HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”
Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng
Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia
Luận về lập mệnh
Phương pháp sửa lỗi
Phương pháp tích thiện
Lợi ích khiêm cung
TẬP 20B
Lại có một lần, rất nhiều năm trước, Ấn Độ giáo mời sư trưởng ăn cơm. Ấn Độ giáo dùng tay ăn cơm, trực tiếp bốc bằng tay, sư trưởng rất tự nhiên ăn theo họ, trong đó có một hộ pháp, đại hộ pháp, lúc đó nét mặt rất khó coi, ôi trời, bẩn quá, nét mặt đó phá vỡ mất thành ý của người ta, cái đó là thêm loạn. Quý vị coi lúc nào nơi nào cũng phải bỏ thói quen chấp trước, bỏ cái tướng này, cảm nhận được tâm chân thành của người khác, giao tâm với người. Sư trưởng đem theo rất nhiều lễ vật tôn quý, tượng Phật, hình Tây phương Cực lạc, những lễ vật quý báu này, tặng cho rất nhiều trường học, tự viện. Kết quả tự viện này tặng cho sư trưởng cái bát, cái bát để khất thực, và áo cà sa. Sư trưởng nhận lấy cà sa, hôm sau sư trưởng lên bục giảng kinh, mặc áo ca sa pháp sư Tiểu thừa Srilanka người ta tặng ngài, ngài cởi cà sa của Đại thừa Trung Quốc chúng ta xuống, mặc cà sa Tiểu thừa người ta tặng ngài. Quý vị coi, khi ông cụ vừa bước ra, quý vị coi tất cả những người xuất gia trong vùng có vui mừng không? Thật vậy, những nơi có Bồ tát ở, tất cả chúng sanh sanh tâm hoan hỉ. Chúng tôi là học sinh bên cạnh, sư phụ đi đâu rồi, thay áo rồi, nhất thời nhận không ra.
Cho nên chuyến đi ngàn dặm đường này, ngoài việc học tập vùng này trên tới tổng thống, dưới tới đức hạnh của nhân dân ra, còn phải xem tất cả sự biểu diễn của sư trưởng.
Tiếp theo bắt đầu phân tích 8 góc độ này.
“Sao là chân thiện”.
Tình hình ra sao gọi là chân thiện, tình hình thế nào gọi là giả thiện? Lấy ví dụ.
“Xưa có một số Nho sinh”.
Có vài người trí thức đọc sách Nho, cả mấy người.
“Yết kiến Trung Phong hòa thượng”.
Họ đi bái kiến hòa thượng Trung Phong ở Thiên Mục Sơn Triết Giang, đây là một vị cao tăng đắc đạo, liền thỉnh giáo ngài.
“Hỏi rằng: Nhà Phật luận thiện ác báo ứng, như hình với bóng. Nay người nọ thiện, mà con cháu không hưng. Người nọ ác, mà gia môn thịnh vượng. Phật nói vô căn cứ”.
Giáo huấn trong nhà Phật nói rằng, báo ứng của thiện ác như cái bóng đi theo thân thể vậy, hành thiện chắc chắn gặp thiện báo, hành ác chắc chắn gặp ác báo, tơ hào không sai. Nhưng ngày nay người này hành thiện, con cháu lại không hưng thịnh, con cháu còn gặp tai họa. Người nọ tạo ác, nhưng nhà họ bây giờ lại hưng thịnh như vậy, còn làm quan lớn.
“Phật nói vô căn cứ”.
Lời Phật nói hình như không có khảo cứ, không phù hợp với sự thật. Điều này nghĩa là những người trí thức này đã khởi tâm nghi ngờ. Nhưng đáng quý ở chỗ nào? Những người trí thức này có tâm nghi, “có nghi hoặc, phải ghi chú, gặp người hỏi, cầu giải thích”. Người chúng ta bây giờ chưa chắc có thái độ của người trí thức trước đây, bây giờ chính mình thành kiến rất sâu, tự mình nhìn thấy gì liền tự phán đoán, sau đó bắt đầu đi nói, “những đạo lý đó không đúng, anh coi điều tôi thấy đều là như vậy”. Khiến tín tâm của người ta đối với thánh giáo bị phá hoại, đây là tạo khẩu nghiệp. Cho nên bản thân có nghi, không thể đem cái nghi đó cảm nhiễm rất nhiều người, phải đi thỉnh giáo người sáng suốt mới đúng. Nếu không quý vị làm lầm lạc người khác, khiến người ta mất lòng tin, đoạn mất huệ mạng của họ, khẩu nghiệp này sẽ rất nặng.
“Trung Phong đáp”.
Thiền sư Trung Phong nói:
“Phàm tình chưa sạch, chánh nhãn chưa khai, nhận thiện làm ác, chỉ ác thành thiện, luôn có như vậy. Không hổ thẹn mình thị phi điên đảo, lại còn oán trời cho báo ứng là sai”.
Cao tăng đều rất uy nghiêm, liền dùng ngôn ngữ chánh đáng nói với họ: Tình chấp của phàm nhân, tục tình tục kiến sảnh sinh còn chưa trừ bỏ được. “Chánh nhãn chưa khai”, năng lực phán đoán tà chánh thị phi của họ còn chưa hình thành. Pháp nhãn còn chưa khai mở, cho nên nhận thiện thành ác, chỉ ác thánh thiện, đó là biến thành thiện ác điên đảo. “Luôn có như vậy”, việc này trong thế gian là chuyện thường có. “Không hổ thẹn mình thị phi điên đảo”, không tiếc nuối, hối hận, không kiểm điểm bản thân thị phi không phán đoán rõ ràng, lại oán trách ông trời báo ứng không công bằng, không chính xác, như vậy là không thỏa đáng. Người trí thức sau khi nghe xong:
“Lại hỏi: Thiện ác sao lại tương phản?”.
Thiện ác sao lại điên đảo sai lầm chứ? Đại sư nói tiếp với họ:
“Trung Phong bảo thử kể sự tình”.
Vậy các ngươi nói ra suy nghĩ của mình, ta tìm hiểu xem sao.
“Một người mắng người đánh người là ác. Kính người lễ người là thiện”.
Người trí thức này nói ra, mắng người đánh người là ác; cung kính, lễ kính người là thiện.
“Trung Phong đáp, chưa chắc như vậy”.
Chưa chắc. Một người khác lại nói:
“Một người tham lam lấy bậy là ác. Liêm khiết giữ gìn là thiện”.
Tham lam lấy tiền bừa bãi là ác, liêm khiết thanh bạch là thiện. Đại sư Trung Phong lại nói:
“Chưa chắc như vậy”.
Chưa chắc.
“Mọi người lần lượt nêu ra”.
Những người trí thức này đem những việc họ nhìn thấy trong cuộc sống, những điều tai nghe mắt thấy này, đều nêu ra hết.
“Trung Phong đều nói chưa chắc”.
Đều cảm thấy sự phán đoán của họ chưa chắc đúng.
“Vì thế thỉnh vấn”.
Điều này rất đáng quý, những điều họ vừa nói đều bị thiền sư Trung Phong phủ định, họ còn rất khiêm tốn, thỉnh giáo:
“Vì thế thỉnh vấn. Trung Phong nói rằng. Có ích cho người là thiện. Có ích cho mình là ác”.
Tức là động cơ họ làm việc này mới là căn bản, cái tâm của họ mới là căn bản. Động cơ làm việc này của họ là lợi ích người khác, đó là thiện. Động cơ họ làm luôn chứa đựng mục đích của họ, họ muốn cầu lợi, đây là ác. Cho nên có ích cho người, động cơ của quý vị là tốt cho họ.
“Có ích cho người, đánh người mắng người đều là thiện”.
Quý vị tát xuống một cái, đánh cho họ tỉnh ra, quý vị cứu họ một mạng. Quý vị mắng cho họ hiểu ra, mắng tỉnh ra, họ có thể tránh được một kiếp nạn, không làm chuyện hồ đồ. Mọi người có mắng ai cho họ tỉnh ra chưa? Mọi người đừng có học xong văn hóa truyền thống, học rồi đều rất dịu dàng, đều nhìn có vẻ như người tốt, nên mắng thì phải mắng, nên quát tháo thì phải quát tháo, nếu không từ bi nhiều họa hại. Quý vị nên quát họ, quý vị không quát, họ ngày càng phóng túng thì phiền phức. Cho nên, Phật môn có một tôn thần hộ pháp tên Nộ Mục Kim Cang, quý vị nên quát tháo, quý vị lại không quát tháo, đó là không từ bi với họ.
Được, tôi nói xong quý vị đừng có ngày mai mắng người bừa bãi, mắng mà tỉnh ra mới mắng, đó là cơ duyên chín muồi. Hơn nữa khi mắng không phải nổi nóng, mà là dốc tâm hộ niệm họ, ngôn ngữ đó có thể giao cảm được. Quý vị có mắng ai mắng tới chảy nước mắt chưa, có không? Có, mắng tới nỗi chính mình cảm động chảy nước mắt. Tôi đã có lần, tôi từng mắng học sinh tới nỗi chính mình chảy nước mắt. Mắng khá lắm, sau đó những học sinh đó đối với tôi rất tốt, những em này đều khá bướng bỉnh. Nhưng một lần, 2 lần, 3 lần, biết quý vị mắng chúng là tốt cho chúng, chúng sẽ nhiệt tình với quý vị.
“Có ích cho mình, dù kính người lễ người cũng là ác”.
Đều mang theo mục đích, có yêu cầu, quý vị lễ kính người khác, đó gọi là nịnh nọt, a dua, đó là ác. Cho nên thánh hiền nhân nhìn sự việc, đều từ căn bản, đều nhìn từ tâm địa, họ sẽ không nhìn lầm.
“Bởi vậy người hành thiện”.
Cho nên nói người hành thiện, tiêu chuẩn chỗ nào?
“Lợi người là công”.
Luôn có tâm lợi ích cho người, tâm vô tư, công tâm.
“Công là chân. Lợi mình là tư”,
Làm việc này, là vì lợi ích chính mình, là tư lợi.
“Tư là giả”.
Sự thật giả là phán đoán từ công hay tư.
“Căn tâm là chân. Bề mặt là giả”.
Quý vị làm từ trong nội tâm, đây là chân. “Căn tâm là chân, bề mặt là giả”, quý vị làm từ bên ngoài, làm bộ cho người ta coi, không phải thật sự có tâm này. Thậm chí khi có người bên cạnh, cứ làm cho người ta coi, không có người thì lại khác, “bề mặt là giả”.
Có một người trí thức tên Du Đô, một đời ông hành thiện, tới 47 tuổi khốn đốn lao đao. Một đời hành thiện, còn lập Văn Xương xã. Nghe giáo huấn của Văn Xương Đế Quân, giới sát phóng sanh, quý trọng giấy chữ, còn giới tà dâm, giới khẩu nghiệp. Đã làm một đời, khốn đốn lao đao. Ông rất oán trách ông trời, sau cùng chiêu cảm Táo thần tới nói với ông: “Ngươi ý ác quá nặng, ý niệm tà niệm, vọng niệm quá nhiều”. Cho nên, người hễ động tà niệm là tổn phước báo. “Chỉ cầu hư danh”, chỉ làm cho người ta coi, làm bề mặt, chỉ ra vấn đề của ông. Từ đây chúng ta thấy “bề mặt là giả”. Người trí thức trọng việc trong ngoài đồng nhất, ngôn hành nhất trí.
“Lại không cầu báo đáp là chân”.
Vô sở cầu, hành thiện một cách tự nhiên, đây là chân thiện.
“Làm mà có cầu là giả”.
Người làm bằng tâm mong cầu, cái này là giả thiện.
“Đều tự khảo sát”.
Đều phải tự mình quan sát, cảm nhận kĩ lưỡng, có thể thông đạt sáng tỏ, sẽ biết được làm sao hành chân thiện. Tiếp đó, góc độ thứ hai:
“Sao là thẳng khuất. Nay thấy người cẩn thận dễ bảo, liền gọi là thiện mà thâu nạp”.
Người bây giờ nhìn thấy người cẩn thận, hết sức phục tùng nghe lời, cung thuận, liền thấy người này tính tình rất tốt, trước giờ chưa từng lớn tiếng nói chuyện, “cẩn thận dễ bảo”, thì luôn xưng tán, người này tính tình rất tốt, rất có tu dưỡng, đều coi họ như người thiện, đều thấy phải noi gương họ, liền thâu nạp họ.
“Thánh nhân thà dùng người cuồng trực”.
Thánh nhân ngược lại cảm thấy người thế nào mới tốt đây? Người cuồng trực. Người cuồng là thế nào? Có ý chí, tiến thủ, việc nên làm cho dù người xung quanh đều phản đối, hiểu lầm họ, họ cũng bất chấp mà đi làm. Nhưng người hay khách sáo, họ sẽ không dám làm. Người cẩn thận, sợ người ta nói họ, sợ người ta phê bình họ, không dám làm. Đứng trước chuyện đại thị phi, họ có dũng khí gánh vác, đây là người ngông cuồng.
Mọi người bây giờ có nhận thấy, trong một đoàn thể, có một người cứ luôn phạm lỗi, không có ai khuyên họ, không có ai chỉ ra vấn đề của họ, tình hình này bây giờ trong đoàn thể có thể xuất hiện. Người khác sai rồi không khuyên, không đúng đạo nghĩa, phải không? Họ rất khách sáo, không tốt, mình nói với người ta, người ta không tiếp thu thì sao? Tới lúc đó người ta hiểu lầm, giống như mình có ý kiến với họ, đừng nói nữa, đừng nói nữa, tùy duyên, tùy duyên.
“Khuyên hướng thiện, hành đạo đức, nếu không khuyên, đều sai lầm”. Quý vị không khuyên gián, bổn phận của chính mình sẽ chưa làm tròn. Tất nhiên khi quý vị khuyên, thái độ, hoàn cảnh phải đúng. “Khuyên sai trong phòng riêng”, phải đặt mình vào vị trí đó. Nhưng đối phương cứ sai mà không nói với họ, điều này là không có đạo nghĩa, đây là “cẩn thận dễ bảo”, dần dần, lỗi lầm của người khác đều không nói ra, đoàn thể này sẽ biến thành thị phi không phân rõ, hơn nữa người làm sai sẽ ngày càng phóng túng. Không có ai đến nhắc nhở, khuyên bảo họ, phong khí này sẽ không tốt, cho nên, một đoàn thể điều đáng quý nhất là, mọi người đều rất chính trực, chân thành, không phải bề mặt rất khách sáo, nên khuyên thì không khuyên, không phải như vậy.
Người cuồng, dám nghĩ dám làm. Người trực, an phận thủ thường, rất có nguyên tắc, không trôi theo dòng chảy, không tùy thuận phong khí sai lầm của thế gian. Người dễ dãi có lúc sẽ bị xô đẩy, người dễ dãi thật ra cũng như người “cẩn thận dễ bảo”.
Tôi phân tích người “cẩn thận dễ bảo” này hình như phân tích thời gian hơi dài, do trước đây tôi là người như vậy, khá hiểu rõ tình hình này, cho nên nói ra sám hối một chút. Con người phải nên chính trực, không phải học văn hóa truyền thống, chỉ học trên bề mặt, hình như nhìn có vẻ rất có tu dưỡng, nhìn có vẻ không nổi nóng, luôn ăn nói nhỏ nhẹ với người ta, đây là học được một chữ “tốt”, chết trên chữ “tốt” này, tại sao? Tại sao chết trên cái tốt? Mong cầu một cái tốt, thật ra đã có tâm danh lợi rồi, đã rất để ý tới cách nhìn của người khác đối với chúng ta, cái này đã bị tâm danh lợi chướng ngại rồi.
Tất nhiên, tôi bây giờ khá là dám nói, nhưng nếu như tôi có nói quý vị, khiến quý vị rất đau khổ, rất buồn lòng, làm ơn nói với tôi một chút, tôi sẽ sám hối với quý vị. Tôi không thể từ bất cập, chớp mắt lại thành thái quá, không được. Ở đây nói tới:
“Tuy trong vùng đều tốt”.
Người thế tục thông thường phán đoán, không cách nào nhìn viên dung, sâu sắc như vậy, họ sẽ cảm thấy, người này chưa từng nổi nóng, người này rất tốt, “trong vùng đều tốt”, nhưng Khổng Tử:
“Cho là giặc của đạo đức”.
Họ không có đạo nghĩa, không có dũng khí xây dựng thị phi thiện ác. Vô tình họ khiến phong khí xã hội đọa lạc, cho nên là giặc đạo đức, vô tình sẽ đánh cắp mất đạo đức, làm cho bại hoại.
“Là thiện ác của thế nhân, phân biệt tương phản với thánh nhân”.
Người thế tục thông thường phán đoán thiện ác, có lúc tương phản với thánh nhân. Do thông thường đa phần nhìn bề mặt, đa phần nhìn trước mắt, thánh nhân thì nhìn vào cả phong khí xã hội.
“Suy rộng ra, mọi sự lựa chọn, không gì không sai”.
Phán đoán từ góc độ này, có thể mọi sự lấy bỏ từ sự lý, đều có khả năng trái nghịch, cái sai ở đây là trái nghịch với chân lý. Cho nên:
“Phước thiện tội dâm của thiên địa quỷ thần”.
Những chân lý, họa phước này trong trời đất.
“Đều đồng thị phi như thánh nhân”.
Đều giống với thánh nhân.
“Mà không đồng tiêu chuẩn với thế tục”.
Sẽ không thay đổi theo những phong khí của thời đại. Cho nên, chân lý sẽ không thay đổi theo thời gian không gian.
“Phàm tục tích thiện, quyết không thể theo tai mắt”.
Cho nên, người muốn tích đức hành thiện, tuyệt đối không thể thuận theo cách nhìn của thế tục mà làm. Quý vị coi một số cách nói của thế gian bây giờ rất kì lạ, tôi nghe một số trưởng bối nói chuyện: “Ôi chao, người trẻ bây giờ có cách nghĩ của người trẻ, chúng ta quản không được”, có lý không? Nói câu này, ai nghe theo quý vị sẽ có tội. Người đó nghe xong, đúng rồi, mình cũng không quản nữa. Mỗi một cha mẹ trưởng bối đều không quản con cái, chẳng phải muốn thiên hạ đại loạn sao, phải không? Cho nên miệng chúng ta không thể nói lung tung, nói sai rồi sẽ tạo tội nghiệp. Cho nên, cẩn thận ngôn hành, bắt đầu từ hôm nay, right now, mỗi một câu nói, phải tương ứng với kinh điển mới nói, không được nói bậy bạ.
“Nuôi không dạy, lỗi của cha; dạy không nghiêm, lỗi của thầy”. Làm gì có chuyện người làm cha mẹ, trưởng bối không nói, không dạy? Cuộc đời đứa trẻ đó thị phi, thiện ác đều phân biệt không rõ, quý vị không dạy chúng, ai dạy chúng? Cho nên quý vị coi con trẻ bây giờ, căn bản là không biết làm người. Thậm chí, có bạn gái, đưa về nhà, cha mẹ trong nhà còn làm bộ không nhìn thấy. A Di Đà Phật, thật vậy, đừng coi thường việc này! Phước báo của con cái quý vị đều tổn hại hết trong những hành vi này.
Điều thứ nhất, bại hoại phong khí xã hội, điều này không hề nhẹ. Điều thứ hai: Chúng căn bản không hiểu chừng mực làm người. Đứa trẻ này phá thai, phá 2 cái thai, quý vị nói nó còn phước báo không? Người làm cha mẹ không dạy. Có người còn điên đảo hơn: “Con trai tôi đưa về đứa con gái này cũng xinh đẹp lắm. Thật có bản lĩnh mà!”.
Cho nên, không đồng tiêu chuẩn với thế tục, “quyết không thể theo tai mắt”, chân lý không thay đổi. Có người còn nói khoa trương hơn: “Ôi dào, dù sao, tôi cũng có lương hưu, con trai tôi không hiếu thuận với tôi cũng không sao”, có đạo lý này không? Tội chướng câu nói này gây ra, computer tính không hết, máy tính tính không hết. Lời này của họ đang đề xướng người ta không cần hiếu thuận. Làm ơn, quý vị có phước báo này, cha mẹ người khác có không? Quý vị có lương hưu, người ta có không? Nói thẳng ra, lương hưu từ đâu mà tới? Tiền của người đóng thuế. Quý vị không đề xướng hiếu đạo, sau này người đóng thuế nói, người già thì cho họ tự sanh tự diệt đi, đừng cho họ tiền nữa. Tiền lương của quý vị từ đâu tới? Người bây giờ nói năng đều không có trách nhiệm, đều không dùng đầu óc suy nghĩ. Quý vị bây giờ không dạy con cái hiếu thuận, sau này tiền dưỡng lão của quý vị ở đâu ra? Nói đoạn này hơi bị khích động, phải quán chiếu chính mình, có động tâm trạng không? Đã động tâm trạng thì không phải chân thiện. Cho nên:
“Chỉ từ nguồn tâm tiềm ẩn, âm thầm thanh lọc”.
Một người phải phán đoán bản thân có phải là chân hành thiện không, đều phải từ tận sâu trong tâm, âm thầm thanh lọc, tức là âm thầm, thường quán chiếu khởi tâm động niệm của chính mình. Sai rồi, mau mau chuyển niệm, “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Điều này không đơn giản, ý niệm không đúng liền thừa nhận, tức là không gạt mình, tức là “biết sỉ gần với dũng”, người có dũng khí, nhất định có thể đột phá chính mình.
“Thuần là tâm cứu thế thì là ngay. Có một chút tơ tâm mị thế thì là khuất”.
Khi chúng ta đang cứu thế lợi người, hoàn toàn là một tâm lợi ích người khác, không xem tạp ý niệm khác. “Tâm cứu thế thì là ngay”, hết sức đoan chính. “Có một chút tơ tâm”, tức là trong thái độ này, xen tạp một tơ một hào tâm mị thế, “thì là khuất”, tức là nghiêng lệch mất. Tại sao có tơ hào liền bị nghiêng lệch? Bởi vì một tơ một hào tà niệm này, họ sẽ mở rộng, mở rộng, mở rộng, sau cùng cái thiện của họ hoàn toàn bị lệch. “Mị thế” ở đây là nịnh nọt, có mục đích, có tâm mong cầu thì sẽ không ngay thẳng.
Ví dụ nói, chúng ta ngày nay ra ngoài làm nghĩa công, làm rất nhiệt tình. Về tới nhà, nét mặt rất khó coi, hình như thấy người trong nhà đều không vui vẻ, ra ngoài thì tươi cười rất rạng rỡ. Mọi người nghĩ coi, người trong nhà có chịu được không? Xin hỏi thái độ này bên trong có tâm mị thế không? Tại sao? Mình đi làm người ta sẽ tán thán mình, rất là ghê gớm, càng làm càng vui. Về tới nhà, làm cả ngày cũng không ai tán thán, còn bị người ta phê bình, nhìn thấy họ là không vui. Trong sự hành thiện này đã có động cơ mong cầu người khác tán thán.
Tôi từng có một đồng nghiệp, anh gọi điện cho học viên, khi nói chuyện điện thoại, hình như đối phương giống người thân thất lạc nhiều năm của anh, hết sức thân thiết, phục vụ rất tốt. Điện thoại này vừa cúp máy, khi nhìn thấy đồng nghiệp, nét mặt rất khó coi, rất dữ. Cho nên đồng nghiệp bên cạnh, hễ nhìn thấy anh là chịu không được. Nói chuyện với người khác thì ngọt ngào như vậy, nói chuyện với mình thái độ dữ thế này. Kết quả, cả văn phòng đều kháng nghị, kháng nghị, còn may chưa giương vải trắng ra. Kết quả tình hình này tôi tìm hiểu được, mọi người đều là người trưởng thành, có lúc nói năng không được thẳng quá. Tôi sợ tổn thương tâm hồn bé nhỏ của anh. Tôi nói với anh: “Ví dụ, hôm nay anh ở trong nhà, anh gọi điện cho bạn mình, thân thiết không chịu nổi. Kết quả cúp máy xong thì cãi nhau với chị anh, anh coi người trong nhà anh có chấp nhận thái độ này của anh không? “Với người khác thì thân như vậy, hồi nhỏ chị còn giặt tả lót cho em nữa, phải không? Ăn kem cũng cho em cắn trước một miếng, chị mới cắn. Bây giờ thái độ với chị không tốt như vậy”. Người trong nhà đều không chịu được. Cho nên, việc này đều đáng để chúng ta quán chiếu chính mình, có “tâm mị thế thì là khuất”. Kể cả những việc quý vị phụ trách, người đối tốt với quý vị, quý vị cho họ rất nhiều thuận lợi. Người quý vị nhìn không thuận mắt, rất nhiều công việc, quý vị kéo lê cho họ một tuần lễ, 2 tuần lễ. Đây đều là có tâm mị thế, lấy lòng người mình thích, không có tâm từ bi bình đẳng.
“Thuần là tâm cứu thế thì là ngay. Có một chút tơ tâm mị thế thì là khuất”.
Không có xen tạp tơ hào tâm trạng, thì là ngay. Có xem tạp tơ hào phẫn thế, tức là còn có sự oán trách trong đó, đây là khuất. Thương người còn có tâm phẫn thế sao? Nói thẳng ra, chúng ta bình tâm nghĩ lại, người thân chúng ta, và cả bạn bè cũ chúng ta quen biết, có người thân bạn bè nào quý vị oán trách họ không, có không? Quý vị đều không có? Xin nhận tôi một bái, quý vị tu dưỡng quá tốt. Trong tâm quý vị còn oàn người thân bạn bè nào, quý vị đối với họ không phải chân tâm, thương là không có điều kiện, phải không? Oán từ đâu tới? Có cầu rồi mà, có điều kiện rồi mà. Mình đối tốt với họ như vậy, sao họ không hề tặng quà cho mình? Phải không? Có mong cầu, cầu không được sẽ ra sao? Không vui vẻ, sẽ oán trách, tâm phẫn thế liền xuất hiện. Cho nên “bất yếu tình, bất yếu đạo”. Tại sao phải lấy lòng người khác? Sự cống hiến của quý vị muốn người ta báo đáp, người ta không báo đáp, quý vị liền oán trách. Đây là “có tâm phẫn thế thì là khuất”.
“Thuần là tâm kính người thì là ngay”.
Thật sự từ nội tâm cung kính người khác.
“Có tơ hào tâm bỡn cợt thì là khuất”.
Sự “bỡn cợt” này, tức là thành ra có sự chê cười, đùa cợt người khác. Đó tức là khinh mạn, không cung kính, kể cả “yếu đạo”, sao họ có thể như vậy, họ đã học bao lâu rồi, sao còn chưa làm được? Đây là tâm ngạo mạn khởi lên, tâm cung kính không còn nữa, chỉ trích người khác rồi. Xen tạp tơ hào ý niệm này, tức là khuất. Kể cả cung kính không thể giữ gìn, lúc nào cũng có thể trong một số hành vi, chúng ta xuất hiện sự ngạo mạn, có thể bản thân chưa nhận ra. Ví dụ, tự mình quyết định, đối với lãnh đạo thì luôn cúi mình, hình như rất cung kính. Nhưng rất nhiều việc đều không hỏi ý kiến, liền tự mình phán đoán. Cái này cũng phải:
“Bàn luận tường tận”.
Phải bình tâm quan sát thấy, không được tự mình quyết định. một người ở trong gia đình, rất nhiều việc phải nên báo cáo cho cha mẹ, nhưng lại tự mình làm, đó là sự cung kính đối với cha mẹ chưa đúng mực. Mà nhìn có vẻ hình như đi làm việc tốt, lại không tôn trọng đối phương.
Tôi lấy ví dụ cho mọi người, chủ tịch Diệp Cư Mỹ Hinh Nam Kinh, ông hy vọng đem mảnh đất của ông, còn có một tòa lầu, xây dựng rất tốt, đem ra xây văn hóa truyền thống. Ý niệm đầu tiên ông khởi lên là: Mình phải thương lượng với vợ mình, tôn trọng vợ, “ngay”. Nếu như ông khởi một ý niệm, việc tốt như vậy, không cần nói với vợ, vợ mình cũng không thể phản đối. Vậy quý vị coi, là “ngay” hay là “khuất”? Làm việc tốt biến thành cưỡng thế, cưỡng ép người khác chấp nhận. Vậy những thái độ như phẫn thế, bỡn cợt này có thể sẽ xuất hiện, cho nên những điều này phải nên phán đoán tường tận. Chúng ta bắt đầu từ hôm nay, chúng ta hành thiện phải ngay thẳng, bắt đầu từ hôm nay, “bất yếu đạo, bất yếu tình”, OK? Không dễ đâu nhé. Phải thời thời “từ nguồn tâm tiềm ẩn, âm thầm thanh lọc”, âm thầm quán sát mới được.
Chúng ta coi tiếp góc độ thứ 3.
“Sao là âm dương. Phàm làm thiện mà người biết được, gọi là dương thiện. Làm thiện mà người không biết, gọi là âm đức”.
Quý vị hành thiện người ta đều biết, đây là “dương thiện”. “Dương” tức là thể hiện ra, mọi người đều biết. “Làm thiện mà người không biết”, tức là tích âm đức.
“Âm đức được trời báo”.
Quý vị tích âm đức, ông trời chắc chắn sẽ giáng phước cho quý vị.
“Dương thiện hưởng thế danh”.
Quý vị hành thiện người ta đều biết hết, ôi chao, đều đưa ngón tay cái lên, anh là người tốt đấy.
“Danh cũng là phước”.
Quý vị hưởng cái danh tốt này, quý vị cũng là hưởng phước báo của mình. Và tâm thái của người trí thức, “Quân tử hổ thẹn vì nói nhiều hơn làm”, họ sẽ rất dè dặt lo sợ, bản thân mình nói ra không giống với việc mình làm, mình còn chưa làm được điều mình đã nói. Nói nhiều hơn làm, họ thấy rất hổ thẹn. Cũng vậy, danh nhiều hơn thực, họ cũng thấy rất hổ thẹn, người ta cung kính mình, khẳng định mình như vậy, thật ra mình đâu có tốt như thế. Cho nên, khi họ hưởng dương thiện thì lo sợ dè dặt, không thể sau khi hưởng dương thiện mà bành trướng bản thân, phiền phức rồi. Người ta khen mấy câu, thật sự cảm thấy mình rất ghê gớm. Bát phong chưa thổi đã động, thì rất phiền phức, bản thân mình bán đứng chính mình.
Hưởng thanh danh tốt, cũng là phước báo. Cho nên tôi đọc tới câu này, tôi thấy rất rõ ràng, tại sao tôi ăn không mập, tại sao vậy? Tôi đức hạnh rất kém, danh khí quá tốt, mỗi ngày đều đang xài phước báo, xài, xài, xài, mập không nổi. Cho nên, bây giờ tôi phải thường tích âm đức, sau đó đức hạnh phải mau mau nâng cao cho tốt, phải danh hợp với thực, không thể danh nhiều hơn thực, đều là hưởng thế danh.
“Danh là tạo vật sở kị”.
Thanh danh trời đất kiêng kị, quý vị coi ông trời, trời đất hóa dục vạn vật, đối với chúng ta có ân đức không? Nhưng trời cao và đại địa có khi nào nói với con người chúng ta: “Ta có ân với ngươi, ta mỗi ngày đều trưởng dưỡng sanh mạng các người”. Trời đất cống hiến vô tư cho vạn vật, chưa bao giờ kể công, không cầu danh, phải không?
Lão Tử nói, “sanh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư”, trời đất sanh dưỡng vạn vật, chưa từng đòi công, không đòi danh. “Danh là tạo vật sở kị”, trời đất đều không cần danh, chúng ta sao có thể cần danh được? Cho nên:
“Thế gian hưởng thịnh danh mà thực không xứng đáng, thường gặp kì họa”.
Họ hưởng danh tiếng rất cao, nhưng trên thực chất thì không phù hợp, không tương xứng, phước báo của họ xài sạch hết, luôn luôn gặp nguy nan hết sức kì lạ. Cho nên, bây giờ tôi đi trên đường, hết sức cẩn thận, hưởng thịnh danh mà không xứng đáng. Ngoài việc đi đường cẩn thận ra, phải tích lũy công đức cho tốt mới được.
“Người không tội lỗi mà phải chịu tiếng xấu, con cháu sẽ luôn phát đạt. Âm dương sai biệt vi tế vậy”
một người không có lỗi lầm, không phạm sai, sau đó lại bị rất nhiều người sỉ nhục, phỉ báng, họ có thiệt thòi không, có oan uổng không? Họ chỉ cần nhẫn nhục chịu đựng, không so đo, con cháu sẽ luôn phát đạt, họ đã tích phước đức cho hậu thế của họ. Câu này đã coi sáng tỏ chưa? “Người không tội lỗi mà phải chịu tiếng xấu, con cháu sẽ luôn phát đạt”, coi sáng tỏ rồi, bắt đầu từ hôm nay, tháng ngày của quý vị, “người người là người tốt, việc việc là việc tốt”. Người ta mắng quý vị, ôi chao, họ tặng phước báo cho mình rồi. Họ tặng phước báo cho mình, cho con cháu mình rồi. Mình không phạm sai lầm này, họ còn mắng mình, họ còn phỉ báng mình, có phải tặng phước báo không?
Vậy xin hỏi mọi người, cuộc đời quý vị từ nay về sau, có việc xấu không? Congratulation! Chúc mừng mọi người, ngày tháng thái bình của quý vị tới rồi. Quý vị chỉ cần hiểu lý rồi, tức là ngày tháng thái bình rồi, OK? Có thể chứ, tôi thấy mọi người cười rất rạng rỡ.
Được, hôm nay trao đổi với mọi người tới đây trước, cảm ơn mọi người!