Đừng quên tình bạn lúc gian nan, chớ phụ vợ hiền thuở hàn vi

Vào thời Quang Vũ Đế thời Đông Hán, có một vị đại thần tên là Tống Hoằng. Ông vô cùng có đức hạnh, làm Tư Không của đất nước, đây là một chức quan rất to. Khi đó, phu quân của công chúa Hồ Dương – chị gái của Quang Vũ Đế ua đời, bà ở vậy một mình. Khi công chúa Hồ Dương cùng nói chuyện với Quang Vũ Đế có tiết lộ có ý muốn lấy Tống Hoằng, bởi bà cảm thấy Tống Hoằng vô cùng có đức hạnh. Thông thường, vương thân quý thiết được gả cho vị quan cấp dưới, thì vị quan này sẽ ngay lập tức trở thành hoàng thân quốc thích, hơn nữa còn là anh rể của hoàng thượng. Đó là một điều rất vinh dự. Quang Vũ Đế liền thăm dò ý tứ của Tống Hoằng, xem ông có ý bỏ lại nguyên phi mà lấy chị ông hay không.

Thông thường, người ta đều hi vọng có được hôn sự như thế này, nhưng Tống Hoằng lại không. Sau khi ông nghe xong, liền nói với Quang Vũ Đế: “Đừng quên tình bạn lúc gian nan, chớ phụ vợ hiền thuở còn hàn vi”. Người vợ tào khàng chính là đại diện cho nguyên phi, là người vợ cùng chúng ta khó nhọc xây dựng gia đình, sao có thể ruồng bỏ được chứ? Cách nói của Tống Hoằng rất khéo léo, ông nói với hoàng thượng “Đừng quên tình bạn thuở gian nan” trước, khi hoàng thượng nghe được cậu này liền có tâm nâng cao đạo nghĩa; tiếp theo ông mới nói “Chớ phụ vợ hiền thuở còn hàn vi”. Như thế, hoàng thượng cũng cảm thấy có chút ngại ngùng, và cũng không ép người khi khó. Tống Hoằng tuy chỉ là từ chối việc hôn sư, nhưng phạm vi ảnh hưởng của ông lại rất lớn.

Vì ông là quan… của triều đình, nếu như ông lấy chị gái của hoàng thượng, sẽ tạo ra tiếng tăm không tốt trong triều đinh. Mà ông có đạo nghĩa thế này, cũng đã chấn chỉnh tinh thần tôn trọng nghĩa tình trong triều đình. Tin rằng, tất cả vị quan thời đó nhất định sẽ không dám ruồng bỏ nguyên phi. Còn nếu đã ruồng bỏ, nhất định sẽ phải nhận những lời trách cứ. Thật sự rằng, từng việc mà học nhân đã làm, đều phải chịu trách nhiệm với xã hội và đất nước, không chỉ là xã hội và đất nước thời đó mà còn cho cả thời sau nữa. Những tấm gương này đều là công đức vô lương. Nếu như không có câu chuyện do Tống Hoằng làm ra, thì chúng ta sẽ không có cơ hội học tập hiệu quả.

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)