Tổ Thích lánh nạn

Vào thời nhà Tấn, có một vị học nhân tên là Tổ Thích. Khi nước nhà không được thái bình, năm bộ tộc người Hồ từ phương Bắc đến chống phá Trung Hoa. Ông bất đắc dĩ đành phải mang theo mấy trăm người thân, gồm cả người họ hàng và hàng xóm của ông, cùng đi đến vùng Hoài Tứ. Từ nhỏ ông đã rất nghĩa hiệp, quan tâm người khác, cho nên trên đường đi có mấy xe ngựa đều nhường cho người già dùng, còn bản thân ông đều tự đi bộ. Ông còn lấy tất cả tài sản, thuốc thang có trong nhà mang ra cho mọi người dùng, cứ như thế, suốt dọc được chăm sóc tất cả mọi người. Tấn Nguyên Đế khi đó rất khâm phục đức hạnh của ông, mà phòng cho ông một chức quan. Ông làm quan cũng rất tốt, trong lòng nuôi chí lớn, có tâm niệm nhất định sẽ giành lại bờ cõi đã bị cướp mất của nước nhà. Quả nhiên, trong cuộc đời ông, nước Tấn có nhiều vùng đất bị mất rồi lấy lại được.

Trong khi lánh nạn lần này, Tổ Thích từng thời khắc đều nghĩ đến đời sống của mọi người, dạy mọi người canh tác thế nào, làm thế làm mới thu hoạch được tốt. Khi gặp những hài cốt (Vì thời chiến tranh, thường có rất nhiều hài cốt), Tổ Thích đều tổ chức mọi người chôn cất chu đáo những hài cốt này, ông còn làm các hoạt động cúng tế. Hành động của ông làm người dân rất cảm động. Có một lần, mọi người đang cùng ăn cơm, nhiều người già đều nói: “Tuổi chúng ta đã già, lại gặp được Tổ Thích, giống như cha mẹ tái thế của mình, chúng ta có chết cũng không tiếc”. Tấm lòng nhân nghĩa này của Tổ Thích, không biết đã làm cảm động bao nhiêu người dân, cho nên khi Tổ Thích qua đời, tất cả người dân đều đau lòng như mất đi cha mẹ mình.

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)