Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 11A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 11A

Kính chào các vị trưởng bối, các bạn, chào mọi người!

Chiều tối hôm nay mưa gió khá lớn, mọi người không sợ mưa gió còn tới trung tâm, cùng tới học “Liễu Phàm tứ huấn”, gọi là “hiếu học gần với tri”, hết sức hạ công phu tới học tập kinh điển, nhất định sẽ có trí huệ. Có trí huệ rồi có thể dẫn dắt con cái chúng ta bước vào con đường cuộc đời đúng đắn, có được nhân cách lành mạnh. Đồng thời thái độ hiếu học này, cũng có thể trở thành gia đạo, gia phong của các vị phụ huynh. Cho nên khi nào truyền thừa gia phong, sao quý vị nhìn tôi một cách ngây ngô, gia phong là quý vị phải truyền thừa, any time, any where, bất kì lúc nào ở đâu, nhất ngôn nhất hạnh, nhất cử nhất động, thậm chí khởi tâm động niệm đều phải hình thành gia phong trong nhà. Mọi người nghĩ lại 1 chút, chúng ta hồi nhỏ trưởng thành, tâm tính cha mẹ thế nào, chúng ta có biết không? Cho nên mọi người khởi tâm động niệm, tâm thái cũng luôn ảnh hưởng không khí trong cả gia đình, lúc nào cũng luôn tâm bình khí hòa, không gấp không vội, thiên tường vân tập. Lời còn chưa nói, việc còn chưa làm, tâm khí bồng bột thì 1 việc cũng không thành.

Cho nên thật sự thương yêu con cái, lúc nào nơi nào cũng làm gương tốt cho con cái, chúng ta đọc lại 1 chút câu kinh lần trước chúng ta đã học:

“Mệnh của con chưa biết thế nào. Khi mệnh đang vinh hiển, thường nghĩ lúc hàn vi. Khi đang thuận lợi, thường nghĩ cảnh khó khăn. Khi trước mắt đủ ăn, thường nhớ cảnh bần hàn. Khi được người kính yêu, thường thấy e dè. Khi gia thế vọng trọng, thường nghĩ lúc ty tiện. Khi học vấn cao rộng, thường nghĩ mình nông cạn”.

Chúng ta đọc tới đoạn này, “Tại sao gặp chuyện tốt đều phải nghĩ như vậy chứ?”, có thể chúng ta mới bắt đầu nhìn, còn chưa thể lý giải. Chúng ta cảm nhận từ 1 số câu tục ngữ “Cảnh tốt không giữ lâu, hoa đẹp không thường nở”, “10 năm hà đông 10 năm hà tây”. “Giàu không quá…”, câu này phải chỉnh lại 1 chút, bây giờ không phải nói 3 đời, 1 đời cũng qua không được, nói thẳng với mọi người không phải 1 đời không qua nổi, ngay cả 5 năm cũng không qua nổi. Tại sao? Con người, họ không hiểu sự lý, tốc độ tạo nghiệt, tạo ác quá nhanh, bỗng chốc phước báo hao tổn hết.

Chúng ta coi hậu thế của mấy nhà doanh nghiệp, hễ ra ngoài làm bừa 1 trận, tức là 500 triệu 1 tỉ cũng hết luôn, tiêu xài ghê gớm như vậy. Cho nên thật sự muốn chấn hưng gia tộc, gia đạo của mình, “quan trọng không gì bằng dạy con”, phải dạy con  có đức hạnh, có trí huệ, nếu không quý vị kiếm tiền nhiều tới đâu chúng cũng chớp mắt xài sạch sẽ hết. Kiếm tiền giống như cầm cây kim từ từ chọn đống đất đó qua đây, chọn qua đây, chất chúng lại, quý vị mới có tài phú, gọi là “thành gia như kim chọn đất”, không dễ dàng, tiếng Mân Nam chúng ta gọi là thắt lưng buộc bụng, rất tiết kiệm. Nhưng “bại gia như nước cuốn cát”, quý vị tích phước báo 3 đời, 5 đời người, thì bại xuống như cái gì? Như sóng nước nhào tới cuốn trôi tất cả cát. Mọi người quan sát kĩ coi, rất nhiều nhân vật chính trị tài phú của họ, địa vị của họ rất cao, cái đó đều là tổ tiên họ cả mấy đời tích lũy được. Nhưng quý vị coi nhân vật chính trị phạm pháp, ly hôn, nhiễm rất nhiều thói xấu, con cháu những quan lớn này tới vũ trường nhảy nhót rồi đánh người. Quý vị coi, tích phước nhiều đời như vậy, ở ngay đời này đã bị hủy hoại hết. Cho nên từ những hiện tượng xã hội này cảm nhận người xưa nhắc nhở chúng ta “quan trọng không gì bằng dạy con”. 1 gia đình quan trọng nhất là đem việc dạy con đặt ở vị trí đầu tiên.

Chúng tôi vừa mới nói với mọi người cảnh tốt không giữ lâu, tại sao? Đây là 1 kết quả, xin hỏi mọi người có gặp gia tộc nào cảnh tốt giữ lâu không? Có không? Mọi người có từng thấy gia đạo trăm năm không suy không? Có. Khổng Tử đã hơn 2500 năm rồi, quý vị còn lắc đầu, hậu thế của Phạm Trọng Yêm khoảng 900 năm rồi, rất hưng thịnh! Tôi đã gặp mấy đời sau của nhà họ Khổng, đời sau của họ Phạm, ai ai cũng có thành tựu, 1 người bại gia cũng không có, nhân khẩu là mấy chục vạn, mấy trăm vạn, quý vị coi gia đạo đó quan trọng biết mấy. Chúng ta bây giờ sanh 1 đứa, hễ không cẩn thận thì biến thành bại gia tử, hễ không cẩn thận nhé, vẫn phải dạy nghiêm túc, có nghiêm túc dạy chắc chắn sẽ khác.

Cho nên những gia đạo ngàn năm không suy này, trí huệ trong đó là gì? Học vấn ở đâu? Cái này chúng ta phải học. Đoạn này là thái độ xử thế mà tiên sinh Liễu Phàm truyền cho con ông, hậu thế của ông hết sức tốt, hơn nữa ông chỉ đem trí huệ, kinh nghiệm cuộc đời mình truyền lại trong quyển “Liễu Phàm tứ huấn” này, đã vì họ Viên của ông tích lũy vô lượng vô biên phước báo. Bây giờ vẫn tích lũy, tất cả những người được thọ ích nhờ “Liễu Phàm tứ huấn” thì phước báo này đều ghi cho hậu thế của ông.

Cho nên các vị phụ huynh, quý vị có muốn để lại quyển sách nào giống “Liễu Phàm tứ huấn” không? Đời này quý vị thay đổi số mệnh cho tốt quý vị sẽ để lại được, con cháu hậu thế quý vị sẽ có phước báo. Lão Tử có 1 câu nói “họa phước đi đôi”, đúng chưa? Họa và phước là tới đồng thời, “khi đang hiển vinh”, “khi đang thuận lợi”, “trước mắt no ấm”, đây là phước báo hiện tiền. Sao có thể giữ gìn phước báo mà không bị suy bại, đó là phải biết phương pháp giữ gìn phước báo thế nào, nếu không trong cái phước đó cái họa sẽ tới. Do hễ hưởng phước 1 đống thì tập khí sẽ tới, “kiêu, xa, dâm, dật”, ở đại lục có 1 cách nói là “phú nhị đại”, thế hệ sau của người giàu có, bây giờ rất cuồng vọng, tông chết người cũng không xin lỗi, tông chết người cũng không hối hận “Nhà tôi có tiền, cha tôi có địa vị, có quyền thế”, nên cuồng vọng tới mức độ này. Cái này không giáo dục rất đáng thương! Tình thương quý vị cho chúng biến thành hậu thuẫn để chúng phạm tội lớn ngập trời, quý vị đang hủy hoại chúng. Cho nên “họa phước vô môn, duy nhân tự chiêu”, cái tâm này chiêu cảm tới phước báo, cũng chiêu cảm họa hoạn.

Vậy chúng ta coi, thật ra đoạn này trọng tâm nhất tức là khiêm tốn. Quẻ 64, “Kinh dịch” có 64 quẻ, mỗi 1 quẻ có 6 hào, trong 6 hào đại đa số là cát hung đều có, có cái cát nhiều, có cái hung nhiều, chỉ có 1 quẻ không có hung chỉ có cát, gọi là “6 hào đều cát”, tức là “quẻ khiêm”.

Dạy con cái khiêm tốn hết sức quan trọng, dạy con cái giữ mình, biết nhúng nhường rất quan trọng. Cho nên trong quyển “Lễ kí” này của Nho gia chúng ta, cái này cũng là 1 trong ngũ kinh. “Lễ kí” mở đầu nói 1 câu rất quan tọng, câu nói này mọi người ghi lại biến thành gia đạo của quý vị, là “ngạo bất khả trưởng”, ngạo mạn không thể tăng trưởng; “dục bất khả túng”, dục vọng không được phóng túng; “chí bất khả mãn”, không thể tự dương tự đắc cảm thấy mình rất ghê gớm, đức hạnh và phước báo sẽ thoái lui. Sau đó “lạc bất khả cực”, vui quá mức sẽ thế nào? Bây giờ hiện tượng này quá là nhiều, quý vị coi bây giờ sinh viên đại học sống kiểu gì? Chúng tôi có 1 đồng nghiệp đi Australia, con của chị cô đang học đại học, đồng nghiệp này của chúng tôi ngủ sớm dậy sớm, 10 giờ chuẩn bị đi ngủ rồi, cháu trai cô nhìn thấy: “Dì làm gì đó? Dì đang làm gì đó?”, “Đi ngủ”, “Bây giờ đi ngủ? Dì có nhầm không vậy? Đầu óc dì có vấn đề? 1 ngày của chúng ta, thời gian happy của chúng ta mới vừa bắt đầu”.

Thời đại bây giờ điên đảo tới nỗi người có vấn đề còn cười người khác có vấn đề. Quý vị coi không hiểu lý, thấy 1 người rất hiếu thuận: “Làm ơn, làm gì có ai hiếu thuận như chị thế này, chị thiệt thòi quá”, người ta hiếu thuận họ còn khuyên người ta đừng hiếu thuận nữa, ông trời không trừng phạt họ mới lạ. Cho nên người bây giờ 1 người tận trung giữ chức còn bị người ta cười, 1 người cương trực ngay thẳng chưa từng lấy của công còn bị người ta cười. Cho nên hiện tượng bây giờ phải cố gắng xoay chuyển tình thế, nếu không con người mỗi ngày tạo nghiệp, “làm việc bất nghĩa sẽ tự giết mình”, phước báo dùng hết thì mệnh cũng không còn. Tới lúc đó có muốn hành thiện cũng không kịp nữa, 1 hơi thở vẫn còn, có thể tích lũy công đức, 1 hơi thở không còn thì muốn sửa cũng không kịp nữa.

Phải viết cho mọi người 1 chút, con người không được khích động, khích động sẽ quên mất lúc nãy muốn viết gì. “Ngạo bất khả trưởng, dục bất khả túng”. Mọi người đọc 4 câu này, phải cảm nhận lão tổ tiên thật sự từ bi, thật sự thương yêu chúng ta. Mỗi 1 câu kinh điển, kinh điển vừa mở ra câu đầu tiên quý vị chỉ cần lãnh hội được, cuộc đời quý vị sẽ hoàn toàn khác, thể hiện từ ái. Câu nói đầu tiên quan trọng nhất nói với quý vị “dục bất khả túng”, mọi người có phát hiện không, người bây giờ tất cả tai nạn đều là bởi vì không nghe theo câu này.

“Chí bất khả mãn, lạc bất khả cực”, thật ra niềm vui chân thật của đời người ở sự nâng cao linh tánh, quý vị không bị tập khí, dục vọng của mình khống chế, thân tâm quý vị khinh an thì rất vui vẻ. Gọi là “học mà thực hành, chẳng phải vui lắm sao?”.

Kế đó, thuận theo lương tri của mình mà làm việc, làm thiện vui nhất, giúp người thì vui.

Nhưng người bây giờ đặt truy cầu niềm vui, truy cầu hạnh phúc ở đâu? Dục vọng,  thỏa mãn dục vọng. Họ không biết “dục là hố sâu”, thỏa mãn không được. Cho nên sức khỏe con người có vấn đề, dục vọng bành trướng, gia đình có vấn đề, tỉ lệ ly hôn cao như vậy, dục vọng khống chế không được, cha con tranh tài sản, anh em tranh tài sản, cái này đều là kết quả của sự hưởng túng dục hưởng lạc, mới có loạn tướng bây giờ.

Nếu như chúng ta có thể đọc kinh điển, chúng ta coi câu đầu tiên trong “Đại học”: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”, họ đối với hạnh phúc cuộc đời, mục tiêu cuộc đời đều rất rõ ràng, không phải hưởng thụ dục vọng, mà là gì? Khôi phục minh đức bổn thiện, khôi phục tánh đức của mình, khôi phục trí huệ đức năng vô lượng, đây là giá trị, mục tiêu của cuộc đời. Sao họ lại đi phóng túng dục vọng, sau đó linh tánh ngày càng đọa lạc?

Mọi người nghĩ thử coi, sinh viên hồi năm nhất đức hạnh tốt, hay hồi năm tư đức hạnh tốt? Vậy quý vị coi đại học rốt cuộc đang dạy cái gì? Sinh viên không học “Đại học” thì không giống sinh viên. Mọi người nghe hiểu chưa? Không đọc quyển kinh sách “Đại học” này, chúng biến đại học thành nơi ăn chơi, chẳng phải đọa lạc rồi sao? Cờ bạc, internet, nữ sắc, xong luôn, sức khỏe suy sụp, tiền đều xài hết, xài tiền xương máu của cha mẹ. Phải mau mau dạy! Dạy tới sau cùng vào đại học biến thành thế này, quý vị chẳng phải uổng phí mười mấy năm rồi sao! Quý vị coi sinh viên đọc university là “cho bạn chơi 4 năm”, loạn hết.

“Thệ giả như tư phu! Bất xả trú dạ”. Khổng Tử nhìn thấy dòng nước chảy 1 đi không quay lại, nghĩ tới thời gian cũng không quay lại, con người phải quý trọng thời gian. Người bây giờ nói thành “Ngủ thật thoải mái, không làm bài tập”, kinh điển tốt như vậy, họ dùng sự thông minh mà nói bậy, điều này rất đáng tiếc, phải lãnh ngộ những kinh văn này.

Dân tâm của Đại Mã vẫn rất thuần phác, câu lúc nãy tôi đọc hình như quý vị vẫn chưa nghe qua, quý vị vẫn chưa bị ô nhiễm. Vậy tôi sẽ không ô nhiễm quý vị nữa, tôi chỉ nói họ dùng sai rồi, cũng không phải ô nhiễm mọi người. Họ đem câu kinh “thệ giả như tư phu”, “thệ giả” là miêu tả dòng nước chảy qua rồi, “bất xả trú dạ”. Cho nên thánh hiền quý năm tháng, quý thời gian, sau đó có người đem nó sửa thành “Ngủ thật thoải mái, không làm bài tập”, cái này là dạy hư con cái mất rồi, khiến con cái hư mất.

Cho nên quý vị đọc đến những câu kinh này, còn phải cảm nhận được sự che chở từ ái của tiên sinh Liễu Phàm đối với hậu thế của ông, đều ở giữa những câu chữ này. Con à, cha không biết vận mệnh con sau này ra sao, nhưng mệnh vừa là… Đem chuyện lúc đầu gặp Khổng tiên sinh, gặp thiền sư Vân Cốc, cả quả trình này đều là giúp con ông hiểu được thay đổi vận mệnh ra sao. Con à, vận mệnh con sau này ra sao cha không biết, đây cũng là đang nhắc nhở, nắm vững trong tay con. Cho nên nếu như trong số mệnh con chú định là “vinh”, là vinh hoa phú quý, tức là sự nghiệp của con được hiển đạt, nhưng vẫn phải thường, tâm cảnh đó là tâm trạng khi mình không như ý, để đối mặt với cuộc đời hiển đạt. Bởi vì con người nếu như sau khi hiển đạt, họ sẽ dễ ngạo mạn, coi thường người khác.

Mọi người bình tâm nhìn lại giới doanh nghiệp, thọ mạng doanh nghiệp bây giờ càng ngày càng ngắn, rất nhiều năm trước thấy 1 con số, doanh nghiệp vừa và nhỏ thọ mạng bình quân 2.9 năm, chúng có vinh hiển không? Chúng có. Sự nghiệp của chúng vừa lên đã xuống ngay, không cách nào giữ gìn. Cho nên nếu như cẩn thận, giống như thái độ không đắc ý đó, cẩn thận đối mặt với vinh hiển của mình, vậy chúng sẽ không tụt xuống.

Vào thời đại chiến quốc, ở nước Tần có 1 người tên Ngụy Nhiễm, ông có 1 người bạn tên Ngụy Mâu, công tử Ngụy Mâu nước Ngụy, đến tìm ông, sau đó khi Ngụy Mâu sắp ra về, Ngụy Nhiễm tiễn ông “Người bạn tốt ông sắp ra về rồi, có thể tặng tôi 1 câu nói để nhắc nhở cuộc đời mình không?”, Ngụy Mâu nói rằng: “Nếu như ông không nhắc tôi thì tôi quên mất, tôi có lời muốn nói với ông”.

Tiếp đó ông nói 1 đoạn: “Quan không hẹn với thế mà thế tự tới sao? Thế không hẹn…”. muốn thay đổi 1 thói quen không hề dễ, cái chữ này vốn dĩ tôi cứ viết sai, đồng nghiệp tốt bụng nói với tôi, mỗi lần viết lại viết thành chữ “thế” ban đầu, bây giờ cứ nhắc mình mãi mới viết đúng được. Cho nên sửa sai phải hạ công phu. “Thế không hẹn với phú mà phú tự tới sao? Phú không hẹn với quý mà quý tự tới sao? Quý không hẹn với kiêu mà kiêu tự tới sao? Kiêu không hẹn với tội mà tội tự tới sao? Tội không hẹn cái chết mà cái chết tự tới sao?”.

Từ đoạn này có thể nhìn thấy, người xưa chúng ta hết sức có trí huệ, họ thấy tâm tính con người thay đổi phải phòng ngừa ngay từ đầu, 1 người khi có quan vị rồi, họ sẽ có quyền thế; hễ có quyền thế họ không hẹn nhau với phú, họ liền có tài phú, có tài phú thì sẽ tự nhiên chiêu cảm địa vị tới. Xin hỏi mọi người bây giờ chủ tịch trung học Hoa văn là ai? Ai hả? Người có tiền. Họ ủng hộ Hoa văn. Họ giàu phải không? Có hẹn nhau với quý không? Không có, quý cũng tới “quý tự tới vậy”, có địa vị rồi. “Quý không hẹn với kiêu”, tôn quý không say hello với kiêu ngạo, nào tới nhà tôi ngồi chơi, có không? Không có, nhưng thái độ ngạo mạn này cũng rất tự nhiên mà tới.

Mọi người chú ý coi lịch sử, rất nhiều đại thần kiến quốc của mỗi 1 triều đại, đại thần công huân, giúp quân tử đánh thiên hạ, đã đánh được rồi, đều hết sức ra sao? Kiêu mạn. “Uh, thiên hạ nhờ mình giúp mà đánh được”, sau cùng khiến hoàng đế không thể không trừng phạt họ, thậm chí giết họ cũng có, cái này tức là kiêu ngạo. Hễ kiêu ngạo, làm việc gì cũng không giữ quy củ, sẽ phạm tội, phạm tới sau cùng tội không thể tha, cái chết cũng tới.

Có người nào nghĩ rằng, mình sắp làm quan rồi tức là mình sắp chết rồi? Cho nên quý vị coi đoạn này nhắc nhở thế nào? Mệnh họ vẫn chưa có phú quý, vẫn chưa có vinh hiển, đã chích thuốc ngừa cho họ rồi, quý vị đợi tới khi họ đã thiếu niên đắc chí “Mình thật sự là quá ghê gớm”, quý vị muốn chích thuốc cũng không chích được nữa, kim bị gãy mất.

Có 1 nhân vật thời Xuân Thu tên Tôn Thúc Ngao, mọi người đã đọc “Âm chất văn”, “Cứu kiến trúng tuyển trạng nguyên”, cứu được 1 tổ kiến sau cùng thi đậu trạng nguyên, “Chôn rắn hưởng vinh hoa tể tướng”, tại sao ông làm tể tướng? Địa phương ông có truyền rằng, người nhìn thấy rắn hai đầu sẽ bị mất mạng, cho nên ông thật sự có 1 hôm nhìn thấy rắn hai đầu, sau đó ông liền nhanh chóng giết con rắn đó đi, đem nó đi chôn. Ông không muốn người phía sau lại nhìn thấy rồi mất mạng, cho nên ông chôn nó xong, hy vọng không có ai nhìn thấy rắn hai đầu nữa. Sau đó ông về nhà mà khóc, mẹ ông nói “Con khóc cái gì?”, “Mẹ, mạng con sắp kết thúc rồi, không thể hiếu kính mẹ được nữa”. Mọi người coi, Tôn Thúc Ngao nhìn thấy rắn hai đầu thì trong tâm ông khởi lên tâm gì? Hiếu tâm, ái tâm. Ông không muốn có người nhìn thấy nó xong lại mất mạng. Lại ở đó đau lòng vì không thể phụng dưỡng mẹ, kết quả mẹ ông nghe xong “Con đừng lo lắng nữa, tấm lòng này của con luôn nghĩ cho người khác, sau này con sẽ có phước báo”, sau cùng thật sự làm được tể tướng nước Sở.

Hồi đó khi Sở vương chọn ông làm tể tướng, tể tướng của nước Sở gọi là lệnh doãn, xưng hô của họ gọi là lệnh doãn, giống như rất nhiều quốc gia thủ tướng còn gọi là tổng lý, hoặc là viện trưởng viện hành chính, đại khái đều là ý này. Kết quả các quan viên và lão bá tánh đều tới chúc phúc ông, do ông đã làm lệnh doãn, dưới 1 người trên vạn người. Kết quả mọi người đều tới chúc phúc, sau cùng có 1 cụ già tìm tới, cụ già đó mặc áo vải rất thô, có đội 1 cái nón màu trắng, cách ăn mặc này là để dự tang người khác, khi đi đám tang thì mặc như vậy. Người ta lên làm tể tướng, kết quả cụ già này lại mặc đồ tang tới nhà người ta.

Các vị huynh trưởng, nếu như con quý vị sắp lên làm quan lớn, đột nhiên có 1 người mặc đồ tang tới nhà quý vị, quý vị sẽ ra sao? “Trời ơi, đi ra cho tôi… cái điềm xui xẻo này”, chúng ta có thể sẽ làm như vậy. Nhưng Tôn Thúc Ngao lại hết sức cung kính chỉnh lại trang phục lễ bái cụ già này, nói rằng “Thưa cụ, Sở vương không biết con bất hiền, không biết thật ra con rất kém cỏi, còn chọn con làm lệnh doãn. Còn cụ hôm nay ăn mặc thế này tới đây, nhất định là có việc muốn giáo huấn chúng con, xin cụ nhắc nhở con một chút”. Thật sự lễ bái cụ già, sau đó cụ già liền nói với ông “Thân ngươi quý rồi, thân dĩ quý nhi kiêu nhân giả, ngươi kiêu ngạo rồi, thân phận ngươi rất cao mà kiêu ngạo, nhân dân ghét bỏ ngươi; ngươi có quyền lực rồi, lạm dụng, nghĩa là lạm dụng quyền lực của ngươi, quân vương của ngươi chắc chắn sẽ đổi ngươi đi; bây giờ ngươi thu nhập nhiều như vậy, ngươi còn đi tham tiền của quốc gia, thì tai họa của ngươi sẽ tới”, không chúc phúc ông, tặng ông 3 câu này, mọi người nghe xong sẽ có phản ứng gì? Tôn Thúc Ngao lại lễ bái ông “kính thọ mệnh”, cung cung kính kính lãnh thọ lời ông cụ vừa dạy, “nguyện văn dư giáo”, xin ông cụ nói tiếp.

Cho nên phước báo con người từ đâu mà tới? “Nghe khen sợ, nghe chê vui, người đạo đức, tới thân cận”, sau cùng ông cụ khuyên ông, địa vị cao rồi, quyền lực lớn rồi, càng phải chu đáo làm việc vì nhân dân, thái độ càng phải khiêm tốn. Nhất định tận tâm tận lực phục vụ lão bá tánh, xứng đáng với bổng lộc của quốc gia, tuyệt đối không có bất kì tham niệm gì. Kết quả cụ già này vào ngày Tôn Thúc Ngao vừa nhậm chức đã nhắc nhở ông, sau cùng ông trở thành lệnh doãn rất tốt, cả nước Sở được đại trị.

Cho nên mọi người nghĩ thử coi, sự nhắc nhở lúc đầu có quan trọng không? Quan trọng.

Các vị nữ sĩ, ngày quý vị lấy chồng, cha mẹ quý vị nói với quý vị điều gì có nhớ không? Quý vị không có phản ứng. Nếu như quý vị đã gả con gái rồi, hỏi quý vị 1 câu “Lúc con gái quý vị lấy chồng quý vị dặn dò nó điều gì?”. “Không có”, ngất xỉu mất. Làm cha mẹ không đạt yêu cầu, việc quan trọng như vậy, cơ hội quan trọng như vậy, quý vị không cho họ giáo huấn quan trọng nhất, chả trách lúc họ muốn ly hôn thì về tìm quý vị, quý vị mới dạy họ sao? Đó là hơi bị không kịp rồi hả? Mọi người nghĩ coi, chúng tôi đã từng mời chủ tịch Lưu Phương tới giảng cho mọi người 1 tiết, mọi người còn nhớ không? Còn nhớ hả? Buổi tối hả? Việc này tôi sẽ không nói với chủ tịch Lưu Phương. Nhưng quý vị phải có lương tâm, quay về mở vở ra, người ta giảng hay như vậy quý vị phải quý trọng nhân duyên này, lợi ích cuộc đời quý vị, lợi ích cuộc đời con gái quý vị. Sau khi nghe xong vô từ tai trái ra từ tai phải, tiếc biết mấy.

Mọi người có nhớ cha cô dặn dò cô 3 câu nào? “Phải gả đi rồi, phải làm việc rồi”, cần kiệm là gốc để giữ nhà. Quý vị đừng nhìn mấy câu này, chúng đều tương ứng với kinh điển. Ông chỉ là không có Tử viết Tử viết mà thôi, quý vị vẫn phải chú ý nghe. Câu thứ hai, “Đừng thêm phiền phức cho người ta”, quý vị coi rất hồn hậu. Đi rồi, “Đào tơ xinh đẹp làm sao, lá cây xanh biếc quanh năm, đào tơ hạnh phúc trăm năm bên người”, qua đó rồi phải giúp gia đình đó hưng vượng, không được thêm phiền phức cho người ta, không được thêm phiền phức cho người ta. Câu thứ 3 “Đừng làm trong nhà mất mặt”, “đức hạnh kém, cha mẹ tủi”. Quý vị coi 3 câu này rất có ý vị.

Nói mọi người nghe, không phải khi gả con gái phải nhắc, khi con trai quý vị sắp đi làm cũng phải nhắc, có lý không? “Con trai, công việc đầu tiên phải làm việc rồi, phải cố gắng, không phải ở nhà làm thiếu gia nữa”, có việc gì phải chủ động đi làm, tích lũy năng lực, tích lũy phước báo, chịu thiệt là phước. Làm nhiều, học nhiều, nâng cao nhanh, con đừng so đo với người ta, có công việc là tránh, là né, đây là không có phước báo, còn tưởng mình rất thông minh, khi làm việc thì cứ nước đục thả câu là không được. Thứ hai “Đừng thêm phiền phức cho người ta”, ở trong nhà cãi nhau với chị và em trai, đi rồi không được cãi nhau với người ta, ông chủ người ta tin tưởng con, đối với con có ân tri ngộ, con phải tận trung với đoàn thể, không thể nào thêm phiền phức cho người ta. Thứ ba “Ra ngoài là đại diện cho nhà chúng ta, không được khiến nhà mình mất mặt”, đúng chưa? Quý vị coi đạo lý có tương thông không? Cho nên Khổng Tử dạy chúng ta học thì phải học 1 biết 10, quý vị biết học, biết cảm nhận, biết dùng, thu hoạch sẽ rất lớn.

Tiếp đó nói, “Khi đang thuận lợi, thường nghĩ cảnh khó khăn”, cho dù lúc đó quý vị gặp việc gì cũng thuận lợi, đều phải dùng tâm trạng bất như ý mà đối mặt, bởi vì tâm trạng lúc nghịch cảnh khá là có tính cảnh giác, nghịch cảnh tôi luyện người, thuận cảnh đào thải người. Trong thuận cảnh người ta sẽ đắc ý vênh váo, trong thuận cảnh sẽ cảm thấy đương nhiên như vậy. Rất nhiều tập khí ngạo mạn, tham lam của họ sẽ khởi lên, tập khí vừa khởi lên thì họa sẽ tới. Cho nên biết cẩn thận, khiêm tốn, mới có thể giữ gìn được thuận cảnh, phú quý.

Cho nên có 1 câu người xưa nói là thiếu niên đắc chí đại bất hạnh. Họ quá trẻ đã kiếm được rất nhiều tiền, đã rất có thành tựu, sau cùng họ không coi ai ra gì, cảm thấy mình rất ghê gớm, sẽ phiền phức.

“Khi trước mắt đủ ăn, thường nhớ cảnh bần hàn”, cho dù bây giờ ăn no mặc ấm, cũng thường dùng thái độ tiết kiệm khi mình nghèo khổ mà sống, không được hưởng lạc.

Ở 1 số quốc gia, có 1 số trò chơi, trò chơi cờ bạc, giống mấy trò như Lottery, sau đó có người đi nghiên cứu, người ta bỗng chốc sau khi trúng thưởng rất nhiều tiền, số tiền đó có thể cả đời tôi cũng kiếm không được. Kết quả họ nghiên cứu thấy rằng người trúng Lottery rất nhiều người sau cùng cuộc đời ra sao? Mắc bệnh nghiêm trọng, thậm chí chết trong nhà không có ai phát hiện. Do sau khi họ có tiền, bắt đầu phung phí, tửu sắc tài khí, ăn uống gái trai, tôi nghĩ nửa ngày mới nghĩ ra, nó cách tôi rất xa, long time ago. Cho nên con người thật ra có thể thay đổi, quý vị dần dần từ từ hướng về cái thiện này, cái ác đó quý vị không còn nữa, ngay cả danh từ ác cũng không nhớ ra. Mọi người thấy đó, nếu như không có đức hạnh, hễ có tiền đại họa giáng xuống mệnh cũng không còn, ăn cũng bị chết. Sau khi chơi bời, sau khi túng dục, phước báo, sanh mạng đều kết thúc.

Câu này là nhắc nhở đối với người mấy thời đại chúng ta, kinh tế phát triển lên, đều phải nhắc nhở con cái như vậy.

“Khi được người kính yêu, thường thấy e dè”, người ta kính yêu chúng ta, tôn trọng chúng ta, chúng ta cẩn thận dè dặt. Tại sao? Người ta kính yêu chúng ta, chúng ta phải xứng đáng với sự tin tưởng và thương yêu của người ta, không thể khiến người ta thương yêu chúng ta oan uổng. Cấp trên thương yêu chúng ta, chúng ta còn thường làm sai việc, gây rắc rối cho họ. Cho nên càng thương yêu càng cẩn thận dè dặt, sau đó phải làm tốt chính mình, để người thương yêu chúng ta không bị thất vọng. Để họ cảm thấy, uh, đứa nhỏ này thật đáng để thương yêu. Hơn nữa trên thực tế người ta tôn trọng, thương yêu chúng ta, có lúc trên thực tế là gì? Là đức của cha mẹ, tổ tiên chúng ta đang gia hộ chúng ta, cha mẹ quý vị làm tốt, ông bà làm tốt, người thân bạn bè sẽ đối tốt với quý vị, chứ không phải chúng ta thật sự rất tốt.

Khi tôi học đại học, đến nhà người thân, họ hàng đều đối với tôi rất tốt, kể cả quá trình tôi trưởng thành, tiểu học, trung học đến ở nhà bà con, họ hàng đều đối rất tốt với tôi. Trước đây tôi cứ nghĩ do bộ dạng tôi khá dễ thương, sau đó ngộ ra, là cha mẹ tôi rất tốt với người ta, những bạn bè người thân này luôn nghĩ khi nào mới báo đáp tình nghĩa đó, vừa hay đứa con tới, báo đáp tình nghĩa này, là sự gia hộ của cha mẹ. Kể cả chúng ta bây giờ đang hoằng dương văn hóa truyền thống, người ta thương yêu tôn trọng chúng ta, đó là đức ấm của tổ tiên chúng ta, đó là uy đức của sư trưởng, bản thân mình còn làm rất kém. “Khi được người kính yêu, thường thấy e dè”. Ôi! Cẩn thận dè dặt không thể khiến tổ tiên mất mặt, không thể khiến sư trưởng mất mặt. Kể cả chúng ta làm quan, thân làm công nhân viên, người ta đối với chúng ta rất cung kính, đó là chúng ta đại diện quốc gia, đó là phước ấm của đất nước, chúng ta càng phải là nhịp cầu tốt của nhân dân và đất nước. Hình tượng của chúng ta, chúng ta tận tâm tận lực phục vụ nhân dân, khiến nhân dân càng có lòng tin. Con người luôn nên có sự quán chiếu này, tấm lòng này. Tiếp theo nói rằng:

“Khi gia thế vọng trọng, thường nghĩ lúc ty tiện”.

Gia thế hết sức hiển hách, đức cao vọng trọng, quần chúng ngưỡng vọng, đây là địa vị gia đình hết sức tốt, nhưng cũng phải dùng 1 thái độ khiêm tốn nhún nhường, tuyệt đối không dám tự ngạo đắc ý. Nếu như thật sự làm quan lớn, thì phải nên xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân, quốc gia. Hơn nữa 1 người gia thế vọng trọng, thật ra mà nói “nhà tích điều thiện, ắt có niềm vui”. Phạm Trọng Yêm làm lêm tể tướng, ông không xa xỉ chút nào, trong gia huấn ông để lại cho con cái mình có nói rằng “Tổ tiên của ta tích phước nhiều đời như vậy, tới đời này ta vinh hiển, gia thế vọng trọng, nếu như ta phung phí, sau này ta làm sao đi gặp tổ tiên”. Ông là người hiểu lý, “thường nghĩ lúc ty tiện”, không thể nào ngạo mạn, xa xỉ. Cho nên 4 đứa con của ông đều rất có thành tựu, 4 con trai. Đó đều do ông làm gương rất tốt.