Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc – Tập 40/40

CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NHÂN SINH HẠNH PHÚC – TẬP 40/40

Chủ giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc

Thời gian giảng: Tháng 2 năm 2005

Chữ “thân” trong “Năng thân nhân, vô hạn hảo” (Gần người hiền, tốt vô hạn) muốn nói rằng quan trọng nhất là luôn luôn ghi nhớ lời giáo huấn của Thánh Hiền, không thể buông lơi. Chỉ cần luôn luôn lấy “Quân, Thân, Sư” ra để quán chiếu xem mình đã thực hiện được chưa thì tin rằng: “Đức nhật tiến, quá nhật thiểu(Đức tiến dần, lỗi ngày giảm), tin rằng cuộc sống giữa người với người sẽ phát triển đến một cảnh giới càng ngày càng viên mãn. Chúng ta cũng đã nói đến chỉ cần người làm lãnh đạo, chỉ cần cha mẹ, thầy cô giáo có thể tuân thủ theo “Quân, Thân, Sư” thì nhất định sẽ giáo dục nhân viên, giáo dục con cái, giáo dục học sinh được tốt.

Đồng nghiệp thực hiện Quân, Thân, Sư

Cũng giống như vậy, giữa đồng nghiệp với nhau hoàn toàn có thể thực hiện được “Quân, Thân, Sư”. Giữa đồng nghiệp với nhau, chúng ta cũng có thể tuân thủ những quy định của công ty, lấy mình làm gương cho họ noi theo. Như vậy là chúng ta đã làm được chữ “Quân” trong “tác chi quân”.

Tiếp đến là giữa đồng nghiệp với nhau luôn luôn quan tâm, luôn luôn chăm sóc, có món gì ngon các vị cũng không tiếc chia sẻ với họ, để cho họ cảm thấy các vị đối xử với họ như là người thân. Như vậy là đã làm được chữ “Thân” trong “tác chi thân”.

Khi họ có những việc chưa hiểu, mà các vị lại có rất nhiều kinh nghiệm thì chúng ta cũng khẳng khái chỉ dẫn cho họ. Như vậy là đã làm được chữ “” trong “tác chi sư”.

Cho nên giữa đồng nghiệp với nhau, muốn được viên mãn thì chúng ta cũng có thể dùng “Quân, Thân, Sư” để kiểm điểm lại bản thân mình. Tôi tin rằng các vị nhất định có thể sẽ là người bạn tốt, rất quan trọng trong lòng của họ, là người bạn tốt có sức ảnh hưởng đến họ.

Con cái thực hiện Quân, Thân, Sư

Đối với cha mẹ, con cái cũng có thể làm “Quân, Thân, Sư”. Cho nên “đại đạo bất khí”, đại đạo chân chính trong vũ trụ thì tuyệt đối sẽ là “tứ hải giai chuẩn”. Bởi vì người sau khi già đi, có lúc lại không ôn tập lại những lời giáo huấn của Thánh Hiền, cho nên người về già lại dễ sinh ra tham lam. Bởi vậy Khổng Phu Tử mới khuyên bảo rằng: “Lão giả giới chi tại đắc(suy tính thiệt hơn). Lúc này cần có những người làm con chỉ dẫn cho tốt, khuyên họ bỏ đi tính cố chấp, bảo thủ thì thân tâm họ mới càng ngày càng được vui vẻ.

Cho nên người về già, muốn biết họ có phải là người tốt số hay không thì tuyệt đối không chỉ là thấy họ ăn uống có được tốt hay không, mà còn phải xem tâm linh của họ có thăng tiến không. Khi chúng ta muốn làm người thầy tốt dẫn dắt tâm linh cho cha mẹ thì nhất định phải thực hiện được chữ “Quân”, lấy mình làm gương. Nếu không cha mẹ nhất định sẽ nói: “Con còn như vậy mà lại nói cha mẹ”.

Tiếp đến là phải tận tâm hiếu thảo, như vậy thì lòng tin của cha mẹ đối với chúng ta càng ngày càng cao. Khi cha mẹ có lòng tin với các vị thì họ đương nhiên sẽ nghe theo lời của các vị. Cho nên các vị có thể đúng lúc đưa ra những chỉ dẫn, khuyên bảo cho cha mẹ, vậy thì cũng đã làm được chữ ““.

Chúng ta luôn luôn phải dùng “Quân, Thân, Sư” để kiểm điểm lại hành vi, lời nói, khởi tâm động niệm của mình. Như vậy thì chúng ta chân thật đã luôn luôn thân cận được với nhân đức, thân cận với Thánh Hiền. Và như vậy thì sẽ “vô hạn hảo, đức nhật thăng, quá nhất thiểu(tốt vô hạn, đức tiến dần, lỗi ngày giảm).

31.4. Bất thân nhân, vô hạn hại. Tiểu nhân tiến, bách sự hoại (Không gần hiền, hại vô cùng. Tiểu nhân đến, trăm việc hư)

Khi chúng ta không thân cận với người nhân đức mà lại đi thân cận với kẻ tiểu nhân, như vậy có thể sẽ bị ảnh hưởng, cho nên mới nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bởi vậy con người đối với lựa chọn hoàn cảnh vô cùng là quan trọng.

Quý vị thân mến! Con cái các vị có lựa chọn thầy tốt, bạn hiền không? Chúng tôi cũng từng kể cho học sinh cấp hai nghe một câu chuyện: Có ba người bạn cùng nhau đi du lịch trên biển. Lúc đó gặp phải sóng to gió lớn, kết quả là thuyền bị chìm. May là Tổ tiên của ba người còn có đức cho nên họ không bị chết mà trôi dạt đến một hoang đảo. Ba người ở đó sống nương tựa lẫn nhau. Một hôm, họ chợt phát hiện trên bãi cát có chiếc đèn thần. May mà bọn họ cũng có đọc truyện “A La Đanh và cây đèn thần”, họ liền đem cây đèn ra cọ cọ vài cái. Kết quả vừa cọ vào cây đèn thần thì Thần đèn hiện ra và nói rằng: “Thưa chủ nhân! Tôi tặng người ba điều ước. Nhưng bởi vì các vị có ba người, ba chia cho ba sẽ bằng một. Cho nên mỗi người chỉ được một điều ước”.

Người thứ nhất là tài xế taxi, cho nên anh ấy ước: “Hàng ngày tôi phải ngày đêm lái taxi rất vất vả, cho nên nguyện vọng của tôi là có mấy chiếc xe taxi để cho người khác thuê, còn tôi làm ông chủ”. Thần đèn nói: “Việc này là chuyện nhỏ”. Thế là anh ấy trở về làm ông chủ cho thuê xe taxi.

Người thứ hai làm nhân viên của siêu thị, có lúc phải luân phiên nhau trực ca, ban đêm phải trực đêm. Cho nên anh ấy nói: “Làm như vậy rất vất vả! Tôi hy vọng có thể có được một cửa hàng. Tôi làm ông chủ và thuê người đến làm“. Vị thần đèn cũng nói: “Chuyện nhỏ”. Và thế là anh ấy trở về với ước mơ đã trở thành hiện thực.

Người thứ ba nghĩ nửa ngày. Bởi vì bình thường không có chí hướng gì, cuộc sống chỉ cần đạt được 60% là được rồi, và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải làm cái gì cho nên anh ấy cũng chẳng có nguyện vọng gì, cứ sống một cuộc sống buông thả như vậy. Anh ấy chợt nghĩ: “Tôi không có nguyện vọng gì. Nhưng cái hoang đảo này cũng rất tệ, nếu một mình tôi sống ở đây thì thật là cô đơn. Cho nên tôi hy vọng hai người bạn của tôi sẽ quay về đây sống với tôi”. Các vị có nghe thấy hai tiếng gào khóc đau đớn không?

Có rất nhiều đứa bé nghe xong đều cười ha ha. Chúng tôi liền hỏi bọn trẻ: “Xin hỏi: Bên cạnh các em có người bạn như thế và có kéo các em đi theo không?”. Bọn trẻ chợt nhìn sang bên trái rồi lại nhìn sang bên phải. “Các em có năng lực để phán đoán không?” Bon trẻ bị chúng tôi hỏi trúng rồi, cũng không biết phải làm sao mới được. Tôi liền nói: “Các em muốn có năng lực phán đoán bạn bè tốt hay xấu thì phải học “Đệ Tử Quy”. “Đệ Tử Quy” là kính chiếu yêu. “Đệ Tử Quy” cũng là kính hiển Thánh. Bạn tốt, bạn xấu chỉ cần nhìn một cái là biết. Chỉ cần dùng “Đệ Tử Quy” để so sánh, nhận định. Nếu họ có thể thực hiện được ba, bốn phần cũng là không đơn giản rồi”.

“Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” có nói: “Áp nặc ác thiểu, cửu tất thụ kỳ lụy”. Cho nên khi đức hạnh của mình vẫn chưa được vững chắc thì đối với những người bạn không có đức hạnh chúng ta nên kính trọng nhưng không gần gũi. Chúng ta không nên mắng họ. “Dương nhân ác, tức thị ác. Tật chi thậm, họa thư tác(Khen người ác, chính là ác. Ác cùng cực, tai họa đến), chúng ta nên kính trọng nhưng không nên gần gũi với họ.

Đầu tiên chúng ta phải tu dưỡng đức hạnh của mình cho tốt đã. Tiểu nhân ở bên ngoài dễ phòng. Tiểu nhân trong lòng thì khó phòng. Cho nên chúng ta không nên “nhận giặc làm cha” nữa mà bây giờ phải hạ quyết tâm, quyết không làm những việc này. Chúng ta nhận giặc gì làm cha vậy? Giặc phiền muộn, thói quen phiền muộn. Nó có ghê gớm không! Rõ ràng là không muốn tức giận mà nó lại đến. Rõ ràng là không muốn tham lam nhưng nó lại cứ đến.

Cho nên tôi có nói với rất nhiều người bạn rằng: Giống như chúng ta cõng trên lưng một bao rác, rõ ràng là mùi hôi thối ngút trời, cõng mấy chục năm trời. Chợt có một người nói với chúng ta rằng: “Cái bao đó là rác, chẳng có ích lợi gì cho anh cả”. Thật vậy sao? Chúng ta xem lại thì đúng thật toàn là rác. Chợt lại nghĩ: “Nhưng mình đã cõng nó mười mấy năm trời rồi”, cho nên chúng ta lại tiếc không muốn bỏ nó đi, và thế là cứ ở đó mà giằng co. Bởi vậy chúng ta phải “quán tâm vi yếu”, luôn luôn quán chiếu xem tâm mình có chỗ nào không cung kính không, có chỗ nào tham lam không, có chỗ nào lười biếng không, có chỗ nào không từ bi không. Một khi nhìn thấy những tên giặc này thì chúng ta lập tức sửa chữa, tuyệt đối không để nó tiếp tục hung hăng, càn quấy. Như vậy chúng ta mới có thể thực sự triệt để đuổi kẻ tiểu nhân ra ngoài.

CHƯƠNG THỨ BẢY

DƯ LỰC HỌC VĂN

(Có thừa sức thì học văn)

  1. BẤT LỰC HÀNH, ĐẢN HỌC VĂN. TRƯỞNG PHÙ HOA, THÀNH HÀ NHÂN. ĐẢN LỰC HÀNH, BẤT HỌC VĂN. NHÂM KỶ KIẾN, MUỘI LÝ CHÂN.

Không gắng làm, chỉ học văn

Chỉ bề ngoài, thành người nào.

Nếu gắng làm, không học văn

Theo ý mình, mù lẽ phải.

Câu Kinh văn này đã điểm ra rằng học vấn của một người muốn được tăng tiến thì tất phải “lực hành (gắng làm) và “học văn”. Đây được gọi là “học đi đôi với hành“. Điều này vô cùng quan trọng. “Học đi đôi với hành“, “học” và “hành” giống như hai bánh xe, nếu như chỉ có một bánh thì xe khó mà đi được, nhất định phải có hai bánh xe cùng quay mới được. Nếu như chỉ có một bánh xe quay, còn chiếc kia bị hỏng thì sẽ có kết quả ra sao? Chúng ta xem, câu Kinh văn trên viết rằng không thực hành mà chỉ học văn, chỉ có đi xem sách, thậm chí chỉ đạt được thành tích cao trong học tập thì cuối cùng sẽ “trưởng phù hoa (chỉ bề ngoài), chỉ có cái vỏ bề ngoài.

Các vị coi, đứa bé sáu, bẩy tuổi khi tôi dạy chúng “Đệ Tử Quy” và nói với chúng rằng: Hôm nay thầy giáo dạy các em Đệ Tử Quy”.  Chúng liền nói ngay: “Chúng em đều học rồi, đều có thể đọc thuộc lòng”. Chúng có tâm kiêu ngạo: “Có nên học không?. Không học mà tự nhiên lại có! Cho nên chúng ta phải cẩn thận. Khi mới bắt đầu, chúng ta nhất định phải để cho bọn trẻ hiểu được rằng học vấn thì nhất định phải làm cho được, phải đi thực hiện cho được, nếu không sẽ sinh ra thói quen phù phiếm.

Chúng ta cũng đã từng xem một bài báo nói rằng: “Học sinh có tài cao nhưng trong cuộc sống lại là một đứa con thiểu năng trí tuệ”. Tại sao học sinh đạt thành tích học tập cao như vậy, xem qua rất nhiều sách mà kết quả làm người cũng không biết làm? Bởi vì mục đích bọn trẻ học những sách này để dùng cho thi cử, nhưng lại không ăn khớp với cuộc sống. Cho nên có thể tỷ lệ ly hôn của thạc sỹ, tiến sỹ là cao nhất. Tại sao người học nhiều mà ngược lại ngay cả sự bao dung, ngay cả sự rộng lượng, ngay cả sự thương yêu người khác cũng không có? Vấn đề ở đâu? Vậy sách vở cho họ điều gì? Sự phù phiếm. Họ cảm thấy rằng học lực của họ cao như vậy thì mọi người phải nghe theo họ. Hơn nữa, nếu như họ lại là tiến sỹ về tin học thì càng phiền phức. Bởi cả ngày họ làm bạn với máy vi tính, mà máy vi tính lại dễ quản lý, chỉ cần ấn nút là nó làm theo liền. Nhưng phương pháp này đối với người có dùng được không? Tuyệt đối sẽ khiến chúng bạn xa lánh. Cho nên “Dư Lực Học Văn(Có thừa sức thì học văn), học xong văn thì chúng ta nhất định phải đi thực hành, nếu không sẽ trở thành “trưởng phù hoa, thành hà nhân (Chỉ bề ngoài, thành người nào).

“Đản lực hành” (nếu gắng làm), họ cũng rất nghiêm túc, chỉ cần nghe được một câu là họ liền làm theo một câu. Nhưng trong quá trình này họ không tiếp tục học tập, không tiếp tục sửa chữa thì có thể sẽ “nhậm kỷ kiến, muội lý chân(theo ý mình, mù lẽ phải). Ví dụ như họ học chữ “hiếu”, họ nói là phải hiếu thảo, cho nên cha mẹ có sai bảo điều gì thì mình đều phải làm. Cha của họ bảo với họ rằng: “Phải bỏ vợ”. Tốt, thế là bỏ vợ! Như vậy là không đúng! Nếu như người vợ không có lỗi lầm gì, chỉ là có mối quan hệ không tốt với cha mẹ chồng, như vậy họ có thể bỏ vợ không? Không được! Như vậy là không có đạo nghĩa. Khi họ chân thật bỏ vợ là họ đã đưa cha mẹ vào tình thế bất nghĩa. Đến lúc đó không biết bà con lối xóm sẽ nói sao đối với cha mẹ của họ. Bởi vì “bất giáo nhi sát”, chưa dạy bảo cô ấy tử tế, thời ngày xưa là giết chết, thời nay là đuổi người ta ra khỏi nhà. Như vậy là rất tàn nhẫn.

Cho nên các vị phải “học văn” thì mới hiểu được rằng, chữ “thuận theo” này cần phải được thực hiện một cách linh hoạt.  Khi cha mẹ đúng thì chúng ta phải toàn tâm, toàn ý làm theo để cho cha mẹ cảm thấy rằng các vị rất hiểu biết. Khi phương pháp của cha mẹ có chỗ không thỏa đáng thì chúng ta phải lựa theo tình thế. Đương nhiên chúng ta cũng không nên lập tức chống đối, có thể dùng chiến thuật vu hồi, đợi khi cha mẹ bình tĩnh trở lại thì lúc đó chúng ta lập tức “thân hữu quá, giá sử canh. Di ngô sắc, nhu ngô thanh(cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi. Mặt ta vui, lời ta dịu).

Cho nên chữ “thuận theo” này tuyệt đối không phải là cha mẹ nói cái gì thì phải làm cái đó. Nhưng khi họ không tiếp tục học tập, không tiếp tục nghe những bài giảng của thiện tri thức thì có thể họ sẽ “nhâm kỷ kiến, muội lý chân(theo ý mình, mù lẽ phải). Cho nên học vấn thì phải “lực hành” cộng với “học văn”, “học đi đôi với hành“. Bởi các vị thực hành càng triệt để thì lại càng giúp các vị thêm thấu hiểu. Và khi các vị càng thấu hiểu thì việc thực hành của các vị lại càng đến nơi đến chốn. Hơn nữa việc thực hành này, chữ “hành” là đầu mối then chốt, khi các vị có thực hành thì các vị mới có được sự cảm ngộ.

Quý vị thân mến! Nếu như các vị không tin, các vị có thể cầm lấy quyển “Đệ Tử Quy” và chọn mười câu. Các vị nói: “Trong nửa năm mình phải làm được mười câu này.” Khi các vị chân thật thực hiện được mười câu này trong nửa năm thì các vị chợt cảm thấy những câu khác các vị cũng có thể làm được. Bởi việc thực hành này đã khai thông ngộ tính của các vị.

Khi chúng ta học tới “hoãn yết liêm, vật hữu thanh (vén rèm cửa, chớ ra tiếng), ngay cả đến một động tác nho nhỏ chúng ta cũng biết thông cảm cho cảm nhận của người khác. Khi các vị làm được triệt để thì động tác này nội hóa thành tư tưởng của các vị. Khi các vị luôn luôn biết nghĩ cho người khác, thì các vị sẽ từ thực hiện được một câu của “Đệ Tử Quy” mà trở thành thực hiện được nhiều câu. Có thể là mấy câu các vị cũng chợt lĩnh hội được.

Nhân bất nhàn, vật sự giảo. Nhân bất an, vật thoại nhiễu(Người không rảnh, chớ não phiền. Người bất an, không quấy nhiễu), bởi khi các vị thật sự đã làm được một câu này, thì tâm cung kính của các vị, tâm chu đáo, tâm lượng thứ của các vị sẽ được thăng tiến. Cho nên chúng ta phải trung thực! Các vị không được mới bắt đầu đã nói: “Nhiều câu như vậy tôi thật sự không thực hiện nổi!”. Các vị chỉ cần lĩnh hội được một câu thì liền lập tức đi thực hành. Thực hành mới có thể làm cho các vị tràn đầy niềm vui. Cho nên phải: “Học đi đôi với hành“.

  1. ĐỌC THƯ PHÁP, HỮU TAM ĐÁO. TÂM NHÃN KHẨU, TÍN GIAI YẾU. PHƯƠNG ĐỌC THỬ, VẬT MỘ BỈ. THỬ VỊ CHUNG, BỈ VẬT KHỞI. KHOAN VI HẠN, KHẨN DỤNG CÔNG. CÔNG PHU ĐÁO, TRỆ TẮC THÔNG. TÂM HỮU NGHI, TÙY TRÁT KÝ. TỰU NHÂN VẤN, CẦU XÁC NGHĨA.

Cách đọc sách, có ba điểm

Tâm mắt miệng, tin điều trọng.

Mới đọc đây, chớ thích kia

Đây chưa xong, kia chớ đọc.

Thời gian ít, cần chăm chỉ

Công phu đủ, đọc liền thông.

Tâm có nghi, thì chép lại

Học hỏi người, mong chính xác.

************

33.1. Đọc thư pháp, hữu tam đáo. Tâm nhãn khẩu, tín giai yếu (Cách đọc sách, có ba điểm. Tâm mắt miệng, tin đều trọng)

Câu này rất quan trọng. Khi đọc “Kinh Thư” thì phải rất chú tâm, phải chuyên tâm mới có thể có được sự thu hoạch. Ngay từ buổi học đầu tiên, chúng ta dạy bọn trẻ thì phải hết sức cẩn thận. Trước khi học, đầu tiên chúng ta yêu cầu trẻ nhỏ phải ngồi cho ra dáng ngồi, sách phải để ngay thẳng. Khi chúng có được lòng cung kính để học tập thì thái độ lúc bắt đầu này sau khi đã tạo thành thói quen thì cả đời cũng sẽ không thay đổi nữa. Nếu như lần đầu tiên đi học đã ngồi xiên xiên, vẹo vẹo, ngồi học mà mắt thì nhìn bên này, ngó bên kia, như vậy thì chân thật rất khó mà tiếp thu được điều ích lợi.

Chúng ta sẽ nói với bọn trẻ quyển sách “Đệ Tử Quy” này nhờ đâu mà có được, nói với chúng rằng: “Đây là căn cứ theo lời giáo huấn của Khổng Phu Tử để biên soạn ra. Hơn nữa lại do Lý Dục Tú, Lý Phu Tử đời nhà Thanh bỏ ra biết bao công sức, bao tâm huyết biên soạn sách từ trong cuộc sống. Cho nên để hoàn thành quyển sách này không phải dễ. Ngoài sự giúp đỡ của những người xưa này ra, còn có cô giáo Dương đã đích thân viết nó ra, các em xem, cô viết nắn nót như vậy. Nếu chúng ta không học tập chăm chỉ thì sẽ có lỗi với những vị trưởng bối này. Cô giáo Dương không những viết nó ra mà còn phải từ một nơi rất xa mang nó tới đây thì mới có thể giao đến tay chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải quý trọng, bảo quản cho tốt”.

Cho nên có một lần, có một em nhỏ làm rơi quyển sách của một em khác xuống đất, đứa nhỏ này nhặt lên lập tức liền phủi phủi quyển sách. Điều này chính là: “Ấn tượng ban đầu giữ vai trò chủ đạo”. Nếu như khi các vị tặng sách cho chúng và nói: “Đây là sách miễn phí”, các vị lại quăng quyển sách cho chúng, như vậy thì học sinh, con cái của các vị sẽ không biết tôn trọng sách. Cho nên chúng ta cũng phải luôn luôn chỉ dẫn, luôn luôn lấy mình làm gương.

Ngồi cũng đã ngồi ngay ngắn, cũng đã có lòng cung kính đối với quyển sách. Tiếp theo chúng ta lại nói với trẻ nhỏ rằng: “Học vấn nhất định phải dựa vào việc hàng ngày chúng ta không ngừng tích lũy. Có một câu thành ngữ gọi là:Giọt nước xuyên thủng đá”. Đá cứng hay nước cứng? Đá cứng. Vậy tại sao đá cứng như thế mà nước lại có thể xuyên thủng nó? Tại sao? Bởi vì nước chảy từng giọt, lại từng giọt không ngừng, có thể là mười vạn giọt, trăm vạn giọt, thậm chí là thời gian còn nhiều hơn nữa thì có thể xuyên thủng đá, lấy nhu khắc cương. Cho nên câu Giọt nước xuyên thủng đá” giống như chúng ta cầu học vấn, một câu, một chữ cũng phải học một cách nghiêm túc, học chăm chỉ. Đến lúc đó thì học vấn của các em có thể đạt đến mức xuyên thủng đá”.

Chúng ta phải nói với bọn trẻ rằng cánh tay này của chúng ta là tay giọt nước xuyên thủng đá, từng giọt, từng giọt một thì đá cũng bị chúng ta xuyên thủng. Học vấn của chúng ta là dùng cánh tay này không ngừng chăm chú chỉ vào những chữ mà chúng ta đọc, mỗi một chữ chúng ta cũng ghi nhớ hết, chúng ta lĩnh hội hết từng chữ một. Cho nên trong lúc đọc Kinh thư chúng ta cũng dạy bọn trẻ là: Mắt nhìn sách, tay chỉ vào sách, miệng đọc theo, tâm cũng chuyên chú. Tâm, mắt, miệng và cả tay nữa đều phải chuyên chú.

************

33.2. Phương đọc thử, vật mộ bỉ. Thử vị chung, bỉ vật khởi (Mới đọc đây, chớ thích kia. Đây chưa xong, kia chớ đọc)

Thời nay cầu học vấn cũng có một điều đại kỵ, nhưng người thời nay cũng đều tham nhiều, giống như cảm thấy rằng nhiều thì nhất định là tốt. Chưa chắc đã như vậy, bởi vì nhiều sẽ bị loạn. Cho nên trong “Lễ Ký”, “Học Ký” có một câu giáo huấn nói rằng: “Tạp thí nhi bất tôn, tắc hoại loạn nhi bất tu”. Một lần mà cho họ học rất nhiều điều, cũng không suy xét xem như vậy có giống như họ đang nuốt cả quả táo, thì đến cuối cùng nhất định sẽ học không được, thậm chí là sẽ cảm thấy không muốn học nữa. Các vị xem, thời nay có rất nhiều đứa trẻ một lúc học ba, bốn môn kỹ năng, kết cục cuối cùng thành ra chán học. Cho nên học hỏi, cầu học vấn thậm chí là học nghề ngoài đời cũng phải nên chuyên chú chứ không được hỗn tạp.

Cô giáo Dương học một môn Thư Pháp đã học đến bốn mươi mốt năm. Khi cô dạy Thư Pháp, chỉ có một cái chấm của câu “Vĩnh tự bát pháp” cũng nhất định bắt bọn trẻ viết mấy nghìn cái chấm thì mới có thể tiếp tục động tác tiếp theo. Nhà Thư Pháp thời nay có dạy như vậy không? Có rất nhiều nhà Thư Pháp nói rằng: “Chỉ cần các vị đến học ba tháng, đảm bảo là các vị có thể lĩnh giải thưởng”. Có nên đến để theo học không? Chúng ta phải bình tĩnh! Họ dùng tâm gì để học nghệ thuật? Chỉ vì cái lợi trước mắt. Thư Pháp của chúng ta là để tu thân, dưỡng tính, là tâm pháp. Cho nên mới bắt đầu đã dùng thái độ này để bọn trẻ học đều là “danh” với “lợi“, thì nhất định là đi ngược với đường lối nghệ thuật. Cho nên chúng ta chân thật phải hướng dẫn đúng đắn cho bọn trẻ. Trong nghệ thuật, khi có thể hoàn thành viết cái chấm này thì sự nhẫn nại, nghị lực của bọn trẻ trong quá trình này được mài dũa. Căn bản của chúng đều được xây dựng rất vững vàng. Khi căn bản của một người đã vững chắc thì tiếp tục cầu phát triển mới không bị suy bại. Nếu căn bản chưa vững chắc mà phát triển càng nhanh thì càng nguy hiểm.

Cho nên khi cô giáo Dương học Thư Pháp, trong quá trình học cô hiểu được rằng mỗi một chữ đều có kết cấu của nó, làm sao để khi xem cảm thấy rất nắn nót, tinh tế. Do có thái độ như vậy cho nên khi cô xử lý sự việc thì cũng có năng lực quán chiếu là phải làm sao sắp xếp sự việc để khi nhìn vào không bị rối loạn. Còn nữa, khi viết Thư Pháp thì định lực của cô có sự thành tựu. Khi định lực có được sự thành tựu thì cô đối xử với người và xử lý sự việc mới có thể đâu vào đấy, bởi mục đích cuối cùng của học nghệ thuật là để nâng cao đạo đức tu dưỡng.

Cho nên Khổng Phu Tử mới nói rằng: “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du y nghệ”, mà “du ư nghệ” cũng không lìa xa đạo đức, không lìa xa sự tu dưỡng một tâm tính tốt đẹp. Vậy thì khi cô học các môn nghệ thuật khác, ví dụ như học vẽ tranh quốc họa, học điêu khắc, bởi vì trong Thư Pháp cô đã có độ nhạy cảm cao đối với nghệ thuật, cho nên tốc độ học các môn nghệ thuật khác so với người khác sẽ nhanh hơn, thậm chí đối với việc học vi tính cũng nhanh hơn. Bởi cái định lực đó, tính kiên nhẫn đó đã được rèn giũa bền bỉ, hôm nay mà không tìm hiểu ra vấn đề thì cô quyết chưa đi ngủ. Cho nên cô giáo Dương đối với vi tính cũng có sự tiến bộ rất nhanh. Chúng tôi là những người trẻ tuổi ở bên cạnh cô đều cảm thấy giật mình. Có được vị trưởng bối ở bên cạnh thúc giục cho nên chúng tôi cũng phải chuyên tâm.

Học kỹ nghệ và học văn hóa cũng đều phải như vậy, chúng ta học hết quyển sách này rồi mới tiếp tục học đến quyển sách tiếp theo. Cho nên vào thời nhà Tống, Triệu Phổ nói với Tống Thái Tổ Triểu Khuông Dẫn rằng ông chỉ cần dùng nửa bộ “Luận Ngữ” đã có thể giúp Tống Thái Tổ có được thiên hạ. Cho nên sách có cần nhiều hay không? Quan trọng nhất là phải nắm được cương lĩnh, phải có thể thực hành theo. Sau đó Triệu Phổ lại nói: “Tiếp đến tôi chỉ dùng nửa bộ còn lại củaLuận Ngữlà có thể giúp Ngài trị thiên hạ”. Cho nên học phải tránh không được tham nhiều, còn nữa là không được tham nhanh chóng. Các vị quá nóng vội thì tâm sẽ không ổn định, sẽ không có lợi cho học vấn. Cho nên Tăng Quốc Phan tiên sinh cũng nói: “Trong lòng không thể không có sách, nhưng trên bàn không được để nhiều sách“.

Các vị không thể sau khi nghe giảng xong, biết được rằng văn hóa mà Tổ tông để lại rất tốt thì liền đem hết “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh” trong tủ sách của các vị ra rồi lập chí hướng rằng trong vòng một tháng phải đọc hết. Như vậy nhất định sẽ rất vất vả. Bởi vậy chúng ta phải nắm được cương lĩnh, phải học từ quyển nào mới được. Cho nên mới nói “thử vị chung, bỉ vật khởi( Đây chưa xong, kia chớ đọc).

Có rất nhiều người nghe xong sẽ hỏi: “Vậy thì con cái của chúng tôi sau này không cần phải học Kinh gì cả, chỉ cần học thuộc “Đệ Tử Quy” thôi sao?”. Không phải có ý đó, “Đệ Tử Quy” không phải là để đọc thuộc mà là không ngừng lặp lại để nhắc nhở, phải để cho bọn trẻ chân thật có cơ bản. Khi bọn trẻ còn đang học những Kinh điển khác, tiếp tục học “Lão Kinh”, “Luận Ngữ” vẫn được. Nhưng giáo dục trong sinh hoạt, giáo dục đức hạnh hàng ngày đều phải lặp lại nhắc nhở chúng. Bởi vì đọc Kinh là rèn luyện định tính, mà “Đệ Tử Quy” là để cho hành vi, lời nói của bọn trẻ có thể đi vào quy củ. Khi đã đi vào quy củ thì bọn trẻ sẽ ngầm hiểu đạo lý những Kinh điển này.

************

33.3. Khoan vi hạn, khẩn dụng công. Công phu đáo, trệ tắc thông (Thời gian ít, cần chăm chỉ. Công phu đủ, đọc liền thông)

Cho nên đọc sách phải có kế hoạch. Các vị cũng không được sắp xếp quá dày đặc, làm cho mình bị áp lực, đó là “khoan vi hạn, khẩn dụng công(thời gian ít, cần chăm chỉ), luôn luôn đốc thúc bản thân phải chăm chỉ một chút. Nhưng nếu như khi học mà ngủ gật thì phải làm sao? Trong “Tam Tự Kinh” cũng có nói: “Đầu huyền lương, chùy thích cổ”, đây là biện pháp của người thời xưa. Họ buộc tóc của mình lên xà nhà, đến khi ngủ gật thì lập tức cả búi tóc bị giật mạnh, đau đến nỗi không còn buồn ngủ nữa. Ngoài ra người học trò còn lấy vật nhọn, nếu như ngủ gật thì đùi lập tức làm sao? Nhưng các vị cũng không nên dạy con cái như vậy, đến lúc đó lại bảo là do thầy Thái nói thế.

Người ngày xưa có quyết tâm như vậy, đương nhiên các vị không thể để cho bọn trẻ bị tổn thương thân thể. Các vị có thể dạy chúng rằng khi buồn ngủ thì phải nhanh chóng lấy nước lạnh rửa mặt thì tinh thần có thể tốt hơn một chút hoặc có thể treo ảnh Khổng Tử trước bàn học. Khi buồn ngủ nhìn thấy Khổng Tử thì trẻ nhỏ cảm thấy hổ thẹn, vì thế mà tiếp tục học. Phương pháp của mỗi người có sự khác nhau. Hoặc là trong gia đình các vị đã có thói quen đọc sách rất tốt, người thân đều nhắc nhở, đốc thúc lẫn nhau, buổi sáng ai dậy trước thì lập tức gọi mọi người thức dậy. Có rất nhiều thầy giáo khi họ thức dậy đều mở băng phát “Đệ Tử Quy” để đánh thức người khác. “Khoan vị hạn, khẩn dụng công, công phu đáo, trệ tắc thông” (Thời gian ít, cần chăm chỉ. Công phu đủ, đọc liền thông), khi chúng ta có thể “học đi đôi với hành” thì việc đáng lẽ ra là cảm thấy rất khó khăn nhưng đều có thể giải quyết dễ dàng, bởi vì có trí tuệ thì không sợ không có phương pháp hay.

************

33.4. Tâm hữu nghi, tùy trát ký. Tựu nhân vấn, cầu xác nghĩa (Tâm có nghi, thì chép lại. Học hỏi người, mong chính xác)

Cho nên học vấn, học hỏi là phải học cách hỏi như thế nào. Nhưng hỏi cũng phải hỏi đúng người, nhất định phải học được sự chuyên tinh của người khác. Cho nên mới nói: “Vấn đạo hữu tiên hậu, thuật nghiệp hữu chuyên công”. Các vị có thể hỏi tôi cách nấu ăn không? Như vậy là hỏi sai người rồi. Nhưng có thể hỏi tôi cách nấu mỳ. Tại sao ư? Bởi khi tôi đến Hải Khẩu có mỗi một thân một mình, đó được gọi là “người đàn ông độc thân”, chỉ sống một mình cho nên quét nhà, giặt quần áo, lau nhà, nấu cơm, việc gì cũng tự mình làm. Cũng từ trong quá trình tự làm đó thì đột nhiên “trong lao động mới biết được cảm ơn”. Rồi tôi nghĩ đến me. Mẹ thật là vĩ đại! Trong khi nấu cơm, bởi vì hàng ngày đều rất bận rộn cho nên phải cần đến hiệu quả, bởi vậy tôi chỉ biết có mỗi việc nấu mỳ. Mỗi lần tôi lại nấu một nồi nước, sau đó thái rau. Chỉ cần hai mươi, đến ba mươi phút là tôi có thể bưng lên một tô mỳ, bên trên cho thêm một chút tương vừng. Như vậy là tôi đã mãn nguyện lắm rồi. Đó được gọi là: “Người biết đủ thì luôn luôn hạnh phúc“. Cho nên trong thời gian đó, tôi đã học được cách nấu mỳ. Nhưng sau này bởi vì có thêm rất nhiều vị bạn hữu cùng nhau công tác thì tôi không còn nấu mỳ nữa, mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau.

Cho nên khi chúng ta hỏi thì phải hỏi đúng người. Có rất nhiều vị bạn hữu khi hỏi người khác thì lại luôn luôn hỏi những người có cách nghĩ giống với họ. Có khuynh hướng như vậy không? Biết rõ rằng mình không yên tâm, nhưng sau đó lại đi hỏi những người rất câu nệ, rồi sau đó lại cảm thấy rằng: “Các vị xem, chắc là tôi nghĩ không sai”. Cho nên mới nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Chúng ta luôn luôn sợ phải đi hỏi người nói đúng trọng tâm nhưng ngược với ý muốn của mình, nhưng những lời nói ngược ý muốn đó lại chân thật là có ích cho mình. Cho nên “Tâm hữu nghĩ, tùy trát ký, tựu nhân vấn, cầu xác nghĩa(Tâm có nghi, thì chép lại. Học hỏi người, mong chính xác), chỉ cần các vị có tâm học tập như vậy thì những người có đức hạnh, những người có học vấn nhất định họ sẽ không tiếc mà chỉ dạy các vị. Sự nghi hoặc của các vị sẽ càng ngày càng ít đi, giống như mây đen tan biến đi thì tâm trí sẽ sáng sủa, trí huệ sẽ sáng ngời. Cho nên mới “tựu nhân vấn, cần xác nghĩa(học hỏi người, mong chính xác).

  1. PHÒNG THẤT THANH, TƯỜNG BÍCH TỊNH. CƠ ÁN KHIẾT, BÚT NGHIỄN CHÁNH. MẶC MA BIẾN, TÂM BẤT ĐOAN. TỰ BẤT KÍNH, TÂM TIÊN BỊNH. LIỆT ĐIỂN TỊCH, HỮU ĐỊNH XỨ. ĐỌC KHÁN TẤT, HOÀN NGUYÊN XỨ. TUY HỮU CẤP, QUYỂN THÚC TỀ. HỮU KHUYẾT HOẠI, TỰU BỔ CHI. PHI THÁNH THƯ, BÍNH VẬT THỊ. TẾ THÔNG MINH, HOẠI TÂM CHÍ. VẬT TỰ BẠO, VẬT TỰ KHÍ. THÁNH DỮ HIỀN, KHẢ TUẦN TRÍ.

Gian phòng sạch, vách tường sạch

Bàn học sạch, bút nghiên ngay.

Mực mài nghiêng, tâm bất chánh

Chữ viết ẩu, tâm không ngay.

Xếp sách vở, chỗ cố định

Đọc xem xong, trả chỗ cũ.

Tuy có gấp, xếp ngay ngắn

Có sai hư, liền tu bổ.

Không sách Thánh, bỏ không xem

Che thông minh, hư tâm trí.

Chớ tự chê, đừng tự bỏ

Thánh và Hiền, dần làm được.

************

34.1. Phòng thất thanh, tường bich tịnh (Gian phòng sạch, vách tường sạch)

Đoạn Kinh văn này nói điều quan trọng nhất là bản thân phải có môi trường học thật tốt. Nơi các vị học tập không được bừa bộn, lung tung. Nếu bừa bộn, lung tung thì khi các vị ngồi xuống học, tinh thần sẽ không được ổn định. Cho nên phải “phòng thất thanh, tường bích tịnh(gian phòng sạch, vách tường sạch) thì khi bước vào, các vị sẽ cảm thấy rất thanh tịnh và thoải mái.

34.2. Kỉ án khiết, bút nghiên chính (Bàn học sạch, bút nghiên ngay)

Câu này ý nói bàn ghế phải sạch sẽ, bút nghiên phải nghiêm chỉnh. Thật vậy, tâm con người thường bị hoàn cảnh môi trường bên ngoài làm cho ảnh hưởng. Cho nên môi trường thanh tịnh thì trong lòng cũng sẽ thanh tịnh. “Kỉ án khiết, bút nghiên chính(Bàn học sạch, bút nghiên ngay), tất cả mọi đồ vật đều để ngăn nắp, đúng vị trí, khi các vị cần đến thì tâm mới không bị hỗn loạn, hoặc là phải tìm nửa ngày mới thấy.

************

34.3. Mặc ma thiên, tâm bất đoan (Mực mài nghiêng, tâm bất chánh)

Thật ra bất kỳ cử chỉ gì của chúng ta cũng đều ảnh hưởng đến tâm cảnh nội tại. Ví dụ như “lập đoan chính(đứng ngay thẳng), con người ở trong trạng thái như vậy liệu có suy nghĩ lung tung, bậy bạ không? Ít hơn. Nếu như họ đứng một bên, đứng như thế này, thì các vị sẽ cảm thấy tâm của họ dao động, không biết là đang nghĩ đến việc xấu gì. Khi các vị mài mực mà mài như thế này, hoặc mài mực mà quay sang một bên để mài thì tâm cảnh sẽ không giống nhau. Cho nên chúng ta làm điều gì cũng phải đoan chính, không thể nghiêng sang một bên, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tâm cảnh của một người. Khi các vị đứng và ngồi mà đứng không ra đứng, ngồi không ra dáng ngồi thì tâm của các vị sẽ càng ngày càng phân tán, càng ngày càng ngạo mạn. Cho nên đầu tiên chúng ta phải yêu cầu bản thân mình ngồi cho ngay thẳng, sau đó khi mài mực thì cũng phải ngồi ngay ngắn. Bởi vậy mới nói “mặc ma thiên, tâm bất đoan(mực mài nghiêng, tâm bất chánh).

************

34.4. Tự bất kính, tâm tiên bệnh (Chữ viết ẩu, tâm không ngay)

Khi viết chữ, chúng ta cũng phải cung kính để viết. Nếu không mỗi lần chúng ta viết chữ thì tâm cũng sẽ rất tán loạn, mà học vấn chính là ở cảnh giới của cái tâm này. Nếu như mỗi lần viết chữ đều rất hỗn loạn thì học vấn có thể sẽ từng chút, từng chút một bị giảm bớt. Cho nên “tự bất kính, tâm tiên bệnh(chữ viết ẩu, tâm không ngay). Hiện nay có rất nhiều đứa trẻ viết chữ, những quyển vở đều để nghiêng sang một bên. Thật kỳ lạ là chúng vẹo sang một bên mà vẫn có thể viết được. Trường hợp này không phải là ít. Cho nên sau này khi chúng viết chữ thì sách vở nhất định sẽ nghiêng sang một bên. Đến lúc đó thì mắt lâu dần sẽ bị lác sang một bên. Bởi vậy chúng ta phải kịp thời chỉ bảo, khi viết chữ thì sách vở phải để ngay ngắn, bút phải thẳng.

************

34.5. Liệt điển tịch, hữu định xứ. Đọc khán tất, hoàn nguyên xứ (Xếp sách vở, chỗ cố định. Đọc xem xong, trả chỗ cũ)

Đây cũng là đem những đồ vật đã bị xê dịch cất về chỗ cũ, quyển sách này để ở đâu thì mang về chỗ đó cất, xem xong phải mang cất ở chỗ cũ, lần sau muốn xem lại thì sẽ tìm thấy một cách nhanh chóng. Chúng tôi từng đi tham quan thư phòng của thầy giáo Lý Bỉnh Nam. Sách vở trong thư phòng của ông rất nhiều, mỗi một quyển đều được sắp xếp rất ngay ngắn.

************

34.6. Tuy hữu cấp, quyển thúc tề. Hữu khuyết hoại, tựu bổ chi (Tuy có gấp, xếp ngay ngắn. Có sai hư, liền tu bổ)

Cho nên sau khi cất vật dụng đi, lúc nào các vị muốn lấy cũng rất thuận tiện. Đối với sách vở cũng phải quý trọng, “hữu khuyết hoại(có sai hư), sách vở bị khiếm khuyết, rách hỏng thì chúng ta phải nhanh chóng sửa chữa. Bởi vì sách thời cổ xưa không dễ mà có được cho nên họ càng thêm quý trọng, khi bị rách hỏng là lập tức sửa chữa ngay. Kỹ thuật in ấn thời nay rất phát triển, nhưng cũng không thể bởi rất phát triển mà chúng ta không tôn trọng sách vở, không yêu quý sách vở. Như vậy là không đúng. Chúng ta có thể làm hộp đựng sách để cho sách không bị bụi bẩn, hoặc làm tủ sách để cho tuổi thọ của sách được lâu hơn. Như vậy cũng là quý trọng bảo vệ sách vở.

34.7. Phi Thánh thư, bình vật thị, tế thông minh, hoại tâm chí (Không sách Thánh, bỏ không xem. Che thông minh, hư tâm trí)

Không phải là sách hay của Thánh Hiền thì chúng ta nhất định không đọc. Bởi chúng ta cũng có nhắc tới rằng: “Thà cả năm không đọc sách chứ không thể cận kề kẻ tiểu nhân dù chỉ một ngày”. Kẻ tiểu nhân ở đây không chỉ là con người mà còn là sách vở. Tại sao thà cả năm không đọc sách cũng không thể gần kẻ tiểu nhân một ngày? Đó giống như là nước thanh khiết có thể không đến một giây bị nhỏ một giọt mực. Nhưng các vị phải dùng bao nhiêu thời gian để lọc sạch giọt mực này? Thời gian có thể gấp mười lần, mà cũng có thể gấp trăm lần. Bởi vậy phải đề phòng chúng ta bị ô nhiễm, cũng phải đề phòng con cái bị ô nhiễm. Cho nên chúng ta cũng phải có sự phán đoán là sách gì thì tuyệt đối không nên xem. Để đảm bảo nhất, thì nhất định chúng ta chỉ nên xem những Kinh sách đã được ấn chứng chân lý mấy nghìn năm. Vậy khi con cái xem ti vi, các vị cũng phải canh chừng giúp chúng, không để cho chúng xem những tiết mục ô nhiễm, những tiết mục cướp của, giết người. Điều này chúng ta phải làm cho tốt.

************

34.8. Vật tự bạo, vật tự khí. Thánh dữ Hiền, khả thuần trí (Chớ tự chê, đừng tự bỏ. Thánh và Hiền, dần làm được)

Câu cuối cùng này rất quan trọng. Các vị đọc đến câu cuối cùng đều phải ngẩng cao đầu, ngực ưỡn ra: “Vật tự bạo, vật tự khí, Thánh dữ Hiền, khả thuần trí” (chớ tự chê, đừng tự bỏ. Thánh và Hiền, dần làm được)

Chúng ta cũng phải tự kỳ vọng, luôn luôn tự mình cổ vũ, phải có niềm tin bởi “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Chỉ cần thông qua sự tinh tấn, không lơ là thì chúng ta nhất định có thể bước vào cảnh giới của Thánh Hiền. Như vậy đương nhiên là căn bản ở niềm tin. Cho nên chúng ta phải có niềm tin vào chính mình. Tiếp nữa là cũng phải có niềm tin đối với Thánh Hiền. Tiếp đến là đối với thầy cô giáo cũng phải có niềm tin. Các vị phải có niềm tin đối với con cái của các vị, phải có niềm tin đối với bạn bè của các vị, bởi vì mỗi một người đều có cái tâm bản thiện. Còn nữa là phải có niềm tin đối với trang mạng “Văn hóa công ích hóa Đại Phương Quảng” của chúng tôi. Bởi khi chúng tôi mới bắt đầu thực hiện thì có một số đồng bào rất lo sợ rằng chúng tôi có thể thực hiện được hai ngày rồi thôi. Chúng tôi cũng động viên họ: “Chúng tôi thực hiện thì sẽ thực hiện đến cùng”, cho nên chúng ta cùng nhau đi trên một con thuyền.

Năm nay chúng tôi đã thành lập được trường học trực tuyến. Cho nên sẽ có rất nhiều “câu chuyện giáo dục đạo đức”, còn có cả những giáo trình giống như là “Ngũ Chủng Di Quy”, và còn có “Tứ Thư”. Những giáo trình này chúng tôi sẽ sắp xếp trên Học viện trực tuyến. Đến lúc đó mọi người đều có thể cùng học tập, nhất định phải đi sâu vào những giáo huấn của Thánh Hiền. Cho nên mọi người phải có đủ niềm tin, bởi vậy mới nói: “Đức bất cô, tất hữu lân”, “tứ hải chi nội giai huynh đệ dã”. Cuối cùng còn có một câu: “Biết gánh chịu trách nhiệm là bắt đầu của sự trưởng thành”. Cho nên phải học và cũng phải dạy.

Quý vị thân mến! Chúng ta có thể từ việc tu thân của chúng ta mà làm nên, tiến một bước là phải bỏ công sức ra cho gia đình chúng ta, cho hàng xóm lân cận của chúng ta. Chúng ta có thể một tuần dạy con cái một lần. Có khó không? Không khó, đã có rất nhiều sách tham khảo để sử dụng.

Làm việc gì cũng chỉ cần thuận theo tình thế để làm thì sẽ không quá phức tạp. Ví dụ có 3 người đến nghe giảng thì dạy 3 người, có 5 người đến thì dạy năm người. Có một số phụ huynh rất tốt, họ rất sẵn lòng học tập cùng với con cái. Chúng ta có thể thông qua cơ hội này để trao đổi một số vấn đề giáo dục trong gia đình. Trao đổi như vậy thì cảm thấy mọi người cùng học tập là rất tốt, cùng nhau quan sát học hỏi lẫn nhau, có thể tham quan học tập lẫn nhau. Chúng ta có thể tổ chức những vị phụ huynh này lại, cố định hàng tuần cùng nhau nghiên cứu một bài học, học tập lâu dần thì họ sẽ tiến bộ và các vị cũng tiến bộ. Cho nên có rất nhiều việc đều có thể làm. Khi điều kiện đã chín muồi thì sự việc tự nhiên sẽ thành công, chúng ta không nên nóng vội, gấp rút quá.

Khi chúng ta học tập những học vấn của Thánh Hiền thì cũng phải hiểu được rằng tại sao chúng ta phải học tập Thánh Hiền. “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện, cho nên nhân sinh thì cần phải tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. “Minh minh đức” là nói để cho bản tính lương thiện sẵn có của bản thân mình được hiển hiện ra ngoài. Khi một con người “minh minh đức”, có được trí tuệ thì tự nhiên có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, cho nên có thể thân với nhân dân. Chữ “thân” ở đây là chỉ sự thương yêu, bảo vệ. Ngoài ra còn có một ý nữa là “tân”, “tân dân“, đó là để cho những bạn bè, người thân xung quanh chúng ta có thể “cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Cái gì gọi là “Nhật nhật tân, hựu nhật tân”? Là tư tưởng, quan niệm, đức hạnh. Khi chúng ta không ngừng nâng cao bản thân, giúp đỡ người khác tới cực điểm, tận tụy đến chết mới thôi thì có thể “chỉ ư chí thiện”.

Cuối cùng là lời giáo huấn của Mạnh Tử, chúng ta cùng nhau xem. Mạnh Tử có nói: “Quân tử sở dĩ dị ư nhân giả, dĩ kỳ tồn tâm dã”, chỗ khác của người quân tử với người bình thường là cái chủ tâm của họ, bởi vì “quân tử dĩ nhân tồn tâm, dĩ lễ tồn tâm; nhân giả ái nhân, hữu lễ giả kính nhân; ái nhân giả, nhân hằng ái chi; kính nhân giả, nhân hằng kính chi”. Cho nên chúng ta luôn luôn lấy nhân, lấy nghĩa, lấy lời giáo huấn của Thánh Hiền làm chủ tâm, tuyệt đối phải không ngừng nâng cao đức hạnh. Hơn nữa, học tập Thánh Hiền thì sẽ không đau khổ, bởi vì nhất định sẽ được nhiều người thương yêu, bảo vệ các vị, và càng có nhiều người kính trọng các vị. Khi chúng ta có thể không ngừng dùng chủ tâm này để đối xử với những người xung quanh, thì tin rằng gia đình chúng ta, môi trường làm việc của chúng ta, thậm chí là xã hội của chúng ta sẽ càng ngày càng hòa thuận, càng ngày càng đoàn kết.

HẾT TẬP 40