Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc – Tập 2/40

CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NHÂN SINH HẠNH PHÚC – TẬP 2/40

Chủ giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc

Thời gian giảng: Tháng 2 năm 2005

Chúng ta phải chuẩn bị sức phán đoán chính xác thì mới có thể đưa ra chọn lựa đúng. Có phải một người khi sanh ra liền có thể biết phán đoán? Cần phải thông qua học tập thì họ mới có thể hình thành được sức phán đoán, mới có thể đưa ra chọn lựa. Mà sức phán đoán này phải được quyết định bởi lý trí, trí tuệ của họ, họ mới có thể đưa ra phán đoán. Nếu như không có trí tuệ, không có lý trí, liền có khả năng sẽ dùng ý thức để làm việc. Cho nên tục ngữ nói: “Hối hận không kịp”. Hối hận đều là sau khi đưa ra chọn lựa sai, đưa ra phán đoán sai thì mới hối. Vì vậy, một người lúc nào thì cần phải trù bị lý trí? Lý trí phải học bao lâu? “Sống đến già, học đến già”. Thế nhưng lý trí phải xây dựng càng sớm càng tốt, thì đời sống mới có thể đưa ra chọn lựa quan trọng.

  1. Nên xem những loại sách nào?

Xin hỏi lý trí từ do đâu mà có? Hiện tại có nhiều người đọc rất nhiều sách. Họ có lý trí hay không? Hiện tại có một loại bệnh gọi là “chứng trầm kha”. Trong số rất nhiều người mắc bệnh trầm kha cũng không ít người xem sách. Càng xem thì càng thế nào? Ồ! Vì sao các vị biết vậy? Cho nên, vào thời đại này, ngay đến chọn sách cũng phải có sức phán đoán. Hiện tại trí thức bùng nổ, rất nhiều trẻ nhỏ xem sách không đúng. Có một đứa bé mới có năm, sáu tuổi đi xem tâm lý học. Vốn dĩ chú đều nói với mẹ của mình: “Mẹ ơi! Con phải có một em trai”. Chú luôn nói với mẹ của mình như vậy. Kết quả sau khi xem sách tâm lý xong, lập tức nói với mẹ của chú: “Mẹ không thể sinh em trai, bởi vì nếu như mẹ sinh em rồi, thì mẹ sẽ không còn thương con nhiều nữa”.

Xem sách có tốt không? Hôm nay bạn ra ngoài không nên nói: “Thầy Thái nói xem sách không tốt”. Phải nói cho hết lời: Xem đúng thì quá tốt, xem sai thì là ô nhiễm. Một ly nước trong bỏ vào một giọt mực chỉ cần thời gian một giây, nhưng bạn phải cần bao nhiêu thời gian thì mới có thể hồi phục được trạng thái trong sạch như ban đầu của ly nước? Có thể gấp mười lần, trăm lần. Cho nên nếu như tư tưởng của trẻ nhỏ bị ô nhiễm, bạn phải tốn rất nhiều thời gian để thanh lọc nó.

Tôi thường hay nói chuyện với các đồng nghiệp. Những đồng nghiệp đó nói những tiết mục tổng hợp thật cười vỡ bụng, cười đến nỗi lăn ra đất. Tôi liền nói với họ: “Bạn thấy những người chủ trì đó đang bới móc việc riêng của người khác, lấy người khác để làm trò cười. Bạn cảm thấy họ làm vậy có đúng không?”. Họ nói: “Đương nhiên không đúng”. Vậy bạn cảm thấy rất đáng cười. Khi bạn ở nơi đó cười, con cái ở bên cạnh cùng cười với bạn. Chúng có biết được đúng hay không đúng không? Chúng cảm thấy ba mình rất thích thú, làm như vậy là rất đúng. Cho nên trẻ nhỏ chính mắt thấy, tai nghe lời nói khinh mạn đối với người khác, đối với lời nói của người khác, trẻ nhỏ sẽ có khuynh hướng chiếm lợi ích, tùy tiện nói đùa. Đến khi bạn phát hiện ra chúng nói chuyện không có mực thước, muốn kéo chúng quay lại thì sẽ rất mệt.

Truyền hình cũng vậy, nội dung sách vở cũng như vậy. Gần đây có quyển sách bán rất chạy gọi là “Cha Nghèo Cha Giàu”, chắc có người cũng đã xem qua. Có một phụ huynh sau khi xem xong rất vui mừng, chạy đến nói với tôi. Cô nói: “Thầy Thái ơi! Quyển sách này thật có hiệu quả! Nó có thể làm cho con gái lười biếng của tôi biến thành con gái siêng năng”. Thuốc đặc hiệu này có hiệu quả không? Thật có hiệu quả? Cô nói với con gái cô: “Con gái ơi! Giúp mẹ lau nhà thì mẹ cho con hai đồng, giúp mẹ phơi quần áo thì mẹ cho con hai đồng, giúp mẹ rửa chén thì mẹ cho con ba đồng”. Con gái cô vốn dĩ lười biếng, đột nhiên biến thành người rất có tinh thần, gần như là không biết sợ khó khăn là gì, bắt đầu làm việc.

Vậy có hiệu quả hay không? Bạn thấy thuốc đặc hiệu đều có hiệu quả. Bạn bị cảm mạo chảy nước mũi, vừa chích thuốc vào, thuốc vừa uống vào năm phút đến mười phút sau liền thấy hiệu quả. Nhưng có hiệu quả thật không? Người hiện đại chúng ta đều rất thích thuốc đặc hiệu. Cho nên bạn thấy tại vì sao có rất nhiều người bị một số thần bí gạt. Quan hệ vợ chồng họ không được tốt đã mười năm, hai mươi năm rồi, nhưng người này nói với họ: “Anh phải mau đốt giấy tiền vàng bạc, làm một số động tác nào đó, bảo đảm vợ chồng anh lập tức thay đổi tốt”. Ai cũng đều rất mong muốn uống thuốc đặc hiệu, đều không hề nghĩ đến “băng đã đóng ba thước”. Vậy có lý trí không?

Vị phụ huynh này trải qua một hai tuần lại đến tìm tôi, nét mặt của cô thật khó coi. Cô nói: “Thầy Thái ơi! Đã xảy ra vấn đề rồi!”. Tôi liền hỏi cô: “Vấn đề gì?. Cô nói: “Hôm nay tôi nói với con gái tôi: Con gái ơi! Hôm nay mẹ rất mệt, con giúp mẹ phơi quần áo, mẹ sẽ cho con hai đồng”. Con gái cô ấy nói với mẹ cô rằng: “Hôm nay con cũng rất mệt, con không muốn kiếm tiền nữa!”. Cô đột nhiên liền nghĩ đến, loại thuốc đặc hiệu này đã lộ ra tác dụng phụ rồi.

Quý vị thân mến! Gia đình không phải là nơi để nói đến lợi ích. Bạn đã đem chủ nghĩa công lợi đưa vào nơi ấm áp nhất, hài hòa nhất, đã bị chủ nghĩa công lợi làm cho thay đổi. Gia đình là nơi phải gánh vác, gia đình là nơi dạy cảm ân, gia đình là nơi dạy nhận biết bổn phận, hiểu được dốc hết bổn phận, nơi biết được phải tận hết đạo hiếu. Cho nên chúng ta phải có lý trí phán đoán, thì mới có thể ngăn ngừa những tri thức không chuẩn xác trong sách vở, mới có thể ngăn ngừa trẻ nhỏ bị những thứ ô nhiễm này.

Chúng ta trở lại xem, rốt cuộc phải nên học những loại sách nào, những giáo huấn nào mới có thể chân thật xây dựng lý trí. Tiến thêm một bước, chúng ta phải suy nghĩ đến vấn đề này. Có một nhà tâm lý học, 40 tuổi đã viết một quyển sách, 60 tuổi lại viết một quyển sách. Bạn muốn xem quyển sách nào? Quyển sách được tác giả viết lúc 60 tuổi. Tại sao vậy? Kinh nghiệm phong phú. Kinh nghiệm có phần kinh nghiệm tốt, cũng có phần kinh nghiệm xấu. Vậy kinh nghiệm phong phú xấu cũng phải học sao?

Rất nhiều bạn bè đều nói: “Đời sống của họ có thể có trí tuệ tương đối cao”. Câu nói này trong đó có hai chữ mà chúng ta phải suy xét là “có thể”. Có phải là sống được càng già thì càng có trí tuệ không? Không nhất định vậy. Xã hội là một cái lò ô nhiễm lớn.

Người hai mươi tuổi hay người bốn mươi tuổi tương đối đơn thuần? Đơn thuần và phức tạp, điều gì gần với trí tuệ hơn? Rất nhiều sự việc bạn có thể như đúng mà là sai. Phải rất rõ ràng, tường tận thì bạn mới có thể đi đúng. Nếu không rõ ràng, tường tận thì sẽ đi sai, đời sống có thể là không thể thay đổi. Cho nên chúng ta phải cố gắng phấn đấu, phải rất nỗ lực.

Nếu như bạn chỉ là tin tưởng họ, họ “có thể” nói đúng, bạn đem đời sống của bạn giao cho họ, thậm chí đem hạnh phúc trẻ nhỏ của con bạn giao cho họ, như vậy quá nguy hiểm. Không thể nghe một người nào đó nói thì bạn lại tin tưởng. Bởi vì lời của họ nói vẫn không thể ấn chứng là trí tuệ, vẫn không thể ấn chứng là chân lý.

Văn hóa mà Thánh Hiền để lại đã trải qua nhân loại mấy ngàn năm cùng đồng ấn chứng. Những gì nói ra đích thực đều là chân lý không hư dối,. Trí tuệ của Thánh Hiền là siêu việt cả thời gian cùng không gian. Chúng ta thử xem qua bốn đến năm ngàn năm trước, làm người phải tận hiếu. Bốn đến năm ngàn năm sau vẫn rất cần phải hiếu. Cho nên siêu việt thời gian.

Chúng ta cần phải hiếu. Vậy người nước ngoài thì sao? Xin hỏi: Người nước ngoài nghe đến giáo dục hiếu đạo, nội tâm của họ sẽ như thế nào? “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, họ nghe rồi sẽ rất vui vẻ. Chúng ta ở Úc Châu thành lập lớp Đệ Tử Quy. Vì chúng ta là một đất nước lễ giáo nên người khách ngồi phía trước, chúng ta ngồi phía sau. Ngay trong lúc lên lớp, bởi vì “Đệ Tử Quy” có rất nhiều câu Kinh, đều là căn cứ vào đức hạnh của Thánh Hiền nhân làm ra. Thí dụ nói: “Thần tất tỉnh, hôn tất định” (Sáng phải thăm, tối phải viếng) là Chu Văn Vương làm được rồi. Còn “đông tất ôn, hạ tất thanh” (đông phải ấm, hạ phải mát) thì Hoàng Hương của thời Đông Hán đã làm được. Cho nên mỗi lần trong lúc giảng câu Kinh, thầy đều đem những câu chuyện này tường thuật lại rõ ràng. Chúng ta ngồi ở phía sau liền xem thấy những người Úc Châu bản địa rất cung kính mà cúi đầu. Chúng ta cũng rất hiếu kỳ xem lúc họ đang cúi đầu thì đang nghĩ việc gì. Khi lên lớp xong, họ cùng nhau ngồi lại nói chuyện. Những người bạn Úc Châu liền nói: “Làm người phải nên như vậy!”. Cho nên, “hiếu” siêu vượt thời gian, siêu vượt không gian. Chân lý như vậy mới đáng được chúng ta dùng sinh mạng ngắn ngủi cố gắng mà truy cầu, học hỏi.

Ngay khi chúng ta chân thật có lý trí, ngay trong chọn lựa có một chọn lựa quan trọng, đó là: “Chọn lựa tư tưởng, quan niệm của bạn”. Tư tưởng, quan niệm hiện tại của bạn ở vào trạng thái nào? Tại vì sao tư tưởng, quan niệm quan trọng đến như vậy? Tư tưởng quyết định hành vi của bạn. Hành vi quyết định tập quán của bạn. Tập quán hình thành tính cách một con người. Tính cách quyết định vận mạng của một con người. Cho nên, để biết một người có thể có hạnh phúc hay không thì từ chỗ nào có thể thấy được? Tư tưởng!

Tôi thường hay hỏi bạn bè: “Bạn là con cháu của Diêm Hoàng phải không? Các bạn không biết hiện tại các bạn ở ngay trong “vạn tánh tông từ” hay sao? Cho nên tất cả Tổ tông đang chờ đáp án của các bạn. Họ sắp rơi nước mắt rồi.”

Quý vị thân mến! Các vị là con cháu Diêm Hoàng phải không? Vâng! Tốt lắm! Một đứa bé nếu như lớn lên từ nhỏ ở Hoa Kỳ, cha mẹ của chúng đều là người Trung Quốc. Sau khi lớn lên, chúng ta có thể bảo đảm máu huyết của chúng nhất định là máu huyết chính thống của người Trung Quốc. Còn tư tưởng của chúng thì sao? Ồ! Vậy thì tư tưởng quan trọng hay là huyết thống quan trọng? Huyết thống không thể ảnh hưởng cả đời của bạn. Tư tưởng sẽ ảnh hưởng từng cử chỉ, lời nói của bạn. Cho nên chúng ta làm người phải chú trọng đến thực chất, không thể xem trọng hình thức. Vậy bây giờ chúng ta kiểm điểm lại một chút xem tư tưởng của chúng ta là tư tưởng của con cháu Diêm Hoàng hay là tư tưởng của ai khác. Trong lòng bạn có đáp án hay chưa?

Xã hội hiện tại chúng ta thấy được rõ ràng người với người xảy ra xung đột. Hiện tại cha con có xung đột hay không? Có! Lật tờ báo ra xem có rất nhiều tình huống cha con xung đột, anh em xung đột. Rất nhiều pháp viện càng xây càng lớn vì xung đột càng ngày càng nhiều, họ không xử lý kịp nên càng xây càng to. Vợ chồng tỷ lệ ly hôn càng ngày càng tăng cao. Cho nên người với người xung đột. Đoàn thể cùng đoàn thể, chúng ta xem thấy rất nhiều đoàn thể công kích lẫn nhau, phê phán lẫn nhau, xảy ra xung đột. Quốc gia với quốc gia thì sao? Ngày nay vừa mở báo chí ra, nếu như bạn không xem thấy chiến tranh, bạn sẽ cảm thấy rất an ủi. Gần như mỗi ngày đều có chiến tranh xảy ra. Những xung đột này là kết quả.

Mỗi ngày chúng ta nhìn thấy những kết quả này than thở thì không có lợi ích gì . Nếu như toàn thế giới cũng giống như thửa ruộng, khi những cây lúa mọc lên xiêu vẹo, nghiêng ngả, bạn có cần chặt bỏ hết đi những cây lúa này hay không? Mở miệng mắng chửi hết nửa ngày nó có tốt được hay không? Không thể tốt lên được! Có thể sau khi mắng xong, cây lúa lập tức liền chết.

Người giác sợ nhân”, người giác ngộ sẽ tìm cho ra nguyên nhân. Người mê hoặc chỉ là lo sợ cái kết quả đó. Cho nên ngay khi chúng ta lo lắng, thân thể của ta sẽ không tốt. Lo lắng về sau trẻ nhỏ sẽ không hiếu thuận, lo lắng trước, lo lắng sau, không có chút lợi ích nào. Nếu chúng ta tìm cho ra nguyên nhân xung đột giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia, phải bắt tay vào từ nơi căn bản thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Căn bản chính ngay ở “tư tưởng”. Bởi vì tư tưởng của người hiện tại, phổ biến đều là lấy mình làm trung tâm. Lấy mình làm trung tâm, việc thứ nhất là nghĩ đến chính mình, cho nên sẽ tổn mình lợi người. Cạnh tranh lên cao thì biến thành đấu tranh. Đấu tranh lại nâng lên cao thì chiến tranh. Chiến tranh lại nâng lên cao thì là ngày tàn.

Hiện tại bạn xem thấy chiến tranh. Nếu bạn đứng ở trung gian nói: “Không nên đánh!” thì không thể giải quyết được. Tại vì sao có chiến tranh? Căn nguyên ở tư tưởng, thái độ của con người liền sẽ kéo theo hành vi của họ. “Lấy mình làm trung tâm”, câu nói này có thể là nghe không được tường tận. Tôi dùng một so sánh tương đối dễ hiểu hơn để các vị thấy. Thí dụ về “tự tư”: Hiện tại bạn lấy được một cái bánh xếp thật ngon, việc thứ nhất bạn sẽ nghĩ đến ai? Vừa rồi chúng ta mới nói làm người phải “thành tín”. Việc thứ nhất nghĩ đến ai? Tôi lần đầu ở trong lúc giảng dạy, vừa lúc hỏi thì có ba đáp án. Có một người thanh niên khoảng 30 tuổi ngồi ở hàng ghế đầu, anh ấy nói: “Thì mau ăn vào thôi!”. Anh ấy rất thành thật. Ở hai hàng ghế sau có một vị nữ sĩ khoảng bốn mươi mấy tuổi, cô ấy nói: “Để lại cho con ăn”. Ở hàng ghế sau có một vị trưởng bối khoảng sáu mươi – bảy mươi tuổi, ông nói: “Dâng lên cho cha mẹ ăn trước”.

Quý vị thân mến! Người nào có hàm dưỡng văn hóa? Người ba mươi mấy tuổi hay là bốn mươi mấy tuổi hay là người sáu mươi mấy tuổi? Người sáu mươi mấy tuổi à? Có thể người sáu mươi mấy tuổi là người không biết chữ, người ba mươi mấy tuổi có thể là người tốt nghiệp đại học. Cho nên, học lực càng cao không thể nói họ có văn hóa, không thể nói họ hiểu được cách làm người.

Tôi thường hay hỏi các bạn nhỏ: “Tốt nghiệp đại học có văn hóa hay không?”. Chúng lập tức nói là: “”. Tôi hỏi: “Bất hiếu với cha mẹ thì có văn hóa hay không?”. Chúng liền nói: “Không”. Tôi nói: “Tốt nghiệp đại học mà bất hiếu với cha mẹ, có văn hóa hay không?”. Chúng không thể trả lời được, đã bị tôi gạt rồi! Cho nên nhận biết của con người sai lầm.

Có thể nhìn thấy được một người chân thật có hàm dưỡng đạo đức, văn hóa là thông qua suy nghĩ, ý niệm của họ. Người ba mươi mấy tuổi có ý niệm đầu tiên là nghĩ đến chính mình, đó là “tự tư” . Người bốn mươi mấy tuổi thì nghĩ đến con. Có đúng không? Người hiện tại thẳng thắn mà nói: “Đúng!”. Nếu như bạn quay ngược về 200 năm trước, nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ bị người ta cười, người ta cảm thấy bạn không có trí tuệ. Bởi vì ngay khi bạn cầm được thứ đồ ăn ngon mà đưa cho đứa con trước, bạn đã cho trẻ một điển phạm sai lầm. Trẻ nhỏ sẽ nghĩ chúng là người quan trọng nhất: “Ta là người quan trọng nhất!”. Bạn đang nuôi lớn lòng tự tư của chúng. Thế nhưng cái bánh xếp này nếu như được mang đến cho ông bà, đứa nhỏ ở bên cạnh xem thấy ông bà mỉm cười rất tươi, chúng sẽ rất cảm động. Bạn đã trồng cho chúng cái đạo làm người.

Cho nên từ ngay nơi sự việc này, chúng ta cũng cố gắng bình lặng suy xét. Nếu như chúng ta tự tư nhiều, vậy thì không phải là con cháu của Diêm Hoàng. Tự tư nhiều là nhận lấy ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản cùng chủ nghĩa công lợi. Hiện tại người bị ảnh hưởng chủ nghĩa công lợi chiếm nhiều hay ít? Cái số lượng này vẫn đang không ngừng thêm lớn. Có nên tiếp tục tăng thêm không? Nếu như tiếp tục tăng thêm thì những diễn biến này sẽ tiếp tục không ngừng và không thể nào dừng lại được.

Cho nên giải quyết căn bản phải bắt đầu từ nơi “tư tưởng” của con người. Chúng ta thường hay nói rằng chiến tranh có thể không đến ở nơi  ta, ngày tàn ta cũng không nhất định xem thấy được. Rất nhiều người có cách nghĩ đối với ngày tàn như thế nào? Cảm giác có thể là mấy quả bom hạt nhân phát nổ, địa cầu hủy diệt, gọi là ngày tàn. Kỳ thật tục ngữ thường hay nói đến: “Sống không bằng như chết càng thống khổ”. Đời sống của bạn như thế nào sẽ làm cho bạn “sống không bằng như chết”? Các vị  có được kinh nghiệm này không? Xem ra thì không có. Vậy thì các vị đều rất có phước. Rất nhiều người có con ở bên ngoài mỗi ngày làm xằng, làm bậy, người lớn đó mỗi ngày lo lắng không an. Chân thật là đau khổ ‘sống không bằng như chết’. Ngay khi đạo đức suy đồi, đó là ngày tàn chân thật đã đến.

Ở Tứ Xuyên đại lục, có một đứa bé 13 tuổi nấu cơm cho cha mẹ ăn. Cha của chú ăn cơm xong thì liền chết ngay. Trong nhà rất nghèo, không có tiền để ma chay, cho nên liền đem chôn. Qua một thời gian, chú nấu cơm cho mẹ chú ăn, mẹ chú ăn xong cũng chết, cũng là an táng chung với cha của chú. Chú bái tế cho cha mẹ, bái tế xong rất là không vui, lập tức đem cơm và thức ăn đổ vào trong thùng rác. Bà của chú sau khi xem thấy, trong lòng khởi lên nghi hoặc: “Đứa nhỏ này vì sao đối với cha mẹ một chút tâm cung kính cũng không có?”. Kết quả đứa nhỏ này đi đến nói với bà của chú: “Cha mẹ của con có phải là có mua bảo hiểm phải không?”. Bà của chú nghe xong rất cảnh giác, lập tức báo cảnh sát xử lý. Kết quả điều tra đích thực chính tay chú ấy giết chết cha mẹ. Tại vì sao vậy? Phí bảo hiểm đó chỉ có mười ngàn nhân dân tệ, không nhiều, giết chết đi hai mạng người, mà đây không phải là sinh mạng thông thường, là chính cha mẹ của chú ấy. Vì sao chú ấy muốn lấy phí bảo hiểm? Bởi vì muốn đi mua một cái điện thoại.

Quý vị thân mến! Sức mạnh của dục vọng mạnh đến mức khiến cho tâm trí mê muội. Cho nên chúng ta dạy con cái là dạy thêm lớn dục vọng của chúng, hay là thêm lớn đức hạnh của chúng?

Nếu như bạn dạy bảo đứa bé hiểu được hiếu đạo, hiểu được dốc hết bổn phận, vậy chúng đi học là một trách nhiệm của chúng. Chúng đi học thì không làm cho cha mẹ có cảm giác lo lắng. Đó là nuôi lớn đức hạnh của chúng. Nếu như chúng đi học, bạn nói: “Hôm nay nếu con thi được hàng thứ ba, sẽ dẫn con đi ăn kem”. Lên được sơ trung rồi, bạn nói: “Thi được hạng thứ ba, cho con một chiếc xe điện”. Thi lên được đại học, bạn nói: “Nếu con thi đậu đại học sẽ cho con một bộ vi tính”. Ngay khi chúng ta dạy bảo đứa bé như vậy là đang nuôi lớn dục vọng của chúng. Trẻ nhỏ không nhận thấy được bổn phận, mà chúng muốn là dục vọng của chúng.

Cho nên có một đứa nhỏ thi lên cao trung, thi đậu rồi, liền nói với cha mẹ của chúng là: “Cha mẹ ơi! Cha mẹ phải mua cho con mấy bộ quần áo hàng hiệu”. Cha mẹ chúng rất buồn bực hỏi: “Tại sao vậy?”. Chúng nói: “Bởi vì con thi đậu cao trung rồi, cha mẹ đã đỡ tốn phí trợ cấp rất nhiều rồi”. Bởi vì chúng thi đậu lên cao trung thì cha mẹ chúng không cần phải giúp chúng mua một cái bằng cao trung. Cho nên trẻ nhỏ cảm thấy chúng rất có công lao, giúp cha mẹ đỡ tốn rất nhiều tiền. Vì vậy cha mẹ phải đền đáp chúng, mua cho chúng mấy bộ quần áo hàng hiệu. Cha mẹ của chúng sau khi nghe xong, trong lòng cảm thấy thế nào? Cũng giống như phản ứng của các vị đây vậy, cứ lắc đầu. Thế nhưng sớm biết ngày hôm nay vì sao đứa nhỏ có thái độ này. Chúng ta dùng vật chất thúc đẩy đứa nhỏ, để dạy đứa nhỏ, dùng phương pháp vật chất hóa thì nó sẽ rất tự tư, tự lợi. Cho nên, chúng ta không muốn đạo đức suy đồi thì phải nên bắt đầu làm từ chính mình.

Rất nhiều người đều sẽ cảm thấy xã hội hiện tại đều biến thành ra như vậy, nên dù ta có làm thế nào cũng sẽ không có hiệu quả. Rất nhiều người đều sẽ nghĩ như vậy.

Xin hỏi: Ý niệm của chúng ta như vậy có giúp ích gì đối với gia đình, đối với xã hội hay không? Không. Cách nghĩ như vậy không có lý trí . Chúng ta không nên xem nhẹ đi sức mạnh của chính mình. Đức hạnh chân thật, tâm chân thành của một người có thể làm thức tỉnh bản tính lương thiện của người xung quanh.

Vua Thuấn thời xưa làm người rất hiếu thuận, một mình ông rất hiếu thuận, tu dưỡng rất tốt. Tuy là cha mẹ đối với ông rất tệ bạc, thế nhưng ông vẫn cứ tận hết hiếu đạo của ông, bởi vì ông biết được: “Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt”. Đối với cha mẹ không phải là giao dịch, không thể nói hôm nay cha mẹ không đối tốt với ta, thì ta không tốt đối với họ. Chúng ta phải mỗi giờ, mỗi phút ghi nhớ ân dưỡng dục của cha mẹ, phải nên hồi đáp, chứ không nên mong muốn cha mẹ phải đối tốt với chúng ta. Bởi vì hiếu thuận là bổn phận của con người.

Do vì ông có thái độ như vậy, cho nên bổn phận hiếu thảo đối với cha mẹ làm thay đổi người cả nhà của ông. Bởi vì ông tu thân, cho nên có thể tề gia. Bởi vì đức hạnh của ông khiến cho người trong làng xóm thấy rồi đều rất cảm động, đều bằng lòng làm theo ông, thậm chí đều hy vọng làm người trong nước của ông, cho nên ông liền tề gia, trị quốc. Vị quốc vương lúc đó là Nghiêu Đế xem thấy rất cảm động, cảm thấy đem thiên hạ giao cho người như thế này thì nhân dân mới có được hạnh phúc. Cho nên ông tiến thêm một bước là trị quốc, bình thiên hạ.

Ngay khi chúng ta chân thật tu dưỡng thân tâm, liền có thể đối với gia đình, xã hội sinh ra sức mạnh rất lớn. Singapore có hai Quốc bảo. Một người là Thủ Tướng tiền nhiệm Lý Quang Diệu, người kia là một vị nữ sĩ tên là Hứa Triết. Cụ đã 106 tuổi, cụ rất có lòng thương yêu đối với người, cũng rất là hiếu thuận đối với cha mẹ. Chính một mình cụ chăm sóc cho hai ba mươi người già. Những người già này đều trẻ hơn cụ hai ba mươi tuổi, cũng đều bảy tám mươi tuổi. Cụ vẫn đi chăm sóc họ. Lòng yêu thương của cụ như vậy đã cảm động người Singapore, không chỉ cảm động người Singapore, mà đã cảm động ngàn vạn người trên toàn thế giới.

Cho nên kỳ thật cống hiến đối với xã hội, thế giới không hề khó khăn như trong tưởng tượng của chúng ta, chỉ cần cố gắng nâng cao tu dưỡng phẩm đức của chính mình. Cho nên lão Tổ tông dạy bảo chúng ta quốc gia hưng vong, thái độ này rất quan trọng. Ngay khi người có thái độ như vậy càng ngày càng nhiều thì xã hội liền có sự thay đổi tốt hơn. Vậy chuyển đổi từ chỗ nào?

Vào thập niên 70, có một nhà đại triết học của nước Anh, là giáo thọ Thang Ân Tỷ. Ông đã từng nói qua một câu nói này: “Muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, chỉ có hai học thuyết là học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Đại Thừa”. Lời nói này thật có đạo lý. Thế nhưng có người nói: “Xin hỏi, học thuyết Khổng Mạnh ở đâu?”. “ đất nước chúng ta”. “Bạn có chắc chắn không?”. Bạn xem, đất nước chúng ta là một nước lễ giáo, hiện tại bạn xem thấy người với người khi gặp mặt nhau có còn rất khách sáo mà cúi đầu nói “Chào bạn!” không? Mà ở nơi đâu xem thấy việc này? Ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại sao đáp án đã thay đổi?

Cho nên tôi rất lo lắng có một sự việc, có thể sau 50 năm, pháp đình quốc tế sẽ phải đưa ra một phán quyết rằng Khổng Phu Tử là lão Tổ tông người Hàn Quốc, hay là lão Tổ tông của người Trung Quốc.

Quý vị thân mến! Kết quả sẽ như thế nào? Vị pháp quan sẽ nói: “Phải trọng thực chất, không trọng hình thức. Bây giờ chúng ta cùng xem người Hàn Quốc hay người Trung Quốc thực tiễn lời giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử”. Đến lúc đó chúng ta muốn khóc mà cũng không khóc được, nên gọi là: “Biết liêm sỉ là dũng vậy”. Chúng ta phải trân trọng có được Tổ tông tốt đến như vậy, trân trọng giáo huấn của họ, phải đem giáo huấn hiện nay cải đổi lại.

Tại vì sao giáo thọ Thang Ân Tỷ nói như vậy? Năm 1988, có 75 nhà nghiên cứu đưa ra lời phát biểu ở hội nghị Paris, trong nội dung có nhắc đến rằng nhân loại của thế kỷ 21 muốn tồn tại thì phải quay lại hai ngàn năm trước hấp thu trí tuệ của Khổng Lão Phu Tử. Những nhà nghiên cứu này học lực đều là đỉnh cao của mỗi nghề nghiệp. Tại vì sao họ khác miệng đồng lời, đều thể hội đến vấn đề xã hội ở tương lai là nhất định phải do học thuyết Khổng Mạnh giải quyết?

Thật ra những đạo lý này, chúng ta chỉ cần bình lặng lại thì đều có thể suy nghĩ ra được. Chúng ta cùng nhau phân tích một chút. Hạt nhân của học thuyết Khổng Mạnh là Nhân Ái. Hạt nhân của Phật pháp Đại Thừa là Từ Bi. Thật ra Thánh giả của phương Tây cũng nêu ra giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21. Thánh giả của phương Tây, Thượng Đế, Giê Su dạy Bác Ái. Tuy đã dạy rồi, thế nhưng hiện tại con người vẫn phải nếm quả ác bởi vì không nghe lời người xưa nói thì chịu thiệt ở ngay trước mắt.

Cho nên làm người, tư tưởng, quan niệm hướng đến giáo huấn của Thánh Hiền, vấn đề liền bắt đầu chuyển tốt. Chúng ta cùng xem, giữ tâm nhân ái, hiểu được giúp đỡ lẫn nhau, lại nâng lên thương yêu lẫn nhau, liền có thể sáng tạo thế giới đại đồng. Thế giới đại đồng không phải là treo ở trên tường cao. Chúng ta cùng nhau suy xét ngay khi một người có lòng hiếu thuận, hiếu tâm đích thực có ngay trong lòng họ. Khi họ xem thấy cha mẹ của người khác, họ rất cung kính. Cho nên trong “Hiếu Kinh” có nhắc đến: “Giáo dĩ hiếu, sở dĩ kính thiên hạ chi vi nhân phụ giả dã”. Bạn làm cho một người chân thật có hiếu tâm thì khi họ đối diện với tất cả những người làm cha mẹ khác đều sẽ cung kính.

Chúng ta thử nghĩ xem, ngày nay nếu bạn có hiếu tâm, bạn ngồi xe công cộng, xem thấy một cụ già đi lên, bạn còn có thể ngồi chỗ đó sao? Bạn lập tức liền sẽ nghĩ đến việc phải mau đứng dậy. Đó là vì trưởng bối của người, vì cha mẹ của người nên bạn rất cung kính mà nhường chỗ cho cụ ấy ngồi. Ngay khi bạn thấy những trưởng bối này đi trên đường, qua đường rất nguy hiểm, tin tưởng bạn sẽ lập tức tự nhiên mà đến để dìu đỡ họ, tự nhiên liền sẽ giúp đỡ người khác, thương yêu người khác. Cho nên, ngay khi chúng ta đều xem trọng đức hạnh của mỗi người, xem trọng đức hạnh của trẻ nhỏ, thì toàn thể xã hội dần dần sẽ trình hiện ra không khí thường hòa. Cho nên kỳ thật là ngày tàn vẫn là thế giới đại đồng xem ra rất phức tạp. Thế nhưng bạn vẫn có thể tìm ra được mạng mạch chủ yếu của nó. Căn bản chính ở ngay khoảng một ý niệm của bạn.

Hiện tại trên thị trường rất thường nói đến “quy hoạch đời sống”. Bạn làm thế nào kinh doanh cả đời của bạn? Bạn hy vọng trẻ nhỏ của bạn làm thế nào kinh doanh cả đời. Ngay khi trẻ nhỏ tự tư, tự lợi, ngay khi trẻ nhỏ chú trọng hưởng thụ vật chất, chúng sẽ đi đến đời sống như thế nào? Chúng ta cùng nhau phân tích một chút. Lúc nhỏ thì rất an vui, muốn chơi thứ gì thì để cho chúng chơi, muốn ăn thứ gì thì đều cho chúng ăn, thuận theo cá tính của chúng mà phát triển. Thuận theo cá tính là thuận theo cá tính nào? Con người đều sẽ thích phóng túng, lười lao nhọc, “cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, rất nhiều tập tính liền lộ rõ ra.

Cho nên bổn phận những người làm người lớn, đối với vấn đề này phải rất là tường tận. Do đó phải xem trọng dạy bảo trẻ nhỏ, không để tăng trưởng những tập tính của chúng. Bởi vì nếu như chúng rất xa xỉ, chúng rất lười biếng, chúng không cung kính, vậy cả đời chúng sẽ như thế nào? Cả đời chúng kinh doanh có được tốt không? Không thể nào. Thế nhưng những tập quán này đã thành thói quen, nếu muốn đem nó chuyển đổi lại thì sẽ rất là khó. “Từ kiệm mà vào xa xỉ thì dễ, từ xa xỉ mà vào kiệm thì khó”. Bạn làm cho chúng lúc nhỏ rất hạnh phúc, an vui, muốn thứ gì có thứ đó, đợi đến lúc chúng tiêu tiền quen rồi thì rất khó sửa.

Cho nên, chúng ta cùng xem hiện tại những người thiếu niên mười hai mươi tuổi, đều vẫn chưa bước ra xã hội, nhưng tiêu tiền còn nhiều hơn người kiếm tiền, thẻ tín dụng có mấy tấm. Việc này tôi không có kinh nghiệm, các vị cho tôi một số tư liệu, làm đến mấy tấm, tấm này hết rồi thì đi làm tấm khác.

Về trước, người xưa cảm thấy rất xấu hổ khi nợ tiền người ta. Còn người thanh niên hiện tại nghĩ ra hết cách sài trước rồi tính sau. Cho nên rất nhiều người trẻ tuổi vẫn chưa bước vào xã hội nhưng người lớn đã đem tín dụng xã hội của chúng. Phá hoại, làm hỏng hết! Vì vậy chúng rất xa xỉ, cả đời phải trở thành nô lệ của vật chất. Cho nên mục tiêu nỗ lực của chúng không phải vì để hiếu thuận cha mẹ, không phải vì để chăm sóc vợ con, mà là muốn thỏa mãn dục vọng vật chất của chúng.

Kỳ thật con người một ngày phải tốn tiền ăn cơm, quần áo không nhiều. Thế nhưng chỉ cần tiêm nhiễm phải khí chất hoang phí thì sẽ không cưỡng lại được mê hoặc. Bởi vì phải hoàn trả tiền, nên họ cần phải rất nỗ lực, phải đi đánh bại người khác. Ngay trong công việc có thể là tổn người để lợi mình, khi gặp người đều cảm thấy là kẻ địch, là đối thủ, cho nên sống như ở chiến trường. Tuổi già của họ thì sao? Bạn thấy chúng ta đều rất ngưỡng mộ phương Tây có phúc lợi người già, rất ngưỡng mộ. Thế nhưng chúng ta cần phải hiểu rõ rằng những người già này ở trong đó tuy là không lo về ăn mặc, thế nhưng đời sống tinh thần của họ rất thiếu kém. Vừa lúc có một hôm đứa con đến thăm họ, họ sẽ vui mừng đến vài ngày, nói với các bè bạn khác là: “Con trai tôi vẫn chưa quên tôi”. Câu nói này nghe như họ cảm thấy rất vui mừng, nhưng bạn cảm thấy chua xót.

Con người chân thật cảm thấy có phước báo thì nên hưởng vào lúc tuổi già. Nếu như đời sống tinh thần thiếu kém như vậy, đời sống này bạn cũng sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Vậy nên quy hoạch đời sống như thế nào mới là chính xác? Chúng ta cùng nhau xem: Nếu như một đứa bé từ nhỏ có lòng nhân ái, chúng đã đang vì chính mình tích phước, bồi phúc. Cho nên từ nhỏ phải tích phúc, bồi phước. Lúc trẻ bởi vì có đức hạnh, có trí tuệ, cho nên phải tạo phước. Ở tuổi già thì hưởng phước. Đó mới là phước chân thật.

  1. Vì sao trẻ nhỏ đã có thể tích phước?

Chúng ta cùng nhau xem tại vì sao trẻ nhỏ có thể bồi phước? Bạn không nên nghĩ chúng tuổi nhỏ như vậy thì làm sao có thể bồi được phước. Tục ngữ thường nói: “Phước điền tâm canh”. Ngay khi còn là một đứa bé, từ nhỏ chúng mỗi ý niệm đều vì người khác mà lo nghĩ, đều luôn quan tâm đến người khác. Cái tâm này của chúng đã vì cả đời này của chúng bồi dưỡng ra rất nhiều phước điền. Chúng mà có thái độ như vậy, học được cái gì chúng nhất định sẽ dâng hiến xã hội, vì xã hội tạo phước, tuổi già chắc chắn hưởng phước.

HẾT TẬP 2. XIN XEM TIẾP TẬP 3!