Thời xưa, có cậu bé tên là Khổng Dung, khi ông nhường quả lê vào bốn tuổi, đã nhường quả lê to hơn cho anh mình, còn mình nhận lấy quả nhỏ. Cậu bé làm như vậy là hoàn toàn đúng đắn, vì việc nhà cậu làm ít hơn người anh. Người hiện đại chúng ta luôn quan trọng sự bình đẳng, phải bình đẳng với con trẻ. Những lời này có đúng không nào? Còn phải xem chúng ta hiểu việc này như thế nào đã, về nhân cách thì phải bình đẳng, chúng ta tôn trọng nhân cách của con trẻ, không phụ thuộc vào chúng ta. Nhưng trẻ vẫn còn nhỏ, những kinh nghiệm cuộc sống của chúng có bình đẳng được với ví dài lv chúng ta không? Không bình đẳng, đúng vậy! Trí tuê cuộc sống của chúng không bình đẳng với chúng ta, chúng ta phải dẫn đắt chúng, phải dạy dỗ chúng. Cho nên, người lớn người nhỏ đều phải tôn trọng, thì trẻ nhỏ mới có thể có lòng kính trọng đối với người lớn. Nếu nếu cùng đúng cùng ngồi, thì chúng sẽ kính trọng chúng ta thế nào đây? Cho nên, chúng ta phải hiểu chính xác của sự bình đẳng này.
Khi trẻ nhỏ có được quan niệm về việc người lớn người nhỏ đều phải tôn trọng, thì chúng mới biết “Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng. Người lớn trước, người nhỏ sau”. Nếu cha đi làm vẫn chưa về, mà đứa trẻ cứ ngúng nga ngúng nguẩy, rồi đũa chưa kịp cầm đã vội ăn ngay. Cứ lâu dần, chúng sẽ việc tôi tôi làm “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên” (Nhỏ không dạy, lớn ắt hư). Cho nên, trẻ em thời hiện đại rất khó dạy. Khổng Dung nhường lê cho anh mình, đây được gọi là “Tiền của nhẹ”. Người anh nhận lấy lê do người em đưa thì sẽ càng yêu thương và quan tâm em mình hơn. Việc Khổng Dung nhường lê là cậu đã hiểu sâu sắc đạo lý của việc bố thí.
CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)