HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”
Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng
Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia
Luận về lập mệnh
Phương pháp sửa lỗi
Phương pháp tích thiện
Lợi ích khiêm cung
TẬP 13A
Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!
“Liễu Phàm tứ huấn” chúng tôi đã trao đổi với mọi người tới đơn vị thứ hai “Phương pháp sửa sai”. Phía trước chúng ta có nhắc tới, chúng ta hành thiện nếu như không sửa sai trước, thì giống như ngày nay chúng ta múc nước, thùng nước này dưới đáy bị thủng 1 lỗ, phía trên cứ đổ nước vào, đang hành thiện, bên dưới cái lỗ này đều khiến phước đức, công đức trôi chảy hết. Cho nên chưa nói tới hành thiện, phải biết sửa sai trước. 1 cơ sở quan trọng nhất khi sửa sai, phải phát 3 tâm: Thứ nhất là phát sỉ tâm, thứ hai là phát úy tâm, thứ ba là phát dũng tâm. Đây là chúng ta lần trước nói tới phải phát 3 tâm này.
Tất nhiên, người biết học khi coi kinh văn, thể hội được đạo lý bên trong, họ liền đem tâm này phát ra. Giống như trong kinh văn có nói, người phải phát tâm hổ thẹn, tại sao? Cùng là người, cổ thánh tiên hiền có thể lưu danh thanh sử, có thể làm gương sáng cho hậu thế trăm đời. Giống như chí thánh tiên sư Khổng Tử, hơn 2500 năm nay bao nhiêu người trí thức, bao nhiêu gia đình, bao nhiêu triều đại đều nhờ giáo huấn của ngài, có được hạnh phúc, có được trí huệ, đạo đức, cho nên cuộc đời Khổng Tử cho chúng ta gợi mở rất lớn. Khổng Tử có thể làm được, mỗi 1 người đều có thể làm được.
Giống như Mạnh Tử đã nói, “Thuấn là ai, ta là ai, người có thành tựu, đều như vậy”. Mạnh Tử là á thánh, ngài sẽ không gạt người, họ là người từng trải. Ngài hiểu được mỗi 1 người đều có bổn thiện, đều có minh đức, nhất định có thể khôi phục. Chỉ cần chịu hạ quyết tâm sửa sai, buông bỏ những thói quen không tốt này, minh đức sẽ có thể khôi phục.
Chúng ta coi tâm hổ thẹn này, còn tới từ hiếu đạo. Trong “Đệ tử quy” nói “đức hạnh kém, cha mẹ tủi”, chúng ta không thể làm việc xấu, ô nhục cha mẹ và tổ tiên của mình. Hồi nhỏ nghịch ngợm, khi nghe người ta nói, trời ơi, đứa nhỏ này thật không có gia giáo, liền cảm thấy rất hổ thẹn, muốn đào lỗ chui xuống, liền mau giữ mình, liền mau về nhà. Cái này là gốc rễ của tâm hổ thẹn, cũng là từ hiếu tâm mà tới. Hơn nữa, mỗi 1 người chúng ta trước hết phải “lập thân hành đạo, dương danh hậu thế, hiển vinh cha mẹ”, bản thân mình đời này phải có cống hiến với xã hội, khiến người thế gian đều nói, con cái nhà ai đó có tương lai, có cống hiến. Điều này khiến cha mẹ cảm thấy quang vinh, ấm lòng, cũng khiến gia tộc mình cảm thấy ấm lòng, cái này gọi là vinh hiển tổ tông. Thật ra mỗi 1 người trong dòng sông dài lịch sử 5000 năm của chúng ta, đề khởi 1 tâm trách nhiệm rất tự nhiên. Nếu như không thể vinh hiển tổ tông, thì cảm thấy là việc rất hổ thẹn.
Chúng ta bình tâm suy nghĩ, con trẻ bây giờ, mục tiêu cuộc đời chúng có vinh hiển tổ tông, có khiến cha mẹ cảm thấy quang vinh, có mục tiêu vậy không? Cho nên chúng ta phải rất bình tâm, chúng ta vẫn không giáo dục tốt thế hệ sau, khiến phương hướng của chúng đều đi về hướng hưởng lạc, túng dục, tương lai của nhân loại sẽ rất đáng lo. 1 người từ nhỏ đã có tâm hổ thẹn, vì cha mẹ, vì gia tộc mà nỗ lực, họ có động lực căn bản tự cường bất khuất. Không chỉ vì gia tộc vinh hiển tổ tông, chúng ta ngày nay đã học thánh giáo, phải lấy hoằng dương văn hóa truyền thống làm nhiệm vụ. Khi chúng ta nhìn thấy văn hóa bị phá hoại, bị hiểu lầm, chúng ta cảm thấy là sự hổ thẹn của chúng ta, chúng ta không làm gương, chúng ta chưa nói rõ ràng với người thế gian, đây là sự hổ thẹn của chúng ta.
Trước đây không lâu, có lẽ là việc mấy năm nay, Hàn Quốc có 1 nhóm người trí thức đọc sách thánh hiền, cùng tới linh tiền của tất cả những cổ thánh tiên vương này sám hối, nói rằng xã hội bây giờ loạn thế này, đều do chúng tôi những người trí thức này chưa làm gương tốt, khiến tất cả liệt tổ liệt tông phải lo lắng, là sự hổ thẹn của họ. Họ cùng nhau sám hối trước mặt những tổ tiên này. Hành vi này khiến chúng ta cảm thấy rất cảm động.
Chúng ta có lịch sử văn hóa 5000 năm, đây là kho báu của thế giới. Trí huệ 5000 năm, kinh nghiệm 5000 năm, lý niệm 5000 năm, phương pháp 5000 năm, hiệu quả 5000 năm, văn minh cổ cả thế giới chỉ còn 1 nền văn minh cổ chúng ta. Xin hỏi mọi người, người xưa có trí huệ hơn hay người bây giờ hơn? Vấn đề này khó vậy sao? Mọi người nghĩ thử coi, 5000 năm nay trị an trường cửu, gia đình đều là anh em hòa thuận, cha từ con hiếu, 5000 năm rồi đấy! Người bây giờ rất thông minh, đều làm theo phương pháp của mình, kết quả sao? Thân tâm bây giờ có vấn đề, ung thư 1 đống, không nghe lời người xưa, thân tâm có vấn đề. Kế đó, tỉ lệ ly hôn ngày càng cao. Quý vị nói người bây giờ rất thông minh sao? Làm cho thân tâm mình đều mệt mỏi, sau đó thế hệ sau giáo dục bừa bãi lung tung. Quý vị coi bao nhiêu đất nước gọi là tiên tiến, tỉ lệ thanh thiếu niên phạm tội quá cao. Chúng ta còn gọi là “quốc gia tiên tiến? Có không? 1 số quốc gia gọi là tiên tiến trên thế giới đều xếp thứ nhất thứ nhì, những người trẻ tuổi học lực cao bọn họ bạo động, cướp giật, sao gọi là quốc gia tiên tiến được? Cho nên bây giờ rất nhiều tri nhận không y chiếu theo kinh điển, nhìn không chuẩn. Quý vị nói nhìn 1 xã hội, tỉ lệ thanh thiếu niên phạm tội và tỉ lệ ly hôn rất cao, đó là loạn bang, sao là quốc gia tiên tiến được?
Nhưng mọi người phải chú ý, những quốc gia tỉ lệ thanh thiếu niên phạm tội rất cao này, bây giờ cả thế giới rất nhiều người đều đi theo họ, rất mù quáng. Trẻ con họ dạy ra không tốt, chúng ta còn đi theo họ, nhất là người Hoa và người Trung Quốc còn đi theo, thì thật là… không cách nào dùng ngôn ngữ diễn tả được. Trí huệ 5000 năm này họ vứt chúng vào thùng rác hết, sau đó đi vào con đường cụt đó, thật là con đường cụt. Mọi người chú ý coi những quốc gia tiên tiến đó, có cách nào giải quyết vấn đề thanh thiếu niên phạm tội không? Cho nên họ bây giờ đều tới phương Đông, tới Trung Quốc để tìm phương pháp. Kết quả người Trung Quốc, người Hoa chúng ta không có lòng tin, còn đi theo sau mông họ.
Những năm 70 giáo sư Toynbee nói: “Giải quyết những vấn đề xã hội thế kỉ 21, phải nhờ học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Đại thừa”, nhà đại học vấn nước Anh nói. Tôi nghe thấy câu này, cảm thấy rất hổ thẹn. Tại sao? Giống như 1 người nước ngoài chạy tới nói với quý vị: “Ồ, cha anh rất tốt, mẹ anh rất tốt, họ rất có đức hạnh”. Sau đó tôi nói: “Có không? Tôi còn không biết nữa, tôi còn học theo người khác nữa, tôi không học theo cha mẹ tôi”, là người nước ngoài tới nói cho tôi nghe, cha mẹ tôi rất tốt, tổ tiên tôi rất tốt. Cho nên dân tộc Trung Hoa chúng ta đã tới lúc phải nhận tổ quy tông rồi, nếu không, bây giờ nếu như không theo giáo huấn của cổ thánh tiên hiền nữa, vẫn dùng chủ nghĩa công lợi để dạy con trẻ, tai nạn gia đình sẽ không thể tránh khỏi.
Bây giờ có 1 câu tục ngữ, có thể mỗi 1 người tâm đều có nỗi lo riêng, gọi là mỗi nhà có quyển kinh khó đọc, khó chỗ nào? Khó chỗ chúng ta không chịu thành thật nghe lời. Quý vị chịu nghe lời kinh điển, không phức tạp như vậy. Thật ra tức là đem công lợi chuyển thành tâm nhân ái, hiếu tâm, cả nhân tâm đều chuyển đổi. Tai nạn của gia đình, xã hội đều hóa giải. Nhìn từ căn bản, sự việc không phức tạp, chỉ do nhân tâm có vấn đề. Nhân tâm dựa vào gì? Nhân tâm nhờ giáo hóa, nhờ giáo dục, quý vị không thể dùng công lợi dạy họ, quý vị phải dùng hiếu đạo dạy họ, phải dùng nhân nghĩa dạy họ là đúng rồi.
Mấy ngày trước, chúng tôi nhìn thấy có khoảng bảy tám chục em bé Phi châu, các em ở Đài Loan chỗ pháp sư Huệ Lễ, thầy ở Đài Loan thành lập 1 “Quỹ dấu chân voi”, chuyên nhận nuôi các cô nhi châu Phi, bây giờ đã nhận nuôi hơn 3000 cô nhi rồi. Những cô nhi này vừa hay tới Kuala Lumpur chúng ta, các em biểu diễn cái gì cho chúng ta? Biểu diễn công phu Trung Quốc, Chinese công phu, các em đọc cho chúng ta “Đệ tử quy”, đọc “Tam tự kinh”. Tôi coi thứ hai tuần sau trước khi lên lớp sẽ chiếu 1 đoạn cho mọi người coi, mọi người nếu không học, người Phi châu người ta đều học rồi, sau này quý vị tới Phi châu học văn hóa Trung Hoa, lúc này mới phát tâm hổ thẹn, không kịp nữa. Các em nhỏ như vậy, đã bắt đầu đọc tụng những kinh điển này. Văn hóa Trung Hoa là trí huệ cao độ của nền văn minh cổ còn lại duy nhất trên thế giới, ai học rồi, thì sẽ lãnh đạo thế giới, sẽ cứu thế giới. Nhưng chưa chắc là người Hoa học, cũng chưa chắc là người Trung Quốc học, ai có huệ nhãn sẽ thâm nhập học tập trước.
Cho nên đối mặt với truyền thừa văn hóa, chúng ta phải phát tâm hổ thẹn, chúng ta nếu như không truyền thừa lại, có lỗi với con cháu đời sau, cũng có lỗi với liệt tổ liệt tông. Người trí thức chân chính, “quân tử bất sỉ thân chi tiện, sỉ đạo chi bất hành”, thân phận địa vị của mình không cao lắm, họ cũng không bận tâm, điều họ hổ thẹn là gì? Đạo mà cổ thánh tiên hiền giáo huấn họ, họ chưa thể làm được, họ chưa thể hoằng dương được. Đây là quân tử đấy. Chúng ta bây giờ không lái xe lớn, cảm thấy hổ thẹn, không ở nhà đẹp, cảm thấy hổ thẹn, không có mặc đồ hàng hiệu, cảm thấy hổ thẹn. Tâm hổ thẹn này đều đã điên đảo, đó là tâm hư vinh, đó không phải tâm hổ thẹn.
“Bất ưu mạng chi đoản” không lo lắng bản thân mình sống được bao lâu, vui với số mệnh, sống trên thế gian này không thể tới 1 chuyến oan uổng, mỗi ngày tận tâm tận lực suy nghĩ cho thế giới này, suy nghĩ cho dân tộc, không lo mình đoản mệnh. Lo lắng điều gì? “Ưu bách tánh chi cùng”, lê dân bá tánh, bạn bè người thân, bây giờ khốn đốn nhất, đau khổ nhất là gì? Điều họ lo lắng, điều họ nỗ lực là ở đây, làm sao giúp đỡ bạn bè người thân thoát khổ được vui, đi về hướng cuộc đời hạnh phúc.
Các bạn, chúng ta có chắc chắn giúp được người khác thoát khổ được vui, đi về cuộc đời hạnh phúc không? Quý vị không có phản ứng. Quý vị đều cười không nổi, làm sao dẫn dắt người khác cười? Đúng chưa. Quý vị phải smile trước, cười 1 cái cho tôi coi. Mọi người coi, cười không nổi là kết quả, nguyên nhân ở đâu? Tâm có ngàn nút thắt. Thành thật nghe lời, y chiếu kinh điển, nút thắt này từng nút từng nút dần dần được mở ra, đừng tự chuốc khổ vào thân, đừng tự mình chịu tội nữa. Thiên hạ vốn chẳng việc gì, người phàm tự lo vậy. Cho nên ai có phước khí nhất? Người nghe lời thánh hiền, kinh điển, chịu buông bỏ những phiền não, chấp trước, cưỡng cầu không cần thiết, là người có phước khí nhất.
“Hổ thẹn là điều lớn lao”.
Ý nghĩa của tâm hổ thẹn này quá sâu xa. Bao gồm quý vị ở bất kì ngành nghề nào cũng phải có 1 cảm giác sứ mệnh, như tôi trong ngành giáo dục, người thế gian không tôn trọng người thầy là sự hổ thẹn của tôi, do tôi chưa làm gương tốt. Cho nên sứ mệnh đời này của tôi là gì? Tôi bước vào ngành giáo dục rồi, chấn hưng sư đạo tức là thiên mệnh của tôi. Không chấn hưng sư đạo, là sự hổ thẹn của tôi, do bản thân tôi làm ô nhục ngành nghề thần thánh này. Cho nên có 1 câu nói rằng “Thầy giáo là kĩ sư linh hồn nhân loại”, tôi không thể làm nhơ bẩn thân phận người thầy này. Cũng vậy, y có y đạo, quân có quân đạo, làm vợ có đạo làm vợ, phải không? Làm mẹ có đạo làm mẹ, ngày nay chúng ta không làm mẹ cho tốt, thì đã làm nhơ bẩn thân phận thần thánh của người mẹ, người vợ rồi. Cho nên người có chí khí, quý vị ở trong vai trò gì, ở trong đường gì, trong ngành nghề gì, đều phải làm ra cái “đạo” đó. Không thể làm được là sự hổ thẹn của chúng ta. Có được tâm thái này, “hổ thẹn gần với dũng”, dũng khí của quý vị sẽ xuất hiện. Cái này là nói tới phải phát hổ tâm.
“Phải phát úy tâm”
Tâm kính sợ, ở đây nói rằng:
“Thiên địa ở trên, quỷ thần khó gạt”.
Tục ngữ thường nói “ngầng đầu 3 thước có thần minh”. Người hiểu rõ chân tướng sự thật này rồi, họ sẽ có tâm kính sợ, không dám láo xược đi làm ác.
Bây giờ thời đại này, tức là người ta chưa tiếp thu giáo dục nhân quả báo ứng, cảm thấy không có thiên địa quỷ thần, thậm chí chết rồi là hết, vậy đời này mình cứ phóng túng dục vọng, tạo vô lượng vô biên tội. Họ không biết có quỷ thần, có quả báo về sau, mới khiến cho người bây giờ phóng túng thói ác của mình như vậy. Cho nên giáo dục nhân quả rất quan trọng. Người hiểu rõ luân lý đạo đức, hổ thẹn khi làm ác, họ có tâm hổ thẹn. Nhưng người hiểu rõ nhân quả báo ứng, họ mới không dám làm ác.
Các vị phụ huynh, quý vị đã từng kể mấy chuyện nhân quả báo ứng cho con mình nghe rồi? Rất quan trọng nhé, quý vị kể càng sớm, tâm kính sợ của chúng càng sớm khởi lên. Cho nên trong đầu chúng ta kho tài liệu này phải chứa nhiều chuyện 1 chút, gặp phải 1 số cơ duyên liền tranh thủ kể cho các em nghe.
Thời cổ đại, triều Minh Nghi Châu có 1 thư sinh tên Vương Dụng Dữ. Vừa hay có 1 lần anh nằm mơ thấy 1 quan lớn, quan lớn này nắm giữ công danh lợi lộc. Anh liền hỏi mình lần này có thi đậu công danh được không. Quan lớn này liền nói với anh, ông nội ngươi làm người hết sức cẩn thận, chân thật, tích được 1 số công đức, cho nên ngươi vốn dĩ có thể thi đậu.
Những câu chuyện này đều nói với chúng ta 1 chân tướng: Nhà tích điều thiện ắt có niềm vui, nhất là bây giờ mọi người có thể nghe thánh giáo, đó đều là tổ tiên đang gia hộ.
Đời này hình như tôi không biết mình đã chết bao nhiêu lần rồi, tôi thường đụng cái này đụng cái kia, thậm chí hồi năm 29 tuổi, lái xe trên đường cao tốc tới nỗi ngủ gật mất, tình trạng sức khỏe rất yếu, hơi bị đoản mệnh. Tôi nhớ hồi đó vừa hay sư trưởng nhìn thấy băng đĩa chúng tôi giảng kinh, vừa nhìn tướng tôi đã nói, tướng đoản mệnh. Cho nên tôi bây giờ mau chóng dụng công hành thiện, tôi chỉ cần không hoằng dương văn hóa truyền thống nữa có thể sẽ mất mạng, cho nên tôi rất biết mình. Nếu như ngày nào đó tôi điên đảo, không hoằng dương văn hóa nữa, quý vị chắc chắn phải rút dao tương trợ, phải gõ tôi 1 gậy. “Khuyên hướng thiện, hành đạo đức”, nhắc nhở tôi, nếu không tôi sẽ mất mạng. Trên thực tế trong vô hình có rất nhiều tổ tiên quỷ thần đang gia hộ tôi, vượt qua những cửa ải này.
Cho nên khi tôi đang giảng dạy thường nhấn mạnh với mọi người, mọi người phải nhận tổ quy tông. Tổ thượng của quý vị là những thánh triết nhân nào quý vị phải biết rõ, do quý vị được họ gia hộ. Hơn nữa quý vị còn phải noi gương họ, khiến đức phong tốt nhất của gia tộc này thông qua quý vị mà truyền lại, vậy mới xứng đáng với tổ tiên. Kết quả tôi mời mọi người quay về tra lại, có bạn liền nói, tra làm gì đâu, cứ coi tất cả mọi người là tổ tiên mình được rồi. Ồ, nghe có vẻ hình như rất có lý, trên thực tế ngay cả nhận tổ quy tông cũng không chịu, lười vậy đó? Ngay cả Họ trăm nhà cũng không đi tra, sau đó còn nới nghe hay ho như vậy. Quý vị trực tiếp được tổ tiên gia hộ, quý vị còn không cảm ơn, còn nói năng nghe very beautiful như vậy, cực kì hay ho. Giống như quý vị còn chưa hiếu thuận cha mẹ, sau đó còn nói “Tôi coi người trong thiên hạ đều là cha mẹ là được rồi”, giáo huấn hay như vậy biến thành cái cớ quý vị bất hiếu cha mẹ, không nhận tổ tông. Cho nên thánh hiền nhân dạy dỗ chúng ta đều có thứ tự. Đừng đao to búa lớn, sự chân thành, tình thương của chúng ta đều không thể biểu hiện ra ở bản thân cha mẹ và tổ tiên thân thuộc nhất, sao có thể có tình thương chân thật được? “Không thương cha mẹ mà thương người khác, gọi là nghịch đức”, trái nghịch đạo đức, trái nghịch nhân tính. “Không kính cha mẹ mà kính người khác, gọi là nghịch lý”, quý vị không tôn kính cha mẹ quý vị, không tôn kính tổ tiên quý vị, mà đi tôn kính tổ tiên người khác, đó là xu nịnh.
Mạnh Lão Phu Tử giáo huấn chúng ta, đây là thứ tự đúng đắn, “thân thân nhi nhân dân, nhân dân nhi ái vật”. Con người, khởi điểm của nhân ái là ở đâu? Ở hiếu đạo, ở “phụ tử hữu thân” thiên tính này. Thiên tính quý vị khôi phục rồi, thân ái cha mẹ của mình, tình thương này được mở rộng rất tự nhiên, thương tất cả mọi người. Thương tất cả mọi người mở rộng tiếp, là thương tất cả sanh mạng, nhân dân nhi ái vật.
Nói mọi người nghe, bây giờ có 1 số người thương động vật thương muốn chết, sau đó đối với mẹ mình rất dữ, đó là dục vọng, đâu phải thương. Có phải không? Con chó đó biết chơi đùa với họ, họ vui; lời mẹ họ nói họ không nghe, họ sẽ hung dữ, hung dữ với mẹ. Cho nên không có kinh điển, có lúc chúng ta phán đoán sự việc không rõ ràng, sẽ bị người ta nói cho ngơ ngẩn.
Cho nên trong vô hình tổ tiên đang bảo hộ. Lúc nãy nói với mọi người về Vương Dụng Dữ, vốn dĩ anh có thể thi đậu, tức là do tổ tiên ông nội anh tích đức. Nhưng, tại sao lần này anh thi không đậu? Do mỗi lần anh vào miếu bái thần, đều là cầu thân thể của mình khỏe mạnh trước, cầu mình thi đậu công danh trước, và cầu vợ của mình mau lành bệnh trước, cùng anh đầu bạc răng long, chưa từng cầu phúc 1 lần cho người mẹ góa quả của anh. Cho nên thần minh rất tức giận: “Ngươi đó hả, luôn cầu cho vợ, không cầu gì cho mẹ ngươi hết”. Cho nên bây giờ có 1 câu tục ngữ là “Lấy vợ quên mất mẹ”, phải không? Người nam nếu như làm việc này, thì không xứng là đại trượng phu nữa, đúng chưa? Ngay cả cha mẹ, cha mẹ có ân đức với mình nhất cũng không thương nữa, đó chẳng phải là trọng sắc rồi quên mẹ ruột sao?
Cũng đừng trách những người nam này, do họ từ nhỏ chưa được học “Đệ tử quy”, trách tôi được rồi. Tôi hiểu giáo huấn của những kinh điển này quá muộn, tôi rất có lỗi với những người nam này, cứu giá tới trễ. Đây là thật, không phải giả, “lấy tâm tổ tiên làm tâm mình, thiên hạ không có gia tộc bất hòa”. Chúng ta đều là con cháu Trung Hoa, đều phải suy nghĩ cho đồng bảo cả dân tộc này. Bản thân điên đảo vọng tưởng, trôi theo dòng đời lâu như vậy, may mà tổ tiên có đức, gặp được giáo huấn của sư trưởng, vội vã đường mê quay đầu, mau mau khởi tâm hổ thẹn, tâm kính sợ cũng phải khởi lên.
Cho nên, ông không cầu gì cho mẹ mình, thiện căn này không đủ, giáng ông 2 lần, phải lui lại 2 lần mới thi đậu. Ông nói “Vậy lần này ai thi giỏi nhất?”. Thần nói: “Là Chu Cát”. Vương Dụng Dữ nói: “Học vấn của anh ta không tốt lắm mà?”. “Nhưng tổ tiên anh ta 60 năm nay tích được âm đức hết sức dày, còn phát rất nhiều sách thiện, giúp người đoạn ác tu thiện, giúp phong tục 1 phương được cải thiện không ít, cho nên lần thi hương này anh ta đứng thứ nhất”.
Vương Dụng Dữ liền rất ngạc nhiên, anh quen biết 2 người có học vấn nhất đều thi không đậu. 1 người là Du Lân, là hiếu tử trong vùng, sao anh ta lại không đậu chứ? Đại quan này liền nói, anh ta hưởng danh hiếu tử, nhưng trong lòng anh ta khi phụng dưỡng cha mẹ thì thường mang oán khí. Cho nên anh ta là gì? Là làm công phu bề mặt, trong tâm không cung kính, không chân thành, còn oán trách cha mẹ, đây là phạm tội gì? Tội “phúc phỉ”. Tức là trong bụng đang mắng cha mẹ, oán cha mẹ, dần dần tình thân sẽ ngày càng bạc, đây là 1 tội lỗi của anh ta. Hơn nữa trong khi xử sự anh ta nói năng quá khắc nghiệt. Do những nguyên nhân này, cả đời anh ta khốn cùng lao đao, thi không đậu công danh. Hơn nữa còn hưởng danh hiếu tử, vẫn là hưởng phước, vốn dĩ đã không tích phước, hưởng những hư danh thế gian này, còn bị tổn phước thêm.
Anh nói: “Vậy 1 người nữa là Úc Tùng Chu thì sao? Người này còn trẻ mười mấy tuổi, hạ bút có thể viết bài văn mấy ngàn chữ, lợi hại như vậy tại sao không thi đậu?”. Kết quả quan viên chủ sự này nói, người Úc Tùng Chu này, trong số là 17 tuổi thi đậu tú tài, 26 tuổi thi đậu tiến sĩ, 45 tuổi làm đại tư không, đây đều thuộc về quan chức cao nhất rồi. 54 tuổi làm thiếu bảo, tức là thầy của thái tử. 69 tuổi không bệnh mà mất. Ồ! Phước báo người này đủ lớn rồi, làm thầy của hoàng thượng, tổ tiên anh không tích đức 10 đời thì không thể nào. Nhưng do văn chương anh ta rất tốt, kết quả rất ngạo mạn, cho nên ngạo bất khả trưởng, trong “Lễ kí – Khúc lễ” mở đầu đã nói.
Quá ngạo mạn thì bắt đầu tổn phước của mình, nhất là nói năng hết sức đanh thép, thường mắng người tới nỗi người ta không còn chỗ dung thân. Cho nên bây giờ thần đã ghi rõ miệng anh ta có bao nhiêu điều lỗi lầm rồi? Hơn 2470 điều rồi. Nếu như anh ta vẫn không sửa, lỗi của miệng anh ta vượt quá 3000 điều, mạng cũng không còn. Phước anh ta tổn hết, phước lộc tận rồi, người sẽ chết. Hơn nữa con cháu anh ta còn bị đánh thành số ăn mày, họa giáng cho con cháu, “nhà tích bất thiện, ắt gặp tai ương”.
Cho nên bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất. Các bạn, nói năng phải rất cẩn thận, không chỉ chiêu họa cho chính mình, còn chiêu họa cho ai nữa? Ngay cả con cháu cũng bị chúng ta lôi xuống nước, cho nên câu chuyện này cho chúng ta rất nhiều sự nhắc nhở. Người xưa có 1 câu nói rất hay “Có 1 niệm khiến quỷ thần phẫn nộ, có 1 lời khiến thiên địa bất hòa, có 1 hành vi khiến con cháu gặp nạn, đều phải cẩn trọng”. Những ý niệm, nhất ngôn nhất hành này đều phải cẩn thận, nếu không sẽ họa cho con cháu. Những việc này đã giúp chúng ta hiểu được, tích âm đức phải bắt đầu từ tích khẩu đức, thường nói những lời khuyến thiện, những lời nhu nhuyễn, những lời lợi ích người khác. Đừng nói lời khắc nghiệt, đừng nói lời tổn hại người, đừng nói những lời thị phi.
“Nặng thì giáng trăm ương”.
Quý vị coi còn tai ương con cháu.
“Nhẹ thì tổn phước hiện tại”.
Phước đời này của mình đều bị tổn hết. Điều này phải kính sợ, nhất ngôn nhất hành của chúng ta đều có thiên địa quỷ thần đang ghi chép. Tiếp đó kinh văn nói:
“Ở nơi thanh nhàn, chỉ thị chiêu nhiên. Ta tuy che đậy kín đáo, văn từ khéo léo, mà phổi gan sớm lộ, khó mà lừa mình. Bị người phát giác, không đáng 1 xu”.
Thật ra người ta thông minh lại bị thông minh hại. Thật ra người ta đâu thể nào che đậy được? Đừng nói thiên địa quỷ thần, còn không giấu được người có đức hạnh, người có tu dưỡng. Chúng ta ở đó che giấu lỗi lầm, thật ra là gì? Không phải thông minh, rất có thể đã bỏ lỡ mất quý nhân tốt nhất trong đời mình. Chúng ta đang che đậy lỗi lầm, những người có trí huệ có duyên với chúng ta nói: “Ôi, thôi kệ, không miễn cưỡng nữa”. Chúng ta cứ sĩ diện như vậy, cứ che đậy như vậy, họ lại chỉ điểm chúng ta chẳng phải khiến chúng ta kết oán với họ sao? Kính nhi viễn chi nên không nói nữa. Cho nên người có phước khí là sao? “Nếu sửa lỗi, thì hết tội”. Những trưởng bối này, người có đức hạnh vừa khuyên chúng ta, chúng ta liền nghe lời, còn cúi đầu với họ “Cảm ơn chú, chú là quý nhân của đời cháu, lần sau cháu tái phạm, chú nhất định phải nhắc nhở cháu”. Lại có thái độ chịu nhận lỗi này, là thật sự cải tạo vận mệnh của mình.
Có 1 đoạn hết sức hay “thiên giáng chi phước”, ông trời muốn giáng phước cho người này, “tiên khai kì huệ”, khai mở trí huệ của họ trước. “Thiên giáng chi phạt”, ông trời muốn giáng tội cho người này, “tiên đoạt kì phách”, tức là khi tội báo lớn của người này sắp hiện tiền, người này sẽ hồn vía trên mây, ấn đường phát đen, đều có điềm báo.
Thật ra người bây giờ hơi bị trì trệ, tại sao trì trệ? Dục vọng quá nhiều. Lại phải nghĩ cái này, lại phải nghĩ cái kia, đồ đạc cũng muốn, người cũng muốn. Dục vọng quá nhiều, đầu óc không tỉnh táo lắm. Mọi người có cảm giác này không? Ví dụ nói, khi quý vị đang làm việc đột nhiên muốn ăn kem, sau đó cứ ở đó “Sao còn chưa tan ca?”, lúc đó quý vị làm việc gì cũng không tốt, dục vọng mà. Quý vị coi 1 người nam để ý 1 người nữ, mấy ngày đó sẽ hồn vía trên mây, cứ ở đó nhớ, trong mơ cũng đang nhớ, nhớ thương thương nhớ, sao có trí huệ được chứ? Cho nên cái “dục” này rất lợi hại. Con người hễ khi có dục cầu, tình hình tinh thần của họ sẽ không nhạy cảm nữa.
Lúc nãy đoạn này vừa nói tới: “Thiên giáng chi phước, tiên khai kì huệ”, nào, chúng ta tới coi 1 chút, chúng ta có giống như tình trạng ông trời sắp giáng phước cho chúng ta không, chúng ta cùng kiểm tra 1 chút.
“Hổ thẹn”, đối mặt với lỗi lầm của mình sanh tâm hổ thẹn; “phấn chấn”, hăng hái tiến lên, không cam chịu đọa lạc nữa; kế đó “sửa sai”. “Hổ thẹn, phấn chấn, sửa sai”, thái độ này xuất hiện rồi, “giai thiên khai kì huệ giả dã”, ông trời sắp khai mở trí huệ cho người này, kế đó giáng phước cho họ.
“Vất vơ”, không có tinh thần, vất vơ vất vưởng; “giải đãi” hôn hôn trầm trầm, coi ti vi tới nỗi ngủ quên mất, nghe người ta nói cũng có thể ngủ mất, đọc kinh điển vừa đọc là ngủ mất, “vất vơ, giải đãi”. “Gạt mình”, ưa sĩ diện không chịu thừa nhận sai lầm, không chịu phản tỉnh, gạt mình, gạt mình là đáng thương nhất rồi, “gạt mình”, còn có “giấu lỗi”, che giấu lỗi lầm của mình, không thừa nhận. “Giai thiên đoạt kì phách giả dã”.
Mọi người chú ý cảm nhận một chút, ví dụ nói một người cứ đang gạt mình đang giấu lỗi, sau cùng họ sẽ tâm thần bất an, sau cùng thần kinh não suy nhược, thật sự sẽ hồn phách trên mây.