Ý Nghĩa Quan Trọng Của Nữ Đức (Tập 1B) | Cô giáo Trần Tịnh Du

Trì giới vi bổn

Tịnh Độ vi quy

Quán tâm vi yếu

Thiện hữu vi y

CÁI GỐC CỦA THIÊN HẠ THÁI BÌNH

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA NỮ ĐỨC

Chủ giảng: Cô giáo Trần Tịnh Du

Ngày 3 tháng 10 năm 2015

Giảng tại Bát Nhã Đường Thiên Hồ Tịnh Tự Phúc Kiến

TẬP 1B

Cho nên mọi người phải thể hội được ở trong đó, cái thứ nhất là ngôn truyền thân giáo của người mẹ, cái thứ hai là bao gồm phương thức sinh hoạt của quý vị, phương thức sinh hoạt tức là cả không khí gia đình quý vị, phạm vi kết bạn của quý vị, thói quen sinh hoạt của quý vị, sở thích của quý vị, phẩm vị của quý vị, cách ăn mặc trang điểm, phương thức sinh hoạt của quý vị, mọi người đã biết chính là như vậy. Phương pháp của quý vị, thói quen của quý vị, sau cùng là sự giao lưu tình cảm với các con. 3 điểm này sẽ làm nên mô thức giáo dục của gia đình quý vị. Vậy thì thực hành cụ thể ở những phương diện nào, lát nữa tôi sẽ nói rõ hơn. Tiếp theo chúng ta sẽ đem đề cương của nhân quả báo ứng ra để tôi cùng mọi người học tập một chút. Vậy thì nhân quả là như thế này, đừng có hễ nhắc đến nhân quả chúng ta liền liên hệ ngay tới Phật giáo, vừa nhắc đến nhân quả lập tức liền cảm thấy có phải là học Phật không? Không phải như vậy. Tin tưởng nhân quả trước hết chính là tin tưởng quy luật tự nhiên, quý vị có học Phật hay không đều có nhân quả, quý vị có tin Phật hay không nhân quả đều đang tồn tại. Đối với một người hoàn toàn không học Phật không tin Phật, sau khi họ tạo tác việc ác thì sẽ xuất hiện quả báo, đây là chuyện bình thường, giết người nhất định phải chịu hình phạt, làm rất nhiều việc ác sau cùng thân thể của mình sẽ xuất hiện vấn đề, là ung nhọt hay là như thế nào, đều là quả báo. Vậy thì tôn trọng nhân quả tức là tôn trọng quy luật tự nhiên, cho nên điều căn bản nhất chúng ta phải tin tưởng nó, phải tôn trọng nó. Vì vậy câu thông, giảng giải cho người thân, chúng ta phải tránh thân phận làm tín đồ Phật giáo của chúng ta ra, tức là nói với họ một cách thẳng tắt, nhân quả không phải khái niệm thuộc riêng về tín đồ Phật giáo chúng ta, nó là một quy luật tự nhiên, quý vị không tin tưởng nó, nó vẫn tồn tại, quý vị không tôn trọng nó thì phiền phức lớn rồi. Tôi nhớ là trong rất nhiều năm trước, cũng là bảy tám năm trước rồi, lúc đó mới học Phật luôn thấy rất chấp trước danh từ danh tướng, đặc biệt chấp trước nghiệp chướng, luân hồi, nhân quả, nói với chồng tôi thì chồng tôi rất tức giận, anh ấy nói anh không tin nhân quả. Lúc đó tôi cũng chống lại anh, tôi nói “Nếu như anh không tin tưởng anh ra ngoài giết người coi thử cảnh sát có bắt anh không?”. Anh là học pháp luật, nghiên cứu sinh pháp luật. Anh nói “Em nói lời dư thừa, giết người tất nhiên phải bị bắt”. Tôi nói “Đây chính là nhân quả đấy, anh giết người là nhân, bị bắt là quả”, anh không màng tới tôi. Nhưng mà chúng ta thật sự có thể từ góc độ của khoa học mà câu thông với người nhà. Dần dần quý vị sẽ đem cả sự giáo dục nhân quả và giáo dục gia đình này kết hợp lại với nhau, sự giáo dục tách rời nhân quả, giáo dục gia đình đến sau cùng rất dễ xảy ra vấn đề. Tại sao vậy? Bởi vì đây là thể hội của bản thân tôi, chúng ta học văn hóa truyền thống, học mãi học mãi, dạy con cái rất là tốt, thi vào học phủ cao cấp, nho nhã lễ độ, rất có giáo dưỡng, được đại chúng xã hội tán thán, có được sự nghiệp rất thành tựu ở trong xã hội, dần dần, có thể con người sẽ sanh ra rất nhiều thay đổi, danh văn lợi dưỡng tới rồi, thân phận danh lợi tới rồi, chính mình lại không biết. Cho nên làm một người đánh mất sự giáo dục văn hóa truyền thống lấy giáo dục nhân quả làm nền tảng, tôi cảm thấy là người có hạn chế nhất định, trừ phi bản tánh của người này, thiện căn của họ đặc biệt sâu dày, họ chắc chắn sẽ không làm, âm đức của tổ tiên gia hộ đặc biệt sâu dày thì còn có thể. Nếu không thì quý vị trong thời này, thật sự tách khỏi giáo dục nhân quả, nói cái gì tôi cảm thấy đều không thỏa đáng như vậy. Một điểm quan trọng nhất, một điểm tốt nhất của giáo dục nhân quả chính là khiến chúng ta có thể sanh khởi tâm kính sợ. Tôi cảm thấy chúng ta là người hiện đại, Phật pháp gọi là người trong thời kì mạt pháp, cái thiếu sót nhất chính là tâm kính sợ, bởi vì không có tâm kính sợ, chúng ta đến một tự viện, ví dụ chúng ta đến Thiên Hồ Tịnh Tự, không có cảm giác gì, đến rồi, cũng dẫn con cái đến rồi, không sao hết, tôi thật sự là không dám dẫn con cái đến chùa lắm, mọi người biết các em chơi nghịch pháp khí một chút, hậu quả là thế nào không? Có biết đến nhà bếp lục lọi này kia là hậu quả thế nào không? Có biết đến khách đường tùy tiện đi tới đi lui la hét ồn ào là như thế nào không? Bởi vì tôi thật sự là từ khi mới học Phật tôi cảm thấy nhân quả ảnh hưởng đến tôi đặc biệt sâu sắc, lúc đó đã xem rất nhiều những câu chuyện về nhân quả. Cho nên cái gốc nhân quả phải cắm vững trước, chúng tôi đến Đài Loan tham gia tịnh xá Chánh Giác, trước khi đến tự viện, sư phụ Định Hoằng đã dạy bảo chúng tôi rất nhiều, giống như trước khi bước vào sơn môn của tự viện chúng ta phải ở trước sơn môn tự viện đảnh lễ 3 bái trước. Hôm đó chúng tôi là nửa đêm mới tới, hôm đó rất trễ, đến rồi sư phụ kéo tôi, hình như lúc đến nơi cũng đã sắp 11 giờ rồi, tôi vẫn chưa tìm ra cổng chính ở đâu liền bị kéo vô đi ngủ rồi, bình thường sư phụ Định Hoằng dạy chúng tôi đến một tự viện thì phải đến trước sơn môn, chúng ta chỉnh đốn y phục, dùng tâm cung kính chí thành đảnh lễ Tam bảo, đảnh lễ sơn môn rồi mới bước vô. Bước vào trước hết đến thông báo cho sư phụ tri khách của khách đường, sau đó y theo quy củ của tự viện này mà làm. Đối với nữ chúng thì yêu cầu rất nghiêm, như trước đó chúng tôi đến tịnh xá Chánh Giác đều là cũng giống giống với chúng ta bây giờ, tốt nhất là mặc đồ cư sĩ, không được trang điểm, không được đánh môi son, không được xịt nước hoa, không được mặc áo ngắn tay, không được mặc quần ngắn, không được đi chân trần, phải mang tất, sau đó tóc dài thì phải cột lại, không được để xõa tóc. Khi gặp sư phụ thì phải cung kính, phải đảnh lễ, tóm lại là đã dạy rất nhiều, dạy chúng tôi những điều này. Những nghi quỹ Phật môn này thật ra đằng sau đó đều là có nhân quả ở trong đó, bởi vì chúng ta nói “thà động nước ngàn sông, không động tâm đạo nhân”. Nữ chúng chúng ta bây giờ còn được, Thiên Hồ Tịnh Tự chúng ta là một tự viện của ni chúng, nếu như đi đến tự viện của tỳ kheo, như tịnh xá Chánh Giác mà chúng tôi viếng thăm, ở đó có hơn 60 vị tỳ kheo tăng, đó thuần túy là một tăng viện trì giới của nam chúng, cho nên nữ cư sĩ đến đó đều phải hết sức cẩn thận. Về mặt này quý vị nói không sao hết, không chú ý, quý vị có thể không màng đến, nhưng nhân quả sẽ không có không màng đến, nhân quả ở phía sau, chúng ta nói ngẩng đầu 3 thước có thần minh.

Thần Đồng Sanh và Đồng Danh theo quý vị, họ ghi lại rất là rõ ràng. Chúng ta vừa mới sanh ra, trên vai của chúng ta đã có 2 vị thần tiên này, chúng ta đã học “Thái Thượng cảm ứng thiên” đều biết đến Đồng Sanh và Đồng Danh, mỗi ngày họ đều là, một vị chuyên ghi việc thiện của quý vị, một vị chuyên ghi việc ác của quý vị, từ tâm quý vị đến thân quý vị, đến miệng quý vị, từng ly từng tí, luôn ghi lại hết. Khi sanh mạng một đời này kết thúc quý vị sẽ cầm sổ thiện ác của mình đến báo danh ở chỗ của Diêm Vương. Cho nên mọi người phải thường nghĩ là khi chúng ta chết rồi sẽ làm thế nào, đừng khinh suất mà tổn hại, đừng có cảm thấy không hề gì, dù gì thì mình biết niệm Phật, có thể vãng sanh, vãng sanh không có dễ dàng vậy đâu, nếu dễ dàng như vậy thì ngày nay tại sao chúng ta còn ở đây? Chẳng phải nên ở Liên trì thất bảo rồi sao, chẳng phải đang ở đại giảng đường của A Di Đà Phật rồi sao? Lưu chuyển trong trăm ngàn kiếp tức là chúng ta không sợ hãi sanh tử, không lo sợ sanh tử, mặc kệ nó, không có tâm kính sợ. Nếu chúng ta có tâm kính sợ chắc chắn sẽ trăm phương ngàn kế khống chế bản thân mình. Cho nên tâm kính sợ này là từ việc học nhân quả mà có.

Sau khi đã biết có nhân quả luân hồi rồi, chúng ta đối với nhận thức giáo dục chính mình trước hết sẽ được nâng cao, người nữ trước tiên phải hoàn thiện sự giáo dục chính mình, bản thân quý vị còn không hiểu, quý vị làm sao dạy dỗ con cái, quý vị giáo dục chính mình còn rất hạn chế, chúng ta đều nghĩ, rất nhiều người mẹ, tôi nhận được rất nhiều thư từ email như vậy, “Cô giáo Tịnh Du, ở đâu có trường nữ đức, ở đâu có tư thục, ở đâu có trường văn hóa truyền thống”, tóm lại là không phải mình dạy, có thầy cô tốt dạy dỗ, mình sẽ vạn sự đại cát. Đây là sai lầm. Đối với cuộc đời của một đứa trẻ, người có ảnh hưởng lớn nhất chính là mẹ của em, người giáo dục lớn nhất trong đời em chính là mẹ của em. Cho nên sự ảnh hưởng của người mẹ đối với một đứa trẻ, không phải quý vị đưa các em bỏ vô trong một ngôi trường là đã hoàn thành rồi, không phải như vậy. Bất luận quý vị có ở bên cạnh con trẻ hay không, tâm niệm của quý vị, những hành vi cử chỉ từng ly từng tí của quý vị đều liên quan mật thiết đến con trẻ, cảm giác nhất thể như vậy đợi tương lai sau khi quý vị thành Phật rồi thì sẽ thể hội được, đúng thật sự là nhất thể. Cho nên quý vị thông qua sự nâng cao đối với giáo dục chính mình, dần dần trước tiên sẽ chuyển hóa tính cách của chính mình, trong tính cách của chúng ta có rất nhiều thứ không tốt, trước hết chuyển hóa thành người, làm người. Bây giờ chúng ta có rất nhiều người còn không có tư cách làm người. Con người cần có ngũ luân ngũ thường, nhân nghĩa lễ trí tín, chúng ta không làm được điểm này tương lai chắc chắn sẽ đánh mất thân người. Tiền đề có được thân người là do vì chúng ta kiếp trước đã tu ngũ giới thập thiện thượng phẩm, nhận được quả báo này, một đời này trăm ngàn vạn kiếp có được thân người này, một khi đã mất đi quý vị rất khó có lại được, bởi vì chúng ta không có tu, không tu cái nhân này, phải tu. Hóa giải ác tâm của chúng ta thành thiện tâm. Ác tâm là tâm gì? Tất cả tâm tự tư tự lợi đều là ác tâm, tất cả những tâm suy nghĩ cho người khác, lợi ích người khác đều là thiện tâm. Cho nên biến tự tư tự lợi thành lợi ích tha nhân, đây là chuyển ác tâm thành thiện tâm, chuyển sự cộc cằn thành hòa khí, cộc cằn tức là một tập khí hung dữ bẩm sinh của chúng ta, thường xuyên bốc lửa, thường xuyên nổi nóng, không khống chế được chính mình, hễ sau khi nộ khí bốc lên thì không cách nào kiểm soát chính mình nữa, vậy là không được, phải dựa vào giáo dục mà chuyển hóa. Bất luận là giáo dục của thánh hiền, hay là giáo dục của Phật Bồ tát, cam lộ pháp thủy của nó đều có thể gột rửa phiền não trần gian từ vô thỉ kiếp đến nay của chúng ta. Nhưng chúng ta phải biết dùng nó, chúng ta không dùng nó thì cũng hết cách, giống như bây giờ mặt trời xuất hiện rồi, chúng ta muốn ra ngoài phơi nắng, quý vị chắc chắn sẽ phơi được. Nhưng quý vị lại muốn cầm cây dù, che mặt trời, mình không muốn phơi nắng, thì có mặt trời cũng không ích lợi gì, không chiếu đến thân mình được. Cho nên trước hết bản thân chúng ta phải chịu, phải muốn tiếp thu sự giáo dục này, sau đó đem từng ly từng tí phiền não của chúng ta đều chuyển hóa thành trí huệ Bồ đề, bản thân phiền não và Bồ đề chính là cùng một việc, không phải là 2 việc, cũng giống như bàn tay chúng ta vậy, nếu như phiền não là mặt này, quý vị nhận được giáo huấn của Đức Phật và thánh hiền rồi, vừa chuyển lại nó sẽ chuyển thành mặt này, nó chính là trí huệ, nó không tách rời nhau.

Cho nên quý vị đừng có ghét bản thân chúng ta như vậy, tại sao mình ưa nổi nóng thế này? Tại sao mình ích kỉ thế này? Tại sao mình keo kiệt thế này? Không sao hết, tâm niệm quý vị vừa chuyển liền chuyển hóa lại được, chuyển hóa không phải một ngày hai ngày, chúng ta nói băng dày 3 thước chẳng phải chỉ một ngày đông, đây thật sự là thể hội chân thành của tôi, tôi học Phật 13 năm, biết rất rõ bản thân mình đã đi qua như thế nào, hết sức không dễ dàng, mỗi một bước mỗi một bước quý vị có thể nhìn thấy sự tiến bộ lúc ban đầu rất chậm chạp, không phải tiến 3 bước lùi một bước, mà là tiến 3 bước lùi 10 bước, khó khăn lắm mới tích được một chút công đức, liền rất dễ bị một ngọn lửa thiêu rụi hết, dần dần có thể tiến 3 bước lùi 5 bước, mãi cho đến lúc tiến 3 bước hình như lại lùi một bước, nhưng mà quý vị sẽ nhìn thấy mình có thay đổi, chỉ cần kiên trì không nản chí là được, sau cùng có thể chuyển hóa tập khí của chúng ta thành phước khí, từ đó mà chuyển biến cuộc đời của mình, nâng cao cảnh giới của mình, giống như Viên Liễu Phàm vậy, phải cố gắng mà làm.

Vậy thì quy luật nhân quả, điều thứ nhất mọi người phải ghi nhớ là tự làm tự chịu, quý vị nói sao mà mình xui xẻo thế này? Tại sao người này vô duyên vô cớ mắng mình vậy? Tại sao họ không mắng người khác? Bản thân quý vị đã từng làm cho nên bây giờ quý vị chịu, do vậy nhân duyên quả báo đều là nói với chính mình, cảnh giới bây giờ chúng ta hiện ra, cảnh giới mỗi một ngày hiện lên trước mặt chúng ta chính là do tâm của chính chúng ta biến hiện ra. Nếu như mỗi một ngày đều là trong nhà rất ồn ào náo nhiệt, vợ chồng bất hòa, con cái bất hiếu bất hòa, sau đó cha mẹ sức khỏe không tốt, công việc của mình lại không thuận lợi, đây là tâm của mình biến hiện ra, là chính mình tạo tác ra nhân trong đời trước đời này hiện ra cái quả này cho quý vị coi. Cho nên cảnh giới của “Kinh Hoa Nghiêm” là gì? Một hoa một thế giới, một lá một Bồ đề, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Lần này chúng ta tham gia pháp hội tháng 9 này, lão hòa thượng Quả Thanh, luật sư Quả Thanh nói thế nào? “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật”. Nếu như quý vị “thị tâm thị mã”, luật sự Quả Thanh nói quý vị chính là tâm làm ngựa. Ngài đã lấy một ví dụ rất là hay, kể về người này trong thời cổ đại, ông rất thích vẽ ngựa, ngày nào cũng mày mò về ngựa, gọt giũa tới gọt giũa lui. Có một hôm ông nằm trên giường gọt giũa tư thế con ngựa lăn lộn trên bãi cỏ là như thế nào, đang suy nghĩ mãi thì ngủ thiếp đi. Đây là một câu chuyện có thật nhé. Vợ của ông thấy ông ngủ trưa chưa dậy nên tới chỗ giường ông ngủ vén tấm rèm ra coi, trong đó có con ngựa đang nằm, khiến vợ ông sợ giật mình kêu lên một tiếng chạy đi mất, và cũng làm ông tỉnh dậy. Tỉnh dậy thì ông biến thành như cũ, liền hỏi vợ mình lúc nãy nàng kêu cái gì vậy? Người vợ nói lúc nãy thiếp nhìn thấy có một con ngựa. Chúng ta cũng là như vậy, tâm của chúng ta là tâm như thế nào thì sẽ hóa hiện ra cảnh giới như thế đó.

Cho nên trong “Nhân quả cảm ứng thiên” trước đây tôi đã từng đọc qua một câu chuyện thế này, người nữ này, tức là cô con dâu này vô cùng độc ác, dùng bất kì thủ đoạn gì đối với mẹ chồng của mình, vô cùng không tốt, kết quả có một hôm, mẹ chồng cô liền nói cô, nói “Cô đối với tôi không tốt như vậy, tâm thật sự còn độc hơn loài rắn độc, tương lai cô sẽ biến thành rắn độc đấy”. Có một hôm cô đã trừng phạt mẹ chồng của mình, phải đứng bên ngoài, kết quả trên trời nổi cơn sấm sét, một cú sét đánh xuống, cô thật sự liền biến thành rắn độc ngay tại chỗ. Đây là “Nhân quả báo ứng lục” tôi đã xem, là một câu chuyện ở trong đó. Trước đây tôi cảm thấy là, giáo dục về phương diện nhân quả của chính mình chưa đủ sâu, thường hay xem những câu chuyện cảm ứng về nhân quả, chuyện gì cũng có, tức là sát sanh, tà dâm, trộm cướp, mọi người có thể thường xuyên xem, cũng thường kể cho con trẻ nghe. Quý vị xem nhiều rồi kể nhiều rồi, quý vị nhìn lại những câu chuyện xung quanh mình tự nhiên sẽ hiểu rõ ra rằng chúng ta ai cũng không tách rời thế giới nhân quả, bản thân quý vị có nhân quả của chính quý vị, quý vị trồng nhân gì nhất định sẽ được quả nấy, tại sao quý vị lại chung sống với người nhà này, người chồng bạo lực như vậy, mẹ chồng không tốt như vậy, bởi vì quý vị có cộng nghiệp, quý vị đời trước chắc chắn có duyên rất là sâu với họ, có cùng chung nghiệp lực, đời này đã chiêu cảm đến sống chung với nhau. Cho nên mọi người hiểu rõ một điểm này, thì quý vị phải hiểu nhân quả đều là tự mình chịu, quý vị sẽ không dễ dàng đi trách mắng người khác, cái nhân họ làm, tương lai họ gánh quả, họ không nghe quý vị, quý vị cũng đừng sốt ruột, nhân quả sẽ quản họ, chúng ta không cần sốt ruột nổi nóng. Vì vậy nhân quả của mình tự mình quyết, ở điểm này bản thân chính mình phải hiểu biết sâu sắc, cái quả bản thân mình phải đối mặt đều là do tự mình làm, và điều bây giờ mình đang làm sẽ quyết định quả báo tương lai bản thân mình phải gánh chịu, người khác không gánh vác giúp mình được.

Điểm thứ hai là “nhân vi quả trứ”, “vi” có nghĩa là nhỏ bé, “trứ” có nghĩa là to lớn, định luật nhân quả trước giờ đều là nhân nhỏ quả lớn, cũng như thời đó Đức Phật, có một lần ngài đến, bởi vì Đức Phật đều là khất thực, chúng ta biết ngài là cầm bát đi khất thực, có một lần ngài đến một gia đình nghèo khổ để khất thực, sau đó người phụ nữ này, người nữ này đã cúng dường cho ngài một chén cơm, nhưng gia đình này thật ra đã nghèo đến nỗi không có gì trong nồi nữa rồi, rất nghèo khổ, cô đã đem một chén cơm duy nhất cúng dường cho Đức Phật, bởi vì cô nghĩ “Một đời này mình nghèo khổ như vậy nhất định là do đời trước mình không thích bố thí mà chiêu cảm quả báo nghèo khổ, vậy thì bắt đầu từ đời này mình phải bố thí. Khó khăn lắm Đức Phật mới cầm bát đến nhà của mình, mình phải cúng dường cho ngài”. Cho nên đã đem toàn bộ ra cúng dường. Nhưng chồng của cô lại không hiểu rõ đạo lý này, rất tức giận, liền mắng cô, nói là “Cô thật là ngốc, cô có thể cúng dường nửa chén cơm mà, hoặc là một chút xíu, bởi vì ông ấy còn có thể đến nhà khác để xin tiếp, sao cô phải cúng dường nhiều như vậy? Thế này có được phước báo gì chứ? Kiếp sau vẫn chưa thấy được”, liền mắng cô. Đức Phật nghe thấy, liền đi đến trước mặt chồng cô, nói với chồng của cô, ngài nói “Tôi có thể nói với ông, vợ của ông, do vì đã cúng dường một chén cơm này, tương lai sẽ vãng sanh về trời Đao lợi, làm Thiên chủ”. Sau đó chồng cô ngẩng ra, hết sức tức giận mà nói rằng “Ông thật sự là nói năng xằng bậy, một chén cơm hẩm này tương lai lại sanh lên trời, ai mà tin được”. Sau đó Đức Phật đã chỉ ra cửa, một cây đại thụ trước cửa nhà của họ, nói “Cây đại thụ này ông thấy nó có phải cành lá rất sum suê không?”, ông ta nói “Tất nhiên rồi”. “Vậy ông có biết là hồi đó ông trồng xuống cái cây này chỉ là một cái hạt bé chút xíu không”. “Đúng rồi”. Ngài nói “Chúng ta bây giờ trồng cái nhân là một chén cơm cũng giống như một cái hạt nhỏ xíu đã trồng hồi trước vậy, trải qua sự biến chuyển của thời không, nó sẽ biến thành một đại thụ cành lá sum suê, cho nên cô ấy sẽ sanh lên trời”.

Đức Phật hồi đó giáo hóa người ta, đã giảng vô số câu chuyện nhân quả, tôi vô cùng thích xem hồi đó khi Đức Phật tại thế đã kể những câu chuyện giáo hóa vô cùng sinh động, vô cùng hay, hơn nữa tôi rất thích xem những câu chuyện Đức Phật trong những đời quá khứ khi ngài còn làm Bồ tát, hành Bồ tát đạo, cũng vô cùng hay. Quý vị có thể nhìn thấy nhân duyên của ngài và Đề Bà Đạt Đa, nhìn thấy ngài đã phát tâm thế nào khi hành trì Bồ tát đạo, bất luận là trong cõi súc sanh hay là cõi người, sự phát tâm đó đều là bất khả tư nghì,vô cùng khích lệ bản thân. Bao gồm đọc “Tịnh độ thánh hiền lục”, quý vị coi những cư sĩ tại gia và cả những vị pháp sư xuất gia được vãng sanh đó, cũng sẽ khích lệ bản thân. Cho nên người nữ điểm thứ nhất tôi cảm thấy phải nên thích đọc sách, không thích đọc sách, không thích học tập, cũng được, sau cùng quý vị cũng phải thích nghe kinh chứ, chỉ dùng lỗ tai thôi được không, lỗ tai cũng không thích dùng, vừa nghe liền ngủ mất, vậy là phiền phức rồi, lục căn đều không thể nào dùng vào những chỗ đúng đắn thì quý vị sẽ không cách nào trưởng thành. Cho nên thiện nghiệp nhỏ bé có thể cảm phát quả thiện cực lớn. Ngược lại nghiệp ác nhỏ bé cũng có thể cảm phát quả ác cực lớn, quả khổ cực lớn. Cho nên chúng ta nói, tiểu nhân ắt có chỗ đáng thương, tại sao vậy? Vì họ không hiểu, khi họ đang tạo tác những việc ác này thật sự là chưa nghe qua, cũng chưa nghĩ qua, cảm thấy mình chỉ là lỡ tay làm đổ một cái ly, mình chỉ là tùy tiện cẩu thả làm một công việc, không có gì hết, nhưng mà chúng ta phải hiểu rõ, quả báo là không giống nhau. Quý vị ở trong chùa làm bể một cái chén và quý vị làm bể trong nhà là khác nhau, quý vị làm những công việc mà nghĩa công làm, và những việc mà một cư sĩ tại gia làm ở nhà, quả báo sẽ không giống nhau. Quý vị đã học Phật và chưa học Phật, quả báo cũng không giống nhau. Mọi người biết quý vị là người học Phật, người học Phật tại sao như vậy, như vậy sẽ đem lại cho chính mình một quả báo rất lớn. Cũng giống như tôi vậy, mọi người đều biết tôi là giáo viên giảng nữ đức, tôi cũng không có nghĩ tới sẽ có kết quả như vậy, nếu như 4 năm trước tôi nghĩ đến việc này, tôi nghĩ tôi sẽ lo sợ, tôi sẽ không giảng nữa. Rất nhiều người đều biết quý vị, bản thân quý vị không thể không thường xuyên phản tỉnh chính mình, bởi vì quý vị phải biết nhất ngôn nhất hành, nhất cử nhất động của quý vị, rất nhiều người đều đang nhìn vào, đều đang quan sát, nên đều sẽ sanh ra quả báo. Cho nên một người sức ảnh hưởng của họ lớn bao nhiêu, nhân quả họ phải chịu sẽ lớn bấy nhiêu, do đó vị trí người nổi tiếng thật sự không dễ làm, rất đáng sợ. Đức không xứng với vị, đức của quý vị không xứng địa vị đó, quả báo lập tức sẽ hiện hình, cho nên phải nỗ lực tu hành.

Trước đây tôi đều là không muốn trì bát quan trai giới cho lắm, nhưng dạo này đã không ngừng nhắc nhở, từ sư phụ Định Hoằng đến ngày nay, 2 ngày nay nghe giảng, cho nên tôi cắn răng, rất nhiều người nhìn vào, bởi vì dù sao cũng hộ trì cho tăng đoàn trì giới, tôi liền cắn răng tu trì 5 tháng trước nhé, trước đây sư phụ Định Hoằng yêu cầu tôi rất là cao, thường xuyên bảo tôi học tập phu nhân Mạt Lợi trong thời đại Đức Phật, phu nhân Mạt Lợi là người trì bát quan trai giới giỏi nhất, nữ cư sĩ tại gia, khi tại thế đã chứng đắc quả A la hán, rất là thù thắng. Còn tôi bởi vì bản thân thật ra là một người rất là giải đãi, sau đó lại, trước đây khi còn chưa học Phật thì rất là thích ăn vặt, sau khi học Phật đã cải thiện rất nhiều, nhưng mà tập khí đó rất là nặng, cho nên phải hạ quyết tâm rất dũng mãnh. Vậy là tôi đã nghĩ vì pháp hội sang năm, cũng là vì sang năm, bởi vì sư phụ Định Hoằng sẽ quay về hoằng pháp, sẽ có rất nhiều công việc quan trọng, cũng hy vọng bản thân bớt một chút chướng ngại trên con đường hộ pháp, cho nên quyết định đi trì thủ bát quan trai giới, trì đến pháp hội sang năm, đến lúc pháp hội, luật sự Quả Thanh lại sẽ thọ trì, sau đó đến lúc đó lại thọ trì tiếp, rồi lại đến pháp hội trong nửa năm sau, Thanh Công đến lại thọ tiếp. Cho nên từng đoạn từng đoạn, chia một năm ra thành 3 đoạn để thọ trì, khích lệ bản thân. Vậy thì mọi người hiểu rõ nguyên nhân nhân nhỏ quả lớn này thì sẽ thận trọng hành vi của chính mình, đây là điều rất có đạo lý.

Điểm thứ 3 gọi là “vị tố bất ngộ”, thế nào gọi là “vị tố bất ngộ”? Tức là quý vị chưa có tạo tác cái nhân này, quý vị sẽ không gặp phải cái quả đó, quý vị không cần lo lắng, gọi là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, quý vị trồng dưa thì sẽ không được đậu, quý vị trồng đậu cũng sẽ không được dưa. Hôm đó có thảo luận với ni sư, cô nói bây giờ có rất nhiều gia đình ly dị, người chồng ở bên ngoài tà dâm, kể cả người vợ cũng vậy. Vậy thì quý vị là người làm vợ, gặp phải người chồng như vậy, điều thứ nhất đừng có trách chồng mình, đừng có trách cái gì mà là vợ bé vợ nhỏ, đừng có trách, là bởi vì chính mình kiếp trước đã tạo nghiệp tà dâm, đời này mới chiêu cảm đến quả báo như vậy, không gặp được một người chồng chung thủy, đây là điều trong “Thập thiện nghiệp đạo kinh” đã nói hết sức rõ ràng, đạo lý nhân quả. Quý vị đã tu cái nhân này thì sẽ nhận được cái quả này, nếu như quý vị căn bản không hề động đến chuyện tà dâm, đời đời kiếp kiếp đều không đụng tới, quý vị đời đời kiếp kiếp cảm chiêu đến nhất định đều là hoàn cảnh gia đình hết sức tốt đẹp như vậy. Cho nên đời trước chúng ta đã trôi qua rồi, vậy thì không cần phải nghĩ nữa, chúng ta từ hiện tại, bây giờ bắt đầu tu, đảm bảo đời sau của chính mình và đời tương lai sẽ tốt đẹp, đến khi quý vị lại đầu thai làm người, chồng của quý vị sẽ rất tốt. Bây giờ không cần trách móc chồng mình, tự mình phải phản tỉnh chính mình, quý vị thông qua sự phản tỉnh này, quả thật là đạo lý này là vô cùng vĩ đại và sâu sắc. Quý vị thông qua lời giáo huấn vĩ đại và sâu sắc như vậy của Đức Phật, quý vị hiểu rõ rồi, tâm lượng quý vị bỗng nhiên sẽ rộng mở, bởi vì tâm lượng quý vị sẽ siêu việt thời không, quý vị không vướng mắc ở trong đời này “Ôi chao, sao mà khổ thế này”. Cũng như tôi đã xem qua một câu chuyện nhỏ, chồng của cô ấy đối với cô rất bạo lực, luôn đánh cô, cô vẫn luôn nhẫn, nhẫn nhẫn nhẫn, nhẫn đến sau cùng thật sự nhẫn không được nữa liền bỏ đi, bỏ nhà ra đi. Kết quả sua khi đi rồi, cô đã gặp được một vị cao tăng đắc đạo, cao tăng đó đã nói với cô, “Cô quay về chỉ cần nhẫn một ngày nữa thôi, một ngày này anh ta sẽ đánh cô mấy chục roi nữa, 20 roi hay là mấy chục roi nữa, thì mãi mãi anh ta sẽ không đánh cô nữa, hơn nữa sẽ đối với cô rất tốt”. Cô thấy rất kì lạ liền hỏi tại sao? Vị cao tăng đó nói với cô “Bởi vì chồng của cô kiếp trước là một con lừa, ở trong nhà cô, làm việc cho gia đình cô, cô thường hay lấy roi đánh nó, cho nên dời này nó liền biến thành chồng của cô, nó sẽ đánh lại cô, đánh tới khi quả báo đó vừa đủ số lượng rồi thì sẽ xong chuyện”. Cho nên tất cả đều là như vậy. Vậy sau khi chúng ta học Phật rồi sẽ biết được phải thường kết pháp duyên với chúng sanh, bao gồm vợ chồng đời này của chúng ta, phải chuyển thành đồng tham đạo hữu, chuyển thành đồng tu, đoạn đi tình duyên này. Quý vị đoạn đi sự ân ái trong tình dục thế gian rồi quý vị sẽ thoát ly được sự trói buộc của lục đạo luân hồi. Chúng ta có đọc qua “Thất bút câu” của đại sư Liên Trì chưa? Chưa đọc, đọc cho kĩ, “Thất bút câu” điều thứ nhất phải gạch bỏ ân ái vợ chồng. Điều thứ hai cắt bỏ tình thù con cái. Điều thứ ba cắt bỏ công danh thế gian, quý vị gạch bỏ từng cái, vừa hay đem 7 điều này đều gạch bỏ hết, quý vị sẽ được vãng sanh một cách thuận lợi, cho nên không cần hâm mộ người ta vợ chồng ân ái biết bao, không ân ái cũng rất tốt, chính mình vừa hay lại có thể yên ổn niệm Phật rồi. Phải tìm hiểu thêm những đạo lý này.

Vậy thì quý vị không có làm, quý vị sẽ không gặp phải, quý vị không tạo cái nhân này thì sẽ không gặp phải. Sức khỏe không tốt nhất định là đã tạo sát nghiệp. Tôi vốn dĩ là sức khỏe đã không tốt, hồi tôi còn trẻ có lúc sẽ đột nhiên ngất xỉu, ở văn phòng của chồng tôi, người ta tưởng là chứng menieres tổng hợp, cũng không phải, nó sẽ nôn ói rất là nghiêm trọng, đau dạ dày, đau xương khớp, cho nên trước đây tôi nhớ là khi còn trẻ có đi leo núi Phổ Đà, bởi vì xương khớp quá đau, xuống núi bình thường tôi không xuống được, vì xuống núi chân rất chịu lực, cho nên tôi phải đi ngược lại, đi lùi lại để xuống bậc thang, chân sẽ không đau lắm. Thậm chí là có một số lão Bồ tát đi triều bái đều hết sức tán thán, cảm thấy tôi rất thành kính, không quay lưng lại, tôi nói do tôi bị đau chân, nhưng mà rất kì lạ, từ lúc lần đầu tiên tôi phát hiện chân tôi không đau nữa là lúc nào? Là năm trước, tôi đã dẫn mấy đồng học và các con, chúng tôi đi triều bái Cửu Hoa Sơn, bởi vì trước đó tôi đi nhiều nhất là Phổ Đà Sơn, sau đó là Nga My Sơn, tôi đi được mấy lần, sau đó tôi rất muốn đi Cửu Hoa Sơn. Kết quả Cửu Hoa Sơn, khi chúng tôi từ trên núi đi xuống, bỗng nhiên có một bạn học biết được tình hình này của tôi, mới hỏi tôi, cô nói “Cô giáo, chân của cô không đau nữa sao?”, tôi nói “Đúng rồi, không đau chút nào nữa”. Chúng tôi đã nhảy nhót tung tăng mà xuống núi, một mạch đi lên núi, một mạch đi xuống núi, đều không đau. Cho nên bệnh tật trong thân thể toàn bộ đều là nghiệp chướng, nghiệp chướng cũng là 2 chữ, quý vị tạo thiện nghiệp, có chướng ngại của thiện nghiệp, quý vị tạo ác nghiệp, có chướng ngại của ác nghiệp, chứ không phải hễ nói nghiệp chướng đều là chỉ ác nghiệp, không phải như vậy. Quý vị thiện nghiệp tại sao lại có chướng ngại? Bởi vì quý vị chấp cái tướng đó, nó sẽ biến thành chướng ngại khi quý vị tu pháp. Quý vị làm những việc thiện này rất hy vọng nhận được báo đáp, rất hy vọng người ta tán thán mình, hoan hỉ mình, cung kính mình, liền trở thành chướng ngại tu pháp của quý vị. Quý vị làm ác nghiệp, giống như chúng ta làm nghiệp sát sanh, quả báo của quý vị sẽ không tốt. Cho nên kiếp trước tôi cũng chắc chắn là sát sanh, chiêu cảm đến trước khi học Phật thì sức khỏe không tốt. Hồi còn nhỏ thì nghỉ học một năm, viêm gan A cấp tính, nghỉ học. Nhưng mà từ sau khi học Phật, từng tí một càng ngày càng tốt, thật sự có thể cảm nhận được thân tâm thanh tịnh, thông qua sự giáo huấn của Phật pháp, thông qua sự nỗ lực sửa sai của bản thân, nó sẽ thay đổi vận mệnh của quý vị. Cho nên mọi người tin là những nơi có Phật pháp thì sẽ có phương pháp, quý vị sẽ có thể thay đổi chính mình, thay đổi người thân, thậm chí là có thể thay đổi vận mệnh của người trong thiên hạ. Cho nên thường dân hưng vong, thiên hạ hưng vong thường dân có trách nhiệm, câu nói này là đúng đắn, đệ tử Phật chúng ta phải làm được, Phật pháp hưng vong mỗi một người chúng ta đều có trách nhiệm.

Điểm thứ tư là “khổ lạc pháp tắc”, khổ lạc pháp tắc tức là quý vị tu khổ nhân sẽ chịu khổ báo, tu lạc nhân sẽ được lạc báo, cũng giống vậy.

Điểm thứ năm là “kỉ tổ bất thất”, điều do chính quý vị làm thì mãi mãi không mất đi, là đạo lý như vậy.

Vậy dưới đây tôi cùng mọi người tiếp tục đọc phần phía sau, giảng hơi bị chậm, giảng được bao nhiêu thì được bấy nhiêu. Đoạn này:

“Đối với tất cả mọi người, đều tự biết đạo làm người, làm bổn phận của mình, cha từ con hiếu, anh em kính thuận, vợ chồng hòa thuận, chủ nhân bộc trung, mỗi người đều được như vậy, thì gia môn hưng thịnh, con cháu hiền thiện vậy”.

Đoạn này là nói về trọng tâm của giáo dục gia đình, tức là 5 loại quan hệ luân thường. Vậy thì tôi tin là những đồng học ngồi đây có lẽ đều đặc biệt hiểu rõ, học Phật rồi, nếu như ngay cả ngũ luân ngũ thường cũng không hiểu thì mãi mãi không có cách nào bước vào cánh cửa lớn của Phật pháp, niệm Phật cũng vô ích, Phật hiệu không nhập tâm, bởi vì niệm Phật phải có cơ sở của niệm Phật, cái thứ nhất chính là tam phước, quý vị không có phước báo đó không niệm Phật được, không có phước báo đó không trì giới thể thanh tịnh được, đây là thể hội chân thật của tôi, trì giới thanh tịnh là phải tu giới trước, cũng giống như sư phụ đã nói, chúng ta nếu như có thể sống trong tự viện, bát quan trai giới rất dễ trì, không có giường cao giường rộng, không có những nơi để quý vị ca múa nhạc kịch, cũng sẽ không cho quý vị sát sanh trộm cắp tà dâm, nhưng mà rời khỏi nơi này chúng ta liền không cách nào tránh được. Cho nên họ phải có phước báo này. Vậy thì ở đây tôi tin là cha từ con hiếu, anh em kính thuận, đại đa số đệ tử Phật chúng ta trên căn bản vẫn làm được, ít nhất là sau khi học Phật rồi sẽ sửa đổi. Nhưng mà trong quan hệ vợ chồng và ví dụ như trong quan hệ quân thần thì hơi bị khó làm được, nhất là sự nhân nghĩa trung tín đó thì rất là khó, cái khó này bắt nguồn từ đâu? Bắt nguồn từ cái gốc hiếu đạo của chúng ta không đủ sâu, bởi vì nó không sâu, do vì tất cả điều thiện, chúng ta nói chư Phật thành Phật, cho đến chúng ta Bồ tát giới khi thọ giới thì đều biết là tất cả giới thể của Bồ tát dạo đều bắt nguồn từ một chữ, chính là hiếu, cái gốc của hiếu cắm cho càng sâu, những việc quý vị có thể làm phía trên sẽ càng rộng lớn. Ở đây có một quyển sách, cũng có thể làm sách cho đức dục người nữ chúng ta, quyền này tên là “Giáo khoa đức dục” nữ nhân, trong quyển sách này nó đã đem những câu chuyện thời cổ đại, câu chuyện của nữ giới chia thành hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ bát đức, đã phân chia ra cho mọi người, đem các câu chuyện phân chia ra. Lát nữa tôi coi có thời gian hay không sẽ kể cho mọi người mấy chuyện. Rất nhiều chuyện là ở trong “Liệt nữ truyện”, “Liệt nữ truyện” là một quyển sách vô cùng hay, là một người nữ đều phải nên đọc sách này. Sau khi quý vị đọc rồi thì sẽ phát hiện, quý vị thân làm một nữ nhân Trung Hoa thì sẽ vô cùng tự hào, bởi vì chúng ta có tổ tiên như vậy, nữ giới như vậy đã làm tổ tiên của chúng ta, chúng ta sẽ tự hào vô cùng.

Chúng ta sống trong xã hội này hiện nay, đánh mất sự nương tựa của văn hóa dân tộc, nếu như đánh mất sự tu dưỡng này của dân tộc, thật ra quý vị đi ra nước ngoài, người ta sẽ coi thường, đừng có cảm thấy chúng ta có tiền biết mấy, có thể mua bao nhiêu cái túi LV, hoặc là chúng ta như thế nào, người ta từ trong tâm vẫn sẽ coi thường quý vị. Cho nên bản thân chúng ta phải từ phương diện này mà thúc đẩy chính mình. Vậy thì nếu như có thể đem quan hệ luân thường này thực hiện được trong gia đình thì gia môn chắc chắn sẽ hưng thịnh, con cháu chắc chắn sẽ hiền thiện.

“Lại phải thường đem lý thiện ác họa phước, đạo lý thiện ác báo ứng để mà tu thân, lại dùng đó giáo hóa người nhà, khiến cho người nhà vượt hơn cả cổ thánh tiên hiền mà không hay không biết. Do đó Khổng Tử nói “Gốc của thiên hạ tại đất nước, gốc của đất nước tại gia đình, gốc của gia đình tại thân”. Lời này không chỉ nói riêng giới quan lại quyền quý, nam nữ thường dân, đều có cùng trách nhiệm”.

Chúng ta coi tới đây trước. Vậy thì ở trên cơ sở này, ở phía sau ngài có nói là nhất định phải phụ trợ giáo dục nhân quả, đây là điều đại sư Ấn Quang đặc biệt nhấn mạnh. Vậy thì sự giáo dục nhân quả này mọi người thực hành thực tiễn, không phải chỉ nói trên miệng. Nhỏ cho đến trong gia đình, ví dụ như dạy con trẻ quý chữ, vậy thì không dám giết ruồi muỗi sâu kiến, thậm chí là bình thường dạy con trẻ có tâm lễ nghĩa liêm sỉ này, phải dạy các em từ nhỏ, quý vị sẽ không phải tương lai sau này lớn lên lại cảm thấy áy náy, tất cả các việc nhỏ đều không phải việc nhỏ, tất cả các việc lớn đều là do việc nhỏ thành tựu nên. Mấy năm nay tôi sống chung với nghĩa công khá là nhiều, có những lúc chính mình cũng cảm thấy có phải là quá nghiêm khắc không, bởi vì tôi đối với nghĩa công cũng giống như đối với con của mình vậy, bất luận tuổi của họ lớn hơn tôi hay là nhỏ hơn tôi, chúng tôi ở trong một đoàn thể, phải cùng nhau làm việc vì một mục tiêu, cho nên có những lúc có chi tiết rất nhỏ tôi cũng sẽ rất nghiêm khắc, nhưng mà tôi sẽ nói với họ, tôi nói “Cô lơ là việc nhỏ này rồi, tương lai khi phạm sai lầm lớn tức là từ việc nhỏ này mà gây ra. Ví dụ cô tùy tiện lấy một món đồ, không báo trước với người ta, cô tùy ý lấy từ chỗ của tôi không có sao hết, nhưng mà nếu như cô tùy ý lấy đồ từ trong tăng đoàn, cho dù chỉ là một miếng giấy cô cũng phải gánh chịu quả báo rất lớn. Cô tùy ý vô tư nói chuyện với tôi không có sao hết, nhưng mà nếu như lời này của cô lại đem nói trước một đại chúng đông đảo, nếu như người ta có suy nghĩ về tăng đoàn, có suy nghĩ về Phật pháp, xuất phát từ miệng của một người nghĩa công như cô thì sẽ khác”. Cho nên đừng có cho rằng là việc nhỏ nên không màng tới. Vì vậy phải thế này, chúng ta nói đừng vì thiện nhỏ mà không làm, đừng vì ác nhỏ mà làm. Đừng có cho rằng cái thiện nhỏ mà không màng tới, chúng ta không thiết tha đi làm, cái ác nhỏ cũng không có gì hết, chúng ta làm ra thì hình như rất tự nhiên, là phiền phức rồi. Cho nên như lúc nãy đức hạnh đó, làm sao mới có thể trở thành một người có đức hạnh?

Là bởi vì khi họ đang hành cái đức thượng thiện này, họ đã làm một cách tự nhiên, họ đã đem cái tâm hướng tốt đó của mình dung hòa vào trong xương cốt, dung hòa vào trong máu huyết họ, họ lợi ích người khác, khi họ làm vì người khác là làm một cách tự nhiên, không hề suy nghĩ gì, cũng giống như con đường lớn đã xây đắp xong rồi, họ có thể đi trên nó một cách thuận lợi suông sẻ, cho nên gọi là đạo có thể thành gọi là hành, đức của họ sẽ hành ra một cách rất dễ dàng, cho nên một người có đức hạnh họ sẽ rất khác, mỗi một người chúng ta đều rất muốn thân cận họ, bất luận quý vị là người thế nào, tôi tin là đều rất muốn thân cận một người thật sự có đức hạnh. Bất luận là xuất thế gian hay là pháp thế gian, giống như chúng ta thường thân cận người được thấm đẫm hương thơm, họ ở trong phòng chi lan, chúng ta thân cận họ, thân thể chúng ta cũng sẽ thấm đẫm hương thơm của chi lan. Nếu như quý vị đi thân cận một người trên tay thường có mùi tanh hôi của cá, trên thân quý vị cũng sẽ có mùi hôi như vậy, cho nên gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Chúng ta coi ở trong trai đường đó, Đường Thái Tông có một chân ngôn trăm chữ, mọi người có để ý không, chúng ta mỗi ngày ăn cơm, ở đó có một bức nói là phải biết kết giao với bạn bè như thế nào, khi chúng ta vẫn còn trong tình trạng không có đầy đủ giới định huệ, nhất định phải hiểu rõ đạo kết bạn, quý vị hiểu cũng phải dạy cho con trẻ hiểu, nhất định không kết bạn xấu, không kết bạn suồng sã, không kết những người bạn nhạt nhẽo, lãng phí thời gian, không kết những người bạn vô công rồi nghề, nói năng thị phi, nhất là nữ chúng, coi thử các đồng tham đạo hữu xung quanh có thể làm tăng thiện duyên cho việc tu hành của quý vị không. Không thể tăng tiến, suốt ngày kéo quý vị xuống dưới, chúng ta cũng phải suy nghĩ một chút.

Vậy thì trong phương diện này, bình thường đối với con trẻ, phải bồi dưỡng con trẻ mấy điểm này. Tôi cảm thấy điều quan trọng nhất là bồi dưỡng tâm cảm ơn của con trẻ, để các em có tâm cảm ơn như vậy, cho nên thường xuyên dẫn dắt các em làm một số việc, phóng sanh chính là một việc rất tốt, còn phải thường xuyên dạy em biết suy nghĩ cho người khác, thường xem những băng đĩa tốt lành này, thường chia sẻ. Bồi dưỡng tấm lòng từ bi của các em, mở rộng tình thương đối với cha mẹ, bao gồm người nữ chúng ta cũng là như vậy, tôi không biết mọi người có xem qua bộ phim “Một vầng trăng sáng” này chưa? Bộ phim đó, đó là bộ phim kể về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất, vô cùng hay, tôi kiến nghị mọi người có thể coi một chút, vô cùng cảm động. Đại sư Hoằng Nhất chúng ta đều biết, trước khi ngài xuất gia tên là Lý Thúc Đồng, vô cùng tài hoa, bất luận là thư pháp, tự họa, nghệ thuật, tất cả các phương diện đều hết sức ưu tú. Và về sau, ngài đến Nhật Bản du học, khi ngài du học ở Nhật Bản thì đã lấy một người vợ Nhật Bản, hết sức thân ái với người vợ này. Nhưng sau đó, sau khi ngài dẫn cô ấy về nước, chưa được mấy năm lại vì một nhân duyên ngài đã đến Hổ Bào Tự ở Hàng Châu, để tuyệt thực, tuyệt thực tức là bây giờ chúng ta đều có nói tới, cũng tương tự như nhịn ăn, một mình ngài như vậy. Vậy thì sau khi tuyệt thực ở Hổ Bào Tự, ngài đã khởi lên ý niệm muốn xuất gia, ngài làm việc luôn rất dứt khoát quả quyết, tôi rất là tán thán những người như vậy, tức là đại trượng phu, đừng có dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng, suy tính thiệt hơn, đắn đo do dự, làm mà không làm, nghĩ đi nghĩ lại, không phải vậy, ngài tức là đã nhanh chóng quyết định phải xuất gia. Bởi vì lúc đó ngài đã nói chuyện với bạn của mình, sau đó người bạn nói, bạn ngài đã nói “Cả ngày ông cứ thế này, cứ y như người xuất gia vậy, thế thì chi bằng ông xuất gia đi, như vậy dứt khoát hơn, hà tất gì phải làm một cư sĩ tại gia”. Sau đó ngài đã gật đầu, ngài nói “Lời ông nói rất là có lý”, ngài nói “Tôi sẽ suy nghĩ”, ngày thứ hai liền xuất gia ngay. Sau khi xuất gia thì đã chia ly với người vợ Nhật Bản của mình, người vợ Nhật Bản của ngài đã rất đau lòng, một lần sau cùng khi họ gặp mặt nhau, người vợ của ngài, tức là người vợ tục gia của ngài, đã gọi tên của ngài, gọi là “Thúc Đồng”, ngài liền nói là “Xin hãy gọi tôi là pháp sư Hoằng Nhất”, sau đó vợ của ngài đã vô cùng đau lòng, nói rằng “Pháp sư Hoằng Nhất, tôi chỉ thỉnh giáo ngài một vấn đề”. Ngài nói “Là vấn đề gì?”. Cô nói “Tôi muốn hỏi một chút, thế nào là tình yêu?”. Vợ của ngài hết sức yêu ngài, sau đó pháp sư Hoằng Nhất đã hết sức bình tĩnh mà nói với cô một câu rằng, ngài nói “Yêu tức là từ bi”. Lúc đó khi tôi khi thấy câu nói này thì tôi đã khóc. Bởi vì đại sư Hoằng Nhất, nhất là chúng ta là học giới luật, bất luận tại gia xuất gia, đều hiểu rõ, sự cống hiến của ngài cho giới luật là không gì sánh bằng. Pháp sư những năm đầu đã từng thân cận với đại sư Ấn Quang, đích thân ở bên cạnh đại sư Ấn Quang được 7 ngày, nhận được sự giáo huấn của đại sư Ấn Quang. Và lời thệ nguyện đó của ngài cũng ta cũng đã nhìn thấy, vì muốn hộ trì Nam Sơn tam đại bộ, hộ trì giới luật mà không tiếc sanh mạng.

Năm ngoái chúng tôi ở lớp Giới học ở Australia, quyển sách mà luật sư Quả Thanh giảng đều là y theo sự chú yếu Nam Sơn tam đại bộ của pháp sư Hoằng Nhất để chúng ta giảng giải học tập, lão pháp sư sau cùng cũng là niệm Phật vãng sanh Tịnh độ, cho nên khi mà ngài nói ra câu nói này, chúng ta có thể cảm nhận được, sau khi tâm lượng ngài đã rộng mở, sự bình đẳng, sự bác ái đó đối với tất cả chúng sanh là chúng ta không thể tưởng tượng được. Cho nên không phải là chúng ta cảm thấy cao tăng đắc đạo thì sẽ xa lánh nhân gian, không màng thế sự, không phải như vậy. Quý vị coi chúng ta xem “Trăm năm Hư Vân”, chúng ta đều sẽ vô cùng cảm động, lão hòa thượng Hư Vân vào lúc quốc nạn nguy cấp có thể đích thân đi đàm phán, có thể đem từng rương từng rương châu bảo mà người khác tặng cho ngài đem bán đi hết, toàn bộ đổi thành lương thực cho dân hoạn nạn, để cúng dường cho tất cả dân hoạn nạn. Pháp sư Hoằng Nhất cũng vậy, ngài cũng ở thời kì kháng chiến, ngài không có của cải gì hết, bởi vì ngài là luật sư trì giới, chỉ có 3 y một bát, sau đó đến khi xuất hiện dân hoạn nạn, thì đã xảy ra kháng chiến, ngài chỉ có một cặp mắt kính khá là đáng giá là do một người bạn tặng cho ngài, một cắp mắt kính gọng vàng, ngài đã đem cặp mắt kính đó ra đưa cho thị giả của mình đem đi bán, ngài nói “Cho dù có thể đổi nửa bao gạo một bao gạo ta cũng phải làm hết sức mình để cứu những dân hoạn nạn đó”. Cho nên các ngài là hết sức thực tế mà hành Bồ tát đạo, không phải là xa lánh thế gian, mình không quản nhân gian nữa, không phải như vậy. Cho nên tôi cảm thấy khi chúng ta học Phật thường xem truyện kí của những vị cao tăng đại đức này, thường xem những bộ phim khích lệ ý chí như vậy. “Trăm năm Hư Vân” tôi đã xem rất nhiều lần rồi, cùng 2 con trai tôi cũng đã xem rất nhiều lần rồi, sau đó con trai tôi có thể học thuộc bài hát chủ đề mà hát theo. Bao gồm “Truyện về Milaraba”, “Truyện về Milaraba” tôi cũng đã xem mấy lần, bốn năm lần, đây là phim sư phụ Định Hoằng bảo tôi xem, bởi vì bản thân mình không có tâm cung kính tôn trọng sư trưởng như vậy, không thể nào khiêm hạ, thì quý vị xem Milaraba, ngài đã cung kính tôn trọng thượng sư Marpa như thế nào, ngài đã xây 7 ngôi nhà, tháo dỡ 7 ngôi nhà, bị thượng sư dùng chân đã xuống dưới lầu vẫn không oán không hận, cái tâm đó khiến ngài có thể tức thân thành Phật, hiện đời thành tựu. Chúng ta đừng nói sư phụ nét mặt khó chịu, ngôn ngữ khó nghe một chút thì lập tức liền không được nữa, sư phụ luôn phải dỗ dành, thầy cô luôn phải dỗ dành “Con phải cố gắng học, phải cố gắng nghe giảng nhé”. Cho nên bây giờ thật sự là không còn cách nào có được sư đạo như thời cổ xưa, bởi vì người thầy không nghiêm khắc thì không dạy ra được những đồ đệ tốt. Cha mẹ không nghiêm khắc thì không dạy ra được con cái tốt. Không có một người con nào mà được nuông chiều, được nâng niu mà sau này có thể trở thành người con tốt hết. Không có một ai. Cho nên tấm lòng từ bi như vậy phải dạy con cái, giúp các em có thể mở rộng tâm lượng của mình, nhất là các em nam, các em nữ càng phải như vậy, các em nữ nếu như tâm lượng nhỏ hẹp so đo tính toán, bụng dạ hẹp hòi, thì chúng ta có thể tưởng tượng sau khi các em kết hôn rồi, trước hết là chính các em chịu khổ, kế đó con cái dạy ra cũng không tốt chỗ nào được, vậy là phiền phức rồi.

Thứ ba là phải dạy con cái phải có khả năng nhẫn nại, nhất là trong xã hội của chúng ta hiện nay, quý vị nói mình không nhẫn làm sao được, chỉ có thể nhẫn. Chúng ta bây giờ không phải là môi trường xã hội mấy ngàn năm mấy trăm năm trước, internet lan tràn khắp nơi, những nội dung sắc tình không tốt này đâu đâu cũng có, chỉ có thể dựa vào nghị lực kiên cường bất khuất của mình mà chống lại nó, tuyệt đối không đụng vào, không được khảo nghiệm khả năng và trí huệ này của bản thân, giống như có người cảm thấy mình hút nha phiến hút thuốc phiện không sao, mình chỉ hút một điếu rồi sẽ cai, không ngờ rằng họ hút điếu thứ nhất chắc chắn không phải là điếu cuối cùng, bởi vì họ đã lún chân vô đó rồi. Những người học Phật như chúng ta cũng như vậy, đừng có cảm thấy mình lên mạng xem những trò chơi đó một chút không sao đâu, mình xem mấy phim sắc tình đó một chút không sao đâu, chỉ coi một chút, mình nghe một chút những lời không tốt này cũng không có việc gì, mình sẽ không để trong tâm đâu. Chúng ta phải biết là thức thứ tám của chúng ta, A lại da thức, khả năng hấp thu của nó là mạnh mẽ không gì sánh bằng, chữ A lại da thức này là tiếng Phạn, nó lại được phiên dịch thành Tàng thức, “tàng” có nghĩa là thu thập bảo tồn. Tất cả kí ức từ vô thỉ kiếp đến nay của chúng ta đều nằm ở đây. Chúng ta thành tựu rồi có thể chuyển nó thành Đại viên cảnh trí, nó giống như một tấm kính tròn tròn rất là lớn vậy, phóng chiếu ra đều là trí huệ. Cho nên Đức Phật, quý vị coi hồi đó tại sao ngài nhìn thấy em bé chăn trâu có thể giảng “Kinh chăn trâu”, nhìn thấy người trồng ruộng có thể nói ruộng này trồng như thế nào? Bởi vì chúng đều có hết trong A lại da thức, chỉ là sau khi ngài thành tựu rồi thì toàn bộ đã chuyển thành trí huệ dạy dỗ chúng sanh. Cho nên tất cả những điều chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, ngôn ngữ cử chỉ đều bị A lại da của chúng ta thu thập trở lại, hễ đến những lúc có duyên phận bỗng nhiên sẽ bùng phát, là điều bản thân quý vị không khống chế được. Cho nên ở đây chúng ta phải nghiêm khắc với chính mình một chút, không nghiêm là không được. Internet tuyệt đối đừng động vào, game tuyệt đối không được chơi, những thứ không nên xem thì không được xem, tuyệt đối không xem. Mình không quản được người khác thì ít ra phải quản chính mình, quản chính mình cho tốt. Đây là nhẫn. Chúng ta học pháp thì cần có sự nhẫn nại rất lớn, trong nhà có chướng ngại phải nhẫn, trong nhà không hoan hỉ mình học Phật phải nhẫn, họ không hoan hỉ, mình phải khiến họ hoan hỉ, nhưng mà trong tâm mình mãi mãi không từ bỏ tâm niệm mà mình theo đuổi. Đây là sự thể hội chân thành của bản thân tôi, bởi vì ai học Phật cũng có chướng ngại, đều không được thuận buồm xuôi gió. Chướng ngại thứ nhất chính là chướng ngại của gia đình, bởi vì có thể cùng ở chung với quý vị chắc chắn là có duyên nhất với quý vị, người có thiện duyên thật sự vẫn không nhiều. Được, trong nhà không có chướng ngại nữa nhất định là sức khỏe có chướng ngại, sức khỏe không phối hợp, vừa muốn học, bị ngã một cái, chân bị đau rồi, đột nhiên sức khỏe không dễ chịu. Chướng ngại thứ ba tức là ở xung quanh, chướng ngại của đồng tham đạo hữu, thật ra không phải là chướng ngại, đều là cảnh giới của chính mình, quý vị sẽ cảm thấy, tại sao mình với người này cũng bất hòa, với người kia cũng bất hòa. Sau cùng còn có chướng ngại ở trong pháp, cho nên những điều này đều phải khắc phục.

Và sau cùng tức là phải có tinh thần phục vụ đại chúng, dạy dỗ con cái biết cống hiến, trong quá trình các em đang cống hiến, bất luận các em có muốn hay không, các em đều đang tích phước báo, thường nói cho các em, nói nhiều với các em, chỉ cần các em có cơ hội nghe thì nói cho các em. Nhân duyên trong đời trước của mỗi em nhỏ đều không giống nhau, một đời này cái duyên với người mẹ này cũng không giống nhau, chúng ta biết là có 4 loại: Báo oán, báo ân, đòi nợ, trả nợ. Có một lần tôi đã từng hỏi qua sư phụ thượng nhân, tôi nói tại sao bây giờ người mẹ rất muốn dạy cho tốt, cũng học rất là tốt, nhưng con cái thì khó dạy như vậy, không dễ dàng như vậy? Sư phụ thượng nhân trả lời rất hay rất thú vị. Ngài nói bởi vì người báo oán, người đòi nợ thì nhiều, người báo ân thì ít. Khi quý vị dạy các em, các em lại còn oán trách, vốn dĩ nếu quý vị không học Phật, các em sẽ báo oán quý vị 10 năm, đòi nợ quý vị 10 năm, sau khi quý vị học Phật rồi, có thể bởi vì quý vị làm việc tốt, phóng sanh, in kinh, phát tâm hộ trì Phật pháp, đã chuyển lại thành 5 năm, nhưng đã chuyển rồi mà chính quý vị không biết. Quý vị mới dạy các em một năm, còn lại 4 năm quý vị còn không biết có thể nhẫn được không, quý vị sẽ khởi tâm oán trách, không thể nào.

Sau khi tôi học Phật cũng đã gặp rất nhiều khảo nghiệm. Quý vị coi năm 2012 khi tôi làm pháp hội tế tổ này, chúng tôi vừa mới trù bị pháp hội bắt đầu ở Hồng Kong, con trai lớn của tôi ở nhà đã có chuyện rồi, cùng với cha tôi, hồi đó cháu còn nhỏ, hồi đó cháu mới 9 tuổi, xảy ra chuyện tranh chấp, tranh chấp vì một sự việc rất là nhỏ, kết quả đầu đã bị đụng vô cái bàn kính, đi bệnh viện may cho 9 mũi, sau đó bị rách rất lớn, 2 chỗ, ở đây một cái, bên dưới một cái, khóc lóc ở bệnh viện, gọi điện đến Hồng Kong cho tôi “Mẹ ơi, đời này của con xong rồi, mặt con đã thành thế nào rồi, mẹ cũng không cần con nữa…” gì gì đó. Tôi nói, tôi đã nói với cháu “Không phải mẹ không cần con”, tôi nói “Con xem mẹ nè, thật sự là đều làm việc tốt, làm việc tốt con còn thế này, nếu như mẹ không làm thì con sẽ như thế nào đây? Có thể mạng cũng không còn nữa”. Cho nên người học Phật chúng ta phải biết làm sao để suy ngẫm những vấn đề này, không thể vẫn cứ dùng cách nghĩ của người thế gian mà suy nghĩ nữa, cũng giống như có một bà cụ niệm Phật, viết thư cho đại sư Ấn Quang, nói “Tôi đã niệm Phật mười mấy năm rồi, tại sao ra khỏi nhà vẫn bị xe đụng vậy”. Đại sư Ấn Quang nói “Bà không niệm Phật thì không phải xe đụng nữa, tánh mạng sớm đã không còn nữa rồi”. Cho nên mọi người phải hiểu những đạo lý này.

Phải dạy dỗ cảm giác sứ mệnh này của con cái, bao gồm sứ mệnh của chính mình. Gọi là sứ mệnh tức là biết được chính mình ở trên nhân thiên này, sanh tồn ở giữa trời đất này, là có nhiệm vụ, không phải là Phật Bồ tát mới có nhiệm vụ, người tái lai mới có nhiệm vụ, không phải vậy, quý vị vừa chuyển niệm là tâm Bồ tát, quý vị sẽ là tái lai, then chốt là cái tâm này của quý vị ngày thứ hai lại thoái chuyển, quý vị sẽ không là tái lai nữa, sẽ bị thoái lui, sẽ biến thành phàm phu. Nếu quý vị có thể đem phát tâm lợi tha này, tâm làm Bồ tát vì người khác, niệm niệm tương tục, thì thân phận tái lai của quý vị sẽ được giữ gìn, quý vị đến thế giới Cực lạc để thành Phật. Cho nên 2 ngày trước tôi cũng đã cùng bạn học, vừa hay tôi có đi Sán Đầu, buổi sáng hôm đó cũng có chút cảm ngộ, tôi đã viết một bài thơ cảm ngộ, chia sẻ với bạn học, tôi nói “Đời này may mắn gặp Phật pháp, phát tâm lợi tha làm Bồ tát, giới định huân tu trợ chánh niệm, nhẫn chịu cô đơn mài tập khí, phước huệ song tu không gián đoạn, hoằng hộ chánh pháp đền bốn ân, tâm tâm niệm niệm quy Tịnh độ, Di Đà sẽ đến rước hoa sen”, đây là 10 câu nói trong tâm tôi. Chúng ta một đời này may mắn được thân người như vậy, gặp Phật pháp, gặp được pháp môn niệm Phật hiếm có như vậy, như tối hôm qua, ni sư Tâm Lượng đã khai thị cho chúng ta, không có mấy ai được gặp Phật pháp, mọi người biết là trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói thế nào không? “Thà rằng đời đời kiếp kiếp chịu khổ, chỉ cần có thể nghe tên Phật. Không muốn đời đời kiếp kiếp hưởng lạc, mà không được nghe đến tên Phật”. Có thể được nghe danh hiệu của Phật, đó là phước báo lớn biết mấy. Chúng ta có duyên phận này, lúc đó tôi đã viết cho nghĩa công, bởi vì nghĩa công có sự phát tâm này, làm Bồ tát lợi ích người khác, làm như thế nào? Phải trì giới, phải tu định, phải nắm vững lấy chánh niệm của chính mình. Chánh niệm là niệm thế nào? Niệm A Di Đà Phật là chánh niệm, niệm niệm đều suy nghĩ cho người khác là chánh niệm, niệm niệm đều muốn đoạn ác tu thiện là chánh niệm, phải nhẫn chịu sự cô đơn, mài giũa tập khí của mình, trên thân mình có những tập khí gì, tự mình phải biết được, quý vị thông qua việc học “Đệ tử quy”, “Thường lễ cử yếu”, “Thái Thượng cảm ứng thiên”, “Nữ đức”, bao gồm học tập giới luật, những điều này quý vị đều sẽ hiểu rõ. Sau khi hiểu rõ, quý vị sẽ có thể từng điều từng điều sửa đổi chính mình, nếu không quý vị sẽ không biết bắt tay từ đâu, sau đó sẽ tăng trưởng, quý vị sửa một điều, tăng trưởng một điều phước huệ của quý vị. Sau khi phước báo trí huệ của quý vị dần dần khởi lên, quý vị sẽ có thể dùng để báo đáp bốn ân, chúng ta nói, thứ nhất là báo ân cha mẹ, sau đó báo ân Phật, báo ân chúng sanh, báo ân quốc độ. Nếu không quý vị nói chúng ta muốn báo ân, không có bản lĩnh làm sao có thể báo ân được? Lợi ích người khác thì phải có phước báo có trí huệ, sau cùng tất cả phước huệ của chúng ta, tất cả những việc lợi ích chúng sanh như thế này, đều tâm tâm niệm niệm hồi hướng Tịnh độ, cầu Di Đà vãng sanh tiếp dẫn chúng ta, nhất định không cầu quả báo hiện đời và đời tương lai, không cầu những quả báo trời người này. Được, hôm nay chúng ta học tập đến phần này, ngày 5 có thể tôi còn 2 tiết nữa, chúng ta sẽ tiếp tục giảng xong phần bên dưới.