Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 20A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 20A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Lâu quá không gặp, vừa hay tuần trước, chúng tôi theo sư trưởng tới viếng thăm Srilanka, sư trưởng nhận lời mời của tổng thống Srilanka. Do tổng thống đối với sự hành trì, phong phạm của sư trưởng trên quốc tế trong việc thúc đẩy đoàn kết tôn giáo, hóa giải những xung đột, nguy cơ trên thế giới, tổng thống Srilanka rất khâm phục, cho nên mới có lời mời lần này. Chúng tôi nhờ phước sư trưởng, đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường. Cho nên, trong chuyến đi này hết sức được giáo dục, được khai mở. Có lẽ từ khi xuống máy bay đã bắt đầu được giáo dục rồi. Kể cả vừa xuống máy bay, mỗi nhân viên phục vụ của họ, nhân viên phục vụ trong sân bay, rất thân thiết. Vừa nhìn thấy chúng tôi đã hỏi thăm chúng tôi, tiếng địa phương là “Ayubowan!”, nghĩa là chúc quý vị vô lượng thọ. Hơn nữa ánh mắt của mỗi nhân viên phục vụ rất thân thiết, rất chân thành. Thông thường ở trong đô thị lớn, ánh mắt này không dễ gì nhìn thấy, cho nên sự chân thành này rất đáng quý. Do chúng tôi lần này đi với sư trưởng, là khách quý của tổng thống, cho nên hành lý đều do người ta xách hết, vừa xuống máy bay đã có thể tới phòng khách quý nghỉ ngơi. Sự đãi ngộ này cẩn thận dè dặt, phải học tập cho tốt mới được, nếu không hưởng phước ngu si, càng hưởng càng ngu si thì phiền phức.

Hơn nữa chúng tôi mấy ngày này, đi trên đường đều có xe cảnh sát mở đường, khách quý của tổng thống. Khi ở phòng khách quý, 1 vị pháp sư trong vùng, pháp sư Bảo Quang tới tiếp đãi chúng tôi, kết quả thầy vừa mở miệng, đã nói tiếng phổ thông rất chuẩn, thầy đã ở Đài Loan 10 năm. Cho nên tiếng Hoa nói rất tốt, không hề xa lạ chút nào. Nhân viên phục vụ vừa nhìn thấy thầy, liền đem 1 tấm phải trắng rất tinh sạch trải trên ghế, rồi mới mời pháp sư ngồi.

Srilanka là quốc gia Phật giáo, đệ tử Phật có khoảng 76%, cho nên đối với pháp sư, tức là thầy để họ học tập hết sức cung kính, đều phải trải vải trắng trước, mời pháp sư ngồi, sau đó quỳ xuống vấn an thầy. Điều này trong tiết học thứ hai tôi dạy, họ tôn sư trọng đạo.

Ngồi xe ngắm cảnh trên đường, nhìn ngoài cửa sổ, thấy các em nhỏ tan học, có lẽ là học sinh tiểu học, các em vừa nhìn thấy quý vị trên xe, liền chào quý vị rất thân thiết, rất hoan nghênh quý vị, kể cả học sinh cấp 2 cũng vậy. Cho nên tôi nhìn thấy học sinh cấp 2 chào hỏi chúng tôi nhiệt tình như vậy, tôi thật sự cũng lo sợ dè dặt, tại sao? Cảm thấy bây giờ những học sinh cấp 2 này, đều khá là ngầu, trong 10 em có 8 em cứ cầm điện thoại mà chơi, nhưng học sinh cấp 2 ở đất nước này, thân thiết như vậy, vẻ mặt của các em đều rất ngây thơ, rất lương thiện. Sau đó tôi biết được nguyên nhân nằm ở đâu, thì ra học sinh của họ, từ nhỏ từ thứ 2 đến thứ 6, trước khi lên lớp, đều dẫn dắt các em làm tam quy ngũ giới, mỗi ngày đấy. Sau đó mỗi chủ nhật, các em đều tới Phật tự gần đó, học nửa ngày về giáo dục của Đức Phật.

Chúng tôi ngày 2 tới. Sáng ngày 4, tôi đi tham quan 1 ngôi chùa trong đó, ngôi chùa này Đức Phật đã từng giảng kinh ở đây. Đứng ở nơi Đức Phật từng đi qua, hơn nữa đã trồng 1 cây bồ đề, tôi đã nhặt mấy chiếc lá đem về, tưởng nhớ về sự từ bi của Đức Phật, sự giáo dục không mệt mỏi của ngài. 3000 năm đã trôi qua, người trong vùng đều hết sức tôn trọng Đức Phật. Chúng tôi thấy hôm đó rất nhiều người trưởng thành đều đến xung quanh cây bồ đề này, bên cạnh tháp xá lợi Phật, đều đang ở đó đọc kinh. Trong đó có 1 phụ nữ đang đọc kinh, tôi bảo đồng nghiệp bên cạnh tranh thủ chụp hình, do quyển kinh Phật đó của cô, đã đọc nát rồi, không biết đã đọc bao nhiêu năm rồi, đã rách đến tả tơi, nhưng cô rất cung kính, vẫn tiếp tục dùng quyển kinh đó để đọc.

Chúng ta nghĩ coi, người Hoa bây giờ, có được kinh điển nhiều như vậy, phải không? Quyển nào cũng mới thế này, nhưng lợi ích chúng ta có được, có thể không sánh được với quyển kinh nhàu nát đó của cô. Cô trân trọng nó như vậy, chúng ta thì lại có được quá dễ dàng, nên không biết trân quý. Cho nên thật ra có phước báo, thì phải biết hưởng mới được, nếu không ở trong phước báo lại dễ bị đọa lạc.

Chúng tôi đến ngôi chùa đó, lúc đó có bao nhiêu đứa trẻ tới học tập? 3000 em. Chúng tôi nhìn thấy rất kinh ngạc, liền đứng phía trước các em chụp hình, lấy bối cảnh là 3000 em học sinh. Mọi người nghĩ coi, chủ nhật những đứa trẻ này không đi chơi, không vào tiệm internet, các em nhỏ trong cả nước đều tới Phật tự để tiếp nhận giáo huấn của Đức Phật trong nửa ngày, các em ở vùng này, có giống với những vùng khác không? Không giống! Cho nên, chúng ta cảm thấy quốc độ này quả thật là có dấu chân của thánh nhân, giáo huấn của thánh nhân, giáo hóa vùng này mấy ngàn năm không suy, hơn nữa còn giữ gìn Phật giáo nguyên thủy, tự viện của họ đều là dạy học, không phải làm kinh sám Phật sự.

Sau đó chúng tôi tìm hiểu được, việc cảm động nhất là tổng thống của họ, tổng thống 1 đất nước, hết sức thành kính học tập giáo dục của Đức Phật. Ngày sinh nhật tổng thống của họ, mọi người nghĩ coi, thông thường quan viên cao như vậy của quốc gia ngày sinh nhật sẽ làm gì? Ngày sinh nhật chúng ta làm gì? Người bình thường quyền thế giàu có thì ngày sinh nhật sẽ đi happy happy, đúng không? Xài tiền 1 chút cho sướng.

Tổng thống 6 giờ sáng tới Phật tự cúng tăng, đem bổng lộc của bản thân ông ra, cúng dường tăng chúng trong tự viện. Nghĩa là đối với những pháp sư, thầy giáo giảng kinh này hết sức cung kính. Sinh nhật cũng hiếu học như vậy, tôn trọng pháp sư như vậy, trên làm dưới theo. Chúng ta có thể tìm hiểu được tại sao bá tánh trong quốc độ này lại tôn sư trọng đạo như vậy.

Được, kể trước mấy điểm này là được rồi. Tôi tiếp tục kể nữa, hôm nay “Liễu Phàm tứ huấn”, thật ra điều vừa kể lúc nãy cũng là “Liễu Phàm tứ huấn”, tại sao? Chúng ta vừa kể về “Phương pháp tích thiện”. Phía trước kể về 10 thiện hành, tiếp theo phải phán đoán cái gì mới là cái thiện đúng đắn? Phía sau có cương lĩnh 10 điều hành thiện, mọi người có nhớ không? Trong 10 cương lĩnh này có cùng người hành thiện, làm sao thông qua hành vi của mình để kêu gọi người khác hành thiện? Tổng thống này đã làm rất tốt, kính trọng tôn trưởng, tôn trọng cha mẹ, trưởng bối trong nhà, thầy cô trong trường, lãnh đạo trong đơn vị, đều luôn kính trọng tôn trưởng. Nhân dân đất nước này đều đang làm, kể cả hết sức lễ kính với người.

Tôi tới khách sạn, vừa bước vào thang máy, kết quả khi ra thang máy, tôi liền mời đối phương, vừa hay có 1 người nam khác đi cùng tôi, tôi làm dấu tay, do tiếng Anh của tôi không tốt lắm, chỉ đành dùng ngôn ngữ thân thể, mời anh ấy đi trước, nhưng anh rất kiên quyết, để tôi đi trước. Do anh thấy tôi là người nước ngoài, anh là người địa phương, anh liền hết sức lễ kính với khách, nhất định phải để tôi đi trước. Tới khách sạn, gặp mỗi 1 người, họ đều chào hỏi tôi, rất tự nhiên.

Cho nên, mọi người lần sau muốn du lịch nước ngoài, góp ý mọi người có thể đi Srilanka. Tôi giúp mọi người điều tra 1 thông tin, ngày Đức Phật đản sanh, có 14 ngày cả nước giới sát, không được sát sanh. Sau đó khoảng 1 tuần lễ, cả nước chúc mừng Đức Phật đản sanh, quý vị đi mấy ngày đó, ăn uống đều không cần tiền, họ chiêu đãi quý vị rất nhiệt tình, chỉ cần họ đưa cho quý vị, quý vị phải ăn, nếu không ăn, họ thấy quý vị coi thường họ, họ nhiệt tình như vậy, quý vị còn từ chối. Ngày 8 tháng 4 âm lịch, khoảng thời gian này, quý vị hỏi thăm 1 chút, tới vùng đó thật sự cảm nhận được thánh nhân 3000 năm trước, đức hạnh của ngài, ảnh hưởng tới quốc độ, nhân dân 3000 năm sau, cho nên khiến người cảm động. Giá trị 1 đời Đức Phật cũng đáng để chúng ta học tập.

Chúng tôi giảng về “Phương pháp tích thiện” này, tiên sinh Liễu Phàm dụng tâm lương khổ, đã lấy 10 ví dụ trước, tăng trưởng tín tâm của chúng ta. Chúng tôi đi lần này cũng được tăng trưởng tín tâm, tăng trưởng tín tâm gì? Thế giới này rất có hy vọng, tại sao? Srilanka tôn giáo đoàn kết, họ cũng có Ki tô giáo, cũng có Islam giáo. Trưởng lão Islam giáo nói: “Chính vì Phật giáo khiến quốc gia được cai trị an định, chúng ta mới có thể phát triển tốt đẹp trên mảnh đất này”. Nghĩa là Islam giáo và Phật giáo chung sống rất hòa hợp, thật ra đây chính là thân giáo của Đức Phật.

Chúng ta đều biết, vào Phật môn có tứ đại thiên vương, tứ đại thiên vương vốn dĩ là hộ pháp của Ấn Độ giáo. Quý vị coi Phật giáo tâm bao thái hư, Đức Phật giáo hóa ở Ấn Độ, đã bao dung hết tất cả tôn giáo trong vùng, thậm chí còn nâng cao những tôn giáo dân tộc vốn có này, cho nên chúng ta nhìn thấy họ đã làm rất tốt. Quý vị sẽ có tín tâm đối với việc đoàn kết tôn giáo, đối với giáo hóa thánh giáo. Lão bá tánh vùng này lương thiện, hơn nữa không có thiên tai, họ cũng không có động đất, cũng không có giông bão. Cho nên tôi quan sát thấy, ngoài Malaysia không có động đất, không có giông bão, bây giờ còn có thêm Srilanka, họ cũng rất ít gặp thiên tai. Cho nên “làm thiện, giáng trăm điều lành; làm bất thiện, giáng trăm điều tai ương”. Cho nên những vùng nhiều thiên tai không được oán trời trách người, vẫn phải bắt đầu sửa đổi từ tâm địa.

10 ví dụ, chúng ta lần trước nói tới chuyện thứ 9, phải không? Hôm nay cùng mọi người kể chuyện cuối cùng.

“Cha của Gia Thiện Chi Lập”.

Ở trang mấy? Trang 75. Triết Giang Gia Thiện có người tên Chi Lập, cha của ông khi còn làm quan.

“Làm phòng hình sự”.

Làm việc ở phòng hình sự trong nhà giam.

“Có tù nhân vô cớ trọng tịch”.

Có 1 phạm nhân, ông ta vô tội, nhưng bị hãm hại, bị vu cáo, “trọng tịch” tức là bị phán tội nặng, giống như bị phán tội tử hình vậy.

“Ý thương xót”.

Ở đây nhìn thấy được, người trí thức tiếp thu giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử đều có tâm nhân ái, “người đói mình đói, người yếu mình yếu”. Chúng ta nghĩ coi, 1 người bị phán tử hình, ngoài bản thân họ rơi vào tuyệt vọng, còn ai đau khổ nữa? Người trong nhà họ, người thương họ đều rất đau khổ. Cho nên “ý thương xót”.

“Muốn cứu mạng”.

Hy vọng có thể cứu mạng ông ta, rửa sạch oan ngục cho ông. Phạm nhân này đang trong cơn tuyệt vọng, cảm nhận được thiện ý, nhân từ của vị quan viên này. Ông  nghĩ đây là 1 tia sáng của ông.

“Tù nhân bảo vợ rằng”.

Phạm nhân này vừa hay có cơ hội, vợ ông tới thăm ông.

“Chi công ý tốt”.

Chi công này hết sức nhân từ, thiện ý, hy vọng giúp ta rửa oan. Nhưng rất hổ thẹn, ta căn bản không có gì báo đáp ngài.

“Hổ thẹn không báo đáp, ngày mai mời ngài về quê”.

Ngày mai nàng mời ngài về quê chúng ta.

“Nàng đem thân hầu hạ, nếu ngài chịu thu dụng, thì ta có đường sống”.

Sau đó khi nàng tiếp đãi ngài, nàng nói với ngài, muốn cải giá hầu hạ ngài. Như vậy, có thể ngài sẽ càng dụng tâm, nể mặt tình nghĩa, mà làm tốt việc này, thì ta có thể còn cơ hội sống sót.

Mọi người coi tới đây có thể sẽ cảm thấy, người làm chồng này cũng hơi khoa trương, nhưng chúng ta khi coi những câu chuyện này, phải đứng trên lập trường của người đương sự, khi 1 người hầu như đã tuyệt vọng không còn mạng sống, họ mới đưa ra hạ sách này. Cho nên chúng ta nghĩ coi, 1 người làm quan phụ mẫu, có thể nghĩ tới bá tánh hiện nay của họ không, có bao nhiêu đời người đối mặt với trạng thái tuyệt vọng? Nếu như họ nghĩ tới đây, họ sẽ vắt kiệt sức lực để cứu người, ngược lại đối phương đưa ra hạ sách như vậy, càng cảm nhận được sự hoảng sợ của họ, sự bất lực của họ, đây cũng là thấu hiểu cho tâm tình đối phương.

Tôi có 1 lần, nghe thấy 1 quan viên kể 1 đoạn rất đau lòng, tại sao vậy? Người ta hỏi quan viên này, vùng này của ông tỉ lệ sinh viên đại học tự sát rất cao. Ở đại lục là sanh con 1, 1 cặp vợ chồng chỉ nuôi 1 đứa con, nuôi tới 18 tuổi, nuôi tới 22 tuổi, họ tốn bao nhiêu công sức? Chỉ 1 đứa con như vậy, đại học nó nhảy lầu tự sát. Quý vị coi cha mẹ nó, người nhà nó sau này sống sao đây, phải không? Quý vị có thể đồng cảm, sẽ thấy phải dùng sự nỗ lực lớn nhất để ngăn chặn sự việc như vậy lại phát sinh, không muốn nó xảy ra nữa. Và quan viên này được phỏng vấn, “Vùng này của ông tỉ lệ sinh viên tự sát rất cao”, quan viên này nói: “Tỉ lệ này của chúng tôi, so với rất nhiều quốc gia vẫn coi là thấp mà”. Ồ, quý vị làm 1 quan phụ mẫu, quý vị nhìn thấy gì? Quý vị bây giờ nhìn thấy con số mà thôi, quý vị không nhìn thấy sự đau khổ của người bị hại. Thậm chí còn không cảm thấy con số này sẽ ngày càng cao, còn phải mau chóng ngăn chặn nó lại.

Cho nên chúng ta coi người làm quan trong rất nhiều câu chuyện, chúng ta cảm động. Thời xưa những người trí thức này đều hiểu lý, phạm nhân không có cơm ăn, thà để mình đói bụng, tranh thủ nấu cháo cho phạm nhân ăn, xả thân vì người.

“Người vợ khóc mà nghe lời”.

Vợ ông cũng cảm thấy, gia đình họ đã đi tới bước này rồi, cũng hết cách rồi, chỉ có thể ra hạ sách này, cũng thuận theo ý chồng mà chấp nhận.

“Hôm sau”.

Hôm sau, Chi công tới nhà họ.

“Vợ đích thân mời rượu”.

Vợ ông khoản đãi hết sức nhiệt tình.

“Bảy tỏ ý của chồng”.

Rồi đem ý của chồng mình chuyển lời cho Chi công.

“Chi không nghe”.

“Không nghe” tức là thẳng thừng từ chối, hơn nữa vẫn hết sức giúp ông rửa oan.

“Vẫn tận lực rửa oan cho ông”.

Rửa sạch oan tình cho ông.

“Người tù được tha, vợ chồng đến nhà khấu tạ”.

Sau khi phạm nhân được tha, vợ chồng cùng tới nhà khấu tạ Chi công, cứu 1 mạng cho nhà họ, sau đó tự đáy lòng mà nói rằng:

“Ngài đức dày như vậy, ở đời hiếm có”.

Chúng ta coi người làm quan gọi là công nhân viên chức, họ nhận được sự tín nhiệm của quốc gia, nhận được sự tín nhiệm của nhân dân, họ lãnh bổng lộc của người đóng thuế nhà nước, phải nên làm tròn đạo nghĩa này, thương yêu bá tánh. Từ đây chúng ta thấy rằng, nhân dân của dân tộc Trung Hoa, hết sức lương thiện. Công nhân viên chúng ta phục vụ tốt lão bá tánh là việc nên làm, nhưng chúng ta làm được 1 chút, lão bá tánh đã cảm kích không nguôi.

Tháng 8 lần này tôi đi Vân Nam, chính phủ tỉnh Vân Nam đã làm luận đàn đạo đức 3 năm. Đại chúng nghe giảng, mỗi lần có tới một hai ngàn người trở lên, 3 lần cộng lại có lẽ có bảy tám ngàn người. Làm lần thứ nhất, người rất nhiều, do ngoài Côn Minh ra, Đại Lý cũng có hội trường nhỏ. Năm nay hình như hội trường nhỏ còn có hai ba cái, cho nên thính chúng chắc khoảng bảy tám ngàn người. Trong vùng có 1 quan viên, ông là trưởng ban ban tuyên truyền đạo đức tư tưởng, trưởng ban Ninh. Ông nói trước đây bộ phận của ông vắng như chùa bà đanh, rất ít lão bá tánh tới tìm ông, nhưng sau khi ông làm luận đàn, đông như trẩy hội. Văn phòng của ông thường có rất nhiều người tới, rất náo nhiệt. Hơn nữa lão bá tánh còn cầm theo tiền, sau đó nói với ông: “Ông mau mau tổ chức những khóa học tốt như vậy, chúng tôi bỏ tiền”, ông rất cảm động, ông nói đây là việc quan viên chúng tôi nên làm, mới làm được chút xíu, bá tánh đã ủng hộ chúng tôi như vậy.

Cho nên có lúc đọc được những câu chuyện được ghi lại này, cảm nhận được nhân dân của dân tộc Trung Hoa chúng ta đều rất lương thiện. Và 1 quan viên, quý vị có tâm nhân từ, quý vị có thể cảm động bao nhiêu bá tánh, quý vị có thể thay đổi vận mệnh bao nhiêu bá tánh? Cho nên “công chức dễ tu hành”! Quý vị coi Phạm Trọng Yêm, khi ông làm quan đã đề bạt bao nhiêu nhân tài, những nhân tài này về sau lại lợi ích bao nhiêu nhân dân?

Sau khi phạm nhân này ra tù, nghĩa là Chi công đã có ân với họ, ““Ngài đức dày như vậy, ở đời hiếm có”, là nhân phẩm, đạo đức quá hiếm có trên thế gian này. Chúng ta đọc tới câu này, có liên quan gì với chúng ta? Chúng ta sau khi học “Liễu Phàm tứ huấn” rồi phải làm thật, bạn bè người thân quý vị sống chung 1 thời gian với quý vị đều sẽ nói: “Anh đức dày như vậy, ở đời hiếm có. Ôi chao, trong thời đại công lợi này, còn gặp được người có tình nghĩa, đạo nghĩa như anh, tôi thật sự rất cảm động, thật sự đời này không tới đây oan uổng, có thể kết giao người bạn tốt như anh”, quý vị cũng làm người ta cảm động.

Các vị trưởng bối các bạn, quý vị có gặp người thân nào nói với quý vị như vậy không? Có không? Vẫn không có, vậy không được, phải làm thật. Thật ra trong thời đại này muốn cảm động người, càng dễ dàng, tại sao? Người bây giờ đều gấp gáp công lợi, đều tự tư tự lợi, quý vị chỉ cần nghĩ cho người ta, người ta sẽ rất cảm động, “Ôi chao, sao còn có người như vậy?”.

“Nay không con, tôi có con gái, dâng làm thiếp quét nhà, đây cũng là chuyện hợp lý”.

Ông rất cảm phục đức hạnh của Chi công, cũng suy nghĩ cho ông, ngài còn chưa có con trai để truyền thừa gia đạo của ngài. Tôi có đứa con gái, con gái của ông, chắc cũng khoảng 20 tuổi, “dâng làm thiếp quét nhà”, tặng ngài làm vợ, “thiếp” nghĩa là không phải chính thất, chính thất chưa sanh được con, tặng ngài làm thiếp, hơn nữa dùng “thiếp quét nhà”. Nhìn thấy từ này, cũng thấy được sự hậu đạo của người xưa, nói năng rất khách sáo. Để con gái tôi đến nhà ngài cầm xẻng, cầm chổi, giúp ngài quét dọn nhà, có được không? Không phải nói gả cho nhà ngài làm quý phu nhân, không phải. Tặng cho ngài để quét nhà được không?

Quý vị coi người xưa khiêm tốn ngay cả trong lời nói. Ví dụ giới thiệu vợ của mình, “tiện nội”, mọi người đừng hiểu lầm, tiện là chỉ chính mình, tiện nội, người bên trong của tiện nhân tôi đây, là tiện nội, nếu không người vợ sẽ kháng nghị, khó nghe như vậy, tự mình khiêm hạ. Gọi con của mình là “khuyển tử”, phải không? Gọi người khác “lệnh tôn”, “lệnh đường”. Như vậy cũng là chuyện hợp lễ, do tôi muốn báo đáp ơn sâu của ngài, ngài cũng không tiếp nhận. Nhưng ngài chưa có con trai, vậy tôi đem con gái tôi gả cho ngài, việc này về mặt lễ nghĩa cũng là hợp lý. Tiếp đó:

“Họ Chi sắm lễ nạp thiếp”.

Chi công chấp nhận rồi, nhưng hết sức cung kính đối phương, đối phương trở thành nhạc phụ, nhạc mẫu của ông, trong tâm ông không hề nghĩ, mình cứu ông ta 1 mạng, mình rất có công lao. Quý vị coi, dấu tích không hề lộ, đối với người luôn dùng tâm ái kính, không rời giây phút. Cho nên gả cho ông làm thiếp, ông cũng cung cung kính kính cưới cô về nhà, “sắm lễ nạp thiếp”, cũng cảm tạ đôi vợ chồng này, nuôi dưỡng con gái vất vả. Cho nên, người xưa khi làm việc họ nên làm, tuyệt đối không cầu báo đáp, thậm chí không để lộ dấu tích, không để trong tâm.

“Sanh Lập”.

Người thiếp này sanh ra tiên sinh Chi Lập.

“Nhược quán trung khôi”.

“Nhược quán” tức là 20 tuổi, thi đậu cử nhân.

“Làm quan tới Khổng mục Hàn lâm”.

Anh ta làm quan tới thư kí của viện Hàn lâm.

“Lập sanh Cao, Cao sanh Lộc, đều cống vi học bác”.

Cháu của ông là Cao, chắt là Lộc, “cống vi học bác” tức là học vấn rất tốt, được cử đi học ở đại học quốc gia, sau đó cử đi làm thầy ở trường học quốc gia, gọi là “học bác”, thầy giáo quốc gia.

“Lộc sanh Đại Luân, đăng đệ”.

Đây đã là đời thứ 4 của ông rồi. “Đăng đệ” tức là thi đậu tiến sĩ. Cái này là cứu 1 người vô tội, làm ơn cho người ta, nhận được quả báo tốt. Tiếp đó kinh văn nói:

“10 chuyện trên đây, sở hành khác nhau, đồng quy về thiện mà thôi”.

10 câu chuyện này, mặc dù việc làm, tình tiết không hoàn toàn tương đồng, nhưng tấm lòng của họ đều là chân tâm chân ý, toàn tâm toàn lực đi giúp đỡ người, làm 1 cách không ngần ngại.

Tiên sinh Liễu Phàm lấy 10 ví dụ này, nếu mọi người chú ý, căn bản đều là những việc xảy ra ở gần khu vực Triết Giang Gia Hưng của họ. Hơn nữa đều cách họ rất gần, mọi người đều rất quen thuộc những người này, những câu chuyện này, như vậy càng cho người tín tâm rất mạnh. Cho nên sau này mọi người muốn khuyên người ta hành thiện, phải thu thập nhiều câu chuyện, hơn nữa quý vị đi tới đâu phải thu thập chuyện ở vùng đó. Quý vị tới Trung Quốc đại lục chia sẻ, quý vị phải thu thập chuyện ở Trung Quốc đại lục. Quý vị không thể tới Trung Quốc đại lục, lần nào cũng kể chuyện gì gì đó ở Malaysia chúng ta, nghe có vẻ cảm thấy hơi có khoảng cách. Chỗ nào cũng thấy được dụng tâm của tiên sinh Liễu Phàm. Ông kể những ví dụ gần gũi nhất này, ví dụ thời gian gần đây nhất, rất có sức thuyết phục.

Mọi người có tín tâm với việc hành thiện, tiếp đó phải biết phán đoán chính xác, thế nào mới là hành thiện chân chính, không phải quý vị cảm thấy là hành thiện, nhưng trên thực tế, cũng có thể là đang tạo nghiệp, cho nên trước hết phải hiểu lý.

“Nếu nói 1 cách tinh tường”.

Chúng ta phán đoán rất tinh tế cái gì mới là thiện, ý nghĩa chân thật của thiện. Tiên sinh Liễu Phàm từ 8 góc độ mà phán đoạn thiện, tức thiện có chân thiện, có giả thiện.

“Có đoan có khúc”.

Có thiện ngay thẳng, có thiện khuất khúc.

“Có âm có dương, có thị có phi”.

Nhìn có vẻ là thiện, trên thực tế không phải thiện, là phi thiện.

“Có lệch có chính”.

Có thiện lệch, có thiện chính.

“Có vơi có đầy, có lớn có nhỏ, có khó có dễ, đều cần bàn sâu”.

Đều phải thâm nhập tìm hiểu, thâm nhập phán đoán.

“Làm thiện mà không hiểu lý”.

Một người hành thiện, không thông đạt chân lý của thiện, chân tướng của thiện.

“Cứ tự cho hành trì”.

Tự mình cảm thấy mình làm rất tốt.

“Ắt sẽ tạo nghiệt”.

Ngược lại sẽ làm sai việc.

“Uổng phí khổ tâm, vô ích vậy”.

Uổng phí khổ tâm, chính mình không thọ ích, người khác cũng không cách nào được dẫn dắt hành thiện.

Lấy 1 ví dụ, Tăng Tử là hiếu tử, hiếu là đứng đầu trăm thiện. Tăng Tử có 1 lần, ở trong ruộng giúp cha trồng trọt, không cẩn thận làm đứt mất dây dưa, dây dưa mà đứt mất, cả trái dưa cũng chết luôn. Cha ngài nhìn thấy, nhất thời không kiểm soát được tâm trạng, quá nóng giận, cầm cái rìu đánh ngài. Tăng Tử thấy mình sai rồi, cha cầm rìu tới đánh, ngài cung cung kính kính cho cha mình đánh, kết quả đánh 1 cái, ngài liền ngất xỉu. Kết quả xỉu mất, sau đó tỉnh dậy.

Xin hỏi mọi người, nếu là quý vị, quý vị tỉnh dậy, mở mắt ra, ý niệm đầu tiên là gì? “Ồ, đau chết mất, phải không? Ồ, cha mình đánh mình nặng thế này? Tức chết mất”. chúng ta có thể khởi ý niệm này. Khoảng cách giữa chúng ta và thánh nhân chỉ ở giữa 1 niệm. Ý niệm đầu tiên của Tăng Tử là gì? Sợ cha ngài lo lắng sức khỏe của mình, lập tức vừa tỉnh dậy, lấy đàn cổ ra, bắt đầu hát thi ca, cha ngài vừa nghe, ồ, không sao, ông ấy sẽ không lo nữa. Đàn xong, còn lén nhìn cha mình, ồ, cha mình không lo nữa, không sao rồi. Bị đánh ngất xỉu, ý niệm đầu tiên vẫn là nghĩ cho cha ngài, không nghĩ cho mình, điều này không đơn giản!

Kết quả việc này truyền đến chỗ Khổng Tử, Khổng tử nói: “Tăng Tử không phải học sinh của ta, sau này bảo hắn đừng đến gặp ta nữa”. Khổng Tử đang biểu diễn đấy. Tăng Tử: “Mình làm sai điều gì rồi?”. Liền mau nhờ bạn học hỏi thăm 1 chút, làm sai chỗ nào? Khổng Tử nói: “Trước đây chẳng phải ta đã kể chuyện Đại Thuấn cho các ngươi nghe sao? Thuấn vương đó, khi cha mẹ muốn đánh ngài, muốn hại ngài đều tìm không thấy ngài, hễ khi cần ngài, ngài liền xuất hiện, ngài liền tới hầu hạ. Thuấn vương, ngài hành hiếu hết sức hiểu đạo lý, cha ngài cầm cây roi nhỏ, ngài liền chịu trách phạt. Cầm cây gậy lớn như vậy, ngài liền chạy cho nhanh, cho ông ấy đuổi. Roi nhỏ thì chịu, roi lớn thì chạy. Cây gậy lớn như vậy đánh chết thì sao? Sẽ lỡ tay mà, thật sự lỡ tay đánh chết mất, cha mẹ các ngươi sẽ hối hận cả đời, đó chẳng phải ngươi hại cha mẹ đau khổ, bất nghĩa sao?

Quý vị coi, học hiếu phải thông đạt quyền biến. Cho nên quý vị không làm thông đạt đạo lý:

“Tự cho hành trì”.

Mình rất có hiếu, bị Khổng Tử mắng.

“Ắt sẽ tạo nghiệt”.

Cho nên “chỉ thực hành, không học văn, tự tin mình, thì không hiểu”. Học rồi cứ thuận theo ý mình mà không thông đạt, ngược lại càng học càng chấp trước, thì không tốt.

Cho nên như lần này, chúng tôi theo sư trưởng. Sư trưởng lúc nào cũng biểu diễn cho chúng tôi. Ví dụ, chúng tôi đi bái răng Phật, đến chùa Phật Nha bái răng Phật. Sư trưởng 86 tuổi rồi, bưng một chậu hoa, muốn đi cúng răng Phật. Học sinh bên cạnh rất cung kính “Sư phụ con cầm giúp ngài”. Sư phụ cười cười “Ta tự cầm”, người trong ngành coi môn đạo, quý vị coi sư trưởng đó là thành tâm của ngài, ngài muốn đi cúng Phật, việc này không cần quý vị giúp, tự mình chân thành đi cúng Phật, đúng rồi, học sinh rất cung kính, nhưng ngài dùng nụ cười đáp lễ, ngài vẫn phải cung cung kính kính tự mình đem hoa tươi đi cúng.

Khi ăn cơm, học sinh rất cung kính, đặc biệt bưng thức ăn lên, muốn mời sư trưởng ăn. Sư trưởng cười cười: “Ta ăn cái này là được rồi, ta ăn cái này là được rồi”, chỉ ăn những thức ăn mà pháp sư trong vùng cung cấp. Ồ, sư trưởng chỉ ăn thức ăn tự họ chuẩn bị, người ta sẽ cười không khép miệng lại được.