Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 9B) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

Tập 9B

Mọi người coi, dung mạo có thương ghét không? Quý vị thấy 1 người nữ “A, sao mình nhìn giống như tiên vậy nè?”, sau đó khi em còn học mẫu giáo đã đem theo cái gương, cách 5 phút thì phải soi 1 lần. Xin hỏi mọi người, em thương ghét như vậy, cuộc đời em có vui vẻ không? Kế đó, em không chỉ tham chấp dung mạo của mình, tham chấp dung mạo rất là khổ, có phải không? Xin hỏi mọi người SK-II một chai bao nhiêu tiền? Kế đó, bản thân em thích, em sẽ phân biệt, chấp trước, em coi thường những người xấu hơn mình, không chỉ tham chấp, ngạo mạn lại khởi lên. Có nhìn thấy không, thế giới phân biệt tương đối này, 1 đống thứ lung tung lộn xộn sẽ bắt đầu từ đó. Sau đó còn không vừa lòng, còn muốn sửa sắc đẹp, quý vị coi người thế gian thật là tự chuốc khổ vào thân. Sửa cái mũi, trời mưa trời gió sẽ đau muốn chết, có lúc còn đột nhiên bị méo. Đây là không bảo vệ môi trường, phá hoại cảnh quan tự nhiên.

Người bây giờ, việc quan trọng, nâng cao đạo đức, nâng cao linh tánh thì không ai làm, cứ làm mấy cái này, truy cầu những thứ hư vinh này, sau đó còn khiến mình khổ muốn chết. Chi phí sửa sắc đẹp, chi phí bôi đồ mỹ phẩm còn để chồng trả, còn để cha mình trả. Quý vị coi rất nhiều người nữ trẻ tuổi không kiếm được bao nhiêu tiền, xài những cái này còn phải ngửa tay xin, cái này đều là đem dục vọng của mình xây dựng trên sự đau khổ của người khác. Cho nên quý vị coi sự thương ghét này phiền phức biết mấy.

“Thương ghét khởi từ phân biệt”, quý vị không phân biệt cao thấp, không phân biệt tốt xấu, thì phiền não của quý vị chẳng phải không còn sao? Thấy mỗi người đều là Bồ tát, thấy mỗi người đều là thánh hiền, có tốt không? Tốt chứ! Quý vị mỗi ngày nhìn người này không ra gì, người kia thì xuôi mắt, mắt sẽ bị lệch mất, quý vị phải có sự cung kính như nhau! Nếu không quý vị coi, chúng ta thấy đứa nhỏ một hai tuổi ngây thơ vô tư như vậy. Quý vị coi người bây giờ ba mươi mấy tuổi, bốn mươi mấy tuổi nhìn người khác đều “hừm”, đều coi thường. Tôi đóng giả không giống lắm, đóng muốn trật gân. Quý vị coi người ta khiến khuôn mặt ngây thơ của mình sau cùng biến thành xấu ác mất, sự khinh thị người khác, ngạo mạn như vậy, chi khổ vậy?

Sau đó quý vị coi, thương ghét, phân biệt, phiền não 1 đống. Khoa học gia nói, 1 người khi một hai tuổi, 1 ngày bình quân cười 180 lần; khi lớn lên, bình quân 1 ngày cười 7 lần. Tại sao càng ngày cười càng không nổi, phân biệt, thương ghét.

Các bạn, quý vị sợ đoản mạng không? Quý vị thích đoản mạng không? Xin hỏi mọi người, đoản mạng quý vị sợ có ích gì không? Con người chỉ cần sợ chết, họ sẽ không còn ngày tháng vui vẻ gì nữa, cứ thường ở đó sợ chết, “Trời ơi, chỗ này khó chịu quá, mau đi khám bác sĩ”. Sau đó, bữa nay quý vị mong được sống lâu, cũng rất mệt. Quý vị coi bây giờ thuốc bổ này, bày ra đầy cả bàn, uống tới nỗi không biết rõ ngày nay uống cái gì, ngày mai uống cái gì. Uống nhiều như vậy, còn tốn rất nhiều tiền, sau cùng còn phải đi kiếm tiền.

Thật ra mà nói, người muốn mạnh khỏe, thanh tịnh quả dục thì sẽ mạnh khỏe. Đều phải bắt tay từ đâu? Bắt tay từ tâm mình. Tần Thủy Hoàng nước Tần là người có phước báo nhất, ông sợ chết, ông muốn trường thọ, đi cầu thuốc trường sanh bất lão, sau cùng cũng không được sống lâu lắm, khi đi tuần thị thì chết trên đường.

Thật ra chúng ta càng phải suy nghĩ là, người ta sống để làm gì? Người có thể suy nghĩ như vậy, có thể những việc quý vị làm mỗi ngày đều rất có ý nghĩa, đều có thể biến thành vĩnh hằng. Con người thật ra phải coi mỗi 1 ngày như ngày cuối cùng trong đời mà sống, đây là người thật hiểu số mệnh.

Các bạn, nếu như ngày nay sanh mạng quý vị kết thúc rồi, tôi nói “nếu như”, tôi không phải trù mọi người, chúng ta đang suy nghĩ. Xin hỏi quý vị có hối hận không? Xin hỏi quý vị có cảm thấy có lỗi với ai không? Sự suy nghĩ này rất quan trọng. Xin hỏi quý vị còn cưỡng cầu điều gì không? Có phải không? Sanh mạng ngày nay sẽ kết thúc, còn có gì mà tranh? Còn có gì mà đoạt? Còn có gì không buông bỏ được? Quý vị suy nghĩ như vậy, thân tâm quý vị sẽ bắt đầu nhẹ nhàng, quý vị sẽ không truy cầu những thứ mang theo không được. Hơn nữa quý vị mỗi ngày sẽ tích cực dùng lương tâm mà sống, quý vị không muốn để lại nuối tiếc trong đời, nên xin lỗi thì xin lỗi, nên quỳ xuống khấu đầu cảm ơn thì mau mau mà làm, đừng để cuộc đời phải phải hối hận. Cho nên sự suy nghĩ này rất quan trọng, nếu như chúng ta ngày nay là ngày cuối cùng, chúng ta có rất nhiều việc nếu đời này không làm thì sẽ hối hận, thật ra mọi người nghĩ coi, tại sao đều không làm? Năm tháng cuộc đời chúng ta đều tiêu hao ở đâu? Không đi làm những việc có ý nghĩa, hao vào việc nghĩ lung tung, hao vào việc dây dưa biếng nhác, thật đáng tiếc.

Cho nên bắt đầu từ hôm nay, chúng ta phải coi mỗi ngày là 1 ngày cuối cùng, sau đó thời thời nghĩ tới những việc nếu đời này mình không làm, mình sẽ hối hận cả đời, bắt đầu làm từ những việc đó. Chứ không phải nằm mơ giữa ban ngày, cứ làm những việc căn bản không có liên quan gì tới ý nghĩa và giá trị cuộc đời mình, những thứ sanh không đem tới, chết không đem đi, không khổ cực tìm cầu nữa. Tiếp theo:

“Phân tích kĩ”.

Lại phân tích tường tận.

“Phong khiêm bất nhị”.

Được mùa và thu hoạch không tốt, cũng không phân biệt.

“Sau đó có thể lập mệnh bần phú”.

Thật ra cơ ngộ cuộc đời không thể nào thuận buồm xuôi gió, ngày nay vừa hay gặp phải vụ mùa không tốt lắm, năm nay lương bổng không cao lắm, có buồn không? Cuộc đời chúng ta nếu theo sự tốt hay xấu mà ở đó lên xuống không yên, vậy chúng ta lúc nào mới enjoy, hưởng thụ niềm vui cuộc đời chúng ta? Tôi vừa đọc tiếng Anh mọi người biết không? Biết chứ, enjoy mà, không đúng sao? Tiếng Anh của tôi thật sự là kém quá, con người đừng tự làm nhục mình. Phải hưởng thụ cuộc đời.

Quý vị coi người chúng ta luôn đi phân biệt, đi chấp trước, quý vị mỗi ngày cứ thuận theo những người sự vật này thấp thỏm lên xuống, quý vị có ngày nào an ổn không? Sao quý vị có thể sống thật sự được? Người thật sự biết sống, sẽ không bị những cảnh giới khác biệt này chuyển đổi, do quý vị không khác biệt chúng, quý vị không bị cảnh chuyển. Quý vị thế nào? Chuyển cảnh. “Người người là người tốt, việc việc là việc tốt”, đây mới là biết sống. Khi bội thu thì cảm ân trời đất, khi bội thu thì đi tiếp tế những người nghèo khổ, tiền tài của quý vị ngày càng sung túc. Tại sao? Tài bố thí được tài phú. Ngày nay quý vị mất mùa, mất mùa liền nghĩ, hay là do mình chưa dụng tâm canh trồng, chưa dụng tâm tích phước, đây cũng là cho mình 1 sự nhắc nhở, khiến mình tu dưỡng bản thân cho tốt. Họ coi sự mất mùa này là nhắc nhở chính mình, coi như 1 cơ duyên nâng cao bản thân, cơ duyên phản tỉnh chính mình, sao họ không vui vẻ được?

Kế đó, cuộc đời họ, tri túc thường lạc, bất luận quý vị được mùa hay mất mùa, mình vẫn cười vui vẻ. Tại sao? Do “gia tài vạn lạng, ngày ăn 3 bữa”, mỗi ngày chỉ ăn 3 bữa thôi. Như sư trưởng khi còn trẻ thì ăn 1 bữa, sư công vỗ bàn 1 cái “Tốt, cả đời không cầu người”. 1 ngày chỉ ăn 1 bữa lại không tiêu xài tiền bạc gì. Cho nên các vị huynh trường, quý vị bắt đầu từ hôm nay luyện thành công phu 1 ngày ăn 1 bữa, quý vị sẽ “lập mệnh phú bần”, quý vị sẽ “phong khiêm bất nhị”. Người ta nguy cơ kinh tế không liên quan gì tới quý vị, do dục vọng của quý vị rất ít mà. Nói mọi người nghe, không khó, quý vị chỉ cần ít vọng niệm, thì sẽ ít ăn, do năng lượng của con người 95% tiêu hao vào vọng niệm. Quý vị coi lão hòa thượng Hư Vân, người ta hễ ngồi là không cần ăn cơm, 2 tuần lễ. Ngài không có vọng niệm, không tiêu hao năng lượng. Nhưng tôi thì vọng niệm hơi nhiều, cho nên càng ăn càng ốm, năng lượng không đủ dùng.

Cho nên ốm mập cũng không phải việc xấu, ốm thì nhắc nhở chính mình vọng niệm nhiều quá, cũng là việc tốt, phải không? Kế đó, không chỉ vọng niệm nhiều, cũng không đủ độ lượng, những thứ nhìn không thuận mắt quá nhiều sẽ tiêu hao năng lượng, cái gì cũng nhìn thuận mắt “tốt tốt tốt”. Đây không phải lời tôi nói, là kinh điển nói. “Đại học” nói: “Tâm rộng người mập”, mọi người để ý coi vóc dáng của tể tướng đều không có ai giống như tôi. Tể tướng ngày lo trăm việc, nhiều việc thị phi như vậy, họ vững như Thái sơn, rất độ lượng, tâm rộng người mập, bụng tể tướng có thể chèo thuyền. Chữ “mập” này ở đây đọc là “bàn”. Con người thật sự đều hiểu rõ những đạo lý này rồi, bất kì việc gì bất kì cảnh giới nào quý vị gặp phải, không có việc gì là việc xấu, cuộc đời này vui vẻ biết mấy?

Con người ngủ nghỉ thế nào, nằm xuống cũng chỉ 6 thước mà thôi, có phải không? 1 miếng gỗ cũng 6 thước, quý vị tốn mấy chục ngàn, chi khổ vậy? Hơn nữa tốn mấy chục ngàn, sẽ bị vẹo cột sống, do quá mềm. Quý vị ngủ giường gỗ không bao nhiêu tiền, cột sống rất thẳng. Mọi người để ý, người bây giờ rất có tiền, sức khỏe ngày càng kém! Cho nên niềm vui và hạnh phúc trong đời, không có quan hệ chủ yếu với việc có tiền hay không. Người chúng ta không suy nghĩ những vấn đề này, sẽ trôi theo dòng đời, lao vào truy cầu tiền tài, thật là oan uổng.

Từ sức khỏe mà nói, ngủ nghỉ cho tốt, nên ngủ thì ngủ, 9 giờ, 10 giờ nên đi ngủ rồi, sáng sớm 3 giờ, 4 giờ bắt đầu dậy. Nói mọi người nghe, quý vị ba bốn giờ thức dậy, quý vị nhiều hơn người khác mấy tiếng đồng hồ, quý vị coi có thể làm bao nhiêu việc, quý vị có thể đọc thêm sách hay, còn có thể nghe sư trưởng giảng kinh, rất vui vẻ! Phải không? Giấc ngủ phải ngủ ngon, người bây giờ làm trái với trời, lúc nên ngủ thì không ngủ, tổn hại mất. “Giáo dục thánh hiền cải tạo vận mệnh” có 1 người nữ 23 tuổi đã bị ung thư, cô thường ngày đêm điên đảo. Ngày đêm điên đảo trươc hết là bất hiếu đối với cha mẹ, “thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ”. Nhưng thật ra mà nói, không có ai dạy những đứa trẻ này, những đứa trẻ này chưa học kinh điển, chưa học luân lý đạo đức, họ vào đại học thì ngày đêm điên đảo gọi là bình thường, người không học thì không biết, không bình thường đều thành bình thường, cho nên con trẻ phải dạy, “nuôi không dạy, lỗi của cha; dạy không nghiêm, lỗi của thầy”. Chúng ta tiếp theo kinh văn nói:

“Cùng thông bất nhị, sau đó có thể lập mệnh phú tiện”.

“Cùng” tức là sự phát triển sự nghiệp của quý vị không thuận lợi lắm. Khi sự nghiệp quý vị phát triển không thuận lợi lắm, nên của quý vị thì vẫn của của quý vị, đừng có lo. Nhưng khi chưa phát triển thuận lợi, quý vị có càng nhiều thời gian nâng cao chính mình. Đợi cơ duyên quý vị tới rồi, quý vị còn chưa có đức hạnh, thì sẽ nguy hiểm, phải không? Đúng rồi, khi “cùng”, vẫn rất vui vẻ, chăm chỉ đọc sách, chăm chỉ nâng cao bản thân, “học mà thực hành, chẳng phải vui lắm sao”. Người chúng ta bây giờ rơi vào cái gì? Luôn cảm thấy niềm vui tới từ bên ngoài, sai lầm. Niềm vui là từ trong tâm hiển lộ ra 1 cách tự nhiên, chúng ta khi hiếu thuận cha mẹ thì trong lòng an ổn, nó từ trong tâm hiển lộ ra. Giúp người thì vui, làm thiện vui nhất, đó đều không phải là bên ngoài kích thích chúng ta, cho chúng ta dục vọng.

Cho nên “cùng”, cơ ngộ chưa tới, cơ duyên chưa tới, không cưỡng cầu. “Thông”, khi đã phát đạt, không tham chấp. Thật ra cuộc đời chúng ta không hạ công phu từ nội tâm, cuộc đời chỉ có khổ. Bất luận quý vị có bao nhiêu tiền, quý vị rất có tiền, rất có địa vị, quý vị vẫn khổ. Xin hỏi mọi người, bây giờ người mắc chứng trầm cảm, người có tiền nhiều hay người không tiền nhiều? “Đáp: Người có tiền nhiều”. Đúng rồi, cho nên những hiện tượng này chẳng phải nói với chúng ta, niềm vui trong cuộc đời tuyệt đối không phải những điều kiện bên ngoài thành tựu được. Khi “thông” thì không tham chấp, khi “thông” thì chăm chỉ đi lợi ích người khác; khi “cùng” thì chăm chỉ nâng cao bản thân, sự “cùng” và “thông” cũng đều tự tại, “sau đó có thể lập mệnh phú quý”.

Hơn nữa người không có địa vị, chưa chắc có liên hệ trực tiếp với việc đời này họ thành tựu. Khổng Tử không làm quan lớn, nhưng ngài lại lưu danh thanh sử. Hơn 2500 năm sau, chúng ta vẫn gọi Khổng Tử chí thánh tiên sư, vẫn học tập trí huệ của ngài. Ngài không có quan vị, quý tiện, ngài thuộc về không có địa vị, so với những quý tộc này thì ngài là tiện, nhưng số mệnh ngài lại phát sáng, đầy nhiệt huyết. Tiếp theo nói:

“Yểu thọ bất nhị, sau đó có thể lập mệnh sanh tử”.

Từ “yểu” và “thọ” này của chúng ta, quý vị không phân biệt nó, không lo lắng, không tham chấp. Không lo lắng đoản mạng, không tham chấp trường thọ, khổ cực truy cầu, sau đó có thể lập mệnh sanh tử. Mỗi ngày đều sống rất có ý nghĩa, rất an ổn. Thật ra con người sở dĩ sanh lòng lo sợ đối với cái chết, do họ không hiểu rõ chân tướng cái chết.

Các bạn, ngày nay quý vị mặc 1 cái áo, cái áo này hư rồi, rách rồi, không thể vá được nữa, quý vị sẽ làm sao? Đổi 1 cái khác. Do nó là gì? Là công cụ. Có người nào cái áo rách rồi, hư rồi, sau đó họ còn khóc tới nỗi chết đi sống lại không? Áo quần vốn dĩ dùng tới sau cùng nhất định sẽ hư mà, đây là đạo lý tự nhiên. Áo quần là áo quần chúng ta sở hữu, 1 vật phẩm, 1 công cụ của chúng ta. Đây là chân tướng, nhận thức rõ ràng.

Được, xin hỏi thân thể chúng ta có phải cũng là công cụ không? Đúng mà, công cụ để linh hồn chúng ta sử dụng, đã là công cụ, thì có ngày hư hỏng không? Có chứ. Hư rồi làm sao? Đổi đi. Có khi nào hư rồi, mà còn khóc với thân thể đó tới nỗi chết đi sống lại không? Có đấy, tôi thấy người ta cứ khóc mãi, đó là không nhận thức rõ cái chết. Xin hỏi mọi người, người thân chúng ta rời khỏi thế gian, là linh hồn họ mới thật sự là họ, hay là thân thể đó? Ồ, ngộ ra rồi. Ồ, quý vị hiểu rõ chân tướng cuộc đời này, quý vị sẽ đi giúp đỡ sanh mạng vô hạn của người thân quý vị. Quý vị nghĩ ra cách tốt hơn để giúp đỡ họ, chứ không phải khóc tới chết đi sống lại, khiến họ lưu luyến không rời, chướng ngại 1 đống, quý vị nên chúc phúc họ. Cho nên thân thể là công cụ, quý vị sẽ không tham chấp nó, quý vị sẽ không sợ chết. Hơn nữa quý vị rất rõ ràng, mình bây giờ rất có trí huệ, mình đổi thân thể sẽ đổi 1 thân thể tốt hơn, khi nào rời khỏi thế gian này, quý vị luôn hoan hoan hỉ hỉ đợi giây phút đó tới, không sợ chết nữa.

Thân thể này tốt chỗ nào? Mũi thì chảy đồ dơ, tai cũng chảy đồ dơ, 7 lỗ đều chảy ra những thứ bất tịnh, quý vị thích nó như vậy? Sau đó đại tiểu tiện, thân thể này dơ bẩn lắm. Có muốn đổi 1 cái thanh tịnh hơn không? Quý vị hình như không muốn lắm. Quý vị tại sao không muốn? Do quý vị ở với thân thể này mấy chục năm rồi, hình như đã quen với cái này rồi. Linh tánh con người còn có cảnh giới cao hơn, quý vị có thể thăng thiên, quý vị có thể làm Phật, làm Bồ tát. Linh tánh không ngừng nâng cao, quý vị dựa vào kinh điển mà tu hành, quý vị sẽ hiểu.

“Đại học” mở đầu “tại minh minh đức”, khôi phục, minh đức, trí huệ đức năng viên mãn của quý vị. Không thể tham chấp thân thể này, quý vị coi người tham chấp thân thể này, sản sinh sự cưỡng cầu bao lớn, phiền não bao nhiêu. Cho thân thể này ăn 1 đống thứ bổ dưỡng, sau đó còn giết rất nhiều động vật hoang dã, đúng chưa? Động vật hoang dã bây giờ mỗi ngày số lượng tuyệt chủng giật cả mình, bị ai ăn? Con người điên đảo, sát hại sanh mạng sao có thể trường thọ được chứ? Cho nên bệnh của con người ngày càng nhiều, vô úy bố thí được mạnh khỏe sống lâu, quý vị thương yêu sanh mạng mới được sống lâu.

Vậy bây giờ chúng ta biết rồi, thân thể là công cụ, con người căn bản không có chết. Lúc này “kiếp sau mình đi đâu”, chính là việc quan trọng trong đời này của quý vị. Khổng Tử nói: “Tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Khổng Lão Phu Tử đối với những đạo lý này hết sức rõ ràng, thần thức này đợi khi thân thể này không dùng được nữa, nói lời cáo biệt, nó sẽ đi tìm 1 nhân duyên tiếp theo. Nhưng quý vị phải có trí huệ, quý vị mới có thể đổi thân thể tốt hơn, tới thế giới tốt hơn. Con người hễ hiểu rõ vậy, nhất định sẽ không tạo tác ác nghiệp nữa, đó là không bỏ qua chính mình, đó là khiến linh tánh mình cứ mãi xuống dốc.

Tôi thỉnh giáo mọi người, nhân khẩu trên toàn thế giới có khoảng 6 tỉ, xin hỏi mọi người động vật trên toàn thế giới có bao nhiêu? Tính không nổi hả. Tôi xin hỏi mọi người số kiến trong sông Amazon là bao nhiêu? Có nhiều hơn nhân khẩu không? (Đáp: Có). Mọi người có thấy làm người không hề dễ, phải trân quý không? (Đáp: Phải). Đúng rồi, thiên địa nhân tam tài, không dễ có được thân người, đừng chà đạp, đừng tạo nghiệp, sau cùng lại đọa xuống. Quý vị coi người nam nếu như nhiễm tật háo sắc là phiền rồi, cho nên người ta gọi người háo sắc là trư ca ca, trư ca ca, có lý, tại sao? Háo sắc sẽ thành heo. Kiếp sau quý vị nằm mơ người đẹp, người đẹp, thì lọt vô đó, ồ, người đẹp đó chính là con heo nái. Cái này có rất nhiều ví dụ, tức là họ theo đuổi người đẹp, kết quả sư phụ của họ tu hành rất cao, khi họ đang bệnh, đã thức tỉnh họ dậy, họ mới không đi đầu thai, nếu không sẽ đọa xuống. Người xưa tại sao ngay cả nằm mơ họ cũng rất thận trọng, không thể có tà niệm, họ hiểu được “du hồn vi biến”, kiếp sau họ sẽ biến thành gì, họ ở chỗ này tu dưỡng, ở ý niệm này hạ công phu.

Chúc phúc mọi người đời này linh tánh, trí huệ có thể viên mãn. Chúng ta coi tiếp kinh văn nói:

“Cuộc đời thế gian, chỉ sanh tử trọng đại”.

Người thế gian này, con người coi điều quan trọng nhất là việc sanh tử. “Sanh tử trọng đại”, sau khi chết sẽ sanh về đâu, là việc trọng đại của đời người.

“Về yểu thọ, thì tất thảy sự thuận nghịch đều như vậy”.

Nghĩa là 2 việc “yểu” và “thọ” này, trên thực tế tất cả thuận cảnh nghịch cảnh trong thế gian đều bao gồm trong đó. Quý vị có thể không phân biệt yểu thọ, có thể dùng tâm thái hết sức đúng đắn đối mặt với chúng, có thể cuộc đời rất nhiều cảnh giới cũng không khảo nghiệm được quý vị, quý vị đều có thể thuận theo nghịch cảnh.

Thang máy của trung tâm chúng ta có 1 đoạn khai thị của sư trưởng, nói rằng, cảm ơn người khiển trách ta, vì họ giúp ta tăng trưởng định huệ. 1 người mắng quý vị 1 cách vô lý, việc tốt hay việc xấu? Cảnh giới của quý vị không đơn giản, quý vị coi như họ tới khảo nghiệm mình. Họ vô lý như vậy, quý vị như như bất động, không giận dữ chút nào, vậy họ chẳng phải tới thành tựu đức hạnh của quý vị sao, sao là chuyện xấu được? “Tất thảy thuận nghịch đều như vậy”, họ tới tăng trưởng định huệ của mình.

Cảm ơn người khiến ta vấp ngã, vì họ giúp năng lực của ta mạnh mẽ hơn. Mọi người nghĩ coi cuộc đời quý vị tiến bộ nhanh nhất là khi nào? Rất nhiều khi là nghịch cảnh. Không có những nghịch duyên đó, chúng ta làm sao có những sự trưởng thành kia? Cho nên ngày nay quay về đem những nghịch duyên, tên những người bạn đó viết ra, cúi mình chào họ 3 cái. Đúng vậy, là họ thành tựu chúng ta, chúng ta còn nổi giận với họ, không đúng. Phải sống trong thế giới của sự cảm kích.

Cảm ơn những người bỏ rơi ta, vì họ dạy ta nên biết tự lập mà không ỷ lại; cảm ơn những người đánh đập ta, vì họ giúp ta tiêu trừ nghiệp chướng. Họ không đi đánh người khác sao lại đánh mình? Có phải không? Cả thế giới 6 tỉ người, họ không tìm người khác, sao cứ tìm mình? Có phải trùng hợp không? Cuộc đời này nếu không làm rõ những đạo lý này, mà vui vẻ được, tôi không tin. Phải không?

Cho nên tại sao thành ngữ nói “lý đắc tâm an”, con người không hiểu những đạo lý này, thậm chí hiểu rồi mà không muốn tiếp thu, đó là tự mình tìm phiền phức cho mình, quý vị hễ hiểu lý rồi, quý vị hiện tại những ngày tốt đẹp sẽ tới. Thánh nhân Nho Thích Đạo tam giáo đều nói với chúng ta 1 chân tướng “Muốn biết nhân đời trước, thì coi quả đời này”. Tại sao người này không trừng người khác, lại cứ trừng trừng mình? Do đời trước quý vị không cẩn thận trừng họ 1 cái, “không phải không báo, thời cơ chưa tới”, vừa hay tới rồi thì sẽ trừng quý vị.

Mọi người có kinh nghiệm không, quý vị trừng người ta 1 cái, sau đó nghĩ lại, sao mình lại trừng họ? Có lúc chúng ta làm thái độ đó với người ta sau đó lại rất hối hận, “Mình cũng không muốn cãi với họ, sao mình lại cãi với họ chứ?”, cái đó là nhân đời quá khứ đã trồng, khi con người không có định lực, chuyển không được duyên phận này. Luyện công phu thì luyện ở đây, vốn dĩ phải cãi nhau, sau cùng biến thành bạn tốt, cái này chính là công phu. Cho nên cuộc đời luyện là phải luyện cái này, chuyển nghịch cảnh.

“Thì coi quả đời này”, hôm nay họ đánh mình, hôm nay trừng mình, những ác quả này trước đó chẳng phải xong rồi sao, ác nhân kết ác quả chẳng phải xong rồi sao? Món nợ này chẳng phải trả rồi sao? Nợ tiền trả tiền, đạo lý muôn đời, phải không? Đạo lý muôn đời, điều bình thường. Nợ tiền thì trả tiền, nợ tình thì trả tình, có phải không? Quý vị có thương 1 người nào tới nỗi khóc chết đi sống lại không? Có hả? Đó là hồi kiếp trước quý vị nợ họ nước mắt, 1 giọt cũng không được thiếu.

Đức Phật vào thời đại đó, có 1 người nam nhớ vợ mình tới nỗi, vốn dĩ đã xuất gia tu đạo, nhưng vẫn rất nhớ vợ, vừa nhớ vừa khóc vừa nhớ vừa khóc, Đức Phật nói với anh ta, ngươi làm người cứ mãi chuyển thế, nhiều đời như vậy tới nay, người chỉ vì ly biệt mà chảy nước mắt còn nhiều hơn nước trong bốn biển lớn!

Các bạn còn tiếp tục chảy nước mắt không? Chảy nước mắt rất hại thân, sau khi khóc xong toàn thân bất lực, có không? Con người không nhảy ra khỏi những nỗi khổ biệt ly này. Nói tới đây, cảm thấy phải hít thở sâu mới được. Thật ra mà nói, người trong thế gian này, quý vị có thể tìm được 1 người hoàn toàn vui không? Cứ trong thời gian không gian này mà luân hồi, cứ ở đó báo ân báo oán, đòi nợ trả nợ, cuộc đời đâu có niềm vui chân thật! Người chân thật giác ngộ, đừng làm những chuyện luân hồi này nữa, nhảy ra đi, đừng thương ghét nữa, đừng phân biệt nữa, thế gian này sẽ trói quý vị không được, quý vị sẽ đắc đại tự tại. Khi nào đắc đại tự tại? Right now, hiện tại! Lúc nãy đọc enjoy thì không vỗ tay nhiều như vậy, rõ ràng từ tôi vừa mới đọc khá là chuẩn.

Mọi người để ý coi, lúc nãy chúng ta nói, quý vị thật sự hiểu “muốn biết nhân đời trước, thì coi quả đời này”, cả đời quý vị không có chuyện xấu, tại sao? Quý vị bị người ta đánh “Ôi, trả nợ rồi, hết nợ thân nhẹ nhàng”. Tất cả những người bắt nạt quý vị, quý vị đều vui vẻ hoan hỉ “Trả nợ rồi”. Người ta bắt nạt quý vị, quý vị còn hoan hỉ tiếp nhận, quý vị không chỉ trả xong nợ, đối phương còn cảm thấy quý vị rất có tu dưỡng, không so đo với người, đột nhiên hỏi thăm ra, thì ra thứ 2 đều tới trung tâm giáo dục văn hóa Trung Hoa Malaysia, cùng nhau học “Liễu Phàm tứ huấn”. Quý vị sẽ khiến người đó tới trung tâm, đem những kinh điển pháp bảo này về làm gia quy, gia đạo của họ, quý vị công đức vô lượng, phải không? Đúng rồi, họ nói, ồ, việc này còn có người sống vui vẻ như vậy, điều kì lạ trong đó là gì, bí quyết trong đó ở đâu? Họ hỏi thăm xong, thì ra quý vị đang học kinh điển của lão tổ tiên.

Được, cho nên bắt đầu từ hôm nay không có ngày xấu, tất cả ác duyên, toàn bộ đều là trả nợ, quý vị càng ngày càng nhẹ nhàng, càng ngày càng tự tại. Tất cả việc tốt thì sao? Thì phải quý trọng, phải tri ân báo ân, không nhiễm chấp, không tham chấp.

Ở đây sư phụ còn nói rằng, cảm ơn những người lừa gạt ta, vì họ tăng thêm kiến thức cho ta; cảm ơn những người tổn hại ta, vì họ mài giũa ý chí của ta. Kinh điển, trên thực tế chỉ cần 1 câu có thể thật sự lãnh thọ, sẽ có thọ dụng vô cùng. Quý vị coi tổn hại, lừa gạt, quý vị đều không sanh khởi sóng gió, không đau khổ, quý vị sẽ thuận theo nghịch cảnh. Tiếp theo kinh văn nói:

“Cho tới tu thân phải biết đợi”.

Chúng ta tu thân cho tốt, tu sửa cách nghĩ, cách nhìn, cách nói, cách làm sai lầm của mình, đây là tu thân, “phải biết đợi”.

“Và việc tích đức cầu trời”.

Chúng ta có thể “tu thân phải biết đợi”, tích lũy đức hạnh của mình, cải tạo vận mệnh của mình. “Cầu trời” thực ra tức là thời thời mong cầu bản thân mình tương ứng với đức hiếu sanh của trời cao. Đời này tôi tới thế gian, là để học theo lòng nhân ái của trời cao, sống chung với bất kì người nào, chỉ có 1 thái độ, niệm niệm nghĩ cho người khác, đây đều là chỉ tấm lòng học hỏi trời cao, “việc cầu trời”.

“Về tu, thân có tội lỗi”.

Nói về chữ “tu” này, cụ thể phải thực hành ra sao? Trên thân chúng ta có bất kì lỗi lầm gì.

“Đều phải trừ bỏ đi”.

Tức là lập tức trừ bỏ chúng đi, biết rõ ràng chúng đối với thân tâm chúng ta là 1 sự tổn hại, không nhận giặc làm cha nữa, mau mau trừ bỏ chúng.

“Về sĩ”.

“Sĩ” là chờ đợi, không gấp gáp, không tham cầu, không phiền não tương lai.

“Mà 1 hào ham muốn, 1 hào nghĩ tưởng”.

“Ham muốn” tức là nghĩ việc ngoài bổn phận. Thật ra phiền não đều tiêu hao ở đâu? Ảo não quá khứ, lo lắng tương lai, đây chẳng phải là luôn chà đạp thời gian sao. Con người nên thế nào? An trú hiện tại, “muốn biết kết quả tương lại, chỉ hỏi công phu hiện tại”. Quý vị bây giờ nhất ngôn nhất hành tích đức, sau này tự nhiên khai hoa kết trái. Chúng ta cứ ở đó ảo não, chúng ta cứ ở đó phiền não tương lai, không chút gì hữu ích, chỉ có tai hại, chỉ khiến thân tâm chúng ta ngày càng không vui vẻ mà thôi.

“Cần phải diệt bỏ ngay”.

Đừng có những vọng niệm này, tham niệm những vọng tưởng này, phải buông bỏ chúng.

“Đạt mức độ đó”.

Có thể tâm niệm “1 hào ham muốn, 1 hào nghĩ tưởng” cũng không có, đạt tới cảnh giới như vậy.

“Đạt tới cảnh giới tiên thiên”.

Thật ra “cảnh giới tiên thiên” này, tức là chân tâm quý vị hiện tiền. Chúng ta vừa mới viết chữ “dịch”, “dịch” thật ra là chân tâm con người, “vô tư, vô vi”, họ không có những vọng niệm này, “tịch nhiên bất động”, không động vọng niệm.

“Đó là chân chính thực học”.

“Thực học” này có thể ra sao? “Có thể cảm thông thiên địa”, cuộc đời của họ có thể dùng đức hạnh, giao cảm bạn bè người thân xung quanh, cùng nhau tu dưỡng đạo đức của mình, đây là học vấn chân thực.

Và chúng ta phải hiểu rằng, tham niệm của con người sẽ chướng ngại phước phần của mình, tham niệm chướng ngại phước báo; tâm sân hận, rất nóng tính, chướng ngại đức năng của mình; thị phi bất phân, ngu si, chướng ngại trí huệ của mình. Trong ý niệm thường thường đều là những tham sân si này, tức là chướng ngại lớn nhất, phải buông bỏ. Cho nên tâm thanh tịnh sanh trí huệ, sanh phước báo. Tiếp đó thiền sư Vân Cốc nói:

“Ngươi chưa thể vô tâm”.

Còn chưa đạt được không có những vọng niệm này.

“Có thể trì chú Chuẩn Đề”.

Có thể chân thật nghiêm túc trì chú Chuẩn Đề.

“Vô kí vô số”.

Không cần cố ý ghi đếm đã niệm bao nhiêu lần, chỉ cần chuyên chú niệm từng chữ là được.

“Không để gián đoạn”.

Không được để tạp niệm hiện ra, phải chuyên chú trì tụng, không gián đoạn.

“Trì cho thuần thục”.

Trì chú hết sức thuần thục, đạt tới điều gì?

“Như trì mà không trì”.

Khi trì chú thì không có ý niệm trì.

“Như không trì mà trì”.

Khi không trì thì chánh niệm đó, câu chú đó vẫn mãi lưu xuất.

“Tới nỗi ý niệm bất động, thì sẽ linh nghiệm”.

Tới khi nào vọng niệm quý vị đều không khởi lên nữa, thật ra lúc này chân tâm đã hiện tiền, thành tâm của con người hiện tiền. Chí thành nhất định có thể cảm giao, nhất định có thể thay đổi vận mệnh.

Đây là đem tất cả phương pháp đổi mệnh dạy cho ông, tới câu lúc nãy, coi như toàn bộ đã dẫn dắt xong. Tiếp theo, sư phụ dẫn vào cửa, tu hành phải dựa vào cá nhân, tiếp theo là tiên sinh Liễu Phàm phải tự mình hạ công phu, ông mới có được lợi ích chân thật. Chúng tôi lần sau sẽ trao đổi tiếp với mọi người về việc tiên sinh Liễu Phàm đoạn ác tu thiện ra sao, sau đó thật sự cải tạo vận mệnh thế nào.

Được, cảm ơn mọi người!