Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 25A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 25A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Khóa học “Liễu Phàm tứ huấn” chúng ta nói tới phần tích thiện rất quan trọng trong “Phương pháp tích thiện”, và tất cả thiện hành có thể nói là bao la vạn tượng.

“Liễu Phàm tứ huấn” tổng kết 10 cương lĩnh. Tiết học trước đây chúng ta nói tới cương lĩnh thứ hai “Giữ lòng kính yêu”, và mục “Giữ lòng kính yêu” này là mục căn bản nhất trong 10 cương lĩnh, do có thiện tâm mới có thiện hành, thiện tâm không tách rời tình thương, tâm cung kính.

Kể cả chúng ta khi bắt đầu 10 cương lĩnh, mục “Cùng người làm thiện” đã lấy ví dụ, Thuấn vương nhìn thấy người của vùng Lôi Trạch tranh đoạt lẫn nhau, không biết lễ nhường, cho nên Thuấn vương nhìn thấy rất thương xót họ, do người ta đều có tâm tranh đoạt, không có phước báo. Phước điền tâm canh, có thể nhìn thấy vận mệnh về sau của khu vực này, và tâm tính mỗi người bọn họ đều đang đọa lạc. Cho nên thương yêu họ, sau đó tôn trọng bổn thiện của họ, kế đó tự mình lấy thân làm mẫu, đến thức tỉnh bổn thiện của họ, đây cũng không tách rời tình thương đối với bá tánh vùng này. Cho nên chúng ta nói tới cương lĩnh thứ 2 “Giữ tâm kính yêu”, đối với sự tu thân của cá nhân chúng ta cho tới sự tề gia, thế hệ sau chúng ta, muốn có tu dưỡng, có phước báo, đều không tách rời việc trưởng dưỡng tình thương, tâm cung kính của họ.

Kể cả trị quốc, trị quốc chúng ta có thể từ việc mình làm chủ quản, dẫn dắt 1 đoàn thể doanh nghiệp, “thương người thì được người thương, kính người thì được người kính”. Đoàn thể này được người lãnh đạo kính yêu, họ có thể tích tụ sức lực mọi người, chắc chắn thành tựu được một sự nghiệp. Kể cả giữa nhiều đoàn thể xã hội như vậy, sẽ có va chạm, sẽ có xung đột, chủ yếu do không có tâm kính yêu gây ra. Cho nên có tâm kính yêu, có thể tất cả xung đột, mâu thuẫn trong xã hội tự nhiên sẽ được hóa giải. Mở rộng ra giữa nước và nước, có kính yêu mới không đánh nhau, không có nhiều nhân họa như vậy.

Vậy bản thân chúng ta có tâm kính yêu không? Trước tiên tu thân sau đó tề gia, bản thân chúng ta không có tâm kính yêu, sao có thể giáo dục ra thế hệ sau biết kính yêu? Cho nên lấy thân làm mẫu hết sức quan trọng. Và trên thực tế, chúng ta cũng thấy kính yêu người khác là đúng, nhưng khi chung sống với người, không thể thường xuyên khởi lên thái độ như vậy, không thể giữ gìn. Cho nên thường là chúng ta nhìn thấy những giáo huấn tốt đẹp này, đều rất muốn làm, nhưng sẽ thấy trắc trở, hình như cảm thấy thường giữ không được, thường khởi lên không được. Tất nhiên cảm giác trắc trở này cũng là phiền não, cảm giác trắc trở này thật ra là phủ định chính mình, là không tôn trọng chính mình. Cho nên chúng ta có thể thời thời giữ lòng kính yêu, thật ra là khôi phục minh đức của chúng ta, chân tâm vốn có của chúng ta, đây là thứ chúng ta vốn có, chắc chắn có thể khôi phục.

Còn bây giờ tại sao không thể giữ gìn? Nhiễm phải một số tập khí, bây giờ những tập khí này khá là quen thuộc, nhưng những thứ này là nhiễm vào, chắc chắn có thể trừ bỏ, chắc chắn có thể tẩy rửa, tâm yêu kính vốn có, chân tâm vốn có chắc chắn có thể khôi phục. Cho nên cả quá trình tu thân, nó là một quá trình “từ lạ thành quen, từ quen thành lạ”, cái này không thể gấp gáp, hễ gấp gáp thì sẽ tự mình nản chí, tự mình phủ định là không tốt. Tình thương, tâm cung kính vốn dĩ đã xa lạ, cái gì quen thuộc? Tự tư tự lợi, trung tâm tự ngã, cho nên không có thương. Vốn dĩ tâm cao thấp, tâm coi thường người khác, cảm thấy mình cao, người khác thấp, mạn tâm này khá là quen thuộc. Bây giờ phải chuyển thành thời thời cung kính người, đây là từ lạ thành quen, từ quen thành lạ. Dần dần sống chung với người, niệm niệm nghĩ cho người, tình thương này sẽ quen, tâm ích kỉ sẽ nhạt bớt. Thời thời chân thành cung kính người khác, tâm cung kính sẽ quen, tâm ngạo mạn sẽ nhạt.

Cho nên từ căn bản tu thân này tự nhiên có thể chánh kỉ hóa nhân, đạt tới tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, lợi ích người nhà, lợi ích người xung quanh.

Chúng ta coi thế hệ sau, thành bại cuộc đời họ, thật ra những điều kiện bên ngoài này đều không phải then chốt mang tính quyết định. Chúng ta coi bây giờ người học lực cao, họ chưa chắc có tâm thương người, phục vụ người. Thậm chí họ đeo mác trường danh tiếng của mình, với vầng sáng thạc sĩ, tiên sĩ, trên thì ngạo mạn với lãnh đạo, dưới thì ngạo mạn với đồng nghiệp, đối với người phục vụ cũng không cung kính, thái độ như vậy rất có thể là “việc tốt thì ít, việc xấu thì nhiều”.

Có một đại học mở một môn học, đề tài tên là “Cuộc đời”. Lãnh đạo trường đại học này hết sức có tâm, nhìn thấy nên dạy dỗ các em, xây dựng tư tưởng giá trị quan, nhân sinh quan đúng đắn. Như vậy mới có thể lập nên căn bản làm người, làm việc. Tất nhiên bây giờ đại học như vậy ngày càng nhiều. Cũng tri nhận được, từ văn hóa truyền thống mà hiểu được, làm người mới là then chốt thành bại trong sự nghiệp.

Kết quả mở môn học này, tiết học cuối cùng, thầy giáo cho các em thi, ra 3 câu hỏi. Thứ nhất, ai nhớ sinh nhật cha mẹ mời giơ tay. Kết quả con gái chiếm phần lớn, con trai thì ít. Từ hiện tượng này, chả trách bây giờ nghe nói sanh con gái tốt hơn con trai. Sanh con trai hình như bây giờ lấy vợ về là quên mất mẹ, chỉ có vợ, không có mẹ. Nhìn từ tình hình này, giáo dục con trai, họ muốn trở thành trụ cột gia đình, nếu ngay cả hiếu cũng không hiểu, vậy gia đạo này chắc chắn đọa lạc. Từ những hiện tượng này chúng ta phải có ý thức hoạn nạn, không thể đi học mười mấy năm, ngay cả hiếu là căn bản làm người cũng không hiểu.

Kết quả vấn đề thứ 2, hỏi các em, nói rằng: “Các em đi học ở trường nhiều năm như vậy, những nhân viên tạp vụ quét dọn vệ sinh trong giáo đường, các em biết họ của họ, tìm hiểu họ tên của họ mời giơ tay”. Hầu như không có ai giơ tay. Thời gian mấy năm, gặp mặt những trưởng bối như vậy vô số lần, có thể không hề chào hỏi, nói gì tới chuyện quan tâm họ, thỉnh giáo quý danh quý tánh của họ. Những trưởng bối này lại phục vụ chúng ta nhiều năm như vậy, chúng ta lại nhìn mà không thấy.

Vấn đề thứ 3, đã từng đánh mình một bạt tai mời giơ tay. Vấn đề thứ 3 học sinh nhìn nhau rồi cười, nếu như không phải có vấn đề thần kinh, đánh mình một bạt tai làm gì? Kết quả thầy giáo nói tiếp, vấn đề thứ nhất, nếu như chúng ta ngay cả sinh nhật cha mẹ cũng không biết, chúng ta không biết cuộc đời phải hành hiếu, người hành hiếu mới có phước, người hành hiếu mới biết thương người, hiếu là khởi điểm của tình thương. “Không thương cha mẹ mà thương người khác, trái nghịch với đức”, họ ngay cả cha mẹ có ân đức lớn nhất cũng không thương, họ có thể thương người khác là điều không thể, đó là trái nghịch đức hạnh.

Cho nên khai mở tánh đức của một người là từ hiếu, từ khởi điểm của thương, mở rộng ra họ biết thương anh em, thương gia tộc, hàng xóm láng giềng, cho tới “phàm là người, đều phải thương”, phàm là vật, đều phải thương. Nếu như ngay cả khởi điểm của thương, cái gốc của thương cũng không có, thì trong các ngành các nghề họ đều không thể phục vụ tốt người khác, đều không thể có thành tựu. Cho nên biết hiếu thuận, là cơ sở của một người hữu dụng.

Tiếp theo, trưởng bối phục vụ chúng ta nhiều năm như vậy, chúng ta lạnh nhạt thế này, lại không cung kính đối phương, ngay cả cảm ơn, ngay cả tôn trọng, hỏi danh tánh họ, lần sau gặp phải, “Chào chú Trần, chào dì Trương”, tâm cung kính này cũng không có. Chúng ta phải hiểu, bất luận họ làm ngành nghề nào, “trăm sự thành tựu”, muốn được thành tựu, “tất tại kính tâm”, họ cung kính, với người, với sự việc phụ trách họ đều rất cung kính. Kể cả những thứ phụ trách, kể cả những thứ sử dụng, họ thương yêu, tiết kiệm. “Việc thất bại”, bất kì người nào, sự nghiệp của họ sẽ chuyển thịnh thành suy, tức là ngạo mạn không cung kính, họ sẽ thất bại. Cho nên từ vấn đề thứ 2 có thể nhắc nhở rằng, người không có tâm cung kính, họ không thể nào phát triển được trong xã hội, họ có thể tới đâu cũng là con chim hại bầy mà thôi.

Vấn đề thứ 3, đánh mình một bạt tai, hàm nghĩa thầy muốn diễn đạt là, nếu như 2 điểm trước các em đều làm không được, thì nên phản tỉnh chính mình, đánh mình một bạt tai, tức là tỉnh một chút. Thiết sót cơ sở làm người, tâm kính yêu này. Con người chỉ có thái độ phản tỉnh, đức hạnh của họ, trí huệ, năng lực của họ mới có thể càng nâng cao trong sự phản tỉnh, kế đó trở thành người càng có ích. Nếu không “việc học như lái thuyền ngược dòng, không tiến ắt lùi”. Và giảng viên đại học này đặt ra 3 vấn đề đó, thật ra chúng ta sau khi nghe xong có thể suy ngẫm, người làm cha mẹ, làm thầy cô như chúng ta, cho tới người làm lãnh đạo, có coi trọng việc trưởng dưỡng con trẻ, trưởng dưỡng tâm kính yêu của những vãn bối hậu sinh này không. Chỉ có cơ sở đức hạnh, gia nghiệp, sự nghiệp của họ mới đứng vững được. Cho nên chúng ta hiểu được tầm quan trọng của lòng kính yêu.

Tiếp theo kinh văn nói rằng:

“Người có thân sơ quý tiện, có trí ngu hiền ác, chẳng ai giống ai, đều là đồng bào ta, đều nhất thể với ta, sao lại chẳng yêu kính. Yêu kính đại chúng, tức là yêu kính thánh hiền. Thông hiểu chí của đại chúng, tức là thông hiểu chí thánh hiền. Thế nào là chí thánh hiền, vốn muốn vì đời vì người, giúp như ý muốn. Lòng ta hợp với kính yêu, thì an ổn người một đời. Tức là vì thánh hiền mà an ổn người vậy”.

Kinh văn tiếp đó phân tích rằng, người có rất là nhiều loại, quan hệ với chúng ta cũng khác nhau, có người khá gần gũi, có quan hệ khá xa lạ, có người khá cao quý, người có thân phận địa vị xã hội, cũng có người ở tầng lớp thấp trong xã hội, các ngành các nghề tiểu thương tôi tớ. Cũng có “trí ngu hiền ác”, “trí ngu” này là chỉ có trí huệ hoặc không có trí huệ, “hiền ác”, “hiền” là người khác có đức hạnh, có người thì đức hạnh khiếm khuyết. “Chẳng ai giống ai, đều là đồng bào ta”, người ta ngàn vạn loại không đồng đều, giống như “Đệ tử quy” đã nói, trong kinh văn đã nhắc tới, “đồng là người, khác tính tình, phàm phu nhiều, nhân giả hiếm”. Tại sao lại “phàm phu nhiều, nhân giả hiếm”? Chủ yếu liên quan tới việc họ có gia giáo tốt không, có được nghe thánh giáo không. Điều này và mục “Hộ trì chánh pháp” chúng ta nói tới phía sau, họ có chánh pháp họ mới hiểu rõ thị phi thiện ác, nếu như không có thì rất khó không trôi theo dòng đời. Mặc dù người có nhiều sai biệt như vậy, nhưng “đều là đồng bào ta”, đều là đồng bào của mình. Như dân tộc Trung Hoa chúng ta có một tỉ mấy người, mở rộng ra cho tới cả trái đất là một gia đình lớn, cùng chung vận mệnh, tương quan mật thiết, phải nên thương yêu lẫn nhau. Hơn nữa mỗi người giống như chúng ta, đều có máu có thịt, đều có tình cảm, đều không muốn bị người khác tổn hại, đều hy vọng người ta thương yêu họ, tôn trọng họ. Cho nên từ mình suy ra người, “điều mình không muốn, không làm cho người”, là đồng bào đều phải nên tôn trọng yêu thương, “đều nhất thể với ta”. Câu này rất quan trọng, người bình thường chúng ta chưa nghe thánh giáo, tôi là tôi, họ là họ, sao lại là một thể? Điều này nếu không có trí huệ cao độ, khế nhập cảnh giới nhân sinh vũ trụ, không thể hiểu được chân tướng này.

Cho nên thánh hiền nhân Nho gia đều nhắc tới “dân bào vật dữ”, vạn vật với ta là một thể không phân chia. Đạo gia nói “trời đất và ta cùng căn, vạn vật và ta một thể”. Phật gia nói “đồng thể đại bi”. Người khế nhập cảnh giới Nho Đạo Thích, họ biết được chân tướng này. Thậm chí ở Hawaii có một liệu pháp, phương pháp trị liệu này của họ, ví dụ nói đối phương sanh bệnh, bệnh rất nặng, liền quán tưởng thân thể đối phương hợp lại với mình, sau đó không ngừng dùng ý niệm tốt. Họ có nói tới quyển sách tên là “Cực hạn zero”, dùng 4 câu nói để không ngừng chúc phúc đối phương. Bốn câu nói này nói là “Xin lỗi”, “Xin tha thứ tôi”, “Cảm ơn bạn”, “Tôi yêu bạn”. Bốn câu nói này, mỗi ngày quán tưởng đối phương và chính mình hợp thành một thể, sau đó mỗi ngày bỏ ra nửa tiếng đồng hồ để chúc phúc, khoảng thời gian một tháng sẽ có hiệu quả rất rõ ràng. Phương pháp này ở thế gian đã trị liệu không ít người. Bốn câu này rất quan trọng, không chỉ chúc phúc đối phương, càng quan trọng hơn là dùng 4 câu này, thức tỉnh chân tâm của mình. Chúng ta thường niệm “Xin lỗi”, “Xin tha thứ tôi”, khiến rất nhiều ý niệm sai lầm, những tội nghiệp đã từng làm của mình, đem những thứ sai lầm này rửa sạch hết. Thường nói “Cảm ơn” thì sẽ tràn đầy cảm ơn với tất cả mọi người. Sau cùng “Tôi yêu bạn”, thời thời đối với mỗi người đều tràn đầy tình thương. Vậy nhìn từ kết quả này, tại sao có thể trị liệu thân thể đối phương? Nếu như họ là họ, tôi là tôi, làm sao sanh ra hiệu quả được? Cho nên cách nhìn của anh hùng thường giống nhau. Không chỉ thánh nhân phương Đông của chúng ta, người phương Tây linh tính rất cao, họ đều khế nhập thể ngộ như vậy. Thậm chí không chỉ là người, kể cả động vật, chúng đều có linh tánh.

Trong lịch sử chúng ta nhìn thấy cả mấy ví dụ. Có một quân nhân, ông rất có tình thương, thả một con rùa trắng. Kết quả mấy năm sau, có một lần ông chiến dịch, đã bị dồn tới cùng, không còn đường thoát nhảy xuống biển, quân đội của họ phần lớn đều chết đuối, hầu như không ai sống sót. Kết quả khi ông sắp bị dìm chết, đột nhiên cảm thấy bên dưới có một sức mạnh nâng ông lên, tức là con rùa trắng rất nhiều năm trước ông đã thả cứu ông lên. Chúng ta nghĩ coi, con rùa trắng này không có lắp điện thoại hành động, nó cũng không lắp thiết bị thông tin, tại sao nó biết người này hôm nay gặp phải đại nạn? Chúng đều có linh tri, đây là một thể, nó có cảm ứng. Rất nhiều lúc, những đạo lý thấu triệt vũ trụ nhân sinh này, có lúc chúng ta vừa nghe rất khó tưởng tượng, nhưng người có phước nhất là không nghi ngờ lời những thánh nhân này nói, y chiếu tâm cảnh đó mà đối nhân xử thế, đời này trí huệ linh tánh chắc chắn nâng cao hết sức lớn.

Chúng ta lại lấy một ví dụ phiến diện, xảy ra ở Trung Quốc đại lục. Có một người khuyên bạn mình rằng “Người anh yếu nhiều bệnh, anh ăn con của chim ưng, ăn chim ưng nhỏ rất tốt cho sức khỏe”. Ông xúi quẩy người ta như vậy, kết quả họ giết con chim ưng nhỏ này. Sau đó chim ưng mẹ báo thù, không chỉ bắt người sát hại con nó, còn đi bắt người xúi quẩy kia. Người góp ý kia khi nói chuyện thì chim ưng cũng không biết, tại sao nó lại công kích người góp ý đó? Cho nên chúng đều có linh tri, là một thể, chúng ta có thể tri cảm được. Chuyện có thật này là do người góp ý đó kể ra. Ông thấy rất lạ, tôi cũng không giết con ưng nhỏ đó, sao con ưng mẹ lại hận tôi như vậy, muốn bắt tôi, không lẽ nó biết là chủ ý tôi đưa ra sao? Cho nên không thể tổn hại người, không thể tổn hại tất cả sanh mạng, do chúng và chúng ta là đồng thể.

Và từ những đứa trẻ bị ô nhiễm khá ít, đặc biệt có thể cảm nhận sự nhất thể. Như 2 em bé đang chơi đùa, vừa hay em bé phía trước không cẩn thận bị ngã, ngã bị thương, nằm xuống, va chạm rất lớn, ầm, rất vang. Người đương sự còn chưa hoàn hồn, em bé phía sau đã khóc lên, mẹ em hỏi em “Tại sao con khóc”, em nói “Đau quá”. Kì lạ thay, không phải em ngã thương tại sao em thấy em rất đau? Do mấy em nhỏ không có phân biệt ta người, chúng rất dễ cảm nhận được đối phương. Không chỉ cảm nhận được trẻ con, cha mẹ đau lòng, chúng cũng cảm nhận được, cùng cha mẹ chảy nước mắt, điều này chúng tôi có gặp qua. Rất nhiều phụ huynh không cảm nhận được sự đồng thể này, năng lực này của các em khá là mạnh, lại đi phê bình con của họ, là nó ngã, không phải con ngã, con khóc cái gì? Vậy dần dần, dần dần đứa nhỏ sẽ bắt đầu phân biệt, nó là nó mình là mình, lại còn chấp trước, tự tư tự lợi sẽ ngày càng mạnh, sẽ không thể cảm nhận đối phương. Cho nên bây giờ biến thành gì? Biến thành nói năng khiến đối phương đau khổ muôn phần bản thân mình cũng không có cảm giác, tâm từ bi đồng thể vốn có đều bị dục vọng chướng ngại mất. Cho nên thật sự không hiểu rõ những đạo lý này, có thể người làm cha mẹ, làm thầy cô đều làm lầm lạc con trẻ.

Tiếp đó chúng ta nếu như cảm nhận được “đều là đồng bào ta, đều nhất thể với ta”, tâm cảnh này sẽ được khởi lên, “sao lại chẳng yêu kính”, có ai chúng ta còn không nên kính yêu? “Yêu kính đại chúng, tức là yêu kính thánh hiền”, chúng ta có thể thương yêu đại chúng, thật ra cũng tức là đang thương kính thánh hiền nhân. Tại sao? Do kinh văn nói rằng, do chúng ta kính yêu người khác, là “thông hiểu chí của đại chúng, tức là thông hiểu chí thánh hiền”. Quý vị có tâm thương yêu họ, quý vị sẽ tìm hiểu tâm chí của họ, nhu cầu của họ, bất luận là nhu cầu về vật chất của họ, hoặc là nhu cầu về tinh thần, quý vị sẽ hy vọng giúp được họ, giúp họ làm phước. Có thể hiểu được làm sao giúp xã hội đại chúng hạnh phúc, thật ra tấm lòng này đã cảm giao với thánh hiền nhân, do thánh hiền nhân có tấm lòng thiên hạ, họ là “lo trước nỗi lo thiên hạ, vui sau niềm vui thiên hạ”.

Chí thánh tiên sư Khổng Lão Phu Tử của dân tộc Trung Hoa chúng ta, cả đời ngài lo nước lo dân, từ “Lễ vận đại đồng thiên” có thể hiểu được chí hướng của ngài. Và chí hướng của ngài hoàn toàn cùng người thiên hạ, cùng hạnh phúc của nhân dân hoàn toàn khế hợp. Trong Đại đồng thiên có nói, “Già có chỗ dựa, trẻ được phát huy, nhỏ được trưởng thành, quan quả cô độc phế tật đều được nuôi dưỡng”. Chúng ta bây giờ đọc đến câu này, tấm lòng của Phu Tử đối với mỗi người trong mọi lứa tuổi, thậm chí là người yếu thế, đều quan tâm chu toàn. Còn chúng ta hơn 2000 năm sau nhìn lại chí hướng của Phu Tử, trong xã hội bây giờ vấn đề người già là nghiêm trọng nhất, làm sao giúp các cụ được an ổn? Hơn nữa mỗi người đều sẽ già. Nếu như đối với các cụ không thể chăm sóc cho tốt, an vui tuổi già, thì lòng người trong thiên hạ sao an định được? Khi người ta trung niên chỉ nghĩ tới già không nơi nương tựa, cuộc đời này hết sức không an vui, tràn đầy lo âu, tràn đầy lo sợ đối với tương lai. “Trẻ được phát huy”, bây giờ tỉ lệ thất nghiệp cao như vậy. “Nhỏ được trưởng thành”, trẻ con bây giờ vấn đề giáo dục rất nhiều, chúng lại là chủ nhân trong tương lai, thế hệ sau không được dạy tốt, xã hội này không có tương lai. Kể cả “quan quả cô độc phế tật”, những cuộc đời này từ khi sanh ra, hoặc những người gặp bất hạnh trong đời, nếu như người ta không có tình thương, họ đã rất bất hạnh rồi, có thể phải chịu càng nhiều sự khinh thường và bắt nạt. Cho nên từ đây chúng ta nhìn thấy, có thể kính yêu đại chúng, đó là thật sự làm được giáo huấn của thánh hiền nhân. Thánh hiền nhân trên trời linh thiên cũng được an lòng.

Kể cả những giáo huấn này, tới từ sư trưởng, tới từ những thiện tri thức có đức hạnh, chúng ta thật sự kính yêu đại chúng, là điều họ hoan hỉ nhìn thấy nhất. Họ vô tư vô ngã, hy vọng chúng ta y giáo phụng hành nhất, có thể thật sự lợi ích cho xã hội này. Tấm lòng của chúng ta đều là thấu hiểu nhu cầu của đại chúng cả xã hội, làm sao dẫn dắt họ về hướng hạnh phúc, điều này tương ứng với tâm của tất cả thánh hiền nhân từ xưa tới nay. Cho nên chúng ta có thể đời này, lấy việc thực hiện thế giới đại đồng làm mục tiêu, đó là tương ứng với tâm của Phu Tử. Vậy chúng ta sẽ thần giao với Phu Tử, trong vô hình ngài sẽ gia hộ chúng ta. Cho nên tiếp đó đã nói “Thế nào là chí thánh hiền”, chí hướng của thánh hiền nhân là sao? Tức là “vốn muốn vì đời vì người, giúp như ý muốn”, tức là phải giúp người đời này, người thế gian này có thể an định gia đình, an cư lạc nghiệp, sống những ngày hạnh phúc.

Trước đây tôi có nghe qua chủ tịch Hác Thiết Long Tân Cương, ông trong doanh nghiệp của mình thực hành văn hóa truyền thống, tôi nghe ông chia sẻ những việc đã làm, đột nhiên có cảm giác, lễ vận đại đồng này hình như đã hiện ra trước mắt, “đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công”, ông làm doanh nghiệp này, hy vọng chăm sóc nhân viên, kế đó làm gương cho xã hội, ông không dùng tư lợi để làm sự nghiệp này. “Tuyển chọn hiền tài”, ông bồi dưỡng cán bộ, đồng thời cán bộ nhân viên của ông, nhân viên phục vụ trong công xưởng của họ làm tọa đàm văn hóa truyền thống, cho rất nhiều đại chúng xã hội trong vùng tới học tập, kể cả trường Đảng trong vùng cũng tới học. Trường Đảng đều là quan viên, ông “tuyển chọn hiền tài”, giúp đất nước bồi dưỡng cán bộ, “giảng tín tu mục”, nhiều đại chúng xã hội như vậy, tư tưởng quan niệm đều có thể hướng về luân lý đạo đức, tự nhiên người và người hòa hợp. “Không chỉ thương cha mẹ mình, không chỉ thương con mình”, giáo dục rất nhiều nhân dân, thậm chí là thanh thiếu niên thế hệ sau. Và công ty họ có 30% nhân viên là tàn tật bẩm sinh, “quan quả cô độc phế tật, đều được nuôi dưỡng”. Cho nên chúng tôi nghe xong hết sức cảm phục.

Tiếp đó kinh văn lại nói rằng: “Lòng ta hợp với kính yêu, thì an ổn người một đời. Tức là vì thánh hiền mà an ổn người vậy”. Sự “hợp với kính yêu” này, tấm lòng vì thiên hạ, hơn nữa tâm yêu kính này là yêu kính chân thành, yêu kính bình đẳng, không phân ta người, không phân chủng tộc, không phân tôn giáo mà yêu kính. Như vậy sẽ an định thế gian này, an định bá tánh vùng này, nghĩa là họ đem tinh thần của thánh hiền nhân làm ra từ bản thân mình, tức là học trò tốt nhất của thánh hiền nhân. Cho nên đệ tử thánh hiền, kể cả tất cả tôn giáo chánh pháp, đều tiếp nhận giáo dục luân lý đạo đức, đều tiếp nhận giáo huấn nhân ái, từ bi, bác ái. Và thần thánh của những tôn giáo này, kể cả thần thánh trong thánh giáo, người thế gian cảm nhận họ khá trừu tượng, những người này đã không còn là thánh hiền nhân của thế gian nữa. Nếu như bảo họ tin tưởng giáo huấn của những thánh hiền nhân này, thật sự làm được sao? Chúng ta làm đệ tử của những thánh hiền này, phải nên đem tinh thần của họ thực hành trên bản thân của chúng ta, vậy đại chúng xã hội sẽ tin tưởng điều những kinh điển thánh hiền này dạy là thật sự làm được. Họ sẽ không sanh tâm nghi ngờ, họ sẽ không cảm thấy người bây giờ đều tự tư tự lợi, làm gì có người hy sinh phụng hiến?

Như nữ tu Trisha, bà tới vùng đất Ấn Độ khổ nạn như vậy, bản thân bà cũng rất cao quý, nhưng bà tiếp thu giáo huấn của tôn giáo, bà hoàn tòa thực hành tinh thần của thánh nhân tôn giáo, chăm sóc người bệnh tật, nghèo khổ. Cả thể giới số người được bà cảm động, được bà chăm sóc quá nhiều. Cho nên bà thật sự là “an ổn người một đời”, hơn nữa “vì thánh hiền mà an ổn người”. Kể cả cô Hứa Triết Singapore, và cả gần đây chúng tôi tìm hiểu được, ở các nước Swaziland, Malawi, Lesotho châu Phi, đều có trung tâm Chăm sóc A Di Đà Phật do pháp sư Huệ Lễ thành lập. Chăm sóc hơn 3000 em bé da đen, những em bé da đen này có em sắp chết đói, có em bệnh tật. Chúng ta thấy những bức hình đó, vệ sinh không tốt, nước uống đều có vấn đề, bụng căng to rất nghiêm trọng, rất có thể đều nguy hiểm tới sanh mạng. Thầy rất nhân từ, ngoài việc chăm sóc cho cuộc sống hơn 3000 em nhỏ, còn cho các em học văn hóa Trung Hoa, những em nhỏ này biết đọc “Tam tự kinh”, “Đệ tử quy”, còn biết hát nhạc Quảng Đông. Hơn 3000 em nhỏ, hơn nữa số các em được chăm sóc vẫn đang gia tăng. Đây quả thật đều đáng cho chúng ta cảm phục, họ thật sự đã làm được sự biểu diễn tinh thần của thánh hiền.

Tiếp đó chúng ta coi cương lĩnh thứ 3:

“Thế nào là giúp người thành tựu. Ngọc ở trong đá, ném đi như ngói vỡ. Mài giũa thành khuê chương. Nên phàm thấy người làm một việc thiện, hoặc chí hướng tư chất có thể khả tiến, đều nên khuyến dụ và thành tựu họ. Hoặc tưởng tá họ. Hoặc giữ gìn họ. Hoặc biện bạch chia sẻ điều phỉ báng với họ. Cốt sao giúp họ thành công mà thôi”.