Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 28B) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 28B

Làm gì có động vật sanh ra là để cho người ta ăn, trong kinh điển không có câu này, đó là con người từ từ từ từ to lớn lên, họ khá mạnh rồi. Nếu như chúng ta ngày nay gặp con gấu, nó mạnh hơn quý vị, quý vị cho nó ăn không? Lúc đó gấu nói, ngươi sanh ra chính là để cho ta ăn. Quý vị chịu được không? Tôi tin là chắc chắn quý vị không chịu được. Cũng vậy trong tâm mỗi một sanh mạng cũng đang gào thét, đâu có nói tôi sanh ra là để cho anh ăn? Quý vị nghĩ coi người bây giờ có phương pháp chế phục động vật, cho nên quý vị ăn nó, có ngày nào con người bị người ngoài hành tinh chế phục, quý vị có cho họ không? Quý vị cho họ ăn không? Đúng rồi! Con người phải cẩn thận, nhân quả báo ứng. Quý vị sao lại đi sát hại sanh mạng, “cho gì nhận nấy, nhân nào quả nấy”, có thể ác niệm đó của quý vị sau cùng vẫn quay về bản thân mình, đây là định luật tự nhiên.

Cho nên người thương yêu sanh mạng, tức là thương yêu chính mình, tại sao? Trưởng dưỡng tâm từ bi của quý vị, đức hạnh của quý vị, phước báo của quý vị đều đang tăng trưởng. Quý vị ngày nay sát hại sanh mạng, phước báo và đức hạnh đều giảm xuống. Cho nên thật sự thương sanh mạng chính là thương mình, vũ trụ này giống như một vòng tròn vậy, quý vị cho ra ý niệm tốt, cho ra ngôn hạnh tốt, sau cùng được lợi ích vẫn là chính mình.

Cho nên thế gian tại sao nhiều chiến tranh như vậy? Chiến tranh là kết quả, nguyên nhân là gì? Chính là sát sanh! Cái lý này trong Phật môn nói rất thấu triệt, không tìm ra những nguyên nhân căn bản này, tất cả những kết quả ác này rất khó cải thiện, cho nên Phật môn nói “Muốn hay nguồn gốc đao binh, lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”. Tại sao nhiều chiến tranh như vậy? Do mỗi ngày sát hại quá nhiều sanh mạng, những sanh mạng này đều có linh tánh, nó sẽ ôm hận, đợi nhân duyên chín muồi nó sẽ báo thù. Cho nên người hiểu rõ những đạo lý này, họ rộng kết thiện duyên, không chỉ rộng kết thiện duyên với người, còn rộng kết thiện duyên với sanh mạng. Cho nên những năm đầu Dân quốc tiên sinh Lý Thúc Đồng sau khi xuất gia pháp hiệu là thượng Hoằng hạ Nhất pháp sư, đại sư Hoằng Nhất, ngài bảo học sinh của ngài Phong Tử Khải vẽ “Hộ sanh họa tập”, đó đều là giáo huấn rất đáng quý.

Cho nên chúng ta coi tứ bất thực, nghe giết không ăn, thấy giết không ăn, tự mình nuôi không ăn, tiếp đó:

“Chuyên giết vì mình không ăn”.

Sanh mạng này vì muốn cho mình ăn mới giết nó, thì hết sức tránh đi. Chúng ta không chỉ không muốn, cấm sát sanh, chúng ta càng tích cực phóng sanh. Trong lịch sử có ghi lại, thời Hán, Dương Bảo có lần gặp một con chim bị thương, rất nghiêm trọng, ông hết sức có lòng thương chăm sóc nó chu đáo, cứu sống nó, sau đó nó bay đi. Về sau ông nằm mơ, mơ thấy con chim này ngậm một vòng ngọc hết sức tinh khiết, trong giấc mơ nó tặng cho ông, tinh khiết nghĩa là thanh liêm. Cho nên con của Dương Bảo, 4 đời con cháu đều là thanh quan, hơn nữa đều làm tới thầy của hoàng đế, đã là người hiển quý nhất trong nhân thần, tứ đại tam công. Hậu thế của ông Dương Chấn, Dương Bỉnh, Dương Tứ, Dương Bưu, tứ đại tam công, có liên quan với gì? Liên quan với tổ tiên của họ thương tiếc vật mạng, phóng sanh. Cho nên người phải hiểu rõ, thương yêu sanh mạng phước báo cho đời sau lớn như vậy, ai không muốn làm chứ?

Bao gồm thời Tấn, trong “Tấn thư” quyến thứ 8một có nói rằng, có một tướng quân tên Mao Bảo, khi thuộc hạ của ông ở Vũ Hán, trên đường nhìn thấy một con rùa trắng, rùa màu trắng rất hiếm gặp, mới bốn năm tấc mà thôi, rất nhỏ. Đang bị rao bán, có thể sẽ bị giết thịt, ông không đành lòng, mua nó đem đi phóng sanh. Về sau quân đội này của ông gặp một lần chiến dịch, 6000 người đều chết đuối, bị ép tới nỗi nhảy xuống nước, 6000 người chết đuối. Kết quả thuộc hạ này của ông thoát qua một kiếp, do dưới nước đột nhiên được một con rùa cứu, là rùa trắng, hơn nữa nó lớn năm sáu thước, nhiều năm sau con rùa này lớn lên tới báo ân. Có lúc chúng ta coi những chuyện lịch sử này hết sức kinh ngạc, kinh ngạc chỗ nào? Trời đất lớn như vậy, con rùa này có lắp hệ thống dẫn đường không? Nó làm sao tìm tới được? Làm sao cảm nhận được người cứu nó bị nguy hiểm tánh mạng? Cho nên cổ thánh tiên hiền khế nhập một chân tướng “chúng sanh và ta đều nhất thể”, nếu không nói không thông. Nhất thể là gì? Giống như thân thể này, quý vị đau đầu toàn thân đều biết, đâu có nói đau đầu chỉ có cái đầu biết, bên dưới đều không biết, không phải như vậy; thậm chí quý vị kéo một sợi tóc, toàn thân quý vị đều đau. Một sợi tóc nhỏ biết mấy, tại sao toàn thân cảm nhận được? Nhất thể! Cho nên niệm niệm muốn báo ân, vạn vật lại là nhất thể, nó tất nhiên có cảm ứng.

Không chỉ thiện có cảm ứng, ác cũng có cảm ứng. Cách đây không lâu đại lục xảy ra một chuyện, có người kiến nghị bạn của mình đi ăn thịt con của chim ưng, nói có thể trị bệnh. Người bây giờ góp ý bừa. Kết quả thật sự giết con của chim ưng đi, con chim ưng đó chắc chắn là đứt ruột đứt gan, con của mình mất đi, sẽ muốn báo thù, không chỉ bắt người ăn con nó, người góp ý cũng bị túm lấy phần đầu đều bị tróc da, quá dữ, vừa túm lấy thì túm lấy thịt họ. Kết quả người góp ý kia nói, khi tôi góp ý thì con ưng sao biết được? Nhưng tại sao nó hận tôi như vậy, cứ theo công kích tôi? Vẫn có cảm ứng! Cho nên ý niệm của con người, nhất ngôn nhất hạnh đều có từ trường, đều có chấn động, hễ phát ra, vũ trụ đều nhận được, cho nên tục ngữ nói “nếu muốn người không biết, trừ phi mình không làm”, không thể lừa được ai.

Cho nên người không sát hại sanh mệnh, niệm niệm giữ tâm nhân từ, tùy duyên tận lực thương yêu sanh mạng, thiên tường vân tập, người như vậy cho dù cuộc đời vốn có tai họa, đều có thể như thuộc hạ của Mao Bảo, gặp hung hóa cát.

Bản thân tôi có một kinh nghiệm, lần đầu tiên phóng sanh, lúc đó cả da đầu tê tê, tôi còn hỏi người bạn cùng đi bên cạnh, đầu anh có bị tê không? Anh thấy kì lạ đầu mà cũng tê hả, tôi hỏi mấy người họ đều thấy lạ, tôi liền nghĩ là có phải hôm nay mặt trời nóng quá. Sau đó theo sự thâm nhập văn hóa truyền thống mới biết, đây là những tổ tiên thánh hiền nhân đang gia hộ tôi, đang nhắc nhở tôi. Họ biết vốn dĩ tôi đoản mạng, phóng sanh là vô úy bố thí mới có thể khỏe mạnh sống lâu. Do tôi là người vùng biển, tiếng Mân Nam chúng tôi, bên biển thì ăn biển, ông nội tôi đánh cá đứng thứ nhất cả làng, vì mưu sinh nên hết cách. Lúc đó còn chưa học “Liễu Phàm tứ huấn” nên không biết, nếu không vốn dĩ có phước báo lớn như vậy, không đánh cá vẫn có thể có tài phú như vậy. Cho nên chúng ta sẽ thấy được “không có chánh pháp, làm sao kinh thế xuất thế”, quý vị ngay cả xây dựng sự nghiệp cũng không biết, nên lấy bỏ nghề nào. Thật sự ông nội tôi cũng rất chăm chỉ, cũng là thương yêu con cháu chúng tôi, tới đời tôi toàn bộ đều tốt nghiệp đại học, còn có 2 tiến sĩ, chúng tôi rất cảm niệm ông nội. Nhưng dù sao đánh cá đệ nhất, thì số cá bắt lên có thể dùng máy tính cũng không tính nỗi, còn tôi lại là cháu trưởng, chắt trưởng, vậy gánh vác tội nghiệp mà cả gia đình gây ra, tôi tất nhiên phải gánh vác nhiều một chút, thật ra mà nói tôi đoản mệnh. Cho nên ông trời từ bi, tổ tiên thánh hiền gia hộ tôi, đã nhắc nhở tôi, đứa nhỏ này phải nên sớm làm những việc này, sao bây giờ mới làm hả? Cho nên sau đó hiểu ra, vậy bắt đầu không thể ăn thịt chúng sanh, tiếp đó có cơ duyên lại tùy duyên đi phóng sanh là đúng rồi. Cho nên mặc dù bây giờ thân thể hơi thon thả một chút, nhưng tình trạng tinh thần còn ổn định hơn một0 năm trước, một0 năm trước tôi lúc đó lái xe có lúc còn ngủ gật, thật sự nguy hiểm liên tục.

Tiếp theo kinh văn nói rằng:

“Học giả chưa thể ngưng thịt”.

Vẫn chưa thể bỏ thói quen ăn uống này ngay.

“Thì nên từ đây giữ giới”.

Trước tiên bắt đầu từ tứ bất thực. Người xưa rất hậu đạo, rất mềm mỏng, không cưỡng bách người, giúp người ta tuần tự dần dần điều chỉnh.

“Từ từ tăng tiến”.

Tâm trắc ẩn này không ngừng khởi lên, tất nhiên nói một cách cụ thể càng ít ăn thịt, vốn dĩ là ba món hai món một món, lâu lâu mới ăn, cái này dần dần dần dần “từ từ tăng tiến”.

“Từ tâm càng tăng”.

Thật ra nghĩ lại tại sao phải ăn thịt? Vì sức khỏe, vậy càng không nên ăn thịt nữa, nhất là bây giờ trong thịt có hóc môn, chất kháng sinh mấy chất hóa học này càng nhiều, càng không có ích cho sức khỏe. Cho nên:

“Không những giữ giới sát sanh”.

Không chỉ từ từ giảm thiểu tiêu trừ sự sát hại sanh mạng để ăn thịt chúng.

“Xuẩn động hàm linh, đều là vật mạng”.

Xuẩn động hàm linh là những côn trùng, sanh mạng nhỏ bay nhảy nhúc nhích thông thường này, chúng đều có linh tri, đều có cảm giác. Cho nên tục ngữ nói kiến cũng thương tiếc sanh mạng, chúng nhỏ như vậy, chúng cũng tham sống sợ chết, rất thương tiếc sanh mạng của mình. Cho nên “đều là vật mạng”, đều là một mạng sống.

Trong lịch sử, có một người làm rượu, thường có ruồi không cẩn thận bay vô, rất có thể sẽ chết đuối, ông rất kiên nhẫn cứu mấy con ruồi này ra. Đột nhiên một hôm bị người ta hãm hại phán tử hình, kết quả quan viên mỗi lần sắp viết phán quyết sau cùng, một đàn ruồi liền bay tới, ông không cách nào viết được, cả mấy lần muốn viết cũng viết không được. Quan viên hồi xưa đều đọc sách thánh hiền, ông cảm thấy trong này ắt có duyên cớ, ông xét lại án, sau cùng trả lại sự thanh bạch cho người này. Thương yêu ruồi, sau cùng cứu mình một mạng sống. Cho nên thật sự hành thiện có thể gặp hung hóa cát. Kinh văn nhắc tới tiếp:

“Kéo kén lấy tơ, bừa đất chết sâu, cũng vì ăn mặc mà ra, đều giết nó để nuôi mình, nên tội phung phí, cũng như sát sanh vậy”.

Con người mỗi ngày phải mặc quần áo, ăn cơm để duy trì sanh mạng của họ, mặc quần áo nếu là đồ tơ lụa, thì phải lấy kén tằm làm áo quần. Nhưng muốn lấy kén tằm thì phải dùng nước nóng, để con nhộng này chết trong đó, mới lấy được tơ. Vậy làm một bộ quần áo không biết sát hại bao nhiêu sanh mạng con nhộng. Cho nên người nhân từ không đành lòng mặt quần áo tơ lụa, không nhẫn tâm mặc quần áo da và lông động vật. Chúng ta có lúc thấy bạn bè mặc quần áo, có cái dùng lông gấu mèo, dùng lông hồ ly những động vật này, thì cả quá trình chế tạo rất tàn nhẫn, coi xong rất đau lòng. Thật ra có sợi đay có bông, và khoa kĩ hiện nay rất phát triển, cách làm những quần áo này đều không sát thương sanh mạng, lại giữ ấm, lại trưởng dưỡng tâm trắc ẩn của chúng ta, hà tất gì không làm theo?

Tiếp theo, mỗi ngày phải ăn, thực vật từ đâu tới? “Bừa đất chết sâu”, trong cả quá trình trồng trọt, đầu rìu rất dễ sát hại tới sanh mạng trong đất. Vậy cái này, thật ra sanh mạng có linh tri, trước khi làm dùng tâm chân thành câu thông với chúng, có lẽ sẽ có cảm ứng. Còn có một số người nhân từ, họ dùng cái thùng nhựa khá lớn để trồng rau, trồng thực vật, sẽ giảm thiểu hết mức sự sát hại sanh mạng, đều là tâm từ bi hiếm có. Cho nên “cũng vì ăn mặc mà ra”, cả sự chế tác sản xuất ăn mặc “đều giết nó để nuôi mình”, sát hại sanh mạng của chúng để nuôi dưỡng bản thân, càng phải quý trọng những thực phẩm khó có được này. “Nên tội phung phí, cũng như sát sanh vậy”, phung phí tức là chà đạp thức ăn, chà đạp những vật chất này, do sản xuất những vật chất, thức ăn này, đều có thể tổn hại nhiều sanh mạng như vậy, quý vị không quý trọng những thức ăn này, còn chà đạp chúng, tội như vậy ngang bằng với sát sanh. Tiếp theo kinh văn nói:

“Đến như tay vô tình đập, chân vô tình giẫm đạp, không biết bao nhiêu, đều nên phòng tránh uyển chuyển. Thơ xưa nói, thương chuột thường dành cơm, thương thiêu thân không thắp đèn. Thật là nhân từ”.

Tiếp theo lại nói tới, chúng ta mỗi ngày, không cẩn thận tay chúng ta có thể ngộ sát sanh mạng, chân chúng ta có thể đạp nhầm sanh mạng, trong một ngày không cẩn thật sát hại không biết bao nhiêu sinh linh, tức là không ít. Ví dụ chúng ta ăn xong những chén dĩa này chưa kịp rửa, có thể có đồ ngọt, thu hút rất nhiều kiến mò tới, kết quả mấy chục con ngâm trong nước chết đuối hết, đây không phải cố ý, đây là ngộ sát, cho nên phải tập thành rất nhiều thói quen sinh hoạt tốt, mới không ngộ sát sanh mạng.

Đạo gia nói “Côn trùng cỏ cây đều không được làm hại, nhấc chân thường coi trùng kiến, đốt lửa đừng đốt sinh linh”. Đi đứng cẩn thận không được ngộ sát sanh mạng. Chúng ta nghĩ coi mấy em bé từ nhỏ bước chân thường coi trùng kiến, tôi tin là em bé này nhất định sẽ trắng trẻo mập mạp, có phước báo, niệm niệm giữ tâm nhân từ, sao không có phước báo được? Cho nên cha mẹ bây giờ cứ lo con cái sau này không có việc làm, không có tiền đồ, không có tài phú, cái đó là lo bò trắng răng, sốt ruột vô ích. Phước báo cũng là tu dược. Tu từ đâu? Tu từ tâm địa, chúng biết thực hành “sự thương tiếc vật mạng trong “Liễu Phàm tứ huấn”, quý vị căn bản không cần lo lắng tương lai chúng không có phước báo. Cho nên người không hiểu lý, lo lắng vô ích bao nhiêu cũng không biết, thật oan uổng. Lo tới sau cùng tổn hại thân tâm mình, sau đó thế hệ sau cũng trở nên rất dễ lo lắng, sẽ không vui vẻ. Cho nên người hiểu lý, tâm mới được an, mới có thể cải tạo vận mệnh của mình, làm chủ vận mệnh của mình.

Lúc nãy chúng ta nói tới “đốt lửa đừng đốt sinh linh”, chúng ta bây giờ thấy rất nhiều rừng rậm quốc gia bị cháy, có một số quả thật do người ta hút thuốc hoặc đốt lửa gây ra, sau cùng cả khu rừng bị cháy hết. Chúng ta nghĩ coi rừng đối với con người quan trọng biết mấy, rừng đối với sanh mạng trong cuộc sống rất quan trọng. một đốm lửa thiêu hết sanh mạng côn trùng, có thể con số đó tính không nổi, người không cẩn thận có thể gây ra tội nghiệp rất lớn cho mình. Cho nên làm sao người ta không cẩn thận được, có thể đã đem phước báo của mình, thậm chí phước báo của hậu thế một đốm lửa thiêu cháy hết, cho nên phải “phòng tránh uyển chuyển”, phải thận trọng đối đãi.

Chúng ta nói “thiếu thành như thiên tính, thói quen thành tự nhiên”, thái độ thương yêu sanh mạng, cẩn thận với sanh mạng được bồi dưỡng từ nhỏ. Vậy Phật môn đối với sa di xuất gia, trong “Sa di luật nghi”, có bảo họ trước khi xuống giường, mỗi ngày thức dậy, trước khi xuống giường phải trì chú đi đứng không làm hại kiến trùng, bài chú này, tác dụng của bài chú này là gì? Thời thời trưởng dưỡng tâm trắc ẩn của chính mình, nhắc nhở bản thân không được làm hại sanh mạng. Bài chú rất ngắn, “Úm địa lợi nhật lợi ta bà ha”, mỗi ngày trước khi xuống giường niệm 7 lần, niệm nhiều một chút. Mọi người nghĩ coi mỗi ngày nhắc nhở như vậy, thật sự tâm địa nhu nhuyễn, sẽ được nội hóa. một người tu thân điều căn bản nhất là tâm từ bi, rồi từ tâm từ bi này mở rộng tới mọi lúc mọi nơi mọi sanh mạng, chúng ta tin là đạo đức của họ nhất định có thể thành tựu.

Tiếp đó thơ từ của tiên sinh Tô Đông Pha nói rằng “Thơ xưa nói, thương chuột thường dành cơm, thương thiêu thân không thắp đèn. Thật là nhân từ”. Làm như vậy thật sự là hết sức nhân từ. Những sanh mạng như chuột nếu muốn duy trì sự sống cũng phải có đồ để ăn, cho nên một số thức ăn thừa có thể để lại cho những sanh mạng nhỏ này. Thương xót sanh mạng thiêu thân, đèn không cần thắp thì không thắp, do thiêu thân sẽ lao vào lửa, quý vị thắp một ngọn đèn thiêu thân bay qua quá nóng, chúng sẽ chết cháy. Tất nhiên bây giờ có thể lắp cửa lưới để tránh những tình hình này xảy ra, đây đều là những cách làm trong cuộc sống để tránh làm hại sanh mạng, đây đều là việc người rất nhân từ làm ra.

Tiếp theo kinh văn nói:

“Thiện hành vô cùng, không thể đan thuật”.

Những hành vi thiện này mở rộng ra thì vô cùng vô tận, “không thể đan thuật”, từ “đan” này là không thể hoàn toàn kể rõ, không thể hoàn toàn liệt ra hết, chỉ có thể dùng một0 cương lĩnh này làm đề cương chia sẻ với mọi người.

“Theo một0 điều trên mà suy rộng ra, ắt vạn đức được hoàn bị”.

Nếu như từ một0 cương lĩnh mở rộng nó ra, thì thiện hành công đức vô tận đều được viên bị, viên mãn, mặc dù một0 cương lĩnh này mở ra tức là tất cả thiện hành. Cái này mở rộng ra, mở rộng ra trước hết là tự thân, từ bản thân mình thực hành một0 điều này, sau khi nội hóa thì có thể thời thời nơi nơi đều giữ tâm thiện, làm việc thiện. Tự hành, tự nhiên hóa tha; hơn nữa tự mình có thể từ một0 việc này mở rộng ra, người học tập với chúng ta có thể học một biết mười, thì sẽ không học máy móc nữa, rất có ngộ tánh mà đi thể hội, đi phổ biến.

Chúng ta coi tiếp đơn vị lớn thứ tư của “Liễu Phàm tứ huấn”: Lợi ích khiêm cung. Đơn vị lớn thứ tư nhấn mạnh mỹ đức của sự khiêm tốn, ý nghĩa này rất lớn, tại sao? Một người cải tạo vận mệnh phải bắt tay từ sửa đổi tập khí, cho nên “sửa tập khí là căn bản lập mệnh”, sửa đổi thói quen xấu, tập tính xấu mới có thể thay đổi vận mệnh, có một số người khi bắt đầu thay đổi vận mệnh rất tích cực, nhưng một thời gian sau lại giải đãi, tự mãn. “Lễ kí Khúc lễ” khi mở đầu, ngạo bất khả trưởng, chí bất khả mãn, hễ họ ngạo mạn, tự mãn họ sẽ không tiến bộ được, họ sẽ thoái lui. Ồ, hễ thoái lui rồi, lỗi cũng rất khó sửa, thiện cũng rất khó tích. Cho nên sự khiêm đức này, ngoài việc giúp chúng ta giữ gìn tâm sửa sai tích thiện, còn có thể không ngừng nâng cao. Cho nên đức mục này đối với sự cải tạo vận mệnh là công phu hết sức quan trọng, sự khiêm đức này không thể giữ gìn, không chỉ bản thân không được thọ ích, không thể cải tạo vận mệnh, thậm chí vì bản thân tích đức hành thiện, sau đó ngạo mạn lại khiến đại chúng phản cảm, khiến người nhà không thể chấp nhận, họ cũng không muốn học văn hóa truyền thống, vậy sự ngạo mạn, không khiêm tốn đó lại biến thành tạo nghiệp. Cho nên cái này nói ra mọi người đều thấy rất quan trọng, nhưng phải cảnh giác cao độ mới có thể khiêm tốn không ngạo mạn.

Trong “Gián Thái Tông thập tư sớ” của Ngụy đại nhân viết cho Đường Thái Tông có nhắc tới: “Kiệt thành tắc hồ việt vi nhất thể, ngạo vật tắc cốt nhục vi hành lộ”, một người khi bắt đầu kiến công lập nghiệp thì rất chân thành, người không cùng dân tộc cũng đoàn kết lại; nhưng họ vừa cảm thấy mình rất lợi hại, thì ngạo mạn rồi, sau cùng ngay cả huynh đệ người thân chí thân cũng không có gì nói với họ, như người xa lạ với họ, chúng bạn xa lánh. Ngụy đại nhân trong khuyên gián của mình có một nhắc nhở hết sức quan trọng, thật ra không phải nhắc nhở một mình vua, là nhắc nhở mỗi người chúng ta, gọi là “mị bất hữu sơ, tiên khắc hữu chung”. Rất nhiều người đều có khởi đầu tốt, đều rất tích cực tích đức hành thiện, nhưng rất ít thấy ai cả đời gìn giữ thiện thủy thiện chung. Và muốn giữ gìn sự thiện chung này, không có khiêm đức thì không làm được. Chúng ta thấy tiên sinh Liễu Phàm dụng tâm lương khổ trình bày 4 giáo huấn này, gọi là người tốt làm tới cùng, tiễn Phật tiễn tới Tây thiên, có thể cảm nhận được khổ tâm của ông, cái này đọc lên có lẽ hết sức sâu sắc.

Chúng ta coi khi bắt đầu, người trí thức nói chuyện đều phải có chứng có cứ, không sơ suất được.

“Kinh dịch nói, thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm. Địa đạo biến doanh nhi lưu khiêm. Quỷ thần hại doanh nhi phước khiêm. Nhân đạo ố doanh nhi hảo khiêm. Thị cố khiêm chi nhất quái. Lục hào giai cát”.

Thật ra mà nói người trước đây, tâm họ khá là tĩnh, quý vị nói như nông dân mỗi ngày dục vọng rất ít, cuộc sống họ rất có quy luật, nên thân thể khỏe mạnh. Bởi vì họ rất đơn thuần, họ cũng từ mỗi việc phát sinh hàng ngày, họ sẽ có cảm ngộ đạo lý nhân sinh, ví dụ họ chắc chắn sẽ hiểu “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Con người chỉ cần đơn thuần, tâm địa thanh tịnh, rất có thể những việc phát sinh mỗi ngày đều có thể giúp chúng ta tăng trưởng trí huệ, “Kinh dịch” của cổ nhân chúng ta từ đâu ra? “Ngưỡng quán thiên văn, phủ tra địa lý”, chẳng phải đều từ vạn vật nhận được sự khai mở cuộc đời sao? Cho nên người tĩnh lặng mỗi ngày đều có điều ngộ, người lao xao mỗi ngày không chỉ không có chỗ ngộ, còn chịu một đống phiền não.

Đoạn này, lời trong “Kinh dịch” tức là từ trong thiên địa cảm nhận triết lý nhân sinh, đạo lý thiên đạo nằm ở đâu? “Khuy doanh nhi ích khiêm”, nói một cách cụ thể, ví dụ nói mặt trăng, ngày một5 trăng tròn, doanh tức là đầy, rồi sao? Khuyết. Rằm tháng giêng trăng tròn, nó từ từ dần dần sẽ nhỏ lại, khuyết đầy nghĩa là chí mãn có thể sẽ bị tổn hại. “Người bước bước giành đi trước, ắt có người hất xuống; sự sự tranh thắng hơn, ắt có người cản trở”. Quý vị cái gì cũng phải lấy thứ nhất, người ta nhìn vào chắn chắn không thuận mắt, quý vị quá cưỡng thế người ta chắc chắn không hoan hỉ, có thể người ta sẽ đè quý vị xuống, bản thân quý vị chiêu cảm sự đối lập và xung đột của người khác, cho nên xử sự phải khiêm thoái. Gọi là nhà bại bại tại chữ xa xỉ, người bại bại tại một chữ dật, khiến người ta ghét, không có nhân duyên bại tại một chữ kiêu, kiêu ngạo tự mãn. Cho nên Khổng Tử khi dạy dỗ học sinh của ngài cũng nói rằng , một người đức hạnh địa vị phước báo đầy rồi nhưng vẫn giữ được là nhờ sự khiêm tốn này, giữ tức là giữ gìn, đầy rồi vẫn giữ được là nhờ khiêm.

“Khuy doanh nhi ích khiêm”, chúng ta coi mùng một mùng 2 mùng 3 tháng giêng, dần dần ánh sáng của nó, ánh sáng của mặt trăng sẽ ngày càng lớn, đây là ích khiêm, nó dần dần từ từ có thể ngày càng sáng rỡ. “Địa đạo biến doanh nhi lưu khiêm”, đạo lý của địa đạo nằm ở đâu? Chúng ta coi nước luôn chảy xuống chỗ thấp, một đồ chứa nước đầy rồi, chắc chắn sẽ tràn ra chảy về chỗ trũng, cho nên ích doanh, đầy rồi sẽ chảy ra ngoài, chảy tới chỗ nào? Chảy tới chỗ thấp. Chỗ thấp có đạo, chỗ thấp sẽ thọ ích, cho nên lưu khiêm. Tiếp đó “quỷ thần hại doanh nhi phước khiêm”, thiên địa quỷ thần, nhìn thấy người kiêu ngạo tự mãn thì rất ghét, muốn trêu đùa họ. Cho nên nếu như người ta đột nhiên thấy rất nhiều việc không thuận lợi, ai ya, dạo này sao xui xẻo thế này, vừa hay đọc được câu này, có phải dạo này mình hết sức ngạo mạn, khiến cho người, trời đất quỷ thân không hoan hỉ, ghét chúng ta, cái này có thể phản tỉnh một chút. “Nhi phước khiêm”, cái phước này là trong vô hình âm thầm phù hộ gia hộ người khiêm tốn này. “Nhân đạo ố doanh nhi hảo khiêm”, trong nhân đạo, lễ giữa người và người sống chung chắc chắn là ghét người tự mãn kiêu ngạo, sau đó ưa thích kính trọng người khiêm tốn, người khiêm tốn khiến người khác như tắm gió xuân, chắc chắn sẽ quen rất nhiều bạn tốt, người khiêm tốn giữ sĩ diện cho người ta, không khiến người ta mất mặt. Những lời ngạo mạn khiến người ta rất khó chịu, đứng bên cạnh họ cảm thấy không chỗ dung thân. Cho nên “thị cố khiêm chi nhất quái, lục hào giai cát”, 64 quẻ mỗi quẻ trong lục hào đều có cát hung xen lẫn, có cái cát nhiều, có cái hung nhiều, chỉ có một quẻ toàn là cát, chính là khiêm. Khiêm là quẻ địa sơn, chúng ta nhìn từ quái tượng này sẽ cảm nhận được tinh thần của nó, đất ở trên núi ở dưới, ai cũng biết núi chắc chắn sẽ cao hơn đất, nhưng nó có trí huệ cao, đức năng như vậy, nó vẫn khuất xuống còn thấp hơn đất, đây là sự khiêm tốn của nó. Chúng ta coi thánh nhân khiêm tốn biết bao, cổ thánh tiên vương đã thể hiện rất thấu triệt sinh động, chúng ta coi Thuấn vương là thánh nhân, nhưng ngài luôn rất khiêm tốn, luôn mời thuộc hạ khuyên gián ngài.

Tiếp theo trong “Thư kinh” có nói, đây là triết học chính trị sớm nhất cũng là sâu sắc nhất toàn thế giới, một quyển kinh điển có trí huệ cao độ về chính trị, nói rằng tự mãn kiêu ngạo chắc chắn chiêu cảm tổn hại, chiêu cảm họa hại, khiêm tốn chắc chắn chiêu cảm lợi ích, điều này từ trong lịch sử đều nhìn thấy hết sức rõ ràng, chúng ta coi đế vương khai quốc, họ khiêm tốn, rất nhiều người giúp đỡ họ. Triều Hán còn chưa lấy được thiên hạ, Sở Hán phân tranh hết sức rõ ràng, Hạng Vũ rất ngạo mạn, cho nên người của ông đều chạy qua bên Lưu Bang hết, vốn dĩ ông có đủ phước báo và nhân lực, chắc chắn là ông được thiên hạ, sau cùng cả thế cục đều nghịch chuyển, do ông tự mãn sẽ chiêu tổn. Còn Lưu Bang luôn cảm thấy Trương Lương lợi hại, Hàn Tín lợi hại, Tiêu Hà lợi hại, ông luôn cảm ơn họ, ông lại khiêm thọ ích. Cho nên lịch sử là một tấm gương cuộc đời cho chúng ta rất nhiều sự ích lợi, Mạnh Tử cũng nói “đắc đạo giả đa trợ, thất đạo giả quả trợ, quả trợ chi chí thân thích phản chi”, một người trái nghịch với đạo, trái nghịch với khiêm tốn, người thân đều rời bỏ tránh xa không giúp họ. “Đắc đạo giả đa trợ”, thiên hạ đều tới giúp người đúng đạo. Những lời này của Mạnh Tử đều rất đáng quý, người thiên hạ đều sẽ hoan hỉ, thuận theo chí nguyện tốt, chỉ đạo tốt của họ, đồng tâm với họ mưu phước lợi cho thế giới.

Tiếp theo kinh văn kể tới mấy ví dụ thực tế về khiêm tốn thọ ích, ví dụ thực tế thời đó, cho con của Liễu Phàm và tất cả mọi người thời đó lòng tin cao độ, những người này quý vị đều quen. Tiết học sau chúng tôi sẽ trao đổi với quý vị về những ví dụ này, tiết học này chia sẻ với mọi người tới đây trước, cảm ơn mọi người!