Trịnh Liêm tề gia

Thời nhà Minh, có một vị đại thần tên là Trịnh Liêm. Dòng họ nhà ông đã có bảy đời chung sống, có tới một nghìn người cùng chung sống bên nhau hòa thuận. Hoàng thượng nghe được thì rất vui mừng liền ban tặng bức hoành phi “Thiên hạ đệ nhất gia”. Ngoài ra, còn tặng cho ông hai quả lê và cử cẩm y vệ theo sau để xem ông chia hai quả lê này cho một nghìn người như thế nào.

Phân thế nào đây? Trịnh Liêm trở về, ông không hề lo lắng mà sai người mang đến hai chum nước, mỗi bên để một quả lê, rồi nghiền vụn quả lê, để nước lê chảy vào chum nước, quấy đều lên, sau đó nói: “Nào, mỗi người uống một bát”. Như vậy, mọi người đều cảm thấy vô cùng công bằng, những người con cháu thân thiết, khi thấy Trịnh Liêm công bằng được thế này, thì để rất mực kính phục, còn những đời sau tương đối xa thấy cha ông công bằng như thế cũng vô cùng khâm phục và kính trọng. Cho nên, bình đẳng và công bằng là điều kiện quan trọng số một để trị gia.

Hoàng đế hỏi Trịnh Liêm, rốt cuộc ông có bí quyết gì để trị gia. Trịnh Liêm nói: “Không nghe lời phụ nữ”. Phụ nữ thời xưa có cơ hội nghe lời dạy của thánh hiền rất ít, người lại không có trí huệ, nên khó tránh khỏi sẽ bị thuận theo tập khí. Phụ nữ trong nhà nếu đặc biệt nuông chiều con cái của mình, thì trong ngôn ngữ lời nói sẽ có thị phi, một khi truyền ra ngoài, thì sẽ có nhiều lời oán trách sẽ từ đó mà nảy sinh. Cho nên, làm một người lãnh đạo của dòng họ, tuyệt đối không được tin một cách phiến diện, mà có sự bất công trong lòng, từ đó tạo ra sự bất công bằng trong gia đình.

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)