Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 26B) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 26B

Ông phát hiện ra nghĩa công trong chùa này khi làm việc đều rất hoan hỉ, đều làm tới nỗi mặt mày tươi cười, ông liền nghĩ, những người này đều không lãnh lương, tới chùa làm nghĩa công lại làm vui vẻ như vậy, những người trong công ty mình đều có lãnh lương nhưng họ luôn làm một cách cau có mặt mày, rõ ràng không phải là vấn đề tiền lương, mà là cái tâm khi làm là muốn lợi ích đại chúng, cho nên làm thiện vui nhất. Đây chính là triết học kinh doanh của ông. Ông quay về đã làm “Kế hoạch lâu dài 250 năm của xí nghiệp tôi”, chúng ta phải đi lợi ích cả thiên hạ, cả quốc gia xã hội, tấm lòng sự nghiệp của tất cả nhân viên ông, cảm thấy họ có thể đi lợi ích cả thiên hạ, cả xã hội, tính tích cực của tất cả mọi người được điều động lên. Cái này là “xây dựng lợi ích”.

Chúng ta coi cái “lợi” này từ một cương lĩnh thiện này ở phía trước là “cứu người nguy cấp”, chúng ta cho họ là thứ họ cần bây giờ, đó tức là lợi ích lớn nhất. Chúng ta nghĩ coi, người bây giờ cần cái gì nhất? Tôi có một lần tới Thượng Hải, có một nhà doanh nghiệp nói với tôi, ông nói những người bạn, ông chủ trong giới doanh nghiệp của tôi, nghèo tới nỗi chì còn lại tiền mà thôi, nghĩa là sao? Nghèo nàn tinh thần, hơn nữa nhà nhà đều có quyển kinh khó đọc. Bây giờ cám dỗ trên cả thế giới nhiều như vậy, không cự nổi cám dỗ, bây giờ có bao nhiêu người quẩn quanh ở ngã tư cuộc đời, thậm chí đã đi tới phía trước vực sâu sắp bị rớt xuống? Bao nhiêu người có tình trạng này? Cho nên chúng ta từ “cứu người nguy cấp”, “xây dựng lợi ích” có thể cảm nhận được, bây giờ lợi ích lớn nhất là đem đạo đức luân lý truyền cho người đánh ngựa bên vực sâu, họ sắp một lần sảy chân để hận thiên cổ rồi. Vậy ai truyền bá nhanh nhất? Internet, vệ tinh, truyền hình. Cho nên muốn cứu thế giới này có 2 loại người, một là lãnh đạo quốc gia, một là truyền thông, sức mạnh đó có thể đài truyền hình một vùng sẽ phủ sóng cả mấy trăm vạn người. Người xem có thể lương tâm họ được thức tỉnh, họ sẽ biết quay đầu.

Ở Trung Quốc có rất nhiều diễn tọa văn hóa truyền thống này, người đi tham gia khi đang chia sẻ có nói rằng, vốn dĩ họ sắp làm chuyện tham ô hối lộ, định mấy ngày gần đây sẽ đi làm, kết quả sau khi nghe xong lương tâm thức tỉnh, không làm nữa. Có người sắp ly hôn thì không ly nữa, rất nhiều người sắp đi phá thai thì không phá nữa. Đây đều là những tội chướng rất lớn, quay đầu, không làm nữa. Nói tới đây, chúng ta nghĩ, dù sao tôi cũng không có đài truyền hình. Quý vị không có bạn bè phục vụ trong đài truyền hình sao? Vậy quý vị phải tạo cái duyên này, đem những thứ tốt đẹp này giới thiệu cho họ, duyên phận tự nhiên sẽ hình thành, chúng ta phải chủ động tạo duyên tốt để hành thiện.

Đài truyền hình ở thành phố Chu Khẩu Hà Nam, về phương diện này họ làm rất tốt. Nông dân cả Chu Khẩu nhiều nhất, nông dân có bất kì nhu cầu gì, đài truyền hình của họ có một đường dây nóng, nông dân gọi điện tới họ liền đi giúp đỡ nông dân giải quyết. Tất cả những quảng cáo họ làm, đều không làm quảng cáo lừa gạt, có một số đều là lừa gạt sau đó bán rất nhiều tiền, ông không làm, không bán những quảng cáo không thật này thu nhập của họ ít đi mấy trăm vạn, nhưng ông vẫn giữ lương tri, không làm những việc lừa gạt. Cho nên người là truyền thông phải lập nên tấm gương. Tôi nghe nói bây giờ Hà Nam có một huyện Tập, người đứng đầu huyện, thư kí đích thân tới thực hành sự phục hưng cả nền luân lý đạo đức, đài truyền hình của họ đều ủng hộ phát sóng những giáo dục nhân quả đạo đức luân lý tốt đẹp cho lão bá tánh coi, đây là thật sự thương yêu lão bá tánh.

Chúng ta coi cương lĩnh hành thiện tiếp theo là “thế nào là xả tài làm phước”, kinh văn nói rằng “Cửa Phật vạn hạnh, lấy bố thí làm đầu. Gọi là bố thí, chỉ một chữ xả mà thôi”. Giáo dục của nhà Phật là dạy người hành Bồ tát đạo. Trong đức hạnh của Bồ tát, tất nhiên có vô lượng vô biên hành trì Bồ tát, quy nạp thành 6 điều, là “lục độ vạn hạnh”. 6 điều này bao gồm tất cả đức hạnh của Bồ tát, thứ nhất là bố thí, thứ hai là trì giới, thứ ba là nhẫn nại, thứ tư là tinh tấn, thứ năm là thiền định, thứ sáu là bát nhã. Đây là lục độ, cái “độ” này chúng ta hiểu là độ chính mình, không phải độ người khác.

Ví dụ chúng ta học văn hóa truyền thống, ai đó là do mình cứu, ai đó là do mình độ. Thật ra khi chúng ta nói câu này phải suy ngẫm một chút, tại sao vậy? Bản thân chúng ta đều chưa giác ngộ, có thể nào giúp người khác giác ngộ không? Giác mình rồi mới có thể giác người. Điều này có lẽ cũng có nói tới trong “Thượng thư”, “tiên giác giác hậu giác”. Chúng ta chỉ là giới thiệu họ học văn hóa truyền thống, không thể nói chúng ta đã cứu họ đã độ họ, cái này hơi bị quá. Chỉ là một cái duyên giới thiệu cho họ, hơn nữa nếu như người bạn này là quý vị giới thiệu, họ sẽ luôn nhìn quý vị, nhìn quý vị làm ra sao? Nếu như người bạn này do mình giới thiệu, nếu như mình làm không tốt, họ nói không học nữa, học thành như vậy chi bằng khỏi học, vậy mình không chỉ không giúp được họ, còn do bản thân mình thể hiện không tốt, đoạn mất nhân duyên này của họ, vậy chúng ta nghĩ coi, như vậy chúng ta có độ họ không? Hơn nữa người thường nghĩ mình có thể độ người khác, tâm ngạo mạn dễ khởi lên, dần dần sẽ bành trướng chính mình, cảm thấy mình rất ghê gớm.

Thật sự muốn độ, trước hết phải bảo hộ tốt tâm niệm của mình, có đúng không? Thật ra mấy đời người chúng ta đều không phải từ nhỏ, có ai từ nhỏ, từ thai giáo đã bắt đầu học “Đệ tử quy” không? Chúng ta thông thường đều là sau khi trưởng thành mới bắt đầu học, chúng ta học bù, bây giờ là mau mau học bù. Nhưng 20 năm nay, 30 năm nay, chúng ta đã nhiễm vào rất nhiều tập khí không tốt, những tập khí này còn chưa trừ bỏ, làm sao độ người khác? Xin hỏi mọi người, người 5 tuổi hiếu học, hay là người 40 tuổi hiếu học? 5 tuổi, đúng. Người 40 tuổi học rất vất vả, tôi năm nay 40 tuổi rồi, thật sự rất khổ. Cho nên, chúng tôi bây giờ nhìn thấy người có thai tới học, chúng tôi rất hoan hỉ, con của họ không cần đi còn đường vòng của chúng ta.

Về tâm thái, bất kì một duyên nào phục vụ người khác, đều là tới nâng cao chính mình, chứ không phải chúng ta thật sự có thể cứu người khác. Ví dụ nói quý vị đang phục vụ người này, đột nhiên có tâm trạng, mình không đủ kiên nhẫn, mình quá nóng tính, họ nhắc nhở mình, họ là quý nhân của mình, họ là thầy của mình. Cho nên tất cả các nhân duyên đều là nâng cao chính mình, phát hiện tập khí của mình, chứ không phải nói mình thật sự có thể đi cứu người. Tâm thái này hết sức quan trọng, cho nên chữ “độ” này là độ chính mình.

Bố thí độ cái gì? Tâm tham, bủn xỉn. Rất keo kiệt, bỏn sẻn, “bố thí độ bủn xỉn”. “Trì giới độ ác nghiệp”, ác ngôn ác hạnh có thể dùng trì giới để đối trị nó, không để nó tái phạm. “Nhẫn nhục độ sân hận”, sân hận, người biết nhẫn, khí nóng của họ sẽ không phát tác, có thể điều phục. “Tinh tấn độ giải đãi, thiền định trị tán loạn”, con người vọng niệm nối tiếp nhau, tâm này đều luôn tán loạn, không tập trung được, học nghiệp và sự nghiệp chắc chắn làm không thành. “Bát nhã độ ngu si”, có trí huệ bát nhã chân thật sẽ độ ngu si. Lục độ này đúc kết lại thành một sự bố thí. Bố thí đứng đầu rất quan trọng, chúng ta coi: Tài bố thí được tài phước, pháp bố thí được thông minh trí huệ, vô úy bố thí được khỏe mạnh sống lâu. Tất nhiên cái tài này, còn chia làm nội tài và ngoại tài, “trồng dưa được dưa” cái này hết sức quan trọng.

Cuộc đời thật ra cái gì cũng cầu được, chỉ cần hạ công phu cống hiến, tự nhiên nhất định có thể thu hoạch được, nhưng nhất định phải cầu như lý như pháp. Tài thí được tài phước, pháp thí được thông minh trí huệ, người thế gian đều hy vọng có tài phước có thông minh trí huệ. Vô úy bố thí, tức là an ủi người ta, không khiến người ta lo sợ. Ví dụ nói chúng ta không ăn thịt, những sanh mạng này sẽ không bị giết hại, đây là vô úy bố thí. Ví dụ nói chúng ta nói năng nhu hòa, không nói lời tổn thương người khác, cái này cũng là vô úy bố thí. Ví dụ nói khi người ta rất đau khổ, chúng ta có thể nói mấy câu an ủi, kể cả nói mấy câu giáo huấn trong kinh điển, khiến họ khởi lên tư tưởng đúng đắn, đó đều là vô úy bố thí. Có lúc người ta hễ một niệm chuyển không được liền có chuyện. Vô úy bố thí được khỏe mạnh sống lâu.

Đây là tài thí bố thí, trì giới và nhẫn nhục có thể liệt vào vô úy bố thí. một người trì giới, ví dụ nói họ trì ngũ giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, những lời họ nói ra quý vị an tâm, không nói chơi, vậy quý vị sống chung với họ có phải áp lực khá là ít? Quý vị sống cùng một phòng với họ, quý vị không cần lo lắng, họ sẽ không lấy đồ của quý vị. Sự trì giới này là vô úy bố thí. Kế đó, nhẫn nại cũng vậy, người này tu nhẫn nhục, họ tuyệt đối không nổi nóng, quý vị không cần căng thẳng, do họ sẽ không nổi nóng, cái này đều là vô úy bố thí. Nhìn ngược lại, nếu như có người nói chúng ta nóng tính quá, vậy chúng ta mỗi ngày đang tạo nghiệp. Nếu như quý vị nghe thấy có người nói, ai đó rất nóng tính, truyền tới tai quý vị, phản ứng đầu tiên của chúng ta là gì? Họ sao lại nói mình, mình đâu có nóng tính? Lúc đó đã rất nóng tính. Con người muốn nhìn thấy vấn đề của mình không hề dễ. “Người trong cuộc mê, người ngoài cuộc tỉnh”, người muốn tiến bộ, “Đệ tử quy” còn nói “nghe khen sợ, nghe chê vui” mới có thể được nhắc nhở. Kế đó, một người rất tinh tấn lại có công phu thiền định, lại có trí huệ bát nhã, họ tức là pháp bố thí. Họ làm gương cho người thế gian, đây là pháp bố thí; quý vị coi người có tinh tấn, có định công, người có trí huệ, quý vị học hỏi họ, đây là pháp bố thí, cho nên bố thí phải đặt ở vị trí quan trọng nhất.

Tinh thần bố thí là gì? “Chỉ một chữ xả mà thôi”, tức là buông bỏ. Bố thí tức là xả được, tức là buông bỏ được. “Người thông đạt trong xả 6 căn, ngoài xả 6 trần, tất cả sở hữu không gì không xả”. Người thông đạt chân tướng cuộc đời, họ thông đạt những việc gì? Trước tiên họ hiểu rất rõ một điểm, “Vạn vật theo không được, chỉ có nghiệp theo thân”, cái gì cũng đem đi không được, vậy còn cái gì mà nắm giữ chặt không buông chứ? Đó chẳng phải là làm khó chính mình sao? Thân thể còn không đem theo được, vật ngoài thân sao đem theo được? Người thông đạt đối với những đạo lý nhân sinh này đều nghĩ thông rồi, một người nếu như nhìn thấy giờ khắc sau cùng của cuộc đời, cảm nhận được giờ khắc sau cùng trong đời, họ quay lại xây dựng cuộc đời sẽ khác đi. Mọi người có biết giờ khắc sau cùng trong đời là ra sao không? Chúng ta trước đây coi ti vi thường thấy một người nằm trên giường khi hai tay hai chân buông xuôi là ra đi, một hơi thở không nối tiếp là ra đi. Xin hỏi, cảnh này nói với quý vị họ đem theo thứ gì? Cái gì cũng đem theo không được, hà tất khổ sở tham cầu. Có người sẽ nói, vẫn là tham cầu, để lại cho con mình. Vậy quý vị càng không trí huệ, “đừng dùng tài vật hại con cháu”, mọi người bây giờ đi coi báo, cả gia tộc đã kiện tụng nhau rất nhiều năm, kiện không xong là những người nào? Quý vị có coi qua 3 người con của nông dân đi kiện không, tất nhiên có thể lúc họ bán đất thì cũng có thể, nếu như thông thường không có tiền bạc gì thì không thể. Nhưng quý vị coi mấy nhà doanh nghiệp đó vừa qua đời, quan tài để ở đó mấy năm không thể mai táng, tài sản vẫn chưa xử xong. Thì họ để lại những tiền đó chẳng phải khiến con cái, người thân họ đều xung đột? Cho nên người xưa để lại câu này cho chúng ta, “đừng dùng tài vật hại con cháu”, những đạo lý này không nghĩ thông sẽ không thông đạt, cho nên từ “đạt” này rất có ý nghĩa.

Người đời này đem theo được là trí huệ. Người thế nào có trí huệ nhất? Người hoàn toàn không có tư lợi thì trí huệ chắc chắn cao. Do “dục khiến trí mê”, dục vọng sẽ chướng ngại trí huệ, cho nên người càng vô tư trí huệ càng cao, người càng có tư lợi thì trí huệ bị chướng ngại. Vậy thì cái gì cũng không cần khổ sở truy cầu nữa, đem theo không được, trí huệ đem theo được, một số việc thiện đem theo được, cho nên người đời này quan trọng nhất là vì gia đình, vì xã hội mà cống hiến, thời thời cống hiến cho xã hội. Vậy thân thể này là của ai? Câu hỏi này của tôi rất khó sao? Bắt đầu từ hôm nay, cuộc đời của tôi là vì sự hưởng lạc của thân thể này. Mọi người chú ý coi trong xả 6 căn, 6 căn nào? Mắt tai mũi lưỡi thân ý, người bây giờ không biết đây là đãy da thối, mỗi ngày tốn không biết bao nhiêu tinh thần và bao nhiều tiền bạc cho thân thể này. Mắt mỗi ngày phải nhìn cái đẹp, bây giờ coi một bộ phim tốn bao nhiêu tiền? Họ còn phải ở nhà cho đẹp, mặc quần áo cho đẹp. Vậy phiền phức rồi, quý vị coi họ phải tốn bao nhiêu tiền?

Hôm đó tôi nhìn thấy một cái mũ, tiền Đài Loan hình như là 30 vạn, đổi thành tiền Mã Lai là 3 vạn, tôi nên lấy ra đội thử, coi thử có bị đè xuống không, rất đẹp, nhiều tiền như vậy. Tôi thật sự đi qua Khải Hoàn Môn, không tưởng tượng nổi họ sống như vậy, một cái túi da Đài tệ là năm sáu chục vạn, túi da, đó là đeo một ngôi nhà trên người. Nếu như các em nhỏ châu Phi một năm dùng 6000 đồng, quý vị nói họ có thể nuôi sống bao nhiêu trẻ em sắp chết đói? Quý vị coi người không xả 6 căn, không chỉ không thể tạo phước, còn tạo rất nhiều nghiệp. Người bây giờ đều thích túng dục hưởng lạc, mắt tai mũi lưỡi tất cả đều phải hưởng lạc, sau cùng khiến thân thể mình rối loạn lung tung, có gì tốt đâu?

Người niệm niệm vì người khác thân tâm vui vẻ, rất trường thọ. Cô Hứa Triết sống tới 114 tuổi, thân thể người ta chưa bao giờ đem đi hưởng lạc, không dùng bậy một đồng tiền nào, tất cả đều giúp người, vừa vui vẻ vừa khỏe mạnh vừa sống lâu. Cô Hứa Triết có tới trung tâm giảng mấy lần, ai gặp rồi mời giơ tay, xin bỏ xuống. Ấn tượng sâu nhất là gì? Người hơn 100 tuổi cười lên giống y như em bé, phải không? Cải lão hoàn đồng, tốt quá, sau cùng cười cười mà đi, chứ không phải ở trong bệnh viện. Ở đó, rồi còn phải “thịch thịch” rất khốn khổ. Con người nếu như đời này cảm thấy, việc có ý nghĩa nhất là phụng hiến, để lại tâm đan chiếu gia tộc, chiếu cả xã hội, quốc gia, quý vị liền cống hiến thân thể, sống một ngày tận tâm tận lực tạo phước cho người, trong xả 6 căn ngoài xả 6 trần. Quý vị không nhiễm những sắc thanh hương vị xúc pháp của thế gian này, 6 trần này, quý vị sẽ không tham chấp nó, sẽ không khổ sở truy cầu nó.

Quý vị coi người bây giờ chơi máy tính, chơi tới mấy ngày không ngủ, sau cùng mệt chết mất. Đó là đã nhiễm phải một số sắc trần, và có một số âm nhạc, hết cách. Tất cả sở hữu không gì không xả, cái xả này là không chấp trước nó, không bị nó khống chế, sau đó có thể đem nó chuyển thành phục vụ người khác. một người rất thích uống rượu, họ sẽ bị rượu khống chế, một người thích đánh bài, có bị bài bạc khống chế không? Có. Họ không nhiễm chấp những thứ này, sau đó đem nó chuyển đổi có thể đi phụng hiến. Tất nhiên đùng một cái muốn khế nhập cảnh giới này thì không dễ.

Tiên sinh Liễu Phàm nói tiếp, “Nếu không đạt được, trước tiên dùng tiền bố thí”, không thể đùng một cái thân tâm đều bố thí được hết, trước tiên bố thí từ tài vật. Do “Thế nhân lấy y thực làm mạng sống”, con người mỗi ngày cần mặc, mỗi ngày cần ăn, cho nên coi quần áo và thức ăn quan trọng như sanh mạng. Coi trọng như vậy, tất nhiên muốn xả cũng không dễ gì. “Nên trọng nhất đồng tiền”, rất coi trọng tài vật, “ta nay xả bỏ được”, nếu chúng ta chịu xả từ tài vật, “trong thì phá lòng tham của mình”, buông bỏ sự keo kiệt, tham lam của mình xuống, tâm lượng quý vị sẽ càng lớn và lại càng có phước, càng không xả càng không có phước, “ngoài thì cứu người nguy cấp”, do mình chịu bố thí mà cứu được rất nhiều người sanh mạng nguy cấp. Việc này phải làm, có thể từ ví dụ nói quý vị xả những y thực này, thì bắt đầu từ thứ mình thích nhất, hiệu quả đó sẽ rất tốt. Ví dụ quý vị rất thích ăn chocolate, thì bắt đầu xả từ chocolate. Lúc bắt đầu sẽ rất miễn cưỡng, “ban đầu miễn cưỡng”, do vốn dĩ đều rất tham chấp, bây giờ phải xả hết, có một quá trình, chỉ cần kiên trì mà làm, “ban đầu miễn cưỡng, sau cùng tự nhiên”, sau cùng sẽ làm rất tự tại, không miễn cưỡng nữa. “Có thể gột rửa tư tình, trừ bỏ chấp lận”, phương pháp bố thí này có thể, gột rửa tức là tiêu trừ sự ích kỉ của chúng ta, tự tư tự lợi, “trừ bỏ chấp lận”, tức là có thể trừ bỏ sự chấp trước đối với tiền tài, cái này là “xả tài làm phước”.

Tiếp đó chúng ta coi “thế nào là hộ trì chánh pháp”? Tiếp theo tiên sinh Liễu Phàm nói “Pháp là tai mắt của vạn thế sinh linh”, cái pháp này, phía trên thêm một chữ chánh, tức là tương ứng với chánh lý, chân lý gọi là chánh pháp, tư tưởng sai lầm thì biến thành tà pháp. Chánh pháp lưu chuyển mấy ngàn năm không thay đổi, do chân lý là siêu việt thời không. Chánh pháp này giống như đôi mắt của tất cả chúng sanh, người không có mắt thì thành người mù, họ chắc chắn sẽ đi sai đường, thậm chí gây ra nguy hiểm tánh mạng. Quý vị nói chúng ta bây giờ có mắt, sao lại bị nguy hiểm? Chúng ta bình tâm nghĩ lại, cả xã hội nhiều cám dỗ như vậy, người ta nếu như không có khả năng phán đoán thị phi thiện ác, mỗi ngày đều sẽ có rất nhiều nguy hiểm, hơn nữa sẽ mãi đọa lạc.

Khoa học gia thí nghiệm, một em bé một hai tuổi, mỗi ngày cười 180 lần, sau khi trưởng thành mỗi ngày cười 7 lần. Xin hỏi mọi người, cười 180 lần bình thường hay cười 7 lần bình thường? Người ta càng sống càng không bình thường, vậy làm sao đi về phương hướng cuộc đời đúng được? Phải không? Mỗi ngày đều đang đi, càng sống càng cười không nổi, chắc chắn là đi sai, họ không học chánh pháp, cuộc đời họ là sai lầm, đi thành cái gì? Nô lệ của dục vọng. Dục vọng càng nhiều cầu không được, thì sẽ khổ mỗi ngày cười không nổi.

Nếu như từ nhỏ đã giúp người thấy vui, làm thiện vui nhất, thì hơn 100 tuổi vẫn cười rất xán lạn. Sư trưởng tôi năm nay 87 tuổi rồi, ông cụ cười lên còn trẻ hơn ai hết, phải không? Nụ cười giống em bé vậy, chúng ta muốn học cũng học không được, khuôn mặt sẽ bị chuột rút, cái đó không làm giả được. Ông cụ từ nhỏ đã đọc sách thánh hiền, cuộc đời ngài đi hoàn toàn khác. Mọi người nghĩ coi, người bây giờ rất đáng thương, tại sao? Phía dưới nói rồi, “nếu không có chánh pháp”, không có giáo huấn của những kinh điển này, “làm sao tham tán thiên địa”, con người là thiên địa nhân tam tài, con người là vạn vật chi linh, có thể hoàn toàn thực hành sự vô tư của trời đất, biểu diễn ra, con người làm được.

Nhưng người bây giờ không còn chánh pháp nữa, đọa lạc tới mức độ này? Vì dục vọng có thể sát hại cốt nhục thân sinh của chính mình, điều này ngay cả động vật cũng làm không được, con người làm. Trên thế giới có ghi lại, mỗi năm phá thai 50 triệu, còn số không ghi lại có thể gấp mấy lần. Hổ độc không ăn con, sau khi người không hiểu lý thì lại trở nên phóng túng dục vọng tới nỗi sát hại cốt nhục tình thân của mình. Trong 50 triệu này, tỉ lệ rất lớn là chưa kết hôn. Những tình hình này trong lịch sử mất ngàn năm nay đều là chuyện chưa từng xảy ra, chúng ta từ tình hình này mà đối chiếu, thì có thể hiểu được tầm quan trọng của hộ trì chánh pháp. Bao gồm ở đây nói “làm sao tải bồi vạn vật”, từ “tải” này giống như làm quần áo vậy, sự nghiệp của họ, gia nghiệp của họ làm sao thành tựu, đều phải nhờ sự chỉ dẫn của điển tích kinh sách, nếu không gia đình bây giờ quả thật là nhà nhà có quyển kinh khó đọc.

Vừa hay có một người bạn có viết tình hình trong nhà cô gặp phải, tức là con của em trai cô đã 14 tuổi rồi, từ nhỏ mẹ nó hết sức cưng chiều, sau cùng tập tánh ngạo mạn vô lễ, bây giờ chỉ cần hơi không vừa lòng, ngay cả bà nội, mẹ đều bị nó nhục mạ, khi tôi đọc đoạn này, tâm trạng mọi người đừng theo đoạn văn này mà lên xuống, phải lý trí. Chúng ta bây giờ rất nhiều vấn đề gia đình nhìn có vẻ rất khó giải quyết, thật ra vấn đề ở đâu? Tức là vấn đề đã rất nghiêm trọng rồi mới biết đối mặt. Người xưa không phải như vậy, người xưa đều phòng ngừa ngay từ đầu, 14 tuổi rồi, vậy xin hỏi mọi người, bệnh 14 tuổi cần bao lâu mới trị được? Có loại thuốc đặc hiệu nào uống một viên là lành không? Có không? Tôi nói mọi người nghe, đại đa số người ta đều đang đợi viên thuốc đặc hiệu này.

Con người muốn giải quyết vấn đề trước hết tâm thái nhất định phải đúng, “băng dày 3 thước chẳng phải chỉ một ngày đông”. Tôi đã gặp quá nhiều lần rồi, mấy em mười mấy tuổi đi theo mẹ, vừa hay gặp tôi. Mẹ nó liền kéo nó tới, “Thầy Thái, cúi chào cúi chào”, đè đầu con trai họ xuống, làm tôi sợ quá, sau đó liền bắt đầu kể tội con trai họ, sau đó tôi biết, câu kế tiếp của họ là muốn tôi mau mau giáo huấn con trai họ. Tôi không bị lừa đâu, không khí đó tôi mà nói, nói con trai họ không tốt, chẳng phải đã kết oán với con họ sao? Tôi không mắc bẫy đâu, tới lúc đó nó đánh tôi thì sao? Còn cao hơn tôi. Quý vị coi thật ra chỗ hạ thủ không phải là giáo dục con cái, khởi đầu là gì? Dạy con dạy cái trước phải dạy mình , vấn đề của chúng tức là do chúng ta không hiểu, sao có thể trách chúng được? Chúng mới 13, 14 tuổi, sao hiểu được? Cho nên con người về tâm thái không được cầu nhanh, phải tâm bình khí hòa mà xử lý. Kế đó, trong tâm không thể trách mắng con cái, phải nghĩ lại chính mình, như vậy mới giải quyết được. Chỉ cần không phải tâm thái này, tâm chắc chắn rất lao xao, tâm trạng chắc chắn rất dễ khởi lên, sự việc chắc chắn rất khó cải thiện. Kiểm soát tâm trạng mới có thể kiểm soát tương lai.

Cô nói đứa nhỏ này ở trong nhà thứ gì cũng vứt bừa, cả nhà không được an ổn. Đó là từ nhỏ không dạy nó những thói quen này. Mẹ cô từ rất trẻ đã ở góa, nuôi lớn 5 anh chị em cô rất khổ cực, từ khi em dâu sanh ra đứa con đầu này, mẹ cô lại từ quê dọn tới sống với em cô, từ nhỏ đã chăm sóc đứa nhỏ này. Người mẹ này không đơn giản, rất vất vả. Kết quả còn giúp chăm sóc đứa nhỏ, còn giúp cô con dâu không biết làm việc nhà. Hơn nữa rất kì lạ, nhiều năm như vậy cô em dâu này cũng chưa từng ngồi xuống nói chuyện với mẹ, cô vợ này không có ai dạy, phải không? Quý vị đừng nghe tới đây, người nữ này thật quá đáng, chưa từng nói chuyện với mẹ chồng, vậy là quý vị bị tình tiết phim lôi vô rồi, quý vị cũng không thể tâm bình khí hòa góp ý với cô.

Chúng ta có lúc nghĩ tới đây, người bây giờ làm ra những việc thật tàn nhẫn, sống chung với mẹ chồng dưới một mái nhà mười mấy năm, ngay cả ngồi nói chuyện với mẹ cũng không muốn, nói một câu với mẹ cũng không muốn, vậy mẹ chồng sống kiểu gì? Văn hóa truyền thống dạy chúng ta phải đặt mình vào đó. Lúc trước cô không đi làm, để mình và đứa con ở trong nhà suốt ngày, do gia cảnh khá giả, em dâu không muốn làm việc nhà, ngay cả ly trà uống xong cũng để trong phòng không đi rửa, nói chi phụ giúp làm việc nhà, vẫn là không ai dạy cô. Đọc đoạn này, ai sanh con gái giơ tay, mời bỏ xuống. Quý vị phải có đạo đức nghề nghiệp, phải dạy tốt con gái, nếu không gả đi không được, người ta gà chó náo loạn.

Những điều này đều nhắc nhở ta, kết quả từ nhỏ em dâu đã cưng yêu, chiều chuộng đứa con trai lớn như vậy, bất kì việc gì cũng thuận theo nó, cho dù vô lễ với bà nội, cô em dâu này cũng không trách mắng đứa nhỏ. Nhìn thấy tình hình này, người mẹ phải nén giận chịu đựng, để tránh trong nhà náo loạn. Chỉ có kì nghỉ tới nhà tôi và nhà chị cả, mới than thở với chúng tôi, chúng tôi đã từng bảo bà nghiêm khắc dạy dỗ đứa nhỏ, hoặc nói với em trai những tình hình này, nhưng bà luôn không muốn gây ra bất kì xung đột nào giữa vợ chồng em trai, cứ giữ im lặng. Quý vị coi bà cụ luyện được công phu nhẫn nhục, nhưng đứa con trai này hơi không nhạy bén, vợ của mình phải dạy, chồng của mình phải dạy, “dẫn vợ thành đạo, giúp chồng thành đức”, đều là bổn phận, thế hệ sau càng có trách nhiệm. Cho nên thật ra biết những việc này, tôi và chị tôi đều dạy em trai nhìn thẳng những vấn đề này.

Em trai cũng không có quan niệm gia đình đúng đắn, sau khi kết hôn vẫn thích làm gì thì làm, đắm chìm trong sở thích của mình, sau khi đi làm về nhà là coi ti vi, không cùng người nhà câu thông và quan tâm họ. Ở đây có ai làm quan không? Quý vị sau này làm quan, trước khi kết hôn phải huấn luyện, nếu không sau khi kết hôn cũng không biết làm cha, cũng không biết làm chồng, sau cùng về nhà là cứ ở đó coi ti vi, vấn đề của thế hệ sau sẽ ngày càng nhiều.

Sau này quốc gia nào biết trước, kết hôn đều phải huấn luyện xong đạt yêu cầu mới được kết hôn, cái này mới là có trách nhiệm. Bây giờ thái độ của đứa con ngày càng tệ, em dâu ngày nào cũng chảy nước mắt. Sớm biết hôm nay hà tất khi xưa? Do quý vị nói không phải tôi nói. Quý vị coi, từ không hiểu, sau cùng ác quả hiện tiền, hơn nữa bản thân cô bất hiếu, con cái sẽ trên làm dưới theo, nó cũng không học được, làm sao nó hiếu thuận. Quý vị chỉ cần chân tâm hiếu thuận, chân tâm đó nhất định sẽ thức tỉnh lương tâm của con quý vị, ví dụ như vậy chúng ta gặp không ít. Kết quả khóc lóc ỉ ôi, mỗi lần đứa nhỏ nổi nóng, em dâu vẫn cứ bênh nó, tiếp tục khóc lóc ỉ ôi, vẫn là không ngộ ra. Do chúng ta đều không hiểu tình hình này làm sao sửa đổi được. Thật ra từ khi tiếp xúc giáo dục thánh hiền, đã đem rất nhiều băng đĩa và sách vở cho em trai và em dâu coi, nhưng em trai nói biết dễ làm khó, không biết phải đợi tới khi nào nó mới hành động, có thể sau khi khổ tới cùng rồi mới đi hành động. Nếu không những người thân như chúng ta phải dùng phương tiện thiện xảo, lát nữa chúng ta nói một chút.

Thật ra, chúng tôi cũng muốn mẹ mình an hưởng tuổi già, đừng ở nhà em trai làm trâu làm ngựa nữa, còn phải chịu đối đãi vô lễ, nhưng nếu như bỏ đi thì có phải quá bất nghĩa không? Bây giờ người làm chị như tôi phải giúp đỡ em mình thế nào? Được, chúng ta coi, bà cụ này bỏ đi có phải bất nghĩa không? Không có. Bà cụ sao lại phải làm trâu làm ngựa như vậy, còn phải chăm sóc con trai, chăm sóc con dâu, còn phải chăm sóc cháu trai? Không phải bà cụ bất nghĩa, là con của bà bất nghĩa, phải nên để bà cụ an hưởng tuổi già mới đúng. Đã khổ nhọc cả đời rồi, phải nên rước mẹ về, con trai bất hiếu, con gái phải hiếu, con gái phải làm gương mới có thể cảm hóa em trai.

Kế đó, em trai và em dâu còn trẻ, từ nhỏ không có người dạy, phải trách giáo viên tiểu học của họ, trách tôi, từ nhỏ không dạy, cho nên cả sự giáo dục gia đình, giáo dục trong trường, giáo dục xã hội đều phải phản tỉnh. Nhưng dù sao tình hình cũng như vậy rồi, cô muốn khuyên em trai trước hết phải xây dựng sự tín nhiệm, tín nhiệm thế nào? Cô phải làm ra trước, để em cô cảm thấy cô luôn nghĩ cho anh ta, cô nói với anh ta từ từ anh ta sẽ tin. Tiếp đó phải tạo duyên, dần dần cô học rất tốt, mặt mày tươi cười, em trai cô sẽ nói, tối thứ 2 chị đều đi đâu vậy? Cô có thể đưa anh ấy tới, đây là tạo duyên.

Tiếp theo, con anh ta mười mấy tuổi, ai nói chuyện nó nghe nhất, tìm mấy em mười mấy tuổi nói cho nó nghe, người lớn nó đều thấy là đang giảng đạo lý, cô đi tìm mấy câu chuyện trong băng đĩa “Giáo dục thánh hiền, cải tạo vận mệnh” cho nó nghe, sau cùng hai mươi mấy tuổi đã bị ung thư, sau cùng chết mất, nó sẽ suy nghĩ về quan hệ lợi hại này. Cho nên coi những băng đĩa này có những chuyện nào thích hợp cho nó coi, sau đó cô coi những thầy cô dạy văn hóa truyền thống này những vị nào có duyên phận khá tốt với nó, cô cũng tạo duyên cho thanh thiếu niên này. Nếu như nó tới học “Liễu Phàm tứ huấn”, cô hãy báo với tôi, tôi sẽ nói nhiều một chút về tình hình mấy em 14 tuổi, cô an tâm, tôi có đạo đức nghề nghiệp, tôi sẽ nói sao cho nó thấy là không phải nói nó.

Bây giờ thời đại này muốn giúp một người rất vất vả, phải một nhóm người cùng diễn kịch, phải phối hợp ăn ý, còn không được tổn thương sự tự tôn của họ. Kế đó phải tin tưởng “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, với em trai, với em dâu, với cháu trai đều phải có lòng tin này, sự tin tưởng của cô cho họ sức mạnh.

Sau cùng, thường đọc kinh điển hồi hướng cho họ, hoặc là dùng 4 câu nói trong cực hạn zero để chúc phúc họ, hiệu quả rất tốt. Hơn nữa niệm 4 câu nói này “Xin lỗi, Xin tha thứ tôi, Cảm ơn, Tôi yêu bạn”, cô phải niệm ra, cô nói tôi làm người cô sao tôi phải niệm câu này? Tôi làm người cô, tôi có trách nhiệm, không dạy tốt cháu trai mình, cho nên “Xin lỗi, xin tha thứ cô”. Sau đó “Cảm ơn”, do chuyện này của cháu nhắc nhở cuộc đời cô rất nhiều, sau đó “cô yêu cháu”, dùng 4 câu này thức tỉnh tâm chân thành của chính mình, từ trường đó rất mạnh, ảnh hưởng sẽ rất lớn.

Được, hôm nay trao đổi với mọi người tới đây, rất xin lỗi, hôm nay bị trễ thời gian. Cảm ơn mọi người!