Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 27A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 27A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Rất xin lỗi, tối hôm nay, do trưởng bang Malacca mời một số lãnh đạo, thầy cô trung tâm ăn cơm, cho nên hôm nay sẽ quay phim tiết học trao đổi cùng mọi người về “Liễu Phàm tứ huấn”.

Chúng ta hết sức cảm phục những lãnh đạo này của Malacca và của Đại Mã, họ hết sức coi trọng việc hoằng dương văn hóa truyền thống, tri nhận của họ có thể hiểu được văn hóa Trung Hoa là bảo bối của thế giới, nhiều văn minh cổ như vậy chỉ có văn minh cổ này được truyền thừa lại. Cho nên thủ tướng Najib hồi đó coi “Quần thư 360” đã hết sức tán thán, nói rằng: “Nếu như quan viên, viên chức cả nước đều có thể làm theo những giáo huấn này, thì chắc chắn sẽ thương yêu nhân dân, quản lý tốt đất nước”.

Vậy chúng ta coi Trung Quốc mấy ngàn năm lịch sử trị an trường cửu, đều là lãnh đạo quốc gia hồi đó coi trọng hoằng dương chánh pháp, đã dạy tốt lão bá tánh, đã tề gia, trị quốc, mưa thuận gió hòa, cho nên hộ pháp quan trọng nhất chính là người lãnh đạo quốc gia.

Cho nên chúng ta vừa hay “Liễu Phàm tứ huấn” nói tới 10 cương lĩnh hành thiện, tiết trước chúng ta đã nói tới “hộ trì chánh pháp”. Vậy chúng tôi chia sẻ với mọi người về đoạn này trong “Liễu Phàm tứ huấn”, thủ tướng của chúng ta, trưởng bang của chúng ta, họ đã đang làm việc này. Nên con người có thể hoằng đạo, những người lãnh đạo này làm tốt, họ chính là tấm gương của nhân dân.

Và tầm quan trọng của việc hộ trì chánh pháp, trong thời đại này cảm xúc hết sức sâu sắc. Nhìn từ 2 thế hệ chúng ta, thế hệ cha tôi thường nghe thấy ai đó rất hiếu thuận, cha mẹ bị bệnh 20 năm đều cung cung kính kính như vậy, không từ gian khổ phụng dưỡng cha mẹ, trong cả làng đều hết sức cảm phục, nghe rồi có không ít hiếu tử. Nhưng tới thế hệ chúng ta, muốn nghe thấy một hiếu tử cũng rất khó khăn. Cho nên năm ba chục năm nay, trong chánh pháp này, giáo dục luân lý đạo đức không được truyền thừa, cả lòng người tốc độ đọa lạc hết sức nhanh. Quả thật là như trong kinh văn đã nói:

“Pháp là đôi mắt của chúng sanh”.

Huệ nhãn của họ chưa mở, trôi theo dòng đời, có thể làm ra những hành vi ngay cả súc sanh cũng không sánh kịp.

Quạ mớm cho mẹ, dê quỳ xuống bú, điều này đang thức tỉnh chúng ta, con người sở dĩ là người, trước hết nhất định phải biết tri ân báo ân, nhưng không dạy họ, họ không hiểu. Có một em bé 7 tuổi học xong “Đệ tử quy”, vừa hay có một lần mời em chia sẻ, em 7 tuổi rồi, câu đầu tiên em nói là: Thì ra làm người thì phải hiếu thuận. Quý vị không dạy em, em không biết. Cho nên “Tam tự kinh” nói rằng “người không học, không biết nghĩa”, “Lễ kí Học kí” cũng nói rằng “người không học, thì không biết”, người không học chánh pháp, họ không biết làm người thì nên làm tròn đạo nghĩa, ngược lại biến thành gì? Họ thấy làm người thì phải hưởng lạc, thì phải túng dục, đó là khiến thân tâm mình bị hủy hoại. Cho nên người không học chánh pháp, ngay cả thương mình ra sao cũng không hiểu, huống chi nói tới thương người khác.

Cho nên Hồng Kong có một người Hoa than rằng, một dân tộc lâu đời nhất toàn thế giới, văn hóa lịch sử của nó truyền thừa tốt nhất, chính là dân tộc Trung Hoa. Vì không có chánh pháp, trong mấy chục năm ngắn ngủi biến thành dân tộc thiển cận nhất, thiển cận tới mức độ nào? Vì mấy trăm đồng, mấy ngàn đồng mà sát hại cả người thân, cha mẹ, ông nội, bà nội mình, những người thân nhất này, những người lau từng chút phân chút tiểu nuôi chúng thành người, chúng đều có thể sát hại họ.

Cho nên chúng ta nhìn thấy những hiện tượng xã hội trước mắt, Khổng Tử có một đoạn giáo huấn chúng ta “thấy nghĩa không làm, là vô dũng”, hiện tượng này hiện ra trước mắt chúng ta, chúng ta có thể cảm thông thấu hiểu với cái khổ của người làm cha mẹ bây giờ, chúng ta có thể cảm nhận được nỗi lo của lịch đại tổ tiên chúng ta, không thể khiến tổ tiên lo lắng chảy nước mắt nữa, phải cứu người nguy cấp, mau mau đem thánh giáo truyền tới từng hộ từng nhà, chúng ta tùy phận tùy lực, tùy mỗi duyên mà hết sức làm, thì viên mãn.

Tất nhiên nếu người có thể hoằng đạo, thì trước hết chúng ta phải cúng dường kinh tế cho người khác, chúng ta làm cho tốt trước khiến họ nhìn vào có lòng tin, kế đó sẽ thâm nhập. Cho nên chúng ta coi trong kinh văn có nói, không có chánh pháp:

“Làm sao tham tán thiên địa”.

Từ “tham” này là tham gia. “tán” là giúp đỡ. Con người là linh hồn vạn vật, trong “Tam tự kinh” có nói “tam tài giả, thiên địa nhân”, người và trời đất liệt vào tam tài, người là tôn quý, người có thể thông qua giáo dục trở thành nhân cách hoàn mĩ, tu dưỡng thiên nhân hợp nhất, cho nên họ có thể đồng đẳng với đức vô tư của trời đất. Cho nên thông qua giáo hóa, người tuân theo giáo huấn thánh hiền, họ thật sự có thể giáo hóa mọi người như trời đất, giáo hóa vạn vật, cho nên mới nói là “tham tán thiên địa”. Đạo gia nói là thay trời hành hóa, thay trời giáo hóa chúng sanh, cuộc đời như vậy hết sức có giá trị. Chúng ta đọc được giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử, ngài rời xa thế gian này đã hơn 2500 năm, nhưng giáo huấn của ngài có ảnh hưởng tới nhân loại lại càng lớn càng rộng, bây giờ các nước Âu Mỹ rất nhiều nơi đều đang học giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử, ngay cả nước Mỹ cũng đem sinh nhật của Khổng Lão Phu Tử làm ngày nhà giáo, vậy con cháu Trung Hoa chúng ta càng phải quý trọng.

Cho nên người phải có chí khí, giống như trong “Liễu Phàm tứ huấn” khi bắt đầu có nói “Phương pháp sửa sai”. Người ta sửa sai phải phát 3 tâm, thứ nhất là sỉ tâm, tâm hổ thẹn, “Họ có thể làm thầy trăm đời, ta sao chịu thân sành ngói? Đắm nhiễm trần tình, tư hành bất nghĩa, tưởng người không biết, ngạo nhiên vô quỷ, ngày càng đọa vào vòng cầm thú mà chẳng tự biết”. Khổng Lão Phu Tử, Mạnh Phu Tử họ có thể làm thầy trăm đời, ta và họ cùng là người, ta làm sao chịu chà đạp chính mình, lại làm nô lệ của dục vọng chứ? Người ta nghĩ như vậy, tâm hổ thẹn, “biết hổ gần với dũng”, dũng khí của họ, sự dũng mãnh đoạn ác tu thiện sẽ xuất hiện. Cho nên Mạnh Tử nói “vô sỉ chi sỉ, vô sỉ hĩ”, người thời thời khởi lên tâm hổ thẹn này, họ đời này sẽ không làm ra hành vi ô nhục chính mình, ô nhục tổ tiên. Cho nên “Liễu Phàm tứ huấn” nói “người giữ gìn tâm hổ thẹn, có thể trở thành thánh hiền, mất nó thì thành cầm thú”, người có thể thời thời giữ tâm hổ thẹn, đời này họ nhất định có thể làm thánh làm hiền, không thể giữ gìn, thì không thể không đọa lạc. Cho nên chúng ta nhìn thấy những câu kinh này, câu nào cũng tương ứng với tâm hổ thẹn, khi đọc, người lập tức gánh vác tức là có tâm hổ thẹn, tức là có chí khí. “Tham tán thiên địa”.

“Làm sao tải bồi vạn vật”.

Từ “tải” này giống như may quần áo, cắt may, may quần áo tất nhiên phải làm quần áo tốt. “Tải bồi vạn vật”, từ những người làm cha mẹ mà nói, quý vị muốn dạy ra con cháu thánh hiền truyền thừa văn hóa Trung Hoa, đó là tạo phước gia tộc, tạo phước xã hội, tạo phước dân tộc, thậm chí tấm lòng còn muốn tạo phước thế giới, tại sao? Trong thời đại lớn này, thân làm con cháu Trung Hoa nhất định phải có tấm lòng cứu thế, nếu không sẽ có lỗi với lương tri.

Tôi nói được như vậy, mọi người nói có khoa trương vậy không? Cái này là tôi có căn cứ, những năm 70 giáo sư Toynbee nói, giải quyết vấn đề xã hội của thế kỉ 21, chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Đại thừa. Học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Đại thừa đều là Nho Đạo Thích tam giáo của chúng ta, là đạo thống con cháu Trung Hoa chúng ta truyền thừa mấy ngàn năm, vậy đây là thứ chúng ta truyền thừa, chúng ta không đem nó phát huy tạo phước cho thế giới, vậy chúng ta chẳng phải thấy chết không cứu sao? Phương pháp duy nhất chúng ta còn không học cho tốt, đi phổ biến, thì thật sự hổ thẹn với lương tâm. Quý vị có pháp bảo cứu thế, vậy mắt nhìn họ chết đi, đó làm sao là việc linh hồn vạn vật làm ra được, làm sao là việc con cháu Viêm Hoàng làm ra được.

Tấm lòng ra sao mới xứng làm con cháu Viêm Hoàng? Đây là 1 vấn đề hết sức nghiêm túc, chúng ta là con cháu Viêm Hoàng thật sự hay là con cháu Viêm Hoàng trên danh nghĩa? Sự tu học thánh giáo, trọng thực chất không trọng hình thức, không thể nói huyết thống tôi là tộc Hán, tôi chính là con cháu Viêm Hoàng, mọi người coi mở kinh điển ra, không phải nói nhà, không phải nói nước mà thôi, nói cái gì? Thiên hạ. Chúng ta mở “Đại học” ra coi, liền nói tới “cổ chi dục minh minh đức ư thiện hạ dã”, quý vị coi “Tam tự kinh” nói “tam tài giả, thiên địa nhân”. Quý vị coi tấm lòng đó phải rộng lớn như trời đất mới đúng. Cho nên đọc những câu kinh này, đều là nhắc nhở đối với cuộc đời chúng ta.

Vậy trước tiên từ tự thân, muốn tải bồi trước hết phải đào tạo bản thân thành thánh hiền, rất quan trọng, đây là tự giác. Muốn dạy dỗ con cái, trước hết quý vị phải tự mình giác ngộ, dạy dỗ học sinh của mình, chúng ta trước tiên phải giáo dục chính mình mới có thể đi giáo dục người khác. Chúng ta chưa tự giác, chưa có thái độ giáo dục chính mình, đức hạnh chúng ta sẽ không lên được, vậy tất nhiên dạy người khác rất khó không bị rơi vào trạng thái ưa làm thầy người mà Mạnh Tử đã nói. Cho nên sự tải bồi này trước tiên phải giáo dục tốt chính mình, bồi dưỡng chính mình. Nhất là “Đại học” đã nói, phải bắt đầu từ cách vật trước, sửa đội tập khí của mình trước, hễ sửa được tập khí, sự chân thành, tâm từ bi của họ dần dần sẽ hiển lộ ra. Do tham sân si mạn ít lại, thường xuyên nghĩ cho người khác, thường khiêm tốn cung kính, khiến người ta như tắm gió xuân, với những người gần chúng ta nhất cảm giác rõ nhất, ai mà không hoan hỉ, làm gì có chuyện không ủng hộ chúng ta học thánh giáo.

Cho nên tu thân rồi, tiếp đó thì sao? Tề gia. “Dẫn vợ thành đạo, giúp chồng thành đức”, bắt đầu lợi ích từ những chỗ gần nhất, tiếp đó dạy tốt thế hệ sau, tiếp đó ảnh hưởng tất cả những người có duyên bên cạnh mình. Họ đều có tình thương rồi, họ đều thương yêu người khác, thương yêu tất cả sinh linh, đó chẳng phải là “tải bồi vạn vật” sao. Cho nên Đạo gia nói chánh kỉ hóa nhân, Phật gia nói thỉnh Phật trụ thế, nhất định phải bắt đầu làm từ chính mình.

Nhất là 2 câu này, “tham tán thiên địa”, “tải bồi vạn vật”, trong thời đại bây giờ, đặc biệt khiến người ta cảm nhận được giá trị của con người. Chúng ta coi người mẹ trái đất, một môi trường tốt như vậy, nó có thể đã dưỡng dục mấy tỉ năm, nó mới thành tựu được môi trường tốt như vậy, vậy người mẹ trái đất này tưới tẩm vạn vật, nhưng trong hai ba trăm năm ngắn ngủi, nhân loại lợi dục huân tâm, phóng túng dục vọng, đối với cả tự nhiên phá hoại bừa bãi, khoa học gia bây giờ đã cảnh cáo rồi, có thể môi trường trái đất con người không ở được nữa.

Thời gian trước tôi tới Hà Nam, Hà Nam là tỉnh nông nghiệp lớn của cả Trung Quốc, chỉ riêng thành phố Chu Khẩu, số lương thực sản xuất có thể cho cả nước ăn nửa tháng, sản lượng đó rất khủng khiếp. Họ rất hiếm có, hy vọng khôi phục được nông nghiệp truyền thống, do bây giờ trong cả nền nông nghiệp phun thuốc sâu phân hóa học quá nhiều, trong thực vật đều có chất độc. Kết quả đã phát tâm này, mới biết thời đại này làm việc tốt không dễ, vốn dĩ muốn nói làm tốt đất đai này, kết quả thâm nhập như vậy, ông nói không chỉ cần làm đất đai, nước cũng ô nhiễm, vậy phải làm nước trở nên trong sạch như ban đầu, công trình này bao lớn? Nước cũng vậy, đất cũng vậy, những ô nhiễm này, “băng dày 3 thước, chẳng phải chỉ một ngày đông”.

Cho nên thời đại này quý vị phát tâm muốn làm việc tốt, quý vị không có nghị lực kiên nhẫn không từ, rất dễ thoái lui. Cho nên trong kinh điển đã cho chúng ta một mũi tiêm dự phòng, phải “cho dù thân trong khổ nạn, tâm nguyện này mãi không thoái lui”, mới thật sự có thể làm ra việc lợi ích hậu thế. Tại sao thời đại này làm việc tốt khó như vậy? Bởi vì “dục khiến trí mê”, sau khi con người truy cầu dục vọng, cả trí huệ, cả năng lực quan sát tiên cơ đều yếu đi, họ không thể phòng ngừa từ đầu, cho nên luôn luôn phát hiện vấn đề đã là không phải chỉ một ngày đông. Nhưng lão tổ tiên cũng nhắc nhở chúng ta, “mất bò mới làm chuồng, cũng chưa muộn”, cho nên phát hiện nước cũng cần khôi phục tinh khiết là một công trình, sau đó còn thêm gì nữa? Không khí cũng ô nhiễm rồi, vậy công trình cũng rất lớn, cho nên cả sự sinh trưởng của thực vật, nó cần có ánh sáng, không khí, nước, phân bón, tất cả nhân tố đi phối hợp, tất cả những cái này đều phải cải thiện.

Thật ra những ô nhiễm này vẫn không phải điều nghiêm trọng nhất, ô nhiễm trong tư tưởng mới là nghiêm trọng nhất. Nông dân phải quay về “dân dĩ thực vi thiên”, ngành nghề này của họ quá quan trọng, liên quan tới sức khỏe của mỗi người, thậm chí liên quan tới sự hưng suy của cả quốc gia. Bây giờ chi tiêu cho việc trị liệu trên toàn thế giới đều xếp mấy vị trí đầu tiên trong chi tiêu tài chính, phí trị liệu khổng lồ sắp kéo sụp tài chính của cả quốc gia. Bệnh tùng khẩu nhập, thức ăn quý vị ăn không cải thiện, phí trị liệu này của quý vị sao giảm thiểu được, cho nên giải quyết vấn đề không thể giải quyết từ kết quả, phải giải quyết từ nguyên nhân căn bản. Cho nên nông nghiệp cải thiện, phí trị liệu sẽ giảm thiểu lớn, nếu không đều giải quyết từ triệu chứng, thật sự là vấn đề này nối tiếp vấn đề khác xuất hiện, thật sự là sức cùng lực kiệt. Cho nên người xưa có trí huệ giác ngộ, cho nên “người giác sợ nhân, kẻ mê sợ quả”, người giác ngộ luôn tranh thủ tìm ra nguyên nhân để giải quyết, người mê hoặc mỗi ngày đều lo lắng những vấn đề này xuất hiện ra mà thôi.

Cho nên ô nhiễm nghiêm trọng nhất phá hoại tự nhiên là nhân tâm, họ tự tư tự lợi, họ không biết thương người, không biết thương môi trường, trong tư tưởng của họ thiếu sự suy nghĩ lâu dài cho người, họ chỉ thấy lợi ích trước mắt, là ô nhiễm gấp gáp công lợi. Cho nên chủ nghĩa công lợi đối với sự ô nhiễm nhân tâm là có sức sát thương nhất, đây mới là ô nhiễm lớn nhất.

Chúng ta nghĩ về lời của Mạnh Tử “hành nhất bất nghĩa, sát nhất bất cô, nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã”, làm một việc không đạo nghĩa, sát hại một người vô tội, mà giành được thiên hạ, ngài cũng không làm những việc này. Chúng ta coi “Liễu Phàm tứ huấn”, tiên sinh Lã Động Tân, Chung Ly muốn dạy ông chỉ đá thành vàng, chỉ đá thành vàng có thể cứu tế người, quý vị coi tiên sinh Lã Động Tân nói, cục đá này sau khi biến thành vàng thì có biến trở lại không? “500 năm sau quay về bản chất”. “Vậy tôi hại tới người 500 năm sau rồi, cái này tôi không học”. Ông có thể nghĩ tới người 500 năm sau, huống hồ là người bây giờ? Cho nên những câu chuyện này, những phong phạm này phải thường kể cho hậu thế chúng ta nghe, họ tự nhiên sẽ suy nghĩ cho người hiện tại và đời sau.

Cho nên bây giờ thiên tai địa biến rất nhiều, không thể oán trời oán đất, căn nguyên từ thân chúng ta, do tại sao? “Làm thiện giáng trăm điều lành; làm bất thiện giáng trăm điều tai ương”. Đây là “Thượng thư” giáo huấn chúng ta, cũng là căn bản giải quyết vấn đề thiên tai nhân họa bây giờ. Cho nên căn nguyên không phải ở tự nhiên, ở nhân tâm. Nhân tâm phải thông qua giáo hóa mới có thể chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh. Cho nên nói tới sau cùng hộ trì chánh pháp rất quan trọng.

Quý vị giáo hóa phải dựa vào chánh pháp, quý vị tà pháp dạy ra một đống tiểu nhân, gia đình xã hội đều không được an ổn. Cho nên chúng ta nghĩ coi, bây giờ tà sư rất nhiều, làm lầm lạc đông đảo quần chúng, kích thích dục vọng của họ, thậm chí còn khiến họ nghi ngờ thánh giáo, đi nghe lời của tà sư, vậy làm sao đây? “Hiển chánh phá tà”, tục ngữ nói “không sợ không biết hàng, chỉ sợ hàng so hàng”, quý vị vừa hiển chánh, lão bá tành nhìn vào, cái này là sai, cái chánh của quý vị không phổ biến được, lão bá tánh không cách nào phán đoán chánh tà. Vậy ngoài chính phủ phải dẫn đầu “hiển chánh phá tà”, vậy mỗi một người, nhất là phần tử trí thức, người học thánh giáo, họ phải hiển chánh, họ phải biển diễn ra kinh điển chánh pháp, họ sẽ hiển chánh phá tà. Họ cống hiến vô tư, từ tiểu nhân tự tư tự lợi sẽ so sánh được, mọi người đều có thể phán đoán sau đó học tập, noi gương. Tiếp đó nói:

“Thế nào là thoát trần ly phược”.

Chúng ta coi người bây giờ, phiền não rất nặng. “Trần” này là trần ai, giống như ô nhiễm của thế gian, thí nghiệm của khoa học gia đã nhắc nhở chúng ta, người càng sống càng ô nhiễm, càng nặng nề. Cuộc đời phải nên truy cầu hạnh phúc, không phải truy cầu đau khổ, cũng không phải truy cầu ô nhiễm, mục đích cuộc đời phải nên là khôi phục tánh đức vốn có, phải nên cải lão hoàn đồng, sống tới già, biến thành đơn thuần vui vẻ như em bé vậy. Điều này trong giáo huấn của Lão Tử, đây đều là nhắc nhở cho cuộc đời chúng ta. Giống như cô Hứa Triết của Singapore, cô đã sống tới 114 tuổi, trung tâm chúng ta nhiều lần mời cô, lúc đó cô 112, 113, cười lên giống y em bé, vậy đây là đệ tử tốt của thánh hiền. Sống tới sau cùng, thế nào? Vô tư vô ngã, không bị dục vọng trói buộc, cái này là “thoát trần ly phược”.

Vậy khoa học gia đã nói một người khi một hai tuổi mỗi ngày cười 180 lần, sau khi trưởng thành, bình quân mỗi ngày chỉ cười 7 lần. 7 lần này họ rốt cuộc là cười rất gượng gạo, hay là từ chân tâm mà cười ra, đây vẫn còn là câu hỏi. Nhưng quý vị coi em bé mỗi nụ cười đều rất chân thật. Cho nên điều này nhắc nhở chúng ta, như nhà Phật nói “xưa nay không một vật, chỗ nào vướng bụi trần”.

Cho nên đọc tới câu này “thoát trần ly phược”, vậy cái gì đang ô nhiễm chúng ta? Cái gì đang trói buộc chúng ta? Thật ra không liên quan người khác cũng không liên quan cảnh giới, là sự tham lam, tham luyến, tham chấp của bản thân chúng ta gây ra, người ta chỉ cần biết từ nội tâm của mình buông bỏ dục vọng, buông bỏ chấp trước, họ sẽ có thể tự tại, họ sẽ có thể thoát ly phiền não sanh tử, làm người chủ tự tại của chính mình. Vậy không có chánh pháp, người ta không hiểu những đạo lý này, họ luôn bị cả phong khí xã hội dắt mũi đi.

Vậy nói từ bản thân chúng ta, nhìn thấy câu này, thì hết sức cảm niệm ân đức của tổ sư tam giáo, cảm niệm ân đức của sư trưởng. Khi tôi hai mươi mấy tuổi còn chưa được nghe thánh giáo, thì cũng giống người trẻ trong thế gian, muốn nhà lớn, muốn xe lớn, muốn mặc hàng hiệu, đều giống vậy, càng sống càng khổ sở. Dục vọng càng nhiều, cầu không được khổ sẽ càng nhiều, sau đó cũng là từ khi nghe kinh điển, tầm mắt, phương hướng cuộc đời liền khác. “Đại học” mở đầu đã nói “đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”, thì ra cuộc đời cái gì cũng khôngđem theo được, chỉ có khôi phục minh đức, khôi phục trí huệ tánh đức vốn có, đây là thứ duy nhất đem đi được, duy nhất chân thật, vậy tại sao còn truy cầu những thứ dục vọng bên ngoài là gánh nặng, trói buộc đối với thân tâm mình chứ? Ý niệm này vừa chuyển, cả trạng thái thân tâm sẽ khác ngay.

“Tại thân dân”, thân dân nghĩa là lợi ích những người có duyên trong sanh mạng, cũng khiến họ đi về hướng cuộc đời giác ngộ, cuộc đời trí huệ, cuộc đời như vậy có ý nghĩa. Thật ra mà nói chúng ta trước khi gặp được thánh giáo, người bên cạnh càng sống càng khổ cũng không giúp được, do chính mình cũng rất khổ, cũng không biết làm sao giải quyết, dù là người thân nhất cũng bó tay đành chịu, không chỉ sự tăng trưởng thân tâm họ, thậm chí thân thể mặc bệnh nặng, chúng ta cũng không biết làm sao giải quyết, bây giờ học thánh giáo rồi, đã biết hóa giải ra sao. Thật ra cuộc đời đau khổ rất lớn, người bên cạnh quý vị gặp khó khăn quý vị không giúp được, rất là khổ. Bây giờ hiểu rồi, theo duyên phận gặp được trong đời, tận tâm tận lực, không thẹn với lòng, cũng là một việc vui lớn trong đời.

Cho nên kinh điển chỉ dẫn, đời này thành tựu bản thân, thành tựu người khác, là giá trị cuộc đời, việc này không có kinh điển, không gặp được giáo huấn của sư trưởng, cuộc đời không thể đi về phương hướng này, cho nên có thể “thoát trần ly phược”. hơn nữa sự “thoát trần ly phược” này là vĩnh viễn thoát ly trói buộc, thoát ly sự khống chế của dục vọng, khôi phục tánh đức, vậy sẽ đắc đại tự tại. Tiếp theo chúng ta coi câu sau:

“Thế nào là kinh thế xuất thế”.

Từ “kinh thế” này, xây dựng cuộc đời, xây dựng gia đình, xây dựng sự nghiệp cho tới tấm lòng quý vị giúp đỡ xã hội, giúp đỡ quốc gia dân tộc, giúp đỡ thế giới, cái này đều là “kinh thế”.

Và còn “xuất thế”, xuất thế này trong nhà Phật giảng nhiều rồi, nhà Phật nói về tam thế, Nho Đạo cũng nói về phần này, nói không nhiều lắm. Quý vị coi Nho gia nói rằng, Khổng Tử trong “Kinh dịch” có nói “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”, cái này đã nói tới kiếp sau rồi, nhưng không nói nhiều, nói kĩ lưỡng như nhà Phật. Cho nên người ta biết được có kiếp sau, họ sẽ không làm ác táo bạo trắng trợn nữa, do không có giáo huấn của tam giáo, người đời này đáng thương ở đâu? Họ mặc tình túng dục, tạo vô lượng vô biên tội, kiếp sau họ thậm chí có thể có kết quả vạn kiếp không thoát được, điều này rất đáng thương. Do họ được thân người tôn quý như vậy, họ lại tạo nhiều tội nghiệp như thế. Cho nên người thật sự gặp được chánh pháp, nhìn thấy người tạo ác, không chỉ không đối lập, không chỉ không thù hận, còn tội nghiệp những người này. Do họ hiểu lý rồi, họ biết những người này nhìn có vẻ đáng ghét, trên thực tế còn đáng thương hơn hết.

Cho nên sự “xuất thế” này là nói về kiếp sau, thậm chí nói về đời đời kiếp kiếp làm sao hạnh phúc mỹ mãn, vậy việc này mọi người phải tiếp tục thâm nhập giáo huấn của Nho Thích Đạo. Điều này nếu như nói tiếp, có thể tiết này chúng ta ngay cả “hộ trì chánh pháp” cũng nói không xong.

Vậy cái này chúng ta trước mắt, hiện tại, xây dựng tốt gia nghiệp, sự nghiệp của mình, và làm ra cống hiến đối với cả xã hội quốc gia, thế giới, đây là điều tất yếu. Chúng ta nhìn thấy thế gian này, tư tưởng, giá trị quan của họ đều lệch lạc mất, vậy không có chánh pháp không được. Chúng ta coi Khổng Tử có nói “quân tử trọng nghĩa, tiểu nhân trọng lợi”, quý vị sao dạy ra được quân tử? Dạy họ hiểu rõ đạo nghĩa, tình nghĩa, ân nghĩa cuộc đời. Quý vị nếu như từ nhỏ đã dạy họ tự tư tự lợi, làm sao mưu tư lợi cho mình, quý vị dạy ra toàn là tiểu nhân. Vậy thế hệ sau đều là tiểu nhân, thế gian này còn có tương lai không? Nhưng bây giờ rất nhiều khu vực quốc gia từ mẫu giáo đã dạy cạnh tranh, đã mưu lợi cho mình, vậy quý vị làm sao kinh thế? Cho nên không có học thuyết Khổng Mạnh, Phật pháp Đại thừa, thế gian này quá là nguy hiểm.

Kể cả giá trị quan méo mó, thời xưa coi trọng danh tiết, trinh tiết của một người như vậy, bây giờ thì cười nghèo không cười dâm, chỉ cần kiếm được tiền, họ bất luận làm ngành nghè nào, cho dù ngành nghề này khiến người ta vợ con ly tán, họ cũng không quản. Kể cả bây giờ kiếm tiền đen tối, quý vị coi sữa bột có độc, nó sát hại bao nhiêu sanh mạng, bao nhiêu gia đình, chỉ cần có tiền kiếm là được. Điều này đều là giá trị méo mó nghiêm trọng, điều này đều phải dựa vào kinh điển, dựa vào người hiểu lý để hiển chánh phá tà.

Kể cả phong khí bây giờ, đầu cơ trục lợi, đều vậy, tiếng Mân Nam chúng tôi, muốn ăn nhưng không tìm việc làm, luôn muốn ăn ngon uống ngon, sau đó luôn muốn tìm những việc không cần đổ mồ hôi mà kiếm nhiều tiền, cho nên rất nhiều người chơi cổ phiếu, họ đều muốn lập tức kiếm cục tiền. Lý niệm đầu tư đúng đắn không phải như vậy, đó là con đường rất ngắn, phong khí này sẽ khiến người ta đều muốn không làm mà hưởng, đây là vết thương chí mạng rất lớn. Thế hệ trước đều muốn không làm mà hưởng, thế hệ sau làm sao? Cho nên thế hệ sau bòn người già, bạch lãnh tộc đều xuất hiện, quý vị trách họ được không? Cho nên nếu như họ truyền thừa giáo huấn của tổ tiên, đại phú do trời, tiểu phú do cần kiệm, vậy họ có thể cần kiệm truyền gia. Bây giờ lại là một năm mới, một ngày bắt đầu từ buổi sớm, một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ cần kiệm, đời này họ có công tích gì không, họ phải cần lao. Học hành phải cần lao, làm gia nghiệp, sự nghiệp phải cần lao, sao có chuyện không làm mà hưởng, thiên hạ không có bữa trưa miễn phí.

Cho nên mọi người từ đây, từ sự méo mó của giá trị quan thế giới, lại quay về thái độ nhân sinh lão tổ tiên ân cần dạy bảo, đó thật sự là không có chánh pháp làm sao kinh thế xuất thế? Quý vị nói quẻ khiêm lục hào giai cát, kết quả người bây giờ đều hung hăng hiếu thắng, sao có phước được. Cho nên con người phải chịu thiệt trước, người bây giờ không chịu thiệt chút nào, đều muốn hám lợi của người, thì không có phước. Cho nên tiếp theo nói rằng:

“Phàm thấy thánh hiền miếu mạo, kinh sách điển tích, đều kính trọng mà tu sức”.

Từ giáo huấn của chánh pháp có thể được lợi ích là do tâm ta quyết định, một phần thành kính được một phần lợi ích, 10 phần thành kính được 10 phần lợi ích. Cho nên người được lợi ích từ chánh pháp, tâm thành kính của họ sẽ càng khẩn thiết, do họ biết chánh pháp tốt.

Thật sự chưa gặp được chánh pháp, làm người ra sao cũng không biết, trong quan hệ ngũ luân đều là có thể trạng thái điên đảo, làm chồng ra sao? Làm vợ con thế nào? “Nam bất trung lương, nữ bất nhu thuận” là không đúng, giáo huấn này của Đạo gia rất quan trọng. Vậy thân là một nam tử hán, có trung không, có lương thiện không, đối mặt với mỗi trách nhiệm đều tận tâm tận lực hay thoái thác, như vậy là không đáng làm nam tử hán, vậy không có những kinh điển này, chúng ta không hiểu. Người nữ phải nhu thuận, thời đại này người nữ khá mạnh mẽ, điều này trái nghịch với nhu thuận, điều này sẽ khắc với chồng, khắc với con trai. Kể cả quan hệ quân thần, chúng ta không hiểu, thái độ với lãnh đạo rất ngạo mạn.

Quan hệ ngũ luân này không ai dạy thì không biết, không biết nghĩa, bây giờ hiểu rồi, không tạo nghiệp nữa, không tạo tội nữa, vậy tâm cung kính thời thời khởi lên, quý trọng nó, nhìn thấy pháp tướng, điêu tượng của thánh hiền nhân rất cung kính, tại sao? Điêu tượng này nhắc nhở chúng ta, không được quên giáo huấn của họ, nhắc nhở chúng ta thấy hiền liền theo. Cho nên thánh giáo, nó là nghệ thuật hóa việc dạy học, thông qua những kiến trúc này, thông qua những lễ nghĩa này, những điêu tượng này đều đang biểu pháp, đều đang phát huy công năng giáo dục.

Cho nên phía trước có nói tới Bao Bằng, ông tới tự viện, nhìn thấy Quan Thế Âm Bồ tát, kết quả bị mưa dầm, ông rất đau lòng. Tượng Quan Âm đó nhắc nhở chúng ta, noi gương Bồ tát cứu khổ cứu nạn, ông nhìn thấy không đành lòng, tiên sinh Bao Bằng có tâm cung kính lễ kính thánh hiền, liền mau đem tất cả tài vật của mình bố thí để tu sửa chùa, không để pháp tượng thành hiền này bị mưa dầm nữa. Cho nên quý vị coi “phàm thấy thánh hiền miếu mạo, kinh sách điển tích, đều kính trọng mà tu sức”, nó bị hư hoại, bị tổn hại, liền mau giữ gìn tu sửa lại.

Kinh sách điển tích, tất cả thánh hiền nhân đều đã tiếp thu giáo huấn của kinh sách điển tích, họ mới thành thánh hiền, cho nên kinh sách là mẹ của thánh hiền, cho nên kinh là mẹ của thánh hiền Phật Bồ tát, sao có thể không cung kính kinh điển?