Học Tập Chia Sẻ “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Tập 22A) | Thầy Thái Lễ Húc

HỌC TẬP CHIA SẺ “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”

Thầy Thái Lễ Húc chủ giảng

Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống Malaysia

Luận về lập mệnh

Phương pháp sửa lỗi

Phương pháp tích thiện

Lợi ích khiêm cung

TẬP 22A

Kính chào các vị trưởng bối, chào các bạn, chào mọi người!

Mấy ngày nay mưa rất lớn, lúc nãy cũng mới mưa một trận lớn, mọi người học tập “Liễu Phàm tứ huấn” tâm hiếu học này đều không thuyên giảm tơ hào, tâm này tôi còn thua kém rất xa. Trước đây khi học tập hễ có cơ hội gì có thể lấy cớ được, tự mình sẽ không học nữa. Cho nên “hiếu học gần với trí”, thật sự tận tâm tận lực học tập, chắc chắn trí huệ sẽ không ngừng tăng trưởng, kế đó có thể làm gương cho con cái, lại có thể dùng trí huệ dẫn dắt tư tưởng quan niệm đúng đắn của chúng. Cho nên tận tâm tận lực học tập, đây cũng là thiện hành viên mãn.

Chúng ta vừa hay tiết trước nói tới “thế nào là bán mãn”, thế nào là bán thiện, thế nào là mãn thiện, nên phân biệt ra sao? Trong kinh văn nói rằng:

“Kinh dịch nói: Thiện không tích, không đủ để thành danh. Ác không tích, không đủ để diệt thân”.

Lấy một ví dụ:

“Sách nói”.

Đây là giáo huấn trong “Thượng thư”.

“Thương tội quán doanh. Như trữ các vật dụng, chăm chỉ tích trữ, sẽ đầy. Giải đãi không tích, sẽ không đầy. Là nói như vậy”.

Trong “Kinh dịch” có nói, thiện hành của một người không tích lũy, họ không thể thành tựu danh tiếng đời này, thành tựu thứ họ gọi là “danh vọng”, trong thành ngữ có nói “có thực thì có danh”, họ thật sự làm được khiến người ta khâm phục, khẳng định. Trong “Hiếu kinh” cũng nói “lập thân hành đạo, dương danh hậu thế, hiển vinh phụ mẫu”. Một người thật sự trong xã hội nhận được sự khẳng định cao độ, người ta đều sẽ nói đó là con của ai đó, cha mẹ họ được an ủi nhất, tổ tiên hiển vinh. Đây là dùng thanh danh tốt của mình cúng dường cha mẹ, cúng dường tổ tiên. Tất nhiên nếu như mỹ danh này còn có thể ảnh hưởng tới quốc gia, đó là vì nước, vì cả dân tộc giành vẻ vang. Nhưng muốn đạt được giá trị cuộc đời như vậy, tất nhiên là từ nhỏ, thậm chí bắt đầu từ mỗi việc thiện nhỏ trước mắt không ngừng tận tâm tận lực tích lũy. Cho nên Lưu Bị thời đại Tam quốc, đây là quốc quân nước Thục, Lưu Bị cho con mình một câu giáo huấn là “Đừng thấy thiện nhỏ mà không làm”. Cho rằng là một việc thiện nhỏ, tự mình gặp được, đều phải dụng tâm đi làm, đi giúp người khác. Có tấm lòng này rồi, vậy họ mỗi ngày đều đang tích lũy thiện hành, tự nhiên công thành danh toại, nước chảy thành mương.

Chúng ta trước đây có mở một đĩa cho mọi người coi, là “Đức diệu Trung Hoa”. Những nhân vật chính đại diện trong đĩa này, thiện hành của họ đã chiếu sáng cả thần châu đại địa. Những người được biểu dương này, chúng ta hồi tưởng lại, như nữ sĩ Hứa Nguyệt Hoa, cô từ nhỏ cha mẹ đều mất sớm, khi 12 tuổi 2 chân cô bị xe lửa cán đứt, đưa vào cô nhi viện. Chúng ta thông thường nhìn thấy những hoàn cảnh cuộc đời như vậy, đều cảm thấy người như vậy cuộc đời sau này thật sự hết cách đi đứng, tuyệt vọng rồi. Nhưng một cô gái 12 tuổi lại nói với người phụ trách cô nhi viện rằng: “Ở đây có nhiều em nhỏ nhỏ hơn em như vậy, em muốn chăm sóc chúng”. Người phụ trách nói: “Chúng tôi chăm sóc em, em còn phải có người chăm sóc, em đừng gây phiền phức cho chúng tôi là được rồi, em còn muốn chăm sóc người khác”. Người phụ trách đó cũng rất khó tưởng tượng 2 chân cô tàn phế rồi làm sao còn giúp đỡ người khác. Nhưng cô bắt đầu từ 12 tuổi đã chăm sóc những đứa trẻ nhỏ hơn cô trong cô nhi viện. 2 chân cô cưa mất không cách nào đi được, cô dùng cái đòn, làm bằng gỗ, di chuyển thế này, làm chân của mình. Cho nên cô đi đứng hết sức khó nhọc. Cô đã đi như vậy, giúp đỡ các em nhỏ như vậy, chỉ dùng cái đòn làm bằng gỗ dày như vậy, đã đi hư hết mấy chục cái. Trong thời gian 38 năm, đã chăm sóc 137 trẻ mồ côi, và những em bé này đều gọi cô là mẹ. Hơn nữa bản thân những em bé này có một đặc trưng kiên cường bất khuất, học từ ai? Học từ bản thân nữ sĩ Hứa Nguyệt Hoa. một cuộc đời mà người bình thường cảm thấy tuyệt vọng, cô lại chiếu sáng cuộc đời của vô số em nhỏ, còn cho các em đặc trưng nhân cách rất quan trọng, hơn nữa những em nhỏ này không có quan hệ huyết thống với cô. Thời gian 38 năm, cái thiện của cô tích lũy thành tấm gương cho Trung Quốc, bao nhiêu người nghe xong sự tích của cô đều xúc động, đều chạm tới lương tri của họ, muốn noi gương theo cô, học tập cô, cho nên vệc này là thành danh rồi.

Kể cả có em nhỏ chăm sóc mẹ nuôi của mình, còn chưa phải là mẹ ruột. Nữ sĩ Mạnh Bội Kiệt, cô mới khoảng 20 tuổi. 8 tuổi cô đã chăm sóc mẹ nuôi bại liệt toàn thân của mình, thời gian hơn 10 năm. Chúng ta hồi tưởng một chút, tưởng tượng một chút, một bé gái 8 tuổi, thể trọng mẹ em có thể gần gấp đôi em, làm sao trong thời gian hơn 10 năm này, em một mình gánh vác cả gia đình? Hơn nữa còn chăm sóc mẹ em tới nỗi không bị lở người, sau cùng còn cảm động bệnh viện chữa trị cho mẹ em. Bây giờ mẹ em có thể ngồi dậy được, có thể ngồi xe lăn, được cải thiện rất nhiều. Đây cũng là hiếu hạnh của em đã cảm động người phụ trách bệnh viện, đã cảm động rất nhiều người tới giúp đỡ gia đình em. Cho nên hành thiện một ngày thì dễ, hành thiện một năm, hành thiện mấy chục năm, không có tình thương, hiếu tâm thật sự xuất phát từ nội tâm, thì làm không được, cũng không thể nào thành danh.

Còn có một ví dụ. Đông Bắc có một công nhân, cũng không phải là người có tiền bạc, có địa vị gì nhiều, anh tên Quách Minh Nghĩa. Mặc dù năng lực anh rất yếu mỏng, nhưng anh tận tâm tận lực giúp đỡ người có duyên với anh, tâm xả thân vì người của anh đã cảm động rất nhiều người, bây giờ số người tham gia vào đội ngũ nghĩa công của ông hơn 50 ngàn người. Cho nên đây đều là tấm gương rất tốt.

Chúng ta thật sự dùng một đời để tích lũy thiện hành, sau cùng là ví dụ tốt về có thực thì có danh. Con người đời này tới thế gian này, không thể tới một chuyến oan uổng, phải vì gia tộc, vì xã hội, vì quốc gia dân tộc làm hết tâm lực. Sự tích lũy công đức của bản thân mình đời này trở thành tấm gương tốt cho gia đình, đoàn thể xã hội, cho quốc gia dân tộc. Trước hết phải có chí hướng như vậy, sẽ trở thành động lực tuôn chảy bất tận để chúng ta tích đức hành thiện.

Tiếp đó, kinh văn nói rằng “ác không tích, không đủ để diệt thân”. Chúng ta làm một chuyện ác nhỏ, cũng chưa tới nỗi thân bại danh liệt. “Diệt” thân ở đây là gặp phải đại họa sát thân. Thậm chí thời đại trước đây, bản thân tạo ác quá nghiêm trọng, tai ương cho gia tộc thậm chí diệt vong cả nhà, chuyện này đều đã xảy ra. Trong lịch sử, những năm cuối thời Hán có loạn thần tên Đổng Trác. Mọi người có biết Đổng Trác không? Đổng Trác hơi bị không quen, mọi người đều khá quen thuộc Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi, 3 người “kết nghĩa vườn đào”, quý vị không đơn giản, chỉ quen người tốt, tất nhiên người xấu cũng có thể lấy đó cảnh giác. Đổng Trách này loạn chánh, khiến cho chính trị những năm cuối đời Hán rất hỗn loạn. Bụng Đổng Trác rất lớn, người rất béo, sau đó do ông làm quá nhiều việc xấu, sau cùng bị quốc gia phán tru di tam tộc. Mẹ ông ta hơn 90 tuổi, cũng bị lôi ra pháp trường, họa “diệt thân” này không chỉ diệt bản thân mình, còn gây họa cho người thân của mình. Hơn nữa do ông đã làm quá nhiều việc xấu, lão bá tánh hận ông thấu xương, ông bị chôn xuống rồi, sau khi ông chết lão bá tánh còn muốn ăn thịt ông, ông chết không chỗ chôn thân. Sau đó thuộc hạ của ông đem thi thể ông mai táng, kết quả sau khi mai táng xong trời mưa to, sấm sét rất lớn, lại đánh nứt phần mộ của ông, ông thật sự là chết không chỗ chôn thân. Cho nên làm quá nhiều việc xấu, “ác không tích, không đủ để diệt thân”.

Tiếp đó kinh văn kể chuyện “Thương tội quán doanh” trong “Thượng thư”. Tội nghiệt của Trụ vương nhà Thương đã tích lũy quá nhiều, từ “quán” này là xuyên, một xâu tiền, tức là đồng tiền, đồng tiền hồi trước chính giữa có cái lỗ, có thể xâu lại, xâu đầy một xâu tiền, cho nên là “doanh”, tức là đầy tràn. Cho nên tội nghiệp của Thương Trụ vương đã tích lũy đầy tràn rồi, tội không thể tha, cho nên triều Thương đã kết thúc, bị triều Chu thay thế. Cho nên có câu thành ngữ là “tội ác tày trời”, tức là ông trời không thể tha thứ cho họ.

Tiếp theo kinh văn nói rằng “như trữ các vật dụng”. Từ “trữ” này là cất giữ đồ vật, đem đồ vật cất trữ lại, cất trong một dụng cụ. “Chăm chỉ tích trữ, sẽ đầy”, quý vị không ngừng bỏ đồ vô đó, sau cùng nó nhất định sẽ đầy rất nhanh chóng. Chăm chỉ ở đây là nói chúng ta nếu như mỗi ngày không ngừng tích cực hành thiện, phước báo này của chúng ta sẽ nhanh chóng tích lũy được. Giống như tiên sinh Liễu Phàm khi ông bắt đầu lập nguyện muốn tích 3000 việc thiện, mỗi ngày ông đều chăm chỉ đi làm, cho nên vận mệnh của ông đã thay đổi. Ông vốn dĩ không có con cháu, đã có con cháu; vốn dĩ chỉ có thọ mạng 53 tuổi, sau cùng thọ thêm 21 năm, sống tới 74 tuổi; vốn dĩ ông không có công danh, ngay cả cử nhân cũng thi không đậu, sau cùng thi đậu tiến sĩ, còn làm huyện trưởng huyện Bảo Đề rất lớn. Vận mệnh chuyển biến rất lớn, tới từ việc ông “chăm chỉ tích trữ”, cho nên chuyển biến lớn. Từ “chăm chỉ” này, có thiện hành, hết sức tích cực đi thực hành, tận lực. Ngoài ra, nếu như tạo ác, mỗi ngày đều không biết kiêng nể, làm một cách rất phóng túng, thì họ sẽ tội ác ngập đầu.

“Giải đãi không tích, sẽ không đầy”, giải đãi tức là lơ là, biếng nhác, không chăm chỉ. Thông thường mà nói, khi người hạ quyết tâm phải làm việc tốt, mấy ngày đầu sẽ khá tích cực, qua mấy ngày sau có thể dần dần sẽ giải đãi. Tiên sinh Liễu Phàm 3000 việc thiện 10 năm mới làm xong, cho nên khi bắt đầu muốn hành thiện, khó tránh khỏi sự lười nhác này sẽ kéo chúng ta về phía sau, nhưng chỉ cần rất nghiêm túc kiên trì, 3000 việc thiện lần thứ 2 của tiên sinh Liễu Phàm, 3 năm đã làm xong. Cho nên phải khá có quyết tâm, nghị lực mà làm, mỗi người chắc chắn đều có thể thay đổi vận mệnh của mình, cho nên “là nói như vậy”.

Cho nên “chăm chỉ tích trữ”, sự chăm chỉ này tới từ đâu? Tới từ việc thật sự đặt lợi ích của người khác trong tâm. Hễ có cơ hội liền đi giúp người, đi giúp đỡ người, có tấm lòng này, đây là mãn thiện. Nghĩ tới mình khá nhiều, thỉnh thoảng nghĩ tới người khác, cái thiện này không dễ gì tích lũy nhanh được, đây là bán thiện. Chúng ta phải thời thời nghĩ cho người khác, là mãn thiện. Vậy có thể bắt đầu từ bây giờ không, chúng ta có thể niệm niệm nghĩ cho người khác, có được không? Mọi người không có phản ứng, nghĩa là mọi người đều rất thành thật, việc làm không được thì không dễ hứa hẹn, vậy là đúng, hễ xuất ngôn phải tín làm đầu.

Cho nên quá trình hành thiện cũng là từ lạ thành quen, từ quen thành lạ. Vốn dĩ nghĩ cho người khác khá là xa lạ, dần dần phải biến thành lúc nào cũng khởi lên; vốn dĩ quen thuộc nhất là nghĩ cho mình trước, dần dần sẽ xa lạ, sẽ không khởi lên ý niệm này. Vậy muốn đạt đến mãn thiện, đạt đến niệm niệm nghĩ cho người, phải không ngừng nhắc nhở chính mình, không ngừng luyện tập mới được. Cho nên chúng ta đọc đoạn kinh văn này, bắt đầu từ hôm nay, hàng ngày mỗi tối viết nhật khí hoặc làm kí lục, ngày làm một việc thiện.

Mọi người hôm nay có ngày làm một việc thiện không? Hôm nay có bao nhiêu cơ hội hành thiện? Mọi người hôm nay đã gặp bao nhiêu người, đã nói bao nhiêu câu nói, đã xử lý bao nhiêu việc, tất cả đều là cơ hội tích đức hành thiện, phải không? Nếu như ngày nay đã hơn 8 giờ, chúng ta vừa nhớ lại, ngày nay hình như một việc cũng chưa làm, vậy cái này thật sự muốn tích công lũy đức thì không hề dễ. Vậy trước tiên phải miễn cưỡng mà làm, mỗi ngày viết ngày làm một việc thiện. Nếu như buổi tối viết không ra, thật sự không nhớ ra việc nào, vậy thì rót ly trà nóng cho chồng quý vị uống, hoặc là kể câu chuyện đức dục cho con trai quý vị nghe, cho các em nghe. Ngày làm một việc thiện, tròn bổn phận cũng là thiện. Thật vậy, khi nào thật sự không viết ra được phải lập tức đi làm một việc, ngày này tâm sẽ an, thật sự ngày làm một việc thiện. Dần dần tập thành thói quen, ngày làm 2 việc, ngày làm nhiều việc thiện, cứ viết cứ viết quý vị đã thói quen thành tự nhiên, thậm chí mỗi lần mở miệng đều nói những lời lợi ích đối phương, là ngày làm vô số việc thiện.

Không chỉ ngày làm một việc thiện, “ác không tích, không đủ để diệt thân”, cho nên ác phải càng ngày càng ít, phải ngày sửa một lỗi. Tất nhiên, mỗi người mỗi ngày sửa một sai lầm, 3 năm họ sẽ khế nhập cảnh giới thánh hiền, phải không? Chúng ta trước tiên ngày tra một lỗi, ngay cả lỗi cũng không quan sát thấy, cũng không phát giác ra, muốn sửa cũng khó. Ngày nay mình có làm sai việc gì không, có nói sai câu nào không, kể cả có nét mặt nào khiến người ra rất khó chịu không? Mọi người có khi nào bị bạn bè người thân xung quanh nói: “Ồ, nét mặt lúc nãy của anh rất khó coi. Người ta nói chuyện với anh một chút, quay về cũng ngủ không được. Tôi nói thái độ đó của anh thật ngạo mạn”. Nếu như có, chúng ta phải sanh tâm hổ thẹn. Thánh hiền nhân dạy chúng ta phải thương người, không thể tổn hại người. Ngày nay người ta nói với mình như vậy, mình mau mau điều chỉnh thái độ của bản thân, nếu không thái độ này không điều chỉnh, sau này mỗi ngày đều tạo nghiệp, tự mình cũng không biết.

Cho nên có câu nói là “nét mặt không sân là cúng dường”, một người nét mặt không có sát khí, không có tâm sân hận, “trong miệng không sân ngát diệu hương”, quý vị nói ra mỗi câu nói, đều không tâm trạng hóa, đều không có thái độ tổn hại người, đều là lời lợi ích người khác, lời khích lệ người khác, sẽ ngát diệu hương. Vậy mọi người coi, mỗi ngày tươi cười với người, mỗi ngày đều dùng ngôn ngữ lợi ích người, mỗi ngày đều tích không ít thiện hành. Nhưng nếu như nét mặt mỗi ngày đều rất khó coi, nói năng lại rất hà khắc, mỗi ngày đã tổn không ít phước báo.

Cho nên có câu nói rằng “Dưỡng hỉ thần là cái gốc chiêu phước, trừ sát khí là phương pháp lánh họa”. Người thời thời giữ gìn sự hoan hỉ, giữ sự tươi cười với người, quý vị coi cái gốc chiêu phước trước hết phải bắt đầu từ tươi cười với người. Rất nhiều bạn nụ cười liền hiện ra, đó không đơn giản. Người như vậy đời này đạo nghiệp chắc chắn thành tựu, tại sao? Họ nghe được mỗi một câu giáo huấn, họ lập tức làm theo, sẽ có thành tựu lớn. “Trừ sát khí là phương pháp lánh họa”, đối với người không thể có tơ hào đối lập, tơ hào ý niệm tổn hại, ý niệm báo thù, đều không thể có ý niệm này, nếu không sẽ kết oán với người ta. Tới lúc đó thời cơ chín muồi, có thể tai họa sẽ hiện tiền. Quý vị tổn hại người khác, người ta nhớ trong tâm, “quân tử báo thù, 10 năm không muộn”, Đài Loan chúng tôi đều nói 3 năm không muộn, ở Malaysia nói 10 năm, nghĩa là công phu nhẫn nhục của người Hoa Malaysia càng mạnh. Cho nên, trước tiên nhất định phải trừ bỏ ý niệm tổn hại người khác, không thể có tâm như vậy.

Đây là ngày tra một lỗi, trước hết bắt đầu từ việc tra coi mặt mình có sát khí không. Cho nên trước khi ra ngoài phải soi gương trước, nếu như khi soi gương ngay cả mình cũng bị giật mình, thì coi băng đĩa văn hóa truyền thống, điều chỉnh tâm trạng một chút, khi đã hòa thiện rồi mới ra ngoài. Ngày tra một lỗi, dần dần những lỗi phát giác ra được phải hạ quyết tâm đi sửa, dần dần sẽ đạt tới ngày sửa một lỗi.

Tiếp theo chúng ta coi ví dụ kế đó:

“Xưa có nữ thí chủ vào chùa, muốn thí mà không có tiền. Chỉ có 2 đồng tiền, đem ra mà cúng. Thầy trụ trì đích thân sám hối cho”.

Có một người nữ vào trong chùa, cô hết sức muốn bố thí, muốn cúng dường Phật tự. Tất nhiên Phật tự đều là nơi làm giáo dục của Đức Phật, bồi dưỡng ra rất nhiều nhân tài có thể hoằng truyền chánh pháp. Cô rất hoan hỉ muốn cúng dường, nhưng cô không có tiền, “chỉ có 2 đồng tiền”, cô sờ túi áo mình, chỉ có 2 đồng tiền, cô đem 2 đồng tiền này toàn bộ quyên góp. Kết quả phương trượng trụ trì đích thân ra giúp cô tụng kinh, sám hối, hồi hướng, sự hồi hướng này là chúc phúc cô, giúp cô cầu phước.

“Về sau vào cung phú quý, đem cả ngàn lượng vào chùa cúng dường. Thầy trụ trì bảo đồ đệ hồi hướng mà thôi”.

Về sau, cô gả vào hoàng cung làm vương phi, đó là phú quý tới chỗ cùng cực, kết quả cô đem cả ngàn lượng bạc tới ngôi chùa này bố thí. Kết quả lần này bố thí xong, phương trượng không ra, chỉ bảo đồ đệ của mình ra giúp cô tụng kinh, hồi hướng, giúp cô cầu phước. Nếu như quý vị là người nữ này, có cảm thấy rất kì lạ không? Có đấy. Sau đó sao? Sau đó sẽ “Hừm, tức chết đi mất, mình đem tới nhiều tiền như vậy, cũng không hồi hướng cho mình, hãy đợi đấy, mình bây giờ đã là quý phi”, phải không? Như vậy sẽ phiền phức rồi, tâm thái như vậy lệch lạc mất. Cô đáng quý, đáng quý chỗ nào? Cô không hiểu rõ, cô có nghi ngờ, cô thỉnh giáo. một người tập thành “có nghi hoặc, phải ghi chú, gặp người hỏi, cầu giải thích”, như vậy học vấn của quý vị sẽ tăng trưởng, phải biết hỏi rõ chỗ nghi ngờ. Ví dụ nói chúng ta ngày nay nhìn thấy một người, hành vi họ làm chúng ta không hiểu, có nghi ngờ quý vị không hỏi, vốn dĩ rất tôn trọng người này, sau cùng không tôn trọng nữa, thậm chí còn hiểu lầm họ, thậm chí lần sau nhìn thấy họ, động tác đó của họ quý vị đều thấy rất kì lạ, đều thấy rất không đúng, tâm nghi đối với chính mình có chướng ngại rất lớn. Nếu như cô nghi ngờ vị hòa thượng phương trượng này, thì duyên của cô và ngài sẽ không còn, có thể ngài là một người đại trí huệ, duyên này bị phá hoại mất. Cho nên đây là điểm đáng quý của cô, cô hỏi ngay.

Lấy ví dụ, có một đại hòa thượng dẫn theo một tiểu hòa thượng, phải nên nói là, đại tỳ kheo dẫn theo tiểu tỳ kheo, từ “hòa thượng” này là chỉ người xuất gia mà quý vị thân cận gọi là hòa thượng, chúng tôi sau đó coi ti vi, họ cũng không hiểu những quy củ này, hình như người xuất gia đều gọi là hòa thượng. Người xuất gia mà quý vị thân cận học pháp theo họ gọi là hòa thượng, vị thiện tri thức học tập theo họ, họ là người xuất gia thì là hòa thượng, họ là người tại gia cũng gọi là hòa thượng, tức là thầy dạy quý vị, người thầy quý vị thân cận, người thầy quý vị thân cận gọi là hòa thượng. Thầy Lý Bỉnh Nam Đài Loan, ở Đài Loan dạy học đã 38 năm. Trong đó thầy có một học sinh mọi người đều khá quen thuộc, truyền nhân 77 đời của Khổng gia – tiên sinh Khổng Đức Thành, ông ở Đài Loan hết sức có uy vọng, ông đã từng làm viện trưởng viện khảo thí, trong giới học thuật có địa vị hết sức cao, học vấn rất tốt. Tiên sinh Khổng Đức Thành, khi thầy Lý qua đời ông đã viết “Tuyết Lư đại học thượng”, nghĩa là thầy Lý Bỉnh Nam là hòa thượng của ông, là thầy giáo ông thân cận. Hơn nữa đưa cả nhà ông, vợ ông, con ông hành lễ 3 quỳ 9 khấu với thầy Lý, điếu ngạn thầy Lý. Hơn nữa mọi người phải hiểu, tiên sinh Khổng Đức Thành là quan phụng sự. Hậu thế của Khổng gia, hậu thế ông đích truyền đều là quan phụng sự, hoàng đế mỗi triều đại phong làm quan phụng sự. Còn thầy Lý Bỉnh Nam là thư ký phủ quan phụng sự, thầy và tiên sinh Khổng Đức Thành là quan hệ quân thần, tiên sinh Khổng Đức Thành là quân, thầy Lý là thần. Nhưng về đạo đức học vấn thầy Lý là thầy, tiên sinh Khổng Đức Thành là học sinh.

Cho nên trong cả lịch sử Trung Quốc, lãnh đạo hành sư lễ 3 quỳ 9 khấu với cấp dưới có thể rất ít thấy. Thầy Lý Bỉnh Nam và tiên sinh Khổng Đức Thành là tình quân thần, lại là quan hệ thầy trò, người ta nhìn vào hết sức cảm động. Còn phước báo Khổng Tử tích lũy được, gọi là “nhà tích điều thiện, ắt có niềm vui”, gia hộ cho hậu thế hơn 2500 năm của ngài. Hồi đó tiên sinh Khổng Đức Thành là đơn truyền (con một mấy đời), mẹ ông khi mang thai ông, chính phủ đương thời cử quân đội bảo vệ Khổng gia, sợ đơn truyền là ông xảy ra chuyện. Cho nên chính phủ hoàng triều trước đây đều hết sức tôn trọng Khổng gia, và hơn 2500 năm sau đích truyền của đơn truyền Khổng gia có thể mời được thầy Lý Bỉnh Nam – một thánh triết nhân như vậy, ở nhà họ phò giúp Khổng gia bao nhiêu năm? 50 năm. Quý vị coi phước báo bao lớn, mời một thánh triết nhân tới dạy dỗ hậu thế của họ 50 năm. Các vị phụ huynh, có hy vọng được phước báo giống Khổng Tử không? Quý vị không có phản ứng. Con người trước tiên phải có chí khí, họ mới có động lực đi làm. Nhìn phản ứng của mọi người, “Đệ tử quy” có một câu chưa đọc nhập tâm, câu nào? “Đừng cam chịu, không thua kém, thành thánh hiền, đều đạt được”, câu này phải đọc nhập tâm, hơn nữa mọi người quả thật có thể tạo ra công tích như vậy. Xin hỏi mọi người, truyền thừa văn hóa Trung Hoa vào 2500 năm trước khó khăn hay 2500 năm sau khó khăn? Lúc nào khó khăn? Bây giờ, phải không? Right now, bây giờ. Càng khó, quý vị toàn tâm toàn ý đi làm, công đức càng lớn, làm việc khó làm, nhẫn việc khó nhẫn, chúng ta ngày nay đã nói tới “Thế nào là khó dễ”. Công đức tu được, thiện phước không giống nhau. Cho nên chúc mừng mọi người gặp được thời kì tồn vong nguy cấp của văn hóa Trung Hoa, là lúc lập đại công, lập đại nghiệp, quý vị lúc này có thể toàn tâm toàn ý đi làm, kể cả con cái quý vị từ nhỏ đã cắm rễ, tức là quyên góp chúng ra hoằng dương văn hóa, quý vị cũng có thể tu được đại phước báo như Khổng Tử.

Cho nên cô gái này rất đáng quý, cô biết thỉnh giáo.

“Nên hỏi rằng”.

Cô thỉnh giáo thầy phương trượng.

“Trước đây tôi thí 3 đồng tiền, thầy đích thân sám hối. Nay thí cả ngàn lượng, thầy lại không hồi hướng. Tại sao?”.

Lần trước tôi chỉ bố thí 2 đồng tiền, thầy lại đích thân sám hối hồi hướng cho tôi, còn hôm nay tôi bố thí cả ngàn lượng bạc, thầy lại không giúp tôi hồi hướng, đây rốt cuộc là duyên cớ gì? Chúng ta thấy vị phương trượng này rất có trí huệ, ngài là người thầy hết sức cao minh, mọi người có nhận ra không? Nắm lấy cơ hội này để chỉ bảo cô gái, đây thật sự là thương yêu cô, không sợ bị đắc tội, chỉ sợ cô gái này đọa lạc, rất từ bi.

Thông thường mà nói, mọi người nghĩ coi, nếu như quý vị là cán bộ chủ yếu trụ trì, người ta bưng mấy ngàn lượng bạc tới, lúc đó quý vị nghĩ tới cái gì? Tháng này mua gạo không vấn đề gì, phải không? Sửa mái nhà đó không vấn đề gì. Vậy nếu như đều nghĩ như thế, có thể sẽ bắt đầu nịnh nọt thí chủ này, a dua theo thí chủ này. Quý vị nịnh nọt thí chủ này, sau này họ đi đứng rất ngạo nghễ, rất ngạo mạn, vậy làm sao giáo hóa họ được, làm sao dùng Phật pháp cúng dường họ?