể thường xuyên nghỉ học. Tôi liền nói với anh: Anh làm cha có thể nào nói với đứa con hôm nay ta không là cha nữa, ta nghỉ phép một ngày được không?. Bạn làm một người cha, đạo đức học vấn mỗi ngày một tăng trưởng mới có thể giúp ích mọi mặt cho con cái của bạn. Là một người làm thầy, đạo đức học vấn mỗi ngày một tăng trưởng thì mới có thể thật sự thành tựu học sinh, bạn ngưng một ngày thì chúng sẽ xao nhãng một ngày. Cho nên học tập không thể gián đoạn. Vì thế, ngày hôm đó có hiện tượng rất tốt, Tết Nguyên Tiêu cũng ngồi đầy cả.

Trong buổi học đó có một cô họ Hứa, cô làm việc tại một ga hàng không ở Hải Khẩu. Cô không phải là giáo viên tuyến đầu. Hôm đó lúc cô nghe giảng xong, tôi cảm thấy rất nghiêm túc, mắt không nhìn quanh, chăm chú lắng nghe. Tôi thường giảng một số câu chuyện về các Thánh Hiền nhân, cô lập tức cầm bút lật sổ nhanh chóng ghi chép lại, vả lại còn sớm tối nhất định đều đọc qua một lần. Ba tháng sau đó, cô bước đến trước mặt nói với tôi: Thầy Thái à, học vấn Thánh Hiền tốt đến như vậy, không thể chỉ có tôi và con cái của tôi được lợi ích, tôi muốn trở về quê hương để triển khai “Đệ Tử Quy”, thúc đẩy giáo dục đức hạnh. Chỉ ba tháng cô đã đề khởi dũng khí trở về quê dạy học, bởi vì cô quả thực rất lão thật, nói làm sao thì cô làm như vậy. Cô thường nói, mỗi lần cô sắp phạm sai lầm, trong quyển Kinh văn “Đệ Tử Quy”: “Lời nhường nhịn, tức giận mất”, đột nhiên muốn cãi nhau với người khác liền thấy Kinh văn xuất hiện. Những khi tương tác với cha mẹ, “cha mẹ gọi, trả lời ngay”, khi khẩu khí này sắp có khả năng không còn ổn nữa thì lập tức Kinh văn sẽ giống như một mũi tên được bắn đến, cho nên tính cảnh giác rất cao. Cô ấy tiến bộ cũng rất nhanh, vì thế mới có thể chỉ sau có ba tháng ngắn ngủi đã trở về quê của mình để dạy học. Cho nên cô đã làm đến sự lập định chí hướng, làm đến việc học tập trọng thực hành, học tập phải lão thật.

Khi cô phát ra nguyện này, muốn trở về quê hương để dạy học, rất nhiều thầy cô giáo đều rất sẵn lòng đem một số kinh nghiệm quý báu vô tư nói với cô. Trung tâm chúng tôi cũng đem rất nhiều loại sách, rất nhiều câu chuyện Thánh Hiền tặng cho cô ấy. Cho nên, “người có thiện nguyện thì trời cũng giúp”. Khi bạn chân thật phát tâm chân thành muốn làm một việc tốt, bạn không cần lo lắng, rất nhiều sự trợ giúp sẽ đi đến. Cho nên vị giáo viên này đích đích thực thực đã làm được đến “trường kỳ huân tu”.

“Huân” là giống như bạn cầm gỗ đàn hương chà lên quần áo thì quần áo này sẽ rất thơm. Nếu như mỗi ngày bạn đều huân thì mùi hương sẽ càng ngày càng thơm đậm. “Tu” là chỉ tu chính. Tu chính ở chỗ nào? Tu chính trong mỗi một vấn đề nhỏ nhặt của cuộc sống. Tu chính trong những vấn đề nhỏ nhặt nào của cuộc sống? Bắt đầu tu chính từ trong cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách làm của chúng ta.

Ví dụ trong “Đệ Tử Quy” nói: “Người có lỗi chớ vạch trần”. Khi người ta có khuyết điểm, có sai lầm, không nên thường đem những sai lầm đó đi khắp nơi nói với người khác. Nếu như việc này có liên quan tới danh tiết của họ thì sẽ khiến người ta rất đau khổ. “Việc riêng người không nên nói”. Đây chính là cách nói của chúng ta phải nên có thể lợi ích cho người khác, chứ không phải tổn hại cho người khác. Chúng tôi có người bạn nói, mấy tháng nay tu học sâu sắc nhất chính là câu nói: “Người có lỗi chớ vạch trần, việc riêng người không nên nói”. Bởi vì hồi trước nói chuyện thị phi của người khác đã quen rồi, cho nên trong chốc lát vẫn còn thấy thật khó sửa, thường thường những lời này họ còn chưa nói ra thì câu nói “Người có lỗi chớ vạch trần” này liền xuất hiện. Vì vậy, kỳ thực chúng ta tu chính lỗi lầm của bản thân thì tu từ đâu? Tu từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, đây được gọi là “trải sự luyện tâm”. Khi thật sự gặp phải một sự việc, xem lại chính mình có phải đã y giáo phụng hành, có phải có thể đề khởi được tư duy chính xác thì gọi là “trải sự luyện tâm”.

Trên đây là chúng ta nói đến “nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”.

Vậy chúng ta đã xác lập được thái độ học tập chính xác, bao gồm phải lập chí, phải cố gắng làm, và cả thứ lớp của việc học nhất định phải nắm cho được chính xác.

Tiếp theo chúng ta hãy mở quyển sách giáo khoa ra trang thứ nhất. Chúng ta chính thức đi vào sự giáo huấn của lão tổ tông, cùng nhau nghiên cứu thảo luận, cùng nhau thâm nhập. Những giáo huấn này là từ thời đại Nghiêu Thuấn truyền thừa một mạch cho đến thời đại chúng ta, cho nên vô cùng thấu đáo. Chúng ta trước tiên hãy đọc qua đoạn văn này một lần.

PHẦN CHÁNH VĂN

Nguyên văn: “Trung Quốc có lịch sử lâu đời đến 5.000 năm, dân tộc Trung Hoa có thể duy trì mấy nghìn năm mà không bị thế giới đào thải, chắc chắn là do giáo dục văn hóa truyền thống đã sản sinh ra một sức mạnh to lớn. Người xưa từ sớm đã có những kiến giải thấu đáo trong “Lễ Ký”: “Kiến quốc quân dân giáo học vi tiên””.

Câu sau cùng trong đoạn văn này là trong “Lễ Ký – Học Ký” của chúng ta đề ra. Kiến lập một quốc gia, thống trị nhân dân, sự việc nào là quan trọng nhất? Giáo dục quan trọng nhất. Dạy học quan trọng nhất, giáo dục tư tưởng Thánh Hiền hết sức quan trọng.

Vào tháng bảy, trên cả nước đã chín lần chúng tôi mở lớp giáo viên dạy và học về Kinh điển cho thiếu nhi. Mỗi một kỳ thời hạn là năm ngày. Kỳ đầu tiên được tổ chức tại Hải Khẩu, tôi còn nhớ là ngày 13 tháng 07. Đúng vào lúc ngày 11 tháng 07, trên bầu trời Hải Khẩu đã xuất hiện tám ngôi sao. Tám ngôi sao này nhìn giống như là đang trên tòa nhà cao tầng của các bạn, cảm thấy rất gần. Thế là ngày hôm sau trên báo đã đưa tin. Tôi bình thường không có xem báo, bởi vì lúc bình thường giảng bài đã rất bận rộn. Có một vị giáo viên đã cầm tờ báo này đem đến cho tôi xem, anh nói tôi hãy xem tám ngôi sao này, tất cả học giả thiên văn đều tìm không ra. Kết quả mấy giờ sau không còn thấy nữa. Tôi vừa nhìn thấy tám ngôi sao này lập tức nghĩ ngay đến Bát Đức ở trong giáo dục đạo đức của Thánh Hiền chúng ta. Cho nên tôi lập tức nói: HiếuĐ-TrungTínLễ NghĩaLiêmSỉ, vừa đúng tám ngôi sao.

Các vị bằng hữu, chúng ta suy nghĩ một chút vấn đề của tất cả xã hội hiện nay, chỉ cần đem tám đạo lý này dạy cho tốt, áp dụng tốt, thì không có việc gì là không thể giải quyết. Chúng ta cứ suy nghĩ tỉ mỉ, đều do không dạy tốt tám chữ này. Tám chữ này mà dạy tốt thì xã hội thái bình, quốc gia an định, cho nên xác thực là “giáo học vi tiên”. Quan trọng nhất chính là phải dạy trẻ nhỏ làm một con người có đạo đức.

Chúng ta xem đoạn kế tiếp.

Nguyên văn: “Đáng tiếctrong mấy trăm năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân, giáo dục văn hóa truyền thống Trung Quốc gặp phải sự phá hoại chưa từng có, cần chúng ta phục hồi, cứu vãn gấp tại mọi nơi ở Trung Hoa. Bởi vì trải qua thực tiễn xã hội trong mấy nghìn năm, đã chứng minh sự ưu tú của giáo dục văn hóa truyền thống đích thực là một lực lượng hùng mạnh để duy trì xã hội an định hòa bình, là cơ sở cho sự phồn vinh hưng thịnh của đất nước”.

Quả thực văn hóa truyền thừa mấy nghìn năm qua cũng đã khai phá ra rất nhiều thời kỳ hoàng kim của văn hóa Trung Quốc. Mỗi lần thịnh thế đều do đã chú trọng giáo huấn của Thánh Hiền, đất nước mới hưng thịnh an định như vậy. Cho nên giáo huấn của Thánh Hiền chúng ta đã trải qua sự ấn chứng suốt mấy nghìn năm, chứng thực, xác thực với gia đình, với xã hội, với quốc gia đều là sự chỉ đạo vô cùng chính xác mới có thể kéo dài mấy nghìn năm không mất”.

Trong buổi học chúng ta cũng vừa mới nhắc đến, nhà Thanh vì tuân theo giáo huấn Thánh Hiền cho nên Khang Hy, Ung Chính,  Càn Long, Khang Càn đều thịnh thế. Cũng là do trong và sau những thời kỳ đó không còn chú trọng giáo huấn Thánh Hiền, cho nên đất nước liền từ từ suy yếu đi. Các vị bằng hữu, gia đình chúng ta cũng được, công ty chúng ta cũng vậy, muốn có thể phát triển cho thật tốt, gia đạo có thể truyền lại, đoàn thể có thể hưng vượng, cũng nhất định phải từ đạo đức mà làm, từ học tập giáo huấn của Thánh Hiền mà làm. Việc này rất quan trọng.

Chúng tôi tại Hải Khẩu, tại Thẩm Quyến đã tiếp xúc rất nhiều doanh nghiệp, họ hiện giờ cũng đều từ “Đệ Tử Quy” bắt đầu học tập. Có một vị hiệu trưởng trường mẫu giáo nói, lúc trước vào dịp ngày của mẹ không hề nhận được hoa, thế mà vào dịp ngày của mẹ năm nay, trong văn phòng của bà chất một đống hoa, đều là các giáo viên trong trường mẫu giáo tặng cho bà. Cho nên giáo viên có sự tiếp nhận giáo huấn Thánh Hiền liền hiểu được mà cảm ơn sự quan tâm và sự vun vén của người lãnh đạo, hiểu được phải hồi báo, phải báo ân, cho nên hiệu quả đều rất rõ rệt. Bởi vì con người quả thực cần được nhắc nhở, mỗi một con người đều có đức tính thiện lành này, chỉ cần chúng ta chịu dạy, họ đều nhất định có thể chăm chỉ học.

Chúng ta xem đoạn tiếp theo.

Nguyên văn: “Trong văn minh vật chất ngày nay, những điều dạy của người xưa cũng không hề bị lỗi thời, bởi vì chân lý trí tuệ là vĩnh hằng, tuy cũ mà luôn mới. Cũng như mặt trời, tuy là xưa cũ nhưng mỗi ngày thường mới. Nó không những mang sự sống cho nhân loại, còn mang đến ánh sáng và hy vọng. Giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền giống như ánh sáng ấm áp chiếu khắp mọi nơi, đem đến cho nhân loại hạnh phúc mỹ mãn”.

Ở đây đã nói giáo huấn của Thánh Hiền cũng giống như là mặt trời vậy, tuy cũ mà luôn mới, cho nên giáo huấn của Thánh Hiền tuyệt đối không thể vì thời đại đã khác mà không thích hợp. Bởi vì chân lý bản thân nó là trường tồn, cho nên giáo huấn Thánh Hiền làm một sự so sánh thì giống như cây cổ thụ 5.000 năm. Phần thân của nó đã đứng thẳng 5.000 năm, đứng giữa đất trời mà không ngã, cứ mỗi một năm lại đều mọc ra thêm những cành cây mới. Cành nhánh mới của mỗi năm đều thích ứng với thời tiết của khoảng thời gian đó, với ánh sáng không khí và nước trong khoảng thời gian đó mà mọc ra thêm những mầm non mới không đồng đều. Vì thế văn hóa Trung Quốc là thân cây này không có thay đổi, nhưng ở tại mỗi thời đại đều có thể thích ứng được với cuộc sống của thời đại đó, và mọc ra từng lớp từng lớp lá tươi mới rực rỡ. Chúng ta học tập văn hóa truyền thống phải nắm được cái thân và nhánh này, cũng chính là việc nắm được bản chất của văn hóa, chứ không phải chỉ là học nghi thức bên ngoài mà thôi. Nhất định phải nắm được bản chất, bạn mới có thể khế nhập giáo huấn của Thánh Hiền.

Ví dụ, ngày xưa khi nhìn thấy Hoàng Thượng thì phải hành lễ tam quỳ cửu khấu. Lễ tam quỳ cửu khấu này là một lễ nghi, bản chất của nó là gì? Chúng ta phải từ trong này để lý giải, để suy nghĩ. “Lễ” là nghi thức, “kính” là bản chất của nó, cho nên nói “lễ kính”. Phải lễ kính với Hoàng Thượng, bởi vì Ngài mỗi ngày phải lo liệu cho đất nước, mỗi ngày đã vì phúc lợi của nhân dân mà nỗ lực, cho nên tấm lòng này đáng để cho chúng ta cung kính, tôn kính. Ngày xưa lấy tam quỳ cửu khấu để bày tỏ tấm lòng cung kính đối với Hoàng Thượng, bây giờ còn có thể dùng cách này nữa không? Ví dụ bạn gặp được Thủ tướng ở sân bay, lập tức quỳ xuống trước mặt ông, ông sẽ hỏi việc này là từ ngôi trường nào dạy vậy, sao lại dạy như thế này chứ? Xã hội không thể tiếp nhận được rồi. Vì vậy bây giờ lễ tôn kính nhất là gì? Là cúi chào. Ba lần cúi chào đã là quá kính lễ. Cho nên chúng ta học phải nắm cho chặt bản chất, phải trọng bản chất, không nên chỉ trọng hình thức. Nếu không, bạn đi tuân thủ phép tắc của thời nhà Thanh thì đầu tóc phải như thế nào? Thắt lại thành một bím tóc, vậy thì không hợp thời.

Nhưng mà bây giờ đều không còn lễ, vì thế mỗi một người bản thân đều có cách riêng của họ. Xã hội này có vẻ rất loạn, bây giờ cả tang lễ cũng không biết được phải làm thế nào mới là chính quy. Có số người theo cách Châu Âu, có số người dùng cách của Mỹ, có số người theo cách Trung Quốc, thậm chí là thời nhà Minh, nhà Thanh, chẳng qua chỉ cần có tâm thương tiếc cung kính, bản chất này vẫn coi như chưa bị lệch hướng.

Thời gian tôi đang dạy về “Đệ Tử Quy”, có một vị giáo viên đã gọi điện thoại cho tôi nói: “Giáo huấn Thánh Hiền cũng có dư thừa, hiện giờ rất nhiều người cầu học vấn, chướng ngại là ở chỗ này, đều chưa thâm nhập học vấn Thánh Hiền đã phê phán Thánh Hiền nhân trước rồi, như vậy có cách nào để học được điều gì đó hay không?”. Không có. Anh vừa không lão thật vừa không tin tưởng vừa phê phán. Phê phán là khi chúng ta hiểu biết hơn họ mới có thể phê phán họ. Chúng ta phê phán Thánh Hiền nghĩa là học vấn chúng ta còn cao hơn cả Thánh Hiền. Bây giờ còn có “phê phán tôn giáo học”. Tôn giáo học là giáo huấn của Thánh Hiền nhân Đông Tây Phương, chúng ta là người phàm mà còn đi phê phán, vì vậy ngạo mạn không thể không sanh trưởng. Hễ ngạo mạn thì đã ngăn cách một lớp màng với học vấn Thánh Hiền, không thể xuyên qua được.

Đương nhiên chúng ta cũng không thể vì vậy mà nói “anh không thể nào phê bình”, như thế họ có thể tiếp nhận hay không? Họ không thể tiếp nhận. Cho nên tôi liền nói, xin thỉnh giáo một chút, câu nào là dư thừa? Chúng ta vẫn là phải có lễ phép. Câu nào là dư thừa? Vị giáo viên này lập tức nói: “Sáng phải thăm, tối phải viếng là dư thừa, sớm tối thăm hỏi là dư thừa. Tôi tiếp đến liền thỉnh giáo anh ta: Tại vì sao anh cảm thấy câu nói này là dư thừa?. Vị giáo viên này nói: Buổi sáng hỏi một lần, buổi tối lại phải hỏi một lần, một ngày phải hỏi hai lần thật quá phiền phức. Có đạo lý hay không? Bây giờ mỗi một người đều có lý lẽ như anh, tôi không nói thẳng với anh ta là “anh sai rồi”, nói như vậy anh ta cũng không thể nào chấp nhận. Tôi đã khai thông cho anh một quan niệm.

Tôi nói: Cha mẹ thời thời khắc khắc đều nghĩ tới con cái. Tục ngữ nói: “Nước mắt đứa con xa quê ngàn dặm không bằng chút lòng cha mẹ nhớ con”. Đích thực vẫn có những đứa con hiếu nơi quê xa ngàn dặm còn biết tưởng nhớ tới cha mẹ, còn biết rơi nước mắt. “Bất cập cao đường”, nghĩa là không bằng một chút lòng thương nhớ con cái của cha mẹ ở quê nhà, luôn luôn liên tục. Chúng ta làm con cái nhớ đến cha mẹ, trong tiếng của Đài Loan có câu: “Phụ mẫu đông tử trường lưu thủy”, nghĩa là cha mẹ nhớ con giống như là nước vậy, dòng nhỏ nhưng chảy dài không có đứt đoạn. Nhưng “tử tưởng phụ mẫu thụ vĩ phong”, con cái nhớ cha mẹ giống như một cơn gió, thổi ào qua một cái thì hết, lâu lâu lại thổi qua một cái rồi lại thôi. Cho nên, chúng ta so sánh sự quan tâm của cha mẹ đối với chúng ta thì thật không có cách nào so sánh.

Tiếp đến tôi liền nói với vị giáo viên này, cha mẹ tưởng nhớ thời thời khắc khắc như vậy. Có một số người mẹ vào lúc giữa mùa thu và mùa đông (vì nhiệt độ có sự biến đổi rất lớn, nhiều khi có thể lúc ngủ và nửa đêm chênh lệch lên tới ba – bốn độ C), sợ đứa con đạp mền ra, có thể đến nửa đêm sẽ bị lạnh, cho nên người mẹ đắp mền thật là mỏng. Tại sao vậy? Để lúc nửa đêm trời lạnh quá làm mẹ tỉnh dậy, sau đó sẽ nhanh chóng mà đắp mền lại cho con. Khi tôi nói đến đoạn này, rất nhiều người mẹ đã gật đầu mà nói, họ cũng làm như vậy, không phải chỉ có một người mẹ làm như vậy. Cho nên người mẹ đến cả lúc ngủ cũng là đang nghĩ đến con cái. Cho nên buổi sáng chúng ta thức dậy đi vấn an đối với cha mẹ: Chào buổi sáng cha mẹ, tối hôm qua ngủ có ngon không ạ?, cha mẹ vừa nhìn thấy cái trán của con đã sáng lên, nghĩa là ngủ được đủ giấc, hôm qua đã ngủ ngon, họ nhìn thấy rất yên tâm. Hơn nữa mới sáng sớm mà bạn biết đi vấn an họ, tâm tình của họ rất vui vẻ. “Người mà vui thì tinh thần sảng khoái”, còn có chuyện gì khiến cha mẹ được vui hơn là một người con có hiếu? Cho nên bạn vừa hỏi thăm cha mẹ thì cha mẹ biết được bạn ngủ rất ngon, không cần bận tâm về bạn nữa. Buổi tối trở về nhà lại nhanh chóng đến hỏi thăm cha mẹ, cha mẹ nhìn thấy hôm nay tinh thần cũng tốt lắm, nghĩa là ở trường học hành có sự chăm chỉ, ở trường cũng không có xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, cho nên nhìn thấy thì họ cũng rất yên tâm. Chúng ta chỉ cần sớm tối hỏi thăm có thể khiến cha mẹ giảm thiểu rất nhiều sự lo lắng. Chúng ta thân phận làm con, về mặt kinh tế, về nhiều mặt trong cuộc sống, còn chưa có đủ năng lực để giúp cha mẹ, cho nên thân làm con ít nhất phải làm giảm bớt sự lo nghĩ cho cha mẹ.

Sau khi tôi chỉ dẫn như vậy xong, vị giáo viên này liền nói: “Thầy Thái à, văn hóa Trung Quốc thầy học cũng không tệ. Anh liền không còn tiếp tục phê bình câu này là dư thừa nữa. Anh ấy vừa nói như vậy, tôi lập tức liền nói: Không có, không có, anh quá khen rồi, đương nhiên là tôi cũng không có phổng cái mũi lên. Người ta vừa khen tặng cũng không thể quên ngay. Kết quả vị giáo viên này rất lợi hại, lập tức đáp trả tôi như bắn súng đại liên, hỏi tôi dồn dập, anh nói: Thầy Thái, bản thân thầy cũng còn chưa làm được “sáng phải thăm, tối phải viếng”. Bởi vì anh biết được tôi đã rời xa quê nhà đến Hải Khẩu thúc đẩy văn hóa Trung Quốc. Người đọc sách chúng ta sợ nhất người khác bảo chúng ta nói một đằng làm một nẻo, sợ nhất là cái này. Anh vừa hỏi như vậy, quả thực tôi cũng không lúng túng, tiếp theo tôi nói rõ với anh ta. Tôi nói, nếu như bây giờ tôi buổi sáng hỏi một lần, buổi tối hỏi một lần, mẹ của tôi sẽ mắng tôi: “Con không biết điện thoại đường dài đắt lắm sao?. Cho nên chúng ta cầu học vấn không thể khô khan được, mà phải thật linh hoạt. Chúng ta vấn an sớm tối quan trọng nhất là khiến cha mẹ yên lòng. Bạn vấn an sớm tối mà khiến cha mẹ lại lo lắng bạn tốn nhiều tiền, vậy là đã đi ngược lại bản chất. Cho nên chúng ta là người lớn, điều thật sự có thể khiến cha mẹ yên lòng tuyệt đối không phải một ngày bạn gọi điện thoại ba lần hay năm lần, mà khiến cha mẹ yên lòng nhất là gì vậy? Là đạo đức học vấn của bạn, đối người xử thế tiếp vật có thể thật sự khiến họ tin tưởng, đó mới thật sự là khiến cho cha mẹ không bận tâm. Cho nên phải trọng bản chất, không thể chết cứng trong hình thức. Đương nhiên từ nhỏ hiểu được vấn an sớm tối thì đây là một thói quen vô cùng tốt. Cho nên bản chất là như nhau, là quan tâm đối với cha mẹ, là khiến cha mẹ không lo lắng, nhưng mà trong cách làm thì có thể mỗi người mỗi khác.

Tôi thì cố định mỗi một tuần gọi điện thoại về nhà một lần. Mẹ của tôi vào những thời gian đó nghe được tiếng điện thoại reo thì cảm ứng được mà nói là con trai của tôi gọi đấy. Mỗi một tuần đều gọi. Có những khoảng thời gian nhớ mẹ quá, ba ngày đã gọi về cho mẹ thì mẹ sẽ ngạc nhiên vui mừng lắm, mẹ nói: Mới ba ngày thì con đã gọi về rồi. Vì thế đây chính là nói chúng ta nắm cho được bản chất của nó để vận dụng sự giáo huấn của Thánh Hiền mới có thể ở mỗi một thời đại, trong mỗi một trạng thái cuộc sống mà vận dụng cho được thật linh hoạt, đem nó phát huy để khiến cha mẹ vui lòng, khiến cho tất cả những thân hữu này của chúng ta tiếp nhận, đều có thể cảm nhận được bề dày của nền văn hóa Trung Quốc.

Được rồi, chúng ta xem tiếp đoạn tiếp theo. Các vị bằng hữu, hãy đọc một lần.

Nguyên văn: “Giáo dục Thánh Hiền trong truyền thống chúng ta có thể ngược dòng về 4.500 năm trước, đời đời tương truyền, từ thời đại Hán Vũ Đế, thậm chí đã lấy học thuyết Nho giáo để xác lập chính sách giáo dục. Chính sách giáo dục này liên tục được giữ gìn duy trì cho đến hơn nửa thế kỷ 20 mà không thay đổi. Cho đến những năm 70 mới dần dần bị đem ra phế bỏ, một mạch đứng ở địa vị chủ đạo và lãnh đạo giáo dục truyền thống”. 

Rốt cuộc đã dạy chúng ta những gì? Truyền thừa hơn 4.000 năm mà không bị mất nhất định có đạo lý của nó. Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu đạo lý này. Chúng ta lật đến trang thứ hai, có hai hàng chữ đã bao hàm trọng điểm của giáo huấn Thánh Hiền chính là “Đạo” và “Đức”, “Đạo Đức”.

Thế nào là “Đạo”? Chúng ta cùng đọc hàng chữ này qua một lần:

Nguyên văn: “Nhận biết quy luật vận hành siêu vượt thời không của đại tự nhiên

Là con đường, quy luật vận hành đại tự nhiên. Chỉ cần vạn vật ở trong đại tự nhiên này đều có việc để tuân theo chính đạo của nó. Con người cũng là vạn vật mà thành, tự nhiên cũng có việc tuân theo chánh đạo. Chúng ta nhìn thấy những tinh cầu ở trong vũ trụ, quỹ đạo và cách xoay quanh của nó có cố định hay không? Có. Cho nên ngôi sao có quỹ đạo xoay quanh của nó. Nếu như trong chín hành tinh lớn, hôm nay đột nhiên Hải Vương Tinh nói: Tôi không muốn xoay chuyển như thế này nữa, tôi không làm nữa, tôi muốn đổi 900, được hay không? Nếu như nó đổi 900, có thể một ngày nào đó báo sẽ đưa tin hai hành tinh lớn đã tông vào nhau. Cho nên tinh cầu có chính đạo của nó, người và người với nhau cũng có chính đạo này, gọi là luân thường đại đạo. “Đạo” của người chúng ta là ở học vấn đối xử giữa người với nhau, gọi là “luân thường đại đạo”, ngũ luân đạo.

Ngũ luân là gì? Vua tôi – cha con – vợ chồng – anh em – bằng hữu, đây là ngũ luân của luân thường đại đạo. Một khi ngũ luân này có thể vận hành được một cách bình thường, đều có thể tuân theo quy luật tự nhiên sẽ không có xung đột, ngũ luân hòa thuận với nhau. Khi ngũ luân này không còn tuân theo quy luật tự nhiên nữa, không còn tuân theo giáo huấn Thánh Hiền thì quan hệ của ngũ luân này sẽ va chạm xung đột nhau. Hiện giờ quan hệ ngũ luân của chúng ta là vận hành rất hòa thuận vui vẻ, hay là thường hay va chạm, thường hay xung đột?

Hiện tượng của xã hội ngày nay là như thế nào? Thường thường đều có xung đột. Chúng ta thấy mối quan hệ vợ chồng đã xung đột rồi, quan hệ cha con đã xung đột rồi. Mà không phải xung đột nhỏ, bây giờ cha giết con, con giết cha thường thường đều có nghe thấy. Lại đến quan hệ vua tôi thì như thế nào? Hiện nay cũng hết sức nguy kịch. Rất nhiều nơi thường thường đều có chuyện tất cả công nhân bao vây công ty lại. Xin hỏi bao vây lại rồi họ sẽ có được lợi ích gì hay không? Hiện tại con người làm việc không có lý trí, bản thân muốn làm thế nào thì làm thế ấy, đến sau cùng thì cả hai bên đều bị thiệt thòi. Cho nên con người đích thực là không đủ lý trí, không đủ sự giáo dục Thánh Hiền. Chúng ta xem một chút, anh em đối xử nhau có tốt hay không? Rất nhiều người cha mẹ lúc qua đời còn chưa được chôn cất xong thì anh em đã bắt đầu cãi vã tranh giành tài sản. Bạn bè bây giờ cũng không đủ đạo nghĩa. Hiện nay giữa người và người thật sự là không đủ tín nhiệm, cho nên nội tâm của người hiện giờ có được an hay không? Tâm không an. Vì thế quan hệ ngũ luân này hiện giờ quả thực đã lệch khỏi quỹ đạo đúng đắn của nó, lệch khỏi chính đạo rồi, cho nên phải nhanh chóng kéo nó trở về con đường chính. Nếu không thì lệch càng lâu, đến sau cùng có thể sẽ không trở lại được nữa. Một khi không trở lại được thì như chúng ta đã nói, chuyện gì sẽ đến? Ngày tận thế sẽ đến.

Các vị bằng hữu, chúng ta tiếp tục xem, quan hệ ngũ luân thì cái luân nào quan trọng nhất? Vị bằng hữu này nói cha con, còn gì nữa không? Vợ chồng. Sao các vị lại hay như vậy? Là Lão Pháp Sư nói. Thì ra là Sư Xuất Danh Môn, quả nhiên có lai lịch. Quan hệ vợ chồng.

Một gia đình giống như một tế bào, một xã hội giống như một bộ phận, cho nên mỗi một gia đình đều khỏe mạnh, bộ phận này khỏe mạnh. Hạt nhân chính trong gia đình chính là mối quan hệ vợ chồng.

Rất nhiều người nói là quan hệ cha con, tôi nói không có vợ chồng lấy đâu ra cha con, không kết hôn thì có sinh con được không? Cho nên thứ tự này là trước có vợ chồng sau mới có quan hệ cha con. Khi một đôi vợ chồng chung sống hạnh phúc thì bầu không khí của cả gia đình sẽ rất tốt. Con cái lớn lên ở trong một gia đình tràn đầy hạnh phúc như vậy, nhân cách rất vẹn toàn, sẽ kiện toàn. Ngược lại, nếu như từ nhỏ ở trong một gia đình cha mẹ thường thường cãi vã  đánh nhau, mắng qua mắng lại, con cái sống trong một môi trường như vậy nội tâm sẽ tràn đầy nỗi sợ hãi, còn thường cảm thấy không được yêu thương. Tâm tình này hễ khởi dậy thì trong lòng sẽ cảm thấy thiếu thốn, trống trải, thế là thường không có cảm giác an toàn, cho nên nắm được điều gì liền muốn khống chế, muốn chiếm hữu. Một khi tâm thái như vậy hình thành, cả cuộc đời của đứa trẻ sẽ thường cảm thấy đau khổ, không cảm thấy an toàn. Vì thế rất nhiều những đứa trẻ lớn lên từ gia đình thường hay cãi vã lộn xộn, có lúc muốn được sớm ngày rời khỏi gia đình liền đi tìm một người đàn ông để kết hôn. Lấy chồng rồi có giải quyết được vấn đề không? Có thể còn khổ hơn bởi vì họ không có đủ năng lực phán đoán đối tượng tốt, chỉ nghĩ đến việc nhanh chóng rời khỏi nhà thì tôi có thể hạnh phúc. Kết quả vừa rời khỏi, từ nhà này lại đi vào một nhà khác, mà họ cũng không biết phải làm người vợ tốt như thế nào, làm mẹ ra sao, tư cách và những kinh nghiệm để làm người con dâu tốt cũng không biết, vì thế rất có khả năng giai đoạn kế tiếp sẽ còn gian khổ hơn nữa. Cho nên quan hệ vợ chồng tốt đối với sự trưởng thành nhân cách một đời của con cái rất quan trọng.

Nhưng tình huống hiện thực bây giờ chúng ta phải hiểu, tỉ lệ ly hôn hiện nay rất cao, cho nên có rất nhiều gia đình, trước mắt đã từng trải qua trạng thái không vững vàng. Trạng thái này có thể dạy con cái tốt hay không? Ví dụ mẹ đơn thân nuôi con có thể dạy cho con được tốt không? Việc này đáng để chúng ta phải đối diện với tình cảnh này trong cuộc sống.

Tôi thường hay nói, cuộc đời không phải bạn sinh ra thì hết thảy đều là ván cờ tốt để cho bạn chơi, vậy không thấy được công phu của bạn. Cuộc đời phải nên là một ván cờ rất khó đi đối với bạn, nhưng mà mỗi một bước của bạn đều có thể đi được vô cùng sống động, đây mới chứng tỏ công phu của bạn. Vì vậy đời người không nên sợ vấp ngã, chỉ cần bạn chịu đứng dậy, con cái bạn sẽ nhìn thấy lòng thành của bạn, sẽ nhìn thấy dũng khí của bạn, sẽ từ tận đáy lòng đối với người cha như bạn, đối với người mẹ như bạn mà sanh lòng tôn kính.

Tôi có mấy người bạn học rất là xuất sắc. Người cha và người mẹ của họ đã ly hôn từ khi họ còn rất nhỏ, họ đều là do người mẹ nuôi lớn. Người mẹ không chỉ làm việc để lo cho mọi nhu cầu cuộc sống của họ mà còn theo sát họ trưởng thành từ những điều nhỏ nhặt nhất, cho nên họ từ nhỏ đã tràn đầy lòng biết ơn đối với mẹ. Vì vậy những người bạn học này của tôi sau khi công việc ổn định liền nói người mẹ của họ: “Mẹ hãy nghỉ hưu đi, chúng con sẽ phụng dưỡng cho mẹ”. Vì vậy cuộc sống không sợ vấp ngã, quan trọng nhất là phải dũng cảm đứng dậy mà bước lên phía trước, nhất định có thể đem tình cảnh xấu của cuộc sống chuyển thành con đường viên mãn cho cuộc sống. Cho nên chúng ta sau khi nhận biết sự quan trọng của mối quan hệ vợ chồng, có thể hiểu được con cái cùng cha mẹ ở trong bầu không khí như vậy mà trưởng thành thì quan hệ sẽ rất tốt.

Tôi còn nhớ khoảng thời gian tôi còn sống chung với cha tôi, đều có rất nhiều những hồi ức tốt đẹp. Cha của tôi là người rất nghiêm, nhưng từ việc ra sức của ông đối với chúng tôi từ những việc nhỏ nhặt, chúng tôi có thể cảm nhận được tình thương của cha đối với chúng tôi. Cho nên tình thương của cha mẹ đối với con cái tuyệt đối không phải ôm một cái, sau đó nói với nó: “Mẹ thương con lắm, mẹ thương con lắm!, không phải như vậy. Cha mẹ người Phương Đông đều là quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống mà giúp đỡ. Tôi còn nhớ cha của tôi có những lúc buổi tối ông thường gọi tôi đến, ông nói: Chúng ta cùng đi dạo ra tiệm bách hóa một chút nhé!”. Cha của tôi liền cưỡi chiếc xe máy, tôi ngồi ở phía sau ôm lấy cha tôi, lúc đó tôi cảm thấy mình là người rất hạnh phúc. Tôi có thể cảm thấy hơi ấm ở bụng của ông và hơi ấm đó cũng đã khiến lòng tôi rất ấm áp. Tuy cha tôi rất nghiêm, nhưng cũng thường khiến cho tôi cảm nhận được ông cũng rất quan tâm con cái.

Tôi thường kiến nghị với rất nhiều những bằng hữu nam giới chúng ta, tôi nói: Bạn cùng với con cái mỗi ngày mười phút cũng được. Không phải bảo bạn mỗi ngày phải cùng ở với chúng một hay hai tiếng đồng hồ, bởi vì rất nhiều công việc không cho phép có nhiều thời gian như vậy, nhưng mà chỉ cần bạn có lòng, mỗi ngày mười phút cũng được. Mười phút đồng hồ có khó không? Không khó. Tôi nói bạn mỗi ngày dành mười phút để kể cho con bạn nghe những câu chuyện về bát đức, mỗi ngày mời ra mấy trăm vị Thánh nhân để dạy dỗ chúng, chúng mỗi ngày sẽ rất hào hứng để học. Vả lại đầu sẽ ngẩng rất cao, đi đường cũng rất oai, kể với bạn học: Ba của tôi hôm qua lại kể tôi nghe hai câu chuyện về đức dục, các bạn có muốn nghe hay không?. Bạn học còn tụm quanh lại để nghe chúng kể chuyện. Nếu như bạn mỗi ngày không gián đoạn kể chuyện cho nó nghe, bầu bạn với nó, nó có thể cảm nhận trực tiếp được tình thương yêu của cha mẹ đối với nó. Cho nên quan trọng nhất vẫn là phải có tâm muốn làm, con cái của bạn nhất định có thể cảm nhận được, cho nên cha con phải thân. Khi cha con thân rồi nó đối với cha mẹ sẽ có tâm cảm ơn, cho nên sau khi nó bước ra xã hội, chỉ cần gặp được những người chịu đề bạt cho nó, nó đối với tấm lòng cảm ân của người ta liền nảy sinh tự nhiên. Cho nên ngày xưa có câu danh ngôn nói: “Trung thần xuất thân từ người con hiếu thảo”, đây là  có đạo lý của nó.

Sau vợ chồng hòa thuận, anh chị em chăm sóc lẫn nhau. Cho nên thời gian tôi muốn bước ra thúc đẩy văn hóa truyền thống, chị thứ hai đã nói với tôi: Mỗi tháng chị sẽ cho em 2.000 Nhân Dân Tệ, em cứ yên tâm mà làm, cho nên tình cảm giữa anh chị em tôi vô cùng tốt. Anh chị em biết chăm sóc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, bước ra kết giao bạn bè sẽ tự nhiên như thế mà biết quan tâm đến người khác, sẽ không có vấn đề gì.

Được rồi, buổi học hôm nay chúng ta chỉ học đến đây. Cảm ơn mọi người! A Di Đà Phật!

 

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (Tập 04/40)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Thầy giáo – dịch giả Vọng Tây, Viên Đạt, Mộ Tịnh, Phước Tịnh 

 

When it comes to cooking, having the right tools can make all the difference. One of the most important tools in a kitchen is a good chef’s knife. Whether you’re a professional chef or a home cook, a high-quality chef’s knife is an investment that will last for years and make cooking easier and more enjoyable. In this blog, we’ll take a closer look at the best chef knives America’s Test Kitchen, discussing their key features, benefits, and what to look for when buying one.
What makes a chef’s knife a good choice according to America’s Test Kitchen?
A chef’s knife that is a good choice according to America’s Test Kitchen is one that is well-balanced, comfortable to hold, and has a sharp blade that can handle a variety of cutting tasks. The blade should also be durable, made of high-quality materials, and have a good edge retention.
What is the best type of blade material for a chef’s knife according to America’s Test Kitchen?
America’s Test Kitchen recommends a blade made of high-carbon stainless steel for a chef’s knife. This type of steel is durable, has a sharp edge, and is resistant to rust and staining.
Is it necessary to spend a lot of money on a chef’s knife according to America’s Test Kitchen?
No, it is not necessary to spend a lot of money on a chef’s knife according to America’s Test Kitchen. A good chef’s knife can be found at a range of prices, and what is most important is finding a knife that fits your needs, budget, and feels comfortable in your hand.
You can find anything related to the kitchen or food on our blog at Homecook Mom. If you would like to learn more about our kitchenware categories or any of our competitors, feel free to contact us. We would love to hear from you and help you find your perfect kitchen utensil!