Vào thời nhà Minh, có một học giả tên là Bao Thực Phu, ông dạy học ở trường tư thục. Khi được nghỉ, ông muốn về nhà thăm cha mẹ. Kết qủa, trên đường đi ông gặp một con hổ, tha ông đi và đưa đến một nơi khác. Khi chuẩn bị ăn thịt ông, Bao Thực Phu không hề hoảng sợ, học giả thời xưa đều hiểu, “Sống chết tại mệnh, giàu sang nhờ trời”, nên khi đối mặt với sự sống chết đều không hoảng loạn. Nhưng ông lại quỳ xuống rất khẩn thiết mà nói với hổ: “Ta bị hổ ăn thịt là do mệnh của ta, nhưng vì hiện giờ ta còn cha mẹ già hơn bảy mươi tuổi phải phụng dưỡng, liệu có thể để ta về phụng dưỡng cha mẹ xong rồi đến để người ăn thịt được không?”.
Tấm lòng hiếu thảo này đã làm cho loài hổ hung dữ nhất cũng phải cảm động, chú hổ này liền bỏ đi. Cho nên, người dân xung quanh đó đã đặt tên nơi đó là “Đồi Hổ Phục”, để ghi nhớ tấm lòng hiếu thảo mà Bao Thực Phu muốn phụng dưỡng cha mẹ đó. Không chỉ có động vật mới cảm động, mà đến thực vật cũng cảm động. Mọi vật trong trời đất đều có thể cảm động. Có câu nói, “Vạn vật giao cảm, dĩ thành dĩ trung”, khi có sự chân thành tuyệt đối thì trời đất cũng cảm động.
CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)