Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 24B) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 24B

Tôi nói “Ngày nay anh nói những lời đó, anh không thấy anh ấy làm phỏng tay, anh ấy đã rất áy náy rồi, anh còn nói những lời đùa cợt, anh ấy càng buồn lòng”. anh nói “Không có đâu, tôi chỉ muốn làm không khí bớt căng thẳng thôi”, nhưng lời đó của anh phản tác dụng rồi. Tôi cũng complain với anh một chút, tôi nói “Tay tôi bị phỏng, anh cũng không quan tâm tôi có đau không, đã bắt đầu ở đó nói đùa”. Anh nói “Tôi tưởng không đau chứ”, tôi bị phỏng tay cũng không hỏi tôi, bản thân anh còn ở đó cảm thấy không đau. “Rất là đau, sao không đau được?”. Anh nói “Tôi thấy nét mặt của anh không đau”, tôi nói: “Anh ấy làm phỏng tay tôi, anh ấy chắc chắn rất căng thẳng, tôi còn làm bộ rất đau, chẳng phải anh ấy càng căng thẳng sao?”.

Cho nên có lúc, quý vị bình tâm nghĩ lại, có lúc không biết ngày nay đã làm gì sai. Cho nên thật sự nếu như quan sát ý niệm, ngôn hành trong ngày của mình rất tỉ mỉ, không biết đã sai bao nhiêu lần, kiểm điểm còn không kịp, còn dùng tài trí ép người, ngạo mạn với người, không phải vậy. Cho nên thật ra muốn che đậy tài trí cũng không khó, người thật sự có thể viết nhật kí kiểm điểm mỗi ngày, dần dần sẽ không ngạo mạn nữa. Do thái độ quán chiếu bản thân của họ, quen rồi, càng nhìn càng rõ ràng.

Cho nên một số người tu học, họ có một sự lo sợ, rằng “Khi tôi còn chưa học hình như không có nhiều khuyết điểm như vậy, sao bây giờ càng học khuyết điểm càng nhiều?”. Tôi nói “Anh đừng căng thẳng, đây là hiện tượng bình thường”, thật ra không phải quý vị càng học càng nhiều, là quý vị sau khi học rồi biết đi kiểm điểm, quán chiếu, giống như mọi người có kinh nghiệm quét nhà không? Hình như không có bụi bặm gì, đột nhiên một luồng ánh sáng rọi vào, toàn là bụi bặm ở đó. Ánh sáng đó chiếu vào giống như tâm quý vị chiếu sáng vậy, nhìn chính mình ngày càng rõ ràng. Cho nên người nhìn thấy bản thân ngày càng nhiều khuyết điểm, đây là hiện tượng tốt. Congratulations, chúc mừng quý vị! Điều này nghĩa là năng lực quán chiếu, năng lực kiểm điểm của quý vị ngày càng mạnh, đừng căng thẳng, chịu sửa thì không sợ, “nếu sửa lỗi, thì hết tội”, cho nên phải “che đậy tài trí”.

“Nhược vô nhược hư”.

Người phải khiêm tốn, phải không để lộ tài năng. Như vậy càng tích càng dày, tích dày xuất mỏng, nửa bình giấm kêu leng keng, sau cùng tài năng, trí huệ đều bị cục hạn tương đối, không lên được.

“Thấy người lỗi lầm, thì bao dung và che đậy”.

Nhìn thấy người khác có lỗi lầm, phải tha thứ, không chỉ tha thứ họ, đối với họ đừng có thành kiến, vẫn cung kính với họ. Sau đó “bao dung”, bao hàm, khoan dung, “che đậy” tức là không phơi bày sai lầm của họ, cái ác của họ.

“Một là khiến họ sửa đổi”.

Quý vị phê bình, phơi bày lỗi lầm của họ, sau cùng họ thẹn quá hóa giận, quý vị chẳng phải cắt mất đường sửa lỗi của họ sao? Cho nên cho người ta có cơ hội quay đầu, đây tức là hậu đạo.

“Một là khiến họ úy kỵ mà không dám làm càn”.

Quý vị biết rõ họ có lỗi, quý vị vẫn không nói, trong lòng họ nghĩ: Ồ, anh ta biết hết, mà không nói. Quý vị có sự uy nhiếp với họ, vậy quý vị không kể cái xấu của họ, họ sẽ cảm thấy quý vị rất độ lượng. Dù gì có người biết rồi, họ sẽ giữ mình, không dám làm bừa, ngông cuồng. Nhưng đồng thời, quý vị thấy họ có việc tốt, có thiện nhỏ, quý vị lại tán thán họ. Họ có lương tâm, họ sẽ nghĩ: Những cái xấu của mình, người ta đều không nói, mình mới có chút thiện nhỏ này, người ta đã khẳng định, vậy mình phải nên xứng đáng với sự coi trọng của họ, mình phải nên càng tự lập tự cường, không khiến họ thất vọng. Đó chẳng phải khích lệ được một người rồi sao, khơi gợi lên. Cho nên thái độ của chúng ta, đúng và không đúng khác biệt rất nhiều.

“Khen làm lành, đó là thiện, người khác biết, càng khích lệ”. Mọi người noi gương theo, “nói người ác, là việc ác, tổn hại nhiều, tự chuốc lấy”. Cho nên một câu nói khác biệt rất lớn, khác biệt đối với mình rất lớn, quý vị tạo công đức rất lớn, còn tổn hại âm đức. Đối với người khác ảnh hưởng cũng rất lớn, quý vị dẫn dắt mọi người noi gương, hay là khiến một người ngày càng tệ hại, sau đó không chịu quay đầu, tiếp tục tạo ác, thậm chí khích nộ họ tổn hại chính mình, khác biệt sẽ rất lớn.

Cho nên những đạo lý làm người “Đệ tử quy” đã dạy này, rất có thể là then chốt thành bại một đời, rất có thể là then chốt họa phước, cái này chúng ta bình tâm cảm nhận sẽ hiểu. Cho nên tu dưỡng là hạ công phu ở đâu? Đoạn vừa lúc nãy, trong “Cách ngôn liên bích” có một câu nói rất hay, “nhà mình có việc tốt”, trong nhà quý vị có việc tốt, quý vị có đức năng tốt, biểu hiện tốt, “nhà mình có việc tốt, phải che đậy mấy phần”, đừng đi khoe khoang, “đây là hàm dục để dưỡng thâm”. “Người khác có việc xấu” thì sao? Cũng phải che đậy mấy phần, đừng đi nêu cái ác của người ta, “phải che đậy mấy phần, đây là hồn hậu để dưỡng đại”. Mọi người coi, “khiêm thọ ích”, người khiêm tốn thọ ích, cho nên họ không đi khoe khoang cái tốt của mình, họ đều che đậy lại, “mờ mờ nội hàm quang”, sau cùng họ tích dày xuất mỏng, cho nên học vấn đạo đức của họ sẽ hết sức sâu dày. Người khác có điều không tốt, họ không đi nêu cái xấu của người, nghĩa là sự độ lượng của họ ngày càng lớn, rất hậu đạo, cho nên “hồn hậu”, dưỡng sự độ lượng lớn của mình.

Tiên sinh Liễu Phàm, dượng của ông, chồng của cô ông, dượng của ông tên Thẩm Tâm Tùng, dượng và cô của ông đối với người đều hết sức hậu đạo, ví dụ này có thể giúp chúng ta cảm nhận đoạn vừa nói, phải khiêm tốn, khoan dung, hậu đạo. Tiên sinh Viên Liễu Phàm nói tới cô và dượng của mình, nói dượng ông ưa làm thiện bố thí, lại bình dị gần gũi. Một người trong nhà có tiền, có thể bình dị gần gũi, là có tu dưỡng. Thông thường đều nói “tài lớn khí thô”, tức là dễ ngạo mạn, coi thường người, ông còn rất bình dị gần gũi. Hơn nữa chưa bao giờ nói lầm lỗi của người ta, “chưa mở miệng nói lỗi người”. Người tu dưỡng phải hạ công phu từ miệng mình. Cho nên “khéo giữ khẩu nghiệp, không thấy lỗi người”. Kết quả nói chuyện với người ta, dượng của ông nói năng hết sức ôn hòa, hình như khiến người ta như tắm gió xuân, rất sợ ngôn ngữ của mình làm tổn thương người khác. Cho nên chưa từng lớn tiếng nói chuyện với bộc nhân, cũng chưa từng mắng họ.

Có một lần, bộc nhân của ông đưa ông đi, vài bộc nhân cùng ông đi ăn tiệc. Kết quả tới tối khi phải quay về, bộc nhân của ông đều không giữ gìn, uống say xỉn cả, hết cách, gọi không tỉnh, cho nên thành ra lão gia như ông tự mình chèo thuyền đưa bộc nhân về. Mọi người nghe kể chuyện phải nhập tâm vào tình cảnh câu chuyện, chúng ta bây giờ quay lại thời Minh, mọi người vừa ăn tiệc xong, bộc nhân quý vị uống say hết, có thể chúng ta sẽ nổi khí nóng lên, lấy một xô nước “Làm trò gì đó”, nhưng ông không làm như vậy, ông tự mình chèo thuyền đưa họ quay về. Kết quả lên tới bờ, gọi vợ của những bộc nhân này tới, mau mau dìu họ vô nhà nghỉ ngơi.

Kết quả sáng hôm sau dượng ông không thức dậy, cô ông liền đến giục ông: “Ôi, ông làm sao thế, ông chưa bao giờ ngủ dậy trễ hết, sao hôm nay ngủ tới bây giờ còn chưa chịu dậy?”. Vợ ông cũng không hiểu nổi, “chưa từng thấy ông như vậy”, sau đó ông nói với vợ mình “Hôm qua, họ đều uống say hết, hôm nay chắc chắn sẽ dậy rất muộn, nếu tôi còn dậy sớm hơn họ, họ nhìn thấy tôi sẽ rất hổ thẹn, không ngẩng đầu lên được, rất ái ngại. Cho nên tôi dậy trễ một chút, để họ đều dậy hết, họ mới không khó xử”, ngay cả ngủ dậy cũng suy nghĩ cho người khác, quý vị coi tâm ông mềm mỏng biết mấy. Cho nên quý vị coi sao có thể đè ép người? Hơn nữa là bộc nhân của ông, ông cũng mềm mỏng như vậy, “đợi họ đều ra đồng làm việc rồi, tôi mới dậy cũng không muộn”.

Và ông nói, “Cô tôi đức hạnh cũng hết sức dày”, đôi vợ chồng này thật sự không đơn giản, chưa bao giờ nói lời gấp gáp, hoặc là nói lời nóng giận đối với người bên dưới. Tiên sinh Liễu Phàm nói rằng, “Tôi có một lần ngồi một chút trong nhà bếp của dượng tôi thôi, không phải thời gian dài lắm, nhìn thấy 3 sự việc, tôi rất cảm động”. Quý vị coi, hành vi của người cô, ảnh hưởng tới cả đời người cháu của mình, ông còn nhớ trong tâm. Anh họ tôi sanh bệnh, cô tôi giúp anh nấu thuốc, bưng lên một chén rượu để trên bàn, kết quả bộc nhân Văn Thành từ ngoài bước vào, nhìn thấy chén rượu đó, đem nó đổ ra bên ngoài. Cô tôi hỏi anh “Sao anh đổ nó đì?”, “Đó không phải nước sao?”, anh tưởng là nước, đem nó đổ đi, có thể muốn lấy đựng đồ gì đó. Cô ông nói “Anh không biết, thì anh là vô tâm, không phải sai lầm gì lớn lắm, nhưng bắt đầu từ hôm nay”, quý vị coi đổ đi một chén rượu, cô không chỉ trích anh, mà bao dung anh. Nhưng mượn cơ hội này, nhắc nhở bộc nhân này “làm việc phải chú ý một chút, phải biết là 1000 hạt gạo chưa chắc làm ra một giọt rượu, anh đem chén rượu đó đổ đi, lãng phí rất lớn”, chỉ một câu nói, bộc nhân này rất hổ thẹn, có thể ghi nhớ cả đời, thọ dụng cả đời, hơn nữa còn hơn điều gì? Còn hơn lấy gậy đánh anh ấy.

Cho nên “đối đầy tớ, phải nghiêm trang, tuy nghiêm trang, nhưng hiền hòa”, cao quý thể hiện ở đâu? Khoan dung. Hơn nữa, lòng “từ” này thể hiện ở đâu? Thể hiện ở đức hạnh thành tựu bộc nhân, do đức hạnh của họ sẽ ảnh hưởng họ cả đời. Đây đều là hậu đức. Rất nhiều người làm lão gia, những tì nữ đó mười mấy tuổi đã đến nhà họ, sau đó ở nhà họ điều giáo 5 năm, 10 năm, rất hiểu chuyện, đều gả cho nhà người tốt, đây là tích âm đức.

Đây là việc đầu tiên nhìn thấy. Đợi một thời gian rất ngắn sau, nhìn thấy cô ông xử lý 3 việc đều rất cảm động. Việc thứ 2, một đứa nhỏ, có thể là con của bộc nhân, bưng một cái đĩa, kết quả không cẩn thận làm bể cái đĩa, mẹ nó chỉ trích nó. Kết quả cô ông nhìn thấy, liền vội đi qua, “Thôi kệ thôi kệ, nó cũng không phải cố ý, đừng trách mắng nó như vậy”, do cái đĩa này bị bể rồi, “mau mau quét dọn đi, nếu không cắt trúng chân người khác thì không hay, đừng trách nó nữa”, khoan dung, liền nghĩ tới đừng để làm thương người khác. Đây là việc thứ 2.

Thứ 3, có một nông dân thuê ruộng của họ, vừa hay biết chồng cô bị bệnh, liền rất nhiệt tình đi thuyền tới thăm hỏi lão gia. Cô ông đã chuẩn bị bữa cơm rất chu đáo mời nông dân này, hơn nữa còn đưa tiền đi thuyền cho ông, sau đó còn tính một chút, những lễ vật ông đem tới khoảng bao nhiêu tiền, rồi tăng thêm mấy lần tặng lại cho ông. Hơn nữa nói với tiên sinh Liễu Phàm, nông dân này trong nhà nghèo khổ, lại nhiệt tình như vậy tới thăm bệnh lão gia, cháu coi người như vậy thật tốt bụng, sao có thể để ông ấy tốn tiền ra về chứ? Cho nên lại đem tiền đi thuyền cho ông, rồi tặng quà cho ông.

Cho nên tiên sinh Liễu Phàm nhìn thấy 3 việc này, cảm nhận được dượng và cô mình là cặp vợ chồng hiền hậu, khi họ suy nghĩ công việc, đối đãi người khác, cho ông nhắc nhở rất lớn. Kết quả về sau con trai của cô là Khoa, cháu Đạo Nguyên đều thi đậu tiến sĩ. Tôi nghĩ không chỉ cháu họ thi đậu tiến sĩ, tiếp đó có thể cả mấy đời người đều rất có phước báo, ông chỉ ghi tới đời cháu. Tôi tin là “nhà tích điều thiện, ắt có niềm vui”.

Ví dụ này chúng ta nhìn thấy “Thấy người lỗi lầm, thì bao dung và che đậy”, chúng ta bây giờ nhìn thấy lỗi lầm của người ta, không nhịn được phải mắng họ mấy câu đã. Cho nên lần sau không thể mắng, lần sau phải nghĩ rằng, tiên sinh Thẩm Tâm Tùng ngay cả ngủ cũng dậy trễ một chút, không để người ta khó xử, tâm nhu hòa, tâm chân thành đó, chúng ta phải học tập.

Trên thực tế trên con đường tu học, không thấy lỗi của người ta, thật không dễ dàng, thật sự rất khó. Có lúc đã họ 3 năm, 5 năm, còn không sửa được. Sư trưởng của tôi cho chúng tôi một phương thuốc tốt, có thể giúp chúng tôi thay đổi tập khí nói lỗi lầm của người ta. Phương thuốc gì? Bắt đầu từ hôm nay, quý vị nhìn thấy bất kì ai làm gì không đúng, quý vị liền quay lại nhắc nhở chính mình, do mình không đúng. Ví dụ người này ích kỉ, “do mình không đúng, mình chưa làm được sự phụng hiến để cảm động họ, cho nên họ còn ích kỉ, do mình làm chưa đủ tốt”, nhìn thấy người này ngạo mạn, “do sự khiêm tốn của mình chưa cảm động họ, mình phải làm càng tốt”, người này dùng đồ vật công cộng, chà đạp đồ vật công cộng, “do mình chưa đủ quý trọng đồ vật công cộng để cảm động họ, mình làm còn chưa đủ tốt”.

Thật ra “Liễu Phàm tứ huấn” cũng dạy rồi, “làm việc không thông, đều do đức mình chưa tu, cảm chưa tới”, đều nghĩ là mình chưa cảm động họ, không phải lỗi của họ, như vậy sẽ không thấy lỗi của người ta nữa.

Tiếp đó tiên sinh Liễu Phàm càng nhấn mạnh rằng:

“Thấy người có chút tốt để học”.

Cho nên phải ẩn ác, tiếp đó phải dương thiện, “chút tốt” tức là họ có một chút xíu ưu điểm, sở trường, thiện hành, “học” tức là chúng ta có thể học tập noi gương.

“Thiện nhỏ cũng nhớ”.

Họ có thiện hành nhỏ đáng để khẳng định, ghi nhớ.

“Phiên nhiên xả mình mà học theo”.

“Phiên nhiên” tức là rất nhanh chóng, liền buông bỏ những kiến giải mà mình không bằng họ, những cách nhìn, cách làm không bằng họ, sau đó làm theo họ, tùy hỉ họ, sau đó phối hợp làm theo họ. Hơn nữa không chỉ giúp người thành tựu, thành tựu cái tốt của họ.

“Rồi diễm xưng và truyền kể rộng rãi”.

“Diễm xưng” là đem việc tốt họ làm kể ra khiến người ta nghe xong rất hoan hỉ, cũng muốn noi gương họ, đây là “khen làm lành”. “Truyền kể rộng rãi”, “rộng rãi” là hết lòng tuyên dương cái thiện của họ, khiến càng nhiều người nghe thấy và sanh thiện niệm, sau đó noi gương thiện hành của họ.

Cho nên từ sự trình bày lúc nãy, là hiểu được, chúng ta không nêu cái ác của người ta, chúng ta biết ẩn ác, kế đó lại biết dương thiện, cái này đều là vì ai? Vì tốt cho đối phương, cũng vì nghĩ cho phong khí của cả gia đình, phong khí của cả xã hội. Cho nên người có cái nhìn đại cục, họ sẽ không tùy thuận tập khí, họ sẽ muốn dẫn dắt tốt người trong nhà. Cho nên người trước đây làm trưởng bối đều sẽ nghĩ rằng: Không thể làm gương xấu cho con cái, gương xấu cho vãn bối, đều có tấm lòng như vậy. Cho nên quý vị coi tiên sinh Liễu Phàm nói:

“Phàm việc trong ngày, một lời nói, một hành động, đều không khởi niệm vì mình. Đều là vì vật lập tắc. Đây là độ lượng của người coi thiên hạ là công”.

“Phàm việc trong ngày” tức là từng chút vặt vãnh trong cuộc sống bình thường, “một lời nói”, nói một câu nói, “một hành động”, làm một việc làm, đều không suy nghĩ cho bản thân, càng không phải tùy thuận thói quen xấu của mình. Không thể làm sai rồi “Con người tôi là vậy đó, nếu không anh muốn làm gì?”, đó là thê thảm lắm, quá là ngông cuồng. Cho nên “đều không khởi niệm vì mình, đều là vì vật lập tắc”, nguyên tắc này là gì? Mô phạm, quy củ, tức là việc quý vị làm biến thành gia quy của nhà quý vị, biến thành gia phong của nhà quý vị, cái này tức là quý vị có công tâm vì cả gia tộc, “độ lượng coi thiên hạ là công”.

Quý vị ở trong đơn vị cũng là thái độ này, trong đơn vị chăm chỉ, nghiêm túc, sau đó không lãng phí, quý trọng của công, thân ái đồng nghiệp, đối với người mới vào thì thường quan tâm, không bắt nạt người mới vào, đây đều là “vì vật lập tắc”. “Vật” này là gì? Tức là làm gương cho mọi người, tức là người ngoài mình ra, từ “vật” này tức là thứ bên ngoài mình, chỉ mọi người, quý vị làm tấm gương tốt cho mọi người. Thậm chí là cho cái gì? Làm tấm gương tốt cho những sanh mạng khác.

Thời Tống cổ đại có một người tên Trần Phưởng, nhà họ 13 đời người đều sống chung với nhau, rất hòa thuận. Mấy trăm người cùng sống chung, và không cãi cọ gì. Sau cùng cảm động điều gì? Cảm động 100 con chó nhà họ nuôi, khi ăn cơm đều đợi tất cả chó đều tới rồi mới bắt đầu ăn, rất có quy củ, rất lễ nhường, chuyện này có ghi chép trong lịch sử, trong “Giáo khoa đức dục” cũng có, tên “Trần Phưởng bách khuyển”, “vì vật lập tắc”, cả chó cũng noi gương.

Và cả trong “Giáo khoa đức dục” còn có rất nhiều, còn có một chuyện là 2 chị em bạn dâu. Chị em bạn dâu là sao? Tức là 2 người nữ này gả cho một cặp anh em, hai bọn họ là chị em bạn dâu. Hai bọn họ đã chăm sóc nhau rất tốt, sau cùng cảm động điều gì? Cảm động tới chó và mèo nuôi trong nhà họ rất tương thân tương ái. Mẹ của mèo bị người ta bắt trộm, mèo không có sữa mẹ để bú, chó mẹ liền cho nó bú. Cho nên súc sanh cũng có thể cảm động, đâu có chuyện người không cảm động được? Cho nên “đều không khởi niệm vì mình, đều là vì vật lập tắc”.

Người học thánh giáo chúng ta, tấm lòng vì thiên hạ, bây giờ cả thiên hạ thiếu nhất là đức hạnh gì, chúng ta liền thực hành cho tốt đức hạnh đó, tự nhiên sẽ cảm động người có duyên. Những đức hạnh nào? Hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ, nhân ái hòa bình. Bát đức có 2 cách nói, gộp lại là 12 đức mục này. Thật có tâm này, thật sự có cống hiến cho thiên hạ. Do “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, chỉ cần người có hiếu bước ra, cảm động hết sức nhiều người; chỉ cần người có lòng trung bước ra, chúng ta nhìn thấy người tận trung, chỉ đọc sự tích của họ cũng rất cảm động.

Trung Quốc đại lục chúng ta tổ chức “Đức diệu Trung Hoa”, họ đã kể rất nhiều người có đức hạnh, biểu dương rất nhiều người có đức hạnh. Trong đó hình như Đông Bắc, có một lần mỏ dầu bị cháy, lúc nào cũng có thể nổ, có nguy hiểm tính mạng. Có một cán bộ quốc gia đã đứng ở tuyến đầu, hoàn toàn không sợ chết. Ông là cán bộ quốc gia, cổ vũ lòng quân, cổ vũ tất cả nhân viên công tác, đó là trưởng quan của họ, trưởng quan còn đứng phía trước họ, “thân tiên sĩ tốt”. Sau đó dùng tốc độ kì tích nhanh nhất, dập tắt đám lửa đó. Cả thế giới nhìn vào đều hết sức khâm phục, cứu vãn hết sức tốt đẹp.

Kết quả sau đó có người hỏi ông “Sao ông không sợ gì hết?”. Ông nói khi ông nhận được mệnh lệnh này, đã không định sống sót quay về, tại sao? Cho dù ông chết ở đó, ông cũng khích lệ cả lòng quân, một mình ông chết, có thể sẽ giúp rất nhiều người sống. Phải không? Khi tinh thần đó của ông tiếp tục, tốc độ dập tắt đám lửa chắc chắn sẽ gia tăng rất nhiều. Cho nên tấm lòng này thật sự là tấm gương của cán bộ quốc gia. 2 năm mới chọn một lần, năm 2007, năm 2009, năm 2011, mỗi lần nhìn thấy lễ trao giải này, thật sự người không chảy nước mắt có lẽ là người không có tim gan. Nếu như mọi người mắt bị bệnh, coi băng đĩa này, mắt sẽ lành bệnh.

Thật ra đoạn lúc nãy “ẩn ác dương thiện”, giáo huấn sâu sắc như vậy, không chỉ quý vị trong xã hội xử thế như vậy, quý vị trong gia đình nhỏ của mình cũng phải như vậy. Ví dụ giữa vợ chồng, con người đều không phải thánh nhân, nhất định có một số khuyết điểm. Cho nên đoạn kinh văn này phải biết dùng, thấy chồng mình lầm lỗi, “thì bao dung và che đậy, một là khiến họ sửa đổi, một là khiến họ úy kỵ mà không dám làm càn”.

Tiếp đó, thấy chồng mình “có chút tốt để học, thiện nhỏ cũng nhớ, phiên nhiên xả mình mà học theo”. Ồ, ông xã, anh thật là lợi hại, em cùng anh phối hợp làm việc tốt này. “Rồi diễm xưng và truyền kể rộng rãi”, gặp bạn bè người thân, chồng tôi rất là lợi hại, có những cái tốt nào. Chồng quý vị ở bên cạnh nghe, “Mình mới tốt một chút như vậy, vợ mình đã trân trọng như thế, cái mình không tốt cô ấy không hề nói. Ôi, mình không thể cô phụ sự tán thưởng của cô ấy, cô phụ ân tri ngộ của cô ấy”. Quý vị coi tâm hổ thẹn đó chẳng phải được người vợ thức tỉnh rồi sao?

Nhưng nếu như quý vị thao tác ngược lại, thấy chồng có sai lầm, liền cầm micro lớn tiếng tuyên truyền, truyền rồi tất cả mọi người đều biết, sau cùng chồng mới biết, quý vị coi anh ấy có bốc lửa ngút trời không? Quý vị dương cái xấu của chồng, có thể cả đời này đều kết cái nút thắt này.

Cho nên người ta phải kiểm soát tâm trạng, đừng làm việc ngốc, mới có thể kiểm soát được tương lai. Vợ chồng là như vậy, mẹ chồng nàng dâu cũng như vậy. Cho nên hình như đại lục có một câu nói “Mẹ chồng khiêng cái trồng, khắp nơi nói nàng dâu; nàng dâu khiêng cái chiêng, khắp nơi nói mẹ chồng”, chiêng đó, “keng”, rất là vang, tuyệt đối là tuyên truyền tệ hại hơn, vậy sau cùng cái nhà này không kết thúc được. Cho nên biết nhẫn nhục, biết nghĩ cho đại cục, vậy mới có tương lai hạnh phúc.

Được, tiếp theo chúng ta coi kinh văn kế tiếp, nhắc tới cương lĩnh hành thiện thứ hai:

“Thế nào là giữ lòng kính mến”.

Cái gì là “giữ lòng kính mến”, tiếp đó nói rằng:

“Quân tử và tiểu nhân, xét nhìn bề ngoài, thường dễ lẫn lộn”.

Muốn phán đoán quân tử và tiểu nhân, từ hành vi bề ngoài, quý vị coi tướng mạo của họ, chưa chắc phân biệt ra được. “Thường dễ lẫn lộn”, nhận không rõ, tiểu nhân này không phải chỉ người xấu, không phải chỉ loại người sát nhân phóng hỏa. Thế nào là tiểu nhân? Khổng Tử nói “Quân tử trọng nghĩa, tiểu nhân trọng lợi”, người tự tư tự lợi gọi là tiểu nhân, luôn niệm niệm nghĩ cho người, rất có đạo nghĩa, quân tử. Mọi người nghĩ coi, sinh viên tốt nghiệp đại học 30 năm trước, và sinh viên tốt nghiệp đại học 30 năm sau, quý vị nhìn có vẻ khác nhau không? Có không? Tôi thấy, 30 năm trước nhìn có vẻ ngốc ngốc, 30 năm sau sáng sủa tươi tắn, có không? Vậy quý vị biết ai là quân tử, ai là tiểu nhân không? Bây giờ rất nhiều sinh viên đại học nhìn có vẻ đều rất đẹp đẽ, nam sinh cũng đẹp đẽ, nam sinh còn đi sửa sắc đẹp. Nhưng quý vị coi tỉ lệ ly hôn cao như vậy. Đẹp, nhưng trong tâm đều là tự tư tự lợi, đâu thể nào vợ chồng không xung đột?

Cho nên chúng ta bây giờ đừng dạy ra những người nhìn thì rất đẹp, thật sự không cách nào chung sống. Cũng cùng một lý với mứt kẹo bây giờ, bên ngoài bao bì một đống rất là đẹp, bên trong không thực tế, lại bán rất đắt. Mứt kẹo trước đây đều bao ra sao, nhìn có vẻ quê quê thô thô, nhưng chất lượng đó rất thực tế. Từ việc nhìn mứt kẹo có thể nhìn người, quý vị tin không? Quý vị coi cầu bây giờ làm đẹp như vậy, sang năm đã bắt đầu tu sửa. Cầu 30 năm trước nhìn rất bình thường, có thể dùng 50 năm không bị hư.

Quay trở lại, quý vị coi người ta bây giờ tìm người yêu, tìm vợ, 30 năm trước người vợ đó là như vậy, rất chất phác, hình như không có gì lợi hại lắm, người ta nói mấy câu là muốn chảy nước mắt, rất thật thà. Quý vị coi 30 năm trước hình chụp đen trắng nhìn đều rất chân thật. 30 năm sau, nhìn có vẻ chói lòa tươi sáng, trang điểm rất đậm, nhưng quý vị coi, lấy về nhà ngày đầu tiên đã cãi nhau, quý vị coi 30 năm trước chưa từng nói với chồng một câu tâm trạng, chồng vừa nổi nóng, họ liền không nói gì. Cho nên mọi người phải mở huệ nhãn, bây giờ thứ gì cũng đẹp mà dùng không tốt, người ta trọng bề ngoài. Phải biết nhìn, cho nên đoạn này quan trọng, phải nhìn từ tâm.

Quý vị nói sinh viên bây giờ, đại học nổi tiếng, trường đó phải thi rất cao điểm mới vào được. Kết quả nội quy quy định, không được gian lận; không được chép bài của người khác; không được lớn tiếng ồn ào bên cạnh phòng học; không được để xe đạp bừa bãi. Mấy điều này là trường mẫu giáo dạy, bây giờ biến thành nội quy đại học. Giáo dục lệch lạc quá lợi hại, đều là tri thức kĩ năng, quên mất cái đức.

Tôi đã gặp một trưởng bối, ông nói giáo dục bây giờ cái gì cũng có, muôn hình vạn trạng, chỉ thiếu một cái, là “đức”. Cho nên giáo dục bây giờ là giáo dục thất đức. Cho nên phải dưỡng cái thiện của nó, những nội quy lúc nãy chẳng phải đều là gì? Thuận tiện cho mình, ích kỉ, dạy ra đều là tiểu nhân. “Xét nhìn bề ngoài, thường dễ lẫn lộn”.

“Chỉ một chỗ tồn tâm, thì thiện ác huyền tuyệt”.

“Huyền tuyệt” tức là khác rất nhiều.

“Phán nhiên như đen trắng tương phản”.

“Phán nhiên” tức là khác biệt rất lớn, quý vị chỉ cần biết nhìn, khác rất nhiều. Người bây giờ, hàng xóm không hỏi han nhau, người 30 năm trước, ngay cả người lạ cũng mời họ, “Tới giờ ăn cơm rồi, tới nhà chúng tôi, tôi mời”, còn đun một nồi nước cho những người đi đường, những người không quen biết uống. Ngay cả người không quen biết lúc nào cũng nghĩ cho họ, bây giờ là sống ở đối diện cũng lạnh lùng như vậy. Cho nên đọc tới đoạn này, quả thật đáng để bản thân chúng ta, cả sự giáo dục thế hệ sau, cả sự dẫn dắt nhân tâm thế đạo, là nhắc nhở rất tốt.

Tiếp theo kinh văn nói:

“Cho nên, quân tử sở dĩ khác với người, do chỗ tồn tâm vậy”.

Khác biệt giữa họ và người bình thường tức là tồn tâm của họ, họ có tồn tâm gì? Quân tử chỉ là luôn giữ lòng thương người kính người, hơn nữa tâm thương người kính người này của họ, cho dù người khác mạo phạm họ, tâm kính yêu của họ vẫn không hề giảm bớt, vẫn sẽ khởi lên, cái này tức là tu dưỡng.

Cha của chủ tịch Hồ Tiểu Lâm, thật sự là quân tử đấy. Hồi cách mạng văn hóa bị người ta vu cáo, người bên dưới ông đều đánh ông tới mù mắt. Sau đó sửa lại án, có người nói với ông, cái người đánh hư mắt ông đó, tìm hắn ra phán tội. Ông nói “Hồi đó chính phủ của chính chúng ta đều đang phạm lỗi, sao có thể trách lão bá tánh?”. Quý vị coi ông ngay cả thuộc hạ, một người công nhân, ông cũng suy nghĩ cho họ, ông luôn biết phản tỉnh chính mình, tấm lòng này là công phu tu dưỡng chân thật.

Vậy chúng ta cũng phải luyện như vậy, bắt đầu luyện từ đâu? Lần sau người ta đột nhiên chạy tới tông quý vị, quý vị cũng phải giữ tâm kính yêu. Được không? Được nhé. Lần sau người ta vừa tông quý vị, quý vị liền nói với họ “Xin lỗi”, quý vị tập thành thói quen, dần dần tu dưỡng sẽ rất tốt. Tại sao? Quý vị vừa nói xin lỗi, đối phương càng ái ngại. Nếu như vừa tông, quý vị lập tức nổi tâm sân hận, “Anh làm gì vậy”, có thể hôm đó quý vị quay về sẽ thành gấu trúc, đại khái vậy, quý vị nói “Nhưng tôi không có lỗi, anh ta tông tôi”, họ không tông người khác, sao cứ phải tông quý vị? “Có thể trước đây tôi đã từng tông anh ta”, quý vị nghĩ như vậy chẳng phải được rồi sao. Hơn nữa quý vị nói “Anh tới tông tôi, tức là tới khảo nghiệm tôi có tu dưỡng chưa, anh tới thành tựu đức hạnh của tôi, tôi còn phải cảm ơn anh”, vậy là được rồi.

Cho nên mỗi người đều là thầy giáo phát đề thi, phải không? Tới coi chúng ta tu dưỡng đủ chưa. Quý vị có thấy người nào đi đánh thầy giám khảo chưa? Chưa. Cho nên mỗi người đều là thầy giáo, đều đáng để chúng ta kính yêu, họ tới thành tựu sự tu dưỡng của cuộc đời chúng ta, tới cho chúng ta tu phước, tu huệ. Phải không? Quý vị hiểu họ, quý vị không nổi nóng, họ chẳng phải tặng phước, tặng trí huệ cho quý vị rồi sao?

Được, vậy hôm nay trao đổi với mọi người tới đây trước, cảm ơn mọi người!