Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc – Tập 6/40

CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NHÂN SINH HẠNH PHÚC – TẬP 6/40

Chủ giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc

Thời gian giảng: Tháng 2 năm 2005

  1. Đệ Tử Quy, Thánh nhân huấn (Phép người con, Thánh nhân dạy)

Đây là giáo huấn của Thánh Hiền. Mà giáo huấn này được tiết lục ra từ trong giáo huấn của Khổng Phu Tử. Chúng ta có xem thấy câu này ở trong “Luận Ngữ”, “Học Nhi Đệ Nhất có”.

************

  1. Thủ hiếu đễ (Hiếu đễ trước)

Chữ “Thủ” này cũng chính là nói đến căn bản làm người là ở hiếu đạo và đễ, thương yêu anh em, chị em, tôn kính trưởng bối.

Hiếu đ”, ở trong “đ” còn bao gồm một thái độ rất quan trọng, chính là tâm cung kính, cung kính đối với trưởng bối. Đạo đức, học vấn của một người đều là từ ngay “hiếu” và “kính” mà không ngừng nâng cao, không ngừng lưu lộ ra. Kỳ thật, một người chỉ cần làm đến được “hiếu” và “đ” thì tin tưởng họ liền có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Các vị có cảm thấy nói như vậy có quá khoa trương hay không? Kỳ thật “đại đạo chí giản”, đạo lý rất sâu diệu nhưng đều là rất căn bản, rất đơn giản.

Chúng ta hồi tưởng lại lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc triều đại nào có lịch sử lâu nhất, quốc vận hưng thịnh nhất. Đó là triều nhà Chu. Bao nhiêu năm vậy? 800 năm. Vậy xin hỏi: Tại vì sao triều nhà Chu có thể kéo dài đến được 800 năm? Dựa vào cái gì vậy? “Hiếu” và “Đ”. Chúng ta chỉ đọc qua “Triều nhà Chu 800 năm”, biết được lẽ đương nhiên mà không biết được sở dĩ nhiên. Chúng ta cũng thường hay xem thấy con cháu của người khác tại vì sao ưu tú đến như vậy. Chỉ xem thấy kết quả thì không giúp gì lớn cho chính mình, nhất định phải tìm ra được nguyên nhân, chúng ta liền có thể từ trong đó có được khải thị rất tốt.

Triều nhà Chu, khai quốc là Chu Văn Vương, Chu Võ Vương. Ông nội của Chu Văn Vương là Thái Vương. Thái Vương sinh ra ba người con trai, anh cả là Thái Bá, anh thứ hai là Trung Dung, người thứ ba là Vương Quý. Vương Quý sinh ra Chu Văn Vương. Chu Văn Vương lại sinh ra Chu Võ Vương và Chu Công. Khi Chu Văn Vương mới được sinh ra, Thái Vương vừa nhìn thấy đã cảm thấy Chu Văn Vương có tướng Đế Vương, có tướng Thánh Chủ. Thế nhưng phụ thân của Chu Văn Vương xếp ở hàng thứ ba. Kết quả là bác lớn và bác kế của ông nhận ra khi phụ thân thấy cháu nội thì trên mặt vui vẻ, họ hiểu rõ phụ thân của họ muốn đem ngôi vua truyền cho đứa cháu nội này. Các bác rất hiểu tâm cảnh của phụ thân, cho nên họ không nói không rằng, dựa vào lý do giúp phụ thân đi hái thuốc, liền cùng hẹn nhau với em kế của ông là Trung Dung cùng nhau đi lên núi. Sau khi đi rồi thì họ không trở lại nữa. Bởi vì họ hy vọng phụ thân có thể làm tốt được ý nguyện của mình, không cần phải bận lòng bởi họ là con lớn, để có thể trực tiếp truyền ngôi cho Vương Quý là con trai thứ ba, sau đó Vương Quý truyền ngôi cho Chu Văn Vương.

Quý vị thân mến! Gia tộc này cái gì cũng đều có thể nhường, thiên hạ mà cũng có thể nhường được, mà hành động nhường thiên hạ này thành tựu được đức hạnh “hiếu đạo”, thiện thể thân tâm, có thể viên mãn tâm ý của phụ thân.

Hơn nữa, họ không chỉ làm được hiếu đạo, mà còn làm được hữu ái anh em. Ngay đến thiên hạ cũng có thể nhường, thì còn có thứ gì mà anh em không thể nhường nhau chứ. Ngoài việc làm ra hiếu đạo, làm ra được “đ”, họ còn làm ra được  “trung”, trung với nhân dân thiên hạ. Bởi vì họ nhường như vậy, có thể để cho một Thánh Chủ lãnh đạo nhân dân toàn quốc. Cho nên cái nhường này là đức hạnh chân thật, gia phong chân thật. Vì vậy Khổng Lão Phu Tử tán thán đối với Thái Bá và Trung Dung là “đức chi chí dã”, không có được chí đức như vậy, tuyệt đối không làm ra được hành vi như vậy. Cho nên có “hiếu”, có “đ”.

Chu Văn Vương đối với phụ thân của ông là Vương Quý đều là sáng sớm, buổi trưa, buổi tối, một ngày ba lần thăm hỏi, nên gọi là “thần hôn định tỉnh(sáng thăm tối viếng). Ba lần thăm viếng phụ thân, vừa đến thì xem thần sắc của phụ thân, tiếp theo là xem tình hình ăn uống của phụ thân. Nếu như phụ thân ăn uống được rất tốt, ông liền cảm thấy rất là an tâm. Nếu như phụ thân ăn được rất ít thì ông rất lo lắng.

Do bởi có được thân giáo như vậy, cho nên con trai của ông là Võ Vương và Chu Công cũng học được rất tốt. Chu Võ Vương cũng rất là hiếu kính đối với Chu Văn Vương. Có một lần Chu Văn Vương bị bệnh, Chu Võ Vương hầu ở bên cạnh mười hai ngày không hề cởi áo giải đãi, mũ trên đầu cũng không lấy xuống, hầu hạ phụ thân ông mười hai ngày nghiêm túc. Do bởi hiếu tâm như vậy, phụ thân ông rất mau khỏi bệnh. Tục ngữ có câu: “Người gặp việc vui tinh thần phấn chấn”. Còn việc gì có thể làm cho cha mẹ vui hơn so với con cái hiếu thuận! Khi một người vui vẻ, hệ thống miễn dịch liền sẽ được nâng cao lên, đây đều là có căn cứ của khoa học.

Do bởi hiếu đạo của họ được truyền thừa lại, một nhà “hiếu” thì một nước liền “hưng hiếu”. Ngay khi họ xem thấy người lãnh đạo mà họ sùng kính, đều là hiếu thuận đến như vậy, họ sẽ rất cảm động, sẽ bắt chước làm theo. Cho nên trong “Đại Học” có nói: “Một nhà có lòng nhân thì một nước có lòng nhân. Một nhà biết lễ nhường thì một nước biết lễ nhường”. Lễ nhường của họ sẽ dẫn dắt nhân dân toàn quốc biết lễ nhường, rất nhiều việc tranh giành tự nhiên liền sẽ giảm ít. Cho nên trên làm dưới bắt chước, việc này đích thực là cảm ứng không thể nghĩ bàn.

Ngoài truyền thừa hiếu đạo của Chu Võ Vương ra, Chu Văn Vương và Chu Công cũng nhận được truyền thừa hữu ái của huynh đệ từ bá phụ của ông là Thái Bá và Trung Dung. Có một lần Chu Võ Vương bị bệnh, Chu Công liền ở ngay trước mặt của tổ tông họ, vào lúc đó gọi là Thái miếu, viết ra một văn kỳ thọ, mong cầu giảm bớt đi thọ mạng của chính mình để cho huynh trưởng của ông có thể trường thọ. Chúng ta cảm nhận được, ông không chỉ là yêu thương anh em của mình mà còn cảm nhận được mong muốn huynh trưởng được khỏe mạnh sống lâu, để cho ông có thể trị lý thiên hạ được tốt. Cho nên khi Chu Công đọc xong văn kỳ thọ, chí thành có thể cảm thông, vì vậy sức khỏe của Chu Võ Vương liền được hồi phục. Bài văn cầu thọ này còn để ở trong Thái miếu.

Trải qua một khoảng thời gian, Chu Võ Vương qua đời, tiếp theo là Chu Thành Vương kế vị. Chu Công giúp đỡ ông. Bởi vì Thành Vương vẫn còn trẻ, kết quả Chu Võ Vương giúp Chu Thành Vương chọn được mấy vị thầy giáo, Thái sư là Khương Thái Công, Thái Bảo chính là Chu Công. Nếu như con cái của bạn có Khương Thái Công dạy, lại có Chu Công dạy, có tốt không vậy? Tốt phải không? Cho nên chúng ta phải tìm thầy giáo tốt cho trẻ nhỏ. Các vị không nên gấp, chỉ cần bạn có một phần tâm chí thành, nhất định sẽ có nhân duyên tốt đến. Ngày nay trẻ nhỏ của chúng ta ngoài chúng ta ra, đã có một thầy giáo tốt, đó là “Đệ Tử Quy”. Quyển sách này thì có thể cố gắng làm cho gia phong của gia đình bạn nâng cao lên rất tốt, tiếp nối dài lâu.

Sau đó Chu Thành Vương lớn lên, có được thầy giáo tốt đến như vậy dạy bảo ông, cũng có thể trị vì thiên hạ. Vào lúc đó quốc gia có những lời giảo ngôn, đều nói là: “Có phải Chu Công muốn đoạt lấy thiên hạ hay không?”. Có rất nhiều lời đồn đại như vậy. Chu Công không đợi cháu của ông lên tiếng. Chính ông tự mình dời đến Sơn Đông, để cho cháu ông dễ làm người, không nên bị những lời sàm ngôn này ảnh hưởng. Ông liền tự mình đi về Sơn Đông. Kết quả là khi Chu Thành Vương đang đi trên đường, đột nhiên xem thấy trên không có một số dị tướng. Trời trong xanh mà có sấm chớp. Người thời trước rất có thái độ kiểm điểm lại bản thân. Ông xem thấy trên không có dị tướng liền tự hỏi : “Điều này biểu thị cho cái gì? Có phải là Thiên tử ta đã làm ra việc gì sai rồi không?”

Quý vị thân mến! Đó có phải là mê tín không? Không phải vậy. Lòng người và thiên địa vạn vật là có giao cảm. Lòng người thiện thì mưa hòa gió thuận, lòng người ác thì tai nạn triền miên. Lòng người hiện tại của chúng ta là thiện hay là ác? Tôi không nói chúng ta. Lòng người ác mới có tai họa, thiên tai nhân họa nhiều đến như vậy. Cho nên chúng ta xem thấy những dị tướng này phải phản quan nội tỉnh, phải bắt đầu cố gắng gìn giữ tốt cái tâm này, để cho nó hướng thiện.

Vì vậy Chu Thành Vương xem thấy hiện tượng này, khi trở về cố gắng kiểm điểm lại bản thân, liền nghĩ đến có phải việc mà ta để cho chú ta rời khỏi nơi đây là không đúng rồi không. Cho nên Chu Thành Vương cũng đến Thái Miếu để sám hối với Tổ tông. Lòng người của ngày trước rất thuần phác, “thận chung truy viễn, dân đức quy hậu”, đều sẽ cẩn ghi những lời giáo huấn của Tổ tông. Khi Chu Thành Vương đang sám hối, cũng là vừa lúc thấy được văn cầu thọ của Chu Công cầu thọ cho anh của ông là Chu Võ Vương. Ông cầm nó lên xem, thấy chú của mình vì muốn huynh trưởng của mình có thể kéo dài tuổi thọ mà cầu xin ông trời giảm bớt đi tuổi thọ của chính mình. Chu Thành Vương xem thấy rồi rất cảm động, lập tức dùng thân Thiên tử, đích thân dẫn văn võ bá quan đến nghinh đón Chu Công trở về.

Tình anh em của Chu Võ Vương và Chu Công cũng đã truyền cho con cháu đời sau của họ. Triều nhà Chu bởi vì có hiếu đạo mới có thể kéo dài đến 800 năm. Một gia đình có hiếu đễ” có thể kéo dài được bao lâu? Trong nhiều thời đại của Trung Quốc, đức hạnh của Khổng Lão Phu Tử là tốt nhất. Đức hạnh của ông cũng có thể cảm hóa con cháu nhiều đời, nhiều thế hệ của ông. Cho nên gia phong của ông hơn 2000 năm không suy.

Giả như ngày nay đột nhiên bạn nhận được một tin tức, bạn là hậu duệ của Khổng Lão Phu Tử, bạn có thể cảm thấy ngày hôm nay cùng ngày mai tuyệt đối không như nhau. Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy ta không thể làm mất mặt của Khổng Lão Phu Tử. Khi đi ra, lời nói, hành vi đều sẽ rất cẩn trọng. Cho nên đức phong có thể ảnh hưởng dài lâu đến như vậy.

Khi tôi dạy học ở Hạ Môn, gặp được một thầy giáo. Bởi vì chúng tôi đã giảng qua năm ngày, nên mời những thầy giáo này lên bục để chia sẻ cảm tưởng. Có mười vị thầy giáo làm đại diện. Khi vị thầy giáo này vừa lên bục, ông liền nói: “Năm ngày nghe giảng bài mới làm cho tôi hiểu được căn bản của “đức hạnh” ở chỗ nào. Đó là “hiếu đạo”, chỗ này có từ “Hiếu Kinh”: “Khai tông minh nghĩa chương đệ nhất”, “Phù hiếu – đức chi bổn dã”. Tiếp theo ông nói, ông có một cảm xúc sâu sắc đối với câu nói này. Bởi vì trong thôn xóm của họ có bốn mươi mấy căn hộ đều cùng một họ, đều là họ Ngô, Khẩu Thiên Ngô. Ông nói, bốn mươi mấy hộ nhà này sinh ra 109 đời sau, trong đó có 108 đời tốt nghiệp đại học, tố chất rất tốt. Còn đời thứ 109 này là đã thi lên đại học, nhưng học qua hai năm, do một nhân tố mà không học tiếp. Có thể nói thế hệ sau của họ hoàn toàn có trình độ học thức, trình độ tốt nghiệp đại học. Tiếp theo ông lại nói, cuối cùng ông biết được tại vì sao thế hệ sau của họ có thể hưng vượng đến như vậy. Bởi vì trưởng bối trong thôn xóm của họ đều nói với họ: “Đi học, đi làm  nhưng chỉ cần vừa có ngày nghỉ thì phải nhớ đến trở về nhà thăm cha mẹ”. Ngày mùng một mỗi năm họ nhất định phải đi theo cha mẹ đến chùa miếu để lễ lạy, để cầu phước, không hề làm những việc nào khác. Hiện tại bạn nào có con cháu ngày mùng một năm nay đi theo bạn vào chùa lạy Phật xin giơ tay lên! Bạn xem, hết thảy gia tộc của họ đều làm được như vậy.

Ngoài việc đi theo cha mẹ ra, sau khi trở về họ liền đi đến những nhà hàng xóm lân cận để chúc Tết các bậc trưởng bối, đến những nhà trong thôn xóm để mừng tuổi cho các bậc trưởng bối, làm đến được tôn kính trưởng bối. Đây là “đ”. Sau khi mừng tuổi cho các trưởng bối xong, những thanh niên đó tuổi tác gần như đồng lứa với nhau, họ tụ hợp lại với nhau trong trường tiểu học ở trong thôn, cùng nhau thảo luận là năm nay bạn đi học có được thu hoạch gì, năm nay bạn làm việc có được kinh nghiệm gì. Mọi người cùng nhau thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau. Họ đã làm được việc gì? Hiếu học.

Có “hiếu”, có “đ” lại ham học, cho nên tại vì sao con cháu đời sau ở trong thôn này có thể có được phát triển tốt đến như vậy? Tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên, tuyệt đối không thể nói bên đó là có long huyệt, phong thủy rất tốt. Không phải như vậy. Hơn nữa, hết thảy hoàn cảnh, hết thảy phong thủy cũng sẽ do lòng người mà chuyển biến. Cho nên Khổng Lão Phu Tử nói “Thủ hiếu đ” (Hiếu đ trước). Ngay khi một người có thể làm đến được “hiếu” và “đ” rồi, một người có lòng hiếu thuận, họ sẽ làm gương cho mọi người.

Khi họ hiếu thuận đối với cha mẹ, họ đối với cha mẹ của người khác cũng sẽ cung kính tiếp đãi giống như vậy. Cho nên “Đệ Tử Quy” có dạy: “Sự chư phụ, như sự phụ, sự chư huynh, như sự huynh” (Việc chú bác, như việc cha. Việc anh họ, như anh ruột).

Quý vị thân mến! Bởi vì tôi lúc trước dạy học có một thói quen xấu là đặc biệt ưa thích kiểm tra. Cho nên bài giảng của mấy ngày qua, tôi đều sẽ kiểm tra xem. Chúng ta cầu học vấn có một thái độ rất quan trọng là phải ôn tập, phải trả bài, còn phải chuẩn bị trước bài vẫn chưa giảng đến. Hy vọng quý vị mấy ngày này học thuộc “Đệ Tử Quy”. Như vậy ngay trong lúc học, khi nhắc đến những câu Kinh này, bạn liền có cảm giác là câu này tôi đã biết, hiệu quả học tập của bạn nhất định sẽ đặc biệt tốt. Bởi vì có một số bạn buổi sáng không đến nghe giảng, vào buổi trưa chúng ta đưa ra một toa thuốc Trung y rất có hiệu nghiệm, khi uống vào bảo đảm sẽ tăng thêm học vấn, đạo đức. Đó chính là sáng sớm và buổi tối đều đem “Đệ Tử Quy” đọc qua một lần.

Khi buổi sáng đọc, chúng ta nhắc nhở chính mình hôm nay phải căn cứ vào những lời giáo huấn này mà làm. Vào buổi tối đọc qua một lần, chúng ta phản tỉnh những hành vi, việc làm của ngày hôm nay. Những việc gì tương ưng với Kinh điển thì tự ta khích lệ, những việc gì vẫn chưa làm đến được thì phải mau nhắc nhở chính mình đi tu sửa. Sáng sớm một lần, buổi tối một lần. Buổi tối thì không nên để trước khi đi ngủ mới đọc, nếu không thì khi đang đọc bạn đã ngủ rồi. Tốt nhất là khi đi làm về, rửa tay rửa chân xong, sau đó trước khi vẫn chưa ăn cơm thì chúng ta đọc, vừa vặn liền có thể đối chiếu hành vi của một ngày hôm nay.

************

  1. Thứ cẩn tín (Kế cẩn tín)

Cẩn” là cẩn thận, cẩn ngôn, cẩn hạnh, đối với đời sống của chính mình phải có qui luật, không nên làm ra lộn xộn, rối rắm. Ngay đến năng lực chăm sóc chính mình cũng không có, thì càng không nói đến phải gánh vác trọng trách gia đình.

Tín” là chữ hội ý, đại biểu nhân và ngôn. Cho nên Đệ Tử Quy nói “Phàm xuất ngôn, tín vi tiên” (Phàm nói ra, tín trước tiên). Và Khổng Lão Phu Tử cũng nói “nhân vô tín bất lập”, một người nếu như không có tín thì rất khó đứng được trong xã hội. Giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử là xem trọng bốn học vấn. Điều thứ nhất là đức hạnh. Điều thứ hai là ngôn ngữ. Điều thứ ba là chính sự. Điều thứ tư là văn học. Ngôn ngữ vì sao đứng ở thứ hai, sau đức hạnh? Bởi vì qua lại cùng giúp lẫn nhau giữa người với người thì sử dụng nhiều nhất là ngôn ngữ. Một lời nói có thể hưng nước, một lời nói có thể mất nước, một lời nói có thể làm cho gia đình hòa vui, một lời nói có thể làm cho gia đình không ngừng đấu tranh. Cho nên ngôn ngữ phải học tập, rất quan trọng.

  1. Phiếm ái chúng, nhi thân nhân (Yêu bình đẳng, gần người nhân)

Phiếm ái chúng”, yêu thương mọi người rộng lớn, chỗ này nếu dùng lời hiện đại mà nói, gọi là cách quan hệ, ứng xử, làm thế nào có thể cùng ở với người rất hòa vui. “Đệ Tử Quy” chúng ta cũng là đi kịp với thời đại, rất chú trọng học cách quan hệ với người.

Nhi thân nhân”, thân cận người nhân đức. Bởi vì chúng ta mỗi giờ, mỗi phút thân cận người có nhân đức thì liền có thể nâng cao học vấn, đạo đức của chính mình, nên gọi là “nhập chi lan chi thất, cửu nhi bất văn kỳ hương”. Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc đều là những người thiện, thì ngay trong vô hình chung, đức hạnh của chúng ta đều sẽ nâng cao. Thế nhưng “nhập bào ngư chi tứ, cửu nhi bất văn kỳ sú”, nếu như bên cạnh đều là người tâm địa xấu ác, mỗi ngày ngôn ngữ, hành vi của chính mình càng ngày sẽ càng thô lỗ. Cho nên thân cận người nhân đức là việc rất quan trọng, thân cận người nhân đức cũng có thể thêm lớn trí tuệ của chúng ta. Nhân sinh có trí tuệ mới có thể đưa ra chọn lựa tốt, nhân sinh mới có thể càng đi càng nhẹ nhàng. Nếu như không đưa ra chọn lựa tốt, vậy nhân sinh càng đi sẽ càng nặng nề.

  1. Hữu dư lực, tắc học văn (Có dư sức, thì học văn)

Ngay khi chúng ta đem những hành vi lập thân, xử thế, những đức hạnh này đều đã chắc thật học được tốt rồi, nếu còn có dư thời gian vẫn có thể xem nhiều những văn chương hay.

Học văn”, văn chương của thời xưa là lấy văn tải đạo, lấy văn sáng đạo. Cho nên người xưa viết văn chương rất là cẩn trọng, đều là chân thật nắm chắc có thể lợi ích người sau thì họ mới đem nó lưu lại. Người hiện tại viết văn chương thì như thế nào? Họ nghĩ ra thứ gì thì viết ra thứ đó, họ mặc kệ thiên hạ có đại loạn hay không. Cho nên họ không đủ cẩn trọng đối với ngôn hạnh của chính mình. Vì vậy, “học văn” vẫn là xem văn chương của cổ Thánh, tiên Hiền thì tương đối bảo đảm, bởi vì những văn chương này đều là trải qua mấy ngàn năm ấn chứng, đích thực có thể khởi phát trí tuệ con người. Đó là “dư lực học văn”.

Các vị có cảm thấy thời gian của một ngày là không đủ dùng hay không? Có cái cảm giác này hay không? Có phải không? Cho nên hiện tại chúng ta rất khó bố trí một ngày hai giờ đồng hồ để đọc sách, không dễ dàng. Cho nên việc “có dư sức thì học văn”, cái “” này, chúng ta cũng có thể đem nó hóa thành con số không. Cho nên chúng ta có thể mang theo bên mình quyển “Đệ Tử Quy”. Có một quyển sách cách ngôn rất hay, mỗi lần đi đâu tôi đều để ở trong túi xách, khi nào rảnh mang ra học thuộc vài câu, gọi là tích lũy lâu ngày thì giọt nước có thể xuyên đá. Không nên xem thường một ngày tích lũy mười phút, hai mươi phút, gọi là: “Khoang vi hạn, khẩn dụng công. Công phu đến, trệ tắc thông” (Thời gian ít, cần chăm chỉ. Công phu đủ, đọc liền thông).

 

CHƯƠNG THỨ NHẤT

NHẬP TẮC HIẾU (Ở nhà phải hiếu)

Chúng ta bước vào Kinh văn chương thứ nhất “Nhập tắc hiếu(ở nhà phải hiếu).

Chúng ta cùng xem chữ “hiếu”. Chữ “hiếu” là chữ hội ý, bên trên là một chữ “lão”, bên dưới là một chữ “tử”. “Lão” là chỉ trên một đời, “tử” là chỉ dưới một đời. Trên một đời cùng dưới một đời hợp thành một thể, chính là một chữ “hiếu” này. Chúng ta cùng nhau xem, trên một đời lúc nào cũng nhớ đến phải làm thế nào dạy tốt cho thế hệ sau. Hiện tại người làm cha mẹ có được thái độ này hay không? Trong quá trình dạy học, tôi luôn luôn nghe được các phụ huynh học lực không cao nhưng tâm linh của họ lại lưu lộ ra. Họ nói: “Tôi chỉ hy vọng con của tôi không trở thành gánh nặng xã hội. Đó là ta làm trách nhiệm của cha mẹ”. Học lực của họ không cao, thế nhưng khi họ nói câu này đều khiến tôi rất cung kính. Bạn xem, họ hiểu được giáo dục tốt con cái là bổn phận cả một đời này của họ.

Cha mẹ mỗi giờ đều nghĩ đến phải dạy tốt con cái, thế nhưng dạy bảo con cái nhất định phải có phương pháp tốt. Trung Quốc có một thiên triết học giáo dục rất quan trọng, đó là “Lễ Ký-Học Ký”. Bên trong những cuốn này có nhắc đến cái gì là giáo dục: “Giáo dã giả, trưởng thiện nhi cầu kỳ thất”. Câu nói này đã nắm lấy được hai cái trục lớn của giáo dục. Ngày nay chúng ta muốn dạy tốt được trẻ nhỏ, nhất định phải rõ ràng dạy lớn cái thiện của chúng. Sau đó chúng ta phải phòng ngừa, thậm chí phải dạy bảo chúng những gì là sai lầm. Bởi vì “cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, cho nên có rất nhiều trẻ nhỏ có những thói quen không đúng, chúng ta phải mau cứu vãn chúng trở lại. Lúc nào thì cứu vãn? Ngay tức thì, không chậm một giây, bởi vì học cũng như chèo thuyền nước ngược, không tiến thì lùi.

Chúng ta cùng suy xét một chút xem trẻ nhỏ ngày nay có những thói quen gì, có những hành vi gì nhất định cần phải mau tu sửa. Quý vị thân mến! Xin nói ra nghe thử, các vị phải có kinh nghiệm hơn so với tôi. “Đốp chát cha mẹ”. Nghe nói, người ngày trước là “nhất ngôn cửu đỉnh”. Trẻ nhỏ hiện tại cũng là “nhất ngôn cửu đỉnh”, nhưng cái chữ “đỉnh” này không giống nhau. Trẻ nhỏ hiện tại là “đỉnh” của “đỉnh quay đầu”, rất có thể cãi lại. Tiếp theo còn gì nữa không? “Lười nhác, phản nghịch”. Còn gì nữa không? “Tự tư”. Còn gì nữa không? Vì sao đều là người nữ nói? Còn chúng ta làm cha nhưng đều không hề phát hiện ra ư? Như vậy thì không được rồi, phải rất quan tâm đến trẻ nhỏ của chính mình. Còn nữa hay không vậy? “Qua loa”. Chính là không có lòng trách nhiệm phải không? Chúng ta lại thêm một điều thì tốt, “lục lục đại thuận”. “Thói quen xấu”. Cái nào là thói quen xấu? “Đời sống không có phép tắc”. Qui luật của đời sống, chỉ sáu chữ này thì tốt. Có lúc có rất nhiều bạn bè vừa có rất nhiều linh cảm, đều sẽ liệt kê ra mười loại tội trạng lớn.

Chúng tôi ở Hải Khẩu thành lập Trung tâm Khởi Mông Quốc Học. Có rất nhiều phụ huynh đến thảo luận với chúng tôi vấn đề của trẻ nhỏ. Cũng may là diện tích của trung tâm đặc biệt rộng lớn, bởi vì dùng để lên lớp. Cho nên từ cửa lớn đến văn phòng làm việc đại khái cũng phải đi 30 giây, tôi liền đi cùng với họ lên lớp. Họ vừa thấy tôi thì liền thao thao bất tuyệt: “Con của tôi tự tư, rất thích cãi lại, lại rất lười biếng, không hề chịu lắng nghe, luôn luôn cãi lại”. Kết quả, tôi sợ họ quá khát nước nên vội vàng nói: “Xin mời ngồi!”. Tôi rót một ly nước mời anh uống. Đợi anh ấy uống nước xong rồi, tôi liền bắt đầu hỏi anh ấy. Tôi nói: “Trẻ nhỏ tự tư là kết quả. Nguyên nhân này do đâu? Bạn thấy có trẻ nhỏ nào khi vừa sanh ra, ở trên trán liền có hai chữ “tự tư” hay không?”. Trẻ nhỏ lười biếng là kết quả. Nguyên nhân này do đâu? Bạn có xem thấy qua trẻ nhỏ đó một hai tuổi không động đậy nổi hay không? Một hai tuổi đều là hoạt bát, năng động. Tại vì sao sau đó lại biến ra lười nhác đến như vậy?

Chúng ta lại xem tiếp, trẻ nhỏ phản nghịch là kết quả. Nguyên nhân này do đâu? Chúng ta cùng nhau suy nghĩ xem. Nghe nói phản nghịch được coi là bình thường. Có cách nói này hay không? Có à? Nghe ai nói vậy? Phải tìm ra cho bằng được. Đây là dạy sai rồi. Xin hỏi: 50 năm trước, bạn có nghe nói qua hai chữ “phản nghịch” này hay không? Trên lịch sử mấy ngàn năm, bạn có xem thấy hai chữ “phản nghịch” này hay không? Bạn xem đều không thấy qua. Lịch sử nhân loại hơn 4000 năm đều không phản nghịch. Chúng ta chỉ trong thời gian hai ba mươi năm liền sản sinh ra phản nghịch. Bạn xem thấy có lợi hại hay không? Tại vì sao hơn 4000 năm trước không hề sanh ra thế hệ sau phản nghịch? Vì sao chỉ ngay trong mấy mươi năm lại vội sanh ra trẻ nhỏ phản nghịch? Không phải là ngẫu nhiên. Bởi vì trẻ nhỏ hiện tại không được tiếp nhận giáo huấn Thánh Hiền, không được tiếp nhận dạy bảo “hiếu đ”. Chúng không có hiếu tâm, không có tâm cung kính, đương nhiên hành vi, ngôn ngữ đối với cha mẹ liền sẽ có mạo phạm.

Tôi còn nhớ tôi còn rất thận trọng đi hỏi mẹ của tôi là: “Mẹ ơi! Con có phản nghịch hay không?”. Câu hỏi của tôi khiến cho mẹ tôi nghĩ đến nửa ngày. Không hề có! Thái độ của chúng ta đối với phụ thân như thế nào? Vừa kính, vừa sợ, lại rất tôn kính, lại rất sợ sệt, cho nên phụ thân đều là rất uy nghiêm. Ngay khi chúng ta rất kính sợ đối với phụ thân, căn bản không thể nào dám phản nghịch. Phụ thân tại vì sao có thể làm cho chúng ta sinh ra kính sợ đối với ông vậy? Quan trọng nhất là lời nói, việc làm của phụ thân đều nhau. Ông rất hiếu thuận, ông làm ra gương tốt để cho chúng ta xem. Cho nên ngay từ nhỏ thái độ đối với phụ thân chính là tôn kính, không thể nào có phản nghịch.

Vì vậy, nếu trẻ nhỏ hiện tại có thể phản nghịch, chúng ta làm phụ huynh phải suy xét lại tại vì sao trẻ nhỏ đối với chúng ta không có tâm cung kính. Có khả năng chúng ta nói một đường lại làm một nẻo. Nếu như người mẹ ở nơi đó đánh bạc nhưng lại nói với trẻ nhỏ là: “Con có mau đi học bài hay không? Ta đếm đến ba”. Trẻ nhỏ vẫn không muốn rời khỏi, nên mặc dù từ từ rời khỏi màn hình ti vi, nhưng vẫn còn đứng ôm lấy vách tường nơi đó rất lâu không muốn rời khỏi. Người mẹ liền rất tức giận: “Phải mau cút ngay! Nếu không thì ta sẽ mang roi ra ngay!”. Như vậy thì trẻ nhỏ tâm vẫn không cam đi lên trên lầu. Ngay khi chúng ngồi trên ghế, xin hỏi: Thân thể của chúng ngồi ngay trước bàn sách, nhưng tâm của chúng đều ở trong tiết mục của truyền hình: “Không biết là vai diễn của người nam như thế nào? Vai nữ như thế nào?”. Cho nên ngay khi cha mẹ không làm ra tấm gương để cho chúng xem, nội tâm của chúng sẽ không phục.

Bạn nói con trẻ là: “Khi nói chuyện với cha mẹ, con phải rất lễ mạo”. Vậy khi bạn nói chuyện với ông bà có lễ mạo hay không? Khi những việc không phục dần dần tích lũy, đến một ngày nào đó chúng sẽ bạo phát. Đến khi thân của chúng cao giống như thân của bạn, nắm tay cũng lớn như nắm tay của bạn, chúng có còn nghe lời của bạn nữa hay không? Chúng sẽ không nghe lời bạn nữa. Cho nên phản nghịch là kết quả, căn nguyên là trẻ nhỏ từ nhỏ không có sanh khởi tâm hiếu kính, tâm cung kính đối với cha mẹ. Đó là nguyên nhân căn bản. Nguyên nhân này cộng thêm vào hoàn cảnh bên ngoài rất nhiều ô nhiễm. Chúng lại đi bắt chước những bạn học không tốt, bè bạn không tốt. Đến sau cùng hiện tượng phản nghịch sẽ càng ngày càng nhiều. Cho nên, nếu muốn hiện tượng phản nghịch tiêu mất, quan trọng nhất là phải kéo dài giáo dục Thánh Hiền. Sau đó phụ huynh phải hiểu được lấy mình làm gương, làm tấm gương tốt cho trẻ nhỏ.

Chúng ta tiếp tục xem “tự tư” làm sao mà hình thành? Bắt đầu từ hôm nay, khi bạn thường hay gặp những sự việc ngoài ý muốn, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Ngày hôm nay đồng sự chửi ta, đây là kết quả. Nguyên nhân ở chỗ nào? Hôm nay trẻ nhỏ của người khác dạy được tốt, đây là kết quả. Nguyên nhân này do đâu? Hôm nay vợ chồng người ta chung sống hòa vui, đây là kết quả. Nguyên nhân này do đâu? Mỗi giờ, mỗi lúc bạn hiểu được phải đi tìm nguyên nhân. Vậy thì mỗi ngày bạn đều đang thêm lớn trí tuệ. Ngay khi bạn tìm ra nguyên nhân thì liền có thể tùy bệnh mà cho thuốc, thì rất nhanh liền có thể đem rất nhiều tình huống chuyển biến phát triển thành hướng tốt.

Dạy trẻ nhỏ phải bắt đầu từ hành vi nhỏ

Chúng ta hồi tưởng lại một chút: Hôm nay vợ chồng bạn và trẻ nhỏ cùng nhau ăn cơm, ông bà nội cũng có mặt. Người mẹ gắp một đũa thức ăn đầu tiên cho ai ăn? “Cho trẻ nhỏ ăn”. Đáp án tiêu chuẩn xin vỗ tay tán thưởng! Cái tiêu chuẩn này là hiện tượng phổ biến. Thế nhưng khi gắp đũa thức ăn này sẽ sinh ra hậu quả gì? “Tiểu Minh à! Đây là mẹ đặc biệt nấu để cho con ăn đây! Ăn nhiều một chút nhé!”. Ông bà nội xem thấy rồi cũng không để thua kém: “Cháu nội à! Món ngon ăn này cũng rất ngon”. Ông bà nội cũng giúp cháu gắp thức ăn. Thức ăn của ai thì tràn đầy? Cháu nội! Vì vậy trong một gia đình, cháu nội là lớn nhất. Như vậy có điên đảo hay không? Người lớn đã điên đảo rồi thì trẻ nhỏ cũng liền điên đảo. Như vậy thì có hợp lý hay không? Cho nên, nếu hết thảy mọi người đều phải phục vụ trẻ nhỏ thì chúng liền trở thành Hoàng Đế nhỏ, Công Chúa nhỏ.

Xin hỏi: Đặc điểm của Hoàng Đế nhỏ cùng Công Chúa nhỏ là gì nào? Tự tư. Bởi vì tất cả mọi người đều phục vụ chúng, cho nên chúng chỉ nghĩ đến chính mình. Tục ngữ có câu: “Làm bạn với vua như làm bạn với hổ”. Vì vậy trẻ nhỏ hiện tại tính tình đều rất nông nổi. Ngay khi bạn hết mực nuông chiều với chúng, mười việc thì vừa lòng chúng đến chín, việc thứ mười không chiều chúng thì chúng sẽ khóc la, quấy rầy. Bạn lại không có nguyên tắc, chúng vừa tức giận thì bạn lại nói: “Được rồi! Được rồi! Mẹ sẽ mua cho con”. Vậy thì chúng liền thắng thế lấn chiếm, bạn sẽ từng bước nhượng bộ.

Cho nên, dạy trẻ nhỏ phải bắt đầu ngay từ chỗ gắp thức ăn. Đại học vấn ở ngay chỗ nhỏ này. Mỗi một động tác làm ra đều là tấm gương cho trẻ nhỏ học tập. Hôm nay ngay khi bạn gắp thức ăn, lập tức gắp cho cha mẹ bạn: “Cha ơi! Ăn nhiều một chút”. Trẻ nhỏ xem thấy rồi thì không thể nói là: “Cha ơi! Vì sao cha không nghĩ đến con?”. Không thể nào! Chúng xem thấy cha của chính mình đang hành hiếu đạo, trong lòng chúng sẽ rất cảm động. Bởi vì mỗi một người đều có tâm vốn thiện. Cho nên trong “Đại Học” nói: “Biết được trước sau thì gần với đạo vậy”. Làm bất cứ việc gì, thứ tự trước sau đúng thì bạn mới xây dựng được chữ “đạo”. Vì vậy bạn gắp thức ăn đúng thì bạn liền dạy cho trẻ nhỏ đạo làm con một cách chuẩn xác.

Khi chúng ta mở tủ lạnh lấy trái cây ra, đưa cho ai ăn trước? Nếu như khi tôi còn nhỏ, phụ thân tôi lấy trái cây sai phương pháp, vậy thì hiện tại tôi không thể đứng ở chỗ này cùng giảng bài với các vị. Lệch một hào ly thì sai đi ngàn dặm. Bạn nói:“Thầy Thái ơi! Có nghiêm trọng đến như vậy hay không? Lấy trái cây thôi mà có thể ảnh hưởng lớn đến như vậy à?”. Có ảnh hưởng hay không? Thật có. Từ nhỏ chúng ta xem thấy cha mẹ lấy đồ từ trong tủ lạnh ra, đưa cho ông bà nội ăn trước, chúng ta rất tự nhiên liền sẽ bắt chước, liền sẽ học theo.

Kỳ thật, tôi rất có khả năng biến thành bại gia chi tử. Các vị có thấy ra hay không? Bởi vì tôi là con một, lại là trưởng tôn, lại là cháu đích tôn, bởi vì ông nội của tôi cũng là trưởng tử. Tôi nhớ lại lúc tôi còn nhỏ, đi tảo mộ cho bà cố nội tôi, vào lúc đó tôi hai – ba tuổi. Khi quỳ xuống đầu ngẩng lên, đột nhiên tôi xem thấy hai chữ thì cặp mắt sáng lên. Tôi xem thấy tên của chính mình khắc ở hàng thứ nhất trên bia mộ. Đột nhiên tôi ngẩng đầu thẳng người, có lòng trách nhiệm, về sau hưng suy của gia tộc này chính mình phải tận tâm, tận lực. Cho nên chúng ta xem trọng trưởng tử, xem trọng trưởng tôn, không phải không có đạo lý. Bởi vì mỗi một người, con cháu ngay đời này của họ phải có người làm tấm gương tốt dẫn dắt chúng. Như vậy gia tộc mới có thể hưng vượng. Nếu như cha tôi yêu chiều tôi, ông nội, bà nội cũng yêu chiều tôi, vậy thì tôi không thể nào có được ngày nay biết học tập đạo của Thánh Hiền, có thể bắt đầu sớm không biết đã lưu lạc đến nơi nào rồi. Cho nên giáo dục trẻ nhỏ rất quan trọng.

Phụ huynh hiện tại lấy trái cây ra, không biết là có đưa cho ông bà nội ăn trước hay không? Tôi còn nghe nói có một số bà mẹ mua một số trái cây đặc biệt đắt tiền, sau đó cất giấu nó đi. Vì sao có một số bạn mỉm cười vậy? Có phải trong lòng bạn cũng có điều này chăng? Người mẹ đem cất trái cây đi. Khi ông nội, bà nội đi ngủ thì liền lấy nó ra: “Con ơi mau đến đây! Đây là mẹ đặc biệt mua cho con ăn đó”. Con trai ăn rất là hứng thú. Chúng cũng học được rất triệt để. Người tính không bằng trời tính. Cho nên về sau chúng có tiền thì mua trái cây cho ai ăn? Cho con của chúng ăn. Có một số bạn lập tức trả lời là mua cho vợ chúng ăn. Bạn dùng hiếu ác thì con của bạn liền sẽ học hiếu ác, mà không phải học được tình nghĩa, ân nghĩa. Cho nên chúng ta vẫn phải theo thiên đạo mà đi, phải biểu diễn ra hiếu đạo, khải phát cái tâm vốn thiện của trẻ nhỏ. Như vậy, cái “tự tư”này, hiện tại tìm được căn nguyên của vấn đề, vẫn là từ “hiếu đạo”, vẫn là từ nơi “vì người lo nghĩ”.

Người ở lứa tuổi nào có thể thay đổi bản thân và học theo Thánh Hiền?

Chúng ta làm cha mẹ phải làm gương. Nếu như trẻ nhỏ đã hơn mười tuổi rồi thì còn kịp nữa hay không? Bạn phải tin tưởng câu thứ nhất trong “Tam Tự Kinh” là “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Kỳ thật người khác đều không thể thay đổi mà đều là chính mình bị chính mình công kích trước tiên, chính mình đều không tin tưởng. Ngay khi bạn không có lòng tin, rất nhiều việc bạn nhất định sẽ làm không được. Chúng ta có rất nhiều khóa học ở Đại Lục, người tham dự đến từ các tầng lớp trong xã hội với tuổi tác khác nhau.

Tôi nhớ lại, có rất nhiều học sinh trung học đều đến. Có một học sinh trung học đến lớp năm ngày liền, mỗi ngày đi về đều có tiến bộ rất lớn. Dì của chú cảm thấy rất khó hiểu tại vì sao trẻ nhỏ mới hơn mười mấy tuổi nghe giảng năm ngày thì có được thay đổi lớn đến như vậy. Kết quả là đến ngày thứ năm, dì của chú liền chạy đến chỗ chúng tôi lên lớp để tìm chúng tôi, nhưng lúc đó chúng tôi đã rời khỏi lớp rồi. Cô lại đến khách sạn hỏi được số điện thoại của chúng tôi. Sau đó cô liền gọi điện đến. Cô nói: “Cháu của tôi mỗi ngày đến lớp học về đều có tiến bộ rất lớn, cho dù là đối với cha mẹ hoặc là đối với người trong nhà, thái độ đều rất tốt”. Cô cảm nhận được văn hóa ngàn năm mà Thánh Hiền để lại đích thực là có sức mạnh rất lớn. Cho nên cô hỏi: “Con của tôi, một đứa bé hai tuổi, một đứa bốn tuổi, có thể giao cho các vị dạy hay không?”. Bạn xem, phụ huynh hiện tại khi vừa gặp được cái tốt lập tức không nghĩ đến chính mình làm trước, liền đẩy ngay cho thầy giáo. Chúng tôi liền nói với cô ấy, những thầy giáo này của chúng tôi đều từ Hải Khẩu, từ Thẩm Quyến đến, một nơi quá xa. Kết quả là vị phụ huynh này nói: “Không hề gì, tôi từ Bắc Kinh sẽ đưa chúng đến Thẩm Quyến”. Cho nên đích thực là trẻ nhỏ hơn mười tuổi cũng có thể nhận được huân tu rất tốt.

Còn có một vị nam sĩ 40 tuổi, khi tôi giảng ở Thiên Mục Sơn Hàng Châu, ông được đơn vị chủ quản sắp xếp đến hỗ trợ cho tôi. Bởi vì trên núi có đến bốn năm trăm người nên anh giúp tôi xử lý một ít chướng ngại, ví dụ như những lúc tôi cần phải nghỉ ngơi thì anh ấy nói: “Thầy giáo cần phải nghỉ ngơi, hiện tại không tiện nói chuyện”. Anh ấy giúp tôi xử lý những việc này. Hơn nữa anh ấy còn học qua võ thuật, anh đã làm qua hơn mười năm cảnh vệ. Khi anh nghe giảng  được ngày thứ ba và khi giảng xong, anh mời chúng tôi đi ăn cơm. Trên đường đi anh liền nói: “Quá tốt rồi! Quá tốt rồi! Chân thật quá tốt!”. Đích thực là chúng tôi cũng không biết anh đang nói cái gì, thế nhưng chỉ cảm thấy nội tâm của anh rất vui vẻ. Ngay khi đến nhà ăn, anh liền nói: “Thầy Thái ơi! Tâm tình hiện tại của tôi chỉ có thể dùng lời nói của trẻ nhỏ ba tuổi để biểu đạt, chính là quá tốt rồi”. Tiếp theo anh nói: “Tôi đã sống qua 40 năm rồi, cuối cùng tôi biết đời sống của tôi sai ở chỗ nào”.

Thật ra, chúng tôi nghe câu nói này của anh ấy, trong lòng cảm thấy rất là chua xót. Một nam tử hán 40 tuổi, không phải anh ấy không bằng lòng học mà là không có người dạy. Nếu không, bạn thấy thái độ của anh tốt như vậy, lập tức học liền sẽ giống như Xích Tử, rất vui vẻ. Anh nói rằng cuối cùng anh đã biết người vợ tại vì sao ly hôn với anh, tại vì sao trẻ con không thể gần gũi với anh, đồng sự thì có một cự ly cách xa với anh, đều rất sợ anh. Cuối cùng anh đã tìm ra được vấn đề. Khi anh quay về, việc thứ nhất chính là phải tìm người vợ trước của anh cố gắng giãi bày. “Nhân phi Thánh Hiền, thục năng vô quá. Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên”. Đến ngày thứ tư, buổi sáng ăn cơm, anh nói: “Thầy Thái ơi! Thầy hãy ngồi đây một chút, tôi nói chuyện với thầy một chút”.

HẾT TẬP 6. XIN XEM TIẾP TẬP 7!