Vào thời nhà Tùy, có ba anh em, người anh cả tên là Điền Chân, hai người em tên là Điền Khánh và Điền Quảng. Cha mẹ đều qua đời, Điền Chân dự định chia gia tài thành ba phần để ở riêng. Tất cả đồ đạc đều đã chia xong, trước cửa nhà họ có cây hoa Tường Vi, cây này sẽ chia ra sao đây? Ba anh em đều nói, hay là chặt thành ba phần, như thế cũng công bằng. Kết quả chưa nói xong bao lâu thì cây này đã chết khô.
Điền Chân thực ra cũng là người cũng được học hành, vừa thấy cây chết khô, anh ta bỗng nhiên nhớ đến câu nói “Anh em như thể chân tay”. “Anh em chúng ta ở riêng, phải chia cả cây, cây cũng cảm nhận được hành động vô nhân ái, không thiện cảm này ngay lập tức chết khô”, Điền Chân nghĩ, chúng ta không thể đến thân cây gỗ cũng không bằng, nên phải yêu thương thân ái mới đúng. Cho nên, ông kể lại cảm nhận này cho người em nghe, mong rằng chúng là là anh em như thể tay chân, đều được cha mẹ nuôi dưỡng nên, cha mẹ không mong thấy chúng ta xa cách thế này.
Sau này ba người anh em cũng không ở riêng mà ở cùng nhau, kết quả là cây Tường Vi này không bao lâu lại sống lại. Cho nên, vạn vật thực sự đề có cảm nhận, đến cây còn cảm nhận được gia đình bất hòa mà khô héo, cũng cảm nhận được từng thành viên trong gia định phải đoàn kết hòa thuận thì mới xum xuê trổ lá.
CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)