Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc – Tập 4/40

CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NHÂN SINH HẠNH PHÚC – TẬP 4/40

Chủ giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc

Thời gian giảng: Tháng 2 năm 2005

Chúng ta đã nhắc đến thái độ học tập lúc vừa bắt đầu rất quan trọng, đã nói đến “học quí lập chí”. Trước tiên phải lập định chí hướng thì liền sẽ có động lực mạnh mẽ thúc đẩy, khiến cho chúng ta không ngừng tiến bộ, trưởng thành. Việc thứ hai, “học quí thực hành”. Cho nên, hiện tại chúng ta muốn học văn hóa ngàn năm mà Tổ tông để lại, muốn học học vấn của Thánh Hiền, chúng ta cũng không cần phải lo lắng là ta bây giờ mới bắt đầu học có còn kịp hay không. Thật ra, quan trọng nhất là học một câu chúng ta liền làm một câu. Có rất nhiều người nói: “Đợi tôi học tốt rồi thì sẽ dạy cho trẻ nhỏ. Đợi tôi học tốt rồi sẽ trở lại giúp người”. Đợi chúng ta học tốt rồi thì có còn kịp hay không? Không đến kịp. Hiện tại học một điều làm một điều, chỉ là tinh thần như vậy liền sẽ cảm động con cái của bạn, cảm động học trò của bạn.

Có rất nhiều thầy giáo của chúng ta, trước đây tương đối ít huân tập văn hóa Thánh Hiền. Họ cũng giữ lấy thái độ cùng nhau học tập với học trò của chính mình, luôn luôn có thái độ như vậy. Trẻ nhỏ xem thấy rồi cũng rất vui vẻ, bởi vì chúng ta đem thái độ hiếu học diễn ra cho trẻ nhỏ xem, cho học trò xem.

Có một trường mầm non dạy bảo trẻ nhỏ rằng sau khi ăn no rồi phải có lễ phép, khi đứng dậy phải nói với thầy giáo, bạn học cùng ngồi chung bàn là: “Xin mọi người từ từ dùng!”, sau đó lại mang chén cùng đũa của mình đến nhà bếp tự tay rửa. Tất cả trẻ nhỏ đã tập thành thói quen. Thầy giáo của chúng đồng thời cũng làm như vậy. Mỗi một thầy giáo ăn xong rồi cũng cung kính nói với chúng là: “Xin mọi người từ từ dùng!”. Cho nên tất cả các đứa bé đều mỉm cười trong lòng. Vì sao vậy? Trong lòng những đứa bé này liền sẽ nghĩ là: “Thầy giáo cũng làm giống như chúng ta vậy, nên chúng ta phải có lễ phép, phải tuân thủ những qui định này”. Cho nên khi chúng ta cùng làm với trẻ nhỏ, hiệu quả đó sẽ rất tốt.

Còn có một đứa bé, lần đó ăn cơm, toàn bộ thầy giáo và bạn học đều ăn cơm xong, chỉ còn lại một mình chú. Đứa bé này sau khi ăn xong đứng dậy, đối với bạn ghế cúi đầu một cách kính cẩn rồi nói: “Xin mọi người từ từ dùng!”. Tất cả thầy giáo xem thấy đều mỉm cười. Thế nhưng chúng tôi cảm thấy đứa bé này rất thành thật, nói một điều, học một điều thì làm một điều. Làm người trước tiên phải học thành thật, tiếp theo phải học linh hoạt, như vậy học vấn mới có thành tựu. Nếu như vừa mở đầu chúng ta liền học linh hoạt, giáo huấn của thầy nói ra năm điều, thì chọn ra ba điều để làm. Tốt! Đầu óc cũng rất linh hoạt, thế nhưng rất có thể học vấn sẽ không có nền tảng, đến lúc đó sẽ bị chính sự thông minh nhỏ của mình hại mình.

  • Học tập cần phải xem trọng thứ tự

Ngoài việc nỗ lực ra, tiếp theo đó chúng ta còn phải hiểu rõ rằng học tập cũng cần phải xem trọng thứ tự của nó, trình tự của nó. Trên “Tam Tự Kinh” có một câu “vi học giả, tất hữu sơ”, đi học phải có trước sau. “Tiểu học chung, chí Tứ Thư”, chính là phải học cho tốt sách “Tiểu Học”, tiếp theo đó mới học “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh”. “Tiểu Học” là một quyển sách do Chu Phu Tử biên soạn, thư tịch của Đồng Mông Dưỡng Chánh. Quyển sách này dạy bảo trẻ nhỏ làm thế nào nuôi dưỡng cha mẹ, làm thế nào tôn trọng trưởng bối, và còn ở ngay trong cuộc sống thường ngày ứng xử qua lại với người. Quyển sách này ai đã xem qua xin đưa tay lên. Ồ! Thật không ít.

Quyển sách này cách hiện tại đã gần 1000 năm, lịch sử tương đối khá lâu, rất nhiều tình huống đời sống vào lúc đó so với hiện tại đã có nhiều khác biệt. Tại vì sao “Tiểu Học” quan trọng đến như vậy? Bởi vì một đứa bé trước tiên từ nhỏ phải học cách làm người, làm việc. Nếu nền tảng này xây dựng tốt rồi, chúng đọc các Kinh sách khác, chúng liền sẽ không chỉ có đọc mà thôi. Chúng sẽ hiểu được cách làm thế nào đối nhân, xử thế ngay trong cuộc sống thường ngày. Chúng hiểu được phải thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày. Cho nên nền tảng này nhất định phải xây dựng tốt.

Bởi vì quyển “Tiểu Học” cách chúng ta tương đối xa, tôi đã từng xem qua, chỉ có thể xem 60% đến 70%, có rất nhiều thuật ngữ xem không hiểu. Sau đó tôi lật sách “Tiểu Học” ra, lại lật “Đệ Tử Quy”. Đối với quyển “Đệ Tử Quy” này tôi rất là cảm động, cũng rất là tán thán. Bởi vì “Đệ Tử Quy” là sách viết ra từ thời nhà Thanh, cách chúng ta thời gian mới mấy trăm năm, rất gần. Hơn nữa Lý Dục Tú Phu Tử của triều nhà Thanh căn cứ vào quyển “Tiểu Học” lấy ra cương lĩnh nội dung quan trọng nhất biên soạn thành một quyển “Đệ Tử Quy”. Quyển “Đệ Tử Quy” hoàn toàn tương ưng với đời sống của chúng ta, không có câu nào không làm được, hơn nữa cũng bao hàm những trọng điểm của “Tiểu Học”.

Lý Dục Tú Phu Tử biên soạn quyển sách này vẫn là y theo một câu giáo huấn rất quan trọng trong “Luận Ngữ” của Khổng Lão Phu Tử. Câu giáo huấn này nhắc đến “Đệ Tử Quy, Thánh nhân huấn” (Phép người con, Thánh nhân dạy), chính là nhắc đến: “Thủ hiếu để, thứ cẩn tín. Phạm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” (Hiếu đ trước, kế cẩn tín. Yêu bình đẳng, gần người nhân. Có dư sức, thì học văn).

Lý Dục Tú Phu Tử chính là căn cứ vào câu nói này của Khổng Lão Phu Tử phân thành bảy cương mục, biên soạn thành quyển “Đệ Tử Quy” này. Cho nên chúng ta học tốt được “Đệ Tử Quy”, chính là đem nền tảng của “Tiểu Học” xây dựng được tốt. Nếu như nền tảng của “Tiểu Học” không được xây dựng tốt, trực tiếp đọc qua “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh” thì trẻ nhỏ đọc càng nhiều sẽ càng tách rời đời sống.

Có rất nhiều trẻ nhỏ đọc rất nhiều Kinh thư, thế nhưng chúng sẽ lấy những câu Kinh trong “Luận Ngữ” để biện luận cùng với cha mẹ. Có một đứa bé khoảng sáu tuổi, có một lần mẹ chú đang phê bình chú. Chú liền nói với cha mẹ là: “Mẹ ơi! Mẹ có ôn, lương, cung, khiêm, nhượng của Khổng Lão Phu Tử không? Nếu như mẹ làm không được, thì mẹ cũng không có tư cách nói con”. Mẹ chú liền bị chấn động: “Bây giờ đã dùng đến ngôn ngữ của Kinh điển để phản bác lại với ta. Nếu tiếp tục mà học nữa thì sẽ như thế nào?”.

Tôi có một trưởng bối, bà dẫn theo cháu gái của bà, cháu gái đó phải gọi tôi bằng cậu, bà dẫn đến nhà chúng tôi. Cha mẹ tôi đều có ở nhà, bà vừa ngồi xuống thì liền nói với cháu gái của bà là: “Nào chúng ta cùng đọc Anh văn để những trưởng bối này nghe nào!”. Đứa cháu gái nhỏ này cũng rất là thuần thục. Tôi tin tưởng tuyệt đối bé gái này không chỉ biểu hiện cho chúng tôi thấy qua, nhất định là đã biểu diễn không ít lần, cho nên bé ấy cũng rất tự nhiên. Sau đó bà của bé liền bắt đầu hỏi: “Trái táo nói thế nào?”. Bé đó liền nói: “Apple”. “Cây dù nói thế nào?”. Bé đó liền nói: “Umbrella”. Hỏi qua rất nhiều, bé điều trả lời lưu loát. Đột nhiên, bé gái này hỏi ngược lại bà của bé một câu là: “Bà ơi! Sách vở nói thế nào?”. Bà của cháu liền nói: “Bà làm sao mà biết được!”. Bé gái này nói: “Bà ơi! Vì sao mà bà mất trí đến như vậy?”.

Nếu như trẻ nhỏ không học cách làm người, làm việc thì tri thức học được, sách xem được càng nhiều sẽ càng ngạo mạn. Ngạo mạn cầu học vấn là một sai lầm to lớn. Chỉ cần sinh ra tâm ngạo mạn thì rất khó mà thành tựu được học vấn. Cho nên “Lễ Ký – Khúc Lễ” có nói đến: “Ngạo bất khả trưởng”. Đây đều là những Thánh Hiền nhân về trước nhắc nhở chúng ta, rất quan trọng.

Tiên sinh Lâm Tắc Dư, ngay khi hiểu được nhân sinh, ông đã quy nạp mười sự việc. Mười việc này chính là: Nếu như người phạm phải mười điều sai lầm này, vậy thì đời sống không có ích lợi gì. Ông gọi là: “Mười vô ích”:

Thứ nhất: “Bất hiếu cha mẹ, thờ thần vô ích”. Không có hiếu kính đối với cha mẹ, mỗi ngày lạy thần, cầu thần bảo hộ thì có ích gì không? Không có ích gì.

Thứ hai: “Anh em không hòa, kết giao bạn không ích gì”. Qua lại với anh em trong nhà đều không hiểu được sự bao dung, thường hay có xung đột, con người này ra bên ngoài kết giao bạn bè có thể kết giao được bạn tri ân hay không? Không thể nào.

Trong mười vô ích này, hai điểm trong đó là chú trọng đối với cầu học vấn. Sự nhắc nhở này rất quan trọng. Hai điểm đó là: “Tâm cao khí ngạo, học rộng vô ích” và “Hành nghi không ngay, đi học vô ích”. Cho nên chỉ cần chúng có tâm ngạo mạn, học lực càng cao sẽ càng xem thường người, càng dễ dàng tổn hại người khác. “Cử chỉ không ngay ngắn”, nếu như lời nói, hành vi của chúng hoàn toàn trái ngược với giáo huấn của Thánh Hiền, vậy thì sách đọc được không tương ưng với chúng, không được lợi ích.

Cho nên chúng ta xem thấy, Thánh triết nhân mấy ngàn năm đã lưu lại lời dạy, chúng ta phải rất trân trọng, phải cố gắng đem nó làm sự nhắc nhở chính mình không thể phạm. Đương nhiên trẻ nhỏ cũng phải gắng sức, không nên phạm những lỗi lầm này. Đây là thứ tự của học tập.

  1. Phương pháp học tập phải “Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”

Phương pháp học tập phải nắm lấy tám chữ: “Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Một môn là một môn nào? Thánh triết nói lời giáo huấn với chúng ta, nếu như dùng hai chữ để nói thì chính là “đạo đức”. Hai chữ “đạo đức” này liền nắm lấy toàn thể cương lĩnh giáo huấn của Thánh Hiền trong mấy ngàn năm.

Cái gì gọi là “đạo”? Cái gì gọi là “đức”? Chúng ta lật ra tờ thứ hai của sổ tay, phía dưới tờ thứ hai có một chữ “hành”. Chúng ta cùng nhau đọc nó qua một lần: “Nhận thức siêu việt thời không đích đại tự nhiên vận hành pháp tắc, thử chi vị đạo”. Pháp tắc vận hành thì gọi là đạo

Xin đọc tiếp : “Giáo đạo nhân loại như hà thuận, tùng đại tự nhiên đích pháp tắc, bất vi việt địa tố nhân, thử chi vị đức”. Pháp tắc của đại tự nhiên không vượt qua cách làm người, đó gọi là đứcvậy.

Đạo” là siêu việt thời không. Pháp tắc đại tự nhiên, tục ngữ gọi là “luân thường đạo lý”. Quan hệ ngũ luân chính là đạo. Cho nên thiên địa, vạn vật đều có sự vận hành của nó thì mới không xảy ra xung đột. Không chỉ con người có lối đi chuẩn xác, mà như sự vận chuyển giữa tinh cầu với tinh cầu cũng có quỹ đạo chuyển động chuẩn xác. Giả như tinh cầu vận chuyển giữa khoảng vũ trụ, nó hôm nay như vậy mà chuyển. Ngày mai thì nó đổi lại chuyển cách khác có được không? Không được. Nếu như chín hành tinh lớn, sao Diêm Vương nói hôm nay tôi không vận hành như vậy, ngày mai tôi phải đổi lại. Có thể khi nó vừa đổi quỹ đạo thì liền sẽ cùng các tinh cầu khác đụng nhau, ma sát, xung đột. Vạn vật như vậy và con người cũng như vậy. Cho nên, năm quan hệ này của chúng ta, nếu như có thể tuân thủ, vậy liền có thể ở chung với nhau rất hòa hợp.

Thế nhưng năm quan hệ này, nếu như chúng ta không bằng lòng tuân thủ, thì liền sẽ xảy ra sự mâu thuẫn, xảy ra xung đột. Quý vị thân mến! Hiện tại năm quan hệ này có xung đột hay không? Có rất nhiều xung đột. Mở báo chí ra xem thì liền biết. Vậy chúng ta cùng nhau xem thử năm quan hệ này làm thế nào để dung hòa, làm thế nào dụng tâm để đối đãi. Năm loại quan hệ này, bạn cảm thấy loại nào là quan trọng nhất? Tất cả đều rất quan trọng.

Trong “Trung Dung” có nói đến “quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ”, cho nên ảnh hưởng của quan hệ vợ chồng rất sâu xa. Vì sao quan hệ vợ chồng rất quan trọng? Bởi vì vợ chồng cùng ở chung một nhà, ở chung một gian phòng, vợ chồng được hòa thuận, trẻ nhỏ ở trong hoàn cảnh gia đình như vậy mà trưởng thành thì tự nhiên quan hệ cha con sẽ rất thân thiết. Xử lý quan hệ vợ chồng được tốt, anh em cũng sẽ hòa thuận. Vợ chồng hòa thuận đích thực là đã cho trẻ nhỏ sự ảnh hưởng giáo dục thầm lặng. Cho nên vợ chồng vừa chánh, thì phụ tử tự thân, anh em chị em cũng sẽ hòa thuận.

Ngay “Phu tử hữu thân”, trẻ nhỏ biết được cảm ân sự khó nhọc của cha mẹ, chúng sẽ liền tự nhiên sanh ra tâm cảm ân này đối với người. Cho nên chúng bước ra xã hội, gặp được cấp trên rất quan tâm, rất giáo dưỡng đối với chúng, ngay trong vô hình chung chúng sẽ sanh khởi “quân thần hữu nghĩa”, sẽ hiếu trung với lãnh đạo của chúng, tự nhiên liền sẽ hình thành thái độ này. Cho nên thời xưa có một câu danh ngôn: “Trung thần xuất thân từ người con hiếu hạnh”. Câu nói này là tương đối có đạo lý. Hiện tại có rất nhiều sự chọn lựa, khi chọn lựa có người chỉ nghĩ đến tiền tài của chính mình, đều không nghĩ đến sự bồi dưỡng dài lâu của cấp trên dành cho họ. Có khi họ thậm chí trực tiếp liền chọn làm cho đối thủ của công ty mình, lại sinh ra sự cạnh tranh quyết liệt.

Cho nên “quân thần hữu nghĩa”, anh em chị em có thể hòa thuận với nhau, họ ở trong nhà liền sẽ hiểu được quan tâm lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy khi cùng ở chung với bạn học, cùng ở chung với đồng sự, thái độ đó của họ trong tự nhiên liền sẽ biểu hiện ra, nên cũng sẽ cùng với người kết giao bạn bè được rất tốt. Vì vậy quan hệ vợ chồng được tốt thì ngũ luân liền tốt. Cho nên dạy bảo thế nào làm tốt được quan hệ vợ chồng là một học vấn tương đối quan trọng.

  1. Làm thế nào xây dựng tốt quan hệ vợ chồng?

Bạn đã từng học qua đạo làm chồng vợ chưa? Trong giáo trình có dạy qua hay không? Không! Một việc quan trọng đến như vậy vì sao mà không dạy? Bạn xem, ngày trước những đề thi ảnh hưởng không lớn đối với nhân sinh hiện tại thì chúng ta học rất lâu, nhưng đạo lý ảnh hưởng đến nhân sinh rất quan trọng thì trái lại chúng ta không học qua. Quan hệ chồng vợ cũng phải nhớ lấy “thận ư thỉ”. Vừa lúc đầu, trước khi chưa kết hôn, bạn phải mở to đôi mắt, phải chọn tốt đối phương. Đương nhiên bạn muốn chọn người khác, người khác cũng phải chọn bạn. Cho nên muốn tìm được đối phương tốt, không phải trực tiếp chạy đến đó để tiếp cận. Phương pháp này sẽ rất mệt, phương pháp tốt nhất gọi là “chúng tinh cộng nguyệt”, chỉ cần bạn làm cho khuôn mặt mình được sáng sủa thì sẽ có rất nhiều người đến với bạn, đến lúc đó tùy bạn chọn. Đây là phương pháp tìm đối phương rất cao minh. Vậy vợ chồng phải đối xử với nhau như vừa mới gặp, phải như vừa quen thì có thể khiến bạn cùng ở với nhau cả một đời. Đây là việc không thể nào mơ hồ.

Hiện tại có rất nhiều nam nữ trẻ tuổi, họ học cái đạo chồng vợ, học cách đối xử với nhau đều học ở trong tình ca. Trong tình ca nói rằng nam nữ yêu nhau tình hình đều là yêu rất đau khổ, yêu đến chết đi sống lại. Có phải vậy không? Dường như tuổi trẻ không đau khổ thì không gọi là người tuổi trẻ, người không kinh hoàng thì không phải thiếu niên. Như vậy mà gọi là yêu sao?

Cho nên tôi phát hiện ra cái điểm này. Khi tôi dạy học trò lớp 5, lớp 6, tôi liền rất cẩn trọng, vội vàng chích vài mũi thuốc phòng ngừa cho chúng, để chúng đối với quan hệ nam nữ có thái độ chuẩn xác, không nên bị những tình ca này dạy sai. Vì vậy, tôi liền nói với chúng rằng người với người cùng ở với nhau đều sẽ trải qua một số quá trình, nhất định phải từ “quen biết” trước, nhận biết nhau. Tiếp theo là “biết nhau”, hiểu biết lẫn nhau. Tiếp theo là “trân trọng”, đôi bên trân trọng nhân duyên lẫn nhau. Tiếp theo là “nhớ nhau”. Sau cùng là “kết hôn”. Kết hôn có phải là kết thúc hay không? Có rất nhiều người nói: “Kết hôn là nấm mồ của ái tình”. Đây đều là dạy sai. Nếu như vợ chồng cố gắng đối xử tốt với nhau thì rượu sẽ càng luyện càng nồng. Cho nên đôi bên cần phải ra sức.

Cái gì là thật tình, thật yêu? Tôi thường nêu ra một thí dụ: Thật tình, thật yêu cũng giống như một vị lão ông hơn 70 tuổi dắt tay một cụ già vợ ông cũng hơn 70 tuổi đi tản bộ ở công viên. Sau đó bà cụ nói với chồng của bà rằng: “Tiên sinh ơi! Ngày mai là 15 rồi, ngày mai nên ăn chay”. Bạn xem, vợ chồng già như vậy mới thấy ra được mùi vị của tình yêu. Tuyệt đối không phải là loại tình yêu quyết liệt. Loại đó thì rất dễ dàng thay đổi.

Cho nên chúng ta nói với trẻ nhỏ rằng đây là cách nam nữ qua lại với nhau, quá trình qua lại với nhau giữa người và người. Nếu như hôm nay, người nam này quen biết với bạn, anh ấy lập tức liền nói với bạn: “Anh rất yêu em !”. Vậy anh ấy nhất định là gạt bạn. Đây là không phù hợp với tự nhiên, đó là sai lầm. Sau đó bạn lại gặp một người nói với bạn: “Cả đời anh, không phải em thì không cưới, không phải em thì không lấy”, bạn cũng phải mau mà tỉnh ngộ ra: Anh ấy là gì vậy? Anh ấy lại không biết bạn là người như thế nào. Có phải vậy không? Anh ấy lại không biết hết thái độ đối với người, với việc của bạn. Vậy thì lời nói của anh ấy không thật.

Từ quen biết đến biết nhau, cái quá trình này phải rất bình lặng. Thí dụ nói bạn cảm thấy người con trai này không tệ, thì bạn cần phải tỉ mỉ mà quan sát xem anh ấy đối với đồng sự của anh ấy thế nào, anh ấy đối với bạn bè của anh ấy như thế nào. Bạn quan sát như vậy rất khách quan, liền có thể chân thật hiểu rõ thái độ làm người, làm việc của anh ấy. Nếu như anh ấy đối với bạn bè, bạn học của anh ấy đều rất có tâm yêu thương, rất là quan tâm người khác, thì anh ấy nếu như chân thật muốn cùng bạn thương yêu, thương ái, thì nhất định sẽ có sự cống hiến cho bạn rất nhiều. Cho nên quen biết cũng phải khách quan, phải lý trí, không thể khi vừa mở đầu thì hai người đến với nhau. Vậy thì rất nguy hiểm.

Thanh niên hiện nay đều không biết được cái điểm này, vì vậy đều sẽ rơi vào cảnh địa rất nguy hiểm. Cho nên có câu nói là: “Bởi vì ngộ nhận mà kết hợp, vì hiểu rõ mà chia tay”. Đúng vậy, bởi vì bạn chỉ hiểu anh ấy ở biểu hiện bên ngoài, không phải là chân thật hiểu rõ một cách khách quan. Cho nên, “biết nhau” rất quan trọng. Đôi bên phải quan sát nhiều, phải bình lặng, trở lại trân trọng, trân trọng nhân duyên của đôi bên, cơ hội gần nhau, tiếp theo là thương yêu, lại đi tiếp trên thảm đỏ.

Trong quá trình quen biết có một điểm rất quan trọng, vợ chồng phải có cùng hiểu sau đó mới đi đến hôn nhân. Rất nhiều bạn có chí khí rất mãnh liệt, cô ấy nói: “Quan niệm của anh ấy không đúng không hề gì, tôi sẽ biến đổi anh ấy”. Có chí khí mãnh liệt hay không? Loại người này vẫn không ít. Tôi sẽ nói với cô ấy, có một câu nói: “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Nếu như bạn giữ lấy thái độ như vậy mà đi, người sống mà trở lại sẽ không có bao nhiêu người. Bởi vì đến 20-30 tuổi thì rất nhiều tập quán, rất nhiều tính cách đã tương đối cố chấp, trừ khi họ chính mình bằng lòng thay đổi, nếu không thì người khác sẽ rất khó xoay chuyển họ. Cho nên chúng ta vẫn phải tùy duyên, không nên đi cưỡng cầu. Bạn phải tìm được bạn lữ chí đồng, đạo hợp, vậy thì hôn nhân mới không đến nỗi khổ đau.

Vậy làm thế nào để yêu người khác? Làm thế nào để biết người với người cùng ở chung là chân thật yêu nhau? Bạn xem, hiện tại có rất nhiều người đem cái chữ “yêu” này để uy hiếp người khác. Có hay không? Tôi rất yêu em, vì vậy em phải vì tôi mà làm thế này, làm thế kia. Ngay khi không hiểu rõ đối với tình yêu, rất có thể dùng chữ “yêu” đến khắp nơi để khống chế người khác, đến khắp nơi làm cho người sinh đau khổ và buồn phiền . Vì vậy chúng ta xem thấy chữ “yêu” này là chữ hội ý, ở khoảng giữa là một chữ “tâm”, bên ngoài là một chữ “thọ”.

  • Yêu là dùng tâm để cảm nhận sự ấm áp

Cho nên yêu là dùng tâm mà cảm nhận. Cảm nhận cái gì? Cảm nhận yêu cầu của người khác ở chỗ nào. Ngay khi đối phương lúc nào cũng cảm nhận được nhu cầu của bạn thì sẽ hiểu được cách quan tâm đối với bạn. Vì vậy nội tâm của bạn, cảm thụ của bạn sẽ rất ấm áp, tuyệt đối không phải giống như tình ca đâu. Lời ca thống khổ đến như vậy! Cảm giác của tình yêu là ấm áp. Cho nên hiện tại chúng ta phải biết chọn lựa xem đó có phải là tình yêu chân thật hay không. Nếu như không phải thì phải mau tỉnh ngộ, không nên chấp mà không ngộ ra.

  • Ngôn ngữ của tình yêu phải là lời chánh trực

Ngôn ngữ của tình yêu là lời chân thật, ngôn ngữ của nó sẽ không chỉ là một loạt những lời đường mật. Hôm nay họ biết nói lời đường mật với bạn. Ngày khác họ cũng sẽ nói những lời đường mật như vậy đối với người khác. Trái lại, những người nam không biết nói những lời đường mật thì có thể đáng tin, bởi vì tinh thần của họ, dụng tâm của họ đều không để trên những lời đường mật đó, cho nên họ mới không biết nói chuyện như vậy. Vậy những người nói những lời đường mật họ đem tinh thần để vào chỗ nào vậy? Đều là để trên những lời nói đó để mà chiêu dụ.

Có cô gái nói, lần đầu tiên cô gặp mặt chồng của cô, chồng cô không nói một lời nào. Câu thứ nhất nói với cô là: “Răng của em không tốt“. Tiếp theo lại nói: “Cho nên đường ruột của em cũng không tốt, bởi vì răng không được tốt thì khi nhai thức ăn tiêu hóa sẽ không tốt, cho nên áp lực của đường ruột sẽ lớn“. Sau đó cô ấy liền nghĩ : “Con người thật thành thật, không nói một lời đường mật nào, lần đầu tiên gặp mặt, liền thấy được khuyết điểm của ta”. Cô cảm thấy rất đáng tin, nên sau đó kết hôn với anh ấy. Việc này nghĩ lại, cô ấy thật có trí tuệ, cô biết được người có lời nói chánh trực mới đáng tin. Cho nên, ngôn ngữ của tình yêu phải là lời chánh trực.

  • Tâm địa của tình yêu là vô tư

Họ giữ tâm vô tư. Cho nên một người biết quan tâm, thương yêu người khác, thì họ sẽ đối với cha mẹ, đối với vợ con, đối với bạn bè, thậm chí đối với người xa lạ, họ đều sẽ có thái độ giống như vậy mới đúng. Hiện tại, có rất nhiều nam nữ qua lại với nhau, khi đối phương không bằng lòng tiếp tục kết giao, họ thẹn quá hóa giận, thậm chí có thể tổn hại đối phương. Đó không phải là cái tâm vô tư, đó là khống chế, chiếm hữu dục, họ chỉ mặc chiếc áo tình yêu bên ngoài để gạt người. Cho nên bạn phải phân biệt rõ đó gọi là dục vọng, đó là khống chế và chiếm hữu, tuyệt đối không phải là tình yêu, họ đã làm ô nhiễm cái chữ “yêu” này rồi.

  • Hành vi của “yêu” là thành toàn, biết cách thành toàn người khác.

Chúng ta có một cô giáo, chồng của cô có một em gái sinh sống, đi học ở Hawai. Ngay khi em gái có vấn đề về tài chính, chồng của cô liền nói với cô: “Hai ba năm qua chúng ta đã tiết kiệm được một ít tiền. Hiện tại em gái có khó khăn, anh muốn rút số tiền đã tiết kiệm được hai ba năm qua chuyển qua cho em gái mượn“. Nếu như đó là chồng của bạn, thì bạn sẽ nói như thế nào? Vì sao không thể nói ra được vậy? Vị cô giáo này lập tức nói với chồng của cô là: “Anh làm như vậy thật làm cho em rất cảm động! Anh chăm sóc em gái vô tư như vậy, tin tưởng mẹ của anh, cha của anh cũng sẽ rất an ủi. Cho nên em bằng lòng cách làm của anh, ngày mai em sẽ đi rút tiền giúp anh”.

Bạn xem, người vợ này còn đích thân đi làm việc này giúp cho chồng. Cho nên tâm địa của tình yêu là thành toàn. Hành vi của tình yêu là làm tốt việc lương thiện của đối phương. Vì vậy, ngày hôm sau cô giáo này đi rút tiền. Vừa lúc đó có một người bạn nghe được việc này thì rất cảm động. Anh ấy nói: “Bạn không cần phải đi rút tiền, tôi sẽ giúp bạn rút tiền, tôi rất thân với ngân hàng”. Sau khi rút tiền xong thì nói với cô giáo này: “Lúc nào bạn gởi lại cho tôi cũng không hề gì, tôi đã giúp bạn làm xong rồi”. Cho nên một người có hành vi lương thiện sẽ làm cảm động những người xung quanh.

Vì vậy, từ bốn góc độ này, chúng ta có thể phán đoán là họ có phải chân thật biết được “yêu” người hay không. Có một người bạn nói là: “Thầy Thái ơi! Sau bốn điều này cần phải thêm một điều nữa, đó là ưa thích đọc sách Thánh Hiền”. Tôi nói : “Câu nói này rất có đạo lý ”. Bởi vì những thái độ làm người từ chỗ nào mà học? Không phải đột nhiên mà có ra được, cũng đều là phải học giáo huấn của Thánh Hiền mới có thể hình thành những thái độ chuẩn xác này. Ngay khi chúng ta đã chọn đúng đối tượng rồi, tiếp theo đó là phải vận dụng, phải tiến đến cùng hiểu nhau.

  1. Việc lớn thứ nhất trong gia đình là phải dạy tốt con cái

Trong gia đình, việc lớn thứ nhất là phải dạy bảo tốt con cái, nên có câu “chí yếu mạc như giáo tử”. Chúng ta cùng nhau suy xét, nếu như chồng vợ địa vị xã hội đều rất tốt, cũng rất có tiền của, thế nhưng trẻ nhỏ mỗi ngày ở bên ngoài chơi bời lêu lỏng, vậy nửa đời sau của họ có tốt hay không? Không thể nào. Không chỉ là gia đình phải dạy tốt con cái, đế vương của mấy ngàn năm trước cũng nhận biết được là phải dạy tốt đời sau là việc rất quan trọng. Cho nên khi họ đăng cơ thì việc làm thứ nhất quan trọng nhất là lập Thái Tử. Họ cũng hy vọng triều đại của họ có thể thạnh trị dài lâu. Mà Thái Tử chánh thì thiên hạ mới có thể chánh. Cho nên họ đều là tìm thầy giáo tốt nhất của cả nước để dạy bảo con cái của họ.

Ngay khi chồng vợ có được sự hiểu biết giống nhau như vậy thì sẽ phối hợp rất tốt. Cho nên ngay trong quan hệ ngũ luân, chồng vợ gọi là: “Phu phụ hữu biệt”. “Phu phụ” này là đạo, “hữu biệt” là đức. “Biệt” ở chỗ nào? Biệt ở trách nhiệm khác nhau. Vào thời xưa, nam làm việc ở ngoài, nữ làm việc ở trong. Bởi vì gia đình có hai việc quan trọng: Việc thứ nhất là đời sống vật chất. Việc thứ hai là đời sống tinh thần. Cho nên nam ở bên ngoài giải quyết tốt vấn đề đời sống, vấn đề kinh tế. Nữ thì ở trong nhà lo đời sống tinh thần, phải giáo dục tốt con cái.

Hiện tại rất nhiều vợ chồng đều cùng nhau ra ngoài đi làm. Giáo dục con cái để cho bảo mẫu, thầy cô giáo, người giúp việc, rất nhiều. Cho nên hiện tại có một danh từ mới gọi là “đại diện cha mẹ”. Như vừa rồi mới nói, rất nhiều người sau khi hết giờ đều đưa trẻ đến gửi nơi nhà giữ trẻ, hay là mời đại diện cha mẹ gì đó, hoặc là gửi đến nơi nuôi dưỡng cũng rất nhiều, còn có nhờ người nuôi dạy giùm. Còn có một số đại diện cha mẹ được rất nhiều gia đình đến mời. Ngoài ra còn có truyền hình, hiện tại còn có cả vi tính.

Ngay khi chúng ta kiếm được rất nhiều tiền, những số tiền này có phải bạn luôn có thể giữ được bên mình hay không? Chúng ta cần hiểu rõ, có 5 nhà muốn có tiền tài của bạn. Đó là thủy tai muốn tiền của bạn, hỏa tai muốn tiền của bạn, tham quan ô lại muốn tiền của bạn, ăn trộm, cướp giựt muốn tiền của bạn. Bốn điều này vẫn không đủ sức mạnh. Cái sau cùng là lợi hại nhất, gọi là con cháu chẳng ra gì. Ta kiếm được rất khổ cực, con cháu hoang phí rất thoải mái. Cho nên nếu như bạn ở đó kiếm tiền, thì ở bên kia đang tổn tiền, vậy thì không thể giữ được. Vì vậy ngay khi chúng ta đang dùng đại diện cha mẹ dạy trẻ nhỏ, đến sau cùng trẻ nhỏ không hiểu việc. Bạn có thể cả đời đều phải lo lắng, có thể sẽ bị chứng trầm kha. Việc này đều sẽ rất nguy hiểm.

  1. Lớp bồi dưỡng học thêm

Chúng ta đến xem một số lớp giữ trẻ, tôi đã từng đi sâu suy nghĩ đến một vấn đề, cũng đến quan sát. Toàn lớp có khoảng 10 bé, nhưng có đến hơn phân nửa có bổ túc học thêm, phân nửa thì không có bổ túc học thêm. Phân nửa trẻ nhỏ có bổ túc học thêm đó, tôi bắt đầu quan sát thấy chúng tương đối không chuyên tâm học tập. Bởi vì nếu như hôm nay lên lớp mà chúng đã được học qua ở lớp học thêm  rồi, thì chúng sẽ vỗ vai các bạn học bên cạnh và nói: “Bài này mình đã học qua rồi, bài kia mình cũng đã học qua rồi”. Vậy lên lớp chúng có chuyên tâm hay không? Vậy thì thật đáng lo.

Cầu học vấn quan trọng nhất chính là phải chuyên tâm chú ý. Ngay khi chúng bắt đầu học mà đã xem thường thì thất bại đã lộ rõ. Cho nên đã học qua giáo trình rồi thì chúng sẽ không chuyên tâm. Nếu hôm nào lên lớp bài khóa mà chúng chưa học qua, chúng sẽ nghĩ thầy giáo lớp bồi dưỡng vẫn còn dạy. Tôi còn phát hiện ra rằng đêm trước khi đi thi, chúng đều sẽ ôm lấy mấy tấm giấy. Chúng ở nơi đó mà đọc mấy trang giấy do thầy giáo lớp bồi dưỡng học thêm giúp chúng chữa những bài quan trọng. Chúng đi học thì ai giúp chúng học? Đều là những thầy giáo này. Cho nên tôi thấy chúng rất nỗ lực học thuộc. Sau khi thi xong rồi thì chúng lập tức nói: “Cha! Giải thoát rồi!”. Tôi liền nghĩ chỉ cần hai ba ngày là chúng sẽ quên hết sạch những tri thức này, không còn nhớ gì cả.

Ngoài ra, những bé không được học thêm không có những đề được giải trước nên chúng đều cùng với các bạn học tập: “Nào! Ta cùng nhau chỉnh lý một số trọng điểm. Tôi hỏi bạn : Bạn xem vậy có đúng hay không? Bạn cũng hỏi tôi: Tôi thấy vậy có đúng hay không?”. Những học trò này đều cố gắng chuyên cần tự mình đánh dấu trọng điểm. Ngay trong quá trình chúng đánh dấu trọng điểm, chúng đã đang từng ly, từng tí tích lũy năng lực học tập của chúng rồi. Cho nên có rất nhiều người mê lầm, cho rằng chỉ cần tốn tiền liền sẽ có hiệu quả. Đã tốn tiền rồi nhưng cũng không cẩn trọng kiểm tra xem là trẻ nhỏ có thật sự tiếp nhận được giáo trình học hay không. Như vậy, việc thứ nhất là hiệu quả của lớp bồi dưỡng học thêm, chúng ta cần phải suy nghĩ.

  1. Người giúp việc trong gia đình

Phần nhiều người giúp việc, ngay đến tiếng phổ thông cũng nói không được rõ ràng, cho nên năng lực ngữ văn, lời nói của thế hệ sau càng ngày càng thấp. Năng lực khoa ngữ văn là nền tảng của tất cả các khoa. Không học tốt được ngữ văn, học các môn học khác đều sẽ rất khó khăn. Không chỉ ở trong ngữ văn có vấn đề, khi người làm công việc chăm sóc trẻ nhỏ, họ thường dùng thái độ thế nào? Có phải là thái độ của cha mẹ không? Không phải. Họ xem trẻ nhỏ như là ông chủ, là hoàng đế để mà chăm sóc. Cho nên có rất nhiều người làm đưa trẻ nhỏ đi ra ngoài, khi ra đến cửa thì trẻ nhỏ ngồi trên một cái ghế nhỏ, hai chân sãi ra, người làm giúp chúng mang vớ, mang giày. Cho nên năng lực đời sống của trẻ rất thấp.

Trẻ nhỏ như vậy, nếu như buôn bán của bạn bị thất bại thì chúng có thể sẽ chết đói. Giàu sang không thể giữ được dài lâu. Bạn phải suy nghĩ đến việc khi trong nhà không có tiền của nhiều thì trẻ nhỏ có năng lực độc lập sinh sống hay không. Chúng ta phải có kế hoạch lâu dài. Cũng có báo chí đã nói đến trẻ nhỏ ở trong những gia đình có người hầu hạ này, khi đi đến trường học, thầy giáo sắp xếp chúng công tác quét dọn, chúng đàm phán với thầy giáo: “Thầy ơi! Em cho thầy tiền, thầy làm giúp em”. Trong giá trị quan của chúng, tiền có thể giúp làm tất cả mọi việc. Người giúp việc không cách gì dùng thái độ của cha mẹ để giáo dưỡng con cái của bạn.

  1. Cách giáo dưỡng con cái

Rất nhiều trưởng bối khi làm cha mẹ thì rất có lý trí. Nhưng khi làm ông nội, bà nội rồi thì họ thương yêu cháu đến cùng tột: “Cháu nội này vì sao mà đáng yêu đến như vậy!”. Như mẹ của tôi, khi bà dạy chúng tôi thì rất có nguyên tắc, rất có khuôn phép. Tôi còn nhớ được có một lần, tôi có một yêu cầu không hợp lý đối với mẹ của tôi. Sau đó mẹ tôi lấy một quyển sách ra đọc và không để ý đến tôi. Tôi liền nằm trên đất bắt đầu gây rối, nhất định muốn bà phải đồng ý mục tiêu của tôi. Kết quả là mẹ tôi không hề để ý đến tôi, tiếp tục xem sách của bà. Sau đó tôi cảm thấy lăn lộn trên đất rất mệt, cũng biết được dùng tình cảm không thể đạt đến mục đích của tôi, mẹ tôi không tiếp nhận uy hiếp, tôi chính mình liền ngoan ngoãn bò dậy đi. Bạn xem, ký ức của tôi rất sâu sắc. Cho nên giáo dục trẻ nhỏ nhất định phải có nguyên tắc rất chuẩn xác, không nên để cho trẻ nhỏ muốn gì được nấy. Yêu chúng quá làm cho chúng hư.

Bạn xem, khi mẹ tôi dạy tôi tốt đến như vậy, nhưng khi đến cháu ngoại thì bà lại yêu quý, thường hay nói với tôi là: “Con không nên nghiêm khắc đối với cháu ngoại như vậy!“. Tôi cũng không nói gì. Sau đó trải qua khoảng nửa năm, bà liền nói với tôi: “Con nghiêm khắc là đúng”, bởi vì đứa cháu ngoại này đã trèo cả lên trên đầu của bà. Cho nên cách thế hệ thì giáo dưỡng hiệu quả đều không tốt, sẽ nuông chiều. Con cái vẫn là chính mình dạy bảo thì tương đối bảo đảm.

  1. Vi tính và truyền hình

Vi tính và truyền hình thì càng không cần phải nói, cái học được đều là Tham-Sân-Si-Mạn. Chúng ta xem thấy được rất nhiều trẻ nhỏ có lời nói đều là ngạo mạn vô lối, lời nói đều là rất thô tục. Việc này có khi không phải được học từ cha mẹ, đều là học với truyền hình và vi tính. Truyền hình và vi tính là một loại thôi miên hiệu quả. Bạn có phát hiện thấy người xem truyền hình dường như hoàn toàn cách biệt với thế gian hay không? Người bên cạnh có gọi thế nào cũng không ích gì. Vì sao vậy? Bởi vì sóng từ và sóng âm của truyền hình sẽ làm cho não của bạn giống như đã hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài vậy. Cho nên truyền hình xem càng nhiều thì sẽ càng không biết suy nghĩ. Bạn xem, tại vì sao rất nhiều thương phẩm rất quý đều ưa thích quảng cáo trên truyền hình, đều là hô hào giá cả rất hấp dẫn. Bởi vì khi người xem truyền hình thì không có lý trí, xem thấy SKII khi xoa lên lập tức liền sẽ bóng đẹp, nhìn vào sẽ mê người, liền lập tức đi mua. Cho nên truyền hình đối với đại não của trẻ nhỏ có ảnh hưởng sâu xa. Đây đều là đã có chứng minh của khoa học.

Trên web Đại Phương Quảng chúng ta có một thiên văn chương gọi là: “Truyền hình dạy lớn trẻ thơ”, mọi người có thể xem thử. Khoa học đã nghiên cứu ra, truyền hình có sức ảnh hưởng rất không tốt đối với trẻ nhỏ.

Cho nên, chúng ta hiểu rõ được rằng giáo dục trẻ nhỏ vẫn phải nhờ vào chính mình mới có thể nắm chắc được phần tốt, bởi vì trưởng thành của trẻ nhỏ không thể nào lập lại được lần thứ hai. Bây giờ có người bảo bạn là bạn phải tự mình dạy trẻ nhỏ, bạn làm được hay không? Bạn lập tức nói: “Thầy Thái ơi! Nhân tại giang hồ, thân bất do kỷ”. Bạn nói ra tôi đều thừa nhận.

HẾT TẬP 4. XIN XEM TIẾP TẬP 5!