Dữu Cổn chăm anh bị dịch bệnh

Người thời xưa rất chú ý và quý trọng tình nghĩa anh em như thể tay chân. Vào thời nhà Tấn, có đứa trẻ tên là Dữu Cổn. Đúng lúc vùng quê nhà họ có một trận dịch bệnh, người anh cả qua đời do dịch bệnh, còn một người anh khác thì đang bị bệnh. Mọi người trong làng đều xa lánh, cha mẹ cậu cùng với chú bác đều cũng muốn bỏ đi và còn muốn mang cậu theo. Dữu Cổn liền nói với người lớn: “Con không dễ mắc bệnh đâu, cho nên không sợ, con muốn ở lại”. Chúng ta thấy rằng những bậc trí thánh, tấm lòng của họ thực sự đã làm được “Dù có hy sinh bản thân, cũng phải giữ trọn đạo nghĩa”. Thực ra, thái độ thế này phù hợp với chân tướng nhân sinh vũ trụ. Khi cậu đối diện với sự sống với thái độ nghĩa tình, thì thậm chí thân mạng có kết thúc, thì kiếp sau cậu cũng có nơi tốt đẹp để đi về. Còn giả như đi ngược với đạo nghĩa, thì dù có cố kéo dài được thân mạng, thì kiếp sau liệu có nơi chốn tốt để đi chăng? Không thể nào. Hơn nữa, quan trọng hơn, mặc dù có thể sống theo mấy chục năm, thì cũng là không phải với lương tâm của mình, một đời sẽ không hạnh phúc. Còn những bậc trí thánh lại có thể viết lênn những tác phẩm hay cho từng quãng đời, có thể biến cục sắt thô thành tấm lụa ngọc, biến hiểm nguy thành cát tường. Dữu Cổn ở lại chăm sóc người anh, tối đến cậu còn đến trước bia mộ người anh đã mất để bái lạy và khóc một mình. Không bao lâu sau, bệnh của người anh bỗng khỏi. Bệnh vì sao lại khỏi chứ? Với tình nghĩa anh em sâu đậm thế này, từng bát thuốc bưng đến đều là ý niệm thiện gia trì, đều sự gia trì của đạo nghĩa, của ân nghĩa, cho nên người anh cậu uống vào thì rất có hiệu quả. Sau này, bệnh tình người anh khỏi rồi, cậu cũng không bị truyền nhiễm nữa. Cha mẹ lại trở về quê nhà, thấy anh người con đều sống thì vô cùng vui mừng. Đây là vào thời nhà Tấn, Dữu Cổn đã làm ra một tấm gương cảm động về tình anh em như thể tay chân.

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)