Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 16A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 16A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Khóa học “Liễu Phàm tứ huấn” của chúng ta, tiết trước có nói tới trọng điểm thứ 2, phần “Sửa sai”, nhấn mạnh sửa sai có sửa từ sự tướng, có sửa từ lý, có sửa từ tâm.

Lần trước chúng ta nhắc tới sửa sai từ tâm như thế nào. Trong kinh văn cũng nói với chúng ta, “Thế nào là sửa từ tâm”, làm sao mới là sửa lỗi từ trong tâm? Do “lỗi có ngàn dạng”, tất cả tạo tác, sai lầm trong nhất ngôn nhất hạnh của con người là trăm ngàn loại, quá nhiều quá nhiều loại. Nhưng tất cả các hành vi, đều là do tâm có vọng niệm, tà niệm, ác niệm trước mới biến thành những hành vi này. Cho nên “lỗi có ngàn dạng” đều là “duy tâm sở tạo”, vạn pháp đều do tâm sanh ra. Nếu như “tâm ta bất động, lỗi làm sao sanh”, họ tìm ra tất cả những ngôn hành sai lầm, bệnh căn bản của chúng nằm trong tâm. Tâm không vọng động nữa, sao có thể có những sai lầm trong ngôn hành? Cho nên “tâm ta bất động”. Các vị trưởng bối, các bạn, tâm này muốn không vọng động có dễ không? Không hề dễ. Muốn không động, đột nhiên lại không biết bay đi đâu rồi.

Cách đây không lâu, chúng tôi có cơ hội tới Hồng Kong cùng sư phụ tiếp đãi đại sứ của liên hiệp quốc, những đại sứ liên hiệp quốc này đều hết sức lương thiện, đều hết sức hết lòng vì hòa bình thế giới. Trong đó có vị đại sứ của Mã Đạt Gia Tư Gia, còn có 1 vị đại sứ của Mã Kì Đốn, hình như sư trưởng rất có duyên với những quốc gia có chữ “Mã”, có thể những quốc gia có chữ “Mã” này đều hết sức cần cù, trâu và ngựa đều rất cần cù. Đại sứ của Mã Đạt Gia Tư Gia này tôi thấy ông ấy không đơn giản, ông đem theo vợ mình, và cả con gái của ông, 3 người cùng đi viếng thăm sư trưởng. Ông không chỉ bản thân mình có thể thân cận với 1 vị trưởng bối có trí huệ, ngay cả thế hệ sau ông cũng dẫn theo, cái này là gia đạo 1 lần cùng hoàn thành.

Malaysia chúng ta rất nhiều gia đình đang tham dự khóa học văn hóa truyền thống, tôi ấn tượng rất sâu, thường xuất hiện 3 thế hệ cùng tham gia khóa học, còn có lần nhìn thấy 4 thế hệ, nhìn thấy cảnh tượng này cảm thấy rất cảm phục, cũng cảm nhận được quốc gia này sắp hưng thịnh. Gọi là “Thi thư là gốc để khởi gia”, cả mấy thế hệ đều hiểu lý, đều lương thiện, gia đình này sao không hưng thịnh được.

Cho nên đại sứ này rất dụng tâm, và vợ của đại sứ này là tín đồ Ki tô, nhưng họ cũng tiếp xúc được rất nhiều pháp môn trị tâm, tu tâm của Phật gia, bà nói hình như còn gặp được những cơ duyên bên thiền tông. Bà đã hỏi sư trưởng, tâm tôi làm sao định lại được? Sư trưởng liền nói với bà, như sự cầu nguyện trong Ki tô giáo của bà, bà cầu nguyện rất chuyên chú, tâm bà sẽ không bị vọng động, bà sẽ dừng lại trong nhưng giáo huấn, trong tâm niệm hết sức tốt đẹp này, bà sẽ không khởi những tà niệm, vọng niệm khác. Cho nên các tôn giáo đều có phương pháp giúp tâm không vọng động. Trong Phật môn đọc kinh là 1 phương pháp. Quý vị rất chuyên chú vào kinh điển, từng chữ từng câu đọc rõ ràng, vọng niệm không dễ gì khởi lên. Tất nhiên, khi bắt đầu đọc, vọng niệm chắc chắn rất nhiều, đừng nản chí, dần dần sẽ định lại, chuyên chú vào, vọng niệm sẽ ít lại. Đọc kinh là 1 phương pháp, tọa thiền là 1 phương pháp, trì chú cũng là 1 phương pháp.

Mọi người có đi qua Tây tạng chưa? Chưa. Ở đó đều là cao bốn năm ngàn thước, ba bốn ngàn thước, người sức khỏe khá tốt thì suy nghĩ đi coi, nếu không sẽ có phản ứng cao nguyên. Lão bá tánh ở đó hết sức lương thiện, họ đều vững tin vào giáo dục của Đức Phật. Chúng tôi có 1 số bạn bè đi Tây Tạng, ở trong nhà trọ, cửa của họ không bao giờ khóa, có cô gái 19 tuổi, cô rất tức giận: “Chúng tôi có nhiều người như vậy vào ở, hành lý đều để trong đó, bảo cô chuẩn bị cho chúng tôi cái khóa, sao cô không chuẩn bị chứ?”. Cô phục vụ này nói: “Chúng tôi ở đây chưa bao giờ mất đồ, không cần khóa”. Cô nói: “Cô nhất định phải đi mua cho tôi cái khóa, nếu không cô phục vụ quá kém”. Cô phục vụ nói: “Hay là tôi giúp cô xem là được, được không?”. Cô nói: “Không được, cô nhất định phải mua khóa cho tôi”, sau cùng cô phục vụ thật sự hết cách, đành phải đi mua khóa.

Mọi người nghĩ coi, những người tới từ văn minh đô thị, tới Tây Tạng 1 vùng thuần phác như vậy, quý vị coi người nào có kiến thức? Người biết phải đi mua khóa có kiến thức, hay là người ngày nào cũng sống cảnh đêm không đóng cửa, tâm địa họ càng thanh sạch? Tôi xin hỏi mọi người, người sống trong đô thị lớn khá là thanh tịnh, khá là văn minh, hay người sống dưới quê? Quý vị nói nhé, tôi không nói, do chúng tôi đều sống ở đô thị lớn.

Trước đây khi tôi ở Trung Quốc đại lục, thường nghe thấy các trưởng bối lớn tuổi nói 1 câu: “Ôi, tôi không có văn hóa”. Thật ra tôi nghe xong rất ngại ngùng, tại sao? Những trưởng bối này rất lương thiện, cả đời hành thiện, tôi thấy họ rất có văn hóa, họ luôn nói họ không có văn hóa, do bây giờ có văn hóa là ngang bằng với có học lực. Thật ra có học lực chưa chắc có văn hóa, quý vị cho dù học tới thạc sĩ, tiến sĩ, đèn đỏ chẳng phải còn chạy nhào qua sao? Đó sao có văn hóa được? Quý vị học vấn rất cao, coi thường người khác, người ta sống với quý vị rất bị áp lực, quý vị làm sao “hóa” người khác? Người có văn hóa là có thể cảm hóa người khác, có tu dưỡng mới là người có văn hóa. Cho nên bây giờ rất nhiều tri nhận cần phải điều chỉnh đôi chút, tôi thấy những cụ già không biết chữ đó rất lương thiện, họ là người rất có văn hóa; tôi học lực rất cao, nhưng ngay cả pháp luật nhà nước cũng không tuân thủ, thật ra tôi là người không có văn hóa. Nhìn rất nhiều sự việc không thể nhìn bề mặt, trọng thực chất không trọng hình thức. Có thể chúng ta đi vào núi, cảm thấy mình là người rất văn minh, thật ra người ta thuần phác hơn chúng ta rất nhiều.

Chúng ta bây giờ theo sự phát triển của khoa kĩ, con người có nhiều cơ hội nhận giáo dục tri thức, nhưng không thể vì học lực cao mà khinh mạn các cụ, và cha mẹ mình, rồi học không được những đạo đức đáng quý nhất từ bản thân họ, sự tổn thất đó quá lớn quá lớn. Cô giáo, thầy giáo bây giờ, giáo viên trẻ tuổi, bước vào trường, “Ồ, những lý luận mình học là cái mới”, đối với những giáo viên đã dạy 10 năm, 20 năm có phần coi thường họ, “Tôi hiểu những lý luận này, thầy không hiểu”. Cho nên chúng ta vô tình bị những vật chất bên ngoài chúng ta sở hữu được, những điều kiện bên ngoài này lại ô nhiễm tâm thanh tịnh của chúng ta. Học lực rất cao, mình mỗi tháng thu nhập bao nhiêu, mình mặc đồ hàng hiệu, bị ô nhiễm rồi, chúng ta lại không thuần phác, không khiêm tốn nữa. Chúng ta tới thế giới này 1 cách thanh bạch, “xưa nay không 1 vật, chỗ nào vướng bụi trần”, sao lại nhiễm nhiều tập tính như vậy, hơn nữa càng nhiễm càng không tự tại.

Quý vị coi khi em bé sanh ra đời, bản thân nó luôn hi hi cười như vậy phải không? 1 ngày cười 180 lần. Kết quả sau khi trưởng thành, bình quân 1 ngày chỉ cười 7 lần. Nó ô nhiễm quá nhiều, dục vọng quá nhiều, cầu không được quá nhiều nên cười không nổi. Em bé không có dục vọng, nhìn thấy mẹ thì nó là người hạnh phúc nhất trên đời. Mọi người có thấy đứa bé một hai tuổi chưa, mẹ nó rời xa 1 thời gian, vừa bước vào cửa, nó chập chững chạy lại ôm lấy mẹ nó hạnh phúc biết mấy, có thấy chưa? Nhớ lại chưa? Chúng ta hồi nhỏ cũng như vậy. Nếu như chúng ta một hai tuổi nhìn thấy mẹ cũng vui mừng thành bộ dạng như vậy, giữ gìn tới giờ thì tốt biết mấy. Cho nên tôi nhìn thấy Trạch Tuấn Kiệt, đạo diễn Trạch, trưởng bối hơn 60 tuổi, ông nói điều hạnh phúc nhất đời ông, là ông về tới nhà mở cửa ra còn được gọi 1 tiếng: “Mẹ, con về rồi”, ông thấy đây là việc hạnh phúc nhất đời ông. Ông từ nhỏ tới lớn đều giữ gìn thiên tính đó, thiên tính giữa cha mẹ và con cái, tâm của con thơ.

Có cơ duyên này, tới những nơi không bị ô nhiễm này dạo chơi, từ những lão bá tánh này có thể học được rất nhiều trí huệ, rất nhiều sự đơn thuần, đơn giản, chất phát trong cách xử sự của họ.

Cô gái 19 tuổi này, do cô đi cùng với mẹ mình, kết quả vì 1 số việc lặt vặt mà đấu khẩu với mẹ mình. Vừa hay có hai em bé địa phương tám chín tuổi, từ nhỏ đã tiếp thu giáo dục của Đức Phật, đứng coi chị đó đang cãi nhau với mẹ mình, có lẽ chị đó thấy kì kì làm sao, tự mình nói với hai em nhỏ tám chín tuổi đó: “Mẹ chị nói với chị 1 câu, chị chắc chắn phải cãi lại bà ấy 100 câu, phải cãi tới lúc bà ấy không nói được nữa, nếu không bà ấy lại mắng chị”. Em bé 8 tuổi đó nói với cô gái 19 tuổi, nó nói: “Mẹ em mắng em 100 câu, em 1 câu cũng không cãi, do mẹ em là Phật sống trong nhà”. Mọi người nghĩ coi, có được giáo dục hay không khác nhau nhiều không? 1 người là nói 1 câu cãi 100 câu, 1 người là nói 100 câu 1 câu cũng không cãi. Xin hỏi mọi người, quý vị hy vọng thế hệ sau của mình ra sao? Quý vị hơi không dám nghĩ phải không? Không có phản ứng. Cho nên giáo dục phải càng sớm càng tốt. Nếu như chúng ta thật sự ở đó nghe đứa nhỏ này nói câu đó, thật sự sẽ sanh tâm đại hổ thẹn.

Tây Tạng Mật tông khá nhiều, cho nên họ trì chú, họ cũng là vô tâm, phương pháp không vọng động. Phật môn còn có Tịnh độ tông, họ dùng Phật hiệu dừng lại tất cả vọng niệm, khiến tâm không vọng động. Những tôn giáo khác, phương thức họ cầu nguyện đều không giống nhau hết, họ cũng có thể tụng kinh, khiến tâm mình chuyên chú, chánh niệm phân minh sẽ không vọng động, điều này rất quan trọng. Tâm người càng vọng động, ngôn hành này sẽ càng lệch lạc. Tâm họ bất động “lỗi làm sao sanh”, lỗi lầm này sẽ không cách nào xảy ra. Tiếp đó trong kinh văn nói rằng:

“Người học, từ háo sắc, háo danh, tham tài, ưa giận, tất cả các lỗi, không cần phân biệt từng loại, chỉ cần 1 lòng vì thiện, chánh niệm hiện tiền, tà niệm tự nhiên ô nhiễm không được”.

Còn lấy 1 so sánh:

“Như mặt trời trên không, yêu ma tiêu trừ. Đây là chỗ chân truyền tinh vi”.

Người học tập thánh giáo, đối với những tập khí của mình, ví dụ háo sắc, háo danh, tham tài, ưa giận tất cả các lỗi, tất cả những ác niệm, tà niệm này, không cần truy tìm, tham cứu từng cái một, thậm chí có khi còn biến thành trách mình, chán nản, cái này đều vẫn là vọng niệm. Con người có khi chán nản, hai ba ngày này tâm trạng không nguôi ngoai được, thật ra đây cũng là vọng niệm. Chúng ta nhìn thấy, thật ra tâm người thật sự hễ tĩnh lại, họ sẽ không muốn chuốc khổ vào thân, tự tìm đau khổ, tự đào mồ chôn.

Chúng ta coi “háo sắc”, ý niệm háo sắc của con người, cả thân tâm toàn bộ đều bị dục vọng trói buộc, sao vui vẻ được, sao tự tại được? Hơn nữa người này hễ háo sắc, cả thân tâm hao tổn hết sức lớn. Thật ra người nam bây giờ thật sự không bệnh mà mất, tức là họ vốn dĩ có thể sống 80 tuổi, sau cùng thật sự có thể sống tới 80 tuổi hầu như tìm không thấy. Bên ngoài rất nhiều truyền hình, tất cả những quảng cáo này kích thích quá nhiều, cho nên đối với người nam khiêu chiến rất lớn. Mỗi ngày khởi những ý niệm này, đối với thân tâm của mình hao tổn đều rất lớn. Cho nên từ nhỏ nhất định phải giúp trẻ nhỏ nuôi dưỡng chánh khí, đối với những thứ tà bậy này chúng có sức miễn dịch. Chúng sẽ hiểu được “sách vô ích, không xem đọc, hại thông minh, hư tâm trí”.

Hình như có 1 bác sĩ rất nổi tiếng, đã từng giảng “Đừng thấy người đẹp thân như sữa, ngang lưng đeo kiếm chém kẻ ngủ”, tức là chém những kẻ háo sắc, “tuy không thấy đầu rơi máu chảy, trong mơ lấy sạch cốt tủy ngươi”. Khi những tà niệm này quá nhiều, cả cốt tủy, tinh khí của họ đều tiêu hao hết. Cho nên người thật sự thương mình, người thật sự hiếu thuận nhất định biết khắc chế những tà niệm này. “Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn hại, khởi đầu của hiếu”.

“Háo danh”, thật ra 1 người rất háo danh, ưa sĩ diện, sống rất là mệt. Tâm này có mệt không? Mệt còn sống như vậy? Cho nên thành ngữ của lão tổ tiên nói với chúng ta, đừng chuốc khổ vào thân, đừng tự tìm đau khổ, có phải không? Nói thì nói như vậy, những cái sĩ diện này muốn buông bỏ có dễ không? Đối với tôi mà nói khiêu chiến quá lớn. Cho nên người ta nói “Người sợ nổi tiếng, lợn sợ béo”, sau khi nổi tiếng quý vị không hay không biết sẽ nhiễm chấp. Vừa hay đài truyền hình Đài Loan có phát “Giảng tọa hạnh phúc nhân sinh”, cho nên khi tôi đi xe lửa thường có người cứ nhìn chăm chăm vào tôi, sau đó tôi rất ái ngại. Trong sự ái ngại đó, trong tâm có chút gì vui mừng không? Có 1 chút vui mừng thì sẽ trúng độc. Cho nên những thành ngữ này của lão tổ tiên rất có trí huệ bên trong đó, người nổi danh thì không tốt.

Có lần tôi ngồi máy bay tới Hồng Kong, tiếp đó phải chuyển máy bay tới Lô Giang, ở Hồng Kong quá cảnh, khi quá cảnh phải đi Áp Khẩu. Khi chuyển máy bay thì có 1 người nữ cứ nhìn tôi mãi, sau đó trên đường còn đi theo tôi, tôi đi rất nhanh, cuối cùng cũng không nhìn thấy cô nữa. Tôi tìm thấy Áp Khẩu liền ngồi xuống, không lâu sau lại nhìn thấy cô, cô ngồi đối diện tôi, tiếp tục nhìn tôi chằm chằm. Thật ra trong quá trình đó tim tôi đập thình thịch, thình thịch, không phải “tâm ta bất động”, là “tâm ta loạn động”. Kết quả đột nhiên đối phương đứng dậy, dùng tốc độ rất nhanh đi tới trước mặt tôi, tôi động càng ghê hơn. Kết quả cô nói: “A, thì ra anh chính là bác sĩ Trường Canh”, vốn dĩ tâm trạng tôi rất khích động, sau khi nghe xong lạnh bớt 1 nửa, cô nhận sai người. Kết quả tôi nói: “Xin lỗi, tôi không phải làm bác sĩ”. Sau đó cô lại nhìn tôi 1 chút: “A, xin lỗi, tôi nói sai rồi”, cô vẫn nhận ra được, cô nói con gái cô ép cô coi “Giảng tọa hạnh phúc nhân sinh”, con gái cô dạy học trong trường mẫu giáo. Tất nhiên chúng tôi nghe xong cũng rất ấm lòng, giáo viên trường mẫu giáo chú trọng việc học tập giáo dục như vậy.

Cho nên háo danh rất mệt, chi khổ vậy? Khi tâm người có thể cảm nhận được không muốn làm nô lệ của những dục vọng này, quý vị thật sự rất muốn buông bỏ chúng.

“Tham tài”, mấy đồ hàng hiệu, mua xong rồi đi khoe khoang cho người ta coi, người ta không coi thì tức gần chết, rước vô người mấy sự phiền phức đó làm gì? Kể cả “ưa giận”, tức giận xong thân thể tổn hại, quan hệ cũng phá vỡ, tâm trạng mình rất lâu vẫn không thể khôi phục. Thật vậy, người có tâm mềm mỏng, dần dần cảm thấy không muốn chịu những oan uổng này nữa.

Những ý niệm không tốt này, “không cần phân biệt từng loại, chỉ cần 1 lòng vì thiện”, “1 lòng” tức là chân tâm, rất chuyên chú hướng thiện. Sự hướng thiện này cụ thể mà nói, tức niệm niệm đối với người từ bi, nghĩ cho họ, rất chân thành, đối với người không có thành kiến. Niệm niệm nghĩ cho họ, “chánh niệm hiện tiền”. Ý niệm nghĩ cho người này là thuần tịnh, là chánh khí lẫm liệt, từ trường này hết sức tốt. Nếu như quý vị gặp người niệm niệm nghĩ cho người khác, quý vị sẽ thấy ở bên cạnh họ rất thoải mái, từ trường đó rất tốt. Nếu như quý vị gặp 1 người động chút là nổi nóng, hễ quý vị vào là thấy không khí kì kì, quả thật là như vậy. “Chánh niệm hiện tiền, tà niệm tự nhiên không ô nhiễm được”, quý vị luôn có chánh khí, giống như sức miễn dịch của quý vị rất tốt, virus này không vào được. So sánh, giống như “mặt trời trên không”, ánh mặt trời soi rọi, hết sức sáng sủa. “Yêu ma tiêu trừ”, những quỷ quái, hồn ma này hoàn toàn tiêu trừ hết. “Một lòng vì thiện, chánh niệm hiện tiền”, phương pháp này là “đây là chỗ chân truyền tinh vi”, là hết sức tinh mật, thống nhất. Tại sao nó tinh mật? Niệm niệm quán chiếu ý niệm này, ý niệm rất tinh vi, họ có thể chánh niệm hiện tiền, không để tà niệm ô nhiễm, đây là học vấn chân thật, đây là công phu cổ thánh tiên hiền thật sự truyền thụ. Tiếp theo kinh văn nói:

“Lỗi do tâm tạo”.

Tất cả lỗi lầm bắt nguồn từ vọng tâm này.

“Cũng do tâm sửa”.

Từ căn bản tâm địa này mà sửa.

“Như chặt cây độc, phải chặt từ gốc”.

Giống như quý vị muốn chặt 1 cây độc, quý vị trực tiếp chặt đứt gốc của nó, làm 1 mẻ khỏe cả đời. Nhưng nếu như quý vị không chặt từ gốc, mà lại từ cành từ lá đi hái nó, chặt nó thì rất tốn sức.

“Há lại chặt từng cành”.

Hà tất phải từng cành từng lá đi cắt như vậy, đi chặt nó như vậy?

“Lại ngắt từng lá sao”.

Hơn nữa quý vị ngắt đi cành lá của cây này, độc tố của nó vẫn còn dưới gốc, nó lại mọc ra rất nhiều, phương pháp sửa sai tốt nhất, tiếp theo kinh văn nói:

“Nói chung cách tốt nhất là trị tâm”.

Phương pháp sửa sai cứu cánh, thượng thừa nhất là hạ thủ từ trong tâm.

“Liền được thanh tịnh”.

Tà niệm này quý vị chuyển thành chánh niệm, quý vị lập tức, lập tức tâm địa liền thanh tịnh.

“Dấy động liền giác”.

Lại có vọng niệm vừa động, quý vị liền phát giác nó. Chúng ta nếu như không hạ công phu, vọng niệm này khởi lên mười mấy phút có thể cũng vẫn không biết, cũng vẫn chưa phát giác. Thậm chí không phải ban ngày những vọng niệm này có 1 đống, lúc đi ngủ cũng nằm mơ, mơ 1 đống thứ, sau đó khi ngủ dậy rất mệt, do nằm mơ nhiều quá, cũng rất tiêu hao năng lượng, cho nên “dấy động liền giác”.

“Giác rồi không còn”.

Hễ giác rồi, lập tức khởi lên chánh niệm. Phương pháp này thông thường những người tu thân, người tu hành thường nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Phương pháp này, vọng niệm khởi lên, phương pháp niệm Phật, phương pháp tụng kinh, quý vị liền dùng 1 câu chánh niệm chuyển nó lại là đúng rồi. Hễ quý vị phát giác, hễ chuyển chánh niệm, vọng niệm này liền dừng lại, liền diệt mất.

Nếu như khi bắt đầu còn chưa thể đạt được công phu như vậy:

“Nếu chưa được vậy”.

Rõ ràng biết ý niệm này là đúng, nhưng khởi lên không được. Mọi người có kinh nghiệm không? Đạo lý đều hiểu hết, gặp chuyện vẫn không nhịn được. Điều này thật ra là lý vẫn chưa thấu triệt, hiểu rõ.

Ví dụ, lấy ví dụ cho mọi người. Ngày nay quý vị đeo 1 bao rác, nó rất thối, khi quý vị phát hiện nó là rác, quý vị sẽ làm sao? Đem nó vứt đi phải không? Quý vị có khi nào vứt đi rồi còn lôi lại, “bao rác này đã theo tôi 30 năm rồi, không có công lao cũng có khổ lao”, vậy quý vị căn bản là không biết rõ nó là rác, quý vị hễ biết rõ, 1 giây cũng không muốn đeo nó theo, quý vị liền vứt nó đi ngay. Nó đang ô nhiễm quý vị, đúng chưa? Đây là thật sự hiểu rõ nó là rác. Chúng ta bình tâm nghĩ lại, thói quen xấu của chúng ta theo chúng ta bao lâu rồi, nó có đang làm hại chúng ta không? Có. Tốt, 1, 2, 3 vứt đi, bữa nay bên ngoài có cái xe rác, chúng ta đem những thói quen xấu mấy chục năm nay gói lại, tư tưởng sai lầm gói lại vứt đi. Thật sự hiểu được nó đang tổn hại chính mình, thì sẽ không muốn để nó tổn hại nữa, thật sự hiểu rõ không hề dễ. Ở đây có nói rằng, khi còn chưa thể khởi lên những chánh niệm này:

“Cần hiểu lý để bỏ đi”.

Càng thâm nhập những đạo lý này để thông đạt sáng tỏ, quý vị lúc nào cũng khởi lên được. Nhưng muốn đạt được sự hiểu lý triệt để cần có 1 quá trình, quý vị phải thường đọc kinh, phải thường nghe kinh mới hiểu rõ.

Ví dụ tôi đã từng có kinh nghiệm này, chuyện tình cảm trước đây, tôi với quý vị đã khá quen rồi, bữa nay chúng ta đóng cửa lại nói vài chuyện xưa cũ, mặc dù không muốn nhìn lại. Có lần yêu đương, cảm thấy rất đau khổ chỗ nào? Quý vị đối với cô ấy càng tốt, cô ấy càng ghét quý vị. Những người đang cười có phải đều có kinh nghiệm này? Thật ra lúc đó chưa học kinh điển, đó là duyên chưa đầy đủ, quý vị phan duyên để làm gì? Nhưng lúc đó còn chưa đọc kinh, nếu không tôi sẽ không làm chuyện ngốc nghếch đó. Kết quả đã yêu rất đau khổ, còn chảy nước mắt, kết quả mẹ tôi nói “Nước mắt ba tháng nay con chảy còn nhiều hơn 20 năm nay con cộng lại”. Tôi bây giờ nghĩ lại, mẹ tôi nói với tôi câu này, tôi thật sự phải quỳ xuống khấu đầu 3 cái với bà, hổ thẹn cực kì. Con trai cưng đang chảy nước mắt, lòng ai đang nhỏ máu? Quý vị coi mẹ tôi còn cười mà nói với tôi, tôi thật sự quá khâm phục bà. Nhưng cũng không uổng công, nói tới sau cùng thì ngộ ra, thì ra người thật sự yêu mình là mẹ mình đang ở bên cạnh vừa lo lắng vừa không dám thể hiện. Bà ở bên quý vị như vậy, từ từ dẫn dắt quý vị, bà không có điều kiện. Đâu có giống cô gái kia, trời xanh mây nhiều chợt đổ mưa, quý vị nắm bắt không được, tất nhiên vẫn do mình làm không tốt. Kết quả thật sự vẫn không hiểu rõ, vẫn chảy nước mắt.

Vừa hay khi đọc kinh, đọc hiểu 1 câu, bắt đầu từ giây phút đó, tôi không bao giờ đau lòng vì tình cảm nữa, không chảy nước mắt nữa. Quý vị thật sự hiểu, quý vị không làm việc ngốc đó nữa. Đoạn nào? “Người ở trong ái dục, tự sanh tự chết, tự đi tự về, khổ vui tự chịu, không người thay thế”. Nỗi đau của quý vị, “cho tôi 1 ly nước quên tình”, ai cũng không đau với quý vị được, quý vị hà tất chuốc khổ vào thân? “Không người thay thế”, tôi đau quá, quý vị cảm nhận được không? Nói mọi người nghe, khi con người chưa thể buông bỏ chính mình, họ không cách nào cảm nhận được người khác. Phải buông bỏ tự tư tự lợi mới có tình yêu chân thật, nên mẹ có tình yêu chân thật, cha có tình yêu chân thật, họ thương không có điều kiện. Thương có điều kiện, điều kiện không đủ, tình thương đó sẽ biến chất. Mọi người coi bây giờ yêu đi yêu lại, sau cùng giết đi giết lại có nhiều không? Nhìn thấu chuyện thế gian chưa? Nhìn thấu ái tình chưa? Nhìn không thấu còn phải tiếp tục chảy nước mắt, nhìn thấu rồi nước mắt cũng ngưng chảy.

Cho nên người đã đọc những kinh điển này, thật sự đối với rất nhiều tâm cảnh của mình, đạo lý càng hiểu rõ. Khi nào rảnh rỗi, đừng suy nghĩ lung tung, thường đọc kinh thật sự có thể đọc tới hiểu lý, thường nghe kinh có thể khuyên mình rõ ràng. Quý vị thật sự hiểu lý, tự nhiên những tư tưởng, quan niệm, ý nghĩ sai lầm này có thể xóa bỏ hết.

“Vẫn chưa được vậy”.

Nếu thử đi hiểu lý, vẫn không chế phục được ý niệm, thậm chí những hành vi này hình như khống chế không được.

“Cần tùy sự mà giữ giới”.

Phải tùy theo những hành vi này mà yêu cầu chính mình, thậm chí cảnh giác chính mình, những việc này không thể làm. Nhưng Phật môn có “ngũ giới”, tức là những việc không thể làm. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Hoàn toàn tương ứng với “ngũ thường” của Nho gia là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử nói với Nhan Hồi, phi lễ không nhìn, phi lễ không nghe, phi lễ không nói, phi lễ không động. Tức là ngày nay chúng ta gặp 1 việc, tâm này liền không cung kính, có tà niệm, quý vị không thể nhìn. Quý vị nghe lời gì, tâm này liền bất chánh, liền tà lệch, không thể nghe. Những lời của tam cô lục bà có được nghe không? Bây giờ mấy phim truyền hình, diễn những thứ không tương ứng với luân lý đạo đức có được coi không? Không được. Tự chính quý vị nói, quay về mà coi thì là tự gạt mình. Phi lễ không nhìn, phi lễ không nghe, phi lễ không nói, ngày nay khi cảm thấy đã có tâm trạng rồi, lời này không được nói. Cho nên đây là tùy theo những việc này mà yêu cầu chính mình.

Như “Đệ tử quy” nói “chỗ tranh cãi, đừng đến gần, chuyện thị phi, không nên hỏi”, “nói gian trá, lời dơ bẩn, tập khí xấu, phải trừ bỏ”. Quý vị không thể trôi theo dòng đời, nói những lời dung tục là không được. Thật ra điều này không hề dễ, tôi nhớ khi mình học cấp hai, rất nhiều phim ảnh, giữa bạn bè thường nói bậy, quý vị không hay không biết cũng bị ảnh hưởng. Biết cách ngăn trừ, nghiêm khắc yêu cầu chính mình, đừng có những ngôn hành như vậy, điều này rất đáng quý. Tiếp đó nói:

“Dĩ thượng sự nhi khiêm hạnh hạ công”.

Từ “thượng sự” này tức là sửa từ trong tâm, không chỉ hạ công phu từ tâm địa, đồng thời còn thường đọc kinh, hiểu lý, hơn nữa rất nhiều hành vi họ sẽ nghiêm khắc yêu cầu chính mình, đừng làm vậy, “thượng sự nhi khiêm hạnh hạ công”.

“Chẳng phải thất sách”.

Không phải thất sách tức là phương pháp rất tốt, phương pháp thượng thừa.

“Chấp hạ mà mê thượng, thì vụng về”.

Cái này là chấp trước hạ công phu từ sự tướng, sự “mê thượng” này, “thượng” tức là chỉ đối trị tâm mình, lại không dùng công phu đối trị tâm mình và hiểu rõ lý, dụng công như vậy khá là vụng về. Ví dụ nói, tôi chưa bao giờ mở miệng mắng người, đây là trong sự tướng không mắng người, nhưng trong ý niệm không biết đã mắng bao nhiêu lần rồi, rất tức giận, nhưng chỉ chưa mắng ra mà thôi. Cái này không ngăn cấm từ tâm địa, sự tu dưỡng của mình khó mà nâng cao.

Mọi người nghĩ, người bây giờ mắc ung thư rất nhiều. Ung thư rất nhiều lúc là mắc bệnh từ tâm trước, nhất là bực bội thì rất dễ uất ức, đè nén tới sau cùng thì sanh bệnh. Cái này cũng là người bực trong lòng có thể không mắng người, nhìn từ sự tướng hình như không phạm sai lầm, từ trong tâm đã phạm sai rồi. Tất nhiên chúng ta nhìn thấy đoạn này, nhất định phải biết rõ cách dùng công phu thượng thừa, từ tâm địa, từ lý và cả từ sự tướng phải yêu cầu chính mình trước.

Cho nên từ sự tướng những chỗ không tốt thì đừng đi, thậm chí truyền hình cũng đừng coi, tôi chỉ kiến nghị. Mọi người để ý coi, chúng ta có công phu khi coi truyền hình mà không bị nó ảnh hưởng tới tâm trạng chúng ta không? Có ai làm được không? Làm được thì công phu rất ghê gớm. Họ không bị cảnh chuyển, họ có thể chuyển cảnh. Đã thấy những thứ này ảnh hưởng tới tâm thanh tịnh của chúng ta, thiện tâm của chúng ta, mỗi ngày chúng ta còn coi nó làm gì? Phải nên coi những thứ không ngừng tăng trưởng trí huệ, đức hạnh của chúng ta, có bộ đĩa rất hay, “Giáo dục thánh hiền thay đổi vận mệnh”, những thứ tốt đẹp này, băng đĩa sư trưởng giảng kinh, sư trưởng giảng kinh 56 năm, đúng chưa. Chúng ta bắt đầu từ bây giờ phải coi, còn có thể coi 50 năm, lúc đó tôi đã… cho nên đủ coi rồi.