BÁO CÁO TÂM ĐẮC HỌC TẬP NỮ ĐỨC – Tập 6/7
Chủ giảng: Cô Trần Tịnh Du
Giảng ngày 8/7/2010 tại HongKong
Kính chào các vị thầy cô giáo, các vị đại đức tôn kính! Chúc mọi người buổi sáng tốt lành!
CHƯƠNG SÁU: KHÚC TÒNG
Hôm nay, chúng tôi tiếp tục chia sẻ chương sáu của nữ đức là “Khúc Tòng”. Chương này rất quan trọng. Bởi vì chương này chủ yếu nói người làm dâu phải làm thế nào để xử lý tốt mối quan hệ với mẹ chồng, chính là quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Khi bước vào đời sống hôn nhân, chúng ta có thể phải đối diện với ba mối quan hệ quan trọng nhất. Thứ nhất, chính là xử lý mối quan hệ với chồng như thế nào. Thứ hai, có thể phải đề cập đến mối quan hệ với mẹ chồng bởi vì phụ nữ và phụ nữ chung sống với nhau không phải dễ dàng. Thứ ba, chính là làm thế nào để dạy dỗ con cái của chúng ta.
Trước khi chúng tôi chia sẻ chương này, tôi xin báo cáo với mọi người một chút. Bản thân tôi đã kết hôn hơn mười lăm năm, tôi cũng đã sống trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu trong suốt quãng đường này. Cũng có rất nhiều lộ trình tâm thức, nhưng điều khiến tôi chấn động nhất, kích động nhất, cũng khiến tôi bắt đầu sâu sắc phản tỉnh bản thân mình, chính là vào tháng bảy năm ngoái khi tôi tham gia luận đàn doanh nghiệp ở Đường Sơn. Lúc đó, trong buổi luận đàn có một bài hát của cô giáo Cận Nhã Giai đã khiến tôi thật sự bắt đầu nhận thức được quan hệ mẹ chồng nàng dâu là một mối quan hệ như thế nào. Tên bài hát là “Mẹ Chồng Cũng Là Mẹ”. Khi nghe bài hát này, tôi đã khóc từ đầu đến cuối. Mỗi lần khi tôi chia sẻ cùng mọi người chương “Khúc Tòng” này, tôi đều cùng các thầy cô giáo đọc bài ca này. Bởi vì tôi không biết hát, cho nên hôm nay tôi cũng đọc cho mọi người nghe lời bài ca “Mẹ Chồng Cũng Là Mẹ” này.
“Mẹ chồng cũng là mẹ. Mẹ cả đời vất vả nuôi con trai trưởng thành. Nay con dâu về báo đáp, nhẹ nhàng gọi tiếng mẹ. Mẹ chồng cũng là mẹ. Mẹ thắt lưng buộc bụng, mồ hôi khắp khuôn mặt, nuôi con trai trưởng thành, chân thành gọi tiếng mẹ. Hôm nay con dâu về nhà mình, con dâu chải mái tóc trắng cho mẹ, lau mồ hôi cho mẹ. Mẹ chồng cũng là mẹ. Mẹ cả đời vất vả, nuôi con trai trưởng thành. Nay con dâu về báo đáp, khiến mẹ hết muộn phiền, làm mẹ hết bận lòng, cuộc sống hạnh phúc như mật ngọt, để mẹ có ngôi nhà ấm áp, thân thiết gọi tiếng mẹ. Mẹ chồng cũng là mẹ. Con dâu khiến cuộc sống của mẹ hạnh phúc, vui vẻ qua tuổi già”.
Mỗi lần nghe hay là đọc bài hát này tôi đều khóc. Bởi vì chính mình rất hổ thẹn, chưa thật sự xem mẹ chồng là mẹ mình, cũng chưa cho mẹ chồng một ngôi nhà hạnh phúc, ấm áp. Tôi rất có hứng thú đối với tác giả bài hát này. Bởi vì, lời bài ca này thực sự xuất phát từ nội tâm chân thành mà viết ra. Tôi đã lên mạng tra tìm, vì tôi muốn biết ai mà có thể sáng tác ra lời ca hay như vậy, có phải là một nhà soạn nhạc hay không? Mọi người có thể không nghĩ ra, tác giả bài ca này là một phụ nữ trung niên. Cô hơn bốn mươi tuổi, rất bình thường, sống tại một huyện nhỏ ở tỉnh Cát Lâm, không phải là một nhà soạn nhạc. Cô ấy rất yêu mẹ chồng mình, vô cùng hiếu kính với mẹ chồng. Sau khi mẹ chồng cô mất, cô không nén được sự tưởng nhớ đối với mẹ chồng, nên cô đã dùng lòng chân thành của mình viết ra lời bài ca như vậy. Sau đó, cô đi khắp nơi tìm nhà soạn nhạc giúp cô soạn lời ca này thành một ca khúc. Tiêu chuẩn của cô ấy là nhà soạn nhạc này cũng phải là một người con dâu tốt, hiếu thảo, như vậy thì cô ấy mới có thể viết thành một ca khúc hay được. Hiện nay, bài hát này được phổ biến trong các buổi luận đàn văn hóa truyền thống ở khắp Đại Giang Nam Bắc. Mỗi lần nghe bài hát, tôi đều rất hổ thẹn. Thực sự tôi đối xử với mẹ chồng còn rất kém, chưa đủ tốt.
Kỳ thực, từ tận đáy lòng đối với mẹ chồng cần phải lý giải từ “khúc tòng” này như thế nào? Hôm đó, tôi cũng nêu vấn đề này với thầy Chung. Thầy Chung trong khi giảng “Tu Hành Trong Cuộc Sống” cũng đã giải đáp. Cái gì gọi là “khúc”? “Khúc” không phải là tủi thân, oan ức, mà phải khuất phục được tập khí ngạo mạn của chính mình, sau đó tùy thuận tánh đức của chúng ta. Tự tánh của chúng ta là yêu, tình yêu chân thành, tình yêu không có phân biệt, tình yêu bình đẳng. Khi chúng ta học tập “Nữ Luận Ngữ”, bản thân tôi có cảm xúc vô cùng lớn. Bởi vì chương thứ nhất không phải nói làm sao để hiếu thuận ba mẹ chồng, mà chương thứ nhất nói “lập thân”. Trước tiên là phục vụ ba mẹ đẻ, chăm sóc tốt ba mẹ mình rồi mới chăm sóc ba mẹ chồng. Nó có thứ lớp. Cho nên phận làm con như chúng ta phải nghĩ xem, nếu không có tâm hiếu kính và một tấm lòng yêu thương chân thành với ba mẹ đẻ, thì làm sao chúng ta có thể yêu thương mẹ chồng, hiếu kính mẹ chồng được? Đó là giả.
Đối với xã hội hiện tại của chúng ta, có thể rất nhiều phụ nữ sẽ hoài nghi về câu nói này. “Mẹ chồng vẫn là mẹ chồng, bà làm sao có thể như mẹ đẻ được?”. Tôi thấy, có một số khán giả gửi thư đến cho tôi đã nêu ra câu hỏi như vậy, mẹ chồng không thể là mẹ đẻ được. Nhưng tôi nghĩ, nếu bạn thực sự yêu thương chồng mình, thì bạn sẽ yêu thương mẹ chồng của bạn. Vì sao vậy? Bạn nghĩ xem, người có thể nuôi dưỡng một người đàn ông từ nhỏ cho đến lớn, dưỡng dục thành người, rồi lại vô tư đưa đến bên cạnh bạn để cùng bạn đi suốt cuộc đời này, người này là ai vậy? Chính là mẹ chồng. Không có mẹ chồng thì lấy đâu ra chồng? Đây là đạo lý căn bản nhất.
Khi tôi học tập văn hóa truyền thống, hiểu rõ điều này, tất cả những điều bất mãn từ tận đáy lòng, tất cả những oán hận trước đây của tôi thật sự thoáng chốc đều buông xuống hết. Cuộc sống hiện tại của gia đình tôi, tất cả những thứ tôi đang hưởng thụ, người đàn ông bên cạnh tôi, người mang đến cho tôi một cuộc sống hôn nhân, anh ấy chẳng phải do mẹ chồng nuôi, do mẹ chồng sinh ra hay sao?
Có một lần, tôi đã quỳ xuống trước mẹ chồng. Mẹ chồng không cho tôi quỳ, bà kiên quyết kéo tôi đứng dậy. Bản thân tôi rất hổ thẹn xin lỗi mẹ chồng. Bà rất độ lượng, bà nói: “Không có đâu, con làm rất tốt! Con là con dâu rất tốt trong nhà chúng ta”. Rất ít khi tôi công khai sám hối tội bất hiếu nghiêm trọng với mẹ chồng, nhưng hôm qua nghe đĩa của thầy Hồ (mỗi buổi chiều tôi đều mở đĩa giảng của thầy Hồ), thầy Hồ Tiểu Lâm nói một câu đã khiến tôi bị chấn động. Thầy nói: “Con người không biết sửa sai thì làm sao có thể hiểu được cảm ân, càng không cần nhắc đến tri ân, báo ân. Tội lỗi đó chính là chướng ngại nghiêm trọng nhất của bạn, chướng ngại, cản trở bạn. Bạn còn nói bạn cảm ân, bạn báo ân, đó là giả”.
Tội lỗi của chúng ta ở đâu? Hôm qua tôi đã tỉ mỉ, sâu sắc phản tỉnh chính mình một lượt từ đầu đến cuối. Bởi vì mỗi khi giảng bài học này, tôi đều phản tỉnh bản thân. Tôi nghĩ, một người phụ nữ khi mới kết hôn đều như vậy, tôi cũng như vậy. Cậy vào sự yêu chiều của người chồng đối với bạn, thì bạn sẽ như thế nào? Bạn sẽ khởi tâm ngạo mạn đối với mẹ chồng, không để mẹ chồng vào trong mắt mình nữa, muốn người đàn ông này thuộc quyền sở hữu của mình. “Tốt nhất là anh ấy đừng có đi thăm mẹ của anh ấy nữa, đừng luôn đi tìm mẹ anh nữa”. Sự tự tư tự lợi, tâm đố kỵ khống chế dục vọng của một người phụ nữ như vậy. Cho nên, gia đình bất hòa bắt đầu từ đâu? Người vợ vừa gả về thì gia đình liền biến thành như vậy. Không phải trở thành tốt mà biến thành xấu, thường ở bên gối nói một số lời thị phi về mẹ chồng khiến người chồng rất khó xử.
Tôi có quen một người bạn như vậy. Bởi vì, cô luôn ở trước mặt chồng nói lỗi của mẹ chồng. Người chồng lại là một đứa con rất hiếu thuận, không biết làm thế nào để giúp hai bên. Kết quả, người chồng đã sớm mắc bệnh ung thư và qua đời. Có phiền muộn thì từ trường này sẽ không tốt. Cho nên, khi mới kết hôn người chồng nhất định phải biết được làm thế nào để chỉ bảo vợ mình. Tôi cũng xem như khá may mắn, chồng tôi vô cùng rõ lý. Khi mới kết hôn, tôi vừa nhắc đến một số lỗi của mẹ chồng bên tai anh ấy thì chồng tôi lập tức ngắt lời, rất nghiêm khắc mà nói với tôi là: “Thứ nhất, em là con dâu, mẹ là mẹ chồng, mẹ là trưởng bối của em, nên em không được nói lỗi của trưởng bối. Thứ hai, mẹ là người lớn, em là con cái, em hiểu cái gì? Em không được nói lỗi của người lớn. Thứ ba, em không thể làm tấm gương xấu được, tương lai em có con trai thì phải làm sao đây?”. Dựa trên ba điều này, mặc dù có rất nhiều điều tôi bất mãn đối với mẹ chồng, nhưng trên miệng tôi đều không nói ra, tuy nhiên bà có thể cảm nhận được.
Tôi nhớ có một năm, khi đến Tết, ba mẹ tôi đi thăm mẹ chồng tôi. Họ liền hỏi: “Đứa con gái này như thế nào?”. Việc này xảy ra khoảng mười năm trước. Mẹ chồng tôi nói: “Tịnh Du điểm nào cũng tốt, chỉ là khuôn mặt nhỏ thôi”. Không biết mọi người có biết cái gì gọi là “khuôn mặt nhỏ” hay không? Tức là trên miệng có thể không nói ra, nhưng nét mặt thì không vui, rất lãnh đạm. Dù sao thì nét mặt cũng tương đối lạnh nhạt, khá nghiêm túc, cũng không nói chuyện. Kiểu như, mẹ nói là việc của mẹ, con nghe tai bên này lọt ra tai bên kia, cũng không xem đó là việc quan trọng. Cho nên, bà có thể cảm nhận được.
Trước đây, đặc biệt khi còn trẻ, tôi chính là như vậy. Nhưng những lời dạy bảo của chồng thì luôn vang bên tai, cho nên không dám phát tác, không dám nói ra, bản thân mình tự giải tỏa.
Sau khi học tập văn hóa truyền thống, tôi thấy một câu chuyện thời xưa đã để lại cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc. Tôi xin chia sẻ với mọi người ở đây. Chuyện kể, thời xưa có một người vợ cậy mình trẻ trung, xinh đẹp. Người chồng lại mới lấy vợ về không lâu, nên đối với cô rất yêu thương, rất nuông chiều. Sau đó, trước mặt chồng cô thường nói lỗi mẹ chồng. Cuối cùng, có một hôm cô nói với chồng mình là: “Mẹ anh quá tệ rồi, em thật sự không nhẫn nổi nữa. Anh phải nghĩ cách đi”. Người chồng rất có sách lược, người chồng nói: “Không được thì chúng ta giết bà ấy đi”. Người vợ nói: “Được!”. Người chồng nói: “Chúng ta không thể lập tức giết mẹ được, hàng xóm vừa thấy liền biết. Em xem, bình thường quan hệ giữa em và mẹ không tốt, quan hệ với mẹ chồng không tốt, giết ngay thì họ sẽ hoài nghi em. Hay là như vầy, anh cho em thời gian một tháng. Trước tiên, việc gì em cũng thuận theo mẹ, ngoan ngoãn nghe lời mẹ, đi đâu em cũng khen mẹ chồng với mọi người. Trước tiên đóng giả như vậy một tháng thì người ta sẽ không hoài nghi em”. Người vợ cảm thấy chiêu này thật hay, nên cô nói: “Được, không vấn đề gì! Một tháng có thể đóng giả được”. Sau khi đóng giả một tháng, người chồng hỏi vợ: “Em cảm thấy như thế nào, thời cơ đã chín muồi chưa?”. Người vợ liền nói: “Em cảm thấy một tháng này hình như mẹ cũng không đến nỗi khó ưa như vậy, hay là chúng ta đợi thêm một tháng nữa rồi tính”. Người chồng nói: “Được! Vậy em tiếp tục đóng kịch thêm một tháng nữa đi”, lại đóng kịch thêm một tháng nữa. Sau khi một tháng trôi qua, tâm thái của cô con dâu này đã thay đổi, cảm thấy mẹ chồng rất tốt. Bạn nghĩ xem, bởi vì mẹ chồng không biết cô ấy đang diễn kịch, cô hiếu thuận như vậy nên mẹ chồng cũng thay đổi. Cảnh tùy tâm chuyển mà. Cô nói: “Hình như mẹ rất tốt, không thể giết mẹ được”. Kết quả, lúc đó sắc mặt người chồng lập tức thay đổi, cầm lấy một con dao, chỉ vào mặt cô nói: “Từ xưa đến nay, cô đã bao giờ nghe thấy con giết mẹ hay chưa?”. Cô ấy nói: “Chưa!”. “Vậy từ xưa đến nay, cô đã từng nghe chồng giết vợ hay chưa?”. Cô nói: “Có!”. Anh ấy nói: “Con dao này của tôi vốn dĩ là muốn giết cô, nếu hai tháng này cô không nghe lời, còn khăng khăng đòi giết mẹ tôi, thì con dao này của tôi sẽ lấy mạng cô đó”. Người vợ này lập tức quỳ xuống đất khấu đầu nhận lỗi. Cho nên, người chồng phải biết dạy vợ. Vì vậy, chúng ta nghe nữ đức không phải chỉ phụ nữ nghe, mà nam giới cũng phải nghe.
Trong quá trình chia sẻ, tôi đã tổng kết ra mấy điểm tại sao không thể chung sống hòa thuận với mẹ chồng, không làm được “khúc tòng”, chính là chịu thiệt mà thuận theo. Khúc tòng có chỗ nào làm không được?
Thứ nhất, trong cuộc sống hiện đại, hai thế hệ cùng sống chung trong một gia đình, điều trước tiên là thói quen sinh hoạt có rất nhiều xung đột.
Ví dụ, bản thân tôi chính là như vậy. Trước đây, tôi có chút ưa sạch sẽ, sạch sẽ quá mức. Điều này là giả, là tự tư tự lợi. Cho nên, khi tôi giảng đến phần chăm chỉ, tôi còn chia sẻ với các bạn cùng học nữ đức là chúng ta phải chăm chỉ, nhất định đừng hiểu sai. Chăm chỉ, ý nói bản thân mình phải chăm chỉ, đừng yêu cầu người khác chăm chỉ. Bạn nói tôi rất chăm, tôi yêu cầu chồng tôi cũng phải ba giờ thức dậy; bạn nói tôi rất tiết kiệm, chồng tôi cũng phải tiết kiệm giống như tôi. Điều này không thể yêu cầu người khác. Nghiêm khắc với mình, khoan dung với người, đối với người phải rộng lượng. Điều này chỉ để yêu cầu bản thân mình thôi, tuyệt đối không được lấy nữ đức đi yêu cầu bất cứ người nào ở bên cạnh mình. Bạn nói: “Tôi học tập nữ đức nên bây giờ tôi phải dọn dẹp sạch sẽ. Người chồng ngay đến ngồi cũng không cho ngồi, vì ngồi xuống là cái ghế sofa này sẽ bẩn”. Như vậy là không được, bạn chưa học thấu đáo.
Trước đây, tôi chính là như vậy. Khi mới kết hôn, tôi không nghĩ là sẽ ở cùng với ba mẹ chồng, đặc biệt là ở cùng ba chồng. Ba chồng tôi năm nay đã hơn tám mươi tuổi. Ông lớn tuổi mới có con trai, chính là chồng tôi. Hai người chị của chồng tôi đều lớn hơn anh ấy mười mấy tuổi, cho nên ông không muốn rời xa con trai. Khi mới kết hôn tôi không biết điều này, tôi cho rằng chỉ có hai chúng tôi chung sống. Nhưng kết hôn không bao lâu, bởi vì ông đã nghỉ hưu, nên ông tìm mọi lý do từ Trường Xuân đến nhà chúng tôi ở Đại Liên sống một thời gian. Ở lâu thì ngại, nên ông ở một tháng thì chủ động trở về. Nhưng trở về chưa được ba ngày, có một lần ông gọi điện đến, lúc đó tôi còn rất trẻ nên tôi không hiểu. Ông nói : “Tịnh Du à! Ba đã chọn và mua cho con một cái túi để con đựng máy tính xách tay rồi. Bây giờ ba muốn mang nó đến Đại Liên cho con. Ngày mai ba sẽ mang đến cho con”. Tôi nói: “Ba à! Cái đó không có gấp đâu, khi nào ba đến thì ba mang cho con cũng được. Hơn nữa, ở Đại Liên cũng có, con có thể tự mua được mà”. Sau đó hai hôm, ông lại gọi điện thoại đến nói: “Tịnh Du à! Cái túi đó ba phải mang đến cho con mới được”. Khi lần thứ ba ông gọi điện đến, lúc đó tôi cảm thấy ông cụ này rất lằng nhằng, vì lúc đó tôi còn rất trẻ, khoảng hai mươi ba – hai mươi bốn tuổi, tôi liền gọi điện cho chị lớn của chồng tôi. Tôi cũng không hiểu được tấm lòng của ông, tôi nói: “Tại sao chỉ có cái túi xách mà ba của chị cứ gọi điện cho em hoài vậy?”. Chị cả của chồng tôi rất hiểu ba mình, chị nói: “Kỳ thực ba không phải muốn tặng túi, mà ba rất muốn ở bên cạnh các em. Ở lâu thì sợ các em không vui, mà trở về thì rất nhớ các em, cho nên ba mới tìm lý do là mua một chút đồ cho các em để đến đó”. May mà ba chồng tôi và ông nội tôi cùng tuổi, nên tôi xem ba chồng như ông nội tôi vậy, vì từ nhỏ tôi lớn lên bên cạnh ông bà nội, cũng rất hiếu thuận, rất cung kính với ông nội. Tôi nói: “Vậy thì sau này ba đến Đại Liên thì em không để ba trở về nữa, mà để ông sống bên cạnh chúng em”. Nhưng ở chung thời gian lâu rồi thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề.
Ví dụ, ba chồng tôi có một thói quen là đi vệ sinh xong thì không quen xả nước, ông sợ lãng phí nước, vậy thì sẽ có mùi. Mới đầu tôi rất phiền não. Ngoài ra, khi ông ăn cơm xong, ông luôn nhổ nước xúc miệng vào trong bát, tôi cũng nhìn không quen, tôi còn rất tức giận nữa. Tôi đã nói với ông, nhưng ông không để ý, ông hoàn toàn xem tôi như một đứa trẻ, bởi vì tuổi tác tôi kém ông quá nhiều. Kết quả, sau khi bắt đầu học văn hóa truyền thống, đặc biệt là năm ngoái thì tôi thay đổi rất lớn. Không chỉ là những thói quen này của ông, bởi vì những thói quen đó dần dần thì tôi đều có thể chấp nhận, còn một số thói quen thì tôi hoàn toàn bao dung. Làm thế nào để thay đổi? Tôi nghĩ: “Từ nhỏ ba đã chăm sóc chồng mình như vậy, ông là ba của chồng mình, nếu mình không cung kính với ba thì thật sự trái ngược với thiên lý rồi. Mình còn cầu phước, tự cầu đa phước, làm sao mà cầu được chứ?”.
Sau khi học tập văn hóa truyền thống, thay đổi lớn nhất của tôi là chuyện gì? Có một lần, ba chồng tôi đã khóc. Ông ăn bánh bao, nhưng ông chê vỏ bánh bao cứng nên ông đã bóc lớp vỏ ngoài ra, chỉ ăn nhân bên trong của bánh bao. Tôi cảm thấy vỏ bánh bao vứt đi thì rất đáng tiếc, nên đã nhặt nó lên bỏ vào bát mình và ăn hết cái vỏ bánh bao đó của ông. Lúc đó, trong khóe mắt ba tôi đã ngấn lệ. Sau đó ông nói: “Tịnh Du à! Con đừng ăn cái đó được không, nó rất bẩn”. Tôi nói: “Không bẩn đâu ba, đây đều là thức ăn của con người mà, có gì mà bẩn chứ”. Tôi đã thay đổi từ những việc nhỏ nhặt như vậy. Từ tận đáy lòng, tôi xem ông như cha đẻ của mình, thậm chí còn xem ông như ông nội của mình để chăm sóc. Sau đó, ba chồng tôi cũng hoàn toàn xem tôi như con gái của ông vậy, tình cảm rất sâu đậm. Đặc biệt hai năm nay, cùng với tuổi tác ngày càng cao, nên năm ngoái khi ông bị bệnh tôi đã chăm sóc ông. Ông nói, mỗi ngày phải nhìn thấy tôi một lần, nếu không thì tâm ông rất bất an. Năm ngoái, khi đón Tết Trung Thu tôi không ở bên cạnh ông, ông nói với con gái và con trai của ông là: “Tịnh Du không ở đây thì chẳng có ý nghĩa gì, các con về đi”. Chân của ông không tốt lắm, khi đi lại cần phải có người đỡ. Hai người đỡ tay ông vẫn còn run, trong lòng không yên tâm, nhưng hiện nay tôi dìu thì ông không hề run chút nào. Mẹ chồng tôi hỏi: “Tại sao một mình Tịnh Du đỡ ông lại không run?”. Ba chồng tôi nói: “Trong lòng tôi thấy khá an tâm”. Tôi cảm thấy, không phải tôi có định lực, mà do tôi đã chân thành chuyển ý niệm của mình lại, thương yêu ông từ nội tâm chân thành.
Sau khi học văn hóa truyền thống thì tôi đã rửa chân cho ba chồng. Ba tôi rất vui vẻ. Sau khi rửa vài lần thì ông không cho tôi rửa nữa. Vì sao vậy? Ông nói: “Nếu như rửa quen rồi, hôm nào đó con đi công tác thì ba sẽ rất nhớ”. Ông không tham luyến. Năm ngoái sinh nhật của ông, sinh nhật năm nay vẫn chưa đến. Sinh nhật năm ngoái, tôi đã dẫn hai đứa con trai của tôi cùng lạy ba chồng tôi. Lạy chính là sám hối, sám hối trước đây đã làm những việc bất hiếu với ba, cầu xin ba tha thứ. Tâm của ba mẹ đều khoan dung nhất, rộng lượng nhất, lớn hơn rất nhiều so với tấm lòng của con cái. Ba tôi ngồi trên giường. Thật sự, khi bạn lạy thì ông cảm thấy đứa con này nhất định vô cùng tốt. Tất cả những thứ bạn làm ông đều không nhớ, chỉ nhớ những việc tốt của bạn. Tôi lạy sáu lạy. Tôi lạy ba lạy, bởi vì ba lạy này là bản thân tôi sám hối. Ba lạy sau là vì chồng tôi đi công tác, nên tôi thay chồng lạy ba. Hai đứa con trai tôi cũng theo sau lạy ông nội của chúng.
Trong thói quen sinh hoạt sẽ xảy ra nhiều xung đột, nhưng nếu người phụ nữ này tiếp nhận được nền giáo dục hiếu đạo, thì những tâm niệm này sẽ được chuyển hóa. Đây đều là những chuyện nhỏ nhặt không đáng kể. Bước vào một gia đình thì sẽ luôn có những chuyện này chuyện nọ không quen, vậy chúng ta là phận con cái thì cứ nghe lời người lớn là được rồi.
Giống như tối hôm qua, con trai tôi gọi cho tôi mấy cuộc điện thoại. Tôi bắt máy thì con trai tôi khóc nói: “Ông ngoại sai rồi! Rõ ràng thầy giáo bảo học thuộc như thế này mà ông ngoại cứ bảo học thuộc như thế kia. Con nói với ông, nhưng ông vẫn không nghe. Con nói ông ngoại, ông nghe nhầm rồi”. Nó tố cáo ông ngoại với tôi. Tôi nghe xong thì cười, sau đó tôi nói với con trai: “Con trai! Con có biết mẹ đang ở Hồng Kông để làm gì không?”. Nó nói: “Để làm gì ạ?”. Tôi nói: “Mẹ ở đây chia sẻ với mọi người làm sao để làm một người con gái tốt, một người mẹ tốt. Còn con cũng phải làm một đứa con trai tốt, một người cháu ngoại tốt phải không?”. Nó nói: “Đúng ạ!”. Nó không khóc nữa. Tôi nói: “Nếu con muốn làm như vậy thì con phải nhớ một điều”. Nó nói: “Là gì ạ?”. Tôi nói: “Ông ngoại nói sai cũng là đúng, ông ngoại nói đúng thì càng đúng hơn. “Cha mẹ bảo, chớ làm biếng”. Bốn câu đó, trước tiên nghe theo ông bà ngoại, ông bà nội, không phải nghe theo mẹ trước. Mẹ cũng phải nghe lời của ông bà ngoại”. Con trai tôi hỏi: “Sai rồi tại sao vẫn phải nghe ạ?”. Tôi nói: “Vì họ là trưởng bối, họ là người lớn. Đây chính là hiếu đạo, đây chính là hiếu thuận”. Sau đó nó nói: “Ồ, vậy con hiểu rồi. Ông ngoại nói học thuộc như vậy thì cứ học thuộc như vậy ạ”. Rồi nó đưa điện thoại cho ba tôi. Tôi liền nói với ông: “Ba đừng để tâm. Lần này có thể thời gian con đi công tác hơi dài, nên nó có chút nhớ con, tiện thể nổi giận một chút”. Ba tôi nói: “Không sao, không sao!”, rồi ông gác điện thoại. Cho nên bạn xem, một người phụ nữ học nữ đức quan trọng biết dường nào. Chánh phong, chánh khí, gia đạo, gia quy của gia đình đều bắt đầu từ người phụ nữ. Việc to, việc nhỏ đều quy cho người mẹ, rất ít khi quy cho người cha. Quan niệm của bạn sai rồi thì hành vi của bạn nhất định là sai. Không thể nào có chuyện quan niệm của bạn sai mà hành vi bạn làm ra lại đúng được. Cho nên, chúng ta bắt đầu kiến lập từ chỗ hiếu đạo này.
Thứ hai, cách nhìn đối với tiền bạc.
Bởi vì thế hệ trước của chúng ta, bản thân tôi cảm thấy vô cùng rõ ràng. Đầu tiên là cách nhìn về tiền bạc của tôi và mẹ chồng không như nhau. Tiền là gì? Tôi thuộc loại người không chú trọng đối với tiền bạc, tiêu xài thoải mái, kiếm được bao nhiêu cũng không biết, tiêu bao nhiêu cũng không hay. Mẹ chồng tôi thì rất tiết kiệm, mỗi phân, mỗi hào bà đều chi tiêu rất tiết kiệm. Lúc đầu tôi rất tức giận, tôi cảm thấy tôi cũng không tiêu tiền của bà, sao bà cứ luôn hạn chế tôi. Tôi mua đồ cho bà, nhưng bà lại luôn trách móc tôi tiêu tiền, nên tôi không vui lắm. Tôi thay đổi quan niệm đó sau khi học tập văn hóa truyền thống. Vì đứng trên lập trường của mẹ, đứng trên những năm tháng mẹ chồng tôi từng trải qua, chúng ta nghĩ xem, bà làm như vậy về mặt tình lý có thể thông cảm, hoàn toàn có thể lý giải. Cho nên sau này, khi tôi hiếu kính mẹ chồng, mua y phục, mua đồ, tôi không bao giờ để mác giá tiền. Bởi vì nhiều tiền thì bà sẽ chê đắt, nên tôi đều xé mác giá tiền đi. Nếu mẹ hỏi tôi, trong tâm tôi sẽ nghĩ xem mức giá nào đó mẹ có thể chấp nhận được thì nói ra mức giá đó. Dù sao thì mẹ cũng không đi dạo cửa hàng.
Tôi nhớ, có một năm tôi mua cho mẹ chồng một chiếc áo khoác nhung, giá khoảng mấy ngàn tệ. Lúc đó mẹ tôi mặc rất vừa vặn, rất đẹp, liền hỏi tôi chiếc áo này mua bao nhiêu tiền. Tôi nói: “Dạ 200 Nhân dân tệ”. Mẹ chồng tôi rất vui nói: “Chiếc áo này rất đáng mua, to như vậy mà chỉ có 200 Nhân dân tệ”. Chồng tôi ở bên cạnh cười nói: “Mẹ suy nghĩ xem, cái tay áo này cũng phải hơn 200 Nhân dân tệ rồi. Mẹ xem xem, nó làm bằng chất liệu gì?”. Mẹ chồng tôi nói: “Mẹ cũng không biết chất liệu gì, chỉ cảm thấy mặc rất thoải mái”. Tôi liền nói với bà: “Chỉ cần như vậy là được rồi!”.
Có một lần, đồng hồ của bà bị hỏng, bà đã dùng cái đồng hồ này rất nhiều năm rồi. Bà vừa muốn bảo tôi mua một chiếc khác, lại vừa sợ phải tiêu tiền, nên suốt ngày thủ thỉ bên tai tôi: “Chiếc đồng hồ này hỏng rồi, có thể sửa lại được không con?”. Trong tâm tôi nghĩ: “Không thể sửa được nữa rồi! Chiếc đồng hồ này đã dùng mấy mươi năm, rất cũ rồi!”. Làm sao đây? Sau đó, tôi ra ngoài mua một chiếc đồng hồ nữ khá to, như vậy bà xem giờ sẽ tương đối rõ ràng. Hôm đó tôi nói với mẹ là: “Mẹ à! Mẹ thật có phước, tâm tưởng sự thành. Hai hôm nay đồng hồ của mẹ bị hỏng, vừa đúng lúc có một người bạn tặng con một chiếc đồng hồ. Đưa mẹ đeo thì rất phù hợp, con đeo kiểu đồng hồ này thì hơi già”. Mẹ tôi rất vui, bà còn nói người bạn này của con thật tốt. Kỳ thực là do tôi tự mua, nhưng bà không hề biết. Cho nên, trên phương diện này bạn tự nghĩ cách thì sẽ hóa giải được xung đột này.
Tại sao chúng ta phải học “Đệ Tử Quy”? Kỳ thực, trong “Đệ Tử Quy” đã nói hết những phương pháp làm thế nào để tận hiếu đạo với ba mẹ hai bên rồi. Ví dụ nói: “Ba mẹ thích, dốc lòng làm”. Sau này tôi nghĩ ra, mẹ chồng tôi không muốn tôi mua những y phục vô ích, những thứ đó bà không thích mặc, mà bà hy vọng thay chúng tôi tiết kiệm tiền. Cho nên, nếu tôi lấy tiền để hiếu kính bà thì bà rất vui vẻ. Sau này, dần dần tôi đã chuyển thành tặng tiền.
Năm ngoái, bởi vì thân thể ba mẹ chồng tôi không tốt, nên năm nay họ chuyển ra ngoài ở, sống cùng người giúp việc trong một căn nhà ở Đại Liên. Bà muốn mỗi tháng tôi phải trả phí ăn uống, tôi nói: “Cái này mẹ không cần lo, con nhất định sẽ đưa tiền cho mẹ”. Nhưng chồng tôi nói: “Em đưa cho mẹ, mẹ cũng không tiêu”. Tôi liền hiểu ý anh. Bởi vì, mỗi lần đưa xong, mẹ tôi đều nói: “Tịnh Du! Rau con mua ăn rất ngon. Hình như bây giờ lại đang có loại trái cây gì đó phải không? Gạo, mì, dầu, nặng quá ba mẹ không tự mua được”. Tôi hiểu ý, tôi nói: “Gạo, mì, dầu mẹ không cần mua, định kỳ tài xế sẽ mua và mang đến cho mẹ. Đồ đó rất nặng mà!”. Tôi nói: “Còn rau xanh mẹ cũng không cần mua, mẹ muốn ăn gì mỗi tuần con sẽ mang đến một lần. Còn trái cây, cách vài ba hôm con sẽ mang đến một lần, những loại trái cây đúng mùa. Tiền con vẫn sẽ đưa mẹ như trước đây”.
Có một lần, tôi gặp chị chồng thứ hai của tôi. Chị hai cũng ở Đại Liên. Chị hai tôi nói: “Tịnh Du à! Em không đưa tiền cho mẹ à? Sao mẹ cứ gặp chị là nói không có tiền vậy?”. Tôi nói: “Em có đưa mà!”. Mẹ nói: “Mẹ tự mua rau nên tiền rất nhanh hết”. Tôi nói: “Không phải, những thứ đó mỗi tháng em đều mua cho mẹ rồi. Tiền điện, nước, gas trong nhà em đều cho người đi đóng rồi”. Chị nói: “Vậy tại sao mẹ lại nói như vậy?”. Tôi nói: “Chị làm con gái chưa trọn bổn phận rồi, em làm tròn bổn phận hơn chị rồi đó. “Ba mẹ thích, dốc lòng làm”. Mẹ chúng ta thích để dành tiền, mẹ nói với chị như vậy có nghĩa là chị nên cúng dường mẹ đi. Em cúng dường là phần của em, mẹ nói không có tiền thì là không có tiền, mẹ gửi tiết kiệm đương nhiên là không còn tiền rồi”. Tôi nói: “Chị vẫn phải cúng dường mẹ, chị không hiểu ý của mẹ”. Sau đó chị hai tôi nói: “Ồ, thì ra là như vậy”. Tôi nói: “Chị đừng lo em có đưa tiền cho mẹ hay không. Em nhất định đưa tiền cho mẹ rồi, còn chị đưa phần của chị. Chỉ cần mẹ vui thì số tiền này rất đáng!”. Bởi vì điều kiện của chị cũng rất tốt. Cho nên, cần phải lão thật căn cứ vào từng điều trong “Đệ Tử Quy” mà thực hành, không nghĩ đến bản thân mình. Kỳ thực, không có xung đột và cách nhìn gì, chút chuyện nhỏ này bạn đều có trí tuệ để đối diện, cũng không có gì phiền não. Dù sao mẹ tích tiền cũng là tích cho bạn, ai tích hay không cũng đều như nhau.
Thứ ba, xung đột trong cách nuôi dưỡng, dạy dỗ thế hệ sau.
Phụ nữ chúng ta sau khi có con đều sẽ gặp phải những vấn đề này. Thứ nhất, người già khá là nuông chiều trẻ nhỏ. Thứ hai, họ sẽ dùng cách thức và quan điểm của họ để dạy dỗ trẻ nhỏ. Tôi xin lấy một ví dụ rất nổi bật cho mọi người xem. Bởi vì ông bà nội không chỉ làm như vậy với con trai lớn của tôi, mà con út của tôi cũng vẫn làm như vậy. Hơn nữa, ba mẹ đẻ tôi khi đối với cháu trai cũng đều xuất hiện tình trạng đó.
Ví dụ khi trẻ còn nhỏ, chúng bước đi không được vững lắm, có lúc lại rất tinh nghịch nên sẽ đụng vào góc bàn nào đó hoặc là đụng phải ghếsofa. Thông thường khi thấy vậy, người già sẽ rất vội vàng chạy đến đánh cái bàn này: “Ây da, cái bàn này, mày xem mày làm Bảo Bảo của chúng ta đụng phải rồi. Cái bàn này để bà ngoại (bà nội) đánh nó, Bảo Bảo đừng khóc nữa!”. Tôi cảm thấy điều này không hợp lý. Tôi nhớ năm ngoái (lúc này Nhị Bảo của tôi chưa được hai tuổi), có một lần, tôi phải dở khóc dở cười, liền kéo riêng mẹ chồng tôi vào trong phòng. Tôi nói: “Mẹ à! Con nói với mẹ chuyện này được không ạ?”. Mẹ chồng tôi nói: “Con nói đi!”. Tôi nói: “Mẹ nói xem, đứa trẻ này do nó tự đụng vào bàn, cái bàn đó không có động, sao mẹ lại đi đánh cái bàn đó?”. Bà nói: “Chẳng phải là dỗ trẻ nhỏ để nó không khóc nữa hay sao?”. Tôi nói: “Nhưng quan trọng là khi đứa bé lớn lên, nó sẽ đẩy tất cả trách nhiệm ra bên ngoài mà không nghĩ là chính nó có vấn đề, không cho rằng nó phải bước đi một cách vững vàng, mà cảm thấy đó là vấn đề của cái bàn, là vấn đề của cái ghế sofa”. Tôi nói, điều này là sai lầm. Mẹ chồng tôi suy nghĩ rất lâu. Mẹ chồng tôi là người rất hiểu lý, bà nói: “Con nói rất đúng, cũng rất có đạo lý! Lần sau mẹ sẽ sửa”. Nhưng lần sau bà vẫn không sửa, đến lúc đó bà lại làm y như vậy. Tôi nói: “Mẹ quên chuyện lần trước mẹ con mình nói rồi sao?”. Bà nói: “À, đúng vậy!”. Sau đó bà dừng lại nói: “Nhị Bảo! Con phải chú ý nhé! Con bước đi phải cẩn thận một chút”. Cùng vấn đề này, tôi cũng nói với ba mẹ tôi. Bởi vì ba mẹ tôi rất yêu thương cháu trai của họ, rất yêu quý hai đứa cháu này. Hễ có vấn đề gì là ba tôi liền nói: “Ây da! Ông ngoại đánh nó, sao lại để cháu ông đụng phải”. Tôi nói: “Ba à! Ba đừng làm vậy!”. Đây là một điều.
Còn một điều nữa, chính là rất nuông chiều. Nuông chiều cũng có thể lý giải, bởi vì tuổi tác của họ đều lớn như vậy nên có những đứa cháu cách thế hệ như thế thì luôn có rất nhiều tình cảm, tình yêu thương cần được biểu lộ ra. Có thể sự nghiêm khắc đối với con cái như khi còn trẻ đều không còn nữa, nhưng phận làm con cái như chúng ta vẫn phải khuyên nhủ một cách phù hợp. Ví dụ, mẹ chồng tôi chính là như vậy. Trước đây sống cùng tôi, tôi cảm thấy rất tốt. Từ năm ngoái, thân thể ba chồng tôi không tốt nên ba mẹ chồng tôi chuyển ra ngoài sống riêng cùng người giúp việc. Tôi quy định, mỗi tuần tôi đều sẽ dẫn hai đứa con đến thăm ông bà. Đây là việc nhất định phải làm. Cả tuần không gặp, vừa gặp là yêu cầu gì cũng đều được đáp ứng. Con trai lớn của tôi ở cạnh tôi thì không được ăn kẹo, đồ ăn vặt, côca côla, nhưng chỉ cần nó nói với bà nội là bà lập tức ra ngoài mua. Sau đó, tôi phát hiện con trai lớn của tôi rất thích đến nhà bà nội. Nó luôn chủ động nói: “Mẹ à! Có thể không cần một tuần mà ba ngày đến nhà bà một lần được không ạ?”. Tôi thấy rất kỳ lạ. Bởi vì có những lúc bà nội mua đồ tôi không biết, hai bà cháu ở trong phòng thương lượng với nhau. Bà và cháu thương lượng xong thì nói muốn ra ngoài sân đi dạo một vòng. Tôi cũng không chú ý. Tôi và cô giúp việc ở trong bếp nấu cơm. Sau khi đi dạo về thì con trai lớn của tôi đem đồ nhét vào túi này, nhét vào túi kia, tôi cũng không biết. Dù sao thì hai người đều rất vui vẻ. Sau đó, bí mật này đã bị Nhị Bảo của tôi tiết lộ. Nó nói: “Mẹ à! Anh có kẹo ăn là do bà nội mua cho đó”. Tôi nói với mẹ chồng: “Mẹ không nên làm như vậy nữa. Vì bây giờ nó đang mọc răng, không phải là không mua cho nó, mà răng của nó sẽ bị hỏng hết”. Đồ ăn vặt cũng không phải nói là hạn chế, trẻ nhỏ quen ăn vặt sẽ không tốt, đến bữa nó sẽ không ăn được cơm nữa. Tôi nói: “Thứ ba, không thể nói nó muốn cái gì là mua cho nó cái đó được, đặc biệt nhà mình có điều kiện như vậy, rất dễ thỏa mãn dục vọng. Một khi không hài lòng thì nó sẽ oán hận mẹ, sẽ nổi nóng với mẹ. Mẹ không thể ở bên nó cả đời được”. Lần đó, tôi nói chuyện với mẹ cũng khá lâu. Sau đó, mẹ chồng tôi cũng đồng tình.
Mẹ chồng tôi rất hiểu lý lẽ. Tôi cảm thấy chúng tôi dạy và học đều cùng tiến bộ. Mẹ chồng cũng thường xuyên dạy bảo tôi. Ví dụ, mỗi năm đến Tết mẹ chồng tôi đều mở một cuộc họp. Cuộc họp trong nhà chúng tôi là như thế nào? Nghĩa là sau khi con trai, con dâu, con rể đều ngồi vào vị trí rồi thì mẹ tôi bắt đầu kể ra lỗi của mọi người. Trước đây, khi mẹ nói chúng tôi đều không nghe, đều không phục. Tôi và chị cả, chị hai chồng nghe xong đều không đồng ý, bà liền tức giận. Mẹ nổi giận thì chúng tôi nói: “Dù sao thì họp là do mẹ mở, họp xong chúng con nên làm gì thì vẫn cứ làm như vậy”. Bởi vì ở Đại Liên, tôi và chị hai sống tương đối gần nhau, chúng tôi thường xuyên trao đổi về truyền thống văn hóa, vì vậy Tết năm nay khi họp mặt, thái độ của tôi và chị hai rất chân thành, khiêm tốn tiếp nhận. Tôi nhớ, người đầu tiên mà mẹ nói là chồng tôi, nhưng đáng tiếc chồng tôi không ở đó, nên tôi thay chồng tôi tiếp nhận. Người thứ hai là nói tôi. Bắt đầu nói từ người nam trước. Còn tôi thì mẹ chỉ ra cần phải thích hợp, tức là làm việc không được thái quá, cũng không được bất cập. Lúc đó tôi liền tiếp nhận, tôi nói: “Mẹ nói rất đúng, đây chính là đạo trung dung. Con vẫn chưa làm tốt, dễ thiên lệch về một phía, con nhất định sẽ cố gắng sửa”. Sau đó mẹ nói chị hai tôi thế này, thế kia. Đến khi nói chị cả tôi, bởi vì chị cả sống một mình ở Trường Xuân, nên chúng tôi cũng ít trao đổi với nhau, chị cả tôi liền tức giận nói: “Mẹ nói điều này không đúng, căn bản là con không giống như mẹ nói”. Mẹ chồng tôi liền nói: “Mọi người đều khiêm tốn tiếp nhận, chỉ có con là không khiêm tốn tiếp nhận thôi. Con cần phải học giáo dục văn hóa truyền thống đi”. Sau đó tôi cũng nói chuyện với chị cả của tôi: “Đối với mẹ, cho dù chị không tiếp nhận, nhưng năm mới chị cũng đừng làm mẹ nổi giận, chúng ta cứ nghe là được rồi. Không nghe lời người già, thiệt thòi ngay trước mắt”. Cho nên, đối với sự giáo dục đời sau chúng ta nên trao đổi nhiều với người già. Người già cũng có rất nhiều phương pháp và lý niệm rất hay. Bản thân chúng ta nên hiểu người già hơn nữa. Tôi chính là như vậy. Tôi xem ba mẹ chồng như là trẻ nhỏ vậy. Trẻ nhỏ và trẻ nhỏ ở cùng nhau. Bạn xem họ như trẻ nhỏ để đối xử thì không có gì để tức giận cả.
Thứ tư, tuyệt đối không được than trách chồng trước mặt mẹ chồng.
Vì bạn đặt mình vào địa vị của họ mà suy nghĩ xem, nếu như có người luôn ở trước mặt bạn nói những điều không tốt của con trai bạn, bạn có muốn nghe không? Bản thân tôi có thể hội rất sâu. Trước đây khi còn trẻ, có lúc tôi đến chỗ mẹ chồng để đòi lẽ phải, mẹ chồng mặc dù cũng nghe và rất an ủi tôi, nhưng tôi cảm thấy tâm trạng của mẹ không dễ chịu lắm. Nhìn mẹ rất trầm buồn, cảm thấy tại sao lại như vậy. Vì sao vậy? Bởi vì bất cứ người già nào, bạn nghĩ thử xem, mẹ chồng cũng được, ba chồng cũng được, điều mà họ không hy vọng đó là gì? Hai đứa các con phải kiếm nhiều tiền, cho mẹ nhiều tiền, có phải không? Không phải như vậy.
Thứ nhất, họ hy vọng con dâu có thể chăm sóc tốt cho con trai của họ. Trước tiên thân thể không có bệnh tật, thân thể phải khỏe mạnh. Thể hội của tôi chính là như vậy. Bởi vì mỗi lần tôi gặp mẹ chồng, bà đều hỏi thân thể chồng tôi như thế nào, công việc có phải rất mệt hay không? Tôi đều nói: “Rất tốt, rất tốt, không có vấn đề gì ạ”, vậy thì bà sẽ tương đối an tâm. Nhưng cái tâm này mới buông xuống một nửa, chưa hoàn toàn buông xuống.
Thứ hai, quan tâm hai vợ chồng bạn có cãi nhau hay không, có hòa thuận với nhau hay không.
Hơn mười năm trước, mẹ chồng tôi từng nói là: “Các con tuyệt đối đừng nói ly hôn trước mặt mẹ. Nếu các con nói ly hôn, mẹ chỉ muốn nhảy xuống sông thôi, những ngày tháng đó không cách gì sống được”. Bà nói: “Có tái hôn cũng không phải người vợ lúc đầu, tâm mẹ sẽ không thoải mái. Các con cố gắng sống cho tốt là được rồi!”.
Thứ ba, tôi cảm thấy mẹ chồng tôi quan tâm nhất chính là tôi có thể chăm sóc tốt cháu trai, cháu gái của bà và nuôi dạy chúng thành người hay không. Những việc khác người già đều không suy nghĩ nhiều. Đây là điểm thứ ba.
Tôi nghĩ, không chỉ có người già trong gia đình tôi là như vậy, mà ba mẹ trong thiên hạ cũng đều như vậy. Bởi vì năm ngoái khi đến Tết, lần đầu tiên tôi viết thư cho tất cả ba mẹ của nhân viên trong công ty chúng tôi, nội dung bức thư đó nói với những bậc ba mẹ này là Công ty chúng tôi bắt đầu học tập “Đệ Tử Quy”, bắt đầu học tập văn hóa truyền thống. Nói sơ qua văn hóa truyền thống chính là hiếu thuận ba mẹ. Nếu như những người con này không làm được, thì xin ba mẹ hãy nói cho họ biết. Tôi nói: “Tôi làm lãnh đạo cũng sẽ thường xuyên chỉ dạy họ, tôi cũng sẽ lấy mình làm gương”. Đồng thời tôi cũng gói hơn hai mươi phong bao lì xì, mỗi bao lì xì bỏ vào 500 tệ, phía trên tôi viết “Hiếu Kim”. “Hiếu” là hiếu thuận, “kim” là tiền. Công ty chúng tôi kinh doanh tiền mà. Tôi liền phát cho tất cả nhân viên. Tôi nói: “Các bạn cầm bức thư tôi viết tay này, không phải là thư đánh máy đâu”. Tôi viết từng bức một, viết hơn một tuần, sau đó lấy tiền gói lại. Tôi nói: “Đưa cho ba mẹ các bạn, để họ biết các bạn ở công ty đang làm cái gì, học cái gì để ba mẹ các bạn yên tâm”. Bởi vì, rất nhiều ba mẹ của họ đều ở nơi khác. Kết quả, tôi không ngờ tất cả ba mẹ của họ đều trả lời thư cho tôi, thậm chí có ba mẹ ở nông thôn cũng rất nghiêm túc lấy một tờ giấy trắng viết thư cho tôi, nét chữ rất cung kính. Họ còn nói chúng tôi ở nông thôn, không biết viết, ý là xin tôi thông cảm bỏ qua cho. Tất cả các bức thư đều chung một điểm, không một ai nói công ty của cô phải giúp con trai tôi kiếm được nhiều tiền, cô phải cho nó cơ hội, mà đều cùng một câu nói: “Xin cô dạy nó cố gắng làm người, dạy nó hiểu cách làm sao để hiếu thuận ba mẹ, làm sao để tôn trọng sư trưởng, làm sao để có thể có thành tín”. Tôi đã khóc khi đọc xong những bức thư này. Thực sự, sau khi tôi đọc xong từng bức thư một, tôi cảm thấy thực sự thương xót cho những tấm lòng của các bậc cha mẹ trong thiên hạ.
Đặc biệt là phụ nữ, sau khi bạn sinh con xong, bạn sẽ biết cái tâm của người làm mẹ như thế nào. Bản thân tôi thể hội rất sâu, bởi vì sau khi sinh xong hai đứa con thì tôi vô cùng thấu hiểu mẹ đẻ và mẹ chồng tôi. Từ lúc sinh con đến nuôi dưỡng thật sự không dễ dàng. Trong quá trình học nữ đức, tôi từng cùng một số thầy cô giáo học tập Kinh điển của Phật Giáo, như “Kinh Phật Thuyết Phụ Mẫu Ân Nan Báo”, tôi luôn khóc khi giảng bài cho mọi người. Tôi nói, có thể có phụ nữ vẫn chưa sinh con, nhưng bạn tưởng tượng một chút, bản thân tôi đã tự mình trải nghiệm. Khi tôi mang thai hai đứa con, rất không dễ dàng. Bởi vì phản ứng trong thời kỳ mang thai của tôi rất nghiêm trọng. Tôi phản ứng đến mức độ, đến tháng thứ bảy tôi cầm một cái chậu, đứng nôn ra máu, ăn cái gì thì nôn ra cái đó. Mang thai đứa con trai lớn tôi chỉ uống chút nước ép dưa hấu, cháo kê với dưa chua, ngoài ra món gì tôi cũng không thể ăn được. Lúc sinh, tôi chỉ có sáu mươi ký, sinh xong giảm còn năm mươi ký, rất gầy. Sinh nó ra, sau đó tôi còn nghĩ thật không dễ dàng. Tôi liền lấy cái tâm này để nghĩ về mẹ chồng tôi, nghĩ về mẹ đẻ tôi. Con người luôn phải thông qua suy nghĩ như vậy, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Nếu bạn không có ý niệm “chịu thiệt thòi để thuận theo”, thì từ tận đáy lòng bạn sẽ mong muốn hiếu thuận mẹ chồng, hiếu kính bà, vì bà không dễ gì nuôi dạy chồng bạn thành người. Tuổi tác của bà đã lớn như vậy mà bạn còn đến trước mặt bà nói cái này không tốt, cái kia không được. Bạn đang phủ nhận tác phẩm một đời của bà, bạn đang chà đạp lên tác phẩm của bà, bạn đang giội cho bà một gáo nước lạnh, một gáo nước bẩn. Cuối cùng thì chính là giội lên thân mình. Người kém cỏi như vậy tại vì sao bạn còn kết hôn? Sao bạn lại không có tầm nhìn như vậy? Sau khi tôi hiểu rõ điểm này thì tôi không bao giờ nói nữa, chỉ cần mẹ chồng hỏi, tôi đều nói rất tốt. Cho nên, hiện tại mẹ chồng tôi rất vui vẻ. Có lúc tôi còn nói: “Mẹ à! Mẹ thật là một người phụ nữ vĩ đại, có thể sinh ra một người con trai tốt như vậy”. Mẹ chồng tôi vô cùng vui vẻ. Mẹ chồng tôi rất mạnh mẽ, bà chưa bao giờ nhận sai. Bà là một phụ nữ rất cang cường, có chủ kiến, người trong nhà chúng tôi đều cho là bà sẽ không nhận sai. Thực sự, sau khi học nữ đức tôi mới hiểu rõ câu: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (làm việc không thành, xét lại chính mình). Từ sau khi tôi bắt đầu nhận sai, thực sự hiện nay mẹ chồng tôi cũng bắt đầu hồi đầu.
Lần trước, khi tôi đến Hồng Kông, tôi đã gọi điện thoại cho mẹ chồng tôi, báo cáo sơ qua với bà. Mẹ chồng tôi còn nói: “Kỳ thực mẹ làm cũng không tốt lắm, nữ đức này mẹ cũng cần phải học”. Đây là lần đầu tiên, chưa bao giờ mẹ chồng tôi nói như vậy. Lúc đó, tôi cầm điện thoại mà vô cùng kinh ngạc: “Chẳng lẽ những lời này là do mẹ chồng tôi nói sao?”. Mẹ chồng tôi nói: “Tịnh Du à! Mẹ làm không tốt, mẹ cần phải học, cần phải sửa đổi. Cả đời này mẹ cũng có rất nhiều chỗ thiếu sót đối với cha con”. Đây là việc trước đây chưa từng có. Cho nên, cảnh giới bên ngoài thay đổi thật sự bắt đầu từ chính tâm mình. Bạn không còn oán hận, bạn cảm ân, thời thời khắc khắc bạn tùy thuận họ, thì bên ngoài thực sự cũng đều đang tùy thuận bạn.
Tôi xin lấy một ví dụ. Khi tôi bắt đầu học Phật, cũng là lúc tôi bắt đầu ăn chay. Bởi vì tôi cảm thấy đây là một ví dụ rất có ý nghĩa khi nói về “khúc tòng”. Khi bạn cho rằng đó là đúng, thì bạn nên thuận theo điều đó như thế nào? Bởi vì lúc đó tôi học Phật, muốn thỉnh tượng Phật, mẹ chồng tôi kiên quyết không đồng ý. Mẹ chồng tôi nói: “Nhỡ có một ngày con lại không muốn học nữa, vậy những thứ này phải xử lý ra sao? Ngoài ra, thỉnh về nhà liệu có xảy ra điều không tốt hay không. Những thứ này chúng ta cũng không hiểu, con có phải mê tín rồi không?”. Bởi vì trước đó tôi đã xem quyển “Nhận Thức Phật Giáo”, nên tín tâm của tôi rất kiên định. Tôi nói với mẹ chồng: “Mẹ à! Mẹ cứ an tâm. Thứ nhất, con nhất định kiên quyết học tập, sẽ không có chuyện hai – ba ngày thì thoái tâm đâu. Thứ hai, đây không phải là mê tín”. Tôi còn giới thiệu quyển sách này cho mẹ chồng tôi. Tôi nói: “Mẹ à! Có thời gian mẹ xem qua một chút”. Mẹ chồng tôi nói: “Vậy chứng tỏ con đã có tín ngưỡng rồi phải không?”. Tôi nói: “Cũng có thể nói như vậy. Nhưng con cảm thấy Phật pháp hình như đang dạy con hiểu rõ một số đạo lý làm người”. Tôi nói tiếp: “Thứ ba, con muốn đảm bảo với mẹ, con học rồi thì nhất định sẽ thay đổi bản thân, sẽ làm cho mẹ nhìn thấy sự thay đổi”.
Mẹ chồng tôi bán tín bán nghi. Dù sao tôi đã rất chân thành khẩn thiết nói ba điểm này với bà. Năm 2004 thì bà đã đồng ý, tôi liền thỉnh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát về nhà. Sau khi thỉnh về nhà, tôi đích thực kiên trì học tập. Thay đổi đầu tiên của tôi phía trước đã nói qua rồi, tôi không tiêu xài hoang phí nữa. Đây là điều mà mẹ chồng tôi nhìn không quen nhất.
Bởi vì sau khi học Phật, tôi hiểu rõ một đạo lý, đó là phước báo của một người là có hạn. Bạn đến thế gian này không phải là để hưởng phước. Hưởng phước là tạo nghiệp. Đây là sự thay đổi đầu tiên của tôi. Bởi vì trước đây tôi chưa bao giờ ăn cơm thừa. Đến nhà hàng, khi gói đồ ăn tôi chưa bao giờ mang về. Từ nhỏ, điều kiện gia đình tôi cũng tốt, phước báo cũng lớn, nên những thứ này tôi không để ý lắm. Sau khi học Phật, không chỉ tôi ăn cơm thừa, mà còn thường ăn cơm thừa. Sau đó, tôi còn gói đồ ăn mang về. Mỗi lần, tôi đều chủ động gói mang về. Kỳ thực, mới đầu mẹ chồng tôi rất kinh ngạc, bà đều bán tín bán nghi nhìn tôi như vậy, muốn xem xem tôi sẽ như thế nào. Đến năm nay, mọi người biết có sự thay đổi gì không? Tức là mẹ chồng không để tôi ăn cơm thừa nữa. Tôi đến nhà mẹ lấy cơm thừa, bà liền nói: “Con đừng ăn cái đó nữa”. Hoặc là mẹ chồng sẽ đặc biệt chủ động chuẩn bị món chay cho tôi rồi nói: “Tịnh Du à! Món này con có thể ăn đó, ngay cả hành mẹ cũng không cho vào đâu. Mẹ bảo người giúp việc làm riêng cho con món đậu chiên chay”. Tôi vô cùng cảm ơn, tôi nói: “Mẹ à! Mẹ không cần làm món riêng cho con đâu, mọi người nấu món gì thì con ăn chút rau bên cạnh thịt cũng được mà. Con không cầu kỳ như vậy, nên không cần nấu riêng cho con , mọi người ăn gì thì con cũng có thể ăn được”. Mẹ chồng tôi nói: “Không được, phải làm theo yêu cầu của con chứ! Mẹ đã nói với người giúp việc rồi”.
Tôi có chút mơ hồ. Bạn xem chữ “khúc tòng”. Kỳ thực, có một lần thực sự khi tôi nghĩ đến đề mục này. Tôi nghĩ: “Đây không phải chịu thiệt để thuận theo mẹ chồng, mà là thuận theo tánh đức của chính mình”. Khi bạn thật sự đã tùy thuận theo tánh đức của bạn rồi, thì cảnh giới bên ngoài thật sự vô cùng đẹp. Cho nên, có một số thầy cô giáo nói, vì sao hễ giảng nữ đức thì tôi rất hoan hỷ, tôi thật sự rất vui? Bởi vì càng học càng hoan hỷ. Mới bắt đầu thì tương đối khó khăn, bạn cảm thấy tiến bộ khá chậm. Càng ngày càng nhanh, càng ngày càng mau, bạn sẽ cảm thấy đến cuối cùng không phải là bạn đang học, mà chỉ là bạn đi khai quật bảo tạng của bạn lên mà thôi. Quá trình này chỉ là một ngòi nổ, không phải là thứ bạn lấy từ bên ngoài vào, mà đây là thứ mà bạn vốn sẵn có. Quá trình này chỉ là một cái ngòi nổ, khiến cho thứ bạn vốn có hiển lộ ra ngoài, tức là bạn vốn dĩ nên như vậy. Làm phụ nữ, làm vợ, làm con dâu, làm con gái thì nên làm như vậy. Bạn làm như vậy thì bạn sẽ rất vui vẻ, bạn sẽ hạnh phúc. Bạn không làm như vậy thì bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu, luôn là không thuận, luôn có oán khí, người nào cũng đối đầu với bạn.
Còn một điều nữa, chính là về mặt ngôn ngữ tuyệt đối đừng nên cãi cọ với người lớn tuổi.
Chúng ta có khi nói chuyện có thể không chú ý, thuận miệng nói ra một câu làm người lớn tuổi bị tổn thương rất sâu. Điều này tôi có sự thể hội, thậm chí sau khi học nữ đức tôi vẫn còn phạm. Mặc dù tôi không có ý gì, nhưng người già họ như thế nào? Họ không có công việc, một mình ở nhà, tất cả tình cảm của họ đều gửi gắm cho con trai, con dâu, cháu chắt, toàn bộ sức chú ý của họ đều dành cho bạn. Nếu bạn không lưu tâm thì một hành động của bạn có thể sẽ làm cho họ bị tổn thương. Con người về già có lẽ đều sẽ như vậy. Tôi xin lấy một ví dụ cho mọi người xem tôi đã làm không tốt.
Có một lần vào chủ nhật, khoảng tháng trước tôi đi thăm ba mẹ chồng. Bởi vì mẹ chồng tương đối thích món ăn tôi nấu, lúc đó tôi nói với cô giúp việc là: “Cô chuẩn bị hết nguyên liệu cho tôi, tôi phụ trách xào đồ ăn là được rồi”. Tôi đang ở đó rất bận rộn xào mấy món mà ba mẹ chồng tôi thích ăn. Ba chồng tôi rất vui, ông cầm một tờ báo đến nói: “Tờ báo này đăng tin về chuyện công ty các con”. Đó là bài tuyên truyền do công ty chúng tôi làm. Lần thứ nhất ông nói thì tôi nói: “Vâng! Ba à, con biết chuyện này rồi”. Tôi đang rất vội để làm cơm, bởi vì còn phải làm cơm cho con trai tôi, còn phải làm cho mấy đứa nhỏ bánh trứng gà, mì gì đó. Một lát sau, ba tôi lại cầm tờ báo đến nói y như vậy. “Tịnh Du à! Con xem trên báo đăng bài tuyên truyền của con này”. Tôi nói: “Ba à, con biết rồi! Chờ lát nữa con nấu cơm xong đã”. Lần thứ ba, ông đến thì tôi không nhẫn được nữa, tôi nói: “Ba à! Ba nói hai lần rồi. Ba không thấy con đang rất bận sao. Bây giờ đã mười hai giờ rồi, nhiều người như vậy mà con vẫn chưa nấu xong, mới nấu được một nửa. Việc đó con đã biết rồi!”. Tôi có chút nghiêm túc. Ba tôi liền rất ủ rũ, ông không nói tiếng nào. Khi ăn cơm ông cũng buồn bực, không vui. Trong tâm tôi cảm thấy rất không thoải mái, rất áy náy. Sau đó, lúc ra về tôi nói: “Ba à, vừa rồi nói chuyện con có chút nóng vội, ba đừng giận con nhé!”, nhưng ông vẫn không nói tiếng nào. Sau khi về nhà, bởi vì lúc đó ba mẹ tôi cũng ở đó, nên ba tôi đã giáo huấn tôi một trận. Tôi thật sự đã khóc và nhận lỗi với ba tôi. Ba tôi nói: “Con xem, làm sao con có thể nói như vậy! Một tuần con mới về một lần, nên con phải làm cho ông ấy vui vẻ chứ. Ông ấy bảo con làm gì thì con làm cái đó, cho dù con có dừng việc nấu cơm lại. Con liếc qua thì cũng không tốn bao nhiêu thời gian mà. Con chỉ nghĩ đến chút việc đó của bản thân con thôi sao?”. Sau đó, tôi nói: “Vâng, con sai rồi!”.
Còn có một lần, cũng là cùng ba chồng tôi ra ngoài ăn cơm. Ông sợ tôi chọn món ăn lãng phí, nên bảo mẹ chồng ngồi bên cạnh tôi để giám sát. Sau khi tôi mở thực đơn ra, tôi chọn món này thì mẹ chồng tôi nói không được, món kia cũng không được. Sau đó tôi nói: “Hay là mẹ chọn đi”. Mẹ chồng tôi cũng không chọn. Bà nói: “Vậy con hãy chọn đi”. Tôi nói: “Con chọn mẹ đều nói không được, hay là mẹ cứ chọn đi”. Mẹ chồng tôi vẫn không chọn. Tôi và mẹ cứ nhường nhau như vậy. Lúc đó tôi có điện thoại, tôi cầm điện thoại vừa bước ra ngoài vừa nói: “Hay là ba mẹ cứ chọn đi, ba mẹ muốn ăn gì thì chọn món đó”, tôi liền ra ngoài. Quay lại thì thấy ba tôi có chút không vui lắm. Bởi vì khi ăn cơm, cuối cùng vẫn là tôi chọn món, nhưng tất cả món ăn đều không hợp khẩu vị của ba tôi, món này quá cứng, món kia quá mặn, món này không ngon, món kia nấu không ngon. Sau đó tôi nói: “Ba à! Hay là gọi một bát mì mà ba thích ăn nhé!”. Ông cũng không lên tiếng, ông nổi giận rồi. Người già thực sự có lúc họ giống như trẻ nhỏ vậy, bạn phải dỗ dành họ. Tôi lại tự trách bản thân, vừa rồi tôi lại không làm tốt rồi. Sau đó tôi nói: “Ba đừng giận nữa! Món ăn này con biết rồi, sau này khi chọn món con sẽ chọn mấy món rẻ nhất trong thực đơn đúng không ạ?”. Tôi nói: “Chúng ta có tiền cũng không thể tiêu tiền lung tung, phải tiêu tiết kiệm”. Sau đó ông cũng không nói gì mà nhìn món ăn đó. Tôi nói: “Ba à! Ba cũng phải ăn chút gì chứ, không ăn thì làm sao được?”. Sau đó tôi lại nói mấy câu dễ nghe. Tôi nói: “Ba à! Gần đây thấy khí sắc của ba rất tốt, ba tập luyện cũng không tệ”. Tôi nói con trai ba thế này, thế kia. Dù sao, vừa nhắc đến con trai là ông liền vui vẻ. Lại nói đến cháu nội của ông, ông lại rất vui vẻ. Cuối cùng thì ông đã ăn một bát cơm. Nếu không thì ông sẽ không ăn mà nổi giận, nên bạn phải dỗ dành ông. Cho nên, bản thân mình có thể nói một lời vô tâm, không phải cố ý cãi lại hoặc là như thế nào đó, thì cũng sẽ làm người già bị tổn thương. Thật sự, con người càng già càng phải xem họ như trẻ nhỏ để đối đãi vậy, đừng nên xem họ là một người có thể thay chúng ta tránh gió che mưa, thay chúng ta chống đỡ cả một bầu trời như năm nào. Họ già rồi, thực sự có lúc họ không thể khống chế một số cảm xúc của bản thân, đặc biệt là khi thân thể họ không khỏe.
Còn có một chuyện xảy ra khi tôi ở cùng ba mẹ chồng. Chương này có thể học tập trong chương “sự cữu cô” của “Nữ Luận Ngữ”. Thời xưa gọi ba mẹ chồng là “cữu cô”. Bạn xem trong Nữ tứ thư, “sự cữu cô” dường như mỗi một chương đều có. Trên cơ bản, ví dụ khi giảng “Khúc tòng” thì sẽ đem những phần nói về phụng sự ba mẹ chồng lấy ra trong “Nội Huấn”, “Nữ Luận Ngữ”, “Nữ Phạm Tiệp Lục” để xem một cách toàn diện. Bởi vì chương này chủ yếu là giảng về lý, không giảng nhiều về sự; lý thông rồi, trên sự phải làm như thế nào thì cũng phải học. “Nữ Luận Ngữ” giảng về sự vô cùng rõ ràng.
Ví dụ khi chúng ta nấu ăn, cơm của người già nhất định phải mềm và không thể quá mặn. Nếu chúng ta suy nghĩ về khẩu vị của chính mình, ví dụ tôi thích ăn cơm hơi cứng một chút vì răng tương đối khỏe, nhưng ba mẹ đẻ và ba mẹ chồng thì lại không như vậy, bạn không thể làm theo sở thích của bạn được. Răng người già không tốt, nên phải ăn đồ mềm; khẩu vị cũng không tốt, nên phải phối hợp cho họ một số món ăn để họ dễ tiêu hóa.
Thứ hai, tức là thay đổi y phục và chăn đệm bốn mùa. Bản thân phải luôn nghĩ trước, sắp đến mùa đông rồi, có cần phải thay một cái ra giường dày hơn một chút không, người già có cần phải đặt một cái đệm điện hay không? Ở phương Bắc chúng tôi thời tiết tương đối lạnh, như ba mẹ chồng tôi mùa đông đều cần dùng đệm điện, mùa hè thì họ đều cần chuẩn bị máy đuổi muỗi, đều phải chuẩn bị sẵn cho họ. Buổi tối khi đi ngủ nếu quá nóng cũng không được bật điều hòa quá lâu. Tôi đều nói với ba mẹ đẻ và ba mẹ chồng tôi, tức là khi chưa đi ngủ thì bật điều hòa, khi đi ngủ thì phải tắt. Đó đều là những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống mà người làm con dâu phải nghĩ.
Bạn nghĩ xem, có mệt không? Khi trong tâm bạn thực sự không nghĩ đến mình thì không mệt chút nào. Có một câu nói là: “Tâm vô tư thì trời cao đất rộng”. Câu nói đó của thầy Vương Hy Hải một chút cũng không giả, thật sự có thể cảm thông. Mấy tháng này tôi thực sự vô cùng cảm động, chắc không thể gọi nó là thần thông, nhưng tôi có cảm giác là thông với mẹ của tôi. Ví dụ như tháng bảy, tôi và ba mẹ cùng lái xe về Trường Xuân để chúc mừng sinh nhật bà nội tôi. Tôi mang theo một đứa con, còn một đứa tôi đã đưa đi cắm trại hè. Sau khi đến Trường Xuân, nhìn thấy cô giúp việc chăm sóc bà nội rất tốt, rất tận tâm, nên lòng chúng tôi rất an tâm. Ngày đầu tiên, trong tâm tôi đã khởi lên một ý niệm như vậy. Tôi muốn thương lượng cùng mẹ một chút, là cho cô ấy mấy trăm tệ để thể hiện lòng biết ơn của người làm hậu bối như chúng tôi, nhưng tôi lại không dám tùy tiện trực tiếp đưa, bởi vì vẫn còn ba mẹ tôi. Dẫu sao thì bạn vẫn còn cách một tầng. Ba mẹ không tỏ ý, bạn lại tỏ ý, như vậy sẽ không tốt lắm. Trong tâm khởi ý niệm này, nên tôi đang ở đó suy nghĩ lúc nào thì nên nói với mẹ một tiếng, thương lượng một chút. Đang suy nghĩ thì mẹ tôi đến nói: “Tịnh Du à! Mẹ cảm thấy cô giúp việc thật sự rất tốt, chăm sóc bà nội rất chu đáo. Con xem, người bà nội sạch sẽ, gọn gàng, hay là chúng ta gửi cô ấy chút tiền đi?”. Lúc đó trong tâm tôi liền rất kinh ngạc. Tôi nói: “Mẹ à! Con cũng đang nghĩ như vậy!”. Tôi nói tiếp: “Mẹ à! Con sẽ bỏ tiền ra, còn mẹ sẽ nói đây là tiền của mẹ. Bởi vì mẹ là con dâu nên mẹ cho một phần, con cũng sẽ cho một phần, vậy thì bà nội sẽ rất vui”. Mẹ tôi nói: “Được! Vậy con gói tiền lại đi”. Tôi liền gói tiền lại. Mẹ tôi tặng một phần, tôi cũng tặng một phần. Cô giúp việc rất vui vẻ, không biết nên làm gì thì tốt. Ngày thứ hai thì cô làm cho chúng tôi một bàn thức ăn. Cô làm như vậy vì cô ấy là người nông thôn, cô cảm thấy rất cảm ơn. Lúc chúng tôi đi, cô còn mua cho con trai tôi một bộ đồ. Tôi cảm thấy rất ngại, tôi nói: “Cô à! Cô lại trả lại chúng con rồi! Không cần đâu, chúng con thực sự chưa tận hết tâm hiếu”. Tôi nói: “Làm phiền cô ở đây chăm sóc bà nội giúp con, bởi vì từ nhỏ con đã được bà nội nuôi lớn”.
Đây là một chuyện. Còn một chuyện nữa.
Tức là có một hôm, khi tôi dùng đồ mỹ phẩm, bởi vì bộ mỹ phẩm đó của tôi cũng không đắt, rất đơn giản, sau đó đột nhiên tôi nghĩ: “Không biết mẹ có thích bộ mỹ phẩm này của mình không, nếu mẹ thích thì mình sẽ mua cho mẹ một bộ”. Vừa đúng lúc sắp đến “Ngày của Mẹ”, trong lòng tôi đang nghĩ như vậy, xuống dưới đang chuẩn bị nói thì mẹ tôi nói: “Tịnh Du à! Bộ mỹ phẩm của con là thương hiệu gì vậy? Hôm đó con không ở nhà, mẹ dùng một chút thấy rất tốt. Nếu tiện thì con mua cho mẹ một bộ”. Tôi nói: “Mẹ à! Con cũng đang nghĩ như vậy. Bộ đó rất tốt, cũng không đắt, con sẽ mua cho mẹ một bộ”. Còn có rất nhiều những sự việc giống như vậy.
Cho nên tôi nghĩ, bạn thật sự làm được thuận, làm được tòng, làm được vô tư vô ngã, thì bạn nhất định sẽ có chỗ ngộ, có chỗ thể ngộ. Sự thể ngộ này là tự tánh của chúng ta, không phải bạn cầu thần thông cảm ứng.
Con người học tập tiến bộ không phải ở thời gian dài. Không phải nói tôi học cái này mười năm thì sẽ học rất tốt, bạn mới học được ba ngày thì sẽ học không tốt. Không thể lấy điều này để luận bàn được. Vì sao vậy? Đối với điều này tôi rất có cảm xúc. Bởi vì tôi thật sự nghe Kinh là từ năm nay. Mặc dù tôi tiếp xúc Phật Pháp vào cuối năm 2004 nhưng lúc đó chỉ đơn giản như xem sách mà thôi, không chân thành từ tâm mà xem. Đến năm 2008, tôi mới bắt đầu nghiêm túc, có chút chăm chỉ học tập. Vì sao vậy? Bởi vì đột nhiên có một hôm xem sách, thấy Sư phụ giảng đến đoạn: “Rất nhiều người có tiền, người phú quý học Phật, nhưng kỳ thực họ đang bỡn cợt Phật Pháp, tiêu khiển Phật Pháp, không có chuyện gì nên lấy Phật Pháp ra làm tiêu khiển”. Câu nói đó đã làm tôi chấn động vô cùng lớn, bởi vì tôi cảm thấy tôi chính là như vậy. Từ ngày hôm đó, tôi bắt đầu phản tỉnh bản thân, chân thành học Phật thì tôi nên học như thế nào, có được dùng tâm khinh mạn này không, có cần phát nguyện không, có cần vì đại chúng không, có cần phải buông bỏ chính mình không. Tháng tám năm 2008, tôi bắt đầu cảnh tỉnh. Sau khi cảnh tỉnh thì tôi có nhân duyên tiếp xúc với văn hóa truyền thống, một đường đi đến ngày hôm nay.
Vì sao tôi nói như vậy? Bởi vì ba tôi không nghe Kinh, năm nay mẹ tôi cũng mới bắt đầu cùng tôi nghe Kinh. Có một hôm, tôi đột nhiên rất muốn cảm ơn ba tôi, ở văn phòng tôi liền gửi cho ba tôi một tin nhắn nói là: “Ba à! Con vô cùng cảm ơn ba. Con thực sự rất may mắn đời này có thể làm con gái của ba, có một người ba tốt như ba”. Sau khi trở về nhà, ba tôi đã gọi tôi vào phòng nói là: “Con nghe Sư phụ giảng Kinh, con đã nghe đến một câu như vậy hay chưa?”. Tôi hỏi: “Câu nào ạ?”. Ông nói: “Chúng ta đều là một thể, tay phải bị ngứa thì con sẽ lấy tay trái để gãi cho nó, vậy tay phải có cần nói cảm ơn tay trái hay không? Không cần, nó là một thể mà, cảm ơn cái gì chứ”. Ngài nói: “Chúng ta đều là một thể, là người một nhà, nên không cần nói những lời như vậy. Con là con gái của ba, chúng ta là người một nhà. Không chỉ như vậy, mà đối với ba mẹ chồng con cũng là người một nhà. Không phải người một nhà thì không bước vào cùng một cửa”. Ba tôi đã khai thị cho tôi một đoạn như vậy. Lúc đó tôi rất kinh ngạc, tôi nói: “Ba nghe như thế nào vậy, hình như ba cũng không nghe Kinh mà?”. Bởi vì ba tôi không nghe Kinh, bình thường thì mẹ tôi ngồi ở đó, thi thoảng ba tôi đến ngồi cùng bà một lúc. Ba tôi nói: “Ba đi qua nghe thấy câu nói này. Ba cảm thấy sư phụ giảng rất hay. Ba đã suy ngẫm về câu nói này mấy buổi tối, ba đã suy nghĩ thấu suốt rồi. Đối với con cái không cầu báo đáp, đối với người nhà không cầu báo đáp, làm là làm thôi, cam tâm tình nguyện vì đó là việc nên làm, vì chúng ta là một thể mà”. Cho nên ba ở nhà tôi làm việc thật sự giống như nhà mình vậy, vô cùng tự tại. Nếu cửa hỏng thì sửa cửa, nên làm vườn rau thì làm vườn rau, nhà hàng xóm thiếu thùng nước thì ba tôi tặng họ hai cái thùng nước. Khi trở về, hàng xóm còn lấy rau họ trồng được tặng cho chúng tôi. Ba tôi đem về những thứ hàng xóm tặng như dưa leo, đậu cô ve, cà chua và nói rằng: “Đây đều là hàng xóm tặng”. Hàng xóm hòa thuận rất hạnh phúc và tốt đẹp.
Sau đó tôi rất hổ thẹn, bởi vì tôi cảm thấy thật sự không phải nghe bao nhiêu Kinh, mà là bạn có chỗ ngộ, có thể chân thật dùng được, có thọ dụng. Bạn chỉ nghe mà không ngộ, cũng không dùng được, thì nghe cũng là uổng công nghe. Tôi vô cùng hổ thẹn. Tôi nói: “Ba à! Thật sự câu nói này của ba chính là cảnh giới của “Kinh Hoa Nghiêm” đấy ạ!”. Ba tôi nói: “Ba cũng không hiểu Hoa Nghiêm gì cả, nhưng ba cảm thấy câu nói này rất có đạo lý. Chúng ta chính là người một nhà, là một thể. Người một nhà mà con không có cảm giác là một thể, con ra bên ngoài tìm một thể cái gì chứ!”. Mọi người nghĩ xem, đúng là như vậy.
Cho nên học nữ đức chính là hai câu trong “Đệ Tử Quy”: “Không gắng làm, chỉ học văn. Chỉ bề ngoài, thành người nào”. Một đống kiến thức, nói đến hoa trời rơi rụng, bản thân lại không thực hành, thật sự người khác có thể nhìn thấy cái dáng vẻ của sự phù hoa. Bên trong bạn không có đức hạnh chống đỡ, thì đương nhiên bên ngoài chỉ là một cái vỏ không. Ngoài ra, “nếu gắng làm, không học văn; theo ý mình, mù lẽ phải”. Làm sai rồi còn không biết, vẫn khăng khăng làm tiếp. Sau khi tôi học nữ đức, gặp được các cô giáo đều nói với tôi là: “Chúng ta phải dạy nữ đức”. Tôi đều đem hai câu nói này tặng cho họ. Chúng ta nói nhưng phải bắt đầu từ thực hành.
Điểm thứ sáu tôi đã tổng kết ra, chính là đừng vì giận dỗi với chồng mà làm tổn thương ba mẹ chồng.
Đây là điều mà rất nhiều người vợ dễ dàng phạm phải. Nổi giận với chồng, lại đem những điều bất mãn với mẹ chồng nói ra hết, không nể nang gì, kết quả dẫn đến phá hoại sự hài hòa trong gia đình. Phải khống chế được bản thân. Khống chế như thế nào? Cả ngày bạn lấy nữ đức để huân tập, khi cảnh giới hiện tiền thì sẽ dễ dàng khống chế. Tôi có thể hội rất sâu. Ba ngày không nghe lời Thánh Hiền thì mặt mũi liền đáng ghét. Hiện nay, chúng ta không cần chờ đến ba ngày, ba giờ không nghe thì đều dễ xảy ra vấn đề. Cho nên phải nghe nhiều, học nhiều.
Tiếp theo, trong gia đình chúng ta sẽ gặp phải một số chuyện, bản thân tôi đã từng gặp qua, chính là phải hiểu được dùng trí tuệ để hóa giải mâu thuẫn giữa chồng và ba mẹ chồng. Bạn không thể ở đó thêm dầu vào lửa, bạn phải biết được cách giải hòa. Tôi xin lấy hai ví dụ.
Có một sự việc giữa chúng tôi và ba chồng. Lúc đó ba chồng tôi vẫn sống cùng chúng tôi. Tôi đi công tác ở bên ngoài, sau đó tôi muốn tìm chồng tôi. Vì điện thoại của anh tắt nguồn, nên tôi liền gọi điện thoại cho ba chồng tôi. Ba chồng tôi ở tầng một, còn chồng tôi ở tầng hai. Tôi nói với ông là: “Ba à! Ba nói anh Hiểu Đạt gọi điện thoại lại cho con nhé” (chồng tôi tên là Hiểu Đạt). Ba tôi gọi hai lần nhưng anh ấy không trả lời. Bởi vì chân của ba tôi không tốt lắm, nên ông cũng không lên trên lầu, ông gọi điện lại cho tôi nói anh ấy chưa về nhà. Tôi nói: “Vậy thì thôi ạ!”. Sau khi về nhà, tôi đã nói chuyện này với chồng tôi: “Tối hôm đó chẳng phải anh nói với em là về nhà sao, tại sao ba nói anh không về nhà?”. Lúc đó chồng tôi nói: “Ông cụ này, anh rõ ràng về nhà rồi mà!”. Bởi vì chuyện đó rất quan trọng. Có một vị lãnh đạo muốn tìm anh ấy, tìm được tôi nhưng không tìm được anh ấy. Tôi nói: “Anh đừng trách ai mà phải trách chính anh, “Đệ Tử Quy” đã dạy chúng ta rồi, về nhà trước tiên anh phải đi chào ba mẹ; ra ngoài, trước tiên anh cũng phải chào ba mẹ”. Chồng tôi nói: “Đệ Tử Quy có nói như vậy sao?”. Tôi nói: “Đúng vậy, Đệ Tử Quy nói như vậy mà! Anh không chào ba mẹ, ba mẹ tuổi tác lớn như vậy làm sao biết anh đã về rồi. Nhà mình lại lớn như vậy, nên ba đương nhiên không biết rồi”. Chồng tôi không nói gì nữa, nhưng tôi phát hiện từ hôm sau (trước đây anh chưa từng làm như vậy), lần đầu tiên ra khỏi nhà anh ấy đến phòng ba tôi nói: “Ba à, con đi làm đây!”. Ba anh ấy còn rất kinh ngạc nói: “Ừ, con đi đi!”. Khi trở về nhà, anh ấy cũng xem xem, nếu ba ngủ rồi thì anh không lên tiếng, nếu ba vẫn chưa ngủ thì anh nói: “Ba à, con về rồi!”.
Cho nên “Đệ Tử Quy” là gia quy, nhất định không thể thiếu trong gia đình. Trong gia đình chúng ta có gia đạo, gia quy, gia học, có ba điều này mới có thể thành tựu gia nghiệp của bạn. Gia đạo chính là ngũ luân, ngũ thường, luân lý đạo đức. Gia quy tức là giữ vững một bộ “Đệ Tử Quy”. Gia đình chúng tôi là như vậy. Nếu xuất hiện bất cứ vấn đề gì thì chúng tôi đều lấy từng điều trong “Đệ Tử Quy” ra để kiểm tra, những điều không phù hợp đều nhất loạt dựa vào đó để sửa.
Sau này, còn có một chuyện giữa chồng tôi và mẹ anh ấy. Bởi vì một số ý kiến bất đồng, chồng tôi rất tức giận, mẹ chồng tôi cũng rất tức giận, tôi không ở đó nên không biết. Sau khi nổi giận thì chồng tôi mang cơn oán khí này đi công tác, còn mẹ chồng tôi thì sao? Anh ấy vừa đi thì bà gọi điện cho tôi trách mắng anh ấy. Bởi vì tôi học nữ đức rồi nên biết, lại vừa nghe xong đĩa giảng “Nữ Luận Ngữ” của thầy Chung nên dùng ngay. Tôi liền nói: “Mẹ à! Việc này không trách anh ấy được, mà trách con dâu dạy không tốt”. Mẹ chồng tôi vừa nghe thế thì liền vui vẻ, bà cười và nói rằng: “Tại vì sao con lại không dạy tốt nó chứ?”. Tôi nói: “Anh ấy chẳng phải cũng xem như một đứa con trai của con hay sao. Ba đứa con trai vẫn chưa dạy tốt”. Tôi nói: “Sự hiểu biết của mẹ cũng không giống anh ấy, để con nói với anh ấy. Mẹ là người lớn có lòng đại lượng, mẹ là một bà lão rất có khí phách”. Tôi khen ngợi bà, bà không nói gì nữa. Bà nói: “Vậy con nói chuyện với nó đi!”.
Tôi không dám trực tiếp gọi điện thoại cho chồng tôi, vì anh ấy còn đang giận. Tôi liền soạn một tin nhắn. Cho nên, điện thoại rất hữu dụng. Bởi vì khi nhắn tin thì bạn có thể sửa đổi lời nói cho đến khi tương đối hoàn thiện rồi gửi đi. Tôi ở đó chọn lọc từ, viết tới viết lui. Tôi đã kín đáo lấy những câu trong “Đệ Tử Quy” như “Ba mẹ bảo, phải làm ngay”, cuối cùng lại nói tuổi tác của mẹ đã lớn rồi, cũng giống như trẻ nhỏ vậy, phải dỗ dành thì mẹ mới có thể sống thêm mấy năm nữa. Thọ mạng của mẹ thì có hạn, nên chúng ta phải bao dung mẹ, phải yêu thương mẹ, phải để tâm tình của mẹ vui vẻ. Nếu mẹ tức giận thì có thể bị tắc mạch máu não gì đó… Dù sao thì cũng là kết hợp những từ ngữ như vậy. Sau đó, tôi lại tán thán chồng tôi một chút. Tôi nói: “Anh mở công ty lớn như vậy, có lòng khoan dung độ lượng, đúng không? Anh đối với mẹ nhất định là rất tốt thì công ty mới kinh doanh được tốt như thế”. Kết quả sau đó, anh ấy cũng không trả lời tin nhắn. Nhưng sau hai ngày, khi anh ấy hoàn thành chuyến công tác trở về nhà, anh ấy đã cố ý gọi điện thoại cho tôi nói: “Anh đi công tác xong rồi, bốn giờ chiều nay sẽ về đến nhà. Em xem, anh nên về nhà mình trước hay là đi thăm ba mẹ trước?”. Anh ấy chưa bao giờ hỏi tôi chuyện này. Tôi nói: “Đương nhiên phải đi thăm ba mẹ trước rồi. Bởi vì mẹ rất nhớ anh, ba lại càng nhớ anh hơn”. Tôi nói: “Anh đừng tới tay không, mà bảo chú lái xe mua ít trái cây mà ba mẹ thích ăn như chuối, dưa hồng mang đến. Sau đó anh cũng đừng nói là anh mua, mà nói là khách hàng tặng nên tiện mang biếu ba mẹ, nếu không ba mẹ lại tiếc tiền đấy”. Chồng tôi đã mang trái cây đến như vậy. Đến rồi anh ấy cũng không nói gì, chỉ ở đó ăn cơm. Sau khi ăn cơm xong thì anh ấy trở về nhà. Sau khi trở về thì mẹ tôi báo tin cho tôi. Bà vô cùng vui mừng, trên điện thoại còn rất cảm động nói: “Nó vừa về thì đến thăm ba mẹ. Thực tế nó đã nhận sai rồi!”. Tôi nói: “Đúng vậy!”. Mẹ chồng tôi nói: “Mặc dù nó không nói gì, nhưng mẹ biết đứa con này rất tốt, rất hiếu thuận”. Tôi nói: “Đúng vậy!”.
Điều này đối với người làm dâu như chúng ta có mệt không, có phiền phức không, có khó khăn không? Dễ như trở bàn tay thôi mà, không có chút phiền phức nào! Bạn đạt được là chồng cũng hết giận, mẹ chồng cũng rất vui vẻ, chí ít thì mẹ cũng không bị tâm thần bất an, thân tâm sinh bệnh. Thân thể mẹ chồng tôi rất tốt.
Trước đây, tôi đối với mẹ chồng thật sự có chỗ không tốt. Bởi vì trên sự tôi có thể làm được rồi, nhưng trong tâm thì chưa làm được, hoặc chồng tôi bảo tôi làm, hoặc tôi nghĩ rằng nên làm như vậy. Tôi cảm thấy, nếu tôi không làm thì sẽ rất mất thể diện, nên tôi sẽ làm nhưng trong tâm thì không cam tâm một trăm phần trăm. Tôi luôn nghĩ rằng: “Mẹ đối với con không ra gì, nhưng mẹ xem con đối với mẹ thì tốt thế này, thế nọ”. Đó là sai lầm lớn. Cảm xúc lớn nhất từ khi tôi học văn hóa truyền thống, học nữ đức, là bất luận người khác như thế nào, cho dù họ không hề giống dáng vẻ của một người mẹ chồng, không hề giống dáng vẻ của một người chồng, nhưng bạn vẫn phải làm một người vợ tốt, phải làm một người con dâu tốt, bạn phải làm tốt bổn phận của bạn, thì sẽ có một ngày tất cả cảnh giới bên ngoài sẽ thay đổi. Nếu không có thay đổi, nhất định do bản thân bạn làm chưa tốt. Thật sự là như vậy!
Hôm qua tôi nói, tôi vô cùng cảm ơn ba mẹ tôi, tôi cũng vô cùng cảm ơn chồng tôi, thật sự là rất cảm ơn. Lần này tôi đến Hồng Kông, anh ấy đã dùng thẻ của mình thanh toán hết chi phí ở khách sạn cho tôi. Sáng nay đi thanh toán, tôi còn nghĩ sẽ rất phiền phức, nên sáng sớm đã xuống thanh toán. Nhưng quầy thu ngân nói: “Cô chỉ cần ký tên là được, tất cả chi phí chồng cô đã thanh toán xong rồi”. Kỳ thực, lúc đó trong lòng tôi cảm thấy rất hạnh phúc, vì sao vậy? Anh ấy ủng hộ tôi đến đây nghe Kinh, tất cả chi phí đều lo hết cho tôi, khiến tôi không cần phải lo lắng điều gì. Bạn nói xem, có phải tôi rất hạnh phúc, đúng không? Tôi còn yêu cầu điều gì nữa chứ?
Nhưng hạnh phúc có phải là cứ ngồi đợi nó đến hay không? Không phải, mà phải dựa vào bản thân bạn vất vả, chăm chỉ cống hiến. Hơn nữa, sự cống hiến này là chỉ chăm lo cấy cày, không hỏi ngày thu hoạch, không cầu. Nếu cầu thì tâm bạn liền khổ. Bạn mong người chồng đối xử với bạn tốt như vậy, mong mẹ chồng đền đáp bạn như thế kia, bạn chỉ cần có mong cầu thì tâm bạn liền khổ. Bạn không mong cầu thì tâm bạn sẽ không khổ; cho hay không cũng được, hồi báo hay không cũng tốt.
Tôi nhớ năm ngoái, chồng tôi có nói một câu với tôi. Đó là lời nói từ tận đáy lòng của anh ấy. Bởi vì tôi và anh kết hôn mười mấy năm rồi, một mạch như vậy cho đến ngày nay. Trước đây, tâm của tôi vẫn chưa chân thành, nhưng tôi cũng vẫn chăm sóc ba mẹ của anh. Hiện tại, tôi đã thành tâm rồi, dùng tâm chân thành để chăm sóc ba mẹ anh ấy. Anh đã nói: “Bất luận xảy ra chuyện gì, nhưng chỉ dựa vào việc em đối xử với ba mẹ anh, đối với hai đứa con trai của anh, đối với cái gia đình này, thì cả đời anh mãi mãi đặt em ở trong tâm anh, anh sẽ chân thành báo đáp cho em”. Tôi nói: “Kỳ thực em không mong cầu báo đáp”. Anh ấy nói: “Đó là việc của em”. Cho nên, bạn nói bạn oán hận người chồng không chung thủy, người chồng đi ngoại tình, có tình nhân, chưa chu đáo, chưa chăm sóc tốt cho bạn, thì chúng ta nên “hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (làm việc không thông, phải xét lại chính mình). Bạn chân thành đối với chồng, càng chân thành đối với ba mẹ anh ấy, nhưng nếu bạn chưa chân thành đối với ba mẹ của bạn, thì bạn đối với chồng bạn đều là giả. Đối với ba mẹ của anh ấy, bạn cũng không biết cảm ân, đối với chồng bạn chẳng phải là vì một chữ tình hay sao?
Hôm nay tại sao tôi giảng tương đối nhiều? Bởi vì chương “khúc tòng” rất ngắn, rất ít, chỉ có mấy câu. Bạn xem, câu thứ hai nói: “Vật hữu dĩ ân tự li giả, diệc hữu dĩ nghĩa tự phá giả”. Nghĩa là tình cảm hai vợ chồng không tốt, không yêu thương nhau nữa, thì bạn sẽ ly hôn. Đây chỉ là một phương diện, còn phần nhiều là vì nghĩa. Nghĩa là đạo nghĩa, nghĩa bị phá hoại rồi thì hai bạn sẽ chia tay. Ý là tình cảm hai vợ chồng bạn vẫn rất tốt, nhưng mẹ chồng cực kỳ không vừa lòng với người con dâu này, người con dâu cũng không bao dung được người mẹ chồng, cuối cùng thì hai người sẽ chia tay. Có hay không? Thật có!
Buổi luận đàn ở Hàm Đan lần này, người chủ trì đã cho tôi xem một ví dụ. Tôi hỏi cô ấy: “Cô có ví dụ nào như thế này không?”. Cô ấy nói: “Có!”. Cô ấy nói: “Tức là người mẹ chồng sống chết cũng không chấp nhận người con dâu này, con dâu cũng không bao dung được mẹ chồng. Hai người mới kết hôn được hai năm, cuối cùng đã chia tay, ly hôn rồi. May mà họ vẫn chưa có con”. Cho nên, trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có rất nhiều câu nói như vậy.
Cái gì gọi là “thọ ân không biết cảm động, gặp oán mãi ôm trong lòng”? Bạn nhận được ân huệ của mẹ chồng đối với bạn như vậy, nhưng bạn có cảm ơn không, bạn có “luôn ôm lòng oán hận không dứt” hay không? Đây là đại ác. Còn gì nữa? Người nam làm chồng nhưng “nghe lời vợ mà không nghe lời dạy của ba mẹ”, phụ nữ làm vợ thì “thất lễ với ba mẹ chồng”, đối với ba mẹ chồng hoàn toàn không có lễ giáo, không có lễ phép. Tất cả những điều này đều gọi là: “Biết lỗi mà không sửa, biết thiện mà không làm”.
Cho nên, ba căn bản “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, tin sâu nhân quả rất quan trọng với chúng ta. “Đệ Tử Quy” là gốc căn bản nhất. Cắm rễ sâu nhất chính là “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Cái gốc nhân quả phải cắm cho chắc. Bạn thử nghĩ xem, bạn đối với mẹ chồng không tốt, có ý kiến đối với ba chồng, thì người chồng có thể chân thành với bạn được không? Nếu anh ấy vẫn đối tốt với bạn thì đó thật sự là giả. Bạn nghĩ kỹ xem, đó là tham luyến dung mạo của bạn, hay là sắc tình của bạn? Tuyệt đối không phải con người của bạn. Một khi những thứ đó mất đi rồi thì anh ấy sẽ thay lòng đổi dạ. Bạn đối với mẹ chồng không tốt, bạn nghĩ xem, nếu bạn có con trai, tương lai con dâu của bạn có đối xử tốt với bạn được không? Bạn đối với mẹ chồng không tốt, thì con trai bạn có đối xử tốt với bạn không? Con trai bạn và mẹ chồng bạn có quan hệ huyết thống, đó là bà nội của nó mà. Tôi nghĩ, nếu một người phụ nữ có con trai, con gái… Tôi đã nghĩ, bởi vì tôi có hai đứa con trai. Hiện tại tôi đã biết nhân quả, biết rất rõ ràng, nên tôi phải trồng nhân tốt. Tương lai tôi có hai người con dâu, càng giật mình hơn nếu tôi trồng nhân không tốt. Bạn nghĩ xem, tội của tôi thì tôi phải hứng chịu. Một bà lão lẻ loi, hiu quạnh, còn phải chịu sự khinh mạn của con dâu. Vừa nghĩ là thấy sợ hãi. Tôi liền nghĩ, nếu tôi có con gái mà tôi đối xử không tốt với mẹ chồng, thì mẹ chồng không thể nào đối tốt với tôi được; con gái tôi gả cho người ta chẳng phải cũng có mẹ chồng hay sao, nó cũng phải làm con dâu nhà người, thì người mẹ chồng đó có đối tốt với con gái của tôi không? Bạn suy nghĩ kỹ càng sẽ thấy, kỳ thực đối xử tốt với mẹ chồng chính là đối xử tốt với chính mình. Nghĩ thông chuyện này rồi thì bạn sẽ cam tâm tình nguyện hiếu kính mẹ chồng, cung kính mẹ chồng.
Bản thân tôi còn thể hội được rất nhiều những trải nghiệm trong quá trình học tập văn hóa truyền thống. Ví dụ, bạn bị viêm mũi. Trước đây tôi bị viêm mũi, tôi còn nghĩ có phải là do mình bị cảm, trị liệu không kịp thời hay không? Tôi còn đi tiêm ngừa. Có phải mình bị dị ứng với cái gì hay không? Có cần phải đi điều chỉnh một chút không? Đều không phải. Không câu thông được với ba mẹ thì cái mũi này bị vậy. Nếu bạn cố gắng nghiêm túc câu thông được với ba mẹ đẻ, câu thông được với ba mẹ chồng, thì bệnh viêm mũi không trị mà khỏi. Đây là thể hội của bản thân tôi. Sau này, nghe đĩa giảng của Tiến sĩ Bành Hâm (Bành Tân) thì tôi cũng hoát nhiên đại ngộ. Chỗ thấy của anh hùng đều giống nhau, chính là như vậy. Thầy ấy cũng bị bệnh viêm mũi, khi câu thông được với ba mẹ thì thầy ấy khỏi bệnh.
Thứ hai, nếu người già bị bệnh tim thì bạn phải suy nghĩ xem có phải phận làm con vẫn chưa dùng tâm chân thành để thương yêu họ, nên tim của họ mới xảy ra vấn đề, đúng không. Những điều này tôi biết sau khi tôi tiếp xúc với một truyền nhân của Tiên sinh Vương Phụng Nghi. Ông cũng họ Vương. Thầy Vương là một vị trưởng bối hơn sáu mươi tuổi. Ông nói với tôi: “Rất nhiều bệnh trên thân người già kỳ thực nguyên nhân đều phát sinh từ con cái”. Lúc đó tôi đã thỉnh giáo ông là: “Vậy chân người già không tốt là do nguyên nhân gì ạ?”. “Là do người làm ba mẹ có sự oán giận đối với con cái. Ví dụ con cái làm không được tốt lắm, người làm ba mẹ lại không nhẫn tâm nói ra, có lúc thì nhẫn chịu. Nhẫn đến một mức độ nhất định thì chi dưới sẽ có vấn đề, những bộ phận ở phần dưới có phối hợp thế nào cũng không linh hoạt được”. Cho nên, ông nói sự tức giận này không thể nhẫn được. Khi bạn nhẫn mà không hóa giải, tức là cái oán khí đó bạn nhẫn chịu nhưng bạn không hóa giải, thì nó sẽ gây ra bệnh. Cho nên lúc đó ông nói với tôi, người già quan trọng nhất không phải là bạn cho họ ăn ngon cỡ nào, mặc đẹp cỡ nào, sống tốt cỡ nào, mà bạn nhất định phải thể hội được cái tâm của họ. Bạn phải nghe nhiều, suy nghĩ nhiều xem họ muốn cái gì.
Ví dụ, như ba chồng tôi. Ông không tham tiền, không tham tài, đối với đồ ăn thức uống ngon ông không thích, ông chỉ hy vọng bạn nói chuyện với ông. Kỳ thực cũng không có gì để nói, có lúc ông chỉ cần bạn ngồi đó là được rồi. Bạn ngồi yên tĩnh ở đó. Có lúc tôi ngồi với ba chồng tôi, tôi ngồi ở đó, ông cũng ngồi ở đó, sau đó ông nghĩ ra thì hỏi tôi một câu, tôi liền trả lời một câu. Có lúc, tôi nghĩ ra thì nói với ông một câu, ông cũng trả lời một câu. Nói không nhiều, nhưng vẻ mặt của ông rất an tường, an hòa.
Năm ngoái, có một lần ba chồng tôi đi không cẩn thận nên bị ngã gãy chân. Cũng vì lần bị gãy chân đó nên ông rời khỏi chúng tôi ra sống riêng cùng cô giúp việc do không thuận tiện. Ông nằm trên giường bệnh và luôn oán trách bản thân: “Con nói xem, ba làm sao có thể không cẩn thận như vậy chứ! Để gãy chân rồi, hại mọi người phải đến chăm sóc ba”. Tôi liền nói đùa với ông là: “Ba à, ngã cũng tốt mà! Ba nghĩ xem, ba hơn tám mươi tuổi bị ngã, nếu ba để hơn chín mươi tuổi bị ngã, vậy ba nói xem có phải là đau khổ hơn bây giờ không?”. Ba tôi nghe xong thì ngẩn người ra nói: “Ba còn có thể sống đến hơn chín mươi tuổi sao?”. Tôi nói: “Có thể chứ, không có vấn đề gì! Ngã trước cũng tốt mà!”. Tôi nói: “Ngoài ra, còn một điều nữa. Ba xem, ba ngã rồi nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo, cũng không bị hôn mê hoặc xảy ra những triệu chứng khác, chỉ là xương ở chân này do bị ngã nên gãy thôi. Chúng ta làm phẫu thuật một chút thì không vấn đề gì nữa”. Dù sao thì bạn cũng phải nghĩ cách để khuyên ông. Tôi đã ở đó khuyên ông khoảng một ngày thì ông đã nghĩ thông. Sau đó, con gái đến thăm ông, ông còn nói: “Tịnh Du nói rồi, hiện tại ngã là tốt. Nếu hơn chín mươi tuổi bị ngã thì sẽ khổ hơn bây giờ”. Sau đó chị hai tôi nói: “Em đã nói như vậy à?”. Tôi nói: “Vâng ạ, nếu không thì ba cứ ở đó tự than trách. Em nói đùa với ba là ba có thể sống đến hơn 100 tuổi, cho nên ba ngã sớm thì có thể sớm hóa giải được cái tai nạn này. Em nói ba làm chút phẫu thuật cũng không cần lo lắng, sẽ không có vấn đề gì đâu”. Kỳ thực, ca phẫu thuật này rất lớn. Cuối cùng, tôi là người ký tên, bởi vì con trai ông đi công tác, con gái ông thì không dám ký tên. Mặc dù chị hai của tôi lớn hơn tôi mười mấy tuổi, nhưng trong tâm chị không vững. Tôi nói: “Không làm phẫu thuật nhất định không được”, nên tôi đã ký tên. Tôi nói: “Không có chuyện gì đâu, Phật Bồ Tát sẽ phù hộ. Cứ niệm Phật thì sẽ không có chuyện gì cả”.
Cho nên, trên thân ba mẹ có chỗ nào không thoải mái, không khỏe, thì chúng ta phải phản tỉnh bản thân mình, là phận làm con cái chưa tận hết hiếu đạo. Bạn làm con cái hiếu thuận, thì ba mẹ sẽ khỏe mạnh. Họ không bị làm phiền. Thân tâm họ đều vô cùng vui mừng, vô cùng vui vẻ, vô cùng thoải mái, thì họ làm sao có bệnh được? Không có bệnh cũng không có tai nạn. Cho nên không được oán giận người già là “tại sao lại mắc bệnh này, chỗ kia lại không tốt”, bạn phải nghĩ xem bản thân bạn chỗ nào làm chưa tốt, đã làm chuyện gì có lỗi với họ?
Nếu người làm mẹ chồng phải đối diện với một người con dâu không hiểu đạo lý thì phải làm thế nào? Đây là chuyện ngoài đề, thuận tiện tôi nói qua một chút. Bởi vì mẹ đẻ tôi cũng làm mẹ chồng, tôi có hai người em trai. Hiện nay, không chỉ thời đại này của chúng ta, mà có thể đời trước, đời trước nữa của chúng ta, rốt cuộc thì truyền thống văn hóa đã thất truyền hơn 100 năm rồi, không có ai dạy nên họ không hiểu được những điều này. Đây là điều rất bình thường. Bởi vì mấy năm đầu mẹ tôi rất tức giận con dâu. Ví dụ bà ở trong bếp nấu ăn, nhưng con dâu lại không vào giúp đỡ. Mẹ tôi đã đem tôi và con dâu của bà so sánh với nhau là: “Con xem, con đều xuống bếp nấu ăn” (khi tôi vừa gả về nhà họ Trương thì đều do tôi nấu ăn, nấu cơm trong nhà bếp. Đặc biệt, bữa cơm tất niên đều là do tôi nấu, gồm tám món ăn, một món canh). Mẹ tôi rất tức giận nói: “Con xem, con gái của mẹ gả đi đều nấu cơm cho nhà người ta, còn mẹ vào nấu ăn nó đều không đến giúp. Lấy được đứa con dâu không tốt rồi!”. Sau đó tôi đã khuyên mẹ tôi rằng: “Mẹ à, chứng tỏ mẹ nuôi dạy con cái rất tốt. Em dâu chưa được dạy tốt thì mẹ có trách nhiệm dạy dỗ em. Mẹ đại lượng một chút, đừng tính toán với nó. Nó là trẻ con, mẹ là người lớn, mẹ là trưởng bối mà”. Tôi nói: “Mẹ oán giận cũng không thể thay đổi được hiện thực. Trong tâm mẹ còn bị uất ức, mẹ còn phải tức giận, còn nổi nóng”. Bà có một năm thực sự là tức giận, nổi nóng gọi điện thoại cho tôi. Bà bị bệnh cảm khoảng hơn một tháng, ho không khỏi. Tôi rất lo lắng, tôi đã khuyên bà.
Vào năm ngoái, sau khi tôi tiếp xúc với văn hóa truyền thống, tôi đã cho mẹ tôi xem những đĩa giảng này. Việc giáo dục này vô cùng quan trọng, trong gia đình không thể thiếu nền giáo dục này được. Sau khi mẹ tôi xem xong thì hiểu rõ, không yêu cầu người khác nữa, chỉ yêu cầu chính mình. Mẹ tôi chỉ cần ra nước ngoài chơi, ra nước ngoài du lịch, bất luận con dâu có tốt hay không cũng nhất định tặng một món quà như nhau, làm không tốt cũng như vậy. Tôi có một người em dâu, cha của cô ấy bị bệnh. Lần đầu tiên làm phẫu thuật tim, mẹ tôi đã lấy một ít tiền tặng cho họ để biểu hiện chút thành ý. Cách một thời gian lại cần làm phẫu thuật nối mạch máu tim lần thứ hai, mẹ tôi đã hỏi tôi: “Ông ấy lại bệnh rồi, mẹ có cần tặng tiền nữa không?”. Tôi nói: “Mẹ tặng đi! Mẹ không có tiền thì con gửi cho mẹ một ít. Vì nhà họ rất khó khăn, không phải gia đình rất giàu có, cần phải cho!”. Điều kiện gia đình anh trai của em dâu tôi cũng bình thường. Sau đó họ sinh con, mẹ tôi hỏi tôi: “Có cần đem những y phục mà trẻ nhỏ nhà mình mặc thừa tặng lại cho họ để họ đỡ phải mua hay không”. Tôi nói: “Cần ạ! Ngoài ra, mẹ đừng tặng đồ cũ mà mua mấy bộ đồ mới”. Khi tôi mua đồ ăn cho con trai tôi, tôi đều mang về rất nhiều. Trong gia tộc tôi có khoảng mười người, tôi đều mua cho họ mỗi loại một ít. Như bánh trung thu, hôm đó tôi ở công ty đã đặt trước hai mươi hộp. Họ hỏi: “Tại sao chị đặt nhiều bánh như vậy?”. Tôi nói: “Trước Tết Trung Thu ba mẹ tôi phải về Đan Đông, có cậu tôi, còn có gia đình em dâu tôi, đều phải tặng. Mẹ tôi có trách nhiệm phải trở về để tặng bánh Trung Thu nên tôi phải đặt trước”. Dần dần thì mối quan hệ đã được chuyển biến.
Sự chuyển biến như thế nào vậy? Mùa hè năm nay, em dâu về nhà tôi đã chủ động xuống bếp làm việc, lau nhà. Mẹ tôi nhẹ nhàng nói với tôi: “Tịnh Du à! Tại sao nó lại thay đổi như vậy, trước đây nó đâu có như vậy”. Tôi nói: “Mẹ à! Bởi vì mẹ thay đổi, nên chúng con đều thay đổi. Đương nhiên em ấy cũng thay đổi mà không cần phải nói. Nói không có tác dụng gì cả”. Mẹ tôi nói: “Ừ!”. Tôi nói: “Mẹ cứ đối đãi tốt với cô ấy, còn tốt với cô ấy hơn cả mẹ của cô ấy nữa, mẹ xem cô ấy có thay đổi hay không?”. Mẹ tôi nói : “Ồ, mẹ hiểu rồi!”. Cho nên, mỗi lần mẹ tôi từ Đại Liên về Đan Đông, bà đều mua rất nhiều đồ ăn, đồ uống cho các con cháu, cho con dâu. Sau đó một hôm, mẹ tôi nói với tôi: “Tịnh Du à! Con nói xem, nền văn hóa truyền thống này thực sự rất có sức hấp dẫn. Làm sao nó có thể chuyển hóa được cái gia đình này, chuyển hóa được mối quan hệ này vậy?”. Tôi nói: “Kỳ thực, những thứ mà văn hóa truyền thống giảng nói đều là trong tâm chúng ta vốn có. Làm người vốn dĩ nên làm như vậy. Chúng ta không làm theo những điều vốn có đó thì sẽ khổ não, sẽ đau khổ. Mẹ trở về cái vị trí vốn có đó thì mẹ sẽ vui vẻ”. Hơn nữa, tôi nói: “Mẹ à! Nếu mẹ muốn xử lý tốt các mối quan hệ thì Sư phụ giảng kinh đã nói rồi. Thứ nhất chính là bố thí, nói trắng ra chính là mua đồ, mời khách, tặng quà, nên làm nhiều những việc này”. Bởi vì bản thân tôi có thể hội rất sâu, vì sao ba mẹ tôi rất nghe lời tôi, bảo họ xem đĩa gì thì họ sẽ xem đĩa đó? Thông thường xem xong đĩa giảng này, họ sẽ nói: “Tịnh Du à, ba mẹ học xong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên rồi, tiếp theo xem đĩa gì vậy con?”. Tôi nói: “Hay là xem Kinh Địa Tạng, tháng tới là tháng bảy âm lịch rồi”. Mẹ tôi nói: “Được, vậy xem từ đầu hả?”. Tôi nói: “Vâng ạ! Xem từ đầu”.
Bởi vì tôi học văn hóa truyền thống từ năm ngoái, , nên trở về phải thực hành. Lúc đó mẹ tôi ở Đan Đông, còn tôi ở Đại Liên, mẹ tôi đã làm một bài thống kê, mẹ tôi nói, đại khái hơn nửa năm nay số lần con mang đồ về nhà không dưới năm mươi – sáu mươi lần. Có lẽ, không đến năm – ba ngày thì tôi lại gửi về. Ví dụ đến Bắc Kinh, nhìn thấy bánh kem (chính là bánh kem Đạo Hương Thôn mà mẹ tôi rất thích ăn), tôi mua hai hộp lớn, đưa biếu mẹ tôi một hộp. Kỳ thực cũng không đắt, một hộp cũng chỉ có bảy mươi tệ. Tôi nói: “Còn hộp kia thì cho em dâu của con, muốn ăn thì ăn”. Có lúc, quần và áo của chồng tôi mà không thể mặc được nữa (đều là đồ hàng hiệu cũng không nỡ vứt đi), nếu ba tôi có thể mặc thì tôi nói với mẹ tôi: “Mẹ đừng chê mà bỏ đi. Nếu ba con không thể mặc được thì cho em trai con mặc”. Đều là những thứ rất nhỏ nhặt, kỳ thực cũng không đáng tiền.
Có lúc người ta tặng tôi một hộp lá trà, tôi cũng mang về. Sau đó, mỗi lần mẹ tôi đều ghi chép lại. Sau khi ghi chép, thống kê lại, thì bà vô cùng cảm động. Vì điều này bà còn tự mình viết một lá thư cho tôi. Tôi nói: “Mẹ à! Trước đây con làm quá ít. Kỳ thực, đây chính là bù đắp cho những việc trước đây mà con vẫn chưa làm được”.
Trước đây, ba tôi làm cán bộ cấp cục, khi vừa mới nghỉ hưu ông có cảm giác mất mát. Thứ nhất là không có xe, không có tài xế. Cho nên, năm trước tôi nói với ông: “Ba à! Ba đừng nổi giận. Ba mua một chiếc đi, con dẫn ba đi xem, thiếu bao nhiêu tiền con sẽ bù”. Tôi bù hơn một nửa tiền. Ba tôi lái xe, tôi nói với mẹ tôi rằng: “Mẹ xem, mẹ thật hạnh phúc, có lãnh đạo cấp cục làm tài xế cho mẹ. Ba mẹ hãy hưởng thụ những ngày an vui cuối đời này đi”. Mẹ tôi cũng rất vui vẻ.
Trước khi nghỉ hưu, ba tôi còn có một nguyện vọng vẫn chưa thực hiện được. Tức là người ta đã đồng ý với ông, trước khi ông nghỉ hưu họ sẽ sắp xếp cho ông ra nước ngoài du lịch một chuyến, hình như là đi Châu Âu. Kết quả, bởi vì ông sắp nghỉ rồi, cho nên vị trí đó đã chuyển cho người khác, nên ông không có phần. Lúc đó, khi ba tôi mới nghỉ hưu luôn rất buồn rầu. Khi đó thân thể cũng không tốt lắm, nên lúc ấy tôi đã hứa với ba tôi: “Ba à! Không dùng tiền nhà nước ra nước ngoài chơi là tốt nhất, ít tạo nghiệp. Đây là ông trời để ba tích phước đấy!”. Tôi nói: “Sau này ba mỗi năm đi một lần, toàn bộ chi phí con gái sẽ chi, ba không cần phải lo”. Cho nên, năm đầu tiên ba tôi nghỉ hưu, tôi đã biếu tiền cho ba mẹ tôi đi Châu Âu. Sau đó, tôi còn cùng ba mẹ trù tính. Tôi nói: “Hiện tại ba mẹ vẫn còn trẻ (mới hơn sáu mươi tuổi), nên đi những nơi xa trước, sau này già rồi thì đi những nơi gần hơn”. Ba mẹ nói: “Được!”. Cho nên năm nay ba mẹ lại đi Mỹ. Mỗi lần đi, ba mẹ đều chụp rất nhiều ảnh. Sau khi trở về tôi nói: “Ba mẹ có thể tự mình thưởng thức những tấm hình này”. Ba mẹ già rồi, nên lấy chúng ra để thưởng thức. Ngoài ra, tôi còn rất nghiêm túc xem những bức hình này, phải nghe ba mẹ kể. Thông thường, công việc này phải duy trì một tuần lễ thì sự nhiệt huyết đó của ba mẹ mới có thể giảm xuống.
Kỳ thực, nước Mỹ tôi cũng từng đi rồi, nhưng vẫn phải nghe kể lại ở đây ba mẹ tham quan như thế nào, ở kia ba mẹ tham quan ra sao. Tôi nói: “Đều quá tốt!”. Đây là [chuyện kể] năm nay. Kế hoạch năm sau là đi nước Úc. Tôi nói: “Được ạ! Đúng lúc có thể đến Học Viện Tịnh Tông của Sư phụ tham quan một chút”. Cho nên, mỗi năm tôi đều lấy tiền cúng dường ba mẹ nên họ cũng vô cùng vui vẻ.
Hơn nữa, trên đường đi du lịch ba mẹ tôi còn hoằng dương văn hóa truyền thống. Đoàn du lịch này chẳng phải hơn hai mươi người sao? Mẹ tôi lấy một quyển “Đệ Tử Quy” ở đó xem rất nghiêm túc. Người bên cạnh liền hỏi: “Cô à! Cô xem cái gì vậy?”. Mẹ tôi nói: “Đây là văn hóa truyền thống, các cháu không hiểu đâu”. Họ nói: “Không hiểu thì có thể học mà!”. Mẹ tôi nói: “Vậy cháu xem đi, chỉ có cuốn này thôi, không còn nữa đâu”. Sau đó mọi người đều xem là vật quý hiếm, đều tranh nhau xem. Sau khi tranh xong, ba tôi nói: “Mọi người đừng tranh nhau nữa, ghi địa chỉ lại, sau khi trở về nếu mọi người thật sự muốn học, thật sự muốn xem, tôi sẽ gửi miễn phí cho mọi người. Nếu mọi người không muốn học, không muốn xem, thì tôi sẽ không gửi nữa”.
Công việc sau khi đi du lịch xong, trở về là liên tục gửi “Đệ Tử Quy”, gửi đĩa “Hài Hòa Cứu Vãn Nguy Cơ” cho cả đoàn. Tôi cũng cùng bận rộn với ba mẹ, vô cùng vui vẻ. Ba tôi còn nói: “Tịnh Du à! Người này là trọng điểm. Vì ông ấy là lãnh đạo một công ty, nên những cái quan trọng thì gửi cho ông ấy nhiều một chút. Nhân viên phía dưới ông ấy còn phải học nữa”. Tôi nói: “Vâng ạ!”. Tôi phối hợp với ba tôi làm công việc này. Làm xong rồi ba còn phải gọi điện thoại, còn phải chia sẻ với nhau học như thế nào. Cho nên, cuộc sống cuối đời của ông rất hạnh phúc, rất vui vẻ.
Do vậy các bạn xem, văn hóa truyền thống không chỉ đơn thuần có thể giúp gia đình hòa thuận, mà thực sự nó có thể giúp toàn bộ đời sống tinh thần của bạn vô cùng phong phú, vô cùng tự tại, bạn sẽ có năng lực chăm sóc rất tốt cho gia đình này.
Câu cuối cùng trong “Khúc Tòng” là “do nghi thuận mệnh. Vật đắc vi lệ thị phi, tranh phân khúc trực, thử tắc sở vi khúc tòng hĩ”. (Nên phục tùng mệnh lệnh, tuyệt đối đừng tranh luận đúng sai, phân tranh phải trái. Đây gọi là khúc tòng)
Câu cuối cùng trong “Khúc Tòng” nói là gì? Câu nói này tương đối không thuận miệng, tôi giải thích cho mọi người một chút. Nghĩa là, nếu những điều ba mẹ chồng nói là đúng, thì bạn đương nhiên phải thuận theo, không có vấn đề gì. Nếu họ nói không đúng, vậy phải làm sao? Bạn vẫn phải thuận theo. Gồm bốn chữ là: “Do nghi thuận mệnh”, đặc biệt cần phải phục tùng mệnh lệnh. Trên mặt chữ mà nhìn, chữ “mệnh” này hình như là mệnh lệnh của ba mẹ chồng, nhưng trên thực tế thì không phải, đây là bạn phải thuận theo vận mệnh của bạn, còn có thể cải tạo vận mệnh của bạn. “Mệnh tự mình tạo, phúc tự mình cầu”. Bạn đừng có oán hận! Bạn nói: “Ông trời sắp xếp cho bạn một cuộc hôn nhân như vậy”, như trong “Nữ Luận Ngữ” nói: “Do duyên phận đời trước, nên đời này mới kết hôn”. Do duyên phận này của bạn, nên bạn mới gặp phải gia đình như vậy, người chồng như vậy, ba mẹ chồng như vậy, nên bạn không có gì phải oán hận cả. Giống như tiết giảng trước tôi đã nói, chưa học tốt thì phải cố gắng mà học cho tốt.
Phía sau là “tuyệt đối đừng tranh luận đúng sai, phân tranh phải trái. Đây gọi là khúc tòng” (vật đắc vi lệ thị phi, tranh phân khúc trực, thử tắc sở vi khúc tòng hĩ). Nghĩa là gì? Đừng nên tranh đúng sai, tranh phải quấy với mẹ chồng. Mọi người khi sống chung với nhau hãy nhớ, đặc biệt hãy nhớ bốn nguyên tắc cơ bản của cô Lưu Tố Vân. Tôi xin nêu thêm một điều là năm nguyên tắc: “Không tranh luận, không bình luận, không biện luận, không giải thích, không đánh giá”. “Không đánh giá” là tôi thêm vào, tức là không ở trước mặt ba mẹ chồng đánh giá người này trong nhà như thế này, người kia như thế kia, chồng như thế nào, chị chồng như thế nào, bạn bè thân thích như thế nào. Không đánh giá, cũng không tranh luận với mẹ chồng. Hầu hết những việc trong gia đình đều là những chuyện nhỏ nhặt không đáng kể, bạn rơi vào trong đó thì bạn có thể tranh cãi ra được chuyện thị phi đầu cuối gì chứ? Không tranh ra được, bạn hãy dứt khoát tùy thuận nó đi. Họ nói thì nói, đặc biệt là người già, họ nói thì bạn nghe.
Như tôi, trên căn bản ba mẹ tôi hoặc là ba mẹ chồng tôi nói, thì tôi đều nghe. Nghe rồi, đúng thì chúng ta thực hành, còn cảm thấy điều này vẫn thiếu sự suy xét thì tạm thời bạn hãy cứ nghe, đợi tới đúng thời điểm thuận lợi thì chúng ta hãy đem đạo lý ra giảng giải một chút.
Nếu mẹ chồng đối với bạn càng không tốt thì bạn càng nên cảm ân, vì toàn bộ đều là tặng phước báo cho bạn. Có một câu nói tôi thấy thường được nhắc tới trong cuốn sách “Mẹ Hiền Con Hiếu” là: “Phước đều đến từ trong nghịch cảnh”. Trong thuận cảnh rất ít khi có phước, mà đều là hưởng phước, tiêu phước, tiêu hao phước báo của bạn. Trong nghịch cảnh mới đều là phước. Nghịch cảnh như thế nào? Nghịch cảnh đến thì bạn tùy thuận. Nếu nghịch cảnh đến mà bạn không muốn thọ nhận, thì bạn không có phước, đều bị bạn làm mất hết rồi. Nghịch cảnh đến bạn thuận theo, tiếp nhận không tức giận thì phước báo sẽ xuất hiện. Phước báo hiện tiền thì cảm nhận quan trọng nhất của bạn là gì? Mọi việc đều thuận lợi. Thật sự là như vậy. Việc này bản thân tôi có thể hội rất sâu.
Năm ngoái, tôi chẳng phải đã nói, khi mới học Phật tôi đã bị mẹ chồng phản đối hay sao? Năm ngoái, khi mới học tập văn hóa truyền thống, tham gia các buổi luận đàmn, thì mẹ chồng tôi rất tức giận nói: “Không có việc gì nhàn rỗi hay sao mà đi làm nghĩa công cái gì. Con có vấn đề rồi, con phải suy nghĩ cho rõ ràng. Không ở nhà cố gắng kinh doanh kiếm tiền đi”. Mới đầu thì bà không hiểu. Có một lần, tôi từ đảo Tần Hoàng trở về, lúc đó cả ngày chưa ăn cơm, trên đường hình như chỉ ăn một cái bắp ngô, thân thể lại không tốt lắm. Bởi vì tôi đến đảo Tần Hoàng trước mười mấy ngày để chủ trì đại hội ở đó, rất mệt. Sau đó, hơn tám giờ tối thì xe khách đến Đại Liên, tài xế đến đón tôi về. Lúc đó, ba chồng tôi ở trong bệnh viện làm phẫu thuật vừa xong, nên tôi đến bệnh viện thăm ông trước. Ngoài ra, bên chủ trì đại hội có tặng tôi một ít thức ăn, tôi muốn đưa cúng dường cho ba mẹ trước.
Không ngờ sau khi đến, vừa gặp mặt thì đã bị mẹ chồng tôi giáo huấn tôi một trận té tát: “Sau khi con đi rồi, không thể dạy dỗ tốt con cái được”. Lúc đó, trong tâm tôi có chút giận. Sau đó tôi nghĩ, tôi học văn hóa truyền thống rồi nên không được như vậy, phải điều chỉnh lại tư tưởng của mình thôi. Tôi nghĩ: “Đúng! Mẹ chồng nói có đạo lý”. Bởi vì sau khi tôi đi thì việc chăm sóc con cái nhất định sẽ có chút thiếu sót. Bà lại nói, chăm sóc cho con trai bà cũng thiếu sót. Cũng đúng! Bà nói với tôi khoảng bốn mươi phút. Sắc mặt của tôi có thể rất kém, ba chồng tôi không nhẫn tâm, nên nằm trên giường bệnh ông nói với bà: “Tịnh Du có lẽ vẫn chưa ăn cơm, để nó về nhà ăn cơm trước đi, bà nói sau cũng không muộn mà!”. Bởi vì trung tâm hồi sức đó cách nhà tôi rất gần. Mẹ chồng tôi rất nghiêm khắc nói: “Cơm không vội ăn, phải nói rõ ràng với nó đã”. Tôi nói: “Mẹ à! Mẹ nói rất đúng!”. Cậu tài xế của tôi ngồi đối diện nhìn tôi. Cậu tài xế đó đã rơi nước mắt. Tôi nói với tài xế: “Lấy cho tôi quyển sổ”. Tôi nói: “Mẹ à! Mẹ từ từ nói, con sẽ ghi lại. Con sợ bây giờ đầu óc con không tỉnh táo lắm, cả ngày con chưa ăn cơm. Con sẽ nghiêm túc ghi lại”. Mẹ chồng tôi cũng rất nghiêm túc. Mẹ chồng tôi nói: “Vậy lấy sổ ra”. Tôi lấy cuốn sổ ra, rất nghiêm túc ghi chép lại mấy điều đó, rất cung kính. Tôi nói: “Mẹ à! Mấy điều này phải không?”. Mẹ tôi nói: “Đúng vậy! Mấy điều này”. Tôi nói: “Mẹ yên tâm, con nhất định sẽ thực hiện tốt mấy điều này để mẹ an lòng”. Lúc đó, tôi thật sự không tức giận. Sau đó, tôi trở về nhà. Lúc về nhà, cậu lái xe đã hỏi tôi: “Chị có giận không?”. Tôi nói: “Không giận! Mẹ chị nói có đạo lý mà!”. Đích thực là bạn lo chuyện này thì hỏng chuyện kia, bản thân ở nhà vẫn chưa làm tốt. Tôi nói: “Nếu chị làm tốt thì mẹ chồng sẽ không như vậy. Ba chồng vẫn còn bệnh, vẫn đang phục sức”. Cho nên, tôi cảm thấy đó là lần cuối cùng, sau này không xảy ra nữa. Từ đó về sau, mẹ chồng tôi càng ngày càng hiểu, càng ngày càng tán đồng, hiện nay thì hoàn toàn tán thành văn hóa truyền thống rồi. Hơn nữa, mẹ còn kêu gọi chị cả, chị hai tôi cùng học tập. Năm nay, khi sinh nhật bà, bà đã nói: “Xã hội hài hòa bắt đầu làm từ “Đệ Tử Quy”. Cho nên, mấu chốt là xem bạn làm như thế nào, không phải ở việc bạn học ra sao.
Buổi chiều hôm nay tôi chủ yếu chia sẻ với mọi người mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu. Đây là một khóa học rất quan trọng của nhân sinh. Bản thân tôi học cũng không tốt lắm, giảng có chỗ không thỏa đáng, xin các thầy cô giáo, các vị đại đức chỉ bảo, góp ý thêm. Xin cảm ơn mọi người!
Trân trọng kính mời Quý vị nghe giảng bằng bản mp3