Nếp nhà của Trần Phưởng

Vào thời nhà Tống, có một người học nhân tên là Trần Phưởng. Con cháu mười ba đời nhà ông đều chung sống bên nhau, trong nhà tổng cộng có hơn bảy trăm người. Họ tuân theo lời dạy của tổ tiên, không tách hộ, cũng không thuê người làm, tất cả mọi việc đều tự làm. Làm như vậy có được chăng? Được. Thực sự để con trẻ học tập lao động, thì con trẻ mới biết cảm ơn. Nếu con trẻ mà rất biết tiêu tiền, thì chúng sẽ rất xa hoa. Việc gì trong nhà đều không làm, thì chúng sẽ ra sao đây? Lười biếng, vừa xa hoa, vừa lười biếng, lại không biết cảm ơn. Cho nên, thói quen xấu nảy sinh từ một người không lao động chăm chỉ là điều ắt có. Nhà ông mỗi lần dùng cơm, đều là bảy trăm người cùng ăn, khá là ồn ào. Nhà ông còn nuôi đến hơn một trăm chú chó, một trăm chú chú này cũng giống như chủ nhân, nhất định phải đợi tất cả chú chó đến đông đủ thì mới bắt đầu ăn. Đây chính là “Một chú chó không đến, cả bầy không ăn”. Không khí HIẾU ĐỄ thế này cũng làm cảm động cả bầy chó nhà ông. Nếu bạn là hàng xóm của ông, bạn thấy cảnh tưởng thế này thì sẽ thế nào đây? Cảm động! Ngoài việc cảm động ra, chúng ta còn nghĩa nếu mình mà la lối ở trong nhà này thì đến chú chó cũng không bằng. Cảnh tượng hưng vượng thế này đã truyền đến tai hoàng thượng, hoàng thượng cũng rất cảm động, lập tức liền miễn tất cả lao dịch cho nhà ông. Đức hạnh của con người làm cảm động cả loài chó. Có người nói: “Tôi không tin”. Người hiện đại đều rất khó tin những việc cảm động thé này? Vì sao chứ? Họ đều nói: “Tôi còn không cảm động, thì sao chúng lại có chứ?”. Những người nói những lời này, là không xem xét một cách thật sự tấm lòng của mình, xem có gì khác biệt với tấm lòng của các bậc trí thánh.

 

CÂU CHUYỆN NHỎ – TRÍ HUỆ LỚN
Trích lục các câu chuyện trong 120 lần diễn giảng của Thầy giáo Thái Lễ Húc (Cẩn dịch: Hạnh Trần)