Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 12A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

Tập 12A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

“Liễu Phàm tứ huấn” chúng ta ngày nay bước vào đơn vị thứ 2, là “Phương pháp sửa lỗi”. Đơn vị thứ nhất là “Luận về lập mệnh”. Chúng ta đã học luận về lập mệnh, hiểu được con người đời này quả thật là có số mệnhTrung , và số mệnh này có thể chuyển đổi được, chỉ cần người ta biết đoạn ác tu thiện, vận mệnh củTa họ có thể chuyển biến rất tốt. Hơn nữa không chỉ vận mệnh chúng ta có thể chuyển biến, gọi là “nhà tích điều thiện, ắt có niềm vui”, ngay cả vận mệnh con cháu đời sau cùng được chuyển biến. Cho nên chúng ta học cải tạo vận mệnh thế nào, điều này đối với cuộc đời mà nói là hết sức quan trọng.

Nhật Bản có 1 nhà doanh nghiệp, ông có thành tựu rất cao, ông tay trắng lập nghiệp, thành lập 2 doanh nghiệp lớn top 500 thế giới. Nhà doanh nghiệp này trên cơ bản không tìm được nữa, nhà doanh nghiệp này tên Inamori. Quyển sách đầu tiên ông giới thiệu cho tất cả người trẻ tuổi chính là “Liễu Phàm tứ huấn”. Người thành công như vậy, cuộc đời ông ảnh hưởng rất lớn bởi “Liễu Phàm tứ huấn”. Hơn nữa vào năm 2010, hàng không Nhật Bản bị đóng cửa, phá sản, thủ tướng Nhật Bản lúc đó đã xin Inamori đến cứu hàng không Nhật Bản, lúc đó ông đã 78 tuổi. Và Inamori sau năm 65 tuổi đã xuất gia tu hành, tới năm 78 tuổi, thủ tướng của ông đích thân mời ông xuống núi, kết quả sau khi ông xuống, dùng trí huệ văn hóa truyền thống Trung Hoa, dùng thời gian 1 năm, giúp 1 doanh nghiệp vốn đã phá sản biến thành doanh nghiệp hàng không kinh doanh tốt nhất trên thế giới. 1 năm nhé, đây là kì tích. Các vị phụ huynh, trí huệ chuyển sự mục nát thành thần kì có nên học không? Có chưa. Quyển sách văn hóa Trung Hoa đầu tiên Inamori giới thiệu là “Liễu Phàm tứ huấn”. Quyển này không chỉ thay đổi vận mệnh 1 người, ngay cả vận mệnh mấy vạn người của 1 doanh nghiệp lớn cũng y chiếu theo những nguyên lý, nguyên tắc này mà biến đổi.

Chúng ta học luận về lập mệnh, quả thực nhìn thấy 1 tấm gương thay đổi vận mệnh cụ thể, tức là bản thân tiên sinh Viên Liễu Phàm. Cho nên chúng ta muốn khiến người xung quan tin tưởng chân lý, phương pháp tốt nhất là gì? Tức là chân lý đó trên bản thân mình đã thực sự được ấn chứng, điều này có sức thuyết phục nhất. Chúng ta khi thảo luận với người ta về thay đổi vận mệnh, kết quả vận mệnh của mình càng ngày càng xấu, người ta sẽ khó lòng tin tưởng, đối phương có thể nghe xong “Nếu như tôi cũng như anh, tôi sẽ không dám học”. Cho nên tiên sinh Liễu Phàm không có công danh, sau cùng lên làm quan huyện 1 huyện lớn; không có con, sau cùng có con nối dõi; chỉ có thọ mạng 53 tuổi, sau cùng sống tới 74 tuổi, thọ thêm 21 năm. Cho nên có lý luận, có phương pháp còn phải biểu diễn, thuyết lập mệnh này cho chúng ta lòng tin kiên định.

Sau khi có lòng tin thì tiếp đó nói phương pháp làm ra sao, cụ thể thực hành thế nào. Và trong sự thực hành, gọi là sửa sai hướng thiện. Nhưng tại sao sửa sai lại nói trước phần hành thiện, tích đức? Do con người nếu như không sửa sai, mỗi ngày họ còn đang tạo tác ác nghiệp. Giống như ngày nay chúng ta lấy 1 thùng đựng đầy nước, quý vị cứ đổ nước vô đó, nhưng cái thùng này bị thủng, nó cứ chảy ra ngoài. Cho nên nếu như chúng ta không sửa đổi tập khí, sẽ giống như cái thùng bị thủng vậy, sẽ tổn hại hết phước báo. Cho nên học sửa sai trước.

Chúng ta tiếp theo coi kinh văn nói rằng:

“Các đại phu Xuân Thu, nhìn hành động ngôn ngữ, ức đoán đàm luận họa phước, không phải không ứng nghiệm, có thể đọc trong ghi chép Tả Quốc”.

Dân tộc chúng ta đặc biệt chú trọng lịch sử, lịch sử dân tộc Trung Hoa, lịch sử văn hóa 5000 năm lâu đời. Cho nên luôn luôn khi đàm luận đạo lý, đều là lấy ví dụ cụ thể, những ví dụ đã từng xảy ra trong lịch sử, như vậy dễ khiến người ta tín phục. Cho nên đọc lịch sử có thể khiến người ta tin tưởng, “Anh nói rất có lý”. Kế đó đọc lịch sử có thể nhắc nhở bản thân, không phạm những sai lầm của người xưa, đồng thời cũng có thể noi gương người xưa trị gia thế nào, trị quốc ra sao mà thành công.

Còn ở đây nói tới thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, thời Chu chia thành Tây Chu và Đông Chu, Xuân Thu Chiến Quốc là thuộc về Tây Chu. “Các đại phu”, đại phu ở đây giống như bộ trưởng quốc gia bây giờ vậy, coi như là quan viên rất lớn. Nhìn thấy nhất ngôn nhất hành của người ta, “ức đoán đàm luận họa phước”, từ “ức” này là có thể đoán nghĩ, có thể suy đoán, có thể tính ra người này sau này có phước hay gặp họa hoạn, họ nhìn ra được. “Không phải không ứng nghiệm”, tức là không có gì không linh nghiệm, hơn nữa những đại phu này đều đã đọc rất nhiều kinh điển, họ mới hiểu rõ lý này.

“Có thể đọc trong ghi chép Tả Quốc”, “Tả” ở đây là “Tả truyện”, “Quốc” là “Quốc ngữ”, tức là trong những kinh điển này đều có thể đọc được, tìm hiểu được. Chúng ta lấy 1 ví dụ cụ thể trong “Quốc ngữ”. Tức là thời kì Xuân Thu, có 1 đại phu tên Vương Tôn Mãn, ông vừa hay ở bên cạnh Chu thiên tử, nhìn thấy quân đội nước Tần từ kinh thành phương Bắc đi ngang qua, ngang qua cửa Bắc. Vương Tôn Mãn chỉ nhìn thấy thái độ khinh mạn đó của đội quân khi đi qua thành của thiên tử, ngay cả đối với thiên tử cũng không tôn trọng, liền nói rằng, đội quân này chắc chắn gặp tai ương. Hồi đó Chu thiên tử hỏi ông, tại sao lại gặp tai ương? Do thái độ của họ khinh suất lại kiêu ngạo, khinh suất thì rất không cẩn thận, kiêu ngạo thì sẽ tùy tiện bừa bãi, vô lễ, cho nên chắc chắn sẽ có tai ương. Cho nên có 1 câu tục ngữ là “kiêu binh tất bại”.

Vậy nói “bây giờ không đánh nhau nữa, kiêu binh tất bại còn dùng được không?”. Thật ra cũng như việc học vậy, 1 người tự cho mình rất ghê gớm, có thể học vấn của họ sẽ không nâng cao được, họ cũng chắc chắn bại. Chúng ta thấy thọ mạng của doanh nghiệp bây giờ càng ngày càng ngắn? Bởi vì rất nhiều người tuổi trẻ bồng bột, họ kiếm được rất nhiều tiền, sau cùng kiêu xa dâm dật liền tới, họ rất kiêu ngạo, cho nên cái này là “thiếu niên đắc chí đại bất hạnh”. Đều do họ không chế phục được sự kiêu ngạo, sau cùng cuộc đời họ gặp tai ương.

Cho nên, phán đoán quân đội nước Tần lần này sẽ bại trận trở về. Sau cùng thật sự bị nước Tấn đánh cho tơi bời hoa lá, 3 đại tướng đều bị bắt. Chuyện này trong lịch sử đều có ghi chép, cho nên “có thể đọc trong ghi chép Tả Quốc”, đây là nhìn thấy cả quân đội đều như vậy.

Thời Đường có 1 thư sinh, sau đó làm quan cũng rất thành công, tên Bùi Hành Kiệm. Hồi đó thời Đường có 4 thư sinh, tài văn chương nổi danh thiên hạ. 4 thư sinh này là “Lư, Lạc, Vương, Dương”, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương, Vương Bột, Dương Quýnh, đầu thời Đường tài văn chương vang danh thiên hạ chính là 4 người này. Người bình thường đều cảm thấy 4 người này về sau chắc chắn rất có thành tựu, chắc chắn làm quan lớn. Nhưng hồi đó Bùi Hành Kiệm đã phân tích, khi họ còn chưa có tình trạng gì, Bùi Hành Kiệm đã phân tích rồi, ông nói 1 người sau này có thành tựu hay không, trước hết nhìn cái gì? Nhìn khí thức, “sĩ tiên khí thức nhi hậu văn nghệ”.

Mọi người bình tâm nhìn lại, 1 người văn chương viết rất hay, 1 người tài nghệ rất giỏi, nếu như họ kiêu ngạo, văn chương và tài nghệ của họ biến thành tai ương, đúng chưa? Đúng rồi. Cho nên chúng ta phải hiểu rằng “Đức là thầy của tài”. Tai họa của rất nhiều người đều là do tài hoa rất mực, do dùng tài hoa đàn áp người khác, đắc tội người khác mới gặp họa. Cho nên “đức”, tất cả năng lực, tài hoa của quý vị đều được lãnh đạo bởi đức hạnh, nó là thống soái của tất cả tài năng, quý vị phải tìm được cái gốc. Bây giờ đức hạnh đều quên hết, chỉ coi trọng tài hoa của con cái, hễ nó xếp hạng nhất là không coi ai ra gì, ngay cả cha mẹ cũng coi thường, tới lúc đó muốn dạy cũng rất khó khăn. Cho nên người xưa giáo dục nắm lấy cái gốc, “đức là cái gốc, là thầy của tài năng”. Mọi người coi, những người này đều là tài tử trứ danh thiên hạ, kết cuộc sau cùng của họ ra sao? Chúng ta coi Bùi Hành Kiệm phân tích: 1 thư sinh trước hết phải thế nào? Phải độ lượng, khí lượng phải lớn. “Thức” là gì? Kiến thức, trí huệ, phải nhìn cho xa. Quan trọng nhất là phải có đức hạnh, phải có độ lượng nhân ái, còn phải có trí huệ. Rồi sau đó mới học tập văn nghệ.

Chúng ta bây giờ bình tâm nghĩ lại, chúng ta bây giờ dạy con đặt cái gì lên phía trước? Cái đó là điên đảo, rất nhiều hiện tượng không tốt sẽ sản sinh. Hoặc là sẽ ngạo mạn, hoặc là biến thành gì? Cái máy thi cử, không biết chung sống với người. Họ không có đức mà.

Nhưng có 1 con số mọi người bình tâm quan sát, những năm cuối thời Thanh có hơn 100 du học sinh ra ngoài. Khi ra đi thì 12, 13 tuổi, đều rất nhỏ, ra đi hơn 100 người, hơn 100 người này quay về, không ai không phải là người nổi trội, người lãnh đạo trong lĩnh vực đó, không có người nào không phải. Điều này có gợi mở gì cho sự giáo dục của chúng ta? Nhóm người này, tại sao hơn 100 người ra đi không có ai không là người nổi trội? Tỉ lệ này cao quá phải không? 100% thành nhân tài, tại sao? Do hơn 100 người này trước mười mấy tuổi đều nhận sự giáo dục của văn hóa truyền thống Trung Hoa, họ có cái gốc này. Cho nên sau khi quay về họ đều có tinh thần trung hiếu, làm gì có chuyện không toàn tâm toàn ý học tập sau đó toàn tâm toàn ý báo đáp tổ quốc chứ? Cho nên đây đều là những nhắc nhở trong lịch sử cho cuộc đời chúng ta.

Nhìn từ lịch sử, chúng ta coi sự độ lượng, sự độ lượng của ai khiến chúng ta khâm phục? Tiên sinh Phạm Trọng Yêm, “lo trước nỗi lo thiên hạ, vui sau niềm vui thiên hạ”. Các bạn, học sự độ lượng như vậy có được không? Quý vị hình như không muốn lắm, vốn dĩ phải nói được, lại nói: “Như vậy chẳng phải tôi thiệt thòi sao?”. Học văn hóa truyền thống trước hết phải học cách chịu thiệt, quý vị không học chịu thiệt, tâm lượng không lớn được, biến thành so đo thì không tốt, mũi nhỏ, mắt nhỏ thì không có phước báo, lượng lớn phước mới lớn. Thật ra người hiểu lý rồi, sẽ không lo bị thiệt thòi nữa, tại sao? Những thứ của quý vị có chạy cũng không thoát. Cho nên hiểu rõ đạo lý này, chịu thiệt là phước, mở rộng tâm lượng của mình, đừng tính toán với người ta.

Phạm Trọng Yêm độ lượng như vậy, bao dung thiên hạ, quý vị coi gia đạo của ông 900 năm cũng không suy. Tôi đã gặp mấy đời hậu thế của nhà họ Phạm rồi đều rất có thành tựu. 900 năm rồi! Chẳng phải đều là tấm lòng này truyền cho con cháu đời sau sao? Các bạn, con cái quý vị bây giờ ra ngoài nói chuyện với người ta, có nói là “Gia đạo của nhà con là lo trước nỗi lo thiên hạ”, quý vị coi hoài bão này. Tất cả hậu thế của nhà học Phạm, từ nhỏ đã biết hoài bão của tổ tiên mình 900 năm trước. Những đứa con như vậy, đặc trưng nhân cách như vậy tuyệt đối sẽ khác.

Trong lịch sử có người đã nói 1 câu: Thà ta phụ người thiên hạ, không để người thiên hạ phụ ta. Ai cũng không ham lợi của ông ấy được, có phải không? Có ai còn biết tính toán hơn ông không? Ông đủ lợi hại rồi chứ, người tính không bằng… Quý vị coi những lời này của lão tổ tiên, đều đang nhắc nhở chúng ta, ông biết tính toán tới đâu, tính tới sau cùng con cháu ông đều bị giết sạch, sao mà biết tính! Không có phước, tâm lượng nhỏ hẹp, cho nên hậu thế của Tào Tháo bị Tư Mã Ý giết chết hết, “nhà tích bất thiện, ắt gặp tai ương”. Cha của Tào Tháo có 1 người bạn cũ, khi ông gặp nạn đã cưu mang ông, ông liền nghi ngờ có thể ông ấy đã đi báo tin rồi, liền giết chết cả nhà ông ấy. Người đọc sách Nho, đọc kinh điển Trung Hoa sao có thể làm vậy? Mạnh Tử nói “hành nhất bất nghĩa”, làm 1 việc bất nghĩa; “sát nhất bất cô”, sát hại 1 người vô tội, mà giành được thiên hạ, cũng không làm, như vậy mới là quân tử thánh hiền. 1 sự nghi ngờ, ông đã lấy mạng cả nhà người cứu mạng ông, cho nên quý vị coi hậu thế của ông là kết quả này.

“Thức”, kiến thức sâu rộng. Chu Công làm “Chu lễ”, cả đất nước mấy trăm năm đều được hưng thịnh, ngài nhìn rất xa. Nhưng thời Tần thống nhất thiên hạ, họ không nhìn xa, họ dùng phương pháp gì? Dùng phương phát giết người. Chỉ tính nước Triệu họ đã chôn sống 40 vạn quân đã đầu hàng, quý vị coi sát nghiệp đó nặng biết mấy. Nước Tần giành được thiên hạ… Triều Chu là hơn 800 năm, nước Tần thì sao? 15 năm đã diệt vong, sau cùng con cái cũng bị giết hết, hậu thế cũng bị giết hết. Cho nên “khí thức” này là nhân cách tu dưỡng quan trọng của 1 người, rồi sau mới phát triển văn nghệ.

Cho nên Bùi Hành Kiệm đã nói rằng, Lô, Lạc, Vương 3 người này quá nông nổi, khí lượng không đủ lớn, sẽ không có thành tựu lớn, kết quả những người này đều ba bốn chục tuổi đã chết rồi. Bùi Hạnh Kiệm nói chỉ có Dương Quýnh tính cách khá trầm lắng, biết nhẫn nhịn, có thể ông sẽ không gặp họa. Sau cùng thật sự chỉ có Dương Quýnh là thiện chung, 3 người khác đều chết rất sớm. Cho nên cổ nhân chúng ta rất có trí huệ, nhìn vào thái độ nhân sinh của họ là có thể đoán được vận mệnh họ, nhìn vào tính cách của họ có thể đoán vận mệnh. Cho nên “nhìn hành động ngôn ngữ, ức đoán đàm luận họa phước, không phải không ứng nghiệm, có thể đọc trong ghi chép Tả Quốc”.

Nói nhiều như vậy, các bạn, chúng ta biết nhìn vận mệnh của mình không? Vận mệnh nắm trong tay mình. Cho nên quý vị coi, tiếp theo có nói:

“Đại khái điềm báo cát hung”.

1 người, thậm chí 1 quốc gia, cát hung họa phước của họ đều là có điềm báo trước, giống như 1 người bị bệnh, trước khi họ bị bệnh nặng thì không biết đã có bao nhiêu triệu chứng, do người tâm ý thô sơ, không dụng tâm quan sát, cát hung họa phước cũng là như vậy. Điềm báo của họ nhìn từ đâu?

“Ngay nơi tâm”.

Điềm báo này phát nguồn ngay tâm người đó.

“Mà động tới tứ thể”.

Từ “động” này là hiển hiện ra, ở cả thân thể tứ chi, trên bề mặt của họ, hành vi của họ.

“Như người nhân hậu thường được phước”.

Tức là người này, thái độ nhân sinh, hành xử của họ rất vững vàng, hơn nữa tướng mạo của họ, từ tướng mạo của họ mà nhìn ra được họ là người nhân từ trung hậu, hành xử vững vàng. Từ “hậu” này nghĩa là trung hậu, vững vàng. “Được phước” là nhận được rất nhiều phước tường.

“Người khắc bạc thường gần họa”.

Tướng mạo của họ khắc bạc, hành xử lại rất nông nổi, là cách tai họa không xa nữa, “thường gần họa”, điều này có thể phán đoán ra được.

“Tục nhãn đa ế”.

“Tục nhãn” tức là người bình thường thế tục. “Ế” là bị bệnh mắt, đôi mắt bị sanh bệnh, giống như bệnh đục thủy tinh thể, mắt bị che mở, nhìn không rõ nữa. Tức là so sánh người bình thường họ không nhìn thấy những triệu chứng cát hung này, sẽ không biết làm sao hướng cát tránh hung, chuyển biến vận mệnh. Hơn nữa họ không chỉ nhìn không rõ, còn ra phán đoán:

“Cho rằng chưa định thì không thể đoán được”.

“Cho rằng” tức là họ nghĩ rằng, cát hung họ không thấy điềm báo, cho nên cát hung căn bản là bất định, không thể nào đoán được.

Mọi người ai học thư pháp, đều biết có 1 bài thư pháp tên là “Lan Đình tập tự”, đây là do tiên sinh Vương Hy Chi viết. Bài thư pháp này, Đường Thái Tông hết sức ưa thích, hình như sau cùng đã chôn chung vào mộ với ông, yêu thích không rời. Người con thứ 5 của Vương Hy Chi là Vương Huy Chi, người con thứ 6 là Vương Thao Chi, người con thứ 7 là Vương Hiến Chi. 3 người con này của ông 1 hôm đi tìm tể tướng đương thời là Tạ An. Kết quả 3 người con này nói chuyện với Tạ An xong khi ra về, người bên cạnh liền hỏi, ngài coi 3 người này về sau ai có thành tựu nhất? Tạ An liền nói “Đứa con thứ 7 Vương Hiến Chi”. “Sao ngài thấy vậy?”. Ông nói: “Trong 3 đứa trẻ này, Vương Hiến Chi nhỏ nhất ít nói nhất, nó chỉ hàn huyên thăm hỏi rất lễ độ, căn bản là nó chỉ cung cung kính kính lắng nghe trưởng bối nói về đạo lý nhân sinh, nó không có xen vào, 2 người anh của nó nói hơi nhiều”.

Nhìn 1 người có cát tường không, có liên quan tới chuyện họ nói ít hay nhiều, như tôi thì nói nhiều quá. “Kinh dịch” nói với chúng ta “người cát tường nói ít, người bồng bột nói nhiều”, từ đây chúng ta nhìn thấy rằng, nói ít, tâm rất định, người này cát tường. Còn người nói nhiều thì sao? Rất bồng bột, “người bồng bột nói nhiều”. Tôi cũng muốn làm người cát tường, cho nên nói mọi người nghe, khi tôi không lên lớp cũng rất ít nói, hình như hơi bị càng vẽ càng đen. Tất nhiên, càng quan trọng là phải sáng suốt biết mình, có thể đoán sự cát hung của mình.

Về sau quả thật là Vương Hiến Chi có thành tựu cao nhất, Tạ An quả thật là người có huệ nhãn. Cho nên thật sự không phải là không đoán được.

Tiên sinh Tăng Quốc Phan rất có kinh nghiệm cuộc đời, ông có 1 quyển sách chuyên coi tướng mặt của người ta, quyển sách đó tên “Băng giám”, trong đó có nói về việc làm sao đoán cuộc đời 1 người. Mọi người sau khi học xong, quay về chia sẻ với người ta, người ta nói “Hình như anh biết coi bói”, thật ra không phải, đều là có đạo lý, tại sao? Tướng do tâm sanh, cát hung họa phước do tâm quyết định, trạng thái của tâm sẽ thể hiện trên cả dung mạo và thân thể quý vị. Cho nên “ngay nơi tâm mà động tới tứ thể”.

“Công danh coi phong thái”, coi khí độ, phong độ của quý vị, tức là quý vị rất biết bao dung, không so đo, luôn luôn miệng thường mỉm cười, không nhăn nhó mặt mày. “Sự nghiệp coi tinh thần”, tinh thần diện mạo của họ rất tốt, hơn nữa làm việc rất chuyên chú, rất nhiệt tâm với công việc của họ. “Nghịch thuận coi móng tay”. “Yểu thọ” coi 1 người là sống lâu hay yểu mạng, “yểu thọ coi gót chân”, tức là 1 người đi đứng, gót chân của họ có tiếp đất vững vàng không. 1 người đi đứng, gót chân không tiếp đất lắm, người này tướng đoản mệnh. Tất nhiên sau này quý vị đi đứng đừng có “ầm”, đi đứng tiếp đất rất vững vàng, quý vị nếu như bay bay, người này tướng đoản mạng. Còn có 1 cái là “nếu muốn coi ”, coi 1 người có trật tự không, “chỉ ở trong ngôn ngữ”. Quý vị nghe họ nói có phải là nói rất phân minh, rất rõ ràng, hay là nói câu trước câu sau, nghe không rõ họ đang biểu đạt điều gì. Nhìn sự trật tự của 1 người, coi cách họ nói năng.

Móng tay cũng rất quan trọng, móng tay thông thường là lõm thế này, nếu như rất bằng phẳng, người này thể chất rất không tốt. Thật ra mà nói, sự nghiệp 1 người muốn thành tựu, vốn liếng rất quan trọng là thân thể khỏe mạnh. Người được mẹ chăm sóc rất tốt, thân thể rất khỏe, thật sự đối mặt với trách nhiệm rất lớn, quý vị để họ 1 tuần không ngủ nghỉ gì nhiều, chỉ ngủ một hai tiếng đồng hồ, họ cũng vượt qua được. Nhưng nếu như thể lực họ không tốt, 2 ngày là treo luôn, phải không? Họ không làm nổi. Cho nên người gánh được trọng trách, mọi người nghĩ thử coi, vào thời xưa đại diện quốc gia thống lĩnh quân đội, sự sanh tử của mấy vạn người nằm trong tay họ, không có thể chất mạnh khỏe, thì gánh không nổi.

Nhưng mọi người nghĩ coi, người bây giờ sức khỏe có tốt không? Có tốt không? Cứ ăn ở ngoài thì sao tốt được? Có phải không? Cho nên người bây giờ, tôi thấy nhìn rất là gần, gọi là gấp gáp công lợi, họ cứ tính thế này “Hai người kiếm tiền nhiều 1 chút”, họ chỉ nhìn thấy đồng tiền lương mà thôi. Mọi người chú ý coi, khi quý vị ngồi ăn cơm trong nhà hàng, thứ tư, thứ sáu lúc ăn cơm, buổi tối nhìn thấy 1 người mẹ dẫn 3 đứa con ra ngoài ăn cơm, xin hỏi mọi người, bữa cơm đó ăn hết bao nhiêu tiền? Họ 3 bữa đều ăn bên ngoài, xin hỏi bao nhiêu tiền? Có phải không? Cái này đều phải tính. Trước đây 1 người cha kiếm tiền, còn có thể mua 3 ngôi nhà, bây giờ 2 người cùng kiếm tiền, mua 1 cái, cả đời làm nô lệ cái nhà. Trọng điểm là gì? Tiểu phú do cần kiệm, phải tiết kiệm, tiền tài tích tụ được. Như phương thức sinh hoạt bây giờ, hình thái tiêu phí, muốn dành tiền, quá khó quá khó, có phải không? Cho nên, quý vị coi người bây giờ làm nô lệ cho nhà cửa, tỉ lệ quá cao quá cao!

Tôi chỉ vừa tính chuyện ăn mà thôi, còn có mấy chuyện nữa tôi tính từ từ. Ăn, xài tiền rồi, tự mình nấu thì không tốn nhiều như vậy. Kế đó, ăn ở ngoài, sức khỏe của cha mẹ chồng, chồng con quý vị đều không tốt, sau này còn phải tốn tiền thuốc, số tiền này tính sao? Quý vị để ý coi, người bây giờ để dành 1 đống tiền, đều xài sạch hết ở nửa đời sau, ở đâu xài sạch hết? “Chào ông, xin lỗi, tôi phải nói với ông, ông chỉ còn lại 3 tháng thôi”, sau đó sẽ bắt đầu “phập phập phập”, toàn bộ đều cắm vô, sau đó 1 ngày tốn… dọa chết quý vị, quý vị làm cả đời sau đó tất cả đều không còn. Vậy còn được, xài xong hết chuyện rồi sao? Có con cháu tiếp tục xài. Cho nên người ta phải nhìn cho xa.

Ăn xài hết rồi, sức khỏe xài hết rồi. Kế đó, khi mẹ ở nhà, cùng con học tập, chúng tập thành thói quen đọc sách, không cần tốn tiền phụ đạo. Chị em nhà chúng tôi rất ít học phụ đạo, cha mẹ cùng chúng tôi đọc sách, quý vị coi trẻ con bây giờ nhìn giật mình, phụ đạo 3 môn, phụ đạo 4 môn. Tôi nói với 1 học sinh của tôi: “Em à, thương lượng 1 chút, em học thêm 4 môn nhiều như vậy làm gì?”, 4 môn đều phải tốn tiền, đều không ít tiền. Em học sinh nữ đó nói với tôi: “Thầy, con hẻm nhà em người ta đều học 4 môn, cho nên em cũng phải học 4 môn”. Làm gì có chuyện phụ đạo cũng tranh đua với người ra? Quý vị coi người bây giờ sống không được tỉnh táo lắm. Mọi người chú ý coi, xin hỏi người tập thành thói quen đọc sách, sau này thành tích tốt, hay là người học thêm 4 môn? Nhìn cho đúng. Người bây giờ bận tới nỗi không có thời gian đi coi chân tướng là gì, coi kết quả là gì. Những em bị lớp học thêm ép ra như vậy, sau đó trước khi thi còn chuẩn bị mấy đề thi cho các em, sau cùng khả năng đọc sách đều rất kém, các em đều bị ỷ lại. Cái này là lên cấp 2, lên cấp 3 thành tích đó sẽ xuống dốc. Những em dựa vào tự học, các em càng ngày càng suy nghĩ độc lập, càng ngày càng có khả năng chủ động học tập, ngược lại thành tích của em lại cứ nâng cao như vậy.

Người bây giờ có 1 sự lầm lạc, hình như tiền rất dễ dùng, tiền rất hữu ích. Tôi nói mọi người nghe, những chuyện phiền phức trong thế gian không có 1 chuyện nào tiền có thể giải quyết được, quý vị coi bây giờ trong nhà đau đầu muốn chết, người và người nảy sinh xung đột, chuyện nào mà tiền giải quyết được? Quý vị nói: “Thật sự giải quyết được mà, cho nó là xong chuyện”, tôi nói cho nghe, chuyện đó còn ở phía sau. Có lý không? Có đấy, dục là hố sau, quý vị cầm số tiền đó nhất thời bịt dục vọng của họ lại, thời gian sau lại có vấn đề. Được, đây là chuyện phụ đạo.

Kế đó, chồng quý vị ra ngoài ăn cơm, bên ngoài bây giờ người nữ rất nhiều, hơn nữa đều mặc rất ít, tính nguy hiểm đó rất cao. Phiền phức rồi, quý vị coi tỉ lệ ly hôn bây giờ cao như vậy. Hồi nhỏ tôi coi ti vi đang diễn “Cha về nhà ăn tối”, lúc đó tôi coi xong nói, nói câu này làm gì? Cha tôi mỗi ngày đều về nhà ăn tốt mà! Tôi mới biết rất nhiều người cha không về nhà ăn tối. Quý vị coi 1 gia đình đối với tư tưởng cuộc đời của 1 người có sức ảnh hưởng lớn biết mấy, tôi không biết có người cha lại không về nhà ăn cơm. Sau đó tôi không biết có việc ly hôn, tôi nhớ hồi tôi học cấp 3 có quen 1 người bạn rất tốt, anh nói: “Cha mình và mẹ mình ly hôn rồi”. “Hả? Trời ơi!”. Do hồi tôi còn nhỏ thường nghe mẹ tôi nói 1 câu, mẹ tôi nói “Người nam nhà họ Thái các anh là không so đo với phụ nữ, là không đánh phụ nữ”, điều này cho tôi ấn tượng là các chú của tôi, vợ chồng đều rất tốt, xung đột cũng không thấy, huống hồ ly hôn. Sau đó mới biết, thì ra thế giới là như vậy.

Cho nên mọi người coi, rất nhiều nguy hiểm đều do chồng cứ ở bên ngoài, con cái cứ ở bên ngoài. Quý vị coi 1 đứa nhỏ đeo 1 chùm chìa khóa vào nhà, mở cửa, không ai ở nhà. Xin hỏi, nó đi đâu? Nó sẽ đi tiệm đồ chơi điện tử. Chẳng phải nó sẽ mê những trò chơi này sao? Bây giờ có máy điện tử còn gắn thêm 1 ít thuốc phiện trong đó, quý vị coi những nguy cơ này đều tồn tại.

Những thứ tôi vừa phân tích, đều không phải tiền có thể mua được, có phải không? Đúng rồi, người tính không bằng trời tính, bất kì phương thức kinh doanh gia đình nào, phương thức chung sống giữa người và người, chỉ cần lệch xa giáo huấn của lão tổ tiên, loạn tướng sẽ ngày càng rõ ràng. Cho nên “khế thường tắc yêu hưng”, người phế bỏ thường đạo, rất nhiều hiện tượng kì quái sẽ xuất hiện, cái này đều là mấy ngàn năm trước đã nhắc nhở chúng ta rồi. Kể cả Lão Tử nói “bất tri thường, vọng tác hung”, “tri thường viết minh”, 1 người biết cái gì là thường đạo làm người, thậm chí giáo dục con cái ra sao, người này luôn rất tỉnh táo, là người sáng suốt, “bất tri thường, vọng tác hung”.

Cho nên chúng ta bây giờ nhìn có vẻ rất nhiều hiện tượng kì quái, đều cảm thấy thế giới này sao cứu được, sao giải quyết vấn đề được? Hình như rất phức tạp. Nói mọi người nghe, nhìn từ nhân tâm, không hề phức tạp chút nào. Căn nguyên tất cả loạn tướng, tức là lòng người bị cái gì ô nhiễm? 1 câu là nói xong hết, “lợi dục” ô nhiễm. Đều là dục vọng, đều là tự tư tự lợi. Khổng Tử nói “tiểu nhân trọng cái lợi”, nếu như tư tưởng của họ đều nghĩ về lợi, nghĩ về hưởng thụ dục vọng, chúng ta dạy ra toàn là tiểu nhân. Nhưng “quân tử trọng cái nghĩa”, nếu như chúng ta từ nhỏ dạy chúng đạo nghĩa, đó đều là con hiếu cháu hiền, chỉ coi chúng ta có biết dạy không. Từ nhỏ dạy chúng luôn nghĩ tới chính mình, luôn tranh lợi với người ta, quý vị sẽ dạy ra tiểu nhân; dạy chúng niệm niệm nghĩ cho người khác, phải có đạo nghĩa, phải có tình nghĩa, quân tử sẽ xuất hiện. Thật ra chỉ ở giữa 1 niệm, họa phước sẽ khác nhau, không phức tạp. Mọi người bình tâm nhìn lại, tất cả những loạn tướng xã hội quý vị kể ra, gốc rễ nằm ở 2 chữ này, không có việc gì thoát khỏi nguyên nhân này, không phức tạp.

Người thế gian có hiểu không, chúng ta không màng tới, chúng ta từ nay về sau không thể làm những chuyện trái nghịch thường đạo, nên gọi là “ngũ thường”, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Bản thân phải dụng tâm như vậy, dạy con cái như vậy. “Nhân”, thương người, nghĩ cho người; “nghĩa” tuân theo đạo lý, hợp tình, hợp lý, hợp pháp mà làm người; “lễ”, lễ độ cung kính người khác, không ngạo mạn, không coi thường người, tôn trọng người khác; “trí”, trí huệ, lý trí, không làm việc theo cảm tính, không nổi nóng bừa bãi; “tín”, “hễ xuất ngôn, tín làm đầu”, phải giữ uy tín.

Lúc nãy vừa nói với mọi người, 1 người, tiên sinh Tăng Quốc Phan phân tích, có thể đoán được cuộc đời của người này. “Trung Dung” còn 1 câu nói rằng “Quốc gia sắp thịnh, ắt có điềm lành; quốc gia sắp vong, ắt có yêu nghiệt”, quý vị coi 1 quốc gia sắp hưng thịnh lên, nó có điềm báo.

Không biết dạo này mọi người có lên mạng coi tin tức không, đây quả thật là điềm báo quốc gia dân tộc sắp hưng thịnh. Tức là hiệu trưởng đại học Bắc Kinh, tiên sinh Chu Kì Phụng. Hiệu trưởng đại học Bắc Kinh, mọi người biết nghĩa là sao không? Tức là lãnh tụ trong giới học thuật, có phải không? Lãnh tụ của người trí thức đấy, đại học Bắc Kinh là học phủ cao nhất Trung Quốc.