Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 21A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 21A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Chúng ta học tập “Liễu Phàm tứ huấn”, càng học càng cảm nhận được tiên sinh Liễu Phàm dụng tâm lương khổ, trong từng câu chữ, đều tận tình khuyên bảo khích lệ chúng ta. Thật sự dùng tâm thành kính để lãnh thọ, thọ ích hết sức lớn. Cho nên mỗi một người học một bộ kinh điển, lợi ích lớn nhỏ, sâu cạn là do tâm thành kính của mình quyết đinh. Tổ sư Ấn Quang đã nói rằng, một phần thành kính được một phần lợi ích, một0 phần thành kính được một0 phần lợi ích.

Như chúng ta học tập tới “Phương pháp tích thiện”, đơn vị thứ 3, tiên sinh Liễu Phàm phía trước có lấy một0 ví dụ, giúp chúng ta có tín tâm kiên định về việc tích đức hành thiện ắt có thiện báo. Tín tâm rất quan trọng, không có tín tâm thì không muốn đi hành thiện, thậm chí quá trình hành thiện, sẽ có thể nghi ngờ, thoái lui, cho nên phải xây dựng tín tâm.

Tiếp đó lại từ 8 góc độ, giúp chúng ta hiểu rõ cái gì mới là cái thiện đúng đắn. Nếu như chúng ta không tri nhận được cái thiện đúng đắn, thật ra là đang tạo nghiệp, còn cảm thấy mình đang hành thiện, vậy sau này nhận phải quả báo không tốt, họ sẽ hoàn toàn phủ định chân lý thiện giả thiện báo, vậy cuộc đời họ sẽ gặp tai ương. Cho nên, phía sau chúng ta nói về việc từ 8 góc độ mà tri nhận cái thiện đúng đắn, mới không khiến mọi người trong quá trình hành thiện mà nghi ngờ, phủ định, thậm chí sanh tâm sân hận rất lớn, “thiện giả thiện báo, căn bản chỉ là giả”, như vậy họ sẽ không thể nào hành thiện, thậm chí sẽ phỉ báng chân lý nhân quả báo ứng, điều này đối với họ là tổn hại rất lớn, tội nghiệp họ gây ra hết sức lớn. Quý vị có gặp bạn bè người thân nào nói: “Tôi không tin nhân quả báo ứng đâu”. Mọi người có gặp qua chưa? (Đáp: Có). Đây là đối tượng quý vị phải cứu giúp. Do câu nói này của họ nếu làm lầm lạc người xung quanh họ, thì tội nghiệp gây ra quá lớn quá lớn, phước báo của họ đều tổn hại hết từ miệng họ. Họ làm lầm lạc huệ mạng một người, tội nghiệp này không dễ tính. Do quý vị làm lầm lạc người này, sau này họ có thể làm cha, làm mẹ, hoặc là sau này đi dạy học, thì càng nghiêm trọng hơn. Hoặc là sau này họ làm lãnh đạo người ta, đều có thể làm lầm lạc tư tưởng quan niệm của người khác. Chúng ta trong quá trình thâm nhập 8 góc độ này, thật ra cũng có thể quán chiếu chính mình có những ngộ nhận này không.

Ví dụ chúng ta lúc bắt đầu đã nói, thiện có chân, có giả, khi phân biệt chân giả, tiên sinh Liễu Phàm đã kể lại đoạn đối thoại giữa thiền sư Trung Phong và một số người trí thức. Mọi người chú ý, là “người trí thức”, không phải người không có tri thức. Chúng ta nghĩ coi, đã đọc sách thánh hiền, thật sự tin tưởng chân lý chưa? Theo những sự việc đã gặp, họ cũng sẽ nghi ngờ. Cho nên những người trí thức này nói “Ai đó lễ kính người, cung kính người, cảm thấy họ làm việc tốt, nhưng gia môn lại suy bại; một số người tạo ác nhưng gia môn hưng thịnh, lòi Phật nói hình như không tương hợp với sự thật”. Mọi người khi đọc tới đoạn này, có nghĩ rằng, trước đây mình cũng quan sát, cũng nghĩ như vậy. Còn thiền sư Trung Phong trước hết từ sự phán đoán của họ có đúng đắn không để thuật lại đạo lý này, đã hỏi họ: “Các ngươi cảm thấy cái gì là thiện?”.

Cho nên 8 góc độ này, trên thực tế đều quay về phán đoán từ tâm địa căn bản. Họ cảm thấy, lễ kính người là thiện, đó là hành vi, hành vi bên ngoài. Cái gì là ác? Đánh người, mắng người, đó là hành vi bên ngoài. Hòa thượng Trung Phong nói với họ, nếu muốn nịnh nọt người khác, thì lễ kính người khác cũng là ác, tâm tự tư tự lợi. Nếu muốn đánh cho người khác tỉnh ra, mắng cho tỉnh, thì đánh người cũng là thiện, do “lợi người là công”, niệm niệm muốn lợi ích người khác, đây là “công”, đây là chân thiện, “công tức là chân”. “Lợi mình là tư”, họ làm hành vi cung kính này, thật ra là vì tiền đồ của chính mình, là muốn lấy lòng người khác, “tư tức là giả”. Tiếp đó sau khi chúng ta biết phán đoán việc này, lại tiếp tục phát triển, người trí thức này có phải sẽ hỏi tiếp rằng: “Người này tâm địa rất lương thiện, đã làm rất nhiều việc thiện, nhưng trong nhà họ vẫn xảy ra rất nhiều chuyện bất hạnh”. Nếu như lại có người hỏi quý vị như vậy, vậy chúng ta có trả lời được không? “Ờ… ăn trái cây đã, đợi lát nữa nói”, quý vị học văn hóa truyền thống, rất nhiều tình huống xảy ra, người ta sẽ hỏi quý vị.

Vào thời Xuân Thu, thời đại Khổng Tử tại thế, có một nhà nọ, người nước Tống, có nuôi một con bò cái màu đen. Kết quả con bò cái đen này sanh một con bò trắng. Người ta đem chuyện này đi hỏi Khổng Tử là: “Đây là điềm báo gì?”. Khổng Tử nói: “Điềm lành”, kết quả không lâu sau, ông chủ nhà này bị mù mắt. Khổng Tử nói điềm lành, kết quả ông chủ trong nhà bị mù mắt. Sau đó, con bò cái đen lại sanh con bò trắng thứ hai, lại có người đi hỏi Khổng Tử: “Đây là điềm báo gì?”. Khổng Tử nói: “Điềm lành”. Không lâu sau, con trai của ông bị mù mắt. Nếu như quý vị là người nhà này, hoặc là người nghe câu chuyện này, quý vị sẽ nghĩ gì? “Khổng Tử cũng khoa trương quá mà, 2 lần phán đoán đều sai lầm”. Có thể sẽ nghĩ như vậy, cho nên thiện giả thiện báo không phải thật, cái này là nhìn từ hiện tượng. Cho nên quan sát hiện tượng, cũng không thể chỉ nhìn kết quả trước mắt, nếu không cũng dễ đánh mất tín tâm. Kết quả một thời gian sau, nước Tống và nước Sở đánh nhau, người cha và người con này đều bị mù, đâu có kẻ mù nào lên trận đánh nhau? Cho nên người nam trong nhà họ không phải lên chiến trường. Kết quả trận chiến Sở Tống đó, quân đội nước Tống hầu như toàn quân bị tiêu diệt, rất nhiều người nam đều chết hết, cha con nhà họ đều tránh được tai họa. Kết quả trận chiến đó đánh xong không bao lâu, cha con đều khôi phục lại sáng mắt. Cho nên điển cố lịch sử này, cũng bảo chúng ta đừng lập tức ra phán đoán ngay.

Có nhà nọ, chuyện này có ghi chép lại rất nhiều, nhất là trong những ghi chép nhân quả báo ứng. Người cha này cả đời làm kinh doanh, đều luôn gạt người, đều luôn “nhẹ xuất nặng nhập”. Người ta bán sỉ cho ông, cái cân của ông chiếm lợi của người ta, bán ra cho khách hàng, cũng chiếm lợi của người ta, kết quả đã làm cả đời, rất giàu có. Sau đó trước khi chết, đã đem cái cân đó ra, cái cân đã làm mưu mẹo trong đó đem truyền cho con trai ông: “Đời này cha kiếm được nhiều tiền như vậy, chính là nhờ cái cân này”, đem phương pháp này dạy cho con ông: “Con phải ghi nhớ cho kĩ”. Kết quả sau khi người con trai cầm lấy, người cha qua đời. Anh nói cha mình làm như vậy là không đúng, anh liền đem cái cân này đập đi. Sau khi đập xong, 2 đứa con trai của anh, tức là cháu của cha anh, 2 đứa con trai lần lượt qua đời. Nếu là quý vị, quý vị sẽ nghĩ gì? Tôi làm ăn có lương tâm như vậy, ông trời tại sao bất công với tôi thế này? Tôi thấy vẫn nên làm mưu mẹo. Vậy là phiền phức rồi. Nhưng ông trời rất từ bi, sau khi 2 đứa con trai của anh lần lượt chết đi, có một hôm nằm mơ, mơ thấy thần nói với anh: “Cha ngươi làm ăn trái với lương tân, chiêu cảm tới 2 đứa cháu này, là 2 đứa cháu sẽ tiêu xài hết tài sản của ông ấy. Nhưng ngươi rất có lương tâm, đem cái cân đập đi, lại làm người bằng thiện tâm, lương tâm, cho nên vận mệnh nhà ngươi đã đổi. Đây vốn dĩ là người làm bại hoại nhà ngươi, ông trời thu họ trở về. Cho nên ngươi tiếp tục làm người có lương tâm như vậy, sau này gia đình sẽ tốt lên”. Sau đó lại chiêu cảm đứa con ra đời, sau cùng gia đạo hưng thịnh lên.

Cho nên người muốn tin vững chân lý, không hề dễ. Người xưa để lại mấy câu nói, đối với chúng ta cũng là nhắc nhở và phán đoán rất quan trọng, “người làm thiện, phước tuy chưa tới, họa đã rời xa; người làm ác, họa tuy chưa tới, phước đã rời xa”. Còn một đoạn nữa quan trọng “vi thiện tất xương”, quý vị chỉ cần làm thiện, người này, gia đình này sẽ hưng thịnh; “vi thiện bất xương, kì tổ thượng cập tự thân tất hữu dư ương”, tổ tiên họ tạo nghiệp, bây giờ tuy họ làm thiện, tai ương này vẫn chưa báo hết. Cho nên quý vị coi một người đang hành thiện mà gặp ác báo, đó là tổ tiên và bản thân họ còn sót tai ương, tai ương tận rồi nhất định sẽ thịnh, “ương tận tất xương”. “Vi ác tất ương. Vi ác bất ương, kì tổ thượng cập tự thân tất hữu dư xương”, phước báo của tổ tiên họ còn che chở họ, họ còn ở đó rất cuồng vọng. “Xương tận”, phước ấm của tổ tiên họ hết mất, “tất ương”, cho nên quả báo thiện ác, đều không thể chỉ nhìn trước mắt mà thôi. Cho nên điều đáng quý nhất của một người ở đâu? Bất luận gặp phải cảnh giới gì, lòng tin thiện giả thiện báo này đều không thay đổi. Nếu như quý vị gặp phải cảnh giới rất lớn, “mình hành thiện lâu như vậy, lại còn gặp ác báo này”, khi quý vị tín tâm dao động, chúng ta có thể talk một chút, mọi người có thể câu thông, trao đổi với nhau một chút, không thể nghi ngờ chân lý.

Chúng ta từ “chân giả” tới “ngay khuất” tới “âm dương”, tiếp theo hôm nay bước vào trọng điểm thứ tư:

“Thế nào là thị phi”.

Trong kinh văn nói rằng:

“Pháp luật nước Lỗ, người Lỗ chuộc người bị bắt hầu hạ ở chư hầu, đều được phủ quan thưởng tiền”.

Pháp luật nước Lỗ có quy định: Người nước Lỗ tới nước láng giềng, tới những quốc gia khác, dùng tiền chuộc lại người bị nước chư hầu bắt đi, ở những đất nước khác làm hạ nhân, làm thiếp cho người ta, những tình hình này, người nước Lỗ phát hiện, họ bằng lòng khảng khái lấy tiền chuộc người nước mình trở về, như vậy chính phủ sẽ thưởng tiền cho họ, dùng tiền khích lệ họ cứu người nước mình khi nguy nan. Kết quả Tử Cống đem người chuộc về, ông không nhận tiền thưởng của chính phủ, “không cần đâu, không cần đâu”. Kết quả Khổng Tử nghe xong việc này:

“Nghe mà buồn lòng”.

Buồn lòng tức là Khổng Tử có thể hiểu ra rằng, hành vi này gây ra ảnh hưởng phiến diện quá lớn. Không phải nói Khổng Tử ghét người, không phải. Khổng Tử đối với một số hành vi, sẽ sanh ra ảnh hưởng rất không tốt cho phong khí cả xã hội, Phu Tử đều sẽ chỉ ra kịp thời, nhắc nhở mọi người. Cho nên sau khi Khổng Tử biết được, trách mắng Tử Cống học sinh của ngài, nói với Tử Cống:

“Tứ thất sách rồi”.

Người làm như vậy không đúng, có sai lầm.

“Ôi thánh nhân xử sự, có thể cải sửa phong tục”.

Không Tử mượn cơ hội này, dạy dỗ học sinh của mình, cơ hội này nắm được, cả đời không quên. Có lúc chúng ta làm thầy, làm cha mẹ, thường nói một vài đạo lý quan trọng, con cái cảm thấy phiền. Nhưng vừa phạm lỗi, vừa xuất hiện một số tình hình, quý vị đem những đạo lý này nói rõ ràng cho chúng, chúng cả đời thọ ích. Cho nên, Khổng Tử trong cả bộ “Luận ngữ” đã nắm được rất nhiều cơ hội quan trọng, giáo huấn học sinh, đồng thời cũng giáo huấn người thiên hạ, cũng giáo huấn chúng ta hơn 2500 năm sau. Lát nữa chúng ta sẽ kể tới, ở đây là một ví dụ thực tế. Ngài nhắc nhở học sinh, thánh hiền nhân làm bất kì việc gì, họ đều suy nghĩ tới việc có thể khơi dậy phong tục tập quán đúng đắn, lương thiện không, “có thể cải sửa phong tục”.

“Mà dạy dỗ cho lão bá tánh”.

Bản thân mình thân giáo làm việc này, kể cả ngôn giáo những lời nói ra, có thể giáo dục lão bá tánh. Thân giáo làm gương mẫu, ngôn giáo cảm hóa, dẫn dắt bá tánh, đây là “dạy dỗ cho lão bá tánh”.

“Không phải làm theo ý mình”.

Không phải thuận theo mình, tùy tiện đi làm mà thôi, cũng không phải chỉ suy nghĩ theo lập trưởng của mình mà làm thôi. Chúng ta coi, Tử Cống rất có tiền, cho nên ông cảm thấy mình có tiền thưởng hay không cũng không sao, đây là lập trường của ông. Nhưng Khổng Tử không nhìn như vậy, Khổng Tử khởi tâm động niệm suy nghĩ cho cả xã hội, thiên hạ. Cho nên, quả thật Phu Tử là người khế nhập cảnh giới, lời nói hành động đều giống như “Trung Dung” đã nói: “Động nhi thế vi thiên hạ đạo”, mỗi cử động của họ có thể khiến thiên hạ học hỏi, “hành nhi thế vi thiên hạ pháp, ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc”, nhất ngôn nhất hành, nhất cử nhất động đều làm làm gương cho thiên hạ.

Vậy chúng ta nghe xong câu này, lại kiên định đời này phải thành thánh thành hiền, mọi người có kiên định mục tiêu như vậy không? Quý vị không có phản ứng là ý gì? Mọi người nhất định phải có chí hướng như vậy, nếu không “Đệ tử quy” mỗi ngày đọc cũng uổng công, không đọc nhập tâm. Mỗi ngày đọc “Đệ tử quy”, đọc vào rồi, nhất định có tấm lòng như vậy, do câu sau cùng nói “không cam chịu, không thua kém, thành thánh hiền, đều đạt được”. Chúng ta mỗi ngày đọc, sau đó vẫn không kiên định mục tiêu, thì câu này chẳng phải chỉ bô bô trên miệng thôi sao? Kể cả trong “Đệ tử quy” nói “người hành thiện, ta học theo”, câu này có phải làm thật không? Vậy làm thật rồi, mục tiêu đời này nhất định là cảnh giới thánh hiền. Do nhìn thấy rồi liền đi làm, cho nên thánh và hiền nhất định có thể đạt được.

Tiếp đó chúng ta nhìn thấy tấm lòng của Phu Tử, đã thể hiện ngài thời thời suy nghĩ cho thiên hạ, ngài phân tích cho học sinh nghe:

“Nay nước Lỗ người giàu ít người nghèo nhiều”.

Nước Lỗ người giàu quá ít, người nghèo quá nhiều, nhưng ngày nay ngươi làm hành vi này, người ta nói: “Tử Cống ngay cả tiền cũng không nhận, thật là liêm khiết, thật là có đức hạnh”. Cho nên hành vi này ngươi làm xong, rất nhiều người sẽ nghĩ, thu nhận tiền thưởng hình như có vẻ không liêm khiết, hình như hơi bị tham tiền.

“Nhận tiền thì bất liêm. Sao tiếp tục chuộc người được”.

Sau này mỗi người khi muốn chuộc người, trong tâm họ sẽ ngần ngại: Không thể nhận tiền thưởng, nhận tiền thưởng hình như bị người ta nhìn vào thấy hơi không có đức hạnh. Nhưng trong nhà mình lại không nhiều tiền lắm, nếu chuộc rồi mình lại không thể lấy tiền thưởng, vậy cuộc sống mình sẽ khó khăn. Khi họ cứu người mà chần chừ, mà ngần ngại, một00 người cứu người, có năm ba người ngần ngại, thì mạng sống của năm ba người, gia đình của năm ba người đó sẽ bị ảnh hưởng, huống hồ có thể còn nhiều hơn. Cho nên Phu Tử thấu hiểu lòng người, ngài có thể từ một động tác mà phân tích ra tâm thái sẽ ảnh hưởng người khác về sau.

“Từ nay về sau, chắc không ai chuộc người nước tư hầu nữa”.

Rất nhiều người sẽ không dám chuộc người về. Ngoài ra chuyện xảy ra với bản thân Tử Lộ:

“Tử Lộ cứu người chết đuối. Người đó dùng trâu cảm tạ. Tử Lộ nhận nó. Từ đó nước Lỗ nhiều người cứu kẻ chết đuối”.

Tử Lộ nhìn thấy người ta chết đuối, tình hình nguy cấp, ông dũng cảm cứu người nguy nan. Kết quả người đó quá cảm tạ ơn cứu mạng của ông, đem con trâu trong nhà tặng ông để thể hiện sự biết ơn, Tử Lộ hoan hỉ tiếp nhận. Câu chuyện này kể cho thế nhân, dũng cảm cứu người, nhận được thiện báo rất dày, người ta đem trâu tặng cho ông ấy. “Tử Lộ nhận lấy”. Mọi người có thể đối với một con trâu rốt cuộc là lễ dày ra sao thì không có khái niệm lắm. Ví dụ nói quý vị sản xuất sản phẩm này, tức là đem cỗ máy đó tặng người ta. Do họ cày ruộng, ăn cơm nhờ trâu, đem tài sản rất quan trọng trong nhà tặng đi. Ví dụ nói người này được cứu một mạng, đem ngựa tặng đi, quý vị phải biết tính món quà này hậu hĩnh ra sao, đem ngựa tặng đi, tức là đem BMW tặng đi, như vậy mọi người sẽ lý giải được, đây thật sự là được hậu báo. Cho nên Khổng Tử rất hoan hỉ, việc này nhất định sẽ dẫn dắt nước Lỗ càng sẵn lòng đi cứu người nguy nan. Tiếp đó tiên sinh Liễu Phàm phân tích rằng:

“Nhìn từ mắt thường”.

Nhìn từ quan điểm của người thế tục thông thường.

“Tử Cống không nhận tiền là tốt”.

Tử Cống không thu nhận tiền thưởng, hình như có vẻ khá là cao thượng, thanh liêm.

“Tử Lộ nhận trâu là kém”.

Tử Lộ thu nhận quà thưởng của người khác, hình như có vẻ không cao thượng như vậy.

“Khổng Tử lại chọn Do mà truất Tứ”.

Khổng Tử lại khẳng định Tử Lộ, chỉ trích, không tán đồng việc Tử Cống làm. Phân tích lúc nãy tức là, quan điểm của thánh nhân và người thế tục có khác nhau, từ điểm khác nhau này tiếp tục phân tích:

“Vậy biết người hành thiện”.

Người làm việc thiện, phải suy nghĩ ra sao, mới tương ứng với sự suy ngẫm tường tận của thánh nhân đây? Tiêu chuẩn này được nêu ra:

“Không luận hiện hành mà luận điều tệ hại. Không luận nhất thời mà luận lâu dài. Không luận một thân mà luận thiên hạ”.

Không phải chỉ nhìn hiệu quả trước mắt, mà phải suy nghĩ vấn đề tệ hại về sau; không luận nhất thời hiện tại, kết quả hiện tại, mà phải nói về ảnh hưởng lâu dài; “không luận một thân”, không chỉ luận sự được mất của chính mình, mà luận lợi ích của thiên hạ. Tiếp đó phân tích rằng:

“Hiện hành tuy thiện”.

Bây giờ nhìn hành vi của họ hình như là thiện tâm đang làm.

“Nhưng tương lai gây hại cho người”.

Nhưng tệ nạn của nó sẽ hại tới người khác, thậm chí là người sau này, “không luận nhất thời mà luận lâu dài”.

“Nhìn như thiện mà thực chẳng thiện”.

Nhìn có vẻ giống như thiện, nhưng trên thực tế không phải. Chúng ta lấy một vài ví dụ cụ thể để coi, ví dụ nói một người, họ thường đi cứu tế người khác, đây là thiện tâm. Kết quả cứu tới sau cùng, người ta thấy họ từ bi, thường tới mượn tiền họ, thậm chí mượn đi đánh bạc, việc này sẽ có tệ nạn. Cho nên người lương thiện, đừng tới sau cùng người khác bắt nạt sự lương thiện của quý vị, đi tạo ác là không tốt.

Khổng Tử lại giáo huấn rằng, phải cứu gấp không cứu nghèo. Họ rất gấp, thì quý vị phải liền giúp đỡ họ, cứu người khỏi nước lửa; họ tư tưởng nghèo nàn, gây ra sự nghèo khó trong nhà họ, lúc này không phải cứ cho họ tiền, mà phải giúp họ có trách nhiệm, giúp họ có năng lực mưu sinh, đây là nhân từ chân thật.

Chúng tôi đã từng gặp một đoàn thể từ thiện, quy mô rất lớn, họ than thở rằng: “Sao vùng chúng tôi quyên tiền nhiều nhất thì không cảm ơn nhất?”. Tệ nạn xuất hiện rồi. Kết quả sư trưởng nói với họ một câu rằng: “Họ ngay cả cha mẹ cũng không cảm ơn, sao cảm ơn quý vị được?”. Cho nên thật sự muốn cứu người khỏi nghèo khó, nguy nan, sự cứu độ căn bản nhất, là phải dạy họ làm người, dạy họ hiểu lý, dạy họ tích đức hành thiện ra sao. Nếu không quý vị cứu tế càng nhiều, họ không quý trọng, hiện tượng này đáng để chúng ta suy ngẫm. Cho nên cứu người điều căn bản nhất, vẫn là phải cho họ giáo huấn của thánh hiền.

Thời Thanh có công án, hoàng đế Thuận Trị cảm thấy xuất gia rất tốt, ông hy vọng người xuất gia đều cho ông xuất gia, ông liền thay đổi chế độ của Phật môn. Trước đây Phật môn xuất gia phải thông qua thi cử. Hơn nữa độ khó đó tương đương với thi tiến sĩ, thi đậu rồi họ mới nhận được độ điệp (thẻ tu). Họ nhận được thẻ rồi họ sẽ có tư cách. Có thể tới các chùa chiền trong cả nước để ở, để giảng kinh thuyết pháp. Họ phải có tiêu chuẩn này, lấy được thẻ tu này. Kết quả hoàng đế Thuận Trị cảm thấy, ai muốn xuất gia thì cho họ xuất là được rồi, ông liền phế bỏ chế độ độ điệp này, vậy thì không cần thi cử liền có thể xuất gia. Ông có thiện tâm không? Có, ông muốn mãn nguyện người ta. Nhưng ông không biết, ông suy nghĩ không sâu xa, xuất gia là khoác áo cà sa của Thích Ca Mâu Ni Phật, giúp hoằng dương thánh giáo, hoằng dương Phật pháp, họ phải có đạo đức, học vấn của người thầy, họ mới hoằng dương được. Bây giờ người tùy tiện đều có thể xuất gia, thì cả tố chất của người xuất gia sẽ rớt xuống ngàn trượng, Phật môn sẽ suy bại. Người ta nói: “Người trong Phật môn trình độ đều rất kém”. Vậy ai còn tin tưởng người xuất gia, ai còn tin tưởng Phật pháp? Cho nên một niệm thiện của ông, lại sanh ra vấn đề tệ nạn rất nghiêm trọng, cái này là “như thiện mà thực chẳng thiện”.

Vậy chúng ta coi thời đại này có rất nhiều việc, thậm chí từ cuộc đời bản thân chúng ta mà suy ngẫm, hầu như thường sẽ nghe thấy, thường đang xảy ra. Ví dụ, ngày nay một đất nước cứ liên tục xây đại học, có tốt không? Giúp mỗi người đều có thể học đại học, niệm tâm này có tốt không? Nhìn có vẻ “như tốt”, trên thực tế, đại học xây rất nhiều, tố chất bước vào rớt xuống ngàn trượng. Quý vị xây số trường vừa phải, mỗi người đều rất dụng tâm vào học, tố chất của họ sẽ không rớt xuống. Kết quả bây giờ xây rất nhiều, ai cũng có thể vào, thi ra thành tích tệ không chịu nỗi cũng có thể vào, tại sao? Do chiêu sinh không đủ học sinh, thi 0 điểm cũng có thể cho chúng vào. Do họ phải chiêu sinh, họ mới làm tiếp được. Sau cùng biến thành gì? Nịnh nọt học sinh. Do quá nhiều trường, ai mới vô được đây? Cho dù chúng không dụng công học tập, tất cả đều cho chúng pass. Quý vị coi, thành tích chúng không tốt cũng cho chúng thi đậu, quý vị nói những học sinh này dần dần có ngông cuồng không? Đều không học hành, đều xong hết, phong khí đại học đó chẳng phải rớt xuống rất nhanh sao? Hồi đó quý vị xây một đống đại học, sau cùng sanh ra hiệu quả phiến diện này, “như thiện mà thực chẳng thiện”.

Giáo dục của nước Đức làm rất tốt, cũng không có xây một đống đại học, ngược lại người ta chú trọng học viện kĩ thuật, do không phải mỗi người đều thích hợp đi học mãi, có một số người thích hợp trong cách ngành nghề, họ có thiên bẩm như vậy. Đây đều là kinh nghiệm rất tốt của người ta, chúng ta không đi học hỏi, còn muốn xây càng nhiều đại học cho càng nhiều học, chính sách này hễ sai lầm, lầm lạc quá nhiều quá nhiều người.

Kể cả trong giới chính trị, nếu như có tâm thiện, nhưng không hiểu rõ gốc ngọn trước sau, có thể làm lầm lạc người cả xã hội. Ví dụ, xin hỏi mọi người giáo dục quan trọng hay kinh tế quan trọng? Giáo dục. Nhưng quý vị coi, bao nhiêu quốc gia đặt kinh tế lên hàng đầu? Lầm lạc thế hệ sau. Mọi người chú ý coi, cách đây không lâu nước Anh bạo động, người phạm tội là ai? Là thanh thiếu niên, là rất nhiều người trẻ tuổi, đó là thế hệ sau của người Anh. Cách mạng công nghiệp nước Anh, kinh tế phát triển rất tốt, nhưng nó lơ là giáo dục, khi thế hệ sau không tốt, quốc gia này, xã hội này có tương lai không? Nhưng quý vị nói nhân vật chính trị của họ không nỗ lực sao? Nhưng họ không làm rõ gốc ngọn. Cho nên có một quan lớn, về già khóc với phóng viên rằng: “Hai ba chục năm trước, tôi đặt giáo dục ở vị trí thứ yếu, đặt kinh tế lên vị trí đầu tiên, cả xã hội đều giàu có. Nhưng hai ba chục năm sau, nhìn thấy tỉ lệ thanh thiếu niên phạm tội cao như vậy, tôi có tội lỗi. Lúc đó tôi quyền lực lớn như thế, không đặt giáo dục lên vị trí quan trọng”.

Nhưng mọi người coi, ông còn biết kiểm điểm, rất hiếm có, nhưng hồi đó không có cái nhìn này. Cho nên bây giờ bao nhiêu tai họa từ đâu tới? Từ lỗi không đọc sách. một người không đọc sách, không hiểu chân lý, họ không cách nào giáo dục con cháu thế hệ sau. Họ không hiểu lý, làm lãnh đạo, làm quan viên cấp trung ương, cũng có thể quyết sách sai lầm. Nhưng mọi người phải hiểu, khóc cũng vô ích? Cũng vô ích. Tất nhiên có một số quan viên bị nước mắt của ông khai mở, cũng có tác dụng, nhưng cũng đã muộn rồi. Còn chúng ta bây giờ nghĩ coi, bây giờ bao nhiêu gia đình đều đang đau đầu nhức óc vì thế hệ sau, và những phụ huynh này hồi nhỏ có đọc sách thánh hiền không? Không có đọc, sao họ biết được trọng điểm, trước sau, gốc ngọn của người làm cha ở đâu? một người biết phán đoán nặng nhẹ hoãn cấp, đó mới là có trí huệ.

Chúng ta coi, người trí thức trước đây, có 4 quyển sách chắc chắn phải đọc, Tứ thư, phải không? “Luận ngữ”, “Mạnh Tử”, “Đại học”, “Trung dung”. Trong “Đại học” có câu nói hết sức quan trọng: “Có đức thì có người, có người thì có đất, có đất thì có tài, có tài thì có ích. Đức là gốc, tài là ngọn”. Bất luận là gia đình hay cả quốc gia, quý vị đặt tài lên số một, là ngọn; quý vị đặt đức ở phía sau, là gốc ngọn đảo ngược. Nhưng quý vị coi, xã hội người Hoa làm kinh tế rất nỗ lực, cả thế giới nếu nói về nỗ lực kiếm tiền, người Hoa chắc chắn là Number one, có phải không? Ngay cả thứ 7, chủ nhật, ngay cả mồng một tết cũng không nghỉ, bạt mạng nỗ lực kiếm tiền, quý vị nói họ không cần cù sao? Nhưng không trọng đức, tất cả tiền tài họ kiếm được, rất có thể đều bị hậu thế xài hết. Cho nên, chúng ta đọc tới câu này, “như thiện mà thực chẳng thiện”, rất nhiều cảm xúc.

Ví dụ nói thời đại này, đều nói chế độ dân chủ tốt, bao nhiêu người vì muốn biến quốc gia thành chế độ dân chủ mà ném đầu lâu, chảy máu nóng, rất không đơn giản. Nhưng mọi người bình tâm nhìn lại, bây giờ xã hội dân chủ an định không? (Đáp: Không an định). Quý vị nói, tôi không nói. Quý vị là người rất có dũng khí đạo đức, bây giờ xã hội dân chủ tỉ lệ phạm tội, biến động cũng không ít, nhưng có ai làm rõ hai chữ “dân chủ” không? Cái gì là “dân chủ”? Người thời thời đặt phước trạch của nhân dân đặt ở vị trí đầu tiên, đây là “dân chủ”, đây là dân chủ thực chất, không chỉ là chế độ mà thôi. Quý vị có chế độ dân chủ, mỗi người đều đang mưu cầu tư lợi của mình, biến thành chính trị kim ngưu, thì hồi đó nhiều người chảy mồ hôi nước mắt như vậy, chẳng phải oan uổng sao?

Cho nên nói trở lại, cái gì quan trọng nhất? Giáo dục. Quý vị đem tinh thần dân chủ này thật sự giáo dục tâm của mỗi người, mỗi người đều nghĩ cho thiên hạ, mưu cầu phước lợi cho cả quốc gia, “không luận một thân mà luận thiên hạ”, sau này họ làm quan chắc chắn là quan tốt. Quý vị không có giáo dục như vậy, chỉ có một chế độ, chế độ biến thành công cụ đùa cợt của chính khách.