HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”
Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng
Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia
Luận về lập mệnh
Phương pháp sửa lỗi
Phương pháp tích thiện
Lợi ích khiêm cung
TẬP 21B
Cho nên trước đây đề cử nhân tài vào làm viên chức, vào làm quan, đều dùng hai chữ làm tiêu chuẩn, “hiếu liêm”. Không hiểu rõ hiếu là gốc của đức, liêm khiết là căn bản của sự làm việc, liêm khiết họ sẽ không tham ô, không có tri nhận như vậy, tâm thiện muốn vì quốc gia, tới lúc đó chính trị vẫn sẽ bại hoại.
Nói tới đây, lại là gì? Lỗi lầm không đọc sách. Nếu không những kinh điển trí huệ này không biết đã giảng bao nhiêu lần, vậy bây giờ chúng ta đều biết không đọc sách là tội lỗi, quý vị không hiểu lý sẽ làm sai việc. Được, bắt đầu từ hôm nay đọc sách, có vấn đề gì không? Có, văn ngôn văn đọc không hiểu. Trí huệ 5000 năm đều dùng công cụ văn ngôn văn này ghi chép lại.
Cho nên chúng ta thân làm cha mẹ, trưởng bối, chúng ta bây giờ muốn đọc sách cũng rất vất vả, thế hệ sau của chúng ta không thể đi con đường vòng của chúng ta, chúng ta phải kiên định mục tiêu. Các em mười tuổi đã có thể đọc “Tư trị thông giám”, chúng ta bây giờ đều rất khó khăn, lỗi lầm không đọc sách của chúng ta, không thể lại xảy ra trên bản thân chúng. Cho nên bây giờ rất nhiều cha mẹ cho con cái bốn tuổi, sáu tuổi đã bắt đầu đọc kinh điển, đây là hết sức minh trí. Kể cả rất nhiều phụ huynh càng đáng quý, con cái chính mình thọ ích rồi, bản thân mình cũng ra ngoài học tập, sau đó làm thầy văn hóa truyền thống, việc này khiến người khâm phục. “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”, tôi thấy rất nhiều phụ huynh mặc dù không dạy học trong trường, nhìn vào là có khí chất của người trí thức, thật vậy, không phải giả. Người có khí chất, đó đều không phải đời này tu được, đây không phải do tôi nói, lịch sử chứng minh.
Trong “Nhị thập tứ hiếu” có người trí thức tên Hoàng Đình Kiên, anh liên tục nằm mơ, đều mơ thấy mình đang ăn mì rau cần. Giấc mơ đó thật sự quá rõ ràng, anh liền theo giấc mơ đó tìm cái nơi mình ăn mì rau cần đó, thật sự anh tìm ra được. Anh gõ cửa, có một bà cụ ra mở cửa, anh liền bắt đầu nói chuyện với bà cụ này, liền hiểu ra tại sao anh cứ mơ thấy tới nhà người này ăn mì rau cần. Do con gái bà cụ này mất sớm, đứa con gái này vô cùng thích ăn mì rau cần, cho nên tới ngày giỗ của con gái bà, bà nhất định sẽ nấu mì rau cần đặt trước bài vị của con gái mình. Chuyện này mọi người nghe tới đây, nghe hiểu chưa? Ngộ ra chưa? Hoàng Đình Kiên là ai? Là con gái đời trước của bà sau khi qua đời đã chuyển thế thành. Thân thể có sanh tử, tại sao? Thân thể là công cụ, dùng hư rồi tất nhiên phải đổi, nhưng linh tánh không có sanh tử.
Cho nên Khổng Tử nói “du hồn vi biến”, sau khi linh hồn quý vị trong thân thể này của quý vị hư mất, nó lại đổi một thân thể khác, tức là kiếp sau. Nhưng mọi người phải biết đổi, mọi người bình tâm nghĩ coi, bây giờ người ta trước khi tắt thở đều là trạng thái gì? Ở trong bệnh viện, hôn mê hấp hối, quý vị sẽ đổi được thân thể tốt sao? Người trước đây tích đức hành thiện, trước khi ra đi thấy biết rõ ràng, họ tất nhiên đổi được kiếp sau tốt đẹp. “Đậu Yến Sơn, hữu nghĩa phương”, “Tam tự kinh” đã nói, tiên sinh Đậu Vũ Quân, “giáo ngũ tử, danh cụ dương”, năm người con trai đều rất có tiền đồ. một đời ông hành thiện, lúc lâm chung ông biết mình phải ra đi, thấy biết rõ ràng, tắm rửa xong, tạm biệt tất cả bạn bè người thân, tạm biệt xong là chết, ngồi mà ra đi, quý vị coi rất tự tại. Cho nên những chuyện này đều giúp chúng ta hiểu rõ chân tướng cuộc đời, hễ người ta hiểu rõ linh hồn không có sanh tử, thì sẽ biết không thể tạo tội nghiệp cho cuộc đời sau này của mình. Ngốc tới đâu cũng không muốn tạo nghiệp, sau cùng đều phải chính mình thọ báo, đâu có ai làm việc hại mình chứ?
Tiên sinh Hoàng Đình Kiên biết được rằng, bà cụ trước mắt này là mẹ mình kiếp trước. Bà cụ này lại nói “Con gái tôi sanh tiền thích nhất là đọc sách, còn rất thích viết văn, sanh tiền nó viết những bài văn đó, để trong tủ khóa kia, tôi cũng không tìm được chìa khóa”. Hoàng Đình Kiên nghe tới đây, liền biết chìa khóa cất chỗ nào, sau đó tìm ra được chìa khóa, lấy bài văn đó ra vừa đọc, chính mình cũng giật mình, văn chương cô gái này viết tương đương với công lực đời này của ông. Người hậu thế đọc đến công án này, đã ra một kết luận là “sách đời này mới đọc đã muộn”. Đời này quý vị mới bắt đầu nói: “Mình phải chăm chỉ đọc sách”, hơi bị muộn rồi, rất có thể quý vị đời này, rất nhiều học vấn là tích lũy được từ kiếp trước. Tất nhiên rồi, quý vị nói, “vậy tôi hết hy vọng rồi sao?”, vẫn còn, có kinh điển là có cách. “Trung dung” lại nói với chúng ta một câu: “Người một lần biết, ta trăm lần; người một0 lần biết, ta ngàn lần”. Người ta đọc một lần là biết, không sao, tôi đọc một00 lần, vẫn sẽ biết; người ta đọc một0 lần sẽ biết, không sao, tôi đọc một000 lần. Quý vị có quyết tâm này, vẫn sẽ có trí huệ, có học vấn. Cho nên người gì cũng cứu được, tình hình gì cũng có thể cải thiện.
Người hậu thế nói “sách đời này mới đọc đã muộn”, mọi người có gặp ai xung quanh quý vị, hễ họ đánh cổ cầm lên, đã nhập tâm rất nhanh chóng, học hết sức nhanh. Chúng ta ở đó học một năm, 2 năm, âm điệu còn lệch lạc, âm nắm không chuẩn, đó đều là thứ kiếp trước họ tích lũy được. Một số người, cơ thể người mấy trăm huyệt đạo đều thuộc như cháo chảy, chúng ta học 3 cái, cái thứ nhất liền quên mất, vậy sao là ngẫu nhiên được? Đời trước họ đã từng làm trung y, nhìn thấy thứ này thì rất quen thuộc, quý vị không có kiếp trước, nói những thứ này đều nói không thông, phải không? Đúng rồi. Cho nên, tại sao nói mỗi người đều có thiên phận, phải dạy theo đối tượng. Mọi người sanh 4 đứa con, thiên phận 4 người đều không giống nhau, sở trường cũng không giống nhau, phải không? Đúng vậy.
Tiếp theo chúng ta coi kinh văn lại nói:
“Hiện hành tuy bất thiện, nhưng về sau có thể cứu người, thì phi thiện mà thực là thiện”.
Bây giờ thấy hình như không cao thượng như vậy, nhưng sau này sự ảnh hưởng của nó có thể giúp đỡ người, “thì phi thiện mà thực là thiện”, ví dụ này có thể nói rõ, ông thu nhận con trâu này, sẽ khơi dậy phong khí mọi người cứu người.
Tôi đọc tới đoạn này, đối với tôi rất là cảnh giác, do nhĩ căn của tôi yếu đuối, cũng hơi bị mềm lòng, mềm lòng có tốt không? Cũng tốt. Nhưng còn phải hiểu lý, mới có thể “bi trí song toàn”. Có từ bi không có trí huệ, ví dụ chúng ta phục vụ trong một đơn vị, đơn vị đều có quy củ của đơn vị, đúng chưa? Kết quả rất nhiều người muốn đi cửa sau đều không tìm người khác, cứ tìm tôi. Cho nên tôi đọc đến đây, “hiện hành tuy thiện”, thấy người ta tội nghiệp như vậy, “Thôi, cho anh qua”, “nhưng tương lai gây hại cho người”, ai cũng tới tìm tôi đi cửa sau, tâm thái họ đều không đúng, tôi đã hại họ. Cho nên từ bi sẽ làm việc xấu, tâm thiện sẽ làm việc xấu, không thể vi phạm quy củ, “tình lý pháp” đều phải viên dung, cái này nếu chưa học thì làm không được.
Ví dụ có một lần, có học viên tới từ một nơi rất xa, kết quả anh không ghi danh mà đã tới lên lớp, vậy những người ghi danh khác, toàn bộ đều phải thông qua trình tự tuyển chọn này mới có thể vào lớp. Nhưng anh từ ngàn dặm xa xôi tới đây, lại rất muốn học, các bạn, có cho anh vào lớp không? Quý vị suy nghĩ một chút, sau này quý vị sẽ gặp phải. “Thầy không cho anh ấy vào lớp, thật tội nghiệp, thầy thật không từ bi”. Vừa nghe người khác nói mình không từ bi, rất buồn lòng. Vừa nghe người ta nói mình không từ bi mình liền buồn, mình cũng là rất tham cái mỹ danh “từ bi” này, có phải không? “Chỉ từ nguồn tâm ẩn tàng, âm thầm thanh lọc”, chúng ta ôn tập lại một chút, “có thẳng có khuất”, phải không? Người ta mắng mình không từ bi, mình liền rất buồn lòng, một niệm này có tâm mị thế, người ta đều phải khẳng định sự từ bi của mình, vậy trong sự hành thiện này chẳng phải có mong cầu sao? Cho nên chúng ta nói “thị” và “phi”, có liên quan tới 3 cái phía trước không? Có. Có liên quan với “thật giả” không? Có liên quan với “thẳng khuất” không? Có liên quan với “âm dương” không?
Ví dụ chúng ta lại phân tích một chút, nhưng đây là phân tích, do tôi không phải Tử Cống, tôi không thể nói bừa ông ấy nhất định là thế nào. Nhưng chúng ta nghĩ coi, ông suy nghĩ như vậy, ông là thiện, nhưng ông có thể suy nghĩ tới tình hình của mình, không suy nghĩ tới người khác. Kế đó, ông có khi nào khởi một ý niệm này, mình không nhận tiền thưởng, người ta sẽ cảm thấy mình hết sức cao thượng. một ý niệm này là thật hay là giả, là thẳng hay là khuất, là âm hay là dương, có phải không? Người ta sẽ cảm thấy mình rất cao thượng, “tâm mị thế tức là khuất”. Mình phải làm cho người khác coi, cho người ta biết mình là người tốt, “dương thiện hưởng thế danh”. Quý vị phải thuần là tâm cứu người, không có bất kì mong cầu; muốn hưởng danh tốt, đó tức là tâm mị thế. Cho nên nhìn từ 8 góc độ, quý vị phân tích từ tâm địa, những cái này đều tương thông. Mọi người đừng coi nó là tri thức, thật giả là thật giả, thẳng khuất là thẳng khuất, âm dương là âm dương, thị phi là thị phi, toàn bộ đều tương thông nhau.
Vậy tôi thật sự gặp tình cảnh này phải làm sao? Vẫn không được vào lớp, tại sao? Thứ nhất, chưa báo danh, chưa thông qua trình tự mà có thể vào lớp, vậy sau này ai phải báo danh, ai phải nỗ lực thông qua trình tự này nữa? Tệ nạn chẳng phải lộ ra rồi sao? Tiếp đó, đồng nghiệp của tôi xem xét cả ngày, sau cùng quy củ bị tôi phá vỡ mất, họ một lần, 2 lần, sau cùng có khi nào nhịn không nỗi nữa? Có. Sau cùng tôi sẽ làm phiền người xung quan mình, khiến họ làm việc đều rất vất vả, vậy lòng từ bi này của tôi là từ bi giả. Chỉ có thể để ý tới một người, khiến sự đau khổ trước mắt của họ biến thành vui mừng, những nguyên tắc xung quanh và cảm nhận của người xung quanh đều không suy nghĩ tới. Từ chối họ, không thể vào lớp, họ cũng đã đi ngàn dặm xa xôi, “lý, pháp” này đều chu toàn, cái “tình” hình như nói không thông, làm sao đây? Những tài liệu có thể cho họ thì đều cho họ, mấy ngày đó có thể cúng dường họ những kinh nghiệm này, và một số giáo huấn tốt, cái gì nói được đều nói với họ, làm cho nhân nghĩa vẹn toàn, nhưng vẫn không thể cho họ vào lớp. Tình, lý, pháp phải toàn vẹn, nếu không nếu như tôi tình nghĩa không làm tròn, họ nhất định sẽ nói: “Thầy Thái này nhớ đó cho tôi”. Lỗ tai tôi sẽ thường bị ngứa, có người đang mắng tôi, như vậy không tốt. Cho nên làm rõ những đạo lý này rồi, chúng ta ứng đối những việc gặp phải mới được viên dung.
“Chẳng qua chỉ lấy một việc mà bàn”.
Đây là đối với việc này mà thảo luận.
“Nó như nghĩa mà không nghĩa. Lễ mà không lễ. Tín mà không tín. Từ mà không từ. Đều phải quyết đoán”.
Từ điểm này lại mở rộng ra, tất cả những hành vi đã làm phù hợp đạo đức đều phải nghĩ tới tệ nạn, nghĩ tới lâu dài, nghĩ tới thiên hạ, đều phải suy nghĩ quan sát từ tâm địa.
Ví dụ “nghĩa mà không nghĩa”, nhìn có vẻ rất nghĩa khí, có nghĩa khí huynh đệ, nhưng lại khiến đối phương không thấy rõ vấn đề của mình. Ví dụ người bạn này bỏ nhà ra đi, cũng không báo bình an cho cha mẹ, thiếu tiền, mượn quý vị, quý vị liền “Không sao, con người tôi có nghĩa khí nhất”, cho họ mượn tiền. Họ không gọi điện về nhà, không mau giải tỏa sự lo lắng của cha mẹ họ, vậy hành vi bản thân họ là sai. Quý vị nhìn có vẻ rất đạo nghĩa, đó là “nghĩa mà không nghĩa”.
Kế đó, “lễ mà không lễ”, hành vi của họ hình như phù hợp với “lễ”, nhưng phân tích kĩ lại, phi lễ. Tại sao? Ví dụ họ cung kính quá đáng, trên thực tế vẫn nghi ngờ có sự mị thế, “lễ mà không lễ”. Hoặc quý vị rất tán thán, cung kính người, quý vị rất cung kính người này, tán thán họ, đây là đang thể hiện sự lễ kính của quý vị, ví dụ quý vị đối mặt với một người trẻ, họ đang hoằng dương văn hóa truyền thống, quý vị nói: “Thật hiếm có, thầy giảng tiết học này, thật là Khổng Tử tái thế”, quý vị rất cung kính họ, kết quả sự tán thán này quá mức, tâm ngạo mạn của họ khởi lên, quý vị đã hại họ.
Tôi đã gặp người trẻ khoảng 20 tuổi, tôi thấy rất ra tướng nhân tài, trẻ tuổi như vậy đã biết học thánh giáo, tôi cũng không nhịn được, tán thán em mấy câu. một tuần lễ sau, do chúng tôi sống cùng nhau, nhìn thấy một số hành vi của em không đúng, tôi liền khuyên em rất khách sáo. Mọi người cũng thấy, tôi nói năng cũng gọi là mềm mỏng rồi, cũng được. Kết quả tôi khuyên em, sắc mặt em liền bí xị, tôi liền giật cả mình. Người trẻ như vậy, khuyên răn, em liền đổi nét mặt, tôi liền ngẫm lại mấy ngày trước tôi tán thán em là sai lầm, hơn nữa không chỉ là tôi sai lầm, ở nơi em học tập thánh giáo, thường rất nhiều người lớn hễ nhìn thấy em trẻ tuổi như vậy là bắt đầu khen, khen tới sau cùng thì hại em, vốn dĩ lễ kính với em là thiện, nhưng quá mức, quá tâng bốc, ngược lại là không hợp với lễ, là “lễ mà không lễ”. Cho nên, lễ nhấn mạnh điều gì? Chừng mực. Khẳng định người, tán thán người cũng phải có chừng mực.
“Tín mà không tín”, họ vì muốn giữ một tiểu tín, quên mất đại tín. Trong tập một6 của “Khổng Tử truyện” có nói tới một sự việc. Một người muốn phản quốc, huấn luyện quân đội, bị Khổng Tử phát hiện. Ông ta uy hiếp Khổng Tử: “Ông phải hứa ngay không được nói ra”. Khổng Tử nói: “Được” liền được thả đi. Kết quả đi được một đoạn, Khổng Tử nói: “Mau đi thông báo cho quốc quân ông ta”. Học sinh ở bên cạnh nói: “Phu Tử, ngài vừa mới nhận lời người ta không nói ra”. Vì muốn giữ chữ tín của mình, nhân dân một quốc gia sắp gặp tai ương, cái tín này có phải giữ không? Đó là mình quan trọng hay sự an nguy sanh mạng của nhân dân cả nước quan trọng? Cho nên lúc này thà chính mình chịu danh xấu không giữ uy tín, cũng phải hóa giải nguy nan của một quốc gia, vậy là đúng rồi. Và bất kì đức hạnh nào, phải bắt tay từ đâu? Bắt tay từ tâm địa, phải xứng đáng với lương tâm, đây mới là chân tín, mới là thành tín.
Kế đó, “từ mà không từ”, điều này nhìn từ gia đình thì rất rõ ràng, là “từ mẫu đa bại tử”, người mẹ rất suy nghĩ cho con, nhưng lại nuôi ra bại gia tử, mọi người có phục không? “Từ mẫu đa bại tử”, không nói điều gì khác, chỉ nhìn thời đại này của chúng ta là được. Thương con, tốn thời gian cho con cái, thời đại này là nhiều nhất trong 5000 năm nay, nhưng 5000 năm nay thời đại nào dạy kém nhất? Thời đại này. Có liên quan với “từ mà không từ” không? Trước đây người làm mẹ rất hiểu, không thể bao che con cái, bây giờ người cha đang trừng phạt con cái, người mẹ luôn lôi chúng đi, đó là “từ mà không từ”, biến thành nuông chiều con cái, biến thành phản giáo dục.
Cho nên tôi rất cảm niệm mẹ của mình, tôi là con trai một, lại là trưởng tôn, hết sức có điều kiện làm bại gia tử, người trong cả gia tộc đều thương yêu. Nhưng còn may chưa thành bại gia tử. Trước hết, công lao mẹ tôi hết sức lớn, cha tôi mỗi lần mắng tôi, mẹ tôi một câu cũng không chen vào, khiến tôi ngoan ngoãn nghe lời giáo huấn của cha tôi. Kết quả mẹ tôi sau đó hỏi tôi: “Hồi nhỏ cha con nói với con nhiều như vậy, con nghe có hiểu không?”. Tôi nói: “Đều nghe hiểu hết”. Tại sao? Cha đã dùng chân tâm dạy dỗ tôi, làm sao không thể lý giải chứ? Câu nói có ấn tượng sâu nhất, chính là cha tôi dạy tôi phải thương mình, đừng chà đạp chính mình. 2 câu nói này bây giờ khởi lên như sấm bên tai, hình như vẫn còn vang bên tai. Kế đó, cảm ơn ông nội tôi. Khi tôi phạm lỗi, ông nội tôi hét lên trước tiên “Đánh”, luôn nói với mẹ tôi: “Con không đánh, cha đánh!”, khi phạm lỗi lầm nghiêm trọng, ông nội không chiều tôi, mẹ không chiều tôi, không từ bi. Cho nên đây là từ bi chân thật.
Tiếp đó có một đoạn nói trong “Cách ngôn liên bích”, rất sâu sắc, là phán đoán thiện hay phi thiện. “Tư ân hú cảm, nhân chi tặc dã, trực vãng khinh đảm, nghĩa chi tắc dã, túc cung ngụy thái, lễ chi tặc dã, hà sát kì nghi, trí chi tặc dã”. Chúng ta coi “nhân nghĩa lễ trí tín” là ngũ thường, nhưng cũng phải phân biện có phải là cái trí chân thật không, hay là trí mà không trí, nhân mà không nhân, tín mà không tín. “Cẩu ước cố thủ, tín chi tặc dã”.
Một người nhận ân huệ của người khác, “tư ân”, bản thân họ khi làm việc công, sẽ đối với người đã từng có ân với mình, rất tạo điều kiện cho họ. Nhìn có vẻ họ đang lợi ích cho người đó, nhưng họ lấy tài nguyên công cộng để trả tình riêng của họ, “tư ân hú cảm”, đây không phải là biểu hiện của “nhân”, phải không? Người xung quanh nhìn vào, người này đều là yêu ghét, ưa bỏ.
“Trực vãng khinh đảm”, họ nhận lời một số việc, hình như rất có nghĩa khí, nhưng sau khi đảm nhận thì không có trách nhiệm, lại lãnh trách nhiệm nhẹ nhàng, người ta xong việc sẽ cảm thấy, cứ tự vỗ ngực đảm bảo, sau cùng cũng là bộ dạng này, đây là “nghĩa chi tặc dã”. Cho nên, người xưa khi suy nghĩ nhận lời người khác việc gì, hết sức thận trọng, họ sẽ không khinh suất.
“Túc cung ngụy thái”, lúc nãy mới giảng tới, họ cung kính rất quá mức, thật ra là những thái độ hư giả này, tức là nịnh nọt, “lễ chi tặc dã”. Ngược lại người ta đối mặt với người lễ độ này, sẽ cảm thấy, có phải đang làm bộ làm tịch không. Mọi người có phát hiện không, chúng ta vừa bắt đầu tiếp xúc văn hóa truyền thống, người ta cúi mình chào chúng ta, chúng ta đều sẽ nghĩ: Người này muốn làm gì đây? Có mục đích gì? Tự nhiên cung kính như vậy, kì kì sao đó. Nếu như sau này quen biết nhau rồi mới nói: “Những hành vi cung kính đó đều là công phu bề mặt, trong tâm vẫn rất hà khắc với người, với người vẫn rất ngạo mạn”. Người ta nói những cái này đều là giả, đó chẳng phải khiến người ta không tin tưởng “nhân nghĩa lễ trí tín” sao, “nhân chi tặc giả”.
“Hà sát kì nghi”, nhìn có vẻ quan sát rất nhạy bén, hình như người này rất thông minh, lợi hại. Nhưng họ tới mức “hà khắc”. Hễ hà khắc, người xung quanh rất căng thẳng, điều họ nhìn thấy người ta không nhìn thấy, nói người này rất có huệ nhãn, rất lợi hại. Nhưng sau khi họ hà khắc, người ta ở cạnh họ rất bị áp lực, do hễ làm sai liền bị họ phê một trận, động tí là có tội, mỗi người khi họ làm một việc đều căng thẳng lo sợ, sợ phạm lỗi, do lãnh đạo này quá hà khắc. Nhìn có vẻ hình như rất lợi hại, rất có trí huệ, trên thực tế nội tâm rất khắc nghiệt. Hơn nữa “kì nghi” họ nghi ngờ cái này, nghi ngờ cái kia, đều bị họ nghi ngờ đúng hết, sau cùng khiến mọi người không tin tưởng người khác, cái này là sai lầm, không phải trí huệ thật, “trí chi tặc dã”. Nghi ngờ sẽ truyền nhiễm, ví dụ quý vị nói “Người này rất tốt”, nói xong quý vị rất vui, người bên cạnh nói “Tôi thấy không phải vậy”, quý vị ảnh hưởng họ mấy lần, quý vị sau khi nghĩ việc gì đều bắt đầu nghi ngờ. Cho nên nghi ngờ là ngũ độc, độc hại chân tâm của mình, không tốt.
“Cẩu ước cố thủ”, tức là những việc quý vị nhận lời đều không suy nghĩ kĩ càng, quá tùy tiện, không thích đáng, sau cùng còn phải kiên trì nhất định phải giữ lời hứa này, cũng không đi câu thông, hoặc là điều chỉnh thích đáng, sau đó thì “tôi là người rất giữ uy tín, nhận lời rồi nhất định phải làm”, cái đó là không biết thông biến, hơn nữa cũng không nhìn thấy sự sơ suất của mình khi nhận lời lúc đầu, còn cảm thấy mình đang giữ lời hứa, đó là “tín chi tặc dã”.
Cho nên “Đệ tử quy” có câu nói: “Việc không dễ, đừng nhận lời; nếu nhận lời, tiến thoái sai”. Họ nói “Được”, “Có thể”, giống như đã hứa rồi, nhưng khi họ tiến thoái sai, chẳng phải khiến người ta nghi ngờ uy tín của họ rồi sao? Cho nên nhận lời duyên phận phải “lượng sức lượng đức, xét thế chọn người”, không thể dễ dàng hứa hẹn. Quý vị muốn phân tích cả nhân duyên có chín muồi chưa, 8 chữ này là tiêu chuẩn. Đo lường đức hạnh của mình có thể gánh vác nhân duyên này không, tình thế quý vị thật sự có thể, quý vị còn phải dùng đúng người, nếu không việc tốt lớn dùng sai người, ngược lại sẽ biến thành việc xấu lớn, những điều này đều phải đo lường.
Nếu như tôi nghe thấy bên dưới có chút âm thanh, phải mau coi mình có viết gì sai không. Chúng ta coi góc độ tiếp theo:
“Sao là lệch chánh. Xưa ông Lã Văn Ý, mới từ chức tể tướng, về quê, dân chúng đón tiếp, như Thái sơn Bắc đẩu”.
Tiên sinh Lã Nguyên thời Minh, hiệu Phùng Nguyên, hồi đó ông làm tể tướng, sau đó truy phong, người có cống hiến với quốc gia sau khi qua đời, đều sẽ phong họ một danh hiệu “Văn Ý”, cho nên gọi là Văn Ý công, ông Lã Văn Ý. Ông vừa từ bỏ vị trí tể tướng, cáo lão hồi hương, uy tín của ông nhân dân trong và ngoài nước đều hết sức tôn sùng, giống như nghênh tiếp Thái sơn, Bắc đẩu vậy.
“Có người cùng quê, say rượu mắng chửi”.
Có một đồng hương uống say, hơn nữa còn mắng người, còn mắng ông, rất không cung kính.
“Lã công bất động. Dặn dò gia nhân, kẻ say không chấp làm gì, đóng cửa kệ hắn”.
Nói với gia nhân của ông, hắn uống say rồi, đừng so đo với hắn, đóng cửa lại mặc kệ hắn.
“Năm sau, người đó phạm tử hình vào ngục”.
Qua một năm sau, phạm nhân này không chịu hối cải, ngày càng thậm tệ, sau cùng đã phạm lỗi lớn bị phán tử hình, bắt nhốt trong ngục. Lã công biết việc này.
“Mới hối hận rằng”.
Lã công hối hận.
“Giá hồi đó so đo với hắn, giao cho nha môn trừng trị, có thể lỗi nhỏ mà cảnh giác. Ta hồi đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu, không ngờ nuôi dưỡng cái ác, dẫn tới ngày nay. Dùng thiện tâm mà hóa ra làm ác”.
Đây là ví dụ về thiện tâm làm chuyện ác. Thật ra, chúng ta coi mỗi câu kinh đều rất đáng quý, đều học được, nói thế nào? Lã công vừa nhìn thấy người này vào ngục, ông lập tức phản tỉnh hối hận, có thể thấy Lã công đối với mỗi một việc ông gặp phải đều luôn cung kính thận trọng, ông thời thời phản tỉnh, việc này gây ra kết quả này, có trách nhiệm của mình không? Phản cầu chính mình. Hơn nữa là một người không quen biết, ông cũng có thể phản tỉnh chính mình.
Vậy chúng ta bây giờ coi lại sự khác biệt với thánh hiền nhân, chúng ta bây giờ ngay cả cái sai của con cái, chúng ta cũng chưa chắc phản tỉnh chính mình. Lã công là cái sai của người lạ, ông cũng phản tỉnh chính mình, ông biết nghĩ rằng: Nếu như hồi đó, mình có thể nhìn thẳng vào thái độ của hắn xấu ác như vậy, phải nên đưa tới quan phủ, trừng phạt hắn chút ít, cho hắn một vài cảnh cáo, “tội nhỏ mà cảnh giác”, đây là lời trong “Kinh dịch”, một sai lầm nhỏ, khiến hắn lấy đó cảnh giác, không dám phóng túng, sẽ không gây ra kết quả ngày nay bị phán tử hình.
Vậy chúng ta nghĩ tiếp, một đứa bé hồi nhỏ phạm lỗi, bị cha mẹ trách phạt, đây cũng là “tội nhỏ mà cảnh giác” Rất nhiều người lần đầu tiên lấy trộm đồ sau đó bị cha đánh, cả đời đều không dám khởi ý niệm này, “tội nhỏ mà cảnh giác”. Cho nên, sự khoan hậu này, Lã công nói, lúc đó chỉ là “giữ lòng nhân hậu”, không ngờ lại nuôi dưỡng cái xấu của hắn. Cho nên tha thứ một người, cũng phải quan sát được thái độ của họ sau khi nhận sự tha thứ này. Nếu như sau khi được tha thứ mà càng ngông cuồng, thì phải cảnh cáo họ mới được. Nếu như người xung quanh chúng ta, vì sự tha thứ của chúng ta mà ngày càng phóng túng, vậy cái này chúng ta phải biết điều chỉnh. Đây là một ví dụ, ví dụ kế tiếp lại nói:
“Lại có người dùng ác tâm mà làm việc thiện”
“Như nhà đại phú nọ, gặp năm mất mùa, dân nghèo ban ngày cướp gạo giữa phố”.
Có một địa phương, mất mùa, kết quả có người bắt đầu giữa ban ngày, giữa phố thị cướp bóc lương thực, “túc” thông thường là chỉ lúa gạo. Cướp lương thực, cũng phải cướp của những nhà giàu có. Có một phú ông, ông liền đi báo nha môn.
“Cáo lên huyện”.
Kết quả huyện phủ không có phản ứng, không màng tới. Kết quả bọn họ:
“Dân nghèo lộng hành”.
Những lão bá tánh này ngày càng lộng hành ngang ngược. Tình thế khốn đốn.
“Tự bắt giam trị tội kẻ cướp”.
Ông liền dùng người của mình, bắt những người này lại trừng trị, có thể cũng sẽ đánh họ, xử phạt họ, “bắt giam trị tội”, bắt họ lại xử phạt. Kết quả những người cướp bóc này nhìn thấy liền sợ, biết giữ mình.
“Ổn định tình hình”.
Cả khu vực mới an định, bình ổn trở lại.
“Nếu không sẽ loạn”.
Nếu như tiếp tục phát triển tiếp, có thể cả vùng sẽ đại loạn.
“Vì thiện là chánh”.
Tâm thiện là chánh.
“Ác là lệch”.
Nóng giận, trừng phạt người, cái này là “ác là lệch”.
“Người người đều biết. Người dùng thiện tâm mà làm việc ác, là lệch trong chánh”.
Như ông Lã Văn Ý dùng thiện tâm, ông lại làm việc ác, khiến cho người đó sau cùng phạm tội chết, đây là cái thiện “lệch trong chánh”.
“Dùng ác tâm mà làm việc thiện, là chánh trong lệch”.
Phú ông này cũng là tức quá, những dân nghèo này đã sắp uy hiếp tới tài sản, sanh mạng của ông, ông rất tức giận, gọi người trong nhà ra, bắt những người này lại đánh, đây là tâm ác. Nhưng lại khiến cho những ác hạnh cướp bóc này được ngăn chặn, đây là làm việc thiện, cho nên là “chánh trong lệch”.
“Không thể không biết”.
Ví dụ này, cũng thuyết minh rất hay về đạo lý “lệch chánh”.
Được, hôm nay hết giờ rồi, trao đổi với mọi người tới đây. Trọng điểm tiếp theo là “bán mãn”, cái này rất thú vị. Mọi người có thể quay về chuẩn bị một chút, không nhất định phải tiết sau mới tìm hiểu. Quý vị biết thế nào mới là đầy vơi, quý vị sẽ hết sức hoan hỉ, thì ra không có tiền cũng có thể tu phước báo viên mãn, công đức viên mãn.
Cảm ơn mọi người!