Thời xưa, có một vị học nhân tên là Trương Sỹ Tuyển, cha ông mất sớm, nên chú ông nhận ông về nuôi. Đến khi ông hơn mười tuổi có thể tự lập, người chú liền nói với ông: “Chúng ta chia tài sản thành hai phần, một phần cho cháu, một phần cho chú”. Nhưng Trương Sỹ Tuyển lập tức nói với chú mình: “Chú ơi, chú có bảy người con trai, nên phải chia thành tám phần, chứ không phải chia thành hai phần ạ”. Nhưng người chú vẫn kiên quyết: “Không được, đây là chia cho cha cháu, còn đây là chia cho chú, chia thành hai phần là được rồi”.
Trương Sỹ Tuyển thực sự cảm thấy không được quên ơn đức của người chú. Nếu ông thật sự nhận lất một phần lớn như vậy, trong lòng những người anh em khác sẽ không vui, cho nên ông kiên quyết để chú chia thành tám phần. Sau này, người chú cũng đã chia tài sản thành tám phần. Vì việc này mà gia đình rất hòa thuận vui vẻ. Chỉ một bước nhường nhịn thế này mà nhận được điều gì nào? Đã có được đức hạnh của bản thân, nâng cao nhân cách của mình. Trong tự tính sẽ có trí huệ, đức năng, tướng tốt vô biên; mà tướng tốt chính là tài sản vô lượng. Cho nên, khi tự tính và đức tính của chúng ta mà tương ứng, thì phúc phần về sau là vô tận. Tại sao nói người tích âm đức sẽ có quả báo lành? Vì âm đức đều là hiển lộ ra từ tự tính. Sau này, Trương Sỹ Tuyển phải lên kinh thành để thị, vừa may gặp được một vì thầy tướng số, khi thấy tướng mạo của ông liền nói, anh đã tích được âm đức rất sây dày, kỳ thi này nhất định sẽ đỗ cao, mà con cháu sau này của anh sẽ vô cùng vinh hiển. Thật ra, những kết quả này, chúng ta đều đoán biết được từ đường đi nước bước của nhân quả. Ông không chỉ tích âm đức cho đời sau, mà còn là một tấm gương tốt nhất cho con cháu đời sau noi theo.
CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)